Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Lễ Hằng Thuận tại chùa Đức Hậu Nghi Đức TP Vinh

Lễ Hằng Thuận tại chùa Đức Hậu Nghi Đức TP Vinh

Đăng lúc: 04:56 - 27/09/2019

Tối ngày 26/09/2019, Chùa Đức Hậu long trọng tổ chức Lễ Hằng Thuận kết duyên cho hai đôi bạn trẻ: Chú rể Thanh Tùng ( PD Tuệ Quân ) - Cô dâu Hà Phương ( PD Tâm Thu ).

IMG 2916

Lễ Hằng Thuận Kết Duyên của Đình Lợi và Huyền Trang

Đăng lúc: 09:57 - 06/11/2018

Trước sự cầu nguyện gia hộ của Đại đức Thích Định Tuệ - Trụ trì chùa Đức Hậu và đông đảo quý Phật tử, đôi bạn trẻ đã kết duyên vợ chồng. Trong niềm hoan hỷ của buổi lễ, Đại đức đã khuyến tấn tân lang, tân nương phải sống trọn vẹn bổn phận làm vợ và làm chồng, làm dâu hiền, rể thảo cùng xây dựng hạnh phúc gia đình theo lời Đức Phật dạy

cong dung chua benh than ky kho tin cua cay hoa sen Hinh 6

THƯ KÊU GỌI CÔNG ĐỨC XÂY DỰNG CHÙA ĐỨC HẬU

Đăng lúc: 22:05 - 08/05/2018

Hoa sen vốn là biểu tượng sống động của dân tộc Việt và được chọn làm quốc hoa, Hoa sen còn là biểu tượng giác ngộ trong nhà Phật. Từ những hình ảnh, ý nghĩa cao đẹp và gần gũi ấy, chúng con phát khởi ý nguyện xây dựng một ngôi Tam Bảo với mô hình Hoa Sen trên mảnh đất Xứ Nghệ này, vừa làm nơi quy hướng tu tập tâm linh cho bà con Phật tử, vừa góp phần tô điểm cho nền văn hóa kiến trúc của Việt Nam. Đó là chùa Đức Hậu, tọa lạc tại xã Nghi Đức, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An.

IMG 8678

Đại lễ Động thổ tâm linh chùa Đức Hậu và Công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì

Đăng lúc: 09:24 - 26/03/2018

Sáng ngày 25/3/2018 (nhằm ngày 09/02/Mậu Tuất), chùa Đức Hậu, xã Nghi Đức, Tp Vinh, Nghệ An đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Động thổ tâm linh xây dựng chùa Đức Hậu và Công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì.

IMG 6736

Lễ Khai Quang An Vị Tôn Tượng Phật Ngọc tại Chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 21:28 - 17/03/2018

Tối ngày 29/01/Mậu Tuất, chùa Đức Hậu tổ chức lễ khai quang an vị tôn tượng Phật ngọc được tạc từ khối đá ngọc thạch anh liên khối. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm thành kính trước sự chứng minh và cầu nguyện của: Đại đức Thích Định Tuệ

IMG 2422

Công bố quyết định phục hồi chùa Long Đồng

Đăng lúc: 00:39 - 10/02/2018

Sáng ngày 02 tháng 02 năm 2018, chùa Long Đồng (xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên) tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh về việc phục hồi chùa.

IMG 9804

Phật Pháp vấn đáp - ĐĐ.Thích Quảng Tánh tại chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 11:06 - 03/01/2018

Sáng hôm nay, 17/11 Đinh Dậu, Trong thời khóa tu " Xây dựng Tịnh độ hiện tiền" tập vào lễ Vía Phật A Di Đà của Đạo tràng Hương Sen đã có một buổi Phật Pháp vấn đáp với Đại Đức Thích Quảng Tánh – Chuyên viên tổ tư vấn báo Giáo Ngộ, Giáo Thọ Trường Phật học các tỉnh Miền Nam.

Nhân duyên khởi ra Chánh kiến

Nhân duyên khởi ra Chánh kiến

Đăng lúc: 21:54 - 17/09/2017

Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạo là nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn. Trong đó, Chánh kiến tức nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp là chi phần quan yếu, có vị trí đứng đầu (Chánh kiến, …, Chánh định). Nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp sẽ quyết định sự nghiệp tu hành luôn đúng với lời Phật dạy, không bị thiên lệch, thẳng đến giải thoát Niết-bàn.
buddhism-2387822_960_720.jpg
Bát Chánh đạo là nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn

Thời Thế Tôn còn tại thế, vẫn có một số ít Tỳ-kheo nhận thức sai Chánh pháp. May thay, các vị này được Thế Tôn nghiêm trách và chấn chỉnh kịp thời. Ngày nay, chúng ta tu học trong thời đại cách Phật lâu xa, Thánh tăng ngày càng ít, trong khi hầu hết là phàm và tạp tăng, cùng với sự nhận thức và diễn giải kinh pháp theo tư kiến chủ quan ngày càng gia tăng khiến cho người sơ học gần như lạc lối trong rừng giáo pháp, mỗi người nói một phách nên chẳng biết theo ai, khó phân định đúng sai, tà chánh. Hơn lúc nào hết, người tu Phật hiện nay cần bám sát những lời dạy của Thế Tôn được bảo tồn trong Kinh tạng để thiết lập và nêu cao Chánh kiến.

Chánh kiến tuy có nhiều tầng ý nghĩa, sâu cạn khác nhau nhưng căn bản vẫn là: Tin hiểu Nhân quả-Nghiệp báo; Tin sâu Bốn Thánh đế; Thấy rõ thực tính Duyên khởi-Vô thường-Vô ngã của vạn pháp; xác quyết Giới-Định-Tuệ là cốt tủy của mọi pháp hành nhân danh Đức Phật. Nên những nhận thức, quan điểm, phương pháp tu tập và hành đạo mà xa lìa những đặc điểm then chốt này sẽ lập tức rơi vào tà kiến, phi Chánh pháp. Vấn đề đặt ra là mỗi người nên thiết lập Chánh kiến cho mình bằng cách nào? Văn-Tư-Tu là con đường làm cho tâm thông trí sáng. Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ hay tức Giới, tức Định, tức Tuệ cũng khiến vô minh diệt, minh sanh. Từ thức tri, tiến lên thắng tri và thành tựu liễu tri. Trong pháp thoại dưới đây, Thế Tôn đề xuất hai pháp “nhận lời dạy dỗ và suy nghĩ về Chỉ, Quán trong lòng” chính là “hai nhân, hai duyên khởi ra Chánh kiến”.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có hai nhân, hai duyên khởi ra Chánh kiến. Thế nào là hai? Nhận lời dạy dỗ và suy nghĩ về Chỉ, Quán trong lòng. Như thế, Tỳ-kheo đối hai nhân, hai duyên khởi ra Chánh kiến. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 15.Hữu vô,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.198)

Theo Thế Tôn, muốn thành tựu Chánh kiến trước hết phải “nhận lời dạy dỗ” cho tứ chúng. Giảng dạy cho người đi sau, cho Phật tử và cho tất cả mọi người biết Chánh pháp. Thật là sai lầm khi không ít Tăng Ni chúng ta ngày nay có xu hướng phó thác việc giảng dạy này cho các vị giáo thọ, giảng sư. Mà đúng ra, mỗi vị Tăng Ni và Phật tử đều phải là giáo thọ, giảng sư. Chư Tăng Ni hiện nay tụng niệm nhiều nhưng ít khi thuyết pháp, giảng dạy trong các khóa lễ. Có thể chư vị biết mà không dạy nhưng cũng có thể không biết nhiều để dạy hay không nhận ra tầm quan trọng của việc giảng dạy giáo pháp. Nên Thế Tôn thật thâm thúy khi đưa ra nhân duyên “nhận lời dạy dỗ” này. Muốn dạy người thì trước hết tự thân mình phải học tập, nghiên tầm giáo pháp. Một khi đã có hiểu biết giáo pháp sâu sắc thì thiết lập được Chánh kiến. Nên giảng kinh, thuyết pháp, dạy người mà thực chất chính là xây dựng Chánh kiến cho mình.

Kế đến, muốn thành tựu Chánh kiến phải “suy nghĩ về Chỉ, Quán”. Tu tập thiền Định và thiền Tuệ, cách gọi khác của Chỉ Quán chính là cơ sở hình thành Chánh kiến. Nói rõ hơn là phải tu tập, thực hành giáo pháp thì Chánh kiến mới phát sinh. Tâm có định thì trí mới sáng, trí sáng tỏ rồi thì liền hết tà kiến, lầm mê. Như vậy, theo lời dạy của Thế Tôn, mỗi người con Phật dù là xuất gia hay tại gia cần phải đầy đủ pháp Học và pháp Hành thì mới có thể thành tựu Chánh kiến. Phật giáo chúng ta tự hào có Tam tạng Kinh-Luật-Luận đồ sộ, minh triết bậc nhất, nhưng thực tế thì không phải ai tự nhận theo Phật cũng có Chánh kiến. Vấn đề là, liệu chúng ta có “nhận lời dạy dỗ và suy nghĩ về Chỉ, Quán” hay không?
Quảng Tánh

Nuôi dưỡng lòng yêu nước

Nuôi dưỡng lòng yêu nước

Đăng lúc: 09:41 - 06/04/2017

Lòng yêu nước là một tình cảm tự nhiên và rất đỗi thiêng liêng của con người. Được tẩm ướp từ tình cảm gia đình, làng xã đến quốc gia xã hội, mỗi người lớn lên đều mang trong mình “tinh chất” của quê hương xứ sở. Tinh chất đó góp phần quy định nên tính cách của một con người, phân biệt với con người của một quốc gia khác. Đất nước, do đó, không đơn thuần chỉ là đất và nước, mà nó là hồn thiêng của dân tộc. Hồn thiêng được góp nên từ những mảnh tình gần gụi, từ những điệu hát ru, từ tiếng sáo diều, từ tấm áo nâu của mẹ, từ hình ảnh chân lấm tay bùn của bác nông phu…

gioto.jpg
Dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương trong lễ giỗ sáng nay, 6-4 tại đền Hùng (Phú Thọ) - Ảnh: Dân Trí
Trong Tình ca (1952), Phạm Duy đã cụ thể hóa tình yêu đất nước thành tiếng nói, thành những con người…, tha thiết một cách tài tình: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi / Mẹ hiền ru những câu xa vời / À à ơi ! Tiếng ru muôn đời / Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui / Khóc cười theo vận nước nổi trôi, nước ơi / Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi / Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi…”. Và: “Tôi yêu biết bao người / Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa / Những anh hùng của ngày xa xưa / Những anh hùng của một ngày mai…”. Cùng với dãy Trường Sơn, cùng với sông Cửu Long, sông Hương, sông Hồng, ông đã vẽ nên một dải đất nước nối liền. Với mỗi con người bình thường, quê hương đất nước gần gụi và giản dị thế ấy, nhưng nó là một phần của máu thịt, đi đâu cũng phải thương yêu, nhớ về.

Nỗi nhớ, hẳn nhiên gắn với nỗi tự hào. Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui ấy, khởi từ Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế Thần nông, kết hôn với Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương); Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân, sinh ra Sùng Lãm (Lạc Long Quân); Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm con; 50 người con theo mẹ lên núi, người con trưởng làm vua, xưng hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Các vua Hùng đã dựng nước như thế, tiếp nối qua 18 đời. Biết bao con người “mình đồng da sắt” đã vừa cấy cày, vừa giữ gìn “non sông gấm vóc”…

Dưới mái Đền Hùng, trên sườn Nghĩa Lĩnh, ngày 18-9-1954, Hồ Chủ tịch đã nói với các chiến sĩ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ấy chính là lời “hịch”, nhắc nhở về niềm tự hào dân tộc, về lòng yêu nước, giữ nước và cũng là một lời tri ân sâu sắc đối với các bậc tiền nhân.

Yêu nước không chỉ đơn thuần thể hiện tình cảm đối với giống nòi, tổ tiên; không phải chỉ giữ nước khỏi sự tham tàn của ngoại xâm, mà phải dựng xây đất nước ngày thêm hùng mạnh. Nó là hành động. Hành động đó phải được cụ thể hóa qua những việc làm thiết thực để một quốc gia hùng mạnh thật sự cả “chất” lẫn “lượng”.

Điều này đã được Đức Phật khái quát qua 7 yếu tố: một quốc gia mà người dân thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau; tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết và làm việc trong niệm đoàn kết; người cầm quyền không ban hành những luật lệ không nên ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân tộc; người dân biết tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão (tức những bậc đạo đức, trí tuệ) và nghe theo lời dạy của những vị này; không bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ phải sống với mình; tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp; bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán (các vị hiền thánh), khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc (theo kinh Đại Bát Niết-bàn, Trường Bộ kinh). Một quốc gia nào làm được như thế, quốc gia đó ắt sẽ hùng mạnh.

Cần phải nói rằng, Phật giáo đã có mặt ở nước ta từ thời Hùng Vương cùng với các vị Tăng và thương nhân Ấn Độ. Truyện “Nhất dạ trạch” trong Lĩnh Nam chích quái kể vào thời Hùng Vương đời thứ 3, vua Hùng có con gái là Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử là một chàng trai nghèo không một mảnh khố che thân. Tiên Dung và Chử Đồng Tử đã được một vị Tăng tên Ngưỡng Quang dạy cho phép Phật, cả hai đều ngộ đạo. Chử Đồng Tử, “người Phật tử đầu tiên” của ta ấy, đã góp phần đem đạo vào đời; dân ta hơn hai ngàn năm qua đã thấm nhuần lời Phật dạy. Lời dạy của Phật không chỉ hướng đến giải thoát giác ngộ, mà giúp con người sống hiền lương, yêu nước, giữ nước và xây dựng quốc gia hùng mạnh. Trong bốn ơn nặng mà bất kỳ người con Phật nào cũng phải tâm niệm, ơn quốc gia xã hội được đặt lên hàng đầu.

Theo Phật giáo, mỗi con người sống trong đời này đều gắn với hai thứ quả báo, đó là chánh báo và y báo. Chánh báo chính là nghiệp quả tạo nên con người họ, và y báo chính là hoàn cảnh chung quanh họ. Hoàn cảnh ấy đâu xa lạ, chính là quốc gia, xã hội. Chánh báo và y báo ràng buộc chặt chẽ với nhau. Chánh báo cũng là mình và y báo cũng là mình. Cho nên, quốc gia xã hội cũng chính là một phần của mình, và chúng ta chia sẻ y báo đó cùng với dân tộc mình, tất cả đều là một phần của nhau.

Giáo lý này đã dạy cho chúng ta biết yêu giống, thương nòi, dạy cho chúng ta biết yêu và bảo vệ giang san, tổ quốc. Tổ quốc lâm nguy, chúng ta đều có một phần trách nhiệm. Thay vì tủi hổ bởi sự yếu kém của quốc gia, dân tộc, chúng ta phải cùng nhau xây dựng đất nước, kiên quyết chống lại những cái “bất thiện”, bảo vệ cái thiện, tức bảo vệ những điều mang lại lợi ích cho mình và cho người. Đó mới là tinh thần yêu nước đúng nghĩa.

Được sinh ra là con người Việt Nam, mang dòng giống con Lạc cháu Hồng, có một ông Tổ chung là các vua Hùng, chúng ta cần phải thương yêu nhau và cùng nhau bảo vệ tổ quốc, cùng tri ân những bậc tiền hiền để Việt Nam vẫn là Việt Nam hùng mạnh ngàn năm:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Quảng Kiến

Thứ nhất tu Miệng, thứ nhì tu Tâm

Thứ nhất tu Miệng, thứ nhì tu Tâm

Đăng lúc: 07:52 - 26/02/2017

Biết bao chuyện thị phi trên đời phần nhiều đều từ cái miệng. Có câu rằng: “Họa từ miệng mà ra”, bởi vậy người trí tuệ thì không thể không tu cái miệng, đây cũng là triết lý quan trọng để làm người.


Câu thứ nhất: Giữ cái miệng

Khi nói chuyện cùng người khác, cần chú ý đến lời nói của mình. Nếu như bản thân có chút hiểu biết, tri thức uyên thâm, đừng tỏ ra khinh thường hay ngạo mạn.

Khi ở cùng người khác, nếu như bạn muốn sao nói vậy, không hề che đậy, cũng không hề lảng tránh, thì có thể vô tình làm tổn thương ai đó. Im lặng là vàng, câu nói đơn giản này, lại ẩn chứa ý vị cực kỳ sâu xa.

Im lặng không có nghĩa là tư tưởng trống rỗng. Thông thường, những tư tưởng uyên bác đều đến từ quá trình trầm tư suy nghĩ. Khi im lặng, chính là đang tích cực suy nghĩ, trong lựa chọn giữa ôm giữ và buông bỏ, đều có thể nắm bắt được chỗ trọng yếu, hành động chính xác, khiến người bội phục.

Im lặng không có nghĩa là trống không, mà là một quá trình chờ đợi.

Trái đất im lặng là để tích lũy vàng kim.

Chim ưng im lặng là đang chờ đợi vỗ cánh bay cao.

Ngày đông giá rét im lặng là để mùa xuân đầy màu sắc.

Im lặng là một loại phẩm chất, một loại tu dưỡng, giúp ước chế bản thân mình, rèn luyện ý chí mạnh mẽ, không kiêu ngạo, siểm nịnh, hình thành đức tính kiên trì, nhẫn nại.

Câu thứ hai: Giữ cái tâm

Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những chuyện không vừa lòng đúng ý. Xử lý thế nào cho tốt những chuyện đó chính là một khảo nghiệm rất lớn đối với người đức hạnh.

Có những đêm dài ngồi tĩnh lại, nhìn vào nội tâm của bản thân, khi đó, bóng dáng chân thực của mình sẽ hiển lộ ra trước mắt. Thường xuyên suy nghiệm, ta sẽ thấy được bản thân chân thực của mình, cũng nhận ra được đâu là cái tôi giả dối. Cứ như vậy sẽ trở thành một thói quen, cảnh giới của bạn sẽ không ngừng đề cao.

Trong Luận Ngữ có nói: “Ta mỗi ngày phản tỉnh ba điều: Lo việc cho người đã làm hết mình chưa? Làm bạn với người có thành khẩn, giữ được chữ tín chưa? Lời thầy dạy dỗ đã luyện tập chưa?”.

Khi bạn nghĩ đến việc người khác đối xử tốt với bạn, bạn cũng sẽ có tâm nguyện muốn giúp đỡ người khác, sẵn sàng cùng họ kết giao tình, tình cảm giữa người với người vì thế mà bền lâu.

Khi bạn nghĩ đến việc bản thân có chỗ đối xử tốt với người khác, thì sẽ khiến cảm giác tự mãn của bản thân bành trướng không ngừng. Như vậy sẽ mất đi cái tôi chân thực.

Khi một người nào đó gây bất lợi cho bạn, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, sẽ tìm cách trừng trị người đó. Điều này là trở ngại cho việc hoàn thiện nhân cách của bạn, cũng là bất lợi đối với việc xây dựng quan hệ hài hòa giữa con người.

Khi bạn trong lúc vui sướng cần nhớ kỹ khắc chế bản thân, bởi vì con người ta thường “đắc ý quên hình”, quá đắc ý sẽ không giữ được thái độ đúng mực, gây tổn thương người khác, đánh mất bản tính của mình.

Có câu rằng: “Lùi một bước biển rộng trời cao”, khi gặp vấn đề nên “lùi một bước” để suy xét cẩn thận, để có những quyết định sáng suốt nhất.

Một niệm thiện, thì mọi thứ đều thiện; một niệm ác, tất cả đều là ác. Cho nên, cần phải dưỡng thành thói quen “giữ miệng”, cũng cần học được cách giữ cho chính cái tâm mình.

Đạo Phật hướng con người sống với trí tuệ

Đạo Phật hướng con người sống với trí tuệ

Đăng lúc: 07:55 - 19/02/2017

Con người ai cũng có tâm mong cầu và lòng sợ hãi. Mong cầu được sung sướng hạnh phúc, được lợi lộc giàu sang, được thăng quan tiến chức… Sợ hãi trước mọi thiên tai dịch họa, bệnh tật hiểm nghèo, tai ương rình rập...

Sự sợ hãi và lòng mong cầu đó như đám mây mù có thể che lấp bản tính sáng suốt, kích động lòng tham dục trỗi dậy, chạy theo nhằm thỏa mãn lợi ích cá nhân. Và chính điều đó lại dễ khiến cho người ta sa vào những cái bẫy mê tín dị đoan đang giăng sẵn nhằm trục lợi mà không phải ai cũng biết.

Ngày nay, ở bất cứ địa phương nào cũng có chùa để phục vụ nhu cầu tâm linh của mọi người. Có chùa là có chư Tăng. Chư Tăng đúng nghĩa là người hiểu biết giáo lý, thông suốt tư tưởng thâm diệu của Đức Phật để hướng chúng sinh đi trên con đường đúng đắn, thoát khỏi những sai lầm không đáng có nhằm xây dựng cuộc sống hạnh phúc an vui, xã hội văn minh phồn thịnh. Nhưng từ Đức Phật và Thánh chúng đến chư Tăng ngày nay có một khoảng cách quá xa.

Thực tế hiện nay, ngoài các vị chân tu thực học, hoằng truyền đúng Chính pháp, có một số vị Tăng Ni (trụ trì hoặc không) có những tư tưởng lệch lạc, thần bí hóa lời Đức Phật dạy để huyễn hoặc chúng sinh. Các nhà sư này gieo quẻ xin xăm tại chùa, gọi hồn vớt vong người chết, bày vẽ ma chay cúng bái quá rình rang, cúng sao giải hạn cầu xin thần thánh đủ kiểu… Điều quan ngại là những việc này được núp dưới bóng cà-sa của Đức Phật, và người sơ cơ chưa hiểu đạo nhầm tưởng đó là đạo Phật, khiến cho họ ngày càng xa rời chính kiến, rơi vào tà kiến, ảnh hưởng không ít đến bình an gia đình và sự phát triển của xã hội.

Chúng ta đều biết rằng, từ khi Thái tử Tất-đạt-đa rũ bỏ hết mọi vinh hoa phú quý để xuất gia tìm thầy học đạo cho đến lúc giác ngộ thành Phật, Ngài phải trải qua rất nhiều giai đoạn tu tập và quán chiếu tự thân để thấy rõ mọi nguồn gốc của khổ đau mà diệt trừ. Vì vậy nhà Phật luôn luôn đề cao ánh sáng của trí tuệ, bởi chỉ có trí tuệ sáng suốt mới chuyển hóa được dục vọng, mà chuyển hóa được dục vọng thì mới không sa vào lỗi lầm, không sa vào lỗi lầm thì mới có hạnh phúc đích thực.

Toàn bộ giáo lý của Đức Phật rất khoa học, thực nghiệm và hết sức rõ ràng, chứ không thần bí. Vì tư tưởng, lời nói và hành động này là của ta, nghiệp là của ta thì ta phải tự thân giải quyết nó chứ cầu xin hay nhờ cậy ở thần linh nào? Cũng như ta ăn thì no, người khác không thể ăn giúp để cho ta no được… Vì vậy kẻ mê tín hay người hành nghề mê tín đều không phải chính đạo, không thể đi đến an vui mà chỉ tổn mình hại người.

Bất cứ một con người nào đều có ý thức và bản năng. Bản năng là cái trôi xuôi theo chiều ham muốn bất tận. Chính vì nhận rõ điều này nên muốn chỉnh đốn nó, làm cho nó thánh thiện hơn, tốt đẹp hơn thì không có con đường nào khác là phải đi ngược lại dòng chảy tham dục và si mê. Đó là chiều hướng thượng để con người đi lên, để thấy và biết. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở thấy và biết thông thường thôi thì chưa đủ mà phải thấy và biết bằng cái tâm trong sáng (từ bi và trí tuệ). Vì tâm trong sáng sẽ làm thay đổi hoàn toàn quan điểm, định kiến, cố chấp của con người.

Như đã nói, sở dĩ vì tham dục và sợ hãi nên người ta mới rơi vào dị đoan mê tín để mong cầu bớt khổ. Vậy cái gốc khổ đó do đâu? Do cái “không trọn vẹn, bất toàn” mà ra. Cuộc sống bị ám ảnh bởi cái chết, già cả bệnh hoạn, muốn mà không được, yêu mà phải xa, giận mà phải gần… tất cả đều gây cho ta đau khổ. Nguyên nhân của những khổ đau này chính là do những ham muốn và ghét bỏ của chúng ta mà ra. Vì vậy muốn loại trừ nó là phải loại trừ tham ái và si mê chính trong tâm của mình. Nếu cái tâm còn u mê, bị ràng buộc bởi thần thánh ma quỷ dị đoan kia thì làm sao đủ sáng suốt, bình tĩnh để chuyển hóa phiền não nhằm giải trừ đau khổ!

Giải thoát - không chỉ vì lợi ích cá nhân, mà có nghĩa là làm lợi ích cho mình và cho người cùng mọi loài chúng sinh. Đó là con đường hướng thượng dựa trên cách ứng xử có đạo đức (Giới) với tâm định (Định) và trí tuệ sáng suốt (Tuệ) theo hướng nghịch chiều với thế gian, sinh tử. Trong trái tim của mỗi người đều có những khoảng trống mà chúng ta bao giờ cũng muốn lấp đầy nhưng không bao giờ đầy được, bởi chúng ta không nhìn ra bản chất của nó. Chỉ có cái nhìn đúng đắn của tuệ giác mới giúp ta nhận thức được vấn đề mà có cách tu sửa cho phù hợp. Ta sẵn sàng chịu trách nhiệm về tất cả những cái mà ta đã gây ra, không đổ thừa cho hoàn cảnh, không đổ lỗi cho bất cứ ai ở ngoài ta. Ta có quyết tâm thay đổi nó cũng là thay đổi chính thân tâm của ta. Đó không chỉ là ý tưởng hay lý thuyết suông mà là vấn đề của thực hành. Thực hành trên cơ sở trí tuệ chứ không phải trốn tránh.

Nói cách khác, đau khổ cũng là một người thầy dạy ta biết nhìn nhận lại chính mình. Đau khổ luôn bám lấy ta chỉ khi nào ta học được cái gì từ nó thì nó mới thực sự buông tha. Cái nhìn đúng sẽ giúp ta tự tin, tin sau khi đã hiểu và biết nó đúng đắn để có hướng giải quyết cho chính mình. Từ nhìn đúng sẽ có cách suy nghĩ đúng. Nếu ta có cái nhìn sai lệch thì tất sẽ suy nghĩ sai lệch theo, vì vậy ta phải luôn cẩn thận với những suy nghĩ của mình để tránh rơi vào quan điểm “tôi thấy” của cá nhân...

Một khi ta có suy nghĩ đúng đắn sẽ tự buông bỏ mọi tham muốn thấp hèn, sẽ từ bi giao cảm với vạn vật xung quanh và tư tưởng không bị ô nhiễm bởi những thứ tà vạy hay gian ác nữa. Ta sẽ có cách ứng xử khéo léo hơn, cẩn trọng hơn để không phương hại đến mình đến người, tránh được những sự tùy tiện bồng bột…

Nếu nhìn đúng thì sẽ hiểu đúng, mà đã hiểu đúng thì tất không nói bậy. Ta tự biết kiềm chế lời nói của chính mình. Vì lời nói rất quan trọng, bạn hay thù cũng từ lời nói mà ra. Lời nói đúng đắn phải xuất phát từ lòng thương người chứ không phải vì mục đích trá ngụy mà ta muốn đạt được. Ta phải luôn hiểu và thực hành vấn đề của lời nói. Nếu biết chuyện ấy có hại hay có ích nhưng là chuyện không đúng thì không nên nói ra. Nếu biết chuyện có ích và đúng thì cũng phải chọn thời điểm thích hợp mới nói. Lời nói đúng đắn là lời nói đúng thời, không cực đoan hay điêu ngoa dữ ác. Lời thật sẽ làm cho người khác tin cậy và ta cũng không cần che giấu điều gì nơi ta, thì tự cảm thấy thoải mái và hạnh phúc.

Có thể nói từ cái nhìn đến lời nói là một chặng đường dài. Trên chặng đường ấy sẽ nảy sinh ra bao nhiêu cái nghiệp. Nếu nhìn đúng, nghĩ đúng, nói đúng thì sẽ làm đúng. Làm đúng chính là việc làm không tùy tiện, đó là hành động biết tôn trọng muôn loài muôn vật, hành động không gây ảnh hưởng đến tài sản danh dự của tất cả mọi người. Hành động đúng còn mang ý nghĩa lợi ích cho quốc gia dân tộc phát triển bền vững…

Nếu xét ở những hành động có ích cho ta cho người thì phải công nhận đó là công việc có mục đích chính đáng và từ đó sẽ thấu hiểu mọi người hơn. Mà một khi đã thấu hiểu nhau thì ta sẽ có cách sống đúng nghĩa nhất. Cách sống ấy không làm tổn hại đến ai như không lạm sát, dối trá, tà dâm, trộm cắp, rượu chè… Ta sẽ không bị vướng vào những thói quen tội lỗi. Cuộc sống sẽ an vui. Mà khi thân tâm an vui thì sản sinh ra năng lượng tinh thần càng tinh tấn hơn. Lúc ấy tự bản thân sẽ siêng năng, chuyên cần để làm những chuyện có ích hơn cho mọi người trong xã hội.

Một khi cái tâm thoải mái thì ký ức sẽ tràn về, những chuyện đã qua có cái sai cái đúng, cái hay cái dở… ta đủ năng lực trí tuệ để nhìn lại chúng, để chuẩn bị cho bước đi ở tương lai tốt đẹp hơn và không phạm phải những sai lầm xưa cũ. Từ đó cái tâm ta sẽ định, không còn bị dao động trước những cái mù mờ nữa. Nó thực sự sáng suốt thì còn chỗ nào để cho những mê tín dị đoan trú ngụ, còn chỗ nào để cho sự sợ hãi hay mong cầu thái quá ẩn nấp!

Một đất nước muốn cường thịnh thì mỗi con người phải mạnh mẽ tinh tấn và sáng suốt. Không thể mang mãi cái tâm u ám, mê mờ, bệnh hoạn mà tiến lên được. Con người phải “chính” trên mọi phương diện thì mới có lòng tin lẫn nhau, mới tạo ra khối đại đoàn kết vững mạnh. Mỗi con người phải thông suốt để thấy được đâu là nguyên nhân của sai lầm, làm cách nào để khắc phục chính nó. Cách sống, cách ứng xử có đạo đức là sự mong cầu chính đáng của muôn đời. Cuộc sống con người xoay xuôi theo si mê dục vọng, muốn sửa cho nó thánh thiện tốt đẹp hơn thì phải đi ngược lại.

Dị đoan mê tín là con đường chui xuống địa ngục ngay ở cõi trần gian. Chỉ có ánh sáng trí tuệ mới là cứu cánh của nhân loại muôn đời.
Đào Thái Sơn

Đức Pháp chủ gửi thư chúc Tết Đinh Dậu 2017

Đức Pháp chủ gửi thư chúc Tết Đinh Dậu 2017

Đăng lúc: 21:54 - 27/01/2017

THƯ CHÚC TẾT ĐINH DẬU
CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
GỬI TĂNG NI, PHẬT TỬ VIỆT NAM Ở TRONG NƯỚC VÀ Ở NƯỚC NGOÀI

ducphapchu.jpg
Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ

Nam-mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gửi: Các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam; chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Chào đón xuân mới Tết cổ truyền Đinh Dậu - 2017, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài. Kính chúc quý vị một năm mới tràn ngập niềm hoan hỷ vô biên và thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!

Xuân mới nở muôn sắc hoa thơm ngát là nhờ công bồi đắp của thời gian đã qua. Những nỗ lực của Tăng Ni, Phật tử và các cấp Giáo hội trong năm Bính Thân đã tạo ra tiền đề vững chắc cho thành công Phật sự của năm mới sắp tới. Sự trưởng thành của các cấp Giáo hội, những đóng góp to lớn của Tăng Ni, Phật tử xây dựng ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những bài học kinh nghiệm đã được tổng kết tại Đại lễ Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa qua là bài học minh chứng cho hướng đi đúng đắn hợp với thời đại của Phật giáo Việt Nam với phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội trên tinh thần đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.

Xuân này hơn hẳn xuân qua, tôi rất vui mừng khi nhận thấy kết quả thực hiện cải cách hành chính Giáo hội, hầu hết các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trong cả nước đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo nhiệm kỳ 2016-2021. Đó chính là cơ sở vững chắc để chúng ta thực hiện thành công Đại hội đại biểu Phật giáo các tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2017-2022 trong năm 2017 tiến tới tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII, 2017-2022 sẽ được tổ chức vào tháng 11-2017 tại thủ đô Hà Nội. Và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong năm mới Đinh Dậu - 2017 mà Tăng Ni, Phật tử và các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phấn đấu thực hiện thành công rực rỡ. Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII sẽ là đại hội tập trung trí tuệ tập thể của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài để phát huy và làm tỏa sáng tinh hoa hàng ngàn năm Phật giáo Việt Nam nhập thế phục vụ chúng sinh, đồng hành cùng dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.

Nhân dịp năm mới xuân Đinh Dậu, thay mặt chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội, tôi bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các hoạt động Phật sự của Tăng Ni, Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tôi cũng gửi lời kính chúc năm mới sức khỏe, an khang thịnh vượng tới các quý vị lãnh đạo và gia đình, cùng toàn thể đồng bào nhân dân đón xuân Đinh Dậu tiếp tục đổi mới sâu rộng trong đời sống xã hội và đại thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh!

Nam-mô Hoan hỷ tạng Bồ-tát Ma-ha-tát!

ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(Đã ấn ký)

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Làm đẹp

Làm đẹp

Đăng lúc: 05:04 - 11/01/2017

Ngành thẩm mỹ học cho rằng, khi chưa có con người trên trái đất này thì chưa có cái đẹp. Lúc bấy giờ đất đá, sông nước, núi rừng, biển cả, trăng sao… đã có rồi, nhưng chưa có cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, chưa có gì hết! Đến khi con người xuất hiện và phát triển đến chừng mực nào đó, lúc bấy giờ cái đẹp và cái xấu, cái thẩm mỹ và cái phản thẩm mỹ mới được con người xác lập.

lam dep.jpg

Đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, là một cái gì phù hợp với sự sống của con người. Đẹp bao giờ cũng gắn liền với sự sống lý tưởng của con người, không thể có cái đẹp nằm ngoài sự sống. Tức là, nói theo ngôn ngữ Duy thức học, đối tượng nhận thức không thể tách rời chủ thể nhận thức. Cho nên, cái đẹp phải phù hợp với sự sống của chúng ta, chúng ta hằng mơ ước về nó, khát vọng về nó, nó hiện lên trong vùng lung linh của lý tưởng. Cái đẹp ấy chính là vẻ đẹp của nội tâm và ngoại giới, vẻ đẹp của thân tâm con người.
Ở đời ai cũng yêu thích cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, của con người xây dựng nên như những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa... Và cái đẹp ai cũng quan tâm, để ý là vẻ đẹp của con người.

Con người, theo thẩm mỹ học, vốn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất! Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là của sự thăng hoa, cho dù hiện thực có giản dị, có đau thương, gian khổ đi chăng nữa thì nghệ thuật phải trên nguyên tắc của sự thăng hoa, thăng hoa cả chủ thể và đối tượng. Cho nên, con người từ xưa đến nay không ngừng nỗ lực làm đẹp.

Làm đẹp là một nhu cầu của hầu hết mọi người. Người ta có thể làm đẹp bằng nhiều cách: truyền thống, dân gian, cổ điển, có cách làm đẹp hiện đại... Nói chung, có cả trăm ngàn cách làm đẹp, và có người cũng đẹp hẳn ra, nhưng cũng có người làm hoài vẫn không đẹp. Vì sao vậy? Vì cái ‘nguyên mẫu’ nó… không đẹp. Cho nên, làm đẹp không phải là cái tội. Cái tội (nghiệp) là không thể làm cho mình đẹp ra khi mình vốn đã… xấu. Biết làm sao bây giờ? Cha mẹ sinh mình ra cũng đâu muốn mình xấu. Cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn cho mình khuôn mặt đẹp hay xấu thì làm sao mình lựa chọn?

Có người vì ‘xấu’ quá nên mất hết niềm tin, sống trong mặc cảm, tự ti, không dám mơ ước điều gì cao xa, cho dù trong lòng vẫn cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Chẳng biết bày tỏ cùng ai nỗi niềm buồn tênh đó, có người tìm đến chùa để… tâm sự với Phật. Phật thương chúng sinh, chắc sẽ không nói tâm sự của mình cho người khác, nên tha hồ mà kể lể, mà khóc, giấu mặt trong đôi bàn tay bé nhỏ!

Phật thương chúng sinh, nên sẽ giúp. Phật là Đại y vương, có khả năng điều trị cả thân bệnh lẫn tâm bệnh, nên sẽ có cách dạy cho chúng sinh làm đẹp, vì Phật biết rõ, thấy rõ nguyên nhân sâu xa của cái xấu. Nếu mình muốn đẹp mà không biết vì sao mình xấu thì không tài nào làm cho đẹp được. Cho nên, Phật bắt đầu phân tích bệnh lý cho chúng sinh hiểu.

Có 10 nguyên nhân (hay nghiệp nhân) khiến cho chúng sinh nhận lấy kết quả có một thân hình hay khuôn mặt xấu xí.

1. Thường hay nổi cơn thịnh nộ. Thịnh nộ là giận rất dữ dội. Khuôn mặt của người đang giận dữ thì… không đẹp chút nào hết, dù cho người đó là hoa hậu! Lúc đó dù có bao nhiêu lớp son phấn, mỹ phẩm đắt tiền… cũng không thể nào che được cái xấu. Hơn nữa, mỗi khi “nổi cơn thịnh nộ” thì sẽ “quên đi nghĩa tình”. Nghĩa tình đã quên hết thì tha hồ mà làm khổ cho nhau. Kinh Di giáo nói: “Lòng giận tức độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ”. Giận hờn, thịnh nộ không những tàn phá dung nhan hiện tại mà còn thấm vào trong xương, trong máu, tạo thành chủng tử cho đời sau, kiếp sau, sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào cũng xấu xí. Cho nên, muốn đẹp không phải là giải phẫu chỉnh hình mà cần ‘lột bỏ cơn thịnh nộ’.

2. Thường hay ấp ủ oán hận. Chính là nuôi dưỡng, chất chứa hận thù trong lòng. Có người hận cha mẹ, hận anh em, hận bạn bè, hận xã hội và hận luôn chế độ… nhưng cũng có người hận chính bản thân mình. Dù oán hận ai đi nữa thì người khổ đau nhất vẫn chính là mình. “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có”, kinh Pháp cú đã nói vậy. Cho nên, càng ấp ủ, càng nuôi dưỡng, càng chất chứa hận thù thì hận thù càng thêm lớn, càng thêm khổ đau cho đời này và cả đời sau, không khi nào được vui tươi, xinh đẹp. Chỉ có “Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu”. Hận thù trút bỏ rồi thì mình thành con người mới, như người đặt gánh nặng trên vai xuống, bỗng dưng thấy mình nhẹ tênh, sung sướng vô cùng. Khi ấy tự nhiên thấy mình vui tươi, trẻ đẹp ra.

3. Dối gạt người khác. Tức là sống không thật lòng, sống hai mặt, lừa dối người. Những người như vậy, họ chỉ có cái mặt nạ, cái vỏ bọc bên ngoài, còn bên trong xấu xí, lừa dối đủ điều, lừa dối cả người thân của mình. Vì sống với cái vỏ bọc bên ngoài, cho nên có che bao nhiêu lớp cũng lòi cái xấu ra ngoài.

4. Quấy rối chúng sinh. Đó là những người ưa đặt điều thị phi, vu khống, sách nhiễu, khủng bố, chọc ghẹo, xúc phạm… người khác, loài khác; phá vỡ hạnh phúc, gia cang người ta. Người như vậy không những nhận lấy quả báo xấu xí mà còn không bao giờ nhận được sự tôn trọng của người khác, luôn bị người khác coi thường.

5. Không có ái kính đối với cha mẹ. Người biết thương yêu và kính trọng cha mẹ, mặt họ luôn rạng ngời hạnh phúc. Ngược lại, người không biết ái kính cha mẹ chắc chắn là người xấu, không thể đẹp được.

6. Không cung kính Hiền Thánh. Người nào coi thường hình tượng Phật và Bồ-tát, khinh chê người khác lễ lạy Tam bảo, vào chùa thấy Phật không lạy, thấy Tăng không chào, còn tỏ thái độ bất kính, khinh khi, coi thường thì sẽ mất hết phước báo để được xinh đẹp.

7. Xâm đoạt của cải và điền nghiệp của Hiền Thánh. Người nào trộm cắp, chiếm đoạt… tài sản và đất đai của chùa chiền, đền miếu thì bị tổn giảm phước báo nghiêm trọng.

8. Làm tắt đèn đuốc nơi tháp miếu Phật. Đây là hành vi cố tình phá hủy vật dụng thắp sáng, khiến chùa tháp bị tối tăm. Việc làm này bị quả báo mặt mày luôn tăm tối.

9. Chê bai, khinh rẻ người xấu xí. Người nào khởi tâm ngã mạn, khinh chê người xấu, người bị tật nguyền sẽ bị mắc quả báo xấu xí.

10. Tập các ác hạnh. Người nào hay làm các việc ác, tà hạnh như không giữ năm giới, tám giới... sẽ bị quả báo không thể xinh đẹp.

Đó là mười nghiệp hay mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến quả báo xấu xí, không xinh đẹp. Hễ đã gây tạo một trong mười nghiệp trên thì không thể nào xinh đẹp được, cho dù có chỉnh sửa, cắt vá, tạo hình bằng cách nào. Cho nên, để có được thân tướng đoan chánh, nghiêm trang, xinh đẹp thì phải: không sân, không hận, không dối, không quấy, kính yêu cha mẹ, tôn trọng Hiền Thánh, không xâm hại sản nghiệp của Hiền Thánh, không làm tắt đèn đuốc nơi chùa chiền, không khinh rẻ người xấu, không tập các ác hạnh; lại còn phát tâm tô vẽ trang hoàng tượng, tháp Phật, quét dọn tháp miếu Phật, quét dọn đất già-lam, dâng hoa cúng Phật...

Trong mười cách làm đẹp ở trên, hễ làm được một cách thì đẹp được một phần, đẹp được một vẻ, hay nói cách khác là ‘có một vẻ đẹp riêng’. Nếu làm được cả mười thì người ấy nhất định đẹp đến… ‘mười phân vẹn mười’!

Đức Phật nói đại ý, coi những người ‘sắc nước hương trời’, đến nỗi ‘mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da’, khiến ‘chim sa cá lặn’… ấy, phải biết là họ nhờ vào sự thực tập cái nhân lành đời trước, đó là lìa xa mười nghiệp nhân làm xấu, sống theo mười nghiệp nhân làm đẹp. Tùy theo mức độ thực tập tránh xa mười nhân làm xấu, thực hành mười nhân làm đẹp, mà trở nên đẹp người đẹp nết, hay chỉ đẹp người mà không đẹp nết.

Dẫu sao, ông bà mình cũng đã dạy, “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Cho nên, hãy sửa soạn cái tâm, chăm sóc cái tâm cho thật đẹp. Kinh Ma ý dạy rằng: “Cất trăm ngôi chùa chẳng bằng cứu sống một người. Cứu sống người khắp mười phương thiên hạ, chẳng bằng một ngày tu tâm”. Người biết tu tâm dưỡng tính thì đời này, đời sau, khi nào cũng thấy hiền lành, dễ thương, đó là nét đẹp thánh thiện vậy.
Thích Nguyên HùngNgành thẩm mỹ học cho rằng, khi chưa có con người trên trái đất này thì chưa có cái đẹp. Lúc bấy giờ đất đá, sông nước, núi rừng, biển cả, trăng sao… đã có rồi, nhưng chưa có cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, chưa có gì hết! Đến khi con người xuất hiện và phát triển đến chừng mực nào đó, lúc bấy giờ cái đẹp và cái xấu, cái thẩm mỹ và cái phản thẩm mỹ mới được con người xác lập.

lam dep.jpg

Đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, là một cái gì phù hợp với sự sống của con người. Đẹp bao giờ cũng gắn liền với sự sống lý tưởng của con người, không thể có cái đẹp nằm ngoài sự sống. Tức là, nói theo ngôn ngữ Duy thức học, đối tượng nhận thức không thể tách rời chủ thể nhận thức. Cho nên, cái đẹp phải phù hợp với sự sống của chúng ta, chúng ta hằng mơ ước về nó, khát vọng về nó, nó hiện lên trong vùng lung linh của lý tưởng. Cái đẹp ấy chính là vẻ đẹp của nội tâm và ngoại giới, vẻ đẹp của thân tâm con người.
Ở đời ai cũng yêu thích cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, của con người xây dựng nên như những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa... Và cái đẹp ai cũng quan tâm, để ý là vẻ đẹp của con người.

Con người, theo thẩm mỹ học, vốn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất! Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là của sự thăng hoa, cho dù hiện thực có giản dị, có đau thương, gian khổ đi chăng nữa thì nghệ thuật phải trên nguyên tắc của sự thăng hoa, thăng hoa cả chủ thể và đối tượng. Cho nên, con người từ xưa đến nay không ngừng nỗ lực làm đẹp.

Làm đẹp là một nhu cầu của hầu hết mọi người. Người ta có thể làm đẹp bằng nhiều cách: truyền thống, dân gian, cổ điển, có cách làm đẹp hiện đại... Nói chung, có cả trăm ngàn cách làm đẹp, và có người cũng đẹp hẳn ra, nhưng cũng có người làm hoài vẫn không đẹp. Vì sao vậy? Vì cái ‘nguyên mẫu’ nó… không đẹp. Cho nên, làm đẹp không phải là cái tội. Cái tội (nghiệp) là không thể làm cho mình đẹp ra khi mình vốn đã… xấu. Biết làm sao bây giờ? Cha mẹ sinh mình ra cũng đâu muốn mình xấu. Cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn cho mình khuôn mặt đẹp hay xấu thì làm sao mình lựa chọn?

Có người vì ‘xấu’ quá nên mất hết niềm tin, sống trong mặc cảm, tự ti, không dám mơ ước điều gì cao xa, cho dù trong lòng vẫn cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Chẳng biết bày tỏ cùng ai nỗi niềm buồn tênh đó, có người tìm đến chùa để… tâm sự với Phật. Phật thương chúng sinh, chắc sẽ không nói tâm sự của mình cho người khác, nên tha hồ mà kể lể, mà khóc, giấu mặt trong đôi bàn tay bé nhỏ!

Phật thương chúng sinh, nên sẽ giúp. Phật là Đại y vương, có khả năng điều trị cả thân bệnh lẫn tâm bệnh, nên sẽ có cách dạy cho chúng sinh làm đẹp, vì Phật biết rõ, thấy rõ nguyên nhân sâu xa của cái xấu. Nếu mình muốn đẹp mà không biết vì sao mình xấu thì không tài nào làm cho đẹp được. Cho nên, Phật bắt đầu phân tích bệnh lý cho chúng sinh hiểu.

Có 10 nguyên nhân (hay nghiệp nhân) khiến cho chúng sinh nhận lấy kết quả có một thân hình hay khuôn mặt xấu xí.

1. Thường hay nổi cơn thịnh nộ. Thịnh nộ là giận rất dữ dội. Khuôn mặt của người đang giận dữ thì… không đẹp chút nào hết, dù cho người đó là hoa hậu! Lúc đó dù có bao nhiêu lớp son phấn, mỹ phẩm đắt tiền… cũng không thể nào che được cái xấu. Hơn nữa, mỗi khi “nổi cơn thịnh nộ” thì sẽ “quên đi nghĩa tình”. Nghĩa tình đã quên hết thì tha hồ mà làm khổ cho nhau. Kinh Di giáo nói: “Lòng giận tức độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ”. Giận hờn, thịnh nộ không những tàn phá dung nhan hiện tại mà còn thấm vào trong xương, trong máu, tạo thành chủng tử cho đời sau, kiếp sau, sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào cũng xấu xí. Cho nên, muốn đẹp không phải là giải phẫu chỉnh hình mà cần ‘lột bỏ cơn thịnh nộ’.

2. Thường hay ấp ủ oán hận. Chính là nuôi dưỡng, chất chứa hận thù trong lòng. Có người hận cha mẹ, hận anh em, hận bạn bè, hận xã hội và hận luôn chế độ… nhưng cũng có người hận chính bản thân mình. Dù oán hận ai đi nữa thì người khổ đau nhất vẫn chính là mình. “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có”, kinh Pháp cú đã nói vậy. Cho nên, càng ấp ủ, càng nuôi dưỡng, càng chất chứa hận thù thì hận thù càng thêm lớn, càng thêm khổ đau cho đời này và cả đời sau, không khi nào được vui tươi, xinh đẹp. Chỉ có “Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu”. Hận thù trút bỏ rồi thì mình thành con người mới, như người đặt gánh nặng trên vai xuống, bỗng dưng thấy mình nhẹ tênh, sung sướng vô cùng. Khi ấy tự nhiên thấy mình vui tươi, trẻ đẹp ra.

3. Dối gạt người khác. Tức là sống không thật lòng, sống hai mặt, lừa dối người. Những người như vậy, họ chỉ có cái mặt nạ, cái vỏ bọc bên ngoài, còn bên trong xấu xí, lừa dối đủ điều, lừa dối cả người thân của mình. Vì sống với cái vỏ bọc bên ngoài, cho nên có che bao nhiêu lớp cũng lòi cái xấu ra ngoài.

4. Quấy rối chúng sinh. Đó là những người ưa đặt điều thị phi, vu khống, sách nhiễu, khủng bố, chọc ghẹo, xúc phạm… người khác, loài khác; phá vỡ hạnh phúc, gia cang người ta. Người như vậy không những nhận lấy quả báo xấu xí mà còn không bao giờ nhận được sự tôn trọng của người khác, luôn bị người khác coi thường.

5. Không có ái kính đối với cha mẹ. Người biết thương yêu và kính trọng cha mẹ, mặt họ luôn rạng ngời hạnh phúc. Ngược lại, người không biết ái kính cha mẹ chắc chắn là người xấu, không thể đẹp được.

6. Không cung kính Hiền Thánh. Người nào coi thường hình tượng Phật và Bồ-tát, khinh chê người khác lễ lạy Tam bảo, vào chùa thấy Phật không lạy, thấy Tăng không chào, còn tỏ thái độ bất kính, khinh khi, coi thường thì sẽ mất hết phước báo để được xinh đẹp.

7. Xâm đoạt của cải và điền nghiệp của Hiền Thánh. Người nào trộm cắp, chiếm đoạt… tài sản và đất đai của chùa chiền, đền miếu thì bị tổn giảm phước báo nghiêm trọng.

8. Làm tắt đèn đuốc nơi tháp miếu Phật. Đây là hành vi cố tình phá hủy vật dụng thắp sáng, khiến chùa tháp bị tối tăm. Việc làm này bị quả báo mặt mày luôn tăm tối.

9. Chê bai, khinh rẻ người xấu xí. Người nào khởi tâm ngã mạn, khinh chê người xấu, người bị tật nguyền sẽ bị mắc quả báo xấu xí.

10. Tập các ác hạnh. Người nào hay làm các việc ác, tà hạnh như không giữ năm giới, tám giới... sẽ bị quả báo không thể xinh đẹp.

Đó là mười nghiệp hay mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến quả báo xấu xí, không xinh đẹp. Hễ đã gây tạo một trong mười nghiệp trên thì không thể nào xinh đẹp được, cho dù có chỉnh sửa, cắt vá, tạo hình bằng cách nào. Cho nên, để có được thân tướng đoan chánh, nghiêm trang, xinh đẹp thì phải: không sân, không hận, không dối, không quấy, kính yêu cha mẹ, tôn trọng Hiền Thánh, không xâm hại sản nghiệp của Hiền Thánh, không làm tắt đèn đuốc nơi chùa chiền, không khinh rẻ người xấu, không tập các ác hạnh; lại còn phát tâm tô vẽ trang hoàng tượng, tháp Phật, quét dọn tháp miếu Phật, quét dọn đất già-lam, dâng hoa cúng Phật...

Trong mười cách làm đẹp ở trên, hễ làm được một cách thì đẹp được một phần, đẹp được một vẻ, hay nói cách khác là ‘có một vẻ đẹp riêng’. Nếu làm được cả mười thì người ấy nhất định đẹp đến… ‘mười phân vẹn mười’!

Đức Phật nói đại ý, coi những người ‘sắc nước hương trời’, đến nỗi ‘mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da’, khiến ‘chim sa cá lặn’… ấy, phải biết là họ nhờ vào sự thực tập cái nhân lành đời trước, đó là lìa xa mười nghiệp nhân làm xấu, sống theo mười nghiệp nhân làm đẹp. Tùy theo mức độ thực tập tránh xa mười nhân làm xấu, thực hành mười nhân làm đẹp, mà trở nên đẹp người đẹp nết, hay chỉ đẹp người mà không đẹp nết.

Dẫu sao, ông bà mình cũng đã dạy, “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Cho nên, hãy sửa soạn cái tâm, chăm sóc cái tâm cho thật đẹp. Kinh Ma ý dạy rằng: “Cất trăm ngôi chùa chẳng bằng cứu sống một người. Cứu sống người khắp mười phương thiên hạ, chẳng bằng một ngày tu tâm”. Người biết tu tâm dưỡng tính thì đời này, đời sau, khi nào cũng thấy hiền lành, dễ thương, đó là nét đẹp thánh thiện vậy.
Thích Nguyên Hùng

Kinh nghiệm hoằng pháp

Kinh nghiệm hoằng pháp

Đăng lúc: 06:13 - 27/12/2016

Phần 1: TỪ KINH NGUYÊN THỦY NHÌN VỀ KINH ĐẠI THỪA

GN - Phật giáo mang tính cách nhất quán mà kinh Pháp hoa gọi là Nhất Phật thừa. Tính nhất quán là gì?

Đức Phật khẳng định rằng trong tứ sanh lục đạo, chỉ có loài người mới có điều kiện thành Phật, các loài khác không có điều kiện thành Phật, dù họ có một số điều kiện ưu việt hơn chúng ta, như chư Thiên, chư thần.

Vì vậy, loài người mới được thọ giới Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni. Hôm nay quý thầy cô đã được thọ giới Cụ-túc là việc hiếm có nhất. Thật vậy, chúng ta cách Phật xa hàng ngàn năm, mà còn được xuất gia và mang hình thức Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni càng khó hơn nữa.

buddha.jpg
Đức Phật khẳng định rằng trong tứ sanh lục đạo, chỉ có loài người mới có điều kiện thành Phật

Từ loài người nguyên thủy phát triển lần đến Phật ra đời, chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu năm, mà Phật nói trải qua không biết bao nhiêu kiếp, chúng ta được làm người hôm nay và làm người ở thế giới văn minh thì khó hơn nữa.

Thế giới văn minh này, chúng ta hiểu là trí tuệ, vì trí tuệ mới xây dựng được thế giới văn minh. Cho nên, chúng ta nói thế giới văn minh là thế giới của Phật. Thế giới lạc hậu, chậm tiến, gian tham, trộm cắp là thế giới của ba đường ác.

Trong đạo Phật, chúng ta thấy những người xuất gia mặc áo Sa-môn, nhưng trong hàng Sa-môn Thích tử lại có người thông minh, khỏe mạnh, ngoại hình dễ coi là người ưu việt hơn, gần Phật hơn; đó là Đại thừa Bồ-tát được coi như cao nhất. Những người này thay Phật để dìu dắt, giúp đỡ nhiều người đi vào Phật đạo.

Dưới Bồ-tát cũng có người thông minh, nhưng không khỏe mạnh, hay không có điều kiện giúp người đi lên, được xếp vào hàng Duyên giác có trí tuệ, nhưng không có phước đức là điều kiện giáo hóa chúng sanh không có.

Hạng thứ ba ở trong sinh tử mới phát tâm tu. Tuy họ xuất gia, nhưng sức khỏe không tốt, ngoại hình khó coi, sức thông minh hiểu biết không có, gọi là nghiệp nặng phước mỏng, thuộc hàng Thanh văn.

Cộng chung ba hạng người này, Phật gọi là hàng Tam thừa. Và pháp tu của họ là Tam thừa giáo, tức con đường thống nhất từ thấp lên cao.

Những người hôm nay giáo hóa được nhiều người là hạng Bồ-tát, họ cũng phải trải qua nhiều kiếp tu, nên có đầy đủ trí tuệ và phước đức, điển hình là Đức Phật của chúng ta.

Như vậy, ai cũng tu thành Phật được, nhưng quá trình tu khác nhau. Đức Phật cho biết Ngài phải trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp tu, tức đã có quá trình tu Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát.

Tu hành, bước đầu tiên, kinh Pháp hoa gọi là dọn dẹp phân nhơ, nghĩa là phiền não phải sạch, đó là a-tăng-kỳ kiếp thứ nhất phá tất cả nghiệp chướng trần lao, hay phá kiến hoặc và tư hoặc. Giai đoạn hai, chúng ta phá trần sa hoặc. Cuối cùng, phá vô minh hoặc. Đó là con đường xuyên suốt từ thấp lên cao. Không phải pháp môn này cao, pháp môn khác thấp. Cách nhìn Phật giáo nhất quán như vậy.

Chia sẻ với chư Tăng Nguyên thủy và Kim Cang thừa, tôi nói lý này và các ngài chấp nhận rằng không phải Kim Cang thừa cao nhất như một số người hiểu lầm. Kim Cang thừa cao nhất với điều kiện tức thân thành Phật, không phải trì chú là Phật, không phải đắp ca-sa là Phật. Nghĩa là phải đạt tới đỉnh cao có đầy đủ trí tuệ và tâm đại bi viên mãn mới là Phật, gọi là Phật hiện lại. Thí dụ Kim Cang thừa Tây Tạng thờ Liên Hoa Sanh, tức Liên Hoa hóa sanh. Chỉ Liên Hoa Sanh là Phật. Các Lạt-ma khác trì chú, bắt ấn, nhưng không phải là Phật. Chúng ta dễ lầm điều này.

Hoặc khi Phật giáo truyền sang Nhật, Hoằng Pháp đại sư cũng được người Nhật coi là Bồ-tát lớn hiện thân lại, không nói là Phật. Ngài có những điều kiện khác người thường, Ngài thông minh vượt bậc, sức khỏe phi thường và làm được những việc mà người thường không làm được. Ở Nhật, Kim Cang thừa chỉ có Hoằng Pháp đại sư được coi là Tổ của Phật giáo, Tổ của tất cả ngành nghề. Vì Ngài là người sáng tạo chữ Nhật và mở trường dạy văn hóa, dạy các ngành nghề, giúp cho người Nhật phát triển văn minh.

Về sau ở Nhật có Nhật Liên Thánh nhân được tôn danh là Bồ-tát Thượng Hạnh hiện thân lại, chứ không nói Ngài là Phật.

Dù các vị lập giáo khai tông khác nhau, nhưng chúng ta thấy tính nhất quán xuyên suốt, nghĩa là tuy tông phái khác, nhưng vị trí tiến lên thành Phật là con đường duy nhất. Hiểu như vậy, chúng ta không nên đứng lập trường tông phái chê trách nhau, hay xem thường tông phái khác.

Đối với tôi, những người tu khác tông phái, nhưng hiểu biết hơn, mình phải kính trọng, cầu học; đó là thái độ học Phật của chúng ta. Từ góc nhìn này, tôi sang Nhật nghiên cứu 21 tông, hơn 100 phái, nghiên cứu cách tu của họ. Và tôi kết luận rằng tuy tông phái khác, nhưng chúng ta cùng đi trên con đường thống nhất hướng về Đức Phật, về Vô thượng Đẳng giác.

Tuy nhiên, hướng về Phật cũng có khác nhau. Đầu tiên, người ta hướng về Phật là hướng về Phật Thích Ca. Nhưng Phật nhập diệt, để lại pháp. Vì vậy, người ta lấy pháp, hay lấy giới làm thầy; coi pháp như Phật, hay nói giới luật còn là Phật còn.

Nhưng qua Phật giáo Đại thừa nhìn Phật khác, không nhìn Phật là con người. Vì con người thì ai cũng như ai, nhưng Phật Thích Ca không giống ai và không ai giống Ngài. Không giống ở hiểu biết, sức khỏe, ở chỗ tu hành, ở chỗ hóa độ chúng sanh. Chúng ta phải thấy rõ mọi người không giống Phật ở những điểm này.

Theo Đại thừa, dù cùng xuất gia, nhưng những người tu chỉ giống nhau ở màu áo, giống hình thức tu, còn bốn thứ không giống là thông minh, sức khỏe, đạo đức và tu chứng. Nhìn theo Đại thừa như vậy, ta bắt đầu khai thác mảng không giống nhau này, để chúng ta học cái không giống nhau và đi lên.

Chúng ta định vị theo Đại thừa là người đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm hay A-la-hán, hoặc là Bồ-tát sơ địa, nhị địa… Theo tinh thần này, dù tu, nhưng chưa chứng quả Tu-đà-hoàn thì coi như là chưa tu.

Vì vậy, thực tế chúng ta thấy có người hôm nay tu, ngày mai phạm tội và ngày mốt hoàn tục là việc bình thường. Thấy họ tu, nhưng hư hỏng, chúng ta đừng buồn, mà nên coi họ là người mới phát tâm. Tuy nhiên, người mới phát tâm cũng có nhiều hạng khác nhau. Mới phát tâm, họ cầu gì, nhưng không được như ý muốn thì họ không tu nữa cũng là bình thường.

Trên bước đường tu, người có căn lành, ít nhất ở bước đầu phải đạt được quả Tu-đà-hoàn. Nói Tu-đà-hoàn khó hiểu, nhưng thực tế là người này không bị xã hội chi phối, không kẹt cơm ăn áo mặc, khen chê; vì họ có lý tưởng sống. Tối thiểu họ sống được với lý tưởng, nên quên chuyện khen chê, thậm chí đối với việc ăn uống ngủ nghỉ, họ cũng không cần. Họ chỉ lo theo đuổi mục tiêu thánh thiện, đó là người bắt đầu nhập lưu, đi vào dòng thác trí tuệ của Phật, từng bước đi lên. Còn những người khác đứng ngoài lề, kinh Pháp hoa gọi là chúng kết duyên, vui thì tu, không vừa ý thì họ bỏ đi.

Điều quan trọng đối với chúng ta, học kinh để áp dụng được trong cuộc sống tu, áp dụng được kết quả mà Phật đã dạy và đã làm. Nói cách khác, học kinh để tu chứng, không phải trở thành lý thuyết gia giảng dạy lý thuyết.

Ban đầu, tôi nghĩ Phật Thích Ca là giáo chủ Ta-bà, là vị Phật duy nhất theo Nguyên thủy. Nhưng sau đó, tôi nhận thức thêm rằng dù Phật giáo Nguyên thủy cũng có các Phật quá khứ là Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp và chuẩn bị có Phật Di Lặc ra đời.

Như vậy, trước Phật Thích Ca có Phật và sau Phật Thích Ca cũng có Phật. Vậy những vị Phật này ở đâu. Phật giáo Nguyên thủy xác nhận rằng các Đức Phật quá khứ này đều ở thế giới Niết-bàn. Điều này lại gợi cho tôi suy nghĩ thế giới Niết-bàn ở chỗ nào và nó thế nào. Từ chỗ này, chúng ta mới đi vào đạo.

Về sau, thế giới Niết-bàn được triển khai là thế giới Vô sanh. Nhưng Vô sanh cái gì. Chúng ta sẽ tuần tự tìm ra ý nghĩa Vô sanh. Sanh này là phiền não. Vì vậy, đầu tiên chúng ta cắt phiền não, tìm xem phiền não phát ra từ đâu, chúng ta chận từ đó, diệt nó, là Phật giáo Nguyên thủy làm. Tu hành, chúng ta hơn nhau ở điểm chận được phiền não, trước khi phiền não phát sinh, chúng ta không cho nó sanh khởi. Thể nghiệm được như vậy, chúng ta mới thấy rõ pháp sanh diệt rồi thì nó trở về chỗ Vô sanh là Niết-bàn mà ta hướng tới, là thế giới Phật theo tinh thần Nguyên thủy. Không phải nói Niết-bàn nhưng chúng ta không thấy. Từ Niết-bàn theo Phật giáo Nguyên thủy, thấy các Đức Phật hiện hữu trước Phật Thích Ca và sau Phật Thích Ca có Phật Di Lặc.

Phật giáo Nguyên thủy chỉ tin Bồ-tát Di Lặc, không tin tất cả Bồ-tát khác và không tin tất cả kinh điển ngoài Kinh tạng Nikaya, vì họ cho rằng đó là kinh do người đời sau biên soạn. Điểm này khiến giữa Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa và Kim Cang thừa không bằng lòng nhau.

Chúng ta phải làm sao cho cả ba hệ thống Phật giáo này gắn kết được với nhau. Giáo hội chúng ta đi đầu trong việc thống nhất tất cả hệ phái Phật giáo thành một Giáo hội. Việc làm này của chúng ta cũng là làm gương cho Phật giáo thế giới chấp nhận sống chung hài hòa và chia sẻ với nhau kinh nghiệm tu hành.

Với tầm nhìn nhất quán, chúng ta giảng kinh Đại thừa không chống đối Kim Cang thừa và Phật giáo Nguyên thủy, đó chính là áp dụng phương tiện quyền xảo của Đức Phật.

Thật vậy, tụng kinh Phổ môn, chúng ta thấy Bồ-tát Quan Âm xuất hiện trên cuộc đời này là tùy duyên, nghĩa là tùy người, tùy chỗ, tùy lúc mà Ngài đáp ứng nhu cầu của mọi người, nên Ngài thành công, tiêu biểu bằng hình ảnh Quan Âm ngàn mắt ngàn tay. Đó là điểm đặc sắc của Phật giáo Đại thừa.

Nếu theo Nguyên thủy, có lập trường cứng rắn dứt khoát, dễ dẫn đến mất mạng. Tôi có người bạn rất thân là Hòa thượng thuộc Phật giáo Nguyên thủy, ông bị bắt năm 1963. Lúc đó, các Hòa thượng Bắc tông bị bắt thay đồ tu, mặc áo tù. Hòa thượng Lâm Em ôm chặt y vô người, vì ông coi mất y như mất mạng, chứ không tùy duyên.

Nhưng tôi gặp Hòa thượng Um Sum, nói với tôi rằng ông là Pháp sư nổi tiếng, một trong 25 Pháp sư của Campuchia. Khi Pôn Pốt nắm quyền, các sư bị giết hết. Ông nhận thấy mình nên cố gắng sống để giữ Phật pháp tồn tại, nếu mình thí mạng thì sau này Phật pháp sẽ không còn. Vì vậy, ông giữ mạng sống bằng cách chôn y và ông mặc đồ rách của nông dân, nên ông còn sống. Tôi nói ông đã khéo léo tùy duyên ứng xử trước tình huống thảm sát như vậy, để sống còn mà truyền bá Chánh pháp; đó chính là thực hiện phương tiện theo Phật dạy.

HT.Thích Trí Quảng

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 37
  • Hôm nay 1,585
  • Tháng hiện tại 38,679
  • Tổng lượt truy cập 23,444,928