Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời

Chia Se

Chia Se

Mùa Phật đản về, nhớ Lời dạy của Đức Phật

Mùa Phật đản về, nhớ Lời dạy của Đức Phật

Đăng lúc: 23:25 - 26/05/2015

Mùa Phật đản ( PL.2559 - DL.2015), mùa kỉ niệm đức Phật ra đời, là con cháu của Phật, chúng ta dành thời gian nhớ lại những lời dạy của Ngài.

Sự hồn nhiên của trẻ

Sự hồn nhiên của trẻ

Đăng lúc: 21:27 - 22/05/2015

Bé đẹp lắm, như một thiên thần. Hai mắt trong veo, tóc ba chỏm, nước da trắng tinh khôi, nhìn bé đã yêu, muốn bồng bế, nâng niu, thơm vào má…. Vậy mà đôi mắt bé cứ u buồn khó tả, toát ra một thứ ngôn ngữ khó giải mã, không dễ đọc, cứ thấy xao lòng. Ở cái tuổi mới bập bẹ, chập chững sao lại có một cái gì đấy len vào tâm hồn trắng tinh khiết?

7 thực phẩm tốt trở thành tai hại nếu ăn vào buổi sáng

7 thực phẩm tốt trở thành tai hại nếu ăn vào buổi sáng

Đăng lúc: 21:20 - 22/05/2015

Bạn không nên sử dụng những thực phẩm này làm bữa sáng để đảm bảo sức khỏe cho cả ngày làm việc.

Tác hại khôn lường ít ai biết của trai, hến

Tác hại khôn lường ít ai biết của trai, hến

Đăng lúc: 21:09 - 22/05/2015

Những món ăn được chế biến bằng trai, hến mang lại rất nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích, nhất là vào mùa hè. Tuy nhiên, món ăn này tiềm ẩn nhiều mối nguy hại.

Ngày sinh tiết lộ điều gì về bạn?

Ngày sinh tiết lộ điều gì về bạn?

Đăng lúc: 21:02 - 22/05/2015

Ngày sinh sẽ tiết lộ phần nào tính cách và tình yêu của bạn. Vậy bạn sinh ngày nào? Hãy cùng khám phá xem ngày sinh nói gì về bạn nhé!

Thời gian tái sanh

Thời gian tái sanh

Đăng lúc: 18:44 - 21/05/2015

Vua Mi-lan-đà hỏi đại đức Na-tiên: - Thưa đại đức, ví dụ có hai người ở đây cùng chết.


Một người được sanh lên cõi trời Phạm Thiên, một người đầu thai vào xứ Kasmir kế cận đây, thế thì ai sẽ đến trước?
- Cùng đến một lúc, tâu đại vương.

Trí tuệ là sự nghiệp

Trí tuệ là sự nghiệp

Đăng lúc: 18:42 - 21/05/2015

“Duy tuệ thị nghiệp” nghĩa theo tiếng Việt là chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp chân thật của người tu. Trí tuệ không phải là trí thông minh thường tình ở thế gian, mà là trí sáng thấy đúng sự thật.
Điều trọng yếu của việc tu học Phật pháp là phải thấy được sự thật, mà không nằm ở chỗ đi chùa vì đông vui hay để trút bầu tâm sự. Khi đến chùa tu học, mọi người cần lắng lặng thân tâm, dồn hết sức lực vào việc nghe pháp và tu tập để có được một ngày an lạc, bởi vì đó là bước căn bản cần phải có của một người tu theo Phật. Muốn học đạo lý thâm sâu, thì trước cần phải học nói năng, im lặng, đi đứng đúng như chánh pháp. Giữ được thân, miệng yên lặng, thì tâm dần dần được an định và có thể chiếu soi nhìn thấy rõ sự thật.
Đức Phật đã dạy sự tu học cần phải theo thứ lớp điều căn bản nhất là phải nắm vững đạo lý nhân quả và đó chính là trí tuệ. Tuy thấy nhân quả đơn giản dễ nói, nhưng để thấu hiểu tường tận và ứng dụng vào trong cuộc sống đạt được hiệu quả an lạc diệu kỳ, mọi việc làm đều thành công trọn vẹn thì cần phải luyện tập hằng ngày và trong từng công việc, ý nghĩ, hành động. Người nông dân làm ruộng

CÂU CHUYỆN TÌNH CHA CON KHIẾN DÂN MẠNG RƠI NƯỚC MẮT

CÂU CHUYỆN TÌNH CHA CON KHIẾN DÂN MẠNG RƠI NƯỚC MẮT

Đăng lúc: 20:56 - 18/05/2015

Bộ ảnh mang tên "Đừng yêu thương khi quá muộn" của tác giả Bùi Vĩnh Thế là câu chuyện xúc động

Em nên đi tu hay lấy chồng?

Em nên đi tu hay lấy chồng?

Đăng lúc: 20:15 - 18/05/2015

Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.

Lâm Thanh Hà - Đi tu 3 ngày, dùng 1 đời không hết

Lâm Thanh Hà - Đi tu 3 ngày, dùng 1 đời không hết

Đăng lúc: 19:51 - 15/05/2015

Tháng 10 năm 2000, “ngọc nữ” một thời của điện ảnh Đài Loan và sau đó là điện ảnh Hồng Kông - Lâm Thanh Hà đã quy y với Hòa thượng Thánh Nghiêm, vị cao tăng Đài Loan, người sáng lập nên Pháp Cổ Sơn danh tiếng.

Tiền bạc và giàu sang

Tiền bạc và giàu sang

Đăng lúc: 20:42 - 14/05/2015

“Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thờitầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)

SenHuemuaha

Giác ngộ

Đăng lúc: 20:37 - 14/05/2015

Cô già đi và trở thành một bà già khiêm tốn. Bà học hạnh từ bi. Bà được mọi người sùng kính và thương yêu, tuy nhiên bà vẫn chưa đạt được giác ngộ.

Những câu chuyện bí ẩn có thật không lời đáp

Những câu chuyện bí ẩn có thật không lời đáp

Đăng lúc: 20:14 - 14/05/2015

Được ghép tim nhưng sau đó lại tử vong với cùng lý do của người hiến tặng, bị các thực thể ma quái bám đuổi hay bị ám tới nỗi tự treo cổ khi đang mộng du… Thế giới luôn chứa đầy những sự bí ẩn con người chưa thể giải đáp.

Khi không ăn chay trì chú, niệm Phật được không?

Khi không ăn chay trì chú, niệm Phật được không?

Đăng lúc: 18:24 - 14/05/2015

Tôi nghe một người thân nói không nên trì chú hay niệm Phật sau khi ăn thịt cá, điều ấy đúng không?
HỎI: Tôi ở nước ngoài, hiện đang đi học nên cũng chưa thuận duyên để ăn chay trường. Tôi có thói quen đọc chú Đại bi mọi lúc, mọi nơi, ngay cả đi xe bus cũng đọc. Hôm qua tôi nghe một người thân nói không nên trì chú hay niệm Phật sau khi ăn thịt cá. Vậy điều ấy đúng không? Tôi nhớ hồi còn bé đi chùa có nghe nói về một câu thần chú “tịnh khẩu nghiệp”, đọc ba lần sau khi ăn thịt cá thì có thể trì chú hay niệm Phật bình thường. Có thể cho tôi câu thần chú ấy được không?

(QUẢNG DƯƠNG, hakangyulnt@gmail.com)

ĐÁP:
Bạn Quảng Dương thân mến!
Người Phật tử được khuyến nghị mỗi tháng nên ăn chay ít nhất hai ngày, trung bình là bốn ngày, nếu nhiều hơn thì càng tốt. Trong hai hoặc bốn ngày ăn chay (14, 15 và 30, mùng 1 âm lịch) thì cần đến chùa dự các khóa lễ sám hối tội chướng, cầu nguyện an lành.
Tuy nhiên, không phải đợi đến ngày ăn chay và đi chùa mới tu, ngoài những ngày kể trên, người Phật tử cần miên mật tu niệm mọi lúc, mọi nơi. Do đó, vào những ngày không ăn chay, bạn vẫn trì chú, tụng kinh, niệm Phật bình thường, không có gì phải kiêng kỵ hay trở ngại cả. Ai đó nói rằng “không nên trì chú hay niệm Phật sau khi ăn thịt cá” là không đúng với quan điểm tu học của đạo Phật.
Vì lẽ đó bạn cũng không cần tìm đọc câu thần chú giúp “tịnh khẩu nghiệp” mà vẫn tu tập trì chú, niệm Phật mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN

Tương quan phước và tội

Tương quan phước và tội

Đăng lúc: 17:55 - 14/05/2015

Vua Mi-lan-đà hỏi đại đức Na-tiên:


- Trong hàng ngũ sa môn của Đại đức, có người thuyết rằng, có kẻ trọn đời làm ác nhưng đến khi lâm tử, họ tưởng nghĩ đến Phật, ân đức hoặc tướng hảo quang minh sáng chói của ngài thì có thể sanh lên cõi trời. Điều ấy thật khó tin! Lại nữa, các vị ấy còn thuyết rằng, người nào đã lỡ tạo nghiệp sát sanh, không cần phải nhiều lần, dù chỉ một lần, người ấy phải bị đọa địa ngục chẳng sai. Điều ấy lại càng không thể tin được!

- Tâu Đại vương! Đại vương nghĩ thế nào, nếu có người ném một viên đá nhỏ độ bằng hột bắp hay hột tiêu xuống mặt nước, viên đá ấy sẽ nổi hay chìm?

- Chắc chắn phải chìm.

- Nếu có một người chất vài trăm viên đá lớn vào một chiếc ghe rất to, có sức chở rất lớn thì vài trăm viên đá ấy có chìm không, Đại vương?

- Thưa không.

- Cũng vậy là tội và phước cùng sự tương quan giữa phước và tội, tâu Đại vương! Một viên đá dù bé như hạt tiêu nó vẫn bị chìm xuống nước. Tương tự vậy, có người làm việc ác, dù chỉ một lần, như giết sanh mạng loài hữu tình; thì ác nghiệp ấy có sức nặng đưa chúng sanh đầu thai vào các cảnh giới đau khổ như địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, a-tu-la. Vài trăm viên đá lớn mà không chìm là nhờ có ghe lớn chở. Cũng giống thế, một người làm việc ác trọn đời nhưng nhờ tưởng nghĩ đến ân đức của Phật, tâm người ấy trú vững chắc và hoan hỉ ở trong ân đức ấy; nhờ vậy, chính nhờ thiện tâm nâng đỡ - như chiếc ghe lớn - người ấy được sanh thiên cũng là điều hiển nhiên thôi.

- Trẫm đã hiểu.

- Lại nữa, ác nghiệp nặng thường đưa chúng sanh đi xuống, thiện nghiệp nhẹ thường đưa chúng sanh đi lên. Tuy nhiên, nếu đã lỡ tạo ác nghiệp rồi thì phải siêng năng, tinh tấn làm việc lành; chính nhờ việc lành, nhờ thiện nghiệp, nó có khả năng nâng đỡ cho tất cả chúng sanh. Tuy nhiên, Đức Thế Tôn còn dạy rằng: "Ghe, thuyền hằng chuyên chở đồ đạc qua sông lớn, qua biển lớn; nhưng nếu ghe, thuyền ấy chở quá mức độ cho phép, ghe thuyền ấy sẽ bị chìm. Cũng vậy, thiện nghiệp nâng đỡ ác nghiệp, nhưng nếu ác nghiệp quá nặng, thiện nghiệp cũng sẽ bị chìm theo! Lại nữa, ghe thuyền ấy phải được vững chắc, kiên cố không bị rò rỉ; nếu bị rò rỉ, thấm nước thì phải tát cạn, phải bịt chặt các lỗ rò rỉ đi. Cũng vậy, đừng để ác nghiệp xen vào, nếu ác nghiệp đã rò rỉ vào tâm thì phải bịt chặt lại, tát cạn lần hồi ác nghiệp ấy đi. Nhờ vậy ghe, thuyền thiện pháp kia sẽ đến được bến bờ an vui nhất định."

- Trẫm không còn nghi ngờ gì điều ấy nữa.

(Trích trong Mi Tiên Vấn Đáp)

bizmac thumb 23434

Bao dung là tiền đề để hiểu nhau

Đăng lúc: 19:55 - 13/05/2015

Thông thường ai cũng cho rằng, giao tiếp là phải để đối phương chấp nhận mình mà quên việc mình phải thông cảm, tìm hiểu yêu cầu thực sự của người khác với mình. Ví dụ có người muốn tìm hiểu, giao tiếp với người khác nói: “Tôi đã đặt mình vào vị trí bạn để nghĩ cho bạn vì thế nhất định bạn phải chấp nhận yêu cầu của tôi”, rồi người đó hỏi “bạn có thấy khó chấp nhận không?” Nếu đối phương cảm thấy khó chấp nhận, người đó hỏi tiếp “đơn giản thôi, chỉ cần bạn nghe theo lời đề nghị của tôi, tất cả khó khăn đều sẽ giải quyết suôn sẻ”.Có thể xem đây là mẫu giao tiếp đến từ một phía, hoàn toàn không phải là hiểu nhau. Giao tiếp thực sự đòi hỏi bạn phải tìm hiểu đối phương có khó khản gì, cần giúp đỡ không, sau đó bạn cố gắng giúp trong khả năng có thể, không nên chỉ biết một mực yêu cầu người khác chấp nhận cách làm của mình.Trong thời gian du học ở Nhật, tôi phát hiện ra rằng đến bất cứ một cửa hiệu nào, nhân viên phục vụ đều hỏi câu “Xin hỏi, quý khách có cần giúp đỡ gì không ạ?”. Trong giao tiếp, chúng ta nên lấy việc hiểu biết nhau làm chuẩn mực. Khi giúp đỡ người khác, không nên làm theo cách mình định sẵn trước rồi áp đặt, bắt buộc đối phương phải nghe theo. Ví dụ, khi ta mở tiệc mời khách thường không hỏi đến khẩu vị khách mời mà cứ có khách ngồi vào bàn là liên tục gắp thức ăn cho họ khiến khách ăn không được, bỏ không xong, rất lúng túng khó chịu ở các nước phương Tây không như thế. Có lần có khách đến nhà tôi chơi, tôi gắp thức ăn cho họ, họ vô cùng vui mừng nói: “Thầy biết tôi thích ăn món này hả?”. Từ đó, trước khi gắp thức ăn cho ai, tôi đều hỏi khẩu vị người đó trước.Từ đó, chúng ta có thể đúc kết thành nguyên tắc trong giao tiếp: “Trước hết hãy để đối phương nêu cách nghĩ và nhu cầu của họ, sau đó cho họ biết mình có thể giúp được gì cho những nhu cầu của họ không, như thế mới là một giao tiếp thành công”.Giao tiếp là quá trình giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau từ cả hai phía, nếu chỉ đến từ một phía nhất định đấy không phải là giao tiếp thành công đích thực. Trong Phật pháp có nêu biện pháp tiếp cận mọi người gọi là “tứ nhiếp pháp”1 gồm: Đồng sự, bố thí, lợi hành và ái ngữ. Đây là bốn phương pháp rất quan trọng trong việc tiếp cận cảm hóa mọi người.Một người xuất gia muốn gần gũi, cảm hóa chúng sinh tuyệt đối không được ép người khác phải học và làm theo Phật pháp mà trước tiên hãy để họ thực sự hiểu và chấp nhận trước. Muốn hóa độ chúng sinh, điều trước tiên bạn phải chấp nhận chúng sinh.Theo Phật giáo, đệ tử Phật hoặc những người thực hành hạnh Bồ-tát không thể lìa xa chúng sinh để tu tập được. Vì lời nguyện đầu tiên của một người thực hành hạnh Bồ-tát là “chúng sinh vô biên thệ nguyện độ” (chúng sinh vô lượng thề cứu hết). Lìa xa chúng sinh để cầu độ sinh là điều không tưởng; nhất định bạn phải phụng sự chúng sinh, mở rộng lòng mình để chấp nhận tất cả lỗi lầm của chúng sinh, giúp họ giải quyết vấn đề trước, sau đó mới mong họ mở rộng lòng mình chấp nhận tu học theo Phật pháp.Thật là sai lầm khi nói với mọi người “Phật pháp nhiệm mầu, mọi người phải tin theo, phải làm theo”, làm thế nghĩa là bạn đang chứng tỏ quyền uy chứ không phải cảm hóa người khác. Nên lấy Phật pháp để cảm hóa, để gõ cửa lương tâm, thức tỉnh tình thương trong con người chứ không nên dùng Phật pháp như công cụ dạy dỗ người khác.Bồ-tát luôn là người đến với chúng sinh bằng thân phận bình thường, hòa mình vào cuộc sống bình thường, thậm chí còn hạ mình thấp để chúng sinh được cao hơn cả chính mình, cho họ một cảm giác được tôn trọng mới mong họ có thiện cảm với Phật pháp. Cũng thế, khi giao tiếp với người khác, bạn cần hạ thấp mình trước đối phương, hãy dành cho đối phương sự tôn trọng, trước hết bạn phải chấp nhận và dung nạp đối phương sau đó đối phương mới chấp nhận và giao tiếp với bạn.

bizmac thumb 6527

Tu để được gì?

Đăng lúc: 18:52 - 13/05/2015

Hỏi: Vì sao nói tu học Phật pháp, thì gia đình được êm ấm, hòa thuận?

Chuyển hóa ngã mạn

Chuyển hóa ngã mạn

Đăng lúc: 18:43 - 13/05/2015

Nhờ quán chiếu và tìm hiểu sâu sắc về Đức Phật và giáo pháp của Ngài khiến cho sự hiểu biết của bạn tăng trưởng đồng thời niềm tịnh tín cũng được sâu sắc thêm.

grab1431226732Buddhist monk Genshin Fuj 007 374195153

Những điều tôi học được khi gặp nhà sư đã chạy marathon suốt 1000 ngày

Đăng lúc: 19:21 - 10/05/2015

Trong hành trình tìm kiếm sự giác ngộ, các nhà sư ở núi Hiei đã đặt họ vào thử thách khắt khe phải chịu đựng: 1000 ngày chạy đường dài. Họ có kinh nghiệm để chia sẻ với chúng ta không?

nepsongdaoVii

Sống là để làm tròn trách nhiệm của một con người

Đăng lúc: 11:08 - 10/05/2015

Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, phần đông không hiểu rõ ý nghĩa của chữ "tu", không hiểu rõ tu để làm gì, cho nên ứng dụng một cách sai lệch, mù mờ thật đáng thương và tội nghiệp làm sao đâu!

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 13
  • Hôm nay 2,946
  • Tháng hiện tại 39,401
  • Tổng lượt truy cập 23,445,650