Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
IMG 9318

Thiêng liêng lễ CẦU SIÊU – THẮP NẾN TƯỞNG NIỆM TRI ÂN CÁC LIỆT SỸ XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH

Đăng lúc: 10:30 - 04/09/2018

Để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, UBND Tỉnh Nghệ An, UBND huyện Hưng Nguyên phối hợp với BTS Phật giáo tỉnh đã tổ chức đại lễ CẦU SIÊU – THẮP NẾN TƯỞNG NIỆM TRI ÂN CÁC ANH HÙNG XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH tại đài liệt sỹ Thái Lão (Hưng Nguyên ) vào ngày 24/07/Mậu Tuất (03/09/2018 )

TP.HCM: Bế mạc khóa trụ trì, tưởng niệm Đức Phật hoàng

TP.HCM: Bế mạc khóa trụ trì, tưởng niệm Đức Phật hoàng

Đăng lúc: 21:38 - 26/11/2016

Sáng nay, 26-11, chư tôn đức Ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM đã tổ chức bế giảng khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016 và Tưởng niệm lần thứ 708 Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn tại Nhà Truyền thống Văn hóa Phật giáo TP.HCM - chùa Phổ Quang, quận Tân Bình.

ANH BB (4).JPG
Chư tôn giáo phẩm chứng minh
Quang lâm chứng minh, tham dự có sự hiện diện của chư tôn đức giáo phẩm: HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM, Trưởng BTC khóa Bồi dưỡng trụ trì; HT.Thích Viên Giác, HT.Thích Giác Tường, thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS PG TP; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS; cùng chư tôn đức Tăng Ni thuộc ban, viện T.Ư, BTS PG TP, 24 BTS PG quận, huyện cùng hơn 600 Tăng Ni khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016.

Đại diện các Sở, ban, ngành TP có ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN TP; Lê Hoàng Vân, Phó Trưởng ban Tôn giáo TP…

ANH BB (7).JPG
Chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS

ANH BB (5).JPG
Chư tôn đức HĐCM, HĐTS, ban, viện T.Ư

Tại buổi lễ, thay mặt Ban Tổ chức khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016, ĐĐ.Thích Thiện Quý, Chánh Thư ký BTS PG TP báo cáo khóa học của Tăng Ni. Theo đó, khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016 là khóa học nâng cao của Tăng Ni đã có chứng chỉ khóa I-2015.

Khóa học nhằm triển khai giáo điển của Đức Phật quy định trong Tỳ-ni luật tạng hoặc chư Tổ đã chế tác trong các bản thanh quy, thiền môn quy củ, thiền lâm Bảo Huấn… bồi dưỡng kiến thức về hoằng pháp, nghi lễ thiền môn, các pháp yết-ma, hành chánh Giáo hội, soạn thảo văn bản, chính sách, tín ngưỡng tôn giáo… cho chư tôn đức Tăng Ni. Khóa học có hơn 600 Tăng Ni tham dự gồm Tăng Ni đang trụ trì các tự viện và Tăng Ni đại chúng.

Khóa học diễn ra từ ngày 21 đến ngày 26-11-2016 do chư tôn đức giáo phẩm HĐTS, BTS PG TP.HCM, chư tôn đức có kinh nghiệm trong việc quản lý tự viện, hành chánh Giáo hội phụ trách giảng dạy: HT.Thích Trí Quảng, HT.Thích Minh Chơn, HT.Thích Minh Thông, TT.Thích Lệ Trang, TT.Thích Thiện Thống…

ANH BB (10).JPG
HT.Thích Đức Nghiệp ban đạo từ

ANH BB (9).JPG
ĐĐ.Thích Thiện Quý báo cáo công tác giảng dạy

ANH BB (8).JPG
Hơn 600 học viên tham dự

Chương trình khóa học gồm các chuyên đề: Ý nghĩa trụ trì (HT.Thích Trí Quảng), Hoằng pháp truyền thống và hiện đại (HT.Thích Minh Chơn), Các pháp Yết-ma (HT.Thích Minh Thông), Nghi lễ thiền môn (TT.Thích Lệ Trang), Hành chánh Giáo hội (TT.Thích Thiện Thống), Pháp lệnh, tín ngưỡng tôn giáo (ông Lê Hoàng Vân). Sau các buổi học, Tăng Ni học viên đặt câu hỏi và được giảng sư trả lời, thảo luận tại giảng đường.

Khóa học được đánh giá khá nghiêm túc, mỗi buổi học đều có điểm danh. Sau mỗi môn học, học viên làm bài kiểm tra với tinh thần nghiêm túc, cầu học. Bài kiểm tra nộp về đạt 95% so với số lượng Tăng Ni đăng ký tham dự.

Căn cứ vào chất lượng các bài kiểm tra, và học viên tham dự đủ số buổi học theo quy định của Ban Tổ chức, Tăng Ni sẽ được cấp chứng chỉ II.

Ban đạo từ tại buổi lễ, HT.Thích Đức Nghiệp thay mặt chư tôn đức HĐCM, HĐTS GHPGVN tán thán công đức đối với BTS PG TP.HCM đã tổ chức khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016 cho Tăng Ni.

Hòa thượng cũng phát biểu nêu lại hành trạng cuộc đời và đạo nghiệp của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhân Đại lễ tưởng niệm lần thứ 708 ngày Ngài nhập Niết-bàn.

ANH BB (2).JPG
Trang nghiêm lễ đài tôn trí tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

ANH BB (12).JPG
Chư tôn giáo phẩm niêm hương tưởng niệm

ANH BB (13).JPG

ANH BB (14).JPG
Thực hiện khóa lễ tụng niệm

Trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS PG TP, 24 BTS PG quận huyện, quý quan khách và Tăng Ni hướng về lễ đài niêm hương cúng dường Tam bảo, thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã cống hiến cuộc đời cho Dân tộc và Đạo pháp.

TT.Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Nghi lễ TP.HCM đã xướng lễ cúng dường, và thực hiện các nghi thức tưởng niệm. Toàn thể đại chúng nhất tâm đồng thanh tụng niệm cúng dường, tưởng nhớ công đức to lớn của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

ANH BB (15).JPG
Chư tôn đức Tăng Ni, quý khách thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng

Tiểu sử Đức Phật hoàng đã khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vua Trần Nhân Tông (1-11-1308 – 1-11-2016) là một trong những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc.

Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là một vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc Lâm, được xem là đặc trưng của truyền thống Phật giáo Việt Nam.

Qua những cống hiến của Đức vua Trần Nhân Tông đối với Dân tộc và Đạo pháp, nhân dân và Tăng Ni, Phật tử tôn vinh Ngài là vị Vua Phật Việt Nam.

ANH BB (1).JPG
HT.Thích Thiện Tánh phát biểu cảm tạ

ANH BB (11).JPG
Quang cảnh lễ bế giảng khóa Bồi dưỡng trụ trì

Buổi lễ khép lại sau phần phát biểu của HT.Thích Thiện Tánh thay mặt Ban Tổ chức cảm tạ.

* Đọc thêm: 3 điều kiện cần thiết đối với vị trú trì ||

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn

Phụng tống kim quan HT.Thích Thiện Bình nhập bảo tháp

Phụng tống kim quan HT.Thích Thiện Bình nhập bảo tháp

Đăng lúc: 11:13 - 26/11/2016

Sáng 24-11 (25-10-Bính Thân), Ban Tổ chức tang lễ Đức Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN - cố Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình trang nghiêm cử hành lễ tưởng niệm tại chùa Sắc tứ Long Sơn (TP.Nha Trang, Khánh Hòa).
Chứng minh và tham dự buổi lễ có chư tôn đức Giáo phẩm HĐCM, HĐTS TƯGH, các ban ngành, viện, các BTS GHPGVN tỉnh thành.

RJ7A0642.jpg
Trang nghiêm diễn ra lễ tưởng niệm cố Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình

Thay mặt Ban Tổ chức tang lễ, HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS đã cung tuyên tiểu sử cố Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình.

RJ7A0659.jpg
HT.Thích Thanh Nhiễu cung tuyên tiểu sử cố Trưởng lão Hòa thượng

Theo đó, Hòa thượng thế danh Nguyễn Văn Tuấn, sinh ngày 22 tháng 2 năm Quý Dậu (1933) trong một gia đình thâm tín Tam bảo, ở làng Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.

Nhờ sẵn túc duyên, ngài được HT.Thích Thiện Minh - Hội trưởng Hội Phật học Khánh Hòa đương thời hướng dẫn ra Huế xuất gia với Đức Trưởng lão HT.Thích Giác Nhiên - Trú trì Tổ đình Thiền Tôn, và được ban pháp danh Tâm Địa, pháp tự Thiện Bình, pháp hiệu Chánh Tâm. Sau đó, Hòa thượng Bổn sư cho theo học tại Phật học đường Báo Quốc - một cơ sở đào tạo Tăng tài nổi tiếng thời bấy giờ, do Trưởng lão HT.Thích Trí Thủ làm Giám đốc, được sự trực tiếp giảng dạy của quý Ngài như HT.Thích Đôn Hậu, HT.Thích Mật Thể, HT.Thích Thiện Siêu, HT.Thích Trí Quang, HT.Thích Mật Hiển, HT.Thích Mật Nguyện, HT.Thích Thiện Minh, HT.Thích Minh Châu,…

Năm 1950, sau khi tốt nghiệp tại Phật học đường Báo Quốc, ngài được Hoà thượng Bổn sư cho thọ giới Sa-di tại giới đàn chùa Linh Quang - Thừa Thiên.

Năm 20 tuổi (1952), ngài được Bổn sư cho thọ giới Cụ-túc tại Giới đàn Báo Quốc, do Trưởng lão HT.Thích Tịnh Khiết làm Hòa thượng Đàn đầu.

Năm 22 tuổi, ngài được Tổng hội Phật giáo Việt Nam cử làm giảng sư, dấn thân hành đạo nhằm củng cố và xây dựng cơ sở Phật giáo tại tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Tuyên Đức - Đà Lạt, Kon Tum…

RJ7A0650.jpg
Quang cảnh lễ tưởng niệm

Năm 1997, tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV, ngài được suy cử vào Hội đồng Chứng minh, kiêm Ủy viên Kiểm soát Hội đồng Trị sự GHPGVN. Sau đó, năm 2007, ngài được suy tôn đảm nhiệm Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN; năm 2012, ngài được suy tôn làm Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN.

Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình là thế hệ Tăng tài được đào tạo một cách quy củ trong giai đoạn Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX, đặc biệt sống trong môi trường Phật học viện nghiêm khắc tại miền Trung, nên Ngài đã được thừa kế một tinh thần phụng sự không biết mệt mỏi vì lý tưởng Bồ-tát đạo, vì sự hưng thịnh của Đạo pháp và Dân tộc.

Mặc dù khi đã tuổi cao sức yếu, nhưng với ý hướng tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức, Ngài vẫn vững chãi trong cương vị lãnh đạo Phật giáo tỉnh nhà, cũng như các Phật sự của Trung ương Giáo hội, gắn bó với Tăng Ni và đồng bào Phật tử.

RJ7A0692.jpg
Kim quan cố Trưởng lão Hòa thượng Phó Pháp chủ trước giờ tổ chức lễ phụng tống nhập tháp

Với những đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc, Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc, Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bằng khen của Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, Bằng Tuyên dương Công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều bằng khen cao quý khác (xem đầy đủ tiểu sử Đức Phó Pháp chủ Thích Thiện Bình).

RJ7A0678.jpg
HT.Thích Thiện Nhơn đọc lời tưởng niệm của TƯGH

RJ7A0652.jpg

Tiếp đó, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS thay mặt HĐTS tuyên đọc lời tưởng niệm của TƯGH. Tưởng niệm có đoạn: “… Bằng hạnh nguyện Đại thừa, Hòa thượng đã đi vào đời bằng tinh thần đại sĩ, quyết chí dấn thân phụng sự cõi trần. Nơi nào Hòa thượng đến đều làm cho đạo vàng sáng tỏ, đạo đời hòa quyện, một thể viên dung, chan hòa pháp giới.

Hòa thượng đã tùy duyên hóa độ chúng sinh, truyền trì đạo mạch, phát huy chân lý giải thoát ngàn đời một cách trong sáng và tích cực qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử. Với tinh thần vô ngã vị tha, đạo tâm trác thế, nêu cao truyền thống hòa hợp đoàn kết, quyết tâm xây dựng Đạo pháp và góp phần thống nhất PGVN, Hòa thượng đã cùng Tăng Ni, Phật tử và Môn phái Tổ đình tiếp nối dòng sinh mệnh hơn 2.000 năm lịch sử của PGVN…”.

RJ7A0685.jpg
HT.Thích Ngộ Tánh đọc lời cảm tạ của BTC

HT.Thích Ngộ Tánh, Phó BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, thay mặt BTC tang lễ, BTS và môn đồ pháp phái đọc lời cảm tạ chư tôn đức giáo phẩm Tăng Ni, Phật tử, lãnh đạo chính quyền các cấp đã phúng viếng tưởng niệm và dự lễ phụng tống kim quan cố trưởng lão.

Sau lễ tưởng niệm của TƯGH, lễ phất trần đã được thực hiện theo nghi thức tang lễ thiền môn và phụng tống kim quan Đức Phó pháp chủ Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình nhập bảo tháp tại khu tháp Tổ trong khuôn viên chùa Sắc tứ Long Sơn.

RJ7A0695.jpg
Môn đồ đảnh lễ Giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng lần cuối

RJ7A0697.jpg
Giây phút bùi ngùi tưởng nhớ "ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng"

RJ7A0707.jpg

RJ7A0713.jpg
Chư tôn đức HĐCM, HĐTS GHPGVN tưởng niệm

RJ7A0715.jpg
Thực hiện nghi thức phất trần kim quan

RJ7A0726.jpg
Phụng thỉnh di ảnh, long vị cố Trưởng lão Hòa thượng rời Giác linh đường

RJ7A0734.jpg
Nghi thức di quan

RJ7A0760.jpg

RJ7A0795.jpg

RJ7A0800.jpg

RJ7A0843.jpg
Thỉnh kim quan Đức Phó Pháp chủ nhập tháp trong khuôn viên chùa Long Sơn

RJ7A0849.jpg

RJ7A0866.jpg
Kim tĩnh tại khuôn viên chùa

RJ7A0870.jpg

RJ7A0884.jpg
Kim quan cố Trưởng lão Hòa thượng nhập bảo tháp trong sáng nay, 24-11

RJ7A0894.jpg

RJ7A0900.jpg

RJ7A0904.jpg
Rải hoa tiễn biệt một bậc thầy cả đời dấn thân vì đạo cả

Pháp Đăng - Ảnh: Nguyên Sơn

nhap thap (41)

Tin, ảnh đặc biệt: Lễ truy niệm, cung tống kim quan HT.Thích Chơn Thiện nhập bảo tháp

Đăng lúc: 13:47 - 17/11/2016

Sáng nay, 17-11 (18-10-Bính Thân), tại lễ đường nơi tôn trí kim quan HT.Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN (chùa Tường Vân, P.Thủy Xuân, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã trang nghiêm và xúc động diễn ra lễ truy niệm Hòa thượng tân viên tịch, tiễn biệt vị giáo phẩm lãnh đạo cao cấp của Giáo hội, bậc Thầy của nhiều thế hệ Tăng Ni, Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

nhap thap (7).jpg
Giác linh đường nơi tôn trí kim quan Hòa thượng tân viên tịch

Từ 5 giờ sáng, hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà và các tỉnh thành đã vân tập về tổ đình Tường Vân. Đúng 6 giờ, chư tôn đức Ban Nghi lễ đã cử hành lễ phát hành. HT.Thích Huệ Ấn, Thành viên HĐCM, Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhà làm sám chủ, thực hành pháp sự theo truyền thống nghi lễ thiêng liêng của thiền môn cố đô.

Đúng 7 giờ, Ban Tổ chức tang lễ và môn đồ pháp quyến tác bạch cung thỉnh chư tôn đức HĐCM, HĐTS GHPGVN quang lâm Giác linh đường cử hành lễ truy niệm.

nhap thap (67).jpg
Chư tôn giáo phẩm và đại diện lãnh đạo chính quyền trước Giác linh đài

HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế và chư tôn giáo phẩm thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, cùng chư giáo phẩm Phó Chủ tịch HĐTS: HT.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Bảo Nghiêm, HT.Thích Gia Quang; chư giáo phẩm Ban Thường trực HĐTS, lãnh đạo các Ban ngành, Viện Trung ương, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành… đã tham dự.

Đại diện lãnh đạo chính quyền dự lễ có các ông Phan Thanh Bình, UV Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội; Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQVN; Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nhà cùng lãnh đạo các ban ngành trung ương và địa phương.

nhap thap (31).JPG
HT.Thích Bảo Nghiêm cung tuyên tiểu sử

HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã cung tuyên tiểu sử Trưởng lão HT.Thích Chơn Thiện. (bấm vào đây để đọc toàn văn)

Thay mặt Trung ương Giáo hội, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã đối trước Giác linh đài đọc lời tưởng niệm của Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN bái biệt một vị giáo phẩm lãnh đạo cao cấp của Giáo hội, nhà giáo dục Phật giáo, một học giả, nhà hoạt động xã hội có nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa cho Đạo pháp và Dân tộc. (xem toàn văn lời tưởng niệm tại đây)

nhap thap (5).jpg
HT.Thích Thiện Nhơn đọc lời tưởng niệm

Ông Phan Thanh Bình đọc điếu văn của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có đoạn: “Là một cao Tăng chân tu, dù là ở cương vị chức sắc cao cấp của Giáo hội, một công dân hay là người Đại biểu của Nhân dân, Hòa thượng đều tận tâm, tận lực cống hiến vì nước vì dân và luôn là tấm gương tiêu biểu của Giáo hội, là cầu nối cho sự gắn bó, hòa quyện giữa đạo và đời, sống trọn theo tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

nhap thap (34).jpg
Ông Phan Thanh Bình đọc lời truy niệm của Quốc hội

Ông Phan Thành Bình cũng bày tỏ niềm kính tiếc đối với sự ra đi của Hòa thương và cho đó là một tổn thất nặng nề, để lại nhiều tiếc thương sâu sắc đối với Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tăng Ni tín đồ Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.

Lời cảm tạ của Ban Tổ chức do HT.Thích Chơn Hương, Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã khép lại lễ truy niệm.

Chư tôn đức giáo phẩm, các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương và tỉnh đã đối trước Giác linh đài cố Hòa thượng thành kính dâng hương tưởng niệm lần cuối cùng.

nhap thap (16).jpg
HT.Thích Đức Phương đang thực hiện nghi thức phất trần kim quan

Ban Nghi lễ đã trang nghiêm cung thỉnh HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM thực hiện nghi thức phất trần. Sau đó, kim quan của Hòa thượng đã được cung thỉnh rời Giác linh đường, di chuyển trang nghiêm, hướng về bảo tháp trong tiếng niệm Phật đồng thanh của đông đảo Tăng Ni, Phật tử và âm vọng của chuông trống Bát-nhã trầm hùng liên hồi.

Lúc kim quan Hòa thượng được cung thỉnh rời Giác linh đường, trời bỗng đổ cơn mưa, liền sau đó lại chợt tạnh, như khóc tiễn ngài về cõi tịch diệt.

9 giờ 30, kim quan Hòa thượng được cung thỉnh nhập bảo tháp vô tung, chư tôn đức Tăng Ni, quan khách và Phật tử đã xúc động rải hoa lần lượt tiễn biệt một vị giáo phẩm, bậc Thầy khả kính.

Cũng trong sáng nay, tại trụ sở Trung ương GHPGVN, chùa Quán Sứ, Hà Nội đã trang nghiêm diễn ra lễ tưởng niệm HT.Thích Chơn Thiện với sự tham dự của chư vị giáo phẩm, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc VN, Quốc hội và các ban ngành đoàn thể.

Sau đây là những hình ảnh do nhóm phóng viên Báo Giác Ngộ thực hiện, từ Huế gởi về tòa soạn:

Lễ phát hành:

IMG_8069.JPG

nhap thap (41).JPG

nhap thap (66).jpg

nhap thap (9).jpg

nhap thap (8).jpg

nhap thap (10).jpg

Lễ truy niệm của Trung ương Giáo hội, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam:

nhap thap (35).jpg

nhap thap (26).jpg

nhap thap (27).jpg

nhap thap (28).JPG

nhap thap (4).jpg

nhap thap (12).jpg

nhap thap (30).jpg

nhap thap (32).jpg

nhap thap (31).JPG

img_9465.jpg

nhap thap (1).jpg

nhap thap (36).jpg

nhap thap (6).jpg

Lễ phất trần:

nhap thap (39).jpg

nhap thap (40).jpg

nhap thap (16).jpg

nhap thap (38).jpg

Cung thỉnh lư hương, long vị, di ảnh và y bát thượng giá, phụng tống kim quan nhập bảo tháp:

a bo sung (2).jpg

a bo sung (3).jpg

nhapthap-13.jpg

nhap thap (14).jpg

nhap thap (15).jpg

nhap thap (17).jpg

nhap thap (18).jpg

nhap thap (47).jpg

nhap thap (48).jpg

nhap thap (49).jpg

nhap thap (19).jpg

nhap thap (44).jpg

nhap thap (46).jpg

a bo sung (4).jpg

nhap thap (53).jpg

nhap thap (57).jpg

a bo sung (5).jpg

nhap thap (58).jpg

nhap thap (43).jpg

nhap thap (29).jpg

a bo sung (7).jpg

a bo sung (6).jpg

a bo sung (8).jpg

a bo sung (9).jpg

a bo sung (10).jpg

nhap thap (61).jpg

nhap thap (54).jpg

nhap thap (20).jpg

nhap thap (63).jpg

Rải hoa tiễn biệt:

nhap thap (25).jpg

nhap thap (21).jpg

nhap thap (22).jpg

nhap thap (23).jpg

nhap thap (24).jpg

a bo sung (11).jpg

nhap thap (62).jpg

a bo sung (12).jpg

15036656_959096687528266_7951465041584008705_n.jpg

a bo sung (1).jpg
Lễ an vị Giác linh

Quảng Điền - Quảng Hậu

Lễ nhập kim quan cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện

Lễ nhập kim quan cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện

Đăng lúc: 10:39 - 09/11/2016

Sáng ngày 09/11/2016 (10/10 năm Bính Thân) tại Tổ đình Tường Vân, phường Thủy Xuân, thành phố Huế đã trang nghiêm diễn ra Lễ nhập kim quan cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện – Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, XII, XIII, XIV; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam; Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương GHPGVN; Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế; Trú trì Tổ đình Tường Vân, Tp. Huế; Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Tp. Hồ Chí Minh tân viên tịch.
Quang lâm tham dự hộ niệm có Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương – Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT. Huế; HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN; chư tôn thiền đức HĐCM, HĐTS TƯ GHPGVN; chư tôn đức Tăng Ni các ban ngành, viện Trung ương; chư tôn thiền đức Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố; chư tôn đức Tăng Ni GHPGVN tỉnh TT. Huế; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế; các đơn vị, ban ngành trực thuộc Ban Trị sự; chư tôn đức môn phái Tổ đình Tường Vân; Tăng Ni các tự viện cùng đông đảo Đạo hữu Phật tử các giới.



Chư tôn đức Môn phái Tổ đình Tường Vân tác bạch cung thỉnh Chư tôn thiền đức quang lâm cử hành buổi lễ


Trang nghiêm cung thỉnh chư tôn thiền đức

Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương quang lâm Chứng minh



Chư tôn đức HĐCM, HĐTS GHPGVN


Về phía lãnh đạo chính quyền có ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT. Huế; ông Nguyễn Tài Tuệ - Phó GĐ Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh TT. Huế cùng quý lãnh đạo ban ngành các cấp.










Trong không khí trang nghiêm sâu lắng, HT. Thích Huệ Ấn – Sám chủ đã niệm hương và cử hành nghi lễ sái tịnh; toàn thể chư tôn thiền đức Tăng Ni cùng đông đảo Đạo hữu Phật tử đồng chắp tay niệm “Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật” nguyện cầu giác linh cố Hòa thượng tân viên tịch cao đăng Phật quốc, chư tôn đức môn phái Tổ đình đã cung nghinh nhục thân cố Hòa thượng nhập kim quan trong niềm kính tiếc vô hạn.


HT. Thích Huệ Ấn cử hành lễ Sái tịnh












Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nhà nước, Môn đồ pháp quyến và các Bác sĩ đã tận tình chăm sóc cứu chữa, nhưng vì tuổi cao sức yếu, Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 10giờ50 phút ngày 08 tháng 11 năm 2016 (nhằm ngày 09 tháng 10 năm Bính Thân). Trụ thế: 75 năm; Hạ lạp: 52 năm.


Cung nghinh nhục thân cố Hòa thượng nhập kim quan





















Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN quyết định tổ chức Lễ tang Giáo phẩm Lãnh đạo cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để tưởng nhớ công lao to lớn của Hòa thượng Thích Chơn Thiện đối với Đạo pháp và Dân tộc.












Đông đảo chư tôn thiền đức Tăng Ni đồng cầu nguyện











Lễ viếng bắt đầu vào lúc 14giờ00 ngày 09 đến hết ngày 16 tháng 11 năm 2016 (từ ngày 10 đến hết ngày 17 tháng 10 năm Bính Thân). Lễ truy điệu sẽ được cử hành lúc 07giờ00 ngày 17 tháng 11 năm 2016 (ngày 18 tháng 10 năm Bính Thân), sau đó phụng tống kim quan Hòa thượng nhập Bảo tháp trong khuôn viên Tổ đình Tường Vân.

ImageView (1)

Thông cáo đặc biệt của Trung ương Giáo hội về lễ tang HT.Thích Chơn Thiện

Đăng lúc: 21:08 - 08/11/2016

Hôm nay, 8-11, theo thông tin từ Văn phòng 2 TƯGH, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, thay mặt Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiếc báo tin Hòa thượng THÍCH CHƠN THIỆN viên tịch.

giacngo.vn1.jpg
HT.Thích Chơn Thiện (1942-2016)

Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; Đại biểu Quốc hội Khóa XI, XII, XIII, XIV; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam; Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương GHPGVN; Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế; Trú trì Tổ đình Tường Vân, TP.Huế; Viện chủ thiền viện Vạn Hạnh, TP.Hồ Chí Minh.

Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương vì sự nghiệp Đại đoàn kết Dân tộc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng Tuyên dương Công đức của GHPGVN và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 10 giờ 50 phút ngày 8-11-2016 (nhằm ngày 9-10-Bính Thân), tại tổ đình Tường Vân, TP.Huế.

Trụ thế: 75 năm; Hạ lạp: 52 năm.

- Lễ nhập kim quan chính thức cử hành vào lúc 8 giờ ngày 9-11-2016 (nhằm ngày 10-10- Bính Thân).

- Kim quan Hòa thượng được an trí tại tổ đình Tường Vân, đường Trần Thái Tông, tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, TP.Huế.

- Lễ viếng bắt đầu vào lúc 14 giờ, ngày 9 đến hết ngày 16-11-2016 (từ ngày 10 đến hết ngày 17-10-Bính Thân).

- Lễ truy điệu được cử hành lúc 7 giờ, ngày 17-11-2016 (nhằm ngày 18-10-Bính Thân), sau đó phụng tống kim quan Hòa thượng nhập Bảo tháp trong khuôn viên tổ đình Tường Vân.

-------------

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ TANG LỄ
CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH CHƠN THIỆN

Cũng trong hôm nay, 8-11, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS đã thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN ra Thông cáo đặc biệt số 422/TC/HĐTS, về Lễ tang Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Thông cáo kính gửi đến: Ban, Viện Trung ương GHPGVN, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.

Theo đó, Thông cáo viết: “Để tưởng nhớ công lao to lớn của Hòa thượng Thích Chơn Thiện đối với Đạo pháp và Dân tộc, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN quyết định tổ chức Lễ tang giáo phẩm lãnh đạo cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tang lễ cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện được tổ chức từ ngày 9 đến ngày 17-11-2016 (nhằm ngày 10 - 18-10-Bính Thân) tại tổ đình Tường Vân, đường Trần Thái Tông, tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để bày tỏ lòng kính tiếc đối với Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đề nghị quý Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành tổ chức đoàn viếng Tang lễ cố Hòa thượng tại Tổ đình Tường Vân; Đồng thời, tại Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự treo biểu ngữ với nội dung như sau:

VÔ CÙNG KÍNH TIẾC

HÒA THƯỢNG THÍCH CHƠN THIỆN
Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN
Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương GHPGVN

Viên tịch, ngày 8-11-2016 (ngày 9-10-Bính Thân)
Trụ thế: 75 năm, Hạ lạp: 52 năm.

Ghi chú: Biểu ngữ nền màu vàng, chữ đen.


Đây là Phật sự đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng, đề nghị quý Ban, Viện Trung ương Giáo hội, quý Ban Trị sự thực hiện tốt nội dung thông cáo đặc biệt này”.
Theo thông tin của Báo Giác Ngộ, lễ tang của Hòa thượng Thích Chơn Thiện được tổ chức trọng thể, Đức Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN làm Trưởng ban Lễ tang; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN làm Trưởng ban Tổ chức tang lễ.

BTV

VG (8)

TP.HCM: Trọng thể lễ mit-tinh kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN

Đăng lúc: 22:13 - 05/11/2016

Đông đảo quý khách, Tăng Ni, Phật tử đến Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM tham dự lễ mit-tinh kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN (7-11-1981 – 7-11-2016) diễn ra trọng thể do Trung ương Giáo hội kết hợp Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức vào sáng nay, 5-11.

aaa (3).JPG
Chư tôn đức niêm hương tạ Tam bảo

aaa (4).JPG
Tại chánh điện mới của Công trình Việt Nam Quốc Tự
Dự lễ mit-tinh có sự hiện diện chư tôn giáo phẩm: HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự PG TP.HCM, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ tại TP.HCM và chư tôn đức HĐCM; HT.Yoshimizu Daichi, nguyên Hội trưởng Hội Tịnh độ tông - Nhật Bản; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, cùng chư tôn đức Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, Văn phòng II TƯGH; ban, viện T.Ư; BTS PG TP.HCM, BTS PG các tỉnh, thành; BTS PG quận, huyện, Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại TP.HCM, Trường TCPH TP, chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử các tự viện TP.HCM tham dự.

Đại diện các cơ quan ban, ngành có sự hiện diện của ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước CHXHCNVN; Thượng tướng Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Công an; Lê Thanh Hải, nguyên UV Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Đỗ Văn Phớn, Phó Vụ trưởng Vụ Tôn giáo Ban Dân vận T.Ư; Võ Văn Thiện, Trưởng ban Công tác phía Nam - Ủy ban T.ƯMTTQVN; Huỳnh Cách Mạng, Phó Chủ tịch UBND TP; bà Nguyễn Thị Lệ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP; ông Nguyễn Hoàng Năng, Chủ tịch UBMTTQVN TP; Phạm Quang Đồng, Trưởng ban Tôn giáo TP; Đặng Quốc Toàn, Bí thư Quận ủy Q.10, đại diện các tôn giáo bạn, cùng đại diện các ban, ngành đoàn thể TP, Q.10.

Tri ân Tam bảo, chư tôn đức tiền bối hữu công, trước khi chính thức khai mạc lễ mit-tinh, chư tôn đức giáo phẩm đã niêm hương trước tôn tượng Đức Bổn sư Thích Ca tại chánh điện mới của Việt Nam Quốc Tự.

aaa (5).JPG
Nghi thức chào Quốc kỳ, Đạo kỳ

aaa (6).JPG
Không khí thiêng liêng của Đại lễ

Le ky niem 35 nam (9).JPG
HT.Thích Trí Quảng tuyên đọc Thông điệp Đại lễ của Đức Pháp chủ GHPGVN

Sau nghi thức chào Quốc kỳ, Đạo kỳ, HT.Thích Trí Quảng tuyên đọc Thông điệp Đại lễ của Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão HT.Thích Phổ Tuệ gửi Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử trong nước và ở nước ngoài, lời chúc mừng đại hoan hỷ, đại đoàn kết hòa hợp, đại thành tựu trong sứ mệnh phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của GHPGVN nhân Đại lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN.

Thông điệp gửi gắm, Giáo hội cần phải phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại văn hóa tôn giáo, chăm lo đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thông qua đó giới thiệu tới bạn bè quốc tế hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định nhằm xây dựng và phát triển đất nước, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

“Nhân Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN, tôi tha thiết mong muốn các cấp Giáo hội, các Ban, Viện ở Trung ương và địa phương, các sơn môn, hệ phái, Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử hãy nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm để trang nghiêm Giáo hội. Hơn lúc nào hết, Tăng Ni cần phải trau dồi giới đức, phẩm hạnh của một Tỷ-kheo, hạnh nguyện của một sứ giả Như Lai hành Bồ-tát đạo, tùy duyên bất biến giữ gìn giá trị nhân văn, bản sắc và sự trong sáng của đạo Phật trong thời đại ngày nay”, thông điệp nhấn mạnh.

aaa (7).JPG
Đại lễ mit-tinh diễn ra trang trọng

aaa (8).JPG
Nhiều đại diện cơ quan, ban, ngành T.Ư, TP.HCM tham dự

aaa (16).JPG
HT.Thích Thiện Nhơn đọc diễn văn Đại lễ 35 năm thành lập GHPGVN

Tiếp đó, HT.Thích Thiện Nhơn đọc diễn văn Đại lễ 35 năm thành lập GHPGVN, Hòa thượng nêu quá trình hình thành và phát triển GHPGVN trong 35 năm qua, đồng thời thành kính tri ân đến chư tôn đức tiền bối lãnh đạo Giáo hội qua các thời kỳ đã cống hiến công đức to lớn xây dựng Giáo hội.

Qua đó, cho thấy 35 năm qua, GHPGVN luôn đoàn kết, hòa hợp các Hệ phái Phật giáo trong ngôi nhà chung GHPGVN và vui mừng với những thành tựu Phật sự 35 năm qua của Tăng Ni, Phật tử cả nước với 13 ban, viện, 63 Ban Trị sự PG tại 63 tỉnh, thành. Hòa thượng tin tưởng với đường hướng đồng hành cùng dân tộc, GHPGVN tiếp tục làm lợi tích cho Đạo pháp và Dân tộc, chúng sinh, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.

aaa (14).JPG
Chư tôn đức tham dự

aaa (12).JPG
Đại diện các ban, ngành TP

aaa (19).JPG
ĐĐ.Thích Quang Thạnh báo cáo đôi nét thành tựu của Phật giáo TP.HCM

ĐĐ.Thích Quang Thạnh, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM báo cáo đôi nét thành tựu của Phật giáo TP.HCM. Báo cáo cho biết, thời kỳ đầu mới thành lập GHPGVN trên nền tảng 28 Ban Trị sự PG tỉnh, thành, THPG TP.HCM giữ vai trò tiên phong và quan trọng nhất cho sự nghiệp hình thành, phát triển mọi công tác Phật sự tại địa bàn TP nói riêng và cả nước nói chung.

Tại TP.HCM, sau nhiệm kỳ I kết thúc, kể từ nhiệm kỳ II đến nhiệm kỳ V, THPG TP do HT.Thích Thiện Hào làm Trưởng ban Trị sự, đến tháng 9-1997, HT.Thích Trí Quảng đảm nhiệm Quyền Trưởng ban, tháng 2-2000, HT.Thích Trí Quảng chính thức đảm nhiệm Trưởng BTS PG TP, từ đó đến nay với chủ trương “trẻ hóa năng lực”, hoạt động Phật sự BTS PG TP phát triển ổn định toàn diện với 12 ban, ngành trực thuộc. Hiện nay, TP có 1.325 cơ sở Giáo hội, 8.700 Tăng Ni và trên 15.000 Phật tử. Công tác từ thiện xã hội trong 35 năm qua đạt hơn 2.600 tỷ đồng.

aaa (13).JPG
Chư tôn đức Ni

aaa (18).JPG
Đại diện các cơ quan, ban, ngành T.Ư, TP.HCM tham dự

Do những thành tích đáng trân trọng của Phật giáo TP, HĐTS GHPGVN, UBND TP, UBMTTQVN TP đã tặng Bằng Tuyên dương công đức, Bằng khen đến tập thể BTS PG TP, các cá nhân.

Đại diện giới Tăng Ni, Phật tử trẻ, tại lễ mit-tinh, ĐĐ.Thích Thiện Quý, Chánh Thư ký BTS PG TP đã phát biểu tri ân chư tôn thiền đức tiền bối hữu công đã đặt nền móng vững chắc cho GHPGVN. Tăng Ni, Phật tử trẻ kế thừa hôm nay, nguyện cống hiến đức, tài, tri thức của mình để tiếp tục xây dựng, phát triển GHPGVN trong thời đại hội nhập, đáp đền công ơn to lớn của chư tôn thiền đức tiền bối.

aaa (33).JPG
ĐĐ.Thích Thiện Quý đại diện Tăng Ni trẻ phát biểu tri ân

aaa (34).JPG
Ông Nguyễn Hoàng Năng, đại diện các cấp chính quyền phát biểu

Tại lễ mit-tinh, ông Nguyễn Hoàng Năng, đại diện các cấp chính quyền phát biểu, ghi nhận và trân trọng thành quả của GHPGVN đạt được trong 35 năm qua. “Phật giáo Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thời kỳ nào Phật giáo cũng lấy đức từ bi, hỷ, xả, lấy chân -thiện-mỹ để giáo hóa chúng sanh, lấy trí tuệ và phụng sự đất nước làm sự nghiệp và phương châm hành đạo; giáo lý Phật giáo đã thấm nhuần trong đời sống của đông đảo nhân dân, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đã góp phần hun đúc nên những giá trị của con người Việt Nam, lịch sử Việt Nam ghi nhận Phật giáo Việt Nam có những đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp bảo vệ, và xây dựng đất nước…

Trong xu thế hội nhập của đất nước, MTTQVN tin tưởng Giáo hội cần phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc , chăm lo đời sống, tâm linh cho cộng đồng Phật tử và người mộ đạo. Mong rằng, Tăng Ni, Phật tử cần trau dồi giới đức và phẩm hạnh gìn giữ giá trị nhân văn bản sắc và sự trong sáng của Đạo Phật Việt Nam”, ông Năng nhấn mạnh.

aaa (28).JPG
HT.Thích Trí Quảng nhận Bằng Tuyên dương công đức của TƯGH

aaa (31).JPG
Ông Huỳnh Cách Mạng trao Bằng khen của Ủy ban Nhân dân TP

aaa (29).JPG
HT.Thích Trí Quảng nhận Bằng khen

Đại lễ mit-tinh Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, Ban Tổ chức đón nhận nhiều lẵng hoa chúc mừng của HĐTS GHPGVN, TƯ MTTQVN, Ban Dân vận T.Ư, Ban Tôn giáo Chính phủ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, gia đình nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, Thượng tướng Phạm Dũng, gia đình Thiếu tướng Trần Quốc Liêm, các tổng lãnh sự quán các nước tại TP.HCM, các ban, viện T.Ư, BTS PG các tỉnh, thành…

Tại lễ mit-tinh, Ban Tổ chức trao 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" của Ủy ban MTTQVN TP.HCM.

Đại lễ mit-tinh Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN kết thúc sau phần phát biểu cảm tạ của HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Tổ chức.

Dịp này, Ban Tổ chức triển lãm hình ảnh thành tựu nổi bật của các ban, ngành T.Ư và TP.HCM, một số ảnh các ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ đổi mới của Nhiếp ảnh Võ Văn Tường và ảnh nghệ thuật Phật giáo gắn với môi trường của các họa sĩ TP.HCM (phóng viên Giác Ngộ Online sẽ cập nhật thông tin đến bạn đọc)

Kính mời bạn đọc xem thêm chùm ảnh Đại lễ:

aaa (21).JPG
HT.Thích Thiện Pháp trao lẵng hoa chúc mừng của HĐTS GHPGVN

aaa (22).JPG
Ông Võ Văn Thiện trao tặng hoa của TƯMTTQVN

aaa (24).JPG
Ông Trần Tấn Hùng trao tặng lẵng hoa của Ban Tôn giáo Chính phủ

aaa (25).JPG
Bà Võ Thị Dung đại diện Thành ủy TP.HCM tặng hoa chúc mừng

aaa (26).JPG
Ông Đặng Quốc Toàn tặng hoa của Quận ủy Quận 10

aaa (12).JPG

aaa (9).JPG
Quý khách tham dự Đại lễ

aaa (8).JPG
Quý khách và đông đảo Tăng Ni, Phật tử

aaa (20).JPG
HT.Daichi từ Nhật Bản

aaa (32).JPG
Chư tôn đức nhận Bằng khen của UBND TP

aaa (15).JPG
Đại diện các tôn giáo bạn

aaa (27).JPG
TT.Thích Thiện Thống đọc quyết định Tuyên dương công đức cho BTS PG TP

aaa (2).JPG
BTS PG TP trao bảng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" TP

aaa (35).JPG
HT.Thích Thiện Tánh phát biểu cảm tạ

aaa (10).JPG
Hội trường Việt Nam Quốc Tự không đủ không gian cho Đại lễ

VG (10).JPG

VG (4).JPG
Đông đảo chư tôn đức Tăng Ni tham dự Đại lễ

VG (5).JPG

VG (6).JPG

VG (9).JPG
Đại lễ diễn ra trang nghiêm, trọng thể

VG (8).JPG
Quang cảnh Đại lễ Mit-tinh sáng nay

_MG_3418.JPG
Do sáng sớm nay trời mưa, Ban Tổ chức phải tổ chức trong hội trường
thay vì ngoài trời như dự kiến

VG (11).JPG
Phật tử phải ngồi ngoài sân

VG (12).JPG
Sân trước Việt Nam Quốc Tự sáng nay

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn, V.Giang

ANHBT (16)

TP.HCM: Trên 11,3 tỷ đồng ủng hộ đồng bào vùng lũ

Đăng lúc: 21:32 - 25/10/2016

Đó là trị giá tổng số tiền, quà được chư tôn đức Ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức hội thu, phát động ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt các tỉnh, thành Bắc Trung Bộ: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An… vào sáng nay, 24-10, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM.

ANHBT (2).JPG
Chư tôn đức chứng minh, tham dự lễ phát động cứu trợ đồng bào Bắc Trung Bộ
Chứng minh, tham dự buổi lễ phát động cứu trợ có HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS PG TP; ông Nguyễn Hoàng Năng, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP, đại diện các ban, ngành TP, Q.10…

Tại buổi hội thu, HT.Thích Trí Quảng kêu gọi sự ủng hộ của chư tôn đức Tăng Ni TP.HCM, thể hiện tinh thần từ bi của Đức Phật, Phật giáo đồng hành cùng dân tộc. Phật giáo TP.HCM cùng hướng về đồng bào bị thiệt hại do lũ lụt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ với sự chia sẻ thiết thực. Công tác ủng hộ cho đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt cần thiết trong giai đoạn này (theo tinh thần Thông bạch vận động của GHPGVN, cũng như Thư kêu gọi cứu trợ của UBMTTQVN TP.HCM).

ANHBT (16).JPG
HT.Thích Trí Quảng ủng hộ tại lễ phát động

ANHBT (17).JPG
Chư tôn đức ủng hộ cứu trợ đồng bào vùng lũ Bắc Trung Bộ

Tại lễ phát động cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt Bắc Trung bộ với sự ủng hộ tại chỗ của chư tôn đức Ban Thường trực BTS PG TP.HCM, ban, ngành trực thuộc, 24 BTS PG quận, huyện; Tăng Ni, Phật tử các tự viện TP.HCM. Tổng số thực phẩm, tiền mặt trị giá trên 11,3 tỷ đồng.

Số quà, tiền mặt phát động lần này sẽ được chư tôn đức Tăng Ni tổ chức các chuyến cứu trợ trao tặng trực tiếp đến các hộ gia đình ảnh hưởng bởi lũ lụt các tỉnh, thành Bắc Trung Bộ trong thời gian sớm nhất.

ANHBT (9).JPG
HT.Thích Giác Toàn đại diện các tịnh xá ủng hộ

ANHBT (8).JPG
TT.Thích Thanh Phong ủng hộ 2.600 phần quà

ANHBT (10).JPG
BTS PG quận 4

ANHBT (15).JPG
Chùa Hải Quang, quận Tân Bình

ANHBT (7).JPG
Quỹ Đạo Phật Ngày Nay ủng hộ 2.600 phần quà

ANHBT (12).JPG
Chùa Huê Nghiêm, quận 2

ANHBT (13).JPG
Phân ban Ni giới PG TP.HCM

ANHBT (14).JPG
NT.Thích nữ Từ Nhẫn ủng hộ 700 phần quà

ANHBT (11).JPG
Ban TTXH Báo Giác Ngộ

ANHBT (25).JPG
Chư tôn đức Tăng Ni TP.HCM tham gia ủng hộ cứu trợ đồng bào thiên tai

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Đăng lúc: 22:58 - 19/07/2016

Sáng ngày 18/7/2016, tại chùa Đại Tuệ (Nam Đàn), BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai công tác Phật sự 6 tháng cuối năm 2016.
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TW GHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, Chư Tôn đức Tăng Ni các chùa trong tỉnh.
Lãnh đạo UBND, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh.
6 tháng đầu năm 2016, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác phật sự trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 35 vị Tăng Ni đang sinh hoạt hợp pháp trên địa bàn, có 47 cơ sở thờ tự (46 chùa và 01 Niệm Phật đường), 17/21 đơn vị hành chính có hoạt động của Phật giáo, tham gia Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổ chức thành công Tọa đàm: "Định hướng, phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An".

Ban Trị sự đã quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Lam Sơn( Quỳnh Lưu). Phê chuẩn nhân sự Ban Hộ tự chùa Đồng Tương.Tổ chức khóa an cư kết hạ cho 43 hành giả tại 2 địa điểm, trong đó: Hạ trường chùa Đại Tuệ (29 vị) dành cho Chư Tăng có 28 Tỷ khiêu, 01 Sa di. Hạ trường chùa Cần Linh (12 vị) dành cho Chư Ni có 6 Tỷ khiêu Ni, 1 Thức xoa ma na, 1 Sa di Ni và 4 hình đồng Ni. Giới thiệu 02 vị đi học hệ Cao đẳng tại Học viện Phật giáo Hà Nội , cử các thành viên Ban Hoằng Pháp về tại các chùa, các đạo tràng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa để gặp gỡ đồng bào Phật tử.
Lễ khai bút và trồng cây tại chùa Đại Tuệ nhân dịp đầu xuân. Tổ chức thành công Lễ hội Hương sen xứ Nghệ năm 2016, lễ Phật đản, kỷ niệm 5 năm thành lập Phật giáo Nghệ An, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, thành lập CLB Hương Từ Bi chùa Hồng Phúc, chùa Hà quy tụ trên 50 thành viên, tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, sơ bộ toàn tỉnh có trên 45 ngàn Phật tử đã Quy y. Tổ chức tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN vào ngày 17/4. Các hoạt động văn nghệ Phật giáo được duy trì và ngày càng phát triển ở nhiều nơi, đăng tải kịp thời các tin tức Phật sự tại địa phương

Vận động công tác từ thiện trên 300.000.000đ, tặng ngàn ngàn suất quà trong dịp tết, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Trong công tác bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp NK 2016 – 2021. Được sự hiệp thương của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Ban Trị sự đã tiến hành các cuộc họp giới thiệu Ni sư Thích Diệu Nhẫn - Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, tham gia đại biểu HĐND cấp tỉnh . Đại biểu HĐND cấp huyện có 2 vị, đó là: Đại đức Thích Đồng Tuệ - Trụ trì Chùa Hà, tham gia Đại biểu HĐND huyện Nam Đàn . Đại đức Thích Tuệ Quang - Trưởng Ban Quản lý dự án xây dựng Chùa Gám - TVTL Yên Thành, tham gia Đại biểu HĐND huyện Yên Thành.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, những khó khăn, thách thức và thống nhất một số lưu ý, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Phát biểu bế mạc tại hội nghị Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, chỉ rõ Phật giáo tỉnh nhà cần phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết hoà hợp, vượt qua khó khăn thử thách, khắc phục yếu kém tồn tại, phấn đấu vì sự xương minh của Phật pháp, vì hạnh phúc an lạc cho chúng sinh. Xây dựng mối quan hệ thống nhất về lãnh đạo và tổ chức giữa Ban Trị sự với Tăng Ni, Phật tử thành viên tạo ra một sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết hoà hợp, làm nền tảng cho các hoạt động Phật sự vì Đạo pháp Dân tộc, làm tốt đời đẹp đạo.
Tại hội nghị, Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã tặng hoa chúc mừng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trưởng Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An nhận bằng tiến sỹ Tôn giáo học.

Dịp này, hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư tôn đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo.
Sau đây là một số hình ảnh buổi lễ:











Chư tôn giáo phẩm niệm phật cầu gia hộ














Hội nghị dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An


Toàn cảnh Hội nghị sơ kết










Đại Đức Thích Tâm Thành đọc báo cáo tổng kết Phật Sự 6 tháng đầu năm















Ông : Nguyễn Văn Long -Phó Ban Tôn Giáo phát biểu.




Ban trị sự Phật giáo tỉnh tặng hoa chúc mừng HT . Thích Thanh Nhiễu


Ban tôn giáo cùng các ban ngành tặng hoa chúc mừng.














Thượng Tọa Thích Thọ Lạc - Phó Ban Văn Hóa TW GHPGVN, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An bế mạc buổi lễ tổng kết.







Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Thấy nhân duyên là thấy Pháp, thấy Pháp là Như Lai

Thấy nhân duyên là thấy Pháp, thấy Pháp là Như Lai

Đăng lúc: 14:15 - 12/07/2016

Khóa bồi dưỡng trụ trì năm nay tại tổ đình Kim Cang vắng bóng Hòa thượng Đạt Đồng, Hòa thượng Tắc Ngộ và gần đây là Hòa thượng Thiện Thanh.
Tuy các ngài không hiện hữu trên cuộc đời, nhưng với tâm nguyện vì đạo, vị tha, vô ngã, tôi tin tưởng các ngài luôn gia hộ cho khóa học này được thành công. Sau đây, tôi có một số ý kiến xin chia sẻ với Tăng Ni.

Trước hết, nói về tông môn hệ phái, đó là việc tốt, nhưng nếu cố chấp vào đó cũng trở ngại lớn cho chúng ta. Kinh nghiệm của tôi thấy như vậy từ 50, 60 năm trước.

Thật vậy, đầu tiên tôi xuất gia ở Phật giáo Cổ truyền nằm trong sơn môn thuộc Lâm Tế gia phổ. Lúc đó, tôi gặp khó khăn, thầy này ở Lâm Tế gia phổ, thầy kia ở Lâm Tế Chúc Thánh, thầy nọ ở Lâm Tế chánh tông… Chỉ riêng dòng Lâm Tế đã tự phân chia như vậy, tạo thành bức tường ngăn cách giữa những người tu đạo Phật.

Lúc đó, Hòa thượng Thiện Hòa nói rằng chúng ta nên cắt bỏ tông môn hệ phái, vì tất cả chúng ta đều là đệ tử Phật. Ai xuất gia trước, người đó lớn. Người thọ giới sau thì nhỏ hơn. Dù thọ giới sau một đàn cũng là sau.

dhamma_wheel_fine.jpg

Nếu kẹt tông môn hệ phái, tôi thuộc đời Lâm Tế thứ 41, mang chữ Nhật. Hòa thượng Trí Tịnh cũng mang chữ Nhật. Như vậy, giữa tôi và Hòa thượng là huynh đệ, tức cùng trong một hệ phái đã như vậy.

Khi Phật học đường Nam Việt ra đời, tất cả chúng tôi thuộc hệ phái khác nhau, nhưng học chung một trường, có cùng một thầy thì trong học đường này, tất cả đồng là huynh đệ, ai thọ giới trước là lớn. Nhưng điều này cũng không giữ được lâu, cũng nảy sinh tư tưởng hệ phái.

Và hệ phái bấy giờ lại chia ra Phật giáo Cổ sơn môn, Phật giáo Tổng hội. Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã chia ra mười mấy hệ phái chống phá nhau, tự tiêu diệt nhau. Như vậy, chúng ta đã lọt vào cái bẫy ngoại đạo.

Năm 1963, nhiều người nghĩ rằng Phật giáo bị xé thành nhiều mảnh vụn, nên dễ bị tiêu diệt. Nhưng lắng lòng coi lại ai tiêu diệt mình, phải chăng các sơn môn hệ phái tự tiêu diệt nhau. May mắn, các vị lãnh đạo thức tỉnh. Các Hòa thượng đã thành lập Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, dù thuộc hệ phái nào, nhưng tất cả chúng ta đều vì sự tồn vong của Phật giáo, chỉ có một điểm chung là Phật giáo, nên hãy quên đi hệ phái.

Vì vậy, có 11 hệ phái ký tên thành lập Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo và năm 1964, trở thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Tuy nhiên, trong thâm tâm tôi, lúc đó còn có hai hệ phái không ký tên vào, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng. Đó là một hệ phái ở trong vùng giải phóng, đứng đầu là cố Hòa thượng Thiện Hào. Tuy ngài không ra ký tên, nhưng ngài đã làm việc quan trọng là đi các nước xã hội chủ nghĩa tuyên bố cho mọi người biết rằng Phật giáo tồn tại ở đất nước chúng ta. Ngoài ra, các nước thuộc khối tư bản, hay khối không liên kết đều ủng hộ Ủy ban Liên phái. Như vậy, rõ ràng Phật giáo chúng ta đoàn kết rất có lợi.

Một hệ phái nữa là Hội Phật giáo Thống nhất ở miền Bắc không ký tên, nhưng chính Phật giáo miền Bắc cũng tổ chức biểu tình, ra kiến nghị kêu gọi ủng hộ Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng có tất cả 13 hệ phái trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, không phải chỉ có 11 hệ phái. Thể hiện ý nghĩa hợp nhất 13 hệ phái, khi xây Việt Nam Quốc Tự, Giáo hội thành phố chúng ta đã xây tháp cao 13 tầng tiêu biểu cho 13 hệ phái đoàn kết tạo thành sức mạnh của Phật giáo.

Vì sự quan trọng vô cùng của sự đoàn kết, hòa hợp, khi Phật Niết-bàn, Ngài nói rằng ngày nào chư Tăng còn hòa hợp trong Chánh pháp của Phật là khi đó Phật giáo tồn tại vững mạnh, không có ngoại đạo thiên ma nào có thể phá hại chúng ta được.

Thể hiện tinh thần Phật dạy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời năm 1981, khẳng định lập trường rằng chúng ta thống nhất tổ chức, thống nhất ý chí và thống nhất hành động, nhưng pháp tu biệt truyền vẫn được tôn trọng. Tất cả mọi người có pháp hành riêng, miễn là ở trong Chánh pháp Phật; nói theo ngày nay là đa năng, đa dạng.

Thật vậy, chúng ta nhìn kỹ thấy rõ mỗi người một việc, một người không thể làm tất cả việc. Tổ chức chúng ta có sự tôn trọng lẫn nhau và chính cốt lõi này giúp Phật giáo chúng ta tồn tại. Nhưng muốn như vậy, chúng ta phải thấy theo Chánh pháp và sống đúng Chánh pháp. Nếu tu lệch ra ngoài Chánh pháp, sẽ đưa đến nhiều bất đồng, tranh chấp, cho đến tan hoại.

Không lệch ra ngoài là gì. Khi chúng ta còn ở trong vòng an toàn giống như Tề Thiên vẽ cho Tam Tạng phải ở yên trong vòng tròn an toàn, nếu lọt ra ngoài vòng an toàn này là bị yêu tinh bắt liền. Chúng ta tu, đừng bước ra khỏi vòng này. Vòng này là gì.

Trước nhất, Phật quy định chúng ta phải an cư kiết hạ ba tháng. Chúng ta có tuân thủ hay không. Thầy nào không tuân thủ pháp hành này, không phải đệ tử Phật và đã ra ngoài vòng an toàn rồi, phải bị ma bắt thôi.

Theo kinh nghiệm riêng tôi, từ năm 1961 đến 1962, 1963, trong mùa hạ ba năm liền, tôi không ra khỏi chùa Ấn Quang. Đó là quy định dành cho chư Tăng giúp chúng ta tìm được giải thoát trong vòng đai an toàn. Vì vậy, việc cấm túc an cư rất quan trọng đối với đời sống người tu.

Về sau, Hòa thượng Thiện Hòa mở rộng thêm, không đi ra ngoài trong ba tháng an cư, trừ khi có Phật sự do Tăng sai. Khi sống khép kín có lợi cho việc tu học, nhưng không lợi cho việc hoằng hóa. Như vậy, mở ra cho quý thầy đi giảng dạy, làm lợi cho đạo.

Tôi nhờ sống khép kín như vậy, nên dư thì giờ đọc sách, đọc kinh và lạy Hồng danh Phật. Lần lần đời sống tôi thâm nhập vào dòng thác trí tuệ Như Lai, gọi là Dự lưu. Không phải tôi bị bắt buộc, nhưng hạnh phúc được ở yên tu hành, không bị phiền não quấy rầy. Ở yên một chỗ, dư thì giờ tụng kinh, sám hối, tham thiền, dễ dàng dẫn chúng ta vào con đường giải thoát mà Phật vẽ ra cho mình.

Kinh nghiệm tu của tôi, phải giữ mình trong ba tháng an cư được Phật quy định. Thầy nào, chùa nào giữ đúng luật này, thì Phật nói có Thiên long giữ gìn. Tụng kinh Pháp hoa, thấy rõ điều này. Phật khẳng định rằng người nào tuân thủ pháp này, Ngài khiến Bát bộ Thiên long giữ gìn, người nào sống trong Thiền định, Ngài sai hóa nhân cúng dường đầy đủ và được thấy Phật, nghe Phật thuyết pháp. Đó là lộ trình mà Phật đã vẽ ra cho chúng ta. Còn đi hay không là ở ta.

Trong một năm, suốt chín tháng chúng ta bận nhiều việc, thì ba tháng an cư, cần nỗ lực thể nghiệm pháp Phật để thấy hằng sa Phật.

Làm đạo, thầy có công đức dễ làm đạo hơn. Nhưng thiếu công đức, chắc chắn gặp khó khăn vô cùng. Tu theo Phật, tất yếu phải ép vào khuôn tu hành.

Sáng nay, tôi giảng ở trường hạ Học viện Phật giáo TP.HCM, đây là năm đầu tiên, tôi ép Tăng Ni sinh viên vào khuôn tu hành, có học thì phải có tu. Người không ở trong nội giới tu hành ba tháng an cư, dù học giỏi cũng không được ra trường, vì có học nhưng không có hạnh.

Vì vậy, quy định của Học viện, ít nhất có hai năm nội trú, tức có tu, thể hiện được hạnh tu, sau này mới có thể ra làm đạo. Mới “có thể” thôi, chứ cũng chưa chắc, vì ra làm đạo, thiên ma ngoại đạo có vô số bẫy. Cho nên, chúng ta thấy có nhiều người tu học, nhưng được việc không nhiều.

Cần nhớ rằng người tu không an cư không phải đệ tử Phật, không được Thiên long Bát bộ giữ gìn, không được Phật phóng quang gia hộ. Tu như vậy, một thời gian sẽ rớt vào ngoại đạo, làm nô lệ cho ngoại đạo.

Điều thứ hai, Phật dạy rằng hành Bồ-tát đạo đáng quý, nhưng phải đắc Thánh quả A-la-hán mới có đủ đạo lực để hành Bồ-tát đạo. Chưa đắc A-la-hán, thì chưa tin được tâm mình, cứ nghĩ mình tốt, nhưng chắc gì mình tốt.

Tôi quan sát có người hành Bồ-tát đạo để mau thành Phật, nhưng muốn mau thì lại càng lâu. Vì vậy, Phật quy định phải đắc Thánh quả, chưa đắc Thánh quả mà muốn độ người, rất nguy hiểm.

Thầy chưa đắc Thánh quả muốn độ người xuất gia, nên bỏ ý này. Chưa đắc Thánh quả, độ người là gánh nặng vô cùng, vì đi một mình không nổi, còn đeo mang thêm, làm sao đi. Thật vậy, chúng ta xuất gia, từ bỏ tất cả để ra khỏi sinh tử, bản thân không đi nổi, còn gồng gánh thêm bà con nữa chỉ có nước ngã quỵ.

Phải tạm gác việc hành Bồ-tát đạo sang một bên. Tu Pháp hoa gọi điều này là thệ nguyện an lạc. Nói như vậy là lấy ý của Phật. Khi Phật đi xuất gia, Ngài hẹn khi nào được giải thoát sẽ quay lại hoàng cung độ quyến thuộc. Chưa đắc đạo thì Ngài không trở về nhà.

Thực tế chúng ta thấy thầy xuất gia mà còn kẹt gia đình, cha mẹ, anh em, bạn bè, khó đi xa, không giải thoát.

Phải một mạch đi tới để đạt giải thoát. Vì vậy, Phật quy định muốn đắc La-hán, phải theo lộ trình này, trừ trường hợp người có cha mẹ già không ai nuôi dưỡng, Ngài cho phép lo cho cha mẹ.

Tôi thấy có Tỳ-kheo tìm đất cất chùa, đất chưa tìm được đã chết, hay tìm được rồi, trả tiền chưa xong thì chết, hoặc ráng hơn, cất chùa xong cũng chết. Vì ráng quá sức, nên chết nhưng không biết về đâu.

Phải tìm đường giải thoát cho mình trước, hẹn người thân khi nào mình thành Vô thượng Chánh đẳng giác sẽ quay trở lại.

Có thầy bỏ được gánh nặng gia đình, nhưng nặng gánh chùa, nặng gánh bổn đạo, rồi than rằng làm trụ trì là làm dâu trăm họ.

Thiết nghĩ ta xuất gia không cần làm vừa lòng bất cứ ai. Người thật tu không lệ thuộc tình cảm, không lệ thuộc xã hội, không lệ thuộc thiên nhiên. Còn lệ thuộc những thứ này, chắc chắn còn trong sinh tử. Còn lệ thuộc vui buồn, vinh nhục, còn tiếp tục gánh sinh tử, dù mặc áo tu.

Phải làm sao không lệ thuộc xã hội, không lệ thuộc thiên nhiên, mình mới giải thoát. Thử hỏi các thầy cần bổn đạo, cần tiền bạc, cần chùa hay không.

Riêng tôi, sợ bổn đạo đông, sợ chùa lớn, sợ chùa nhiều, gánh không nổi. Sợ chức vụ mà Giáo hội giao phó, không gánh được, không phải đi tìm.

Tôi luôn suy nghĩ lúc nào mình phải buông. Vì Tăng sai, mình phải làm mọi việc với tất cả tấm lòng. Buông được phần nào, mình nhẹ phần đó.

Được Giáo hội giao phó, gọi là Tăng sai, chúng ta làm những chức danh Trưởng ban, Phó ban Ban này Ban kia. Tuy nhiên, lại có thầy ưa danh, lãnh chức nhưng không làm việc, như vậy xấu hổ hay không. Người hiểu đạo thì sợ danh, sợ đại chúng tin tưởng, giao phó mà không làm được. Nói như vậy không có nghĩa là thầy cô từ chối việc Tăng sai. Vì con mắt của Tăng thấy mình làm được mới giao việc, mình phải nỗ lực làm.

Trên bước đường tu, tôi nhờ Tăng sai, hết lòng làm, nên chư Tăng hộ niệm, hợp tác với mình. Còn chư Tăng không muốn mình làm, có làm cũng không thành công, nên phải từ chức, hay không được ai hợp tác phải từ chức. Thậm chí bị chống đối cũng phải từ chức.

Thí dụ Ban Trị sự thấy thầy có khả năng, nên bổ nhiệm trụ trì, thì phải dốc toàn lực phụng sự chùa, gọi đó là làm tôi cho Phật. Làm hết sức mình mà được Phật hộ niệm, chắc chắn việc thành tựu. Trái lại, nếu Phật bỏ, không hộ niệm, thì nên từ chức. Phật hộ niệm, việc khó mấy chúng ta cũng làm. Quyết tâm như vậy mới thành công.

Tôi có kinh nghiệm khi gặp khó, khổ, nhưng tôi không sợ, chắc chắn Phật thương mình, hộ niệm cho mình vượt qua khó, khổ. Phật hộ niệm, mình không thấy, nhưng quần chúng thương mình, hợp tác thì thấy. Đến nơi nào hành đạo, bà con hết lòng giúp đỡ, ta làm việc dễ dàng.

Xưa kia, các vị Tổ lập lều cỏ tu hành, không mua đất cất chùa, nhưng hành đạo, sức cảm hóa của các Ngài khiến quần chúng kính mến, nên họ hợp lực cùng nhau xây dựng chùa.

Chùa Kim Cang cũng vậy. Tổ đến đây không mua đất cất chùa, nhưng Ngài quán nhân duyên thấy dân chúng vùng này và Ngài có mối quan hệ vô hình, mới cất am tranh tu. Nghĩa là Tổ quán nhân duyên giữa Ngài và quần chúng xem Ngài làm được gì cho họ. Ngồi yên lặng, quán sát dân tình, thấy người bệnh nặng, thiền sư giỏi, biết đúng bệnh và làm thuốc cứu người. Kinh Dược Sư nói làm thuốc cứu người thì phước nhiều vô lượng, hiện đời được người kính trọng… sẽ thành Vô thượng Chánh giác. Người tu ngồi yên quán sát coi nhân dân cần gì, tìm cách giúp đỡ, nên được dân thương, kính quý và họ xây thêm nhà cho người đến tu học.

Ta chỉ lo tu giải thoát, người thương muốn làm theo ta để được thanh thản như ta thì họ tìm đến và ta dạy họ, họ tự tạo điều kiện sống. Ngày xưa, Tổ Huệ Đăng tu trong hang hổ, nhưng Ngài đắc đạo, các Hòa thượng ở khắp Nam Kỳ muốn học đạo, ra Bà Rịa ở với Tổ, rất đông, thì làm sao có chỗ cho các thầy ở. Các thầy phải lên núi che nhà ở, hái măng rừng ăn. Tổ chỉ tu. Nói rằng Ngài làm, nhưng thật ra là chư Tăng làm để sống, để tu. Vì vậy, chư Tăng đến đông, thì chùa lớn, mở rộng thêm.

Kinh nghiệm tôi thấy làm trụ trì phải quán sát nhân duyên giữa mình và dân chúng. Nếu ta thương họ, họ quý ta là chỗ đó ta hành đạo được. Như ngài Linh Hựu lên Quy Sơn dựng nghiệp, mở rộng tông môn, vì với huệ nhãn của người đắc đạo, vùng đất đó là nơi hành đạo của ngài. Nếu không thấy bằng mắt huệ, nhưng dùng tâm phàm tục hành đạo, là biến Phật đạo thành tà đạo, sớm muộn cũng thọ quả báo.

Tóm lại, giáo lý Phật tuy nhiều, nhưng chung quy gom lại một câu chính yếu rằng người thấy nhân duyên là thấy pháp. Người thấy pháp là thấy Như Lai. Các thầy suy nghĩ yếu lý của câu này trên đường hành đạo và áp dụng đúng đắn sẽ gặt hái được tiến bộ.

Cầu Phật gia hộ tất cả hành giả an cư luôn an lành trong Chánh pháp.

HT.Thích Trí Quảng

TP.HCM: Trang nghiêm tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức

TP.HCM: Trang nghiêm tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức

Đăng lúc: 19:06 - 27/05/2016

Tại Văn phòng Ban Thường trực HĐTS GHPGVN phía Nam - thiền viện Quảng Đức, Q.3, TP.HCM, chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS GHPGVN TP.HCM, Tăng Ni, Phật tử, môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm cử hành lễ tưởng niệm lần thứ 53 ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và hiệp kỵ chư Thánh tử đạo do Ban Thường trực HĐTS GHPGVN kết hợp BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức vào sáng nay, 26-5 (nhằm ngày 20-4-Bính Thân).

ANH BT (3).JPG

ANH BT (2).JPG
Chư tôn đức HĐCM, HĐTS, BTS PG TP, quan khách tham dự

Quang lâm chứng minh và tham dự có sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm: HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Hiển Tu, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Viên Giác, HT.Thích Giác Tường, đồng UVTT HĐCM.

HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS PG TP; HT.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Giác Toàng, đồng Phó Chủ tịch HĐTS, chư tôn đức Văn phòng II TƯGH, ban, viện T.Ư, BTS PG tỉnh Long An, Bình Dương; 24 BTS PG quận, huyện TP.HCM; chư Tăng Ni các trường hạ TP.HCM, môn đồ pháp quyến Bồ-tát Thích Quảng Đức.

Đến dự lễ tưởng niệm còn có các ông: Đỗ Văn Phớn, Phó Vụ trưởng Vụ Tôn giáo Ban Dân vận T.Ư; Trần Tấn Hùng, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Nguyễn Văn Tính, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP; Nguyễn Ngọc Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP; Phạm Quang Đồng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo TP; Nguyễn Văn Trãi, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Q.3 cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể quận 3.

ANH BT (5).JPG
Chư tôn đức tham dự lễ tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức

ANH BT (4).JPG
HT.Thích Thiện Pháp cung tuyên tiểu sử Bồ-tát

Tại lễ tưởng niệm, HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư đã cung tuyên tiểu sử Bồ-tát Thích Quảng Đức (1897-1963). Theo đó nêu lại hành trạng của Bồ-tát từ khi ngài mới xuất gia cho đến khi ngài thiêu thân đòi bình đẳng, hòa bình cho dân tộc, sự trường tồn của Đạo pháp.

Theo đó, năm 15 tuổi, Hòa thượng thọ giới Sa-di, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ-kheo và Bồ-tát giới, được Hòa thượng Bổn sư ban pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hành Pháp, pháp hiệu Quảng Đức.

Suốt cuộc đời hành đạo ở miền Trung và miền Nam, Hòa thượng đã khai sơn, trùng tu, xây dựng 31 ngôi chùa. Ngôi chùa cuối cùng nơi ngài trụ trì là chùa Quán Thế Âm, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Sinh thời, ngài được thỉnh giữ chức Kiểm Tăng cho Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa; Phó Trị sự và Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Tăng già Việt Nam, trụ trì chùa Phước Hòa (trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt).

ANH BT (6).JPG
Mô đồ pháp quyến Bồ-tát Thích Quảng Đức

Ngày 11-6-1963 (nhằm ngày 20-4-Quý Mão), trong cuộc diễu hành trên 8.000 vị Tăng Ni để đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo và sự tôn trọng lá cờ Phật giáo, cùng sự thực thi 5 nguyện vọng chân chính của Phật giáo nên ngài đã quyết định thực hành hạnh nguyện tự thiêu, cúng dường cho Đạo Pháp và đồng thời chứng tỏ những nguyện vọng chính đáng của Phật giáo…

Chính vì tâm nguyện này, bằng tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi, vô úy của đạo Phật, ngài đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt, Sài Gòn (nay là ngã tư Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu, Q.3), ngọn lửa thiêu thân ngài trở thành ngọn lửa vô úy – ngọn lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức, trái tim Xá-lợi để lại trở thành trái tim bất diệt trong lòng Tăng Ni, Phật tử khắp năm châu.

ANH BT (7).JPG
HT.Thích Thiện Nhơn đọc lời tưởng niệm

Trong không khí trang nghiêm, thành kính hướng về Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và chư Thánh tử đạo đã xả thân cho sự trường tồn của Đạo pháp, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt TƯGH và BTS GHPGVN TP.HCM đọc lời tưởng niệm.

“Bằng đức đại hùng, đại lực, đại từ bi của Bồ-tát, ngài đã lấy tình thương xóa bỏ hận thù, lấy tình thương phủ lên sắt thép, lấy tình thương hóa giải bất công, tàn bạo, góp phần thành công cho cuộc đấu tranh đòi bình đẳng, tự do tín ngưỡng tôn giáo… Thắm thoát, 53 năm đã trôi qua, dù không gian có biến dịch, thời gian có đi qua, quá khứ đã lui về dĩ vãng, lịch sử có sang trang, nhưng công đức mà Bồ-tát và chư Thánh tử đạo đã hy sinh cho Đạo pháp trường tồn, chúng sinh an lạc, tự do tín ngưỡng được tôn trọng sẽ còn sống mãi trong lòng người con Phật Việt Nam và lịch sử Phật giáo Việt Nam cùng thế giới”- Hòa thượng nhấn mạnh.

Ngày nay, con đường được mang tên Thích Quảng Đức, chạy ngang qua chùa Quán Thế Âm, quận Phú Nhuận và Tượng đài công viên Bồ-tát Thích Quảng Đức tại Q.3, là dấu ấn sự kiện cách nay 53 năm Bồ-tát đã tự thiêu thân cho sự trường tồn của Đạo pháp. Đó là một minh chứng hùng hồn cho lịch sử, mà thế hệ trước cũng như những thế hệ sau của nhân dân thành phố, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, TP.Hồ Chí Minh mãi mãi ghi nhớ và trân trọng công đức của Bồ-tát đã hy sinh cho Đạo pháp và Dân tộc.

ANH BT (9).JPG
Chư tôn giáo phẩm niêm hương tưởng niệm

ANH BT (12).JPG
Thành kính tri ân công đức của Bồ-tát cho Đạo pháp và Dân tộc

Tại lễ đường, TT.Thích Lệ Trang, Phó ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Nghi lễ PG TP đã thành kính xướng lễ cúng dường, chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS PG TP cùng quý khách đã thành kính niêm hương tưởng niệm công đức sâu dày của Bồ-tát đối với Đạo pháp và Dân tộc. Toàn thể đạo tràng chí thành dâng nén tâm hương tưởng niệm, nhất tâm tụng khóa Bát-nhã cúng dường Bồ-tát Thích Quảng Đức và chư Thánh tử đạo đã xả thân cho sự trường tồn của Đạo pháp.

Ngọn lửa thiêng hùng tráng, vô úy, từ bi của Bồ-tát Thích Quảng Đức và pháp thân lồng lộng của ngài, gương hy sinh cao cả của chư thánh tử đạo sẽ soi đường cho GHPGVN và Tăng Ni, Phật tử Việt Nam hoàn thành sứ mạng lịch sử thiêng liêng trọng đại, phát triển Giáo hội vững mạnh, trang nghiêm, ổn định trong lòng dân tộc.

ANH BT (11).JPG
Đại diện các ban, ngành T.Ư, TP.HCM niêm hương tưởng niệm

ANH BT (10).JPG
Phật giáo TP.HCM, các tỉnh, thành về tham dự lễ tưởng niệm

Bo-Tat Thich Quang Duc (12).JPG
Quý Ni trưởng, Ni sư thành kính tưởng niệm

ANH BT (1).JPG
HT.Thích Thiện Tánh thay mặt Ban Tổ chức đọc lời cảm tạ

Sáng nay, 26-5, tại tổ đình Quán Thế Âm, quận Phú Nhuận, trú xứ cuối cùng của Bồ-tát Thích Quảng Đức, chư Tăng, Phật tử đã trang nghiêm cử hành lễ tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức.

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn

Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo

Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo

Đăng lúc: 22:40 - 26/05/2016

Văn hóa chắp tay: Có đôi lúc những việc làm rất đơn giản trong việc xã giao, nhưng có người lại không để ý đến nó, từng cái chắp tay hay bắt tay, việc ăn mặc khi đến một nơi tôn nghiêm, và thể hiện sự tôn kính đúng chỗ. Chắp tay là nét đẹp truyền thống văn hóa của Phật giáo bật lên tính nhân văn và đặc thù.

Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ chính trị - Chủ tịch Ủy ban Trung Ương MTTQ Việt Nam chắp tay phát biểu tại buổi khánh tuế Đức pháp chủ Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tròn 100 tuổi.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Hình ảnh nhân văn đặc thù trong Phật giáo.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chắp tay cúi đầu chúc mừng Đức Pháp chủ nhân mùa Phật đản.

Tổng thống Obama chắp tay chào vị thầy xuất gia trong chuyến thăm tại chùa Phước Hải chiều ngày 24/05 vừa qua. Đây là một nét đẹp truyền thống của Phật giáo khi vị lãnh đạo một nước cường quốc đã thể hiện nét đẹp văn hóa này.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Người dân Sài Gòn đỗ xô ra đường đón chào vị tổng thống Mỹ. Vì lòng ngưỡng mộ và kính trọng đã cho chúng ta thấy ở hình ảnh hiếm có này.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Búp sen nở, nụ cười tươi, niềm vui trọn vẹn, cảm niệm tấm lòng của người dân Việt Nam.

Sau buổi gặp gỡ là buổi tiệc nhỏ và chia tay trong niềm vui của những người thân và bạn bè.Hy vọng sau cuộc gặp gỡ này sẽ là tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ đôi bên thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị và "Tình Con Người" trên Thế giới này lại với nhau hơn, đồng cảm và chia sẽ , lắng nghe giúp
đở nhau hơn . Cuộc gặp gỡ kết thúc tốt đẹp để lại trong vòng tay yêu thương và trí tuệ trong mỗi con Người với nhiều điều tốt đẹp và mang tính Nhân văn.

Người đàn ông quyền lực nhất thế giới Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc gặp gỡ hai người Phụ nữ quyền lực nhất trong Gia đình. Một người quyền lực nhất trong Quán Bún Chả và người còn lại quyền lực nhất trong Quán Nước Mía ven đường, để có cuộc hội thảo về Chủ đề tính Nhân bản và mang đầy ý niệm giữa tình con người với nhau. Đây là cuộc gặp gỡ thượng đỉnh hợp tác song phương đôi bên cùng có lợi trong không khí hân hoan ,bình dị, gần gủi mộc mạc và thân thiện.


Cúi xuống để vĩ đại
..."Người ta vĩ đại không phải vì người ta lúc nào cũng đứng thẳng, đăm chiêu, mà người ta vĩ đại vì đã biết cúi mình xuống và mỉm cười đúng lúc...."
ST


Doanh Doanh

Chùa Phúc Thành, Hưng Châu, Hưng Nguyên, NA, nhận quyết định bàn giao đất.

Chùa Phúc Thành, Hưng Châu, Hưng Nguyên, NA, nhận quyết định bàn giao đất.

Đăng lúc: 20:37 - 28/02/2016

Hôm nay ngày 25/2/2016 ,Căn cứ Quyết định số 125/QĐ-UBND.ĐC ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh về việc giao đất cho Chùa Phúc Thành xã Hưng Châu huyện Hưng Nguyên tại xã Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An để sử dụng vào mục đích xây dựng Chùa Phúc Thành.
Về bàn giao có Ông: Trần Ngọc Đăng : Phó Trưởng phòng Quản lý đất đai
Ông: Trần Bá Thắng : Chuyên viên đã đến bàn giao đất tại hiện trường quyết định số 77/QĐ- STNMT ngày 18/2/2016.
Đại diện các cấp lãnh đạo huyện Hưng Nguyên: Ông Nguyễn Hữu Hà: Trưởng phòng tài nguyên môi trường. Ông ; Phan Hồng Tiến : phó trưởng phòng nội vụ, cùng phái đoàn. Đại diện ủy ban nhân dân xã Hưng Châu, Ông Lê Văn Thịnh : chủ tịch Ủy Ban xã Hưng Châu, cùng phái đoàn. Đại diện xóm 4 xã Hưng Châu: Ông Nguyễn đình Cát : Bí thư chi bộ cùng phái đoàn.
Đại diện cho chùa phúc Thành có: Trụ trì Đại Đức Thích Định Tuệ. Ông Nguyễn Song Tùng: trưởng ban xây dựng, cùng các Phật Tử trong ban hộ trì của Chùa.
Căn cứ các mốc giới đã cắm tại thực địa do đơn vị tư vấn thực hiện đã được các thành viện tham gia giao đất tại hiện trường 13.270,5 m­­­2 cho chùa Phúc Thành xã hưng Châu, huyện Hưng Nguyên để sử dụng vào mục đích xây dựng Chùa Phúc Thành , Hưng Châu, NA.
Chùa Phúc Thành xã Hưng Châu huyện Hưng Nguyên đã nhận đủ diện tích, kích thước, hình thể lô đất được giao tại hiện trường đúng với Trích lục Bản đồ địa chính khu đất ( Đo, chỉnh lý bổ sung ) số 53/2015/BDDC/VPĐK” được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ngày 09/02/2015 và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng khu đất được giao kể từ ngày 25/02/2016. Thời gian sử dụng đất : Ổn định và lâu dài.
Sau lễ bàn giao đất các thành viên tham dự đều thống nhất ký tên đầy đủ vào biên bản bàn giao đất.
Sau đây là một số hình ảnh.































Tác giả bài viết: Ban Truyền Thông

Tai nạn giao thông qua góc nhìn nhà Phật

Tai nạn giao thông qua góc nhìn nhà Phật

Đăng lúc: 19:24 - 09/11/2015

TNGT dưới góc nhìn của Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng thư ký T.Ư Giáo hội Phật giáo VN tại Đại lễ cầu siêu


tai nan cau vuot thai ha
Vụ tai nạn kinh hoàng tại cầu vượt Thái Hà đêm 8/11
Đây là lần thứ 4 T.Ư Giáo hội Phật giáo VN phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức Đại lễ cầu siêu cho các nạn nhân thiệt mạng do TNGT.

"Chúng tôi mong, thông qua Đại lễ cầu siêu để cầu nguyện, khai sáng vong linh của các nạn nhân bị chết do TNGT, đồng thời cũng là để đem lại sự an lòng đối với gia đình của các nạn nhân. Đặc biệt, thông qua đó cảnh báo đến toàn xã hội những thông điệp an toàn khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng của chính mình, mong muốn toàn xã hội chấp hành tốt Luật Giao thông. Mỗi người hãy tự ý thức về bản thân mình và có trách nhiệm với chính sự sống của mình để đảm bảo hạnh phúc cho gia đình và toàn xã hội.

Cả hệ thống chính trị đang quyết tâm vào cuộc kéo giảm TNGT, những thiệt hại do TNGT gây ra là vô cùng lớn. Số người chết dù đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao. Tính mệnh của một con người là vô cùng quý giá, với hơn 7.000 người thiệt mạng do TNGT trong 10 tháng đầu năm là nỗi đau không chỉ riêng người nhà các nạn nhân mà còn là nỗi đau của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nó còn kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội, ngoài nỗi đau về tinh thần, còn thiệt hại nặng nề về kinh tế cho đất nước. Vì thế, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ thân thể của mình để kéo giảm TNGT.

Đối với triết lý của đạo Phật, luật nhân quả chi phối tư duy, chi phối hành động của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải ngăn chặn từ nguyên nhân không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Muốn ngăn chặn được nguyên nhân đó, một trong những việc rất quan trọng là công tác tuyên truyền đến quảng đại quần chúng ý thức khi tham gia giao thông, chỉ từ một sự bất cẩn, vô trách nhiệm với chính bản thân mình mà gây ra hậu quả vô cùng đau đớn cho gia đình và cả xã hội.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chỉ phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức Đại lễ cầu siêu mà còn chỉ đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành tổ chức lễ cầu siêu cho nạn nhân TNGT ngay tại địa phương. Bên cạnh đó, trong các bài giảng của các giảng sư, hoằng pháp của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tỉnh, thành đều đưa chương trình giáo dục ý thức tham gia giao thông vào giảng dạy để chỉ ra những mất mát, đau thương và kêu gọi tất cả mọi người bằng trách nhiệm với bản thân mình và xã hội thực hiện tốt nhất Luật Giao thông khi lưu thông trên đường. Bằng việc làm cụ thể đó, T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác định đây là việc làm đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho mọi người".

Thượng tọa Thích Đức Thiện
Tổng thư ký T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Trần Duy (Ghi)

tải xuống

Người tu không sợ "đói"

Đăng lúc: 18:54 - 29/10/2015

Bước tiếp những bước chân của sứ giả Như Lai về với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên ải, phiên dậu của non sông vì nơi đó thật sự cần chúng ta, bao trái tim chân chất đang đợi chờ, mời gọi sự dấn thân của tu sĩ trẻ.

Về với các em thiếu nhi bản Sán Sả Hồ, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang trong mùa Trung Thu vừa qua đã lưu lại trong tôi một cảm nhận sâu sắc về tấm lòng của người dân vùng cao và càng làm cho tôi cảm nhận sâu hơn lời dạy của Hòa Thượng Thiền Tâm trong thời kỳ khó khăn trước đổi mới rằng “Người tu không sợ đói”.

Trong thời gian đó sinh hoạt ở các chùa gặp nhiều khó khăn, các thầy phải tăng gia sản xuất để duy trì đời sống, phật tử đến chùa cũng rất ít, công việc phật sự gặp nhiều trở ngại làm cho không ít người hoang mang dao động kể cả các vị xuất gia…

Trong một lần nói chuyện với các tu sĩ tịnh xứ Hương Nghiêm Hòa thượng đã sách tấn…”Người tu không sợ đói”. Ngài kể lại câu chuyện rằng: "Vào một ngày Hòa thượng ngồi thiền tọa trên một ngọn đồi cho đến buổi trưa có hai em nhỏ chăn bò ở đồi cỏ bên cạnh đã đem một phần lon cơm trộn khoai mà các em đem theo để ăn đến cúng dường cho ngài”. Nơi vùng đồi núi cô quạnh chỉ có cỏ cây, đàn bò và hai đứa trẻ chăn bò nhưng hai em vẫn phát tâm dâng cơm cúng cho Hòa thượng rồi mới dùng… Điều Hòa thượng chia sẻ và sách tấn ấy đã làm cho rất nhiều tu sĩ trẻ chúng con lúc đó giữ vững niềm tin, vững bước trên bước đường tu tập của mình và chúng con nhớ mãi cho đến tận hôm nay.

Đem ánh trăng niềm tin hy vọng về với trẻ em vùng cao là chương trình mà Hội Sự Nghiệp Từ Thiện Minh Đức thực hiện suốt trong bảy năm qua. Năm nay chương trình về với trẻ em bản làng vùng cao nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn, lần đầu tiên trẻ em trong toàn xã ai cũng được khám nha, ai cũng được phát quà dự liên hoa văn nghệ, đốt lửa trại, phá cỗ mừng đón Trung Thu trong niềm tin yêu hy vọng. Buổi chiều đến với núi rừng vùng cao sao thanh thoát đến vậy… trong thời gian đợi các bạn Thiện Nguyện Viên Trẻ chuẩn bị cho khâu tổ chức văn nghệ và phát quà vào buổi tối, tôi đã đi dạo ra ngoài cổng ủy Ban xã để ngắm nhìn phong cảnh núi đồi trùng điệp ở nơi đây.

Ngồi nơi triền dốc trước cổng ủy Ban để ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên và cho lòng ngực mở toang hít thở trọn vẹn bầu không khí trong lành không ô nhiễm. Các em học sinh lại đến quây quần bên tôi, hỏi thăm :“Thầy có mệt không ?” “mấy hôm nay thấy Thầy vất vả vì chúng con quá !”

“Mấy hôm nay chúng cháu vui lắm, mong đợi đoàn về tổ chức trung thu mà chẳng nhắm mắt ngủ được”…thế mới biết các cháu rất vui và mong đợi chương trình như vậy, nên công lặn lội vượt chặng đường xa của đoàn đến với các em là điều nên làm.

Thầy trò chuyện vãng vui tươi, các em lại nêu đề nghị “Thầy ơi thầy ở lại đây, ngày mai đừng về thầy nhá !” “Nhà chúng con sắp ăn cơm mới rồi thầy ở lại ăn cơm với chúng con đi” “Thầy ở lại đây luôn với chúng con thầy nhá, chúng con chẳng muốn thầy về đâu”. Thế rồi các em lại khóc, những giọt nước mắt chân thành lăn tròn trên đôi má của các em làm cho tôi xao xuyến, bùi ngùi… Tôi hỏi “ Thầy là thầy tu, sức khỏe thầy lại không tốt, không làm ra tiền, thầy ở lại đây lấy gì mà sống?” Các em ríu rít trả lời trong tiếng nấc và tiếp tục mời gọi “Thầy ở lại đi, chúng con sẽ nuôi thầy” “thầy ở lại đi, chúng con sẽ hái rau nuôi thầy, không cho thầy đói đâu” “Ở đây với chúng con có cái ăn mà thầy”… những lời nói chân thành chất phát được thốt ra tự đáy lòng của các em làm chúng tôi không cầm được nước mắt. Những con người ở đây họ thật lòng như vậy, không khách sáo màu mè, bụng nghĩ sao thì nói vậy, thực sự mong muốn thầy ở lại, và thực sự không để thầy phải đói.

Trong tâm khảm chúng tôi lại nhớ đến lời sách tấn của Hòa thượng năm xưa… “Người tu thật sự không bao giờ sợ đói”. Sợ là sợ chúng ta không thật tu mà thôi. Người cư sĩ hộ pháp không bao giờ để điều đó xảy ra… Đạo pháp màu nhiệm là thế đấy. Bao nhiêu tấm lòng của những người tu sĩ muốn dấn thân vùng cao, vùng sâu, vùng xa ở nơi đó những người Phật tử khát khao ánh đạo đang chờ đón và mời gọi chúng ta. Ở nơi đó có những khó khăn thật sự nhưng người cư sĩ và Hộ Pháp không bao giờ để “Người tu phải đói”. Hãy đến và hãy đi để trải nghiệm điều màu nhiệm cao cả này.

Bước tiếp những bước chân của sứ giả Như Lai về với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên ải, phiên dậu của non sông vì nơi đó thật sự cần chúng ta, bao trái tim chân chất đó vẫn đợi chờ, mời gọi sự dấn thân của tu sĩ trẻ chúng ta.

Chia sẻ để cùng nhau vững tin và vững bước hơn trên hành trình hoằng hóa chúng sanh. Hãy tin, hãy bước và hãy đến với bao người !

Thích Giải Hiền

Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc gửi thư chúc mừng dịp Đại lễ Phật đản

Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc gửi thư chúc mừng dịp Đại lễ Phật đản

Đăng lúc: 07:46 - 23/05/2015

Nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2015-PL.2559, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã gửi thư chúc mừng Chư tôn đức giáo phẩm cùng toàn thể tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam.

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 10
  • Hôm nay 3,246
  • Tháng hiện tại 39,701
  • Tổng lượt truy cập 23,445,950