Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Tụng quyển 7, kinh Pháp Hoa

Tụng quyển 7, kinh Pháp Hoa

Đăng lúc: 18:56 - 10/09/2016

Phật dạy sanh làm người là điều khó, được gặp Phật pháp khó hơn và hiểu, ứng dụng Phật pháp vào đời sống tu hành cho đạt kết quả tốt đẹp càng khó hơn nữa.

Ngày nay trên thế giới có hơn sáu tỷ người, nhưng số người gặp được Phật pháp chưa tới 10%. Nhưng trong 10% số người gặp Phật pháp mà tin được thì không nhiều; vì gặp Phật pháp và tin Phật pháp do căn lành nhiều đời trước, nên sanh đời này, chúng ta mới gặp Phật pháp và tự nhiên tin Phật.
kinh-ph.png
Kinh Pháp hoa

Vào thời thơ ấu, lúc 6, 7 tuổi, tôi thấy bên cạnh nhà có người qua đời. Tôi nghĩ làm người sanh ra và chết thì uổng một kiếp người. Tôi biết suy nghĩ như vậy từ thuở nhỏ, thì may mắn tôi đọc báo Từ Bi Âm do thân phụ tôi mua. Phần lớn trong báo này nói về tiền thân của Đức Phật. Đó là tôi có duyên với Phật pháp, từ đó, tôi nghĩ về Phật, tin Phật và theo niềm tin đó, tôi đi tìm đạo.

Vào thời đó, người có căn lành tìm thầy dìu dắt tu hành đã khó, mà học đạo được càng khó hơn. Riêng tôi, nhờ căn lành đời trước, tự nhiên từ trong sâu kín tâm hồn, thường nghĩ đến Phật và tin Phật. Tuy nhiên, tin Phật và lạy Phật, ai cũng làm, nhưng đạt được kết quả không nhiều.

Người có căn lành và niềm tin ở Phật, siêng năng lạy Phật, tụng kinh, cũng tìm được sự an lành trong lòng, nhưng gặp thầy khai ngộ thì khó nữa. Vì vậy, học kinh, tụng kinh có phước, nhưng áp dụng được trong cuộc sống thì khó hơn.

Tôi may mắn có duyên với kinh Pháp hoa, vì từ 12 tuổi mà đã ra tới Tân An, gặp Hòa thượng Đạt Vương cho bộ kinh Pháp hoa bằng chữ Nho, tuy không đọc được, nhưng rất quý và phát tâm xuất gia, luôn ôm bộ kinh này theo. Vì không đọc được, không hiểu, nhưng nhờ căn lành làm tôi tin tưởng đây là vật quý giá.

Tới với Phật pháp, tin Phật và quan trọng là bước đầu tôi tìm đạo. Đầu tiên, tôi cũng tới tổ đình Giác Lâm, gặp Hòa thượng Viện chủ, sau đó qua Giác Viên gặp Hòa thượng Giáo thọ, đó là hai ngôi chùa duy nhất ở thành phố này vào thời đó có tụng kinh Pháp hoa chữ Hán.

Và thấy tôi ôm bộ kinh Pháp hoa, Hòa thượng nói chú có duyên với kinh này. Tôi nhắc Tăng Ni, Phật tử, ai có duyên với kinh Pháp hoa, tự nhiên quý trọng kinh và tin tưởng kinh, người đó sẽ được Phật hộ niệm, được Hộ pháp long thiên giữ gìn và Hộ pháp chỉ đường cho mình đi tầm sư học đạo.

Thật vậy, trong thời gian đó, tôi gặp một vị sư không biết tên, nhưng nói giọng miền Trung, nên được gọi là thầy Huế. Gặp tôi, ông nói chú đi ra chùa Phước Tường, gặp Hòa thượng Bửu Ngọc, có duyên học được. Chùa Phước Tường cũng thuộc tông môn của Giác Lâm chúng ta.

Và ở Phước Tường mấy tháng, ông thầy này trở lại chùa nói với tôi rằng chú có duyên với Hòa thượng Huê Nghiêm hơn. Trên bước đường tu có Bồ-tát chỉ đường là vậy.

Ở chùa Huê Nghiêm một năm, ông lại chỉ tôi muốn đi xa con đường đạo, nên vào Phật học đường Nam Việt. Và khi tôi tốt nghiệp xong, ông đến nói chú nên sang Nhật học.

Vì vậy, tôi có cảm giác Phật đã khiến vị thầy này đến chỉ đường cho tôi đi học đạo trong sự bình yên và thăng hoa. Nếu không có minh sư chỉ đường, lại gặp thầy tà, bạn ác thì thật khó tu.

Theo tôi, có niềm tin vững, được Phật hộ niệm, nên mình và Phật có sự gắn bó vô hình không nói được. Chính vì vậy, chúng ta thấy ai cũng tu, nhưng kết quả tốt thì không phải ai cũng được và kết quả của mỗi người cũng không giống nhau.

Và tôi gặp Hòa thượng Trí Tịnh dạy tôi kinh Pháp hoa. Ngài nói học kinh, nhưng phải hiểu nghĩa kinh. Tôi rất thích thú nghe ngài giảng kinh Pháp hoa và hiểu được nghĩa kinh là bước thứ hai, tôi có duyên với kinh Pháp hoa.

Phật tử tụng kinh Pháp hoa đòi hỏi chúng ta phải hiểu nghĩa lý trong kinh. Riêng tôi, hiểu được nghĩa kinh Pháp hoa và vào chùa Ấn Quang tu học, gặp cố Hòa thượng Trí Hữu là vị chân tu có niềm tin sâu sắc với kinh Pháp hoa. Mỗi ngày, Hòa thượng tụng một bộ kinh Pháp hoa xong, thì đốt một liều hương trên đầu để cúng dường Phật. Hết chỗ đốt trên đầu, Hòa thượng đốt hương lên hai cánh tay, hết chỗ đốt ở cánh tay, Ngài lại phát nguyện đốt bứt ngón tay. Ngài đã thể hiện niềm tin vững mạnh trong cuộc đời tu hành. Tôi hỏi ngài đốt như vậy có nóng không. Ngài nói nóng thì làm sao đốt được.

Có thể hiểu tu hành được Phật hộ niệm ở độ cao, mình bắt đầu vào định của kinh Pháp hoa, thì không bị sự chi phối của thân tứ đại, của xã hội và thiên nhiên. Thực tế cho thấy nhiều người tu, say mê tụng kinh, quên ăn, quên ngủ, không bị đói khát, nóng lạnh chi phối.

Người tu theo Nguyên thủy đạt đến sở đắc này, gọi là Dự lưu, tức vào dòng Thánh. Người tu Pháp hoa đến đây cũng vậy, sống ngoài khen chê, không ăn ngủ cũng không sao. Hòa thượng Thanh Kiểm nói lúc đói, không có gì ăn, thì uống nước quên đói. Ai có căn lành, có niềm tin cảm nhận được ý này. Riêng tôi, khi say mê nghiên cứu Phật pháp, thấy được điều lạ là suốt ngày không ăn, cũng không nghĩ đến ăn, nhưng không thấy đói.

Người tụng kinh không đói, vì thâm nhập pháp Phật, nên Pháp thân hiện ra, khiến cho người khác nhìn thấy pháp Phật ẩn bên trong con người bằng xương thịt của họ. Còn mình cũng tu và nghĩ rằng mình phải làm việc nào đó để cho người quý trọng, nhưng không được quý trọng thì buồn.

Thực tu, không cần ai nghĩ đến mình, không cần ai quý trọng mình. Nhưng một ngày mình sống với pháp là ngày đó, Pháp thân Phật đã hiện ra, thì kinh Pháp hoa, Đức Phật nói rằng người đó đã đến đạo tràng, trong thân của họ có sẵn Đức Phật. Ông bảo trời người phải nên cúng dường như cúng chư Phật.

Điển hình cho ý này, đó là Phật Thích Ca, Ngài là thái tử, nhưng trong tâm thái tử đã có Phật, nên Ngài hiện tướng Phật. Vì Ngài là Phật thiệt, nên hiện tướng Phật suốt 49 năm giáo hóa độ sanh, không thay đổi. Còn chúng ta chỉ có một niệm tâm thanh tịnh, hay một ngày thanh tịnh mà thôi, thì niệm tâm đó có Phật, ngày đó có Phật. Và sau đó, nếu nghĩ đến ăn, Phật biến mất và mình trở thành ngạ quỷ.

Hòa thượng Thiện Tường khi còn sanh tiền, chuyên tụng kinh Pháp hoa. Ngài nói rằng không cần gì, chỉ muốn tu, nhưng người ta đem cúng tiền, gạch ngói, bắt buộc phải làm. Nhưng đến khi Hòa thượng dấn thân làm thì thiếu trước hụt sau.

Tôi phát hiện những gì mà mình khởi tâm vọng niệm, Phật liền biến mất, giữ tâm thanh tịnh, Phật xuất hiện. Vì vậy, giữ được Phật trong lòng, không có cảm giác đói, khát, nóng, lạnh. Người tụng kinh Pháp hoa có kết quả, thâm nhập ý kinh, tụng suốt ngày, không khát nước, nhưng có cảm giác có nước ngọt trong cổ và âm thanh còn tốt hơn. Còn người vừa tụng kinh vừa uống nước, hoặc tụng kinh thấy đói, vì chỉ tụng trên đầu môi chót lưỡi bộ kinh bằng giấy trắng mực đen thôi.

Và tụng kinh, dù trời nóng 40 độ, nhưng không thấy nóng, đó là đã vào cửa đạo. Bình thường, ngồi một chút thấy nóng và thấy nóng rồi lại thấy nóng hơn. Người tu ngồi yên trong chánh niệm, không cảm giác nóng lạnh. Tôi gặp nhà sư Ấn Độ ở Ý. Vào mùa đông, tôi phải mặc hai, ba lớp áo vẫn lạnh. Ông này chỉ mặc một áo. Tu hơn nhau ở điểm đó.

Người thâm nhập đạo, gọi là Nhập lưu, tức vào dòng thác trí tuệ, nên không kẹt vào xã hội, không bị thiên nhiên chi phối, là xuất thế. Thực tu sẽ đạt được kết quả này. Nếu không tới chỗ này, mà cứ nghĩ theo vọng tưởng những cách khác, cuộc đời tu cũng chẳng được gì. Cần nỗ lực thực tập pháp Phật miên mật, đúng đắn, chắc chắn gặt hái được sở đắc, sở chứng mà kinh thường ví như người uống nước mới biết nước nóng lạnh thế nào.

Hòa thượng Huê Nghiêm nói Tổ Huệ Đăng dạy không cần tụng hết bộ kinh Pháp hoa, chỉ tụng quyển thứ 7 của bộ kinh này. Thiết nghĩ người đi trước chứng ngộ, thấy được điều mà người phàm không thấy, nên họ dự vào hàng Thánh, tức họ cũng là người, nhưng được quý trọng như Thánh. Tu hành khác nhau ở điểm đó.

Tôi suy nghĩ tại sao Tổ dạy tụng quyển 7 kinh Pháp hoa và phát hiện những điều kỳ vĩ mà Phật đã dạy trong quyển 7. Ai có nhân duyên căn lành sẽ nhận ra.

Quyển 7 kinh Pháp hoa đầu tiên nói về tiền thân của Bồ-tát Dược Vương, gọi là Dược Vương Bồ-tát Bổn sự. Bổn sự là việc làm của Bồ-tát ở kiếp trước mà tạo nên thành quả trong kiếp này, vì tất cả việc của quá khứ đều hiện ra trong hiện tại. Thí dụ đọc kinh Bản sanh thấy rõ do nhiều đời hành Bồ-tát đạo mà Phật Thích Ca thành tựu quả vị Phật. Và Đức Phật đã dạy Bồ-tát pháp hành này, mở đầu là Bồ-tát Dược Vương.

Kiếp trước Ngài Dược Vương được tôn danh là Nhứt thiết chúng sanh Hỷ kiến Bồ-tát, nghĩa là tất cả chúng sanh đều muốn thấy vị Bồ-tát này và thấy Ngài, họ vui mừng.

Trên thực tế, có người mà mình muốn thấy, có người mình không muốn thấy. Có người mình thấy thì được an lạc. Kinh Pháp hoa nói rõ lý này rằng ai thấy người này, tâm được an. Vì vậy, ai gặp mình mà khó chịu, phiền não thì mình chưa phải là hành giả Pháp hoa.

Tại sao mọi người muốn thấy Bồ-tát Dược Vương. Hiểu sâu là Ngài có ba nghiệp hoàn toàn thanh tịnh, không làm việc ác, không nghĩ điều ác, không nói lời ác.

Người mà thân nghiệp không thanh tịnh, phạm tội sát, đạo, dâm; khẩu nghiệp phạm tội nói không đúng sự thật, nói lời hung ác, nói lời gây chia rẽ, nói thêm bớt, bịa đặt. Chắc chắn chẳng ai muốn giao lưu với người như vậy. Và ý nghiệp thanh tịnh, không tham, sân, si.

Thể hiện cốt lõi này, Phật khuyên người tu Pháp hoa phải giữ ba nghiệp thanh tịnh. Nếu không giữ ba nghiệp thanh tịnh, dù có tụng kinh nhiều, chưa chắc đạt được kết quả tốt.

Trong ba nghiệp thân, khẩu, ý, quan trọng là ý chỉ đạo hành động. Tôi thấy điều này rõ, khi tâm mình thanh tịnh, thương người mới có lời nói dễ thương. Tâm mình không thích, nói gì cũng không tốt như viên thuốc đắng bọc đường.

Phát xuất từ tâm thanh tịnh, nên họ nói, hay rầy la, mình vẫn thấy tốt. Điển hình là Phật, không phải lúc nào Ngài cũng nói ngọt với Tỳ-kheo, nhưng lời giáo huấn của Phật toát ra tâm từ bi vô lượng chỉ muốn cứu độ mọi người, nên đại chúng cảm động, thành tâm tiếp nhận lời Phật dạy.

Tu Pháp hoa, đầu tiên phải giữ ba nghiệp thanh tịnh. Cốt lõi này được thể hiện qua hình thức pháp y trong ruột màu trắng tiêu biểu cho sự thanh tịnh và bên ngoài màu vàng là Phật pháp. Lấy Phật pháp, lấy kinh bọc tâm mình lại. Hễ tâm còn thanh tịnh, Phật còn hộ niệm. Nếu quên Phật pháp, muốn làm gì là việc của mình, Phật không hộ niệm.

Tâm đặt trong Phật pháp, trong kinh Pháp hoa là ngày đó tâm còn trong sạch nhờ lấy Phật pháp rửa tâm. Tôi tụng kinh là lấy pháp rửa sạch lòng trần thì sẽ hiện tướng giải thoát và lời nói trong sạch.

Tu hành, nghĩ đến Bồ-tát Dược Vương là nghĩ làm sao người thương và chấp nhận ta, đó chính là hành Bồ-tát đạo. Việc khởi tu của tôi, bước đầu cố gắng tối đa không làm mất lòng người, lời nói và hành động không mất lòng người. Còn Phật tử tu mà dụm lại nói chuyện, gây ra phiền não, thì Phật không hộ niệm. Phải nhớ lúc nào cũng lấy Phật pháp rửa lòng mình.

Trên Pháp y lần đầu có hoa sen 8 cánh tiêu biểu cho Bát Chánh đạo, vì trong Phật pháp căn bản là 37 Trợ đạo phẩm, kết thúc là Bát Chánh đạo chủ yếu gồm có lời nói đúng, thấy đúng, suy nghĩ đúng, việc làm đúng và việc làm lợi ích cho người.

Về sau, Pháp y có 7 hạt tiêu biểu cho Liên hoàn Thủ hộ. Số 7 là con số lý tưởng của Phật giáo. Hình thành vũ trụ và con người cũng từ con số 7 tiêu biểu cho Pháp giới. Khi kiết thất cũng 7 ngày và tụng kinh cầu siêu cho người qua đời cũng 7 ngày, 7 tuần.

7 hạt xếp thành hình vòng tròn cách đều nhau nói lên ý nghĩa tu hành trong đại chúng, tất cả mọi người là bạn đồng tu tương thân tương trợ, không chống phá nhau. Mình đứng giữa có 6 người xung quanh đứng cách đều nhau, ai cũng có khoảng cách trống, thì dễ tụng kinh và lễ lạy không đụng nhau. Cách sắp xếp vị trí hành lễ như vậy dễ làm mình thanh tịnh, vì hoàn cảnh thanh tịnh sẽ giúp tâm mình thanh tịnh. Ngày xưa, các chùa ở rừng núi, nên cảnh hoàn toàn thanh tịnh, tâm dễ dàng thanh tịnh theo. Cảnh động, con người dễ động tâm.

Vùng chùa Huê Nghiêm sình lầy, xây dựng chùa phải đóng cừ sâu tới 30m để chân móng được vững chắc và vùng này cũng không có đá. Tôi phải lên núi Thị Vải chở đá về. Nhìn đá gan lì, chịu được nắng mưa, tiêu biểu cho ý chí tu hành vững như đá. Tu mà không gan dạ để chịu đựng mọi chướng duyên, chắc chắn không thể ra khỏi sinh tử. Vì vậy, tôi chở đá về chùa Huê Nghiêm để nhìn đá mà lập chí tu hành.

Xung quanh chùa Giác Lâm có cây xanh tiêu biểu cho sức sống. Ở trong rừng cây mà tụng kinh, tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Vì vậy, cần tìm chỗ thích hợp để tu thì đạt kết quả dễ hơn. Đương nhiên người đắc đạo ở đâu cũng được, nhưng lúc đầu phải có chỗ đặt tâm vô. Cho nên chúng ta thấy chư Tổ thường lên núi rừng sâu, tránh xa người, tâm dễ thanh tịnh.

Tôi có thời gian ẩn cư ở núi không có người, chỉ có một mình, khỏi phải đối đãi, tính toán làm cái này cái kia, khiến cho tâm mình dễ thanh tịnh. Ở chốn phồn hoa đô thị, ta phải tùy thuộc xã hội và tùy thuộc người, tâm dễ bị rối.

Phẩm Dược Vương Bồ-tát nói Bồ-tát này được như ngày nay, vì Ngài không làm mất lòng người, chỉ làm vừa lòng người và giúp đỡ người, nên Dược Vương thành tựu pháp Nhứt thiết chúng sanh Hỷ kiến.

Vì vậy, pháp Bồ-tát, hay tu Pháp hoa, không làm mất lòng người, nhưng giúp đỡ người, nếu có điều kiện. Nếu không làm cũng được, nhưng kết quả không cao.

Tiến lên bước nữa, theo phẩm Diệu Âm Bồ-tát. Ngài không ở Ta-bà, nhưng khi Phật Thích Ca phóng hai hào quang từ vô kiến đảnh tướng và bạch hào tướng chiếu thẳng đến Diệu Âm, Ngài liền từ thế giới của Ngài qua Ta-bà. Kinh diễn tả là chúng hội không thấy Ngài, nhưng thấy hoa sen. Điều này thể hiện ý nghĩa Bồ-tát vào đời giáo hóa chúng sanh được ví như hoa sen tỏa hương thơm cho người. Cảm nhận hạnh cao quý của Bồ-tát khi đọc phẩm này, tôi cảm tác bốn câu thơ:

Bồ-tát đi vào đời

Sen nở khắp muôn nơi

Trang nghiêm cho cuộc sống

Ôi thật đẹp tuyệt vời.

Nghĩa là Bồ-tát xuất hiện bất cứ chỗ nào cũng trong sạch như hoa sen ở trong bùn. Nói cách khác, Phật pháp muốn hưng thạnh, dù cuộc đời có tệ hại, nhưng ta không tệ, giống như Diệu Âm đến Ta-bà hoàn toàn thanh tịnh.

Thể hiện ý này, Tổ Thiên Thai khuyên chúng ta không nên vào đời như bùn nhơ tội lỗi, nhưng tại sao chúng ta vào đời. Rõ ràng vì để thể hiện hạnh cứu khổ độ sanh theo Phật dạy mà chư Bồ-tát hiện thân trên cuộc đời này.

Đức Phật muốn mời Diệu Âm đến Ta-bà, Ngài phóng hào quang từ vô kiến đảnh tướng, nghĩa là muốn mời khách quý, lòng chúng ta phải cung kính. Dù Phật lớn hơn Diệu Âm, nhưng Ngài cũng mời Bồ-tát này với tâm cung kính. Xem thường người, làm sao họ tới được.

Diệu Âm nói rằng ai mời không đi cũng được, nhưng Phật Thích Ca mời, nhất định phải đi, dù cực khổ. Điều này cho chúng Ta-bài học rằng trên bước đường hành đạo, phải có bạn sống chết với mình. Muốn như vậy, phải cung kính người, dù họ nhỏ hơn mình.

Phật Thích Ca có vô kiến đảnh tướng, vì trải qua vô lượng kiếp tu hành, Ngài không xem thường ai. Điển hình như trong một kiếp quá khứ, Ngài là Thường Bất Khinh Bồ-tát, dù người tệ ác thô lỗ với Ngài, nhưng Ngài cũng một lòng kính trọng họ, nghĩa là kính trọng ông Phật trong tâm họ. Nhờ tâm kính trọng mọi người như vậy trải qua nhiều đời mà Phật Thích Ca có được vô kiến đảnh tướng. Trong khi thực tế, chúng ta thường thấy người giỏi hay xem thường người khác, nên họ chẳng được tôn kính và không ai muốn hợp tác.

Ngoài ra, Đức Phật phải phóng hào quang thứ hai từ bạch hào tướng tiêu biểu cho trí tuệ. Thật vậy, dù mình kính trọng người, mời họ, nhưng họ nghĩ mình không hiểu biết thì họ cũng không đến.

Vì vậy, hành Bồ-tát đạo, phải phát huy hiểu biết và tâm quý trọng người, vì có đủ hai điều này, người mới hợp tác với ta.

Tụng kinh, hiểu nghĩa lý kinh và phải làm theo Bồ-tát là điều quan trọng.

Vị Bồ-tát thứ ba là Quan Âm rất dễ thương. Ở hoàn cảnh nào, Ngài cũng tùy thuận được. Học hạnh Quan Âm, ở đâu mình cũng chịu lép và sống hòa thuận thì ai cũng thương.

Tổ Huệ Đăng khuyên chúng ta tụng một quyển thứ 7 kinh Pháp hoa là làm theo các Bồ-tát Dược Vương, Diệu Âm, Quan Âm, chúng ta mới được yên ổn trong cuộc sống.

Cao hơn nữa, ta theo Bồ-tát Phổ Hiền, nhưng chúng ta không thể giống Phổ Hiền, vì Ngài Phổ Hiền quá siêu việt. Quyến thuộc Bồ-đề của Ngài quá đông, quá tốt và làm được rất nhiều việc lớn.

Thật vậy, Phổ Hiền đến đâu, rải của báu đến đó. Kinh diễn tả rằng Phổ Hiền dùng sức thần thông tự tại, oai đức vô song, cùng chúng Bồ-tát, Bát bộ, Thiên long vượt qua các cõi, đến Kỳ Xà Quật…

Muốn được như Phổ Hiền, phải tu mười hạnh nguyện Phổ Hiền. Bồ-tát Phổ Hiền trong kinh Hoa nghiêm là nhân và Phổ Hiền trong kinh Pháp hoa là quả.

Tóm lại, chúng ta tu, đọc kinh, xem Bồ-tát làm gì mà được gọi là Bồ-tát, để từng bước chúng ta làm theo và được giống như các Ngài. Các Ngài hỗ trợ ta, vì ta làm thay các Ngài. Các Ngài không có thân tứ đại, nên không làm được, nên Ngài hợp tác cho ta làm.

Theo kinh nghiệm của tôi, thành tựu được việc khó là nhờ Bồ-tát gia hộ. Mong quý vị phát tâm tu Pháp hoa, đọc kinh, suy nghĩ và áp dụng đúng pháp để nhận được kết quả tốt đẹp. Cầu Phật gia hộ cho mọi người được an lành trên bước đường tu.
HT.Thích Trí Quảng

Phật giáo Nghệ An long trọng tổ chức Lễ Mãn Hạ và Vu lan báo hiếu

Phật giáo Nghệ An long trọng tổ chức Lễ Mãn Hạ và Vu lan báo hiếu

Đăng lúc: 21:42 - 29/08/2016

Sáng 29/8, tại Chùa Đại Tuệ (Nam Đàn) BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ Mãn hạ kết thúc 3 tháng An cư Kiết hạ và đại lễ Vu lan báo hiếu. Năm nay khóa an cư kiết hạ dành cho Chư Tăng được đưa lên non thiêng Chùa Đại Tuệ đánh dấu một mốc quan trọng, cũng là nơi để Chư Tăng có một thời gian tĩnh tu một cách tốt đẹp nhất . Trải qua 90 ngày được thực hiện nhiệm vụ của hàng xuất gia đầu Phật đến nay đã kết thúc khóa an cư kiết hạ, Chư Tăng được cộng thêm 1 tuổi Đạo đánh dấu sự tu hành vững chắc trên con đường " Hoằng Pháp Lợi Sanh " .
Về tham dự và chứng minh có : Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, UVTTHĐTS phó trưởng ban TTBVHTW, phó trưởng ban TTBTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Cùng các Chư Tôn Đức trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh , Chư Tôn Đức Tăng Ni hai hạ trường Chùa Đại Tuệ, Chùa Cần Linh
Về phía chính quyền có : Ông Võ Văn Tiến , phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An. Bà Hoàng Thị Quỳnh Anh , phó Giám đốc Sở thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Văn Long , phó ban tôn giáo sở Nội vụ tỉnh Nghệ An.
Đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, UBMTTQVN tỉnh, công an tỉnh, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ cùng đại diện lãnh đạo chính quyền huyện Nam Đàn và địa phương cùng đông đảo bà con phật tử gần xa.
Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An chủ trì buổi lễ .



Lễ Mãn hạ nhằm đánh giá công tác tu tập của Tăng, Ni trong 3 tháng An cư Kiết hạ (tháng tư đến tháng 7 âm lịch) theo truyền thống của Phật giáo. Mùa An cư Kiết hạ năm nay tại Nghệ An có 31 hành giả (30 Tỷ khiêu, 1 Sa di) tại trường hạ chùa Đại Tuệ và 12 vị Chư Ni tại trường hạ chùa Cần Linh. Ban TSGHPGVN Tỉnh đã tạo điều kiện cho các Tăng, Ni tu tập và đã cấp giấy chứng nhận cho Tăng, Ni tham gia tu tập trong lễ Mãn hạ này. Ý nghĩa của truyền thống tu tập trong 3 tháng an cư kiết hạ của người xuất gia, trong đó nhấn mạnh Giới luật là trọng tâm của lời Phật dạy cần phải giữ gìn. Sau khi hoàn thành khóa hạ, chư hành giả được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về Kinh, Luật, Luận và cũng được nghiên cứu về chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tôn giáo - từ đó phát huy hiệu quả cao hơn vai trò của Phật giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong khuôn khổ của chương trình, Ban Trị sự GHPG tỉnh đã tổ chức đại lễ Vu lan báo hiếu, với thời khóa tụng kinh Vu Lan và nghi thức cài hoa hồng. Đây là một nghi lễ bày tỏ lòng hiếu đạo của con cái đối với cha mẹ. Lễ vu lan ngày càng được biết đến như một dịp đền đáp công đức sinh thành . Nhân dịp này Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu ban đạo từ về ý nghĩa Vu Lan báo hiếu công ơn Cha Mẹ .
Vu Lan thắng Hội năm nay với nhiều chương trình phong phú nhằm dâng lên Hai Đấng sinh thành và báo đền ân nghĩa Tổ Tiên Từ ngàn xưa ,truyền thống hiếu thảo đối với Cha Mẹ đã trỡ thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc VN ,Sau lễ Vu Lan hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư Tôn Đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo trên bước đường truyền trì mạng mạch, thắp sáng đèn thiền, truyền đăng tục diệm, tiếp dẫn hậu lai, giúp cho giới cư sĩ tu tập ngày càng tinh tấn.
Sau đây là một số hình ảnh :





































































Thượng Tọa Thích Thọ Lạc đọc diễn văn khai mạc buổi Lễ

Đại Đức Thích Minh Hải đọc báo cáo tổng kết 3 tháng An Cư Kiết Hạ



Đại diện hàng Phật Tử đọc lời cảm niệm về Cha Mẹ



lễ cài hoa hồng lên Chư Tôn Đức Tăng Ni































Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu bao Đạo Từ




































Chụo ảnh lưu niệm.







Chụp ảnh lưu niệm




Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Thiền sư Tông Diễn & hành trình tìm lại người mẹ ly biệt

Thiền sư Tông Diễn & hành trình tìm lại người mẹ ly biệt

Đăng lúc: 18:16 - 12/08/2016

“Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Với tinh thần đó, đọc lại lịch sử Phật giáo Việt Nam, nhất là qua gương sống của chư vị thiền sư, các bậc xuất gia, ngoài công hạnh tu tập, hành đạo, chúng ta còn gặp nhiều câu chuyện hiếu đạo hết sức đặc biệt. Trong số đó, phải kể đến Thiền sư Tông Diễn.

minhhoa.jpg
Minh họa - Nhuận Thường

Chuyện ghi lại rằng, Thiền sư Tông Diễn, hiệu Chân Dung (1640-1711), người thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giang. Sư là Tổ thứ 2 của dòng thiền Tào Động ở Việt Nam. Ngoài đạo nghiệp, cuộc đời của Thiền sư Tông Diễn còn có một sự tích rất cảm động lòng người. Đó là câu chuyện về lòng hiếu thảo của ngài với người mẹ của mình.

Sư mồ côi cha từ nhỏ, mẹ tảo tần chạy chợ buôn bán để nuôi sư. Năm sư 12 tuổi, một hôm bà mẹ chuẩn bị gánh hàng ra chợ bán, dặn con: “Mẹ có mua sẵn một giỏ cáy (cua) để sẵn ở ao, trưa nay con giã cáy nấu canh, trưa về mẹ con mình dùng”. Bà gánh hàng đi rồi, gần đến giờ nấu cơm, sư ra ao xách giỏ cáy lên định đem giã nấu canh như lời mẹ dặn, song nhìn thấy những con cáy tuôn những hạt bọt ra, dường như khóc rơi từng giọt nước mắt. Xót thương quá, sư không đành đem giã, lại đem đến ao giở nắp giỏ thả hết.

Đến trưa bà mẹ đi bán về, vừa nhọc nhằn vừa đói bụng, hai mẹ con lên mâm cơm ngồi ăn, bà không thấy món canh cáy liền hỏi lý do. Sư thưa: “Con định đem đi giã, thấy chúng nó khóc, con thương quá đem thả hết”. Bà mẹ nổi giận, bỏ bữa cơm, chạy lấy roi đánh sư một trận như lôi đình. Sợ quá, sư chạy một mạch không dám ngó lại. Từ đó sư và mẹ ruột ly biệt.

Sau khi chạy khỏi nhà, sư mệt quá ngất đi và được một sư cụ đưa về chùa cưu mang. Từ đó sư ở chùa và rồi xuất gia. Sau khi đã tu hành sáng đạo, một bữa sư tọa thiền, lòng bỗng nhớ đến người mẹ xưa. Ngài nghĩ mẹ giờ chắc đã già yếu không có ai chăm sóc. Người tu hành từ bỏ đời sống gia đình nhưng ơn sinh thành dưỡng dục thì phải đền đáp. Nghĩ vậy ngài liền về quê cũ tìm mẹ nhưng tìm không ra. Bởi vì sau buổi lỡ giận đánh con đó, mẹ ngài cũng hối hận đi lang thang khắp nơi tìm con.

Đến hơn ba mươi năm sau, người mẹ thì cũng già yếu nên trở về quê cũ và mở một quán nước để làm kế sinh nhai và tiện việc hỏi han tin tức con mình. Suốt mấy chục năm bà chỉ mong tìm được đứa con trai duy nhất để nói một câu xin lỗi, có thế thì mới yên lòng nhắm mắt và gặp lại chồng dưới chín suối.

Về phần mình, sư vẫn dò la tin tức về người mẹ đã ly biệt. Một dịp, sư lại về làng cũ và vào quán trà của bà lão uống nước. Thấy bà lão đầu tóc bạc phơ đang châm trà bán cho khách, đợi đến lúc bà lão rảnh, sư mới hỏi thăm lai lịch. Bà thở dài than:

- Bạch sư cụ, chồng tôi mất sớm, có một đứa con trai mà nó bỏ đi mất từ khi được mười hai tuổi. Thân già hôm sớm không ai, tôi phải lập quán bán nước trà, kiếm chút ít tiền sống lây lất qua ngày.

Sư hỏi:

- Cụ có muốn vào chùa không, nếu cụ đồng ý thì chúng tôi xin thỉnh cụ về chùa để nương bóng từ bi trong những tháng ngày còn lại.

- Tôi già rồi đâu làm gì nổi mà vào chùa công quả, không làm mà ăn cơm chùa tội lắm.

Sư nói:

- Cụ đừng ngại, ở chùa có nhiều việc, người mạnh gánh nước bửa củi, nấu cơm, người yếu quét sân, nhổ cỏ, miễn có làm chút ít, còn thì giờ tụng kinh niệm Phật là tốt.

Bà lão thấy sư có lòng tốt bèn nói:

- Nếu sư cụ thương giúp kẻ cô quả này, tôi rất mang ơn.

Sư hẹn ít hôm sau sẽ có người đến đón bà về chùa. Về chùa, sư họp Tăng chúng nơi sư đang trụ trì hỏi ý kiến có thuận cho bà lão cô quả ấy ở chùa không. Toàn chúng đều đồng thuận mời bà lão về chùa. Sư cho cất một am tranh trong khuôn viên chùa, cho người đi rước bà lão về ở đây. Mỗi hôm, sư phân công bà lão quét sân chùa hay nhổ cỏ, tùy sức khỏe của bà. Sư luôn luôn nhắc nhở bà tu hành và mỗi sáng đều qua am thăm hỏi bà lão.

Được một thời gian, bà lão lâm bệnh, sư tự thân nấu cháo săn sóc bà lão khiến các đệ tử đều thấy lạ. Biết bà lão không sống được bao lâu, song vì có duyên sự phải đi vắng năm bảy hôm nên trước khi đi, sư dặn dò mọi người: Nếu bà lão có mệnh hệ gì thì chúng Tăng cứ làm đủ lễ nghi nhưng khi liệm thì đừng vội đậy nắp áo quan, đợi sư về sẽ đậy sau.

Đúng như lời sư đoán, bốn năm hôm sau bà tắt thở, Tăng chúng làm đúng như lời sư dặn, chỉ để bà trong áo quan mà không đậy nắp. Hai hôm sau sư về, nghe bà lão mất còn để trong áo quan. Sư về nhìn mặt lần chót, đi quanh quan tài 3 lần rồi đậy nắp quan lại. Sau đó sư nói to:

- Như lời Phật dạy: Một người tu hành ngộ đạo cha mẹ sanh thiên, nếu lời ấy không ngoa xin cho quan tài bay lên hư không để chứng minh lời Phật.

Nói xong sư liền cầm tích trượng gõ ba cái, quan tài từ từ bay lên hư không, rồi hạ xuống. Lúc ấy mọi người mới biết bà lão là mẹ của sư.

Hòa thượng vừa dứt tiếng, chiếc quan tài bỗng như có một lực đẩy, từ từ nâng lên cao, sát mái am tranh, lơ lửng. Mọi người đồng loạt quỳ xuống, chắp tay, ngẩng mặt nhìn lên trong một niềm kính ngưỡng tột cùng. Mắt Hòa thượng sáng ngời, an trú trong giây phút hiện tại tuyệt vời, một giây mà đằng đẵng thiên thu.

Tâm hiếu của người con hòa lẫn trong tâm từ của một bậc chân tu đắc đạo, nở tung như đóa sen tỏa hương tinh khiết, tuy vô hình mà bất diệt, tuy vô thanh mà tràn ngập âm hưởng diệu kỳ, tuy vô tướng mà chan hòa khắp cùng cõi giới.

Khi chiếc áo quan nhẹ nhàng trở về chỗ cũ, người ta thấy gương mặt bà cụ - bây giờ đã rõ là thân mẫu của sư trụ trì - tươi nhuận rạng rỡ. Mùi hương lạ lại tỏa ra phảng phất quanh nhà. Mọi người đứng bất động, đắm mình trong niềm phúc lạc ngàn năm chưa dễ có.

Nơi quán nước ngày xưa của mẹ, sư bèn lập một ngôi chùa đặt tên là Mại Trà Lai tự. Am tranh mẹ từng ở có tên là Dưỡng Mẫu đường, sớm chiều khói hương nghi ngút.

Đó là một trong nhiều câu chuyện trong hành trạng của vị thiền sư Việt Nam đạo phong, liên quan tới hiếu đạo của người xuất gia. Ngài cũng là người sống gần dân, được người dân yêu quý gọi bằng tên mộc mạc là Hòa thượng Cua.

Cách báo đáp thâm ân cha mẹ của Thiền sư Tông Diễn đã lưu mãi trong lòng người, vượt cả thời gian. Hình tượng và hạnh hiếu đó không chỉ lưu truyền trong dân gian mà đã được xây dựng thành hình tượng nghệ thuật, được chuyển thể qua các loại hình sân khấu, làm rung động lòng người nhiều thế hệ.

D.N sưu tầm

Vì sao ăn chay vào ngày rằm?

Vì sao ăn chay vào ngày rằm?

Đăng lúc: 15:30 - 06/08/2016

HỎI: Phật tử thường được khuyên ăn chay ít nhất một tháng hai ngày vào ngày 15 và mùng 1, hoặc ngày 14 và 30 (âm lịch), nếu có thể thì ăn chay luôn cả 4 ngày. Tại sao phải ăn chay vào những ngày đó mà không phải là ngày khác?

(THIÊN TUYẾT, yennhu89@yahoo.com)

ĐÁP:

Bạn Thiên Tuyết thân mến!

Phật tử được khuyến khích lập hạnh mỗi tháng ăn chay ít nhất là hai ngày, khá hơn là bốn ngày, nhiều hơn thì càng tốt. Ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi, góp phần hạn chế sát sinh, và để nâng cao sức khỏe.

Nếu ăn chay hai ngày thì thường là ngày 14 và 30 (hoặc mùng 1, 15) âm lịch. Ăn chay bốn ngày thì thường là ngày 14, 15, 30 và mùng 1. Sở dĩ phải ăn chay vào những ngày trên vì đó là những ngày “trai” trong tháng. Trai có nghĩa hẹp là chay, nghĩa rộng là thanh tịnh. Trong ngày trai, người Phật tử cần nỗ lực tu học, làm phước thiện, thanh tịnh thân và tâm của mình.

Nên dù ở đâu, làm gì, vào những ngày này (còn được gọi là ngày tối trăng [30, 1] hay sáng trăng [14, 15]) các Phật tử phải đến chùa để thực thi phận sự của mình như lễ Phật, tụng kinh, niệm Phật, sám hối, cúng dường, nghe pháp, tọa thiền… Ăn chay vào những ngày này sẽ khiến thân thể nhẹ nhàng, trợ duyên tích cực cho việc tịnh hóa thân tâm.

Ngoài ra, vào những ngày nói trên, do tác động mạnh của từ trường trong vũ trụ chi phối nên khiến tâm lý con người bị nhiều xáo trộn, khó tự chủ, dễ gây tội lỗi. Ăn chay và tu tập vào những ngày này để tự nhắc mình chánh niệm và tỉnh giác hơn, giúp làm chủ bản thân nhằm hạn chế tối đa các lầm lỗi đáng tiếc.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN

Chuyện con cá

Chuyện con cá

Đăng lúc: 08:33 - 03/08/2016

Hóa ra trong những góc chợ nhỏ nhoi, dơ bẩn, đều có những số phận và tấm lòng.
Tôi rất thích phóng sanh. Nhưng tôi thường ra chợ bất cứ lúc nào thuận tiện thời gian, và mua những con cá, con ếch nằm trong những cái thau, rổ mà tôi biết chắc một lát nữa thôi chúng nó sẽ bị người ta mua về cho vô nồi, vô chảo. Có khi tôi vừa mua thì một bà xách giỏ trờ tới. Chị bán cá trả lời: “Cô này mua hết rồi, thím Ba ơi!”. Tôi thở phào nhìn lũ cá trườn trườn trong thau: “Hú vía nghen con. Hí hí chậm 5 phút thôi là tụi bây vô giỏ của bả rồi!”.

Tôi mua cá xong chạy xe thật nhanh lên dốc cầu gần đó, vừa chạy vừa niệm Phật và thì thầm với lũ cá: “Tụi con nghe má Hai niệm Phật nè, rồi nhớ kiếp sau nếu được đầu thai làm người thì tìm về với Tam bảo nghe hôn. Vô chùa quy y, tụng kinh, lạy Phật, làm công quả, làm từ thiện, sống tử tế nghe hôn! Nam-mô A Di Đà Phật, Nam-mô A Di Đà Phật…”. Tới dốc cầu, tôi dừng xe, mở miệng túi ni-lông trút cá xuống dòng sông nước đầy ăm ắp, miệng vẫn niệm Phật và mắt vui sướng nhìn lũ cá tung tăng trong dòng chảy mát rượi. Nhiều con ngoi đầu lên thở, loanh quanh rất lâu mới chịu đi. Tôi tưởng tượng chúng đang chào tôi. Tôi vẫy tay: “Bơi lẹ đi con. Bye bye. A Di Đà Phật!”. Tiếng Tây tiếng ta gì cũng nói tùm lum vì lòng vui quá.

Nhưng còn một niềm vui và ngạc nhiên nữa. Mấy chị trong chợ khi biết tôi mua cá phóng sanh liền bán với giá cực kỳ rẻ. Có lần tôi thấy hai con cá lóc nằm chơ vơ trong thau, tội quá nên hỏi mua luôn, thì chị nói: “Bảy chục ngàn”. Nhưng khi biết mục đích của tôi, thì chị hạ xuống ngay 35.000đ, khỏi cần tôi trả giá. Chị còn cười tươi: “Em không lời một cắc. Sau này cô có lên cực lạc thiên đường thì cho em đu theo cô nghen. Em biết làm nghề này tội lắm cô ơi! Nhưng hình như là cái nghiệp, bỏ không được. Mà điều, ai mua phóng sanh là em mừng lắm, cho em bớt tội”.

Một chị khác bán rau củ (đồ la-ghim) trong chợ, một bữa vui miệng tâm sự: “Cô biết hồi trước em bán cái gì không? Bán cá đó. Bên quận 1. Bán đắt dữ lắm, nhưng không biết tại sao bao nhiêu tiền cứ bị người ta gạt mất, mỗi lần mấy chục triệu chứ đâu có ít. Em nghĩ chắc là tại bán cá gây nghiệp? Em quyết định chuyển nghề, về Nhà Bè bán đồ la-ghim nè. Hồi mới chưa có khách, bán ế lắm, có lúc em thối chí muốn trở lại bán cá. Nhưng ráng, ráng chút nữa… và cầu xin Trời Phật phù hộ cho con… Giờ khỏe rồi. Em mừng mình thoát khỏi cái nghiệp sát sanh”. Tôi thật bất ngờ. Và cảm thương một con người quyết tâm chuyển nghiệp. Chẳng những vậy, nghe tôi nói nấu cơm từ thiện là chị bán thiệt rẻ, và còn thức khuya gọt củ, lặt rau giùm tôi, rồi mới đem giao hàng tận nhà. Nhờ thế, tôi không mất nhiều thời gian và sức khỏe trong chế biến. Tôi cảm động lắm. Và quyết định mua hàng của chị thường xuyên hơn nữa để giúp chị yên tâm chuyển nghiệp.

Hóa ra trong những góc chợ nhỏ nhoi, dơ bẩn, đều có những số phận và tấm lòng. Họ sống bình dị, ít ăn học, đôi khi lăn lóc như chính những con cá mà họ bán, họ giết hàng ngày. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm của tuệ giác, vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức. Biết. Và sợ nữa. Nhưng chuyển nghiệp được hay không thì tùy điều kiện và nghị lực mỗi người. Tuy nhiên, cứ BIẾT cái đã. Cái BIẾT ấy sớm muộn cũng sẽ kéo họ ra khỏi vũng lầy. Chỉ sợ không biết thôi, chứ đã biết rồi thì có hy vọng.
Diệu Kim

Nghệ An: Hình ảnh tu học của khóa tu "Ươm mầm hoa sen"

Nghệ An: Hình ảnh tu học của khóa tu "Ươm mầm hoa sen"

Đăng lúc: 09:59 - 15/07/2016

image
Như tin chúng tôi đã đưa, tối ngày 10/7/2016 ( 7/6/Bính Thân) đã diễn ra buổi lễ khai mạc khóa tu " Ươm mầm hoa sen" tại chùa Chí Linh, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đợt thứ 2 của năm 2016 với khoảng 600 bạn khóa sinh về tham dự khóa tu.
Trong 2 ngày tiếp theo của khóa tu Ươm mầm hoa sen đợt II ( Ngày 11 và 12/7/2016), các em khóa sinh đã được quý thầy và các anh chị tình nguyện viên hướng dẫn cách ngồi thiền, tụng kinh, chơi các trò chơi dân gian, đố vui Phật Pháp, sinh hoạt nhóm, đốt lửa trại...Ngoài ra, trong 2 ngày này, các em tu sinh còn được nghe quý thầy giảng pháp và giao lưu giữa các nhóm với nhau...
Xin giới thiệu thêm một số hình ảnh của 2 ngày tu học tiếp theo:

Truong ha LMXuan (8b)

Một ngày ở trường hạ Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

Đăng lúc: 09:55 - 05/07/2016

Sau lễ tác pháp an cư vào ngày 9-5-2016 cho Tăng Ni sinh viên khóa XI nội trú tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, đến nay Tăng, Ni hành giả an cư đã nhập hạ được hơn 1 tháng.
Lần đầu tiên Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM tổ chức khóa an cư tập trung cho Tăng Ni sinh tại cơ sở xã Lê Minh Xuân sau khi hoàn thành xây dựng giai đoạn 1, nhưng với sự nỗ lực của Hội đồng Điều hành, và sự tinh tấn của Tăng Ni sinh viên, trường hạ đã đi vào nề nếp, theo chương trình liên tục tu và học từ 4 giờ sáng cho đến 22 giờ tối.

Với tính chất đặc thù của môi trường giáo dục, trường hạ tại Học viện do chính HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Viện trưởng làm Thiền chủ; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực làm Phó Thiền chủ; HT.Thích Minh Thông, Phó Trưởng ban Tăng sự T.Ư, Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP, Giám luật; TT.Thích Thanh Phong, Trưởng ban Bảo trợ làm Hóa chủ và TT.Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Chánh Duy-na.

Có thể nói, trường hạ tại Học viện - cơ sở xã Lê Minh Xuân là trường hạ tập trung có số lượng Tăng Ni an cư đông nhất thành phố, với 367 hành giả (158 Tăng, 209 Ni).

Được sự đồng thuận của Hội đồng Điều hành Học viện, PV Giác Ngộ đã hòa nhập vào không gian thanh thoát của trường hạ, ghi lại những khoảnh khắc sau đây, xin giới thiệu cùng quý độc giả.

Truong ha-LMXuan (1).JPG
Đúng 4g, thức chúng

Truong ha-LMXuan (2).JPG

Truong ha-LMXuan (3).JPG
Sau đó Tăng Ni từ các nội viện biệt lập trang nghiêm y hậu vân tập chánh điện

Truong ha-LMXuan (8).JPG
Tất cả Tăng Ni sinh viên hành giả trong thời gian công phu khuya bắt đầu từ 4g30 sáng

Truong ha-LMXuan (6).JPG

Truong ha-LMXuan (7).JPG
Toàn thể đại chúng nhất tâm trì tụng

Truong ha-LMXuan (8b).JPG
Cảnh yên tĩnh tại Học viện sau thời công phu khuya

Truong ha-LMXuan (12).JPG

Truong ha-LMXuan (13).JPG
Chương trình an cư hài hòa giữa việc tu và học

Truong ha-LMXuan (21).JPG

Truong ha-LMXuan (16).JPG
Trường hạ tại Học viện có số hành giả đông nhất TP

Truong ha-LMXuan (25).JPG

Truong ha-LMXuan (24).JPG
Tất cả Tăng Ni sinh quá đường chung trong chánh điện

Truong ha-LMXuan (27).JPG
Các hành giả trong ban hành đường 15 vị/nhóm luân phiên chấp tác

Truong ha-LMXuan (28).JPG
Chuẩn bị chu đáo từng bữa ăn cho hành giả

Truong ha-LMXuan (35).JPG
Giờ tiểu thực, mỗi người đều có khay riêng đựng thức ăn theo phương thức tự phục vụ

Truong ha-LMXuan (32).JPG
Ngoài giờ tu và học, Tăng Ni được phân công làm vệ sinh, trồng cây kiểng và rau quả...

Truong ha-LMXuan (37).JPG
Ban quản viện phổ biến phương pháp tọa thiền

Truong ha-LMXuan (45).JPG
Theo chương trình tu học trong ba tháng an cư,
thực hành thiền là một trong những nội dung quan trọng tại đây

Truong ha-LMXuan (41).JPG

Truong ha-LMXuan (44).JPG
Quang cảnh thời tọa thiền

Truong ha-LMXuan (51).JPG

Truong ha-LMXuan (49).JPG

Truong ha-LMXuan (50).JPG
Sau thời tọa thiền, toàn thể đại chúng thực hiện thời tụng kinh tối

Truong ha-LMXuan (52).JPG
Điểm danh dấu vân tay vào cuối ngày

Truong ha-LMXuan (55).JPG
Tăng Ni sinh khi có bệnh duyên được khám chữa tại phòng y tế
của Học viện do chư vị Tăng Ni là y-bác sĩ đảm trách trực tiếp

Truong ha-LMXuan (54).JPG
Cảnh yên tĩnh của Học viện về đêm, sau 22g

>> Xem thêm: Mùa an cư đầu tiên của Tăng Ni sinh nội trú ||

Bảo Toàn thực hiện

Nghe lại chính mình

Nghe lại chính mình

Đăng lúc: 23:05 - 24/06/2016

"Duyên xuất gia thì xuất gia, duyên cư sĩ thì vui làm cư sĩ; đừng cố chấp, gồng mình làm theo mà dễ bỏ cuộc. Trên bước đường tu tập thì đừng vội thấy chùa to lớn mà nghĩ nơi ấy là trú xứ của Chánh pháp; đừng vội thấy thầy được đông chúng vây quanh mà nghĩ là minh sư.

Con hãy đi, hãy nhìn, nghe kỹ và ngẫm sâu để biết rằng: đến ngôi chùa dù to hay nhỏ, dù nghèo hay giàu nhưng tới nơi ấy thì được an nhiên, tự tại, chỉ muốn cúi đầu đảnh lễ chư Phật, Bồ-tát, Hiền Thánh Tăng mười phương ba đời thì đó là Tam bảo hiện tiền. Còn nếu gặp vị thầy nào dù có vẻ ngoài sang trọng hay giản dị, con đừng bận tâm việc ấy, hãy xem từ nơi thầy có toát ra sự ấm áp, yêu thương, vỗ về, che chở; là vị thầy mà đáng để mình kính trọng thì đó thật là vị thầy để con đảnh lễ, vui nghe và học theo hạnh tu của người…”.

Ni sư đã nói với tôi những lời ấy khi những năm tôi còn đương trai trẻ, chỉ khoảng 24, 25 tuổi. Lứa tuổi của cống hiến, khả quyết và dễ chạy theo cảnh trần. Những lời nói ấy cứ âm ỉ chảy trong tôi. Và tôi đã đi và thấy đúng như vậy. Hiện Ni sư đã hơn 30 năm miệt mài tuổi đạo, 72 tuổi đời sống vì yêu thương hết thảy và chân chánh.

“Nghe kỹ và ngẫm sâu”, lời Ni sư dạy, chợt đồng hiện trong tôi từ những lời kinh Phật. Lúc nào Ngài cũng bắt đầu cụm từ “các ông hãy chú ý lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Tôi sẽ vì các ông mà nói…”. Như vậy sự chú ý lắng nghe kỹ sẽ đem lại hiệu quả. Bởi có tập trung, có để tâm đến vấn đề hiện tại đang giải nghi hoặc đang đàm luận hoặc đang trên bước đường tu hành thì sẽ thực hành đúng, có vậy mới gặt hái thành công. Nếu không nghe kỹ, không chú ý sẽ nghe nhầm và suy luận lệch lạc. Lúc đó thực hành sẽ sai đường. Vậy thì mê vẫn hoàn mê, chưa thể tri kiến khai ngộ.

Trong một ngày chúng ta nghe rất nhiều thứ âm thanh, mình chạy theo âm thanh ấy để phân biệt đúng sai, tốt xấu để rồi phiền não dấy lên như những cơn sóng biển luôn chồm lên vồ vập. Cái nghe ấy chỉ là nghe của thanh trần bên ngoài, của vọng tưởng, của phân biệt, thị phi cho nên mình buồn, khổ, than oán. Ít khi nghe kỹ, ngẫm sâu để thấy cái nghe thật sự trong tâm trong veo kia. Nghe lời xu nịnh, thêu dệt, nói đôi chiều, nói dối, lời đường mật… thì sẽ gây ra bao cảnh đổ vỡ. Bởi nghe một chiều, nghe không kiểm chứng, nghe không suy sâu xét kỹ thì nghe đó trôi lăn trong vô minh đau khổ. Người từng nhắc với tôi rằng đừng vội nghe cô nói mà con hãy đi xa, đi nhiều, rồi có dịp tiếp xúc và suy xét lại để thực hành cho đúng.

Sau bao năm nửa đời, nửa đạo tôi vẫn thấy sự tu và công phu tu phi thời của Ni sư luôn là hành trang quý báu để mình học theo hạnh nguyện ấy trên bước đường học và hành theo lời Phật dạy. Ni sư ngoài những thời khóa công phu chung thì vẫn luôn dành cho riêng mình thời khóa: kinh Lăng Nghiêm, kinh Vạn Phật, Lương Hoàng Bảo Sám.

Ni sư từng nói rằng: “Lạy Phật bằng niềm tin chân thật. Sám hối nghiệp chướng từ tâm chân thật. Tụng kinh cũng từ tâm chân thật. Trì chú cũng từ tâm chân thật. Ngồi thiền cũng từ tâm chân thật không vọng tưởng mong cầu… thì tất cả sẽ có cảm ứng vậy!”. Mái chùa quê, lời nói của vị Ni sư giản dị mà sâu xa thuần lắng biết bao.

Ni sư xuất thân trong một gia đình giàu có. Mẹ làm nghề kim hoàn, từ nhỏ ăn uống đã có người hầu kẻ hạ, thế nhưng vẫn một lòng quy hướng Phật. Mẹ người từng nói: “Tu khó lắm con ơi!”... Trải qua bao gian khó và bằng ý chí tha thiết mãnh liệt, cuối cùng người đã thực hiện được hạnh xuất gia, theo bước Như Lai giải thoát khổ đau của cảnh huyễn mộng thế gian này.

Chiều nay, tôi nương cái nghe theo tiếng mưa để trở về với âm thanh của tiếng chuông chùa quê mộc mạc, nơi mà tôi từng có lần đã cùng với những bậc hiền trì kinh Pháp hoa. Tôi ngồi im lặng và nghe lại chính mình, nghe lại bản tâm trong veo của mình cũng như những giọt nước ngoài thinh không kia trong trẻo đang tuôn chảy cho đời tươi mát, mặc kệ tiếng khen chê.

Tôi định vấn an Ni sư qua điện thoại, nhưng thôi… và tôi với người đang gọi nhau từ chốn không cùng của vô biên trú xứ để hòa cùng dòng nước mát này ra biển tâm rộng lớn. Tôi thầm nói: Con lạy thầy! Con đã trở về! Thế rồi âm thanh đại hồng chung đang rung trong không gian đặc sệt mưa. Tôi ngồi đó in như bất động mà mặc tưởng công hạnh chư Phật rồi thầm niệm danh hiệu Phật để an trú trong an lạc hiện tại, ngay phút giây này.
Tâm Anh

Buông bỏ - Thành tựu pháp Không - Hành Bồ-tát đạo

Buông bỏ - Thành tựu pháp Không - Hành Bồ-tát đạo

Đăng lúc: 20:18 - 13/06/2016

Phật tu, buông bỏ tất cả, chỉ có một bình bát, một ca-sa, nhưng mọi người kính trọng Phật.
GN - Đức Phật là vị đại lương y, chỗ chứng ngộ của Phật, hiểu biết của Phật không thể đem dạy người. Ý này Phật khẳng định trong kinh Pháp hoa rằng Ngài không thể nói chân lý, vì chúng sanh không hiểu được, sẽ sanh tâm hủy báng.
Có thể chia mọi người trên cuộc đời này thành ba bậc. Bậc một là chúng sanh ở trong sáu đường sinh tử luân hồi, Phật nói họ như người mù, đương nhiên không làm được gì. Vì vậy, họ phải lo chữa bệnh trước, ví như người bị trúng tên độc, phải nhổ mũi tên và chữa lành vết thương, còn lo tìm nguyên nhân ai bắn tên, có mục đích gì, thì chưa nghĩ ra được đã chết.
Đối với chúng sanh trong sáu đường sinh tử, Phật chữa cho họ thoát khỏi bệnh nghiệp, nên Ngài nói Đạo đế, đó là phương thuốc chữa bệnh cho tất cả mọi người ra khỏi sinh tử luân hồi. Vì vậy, dù tu pháp môn nào cũng phải kiểm chứng xem chúng ta có được thành quả này hay không.
Tại sao chúng ta khổ, phải có phương pháp trị liệu là Đạo đế, Khổ đế là nghiệp bệnh của chúng ta. Kết hợp Khổ đế và Đạo đế để chúng ta tu. Phật nói có 84.000 pháp môn tu, bệnh nào có thuốc đó.
Đầu tiên, Phật dạy người tu phải buông bỏ. Không buông bỏ, dù tu pháp gì cũng sẽ bị đọa. Phật tử sai lầm nghĩ mình tu Pháp hoa, hay tu Thiền cao siêu, nhưng cố chấp, không buông bỏ, thì cố chấp nhiều sẽ khổ nhiều, rồi than tại sao tu mà khổ, đó là uống lầm thuốc, nguy hiểm. Thí dụ người bị cảm phải giải độc trước, dùng thuốc tẩy độc trong cơ thể, nhưng không đẩy được chất độc ra, mà cho thuốc bổ vào là chết. Cũng vậy, tu sai, cuối cùng bị đọa.
Thầy có người bạn khoe rằng đã tụng một trăm bộ kinh Pháp hoa, nghĩ rằng mọi việc sẽ tốt, nhưng không tốt, làm không được tiền, không có nhà ở, tìm nhà trọ cũng không ra. Ông hỏi tại sao tụng một trăm bộ kinh Pháp hoa mà còn khổ hơn lúc chưa tụng kinh. Thầy nói anh đã uống lầm thuốc, thấm vào tim, gan, não rồi. Phải lo giải quyết bệnh tim, gan, não trước.
Phật biết chúng sanh mắc bệnh chấp là nghiệp nhiều, nên Phật dạy phải phá chấp, làm sao lòng chúng ta trống hết. Nghĩa là đầu tiên, chúng ta phải nghĩ rằng mình không là gì hết, dù tụng một ngàn bộ kinh cũng chưa được gì khi còn ôm một khối nghiệp chấp.
Điều chính yếu là pháp Phật dạy chúng ta giải thoát. Nếu tu lâu mà cố chấp nặng, thực tế là tuổi lớn, ở chùa lâu, gặp người nhỏ tuổi xem thường, mình dễ buồn giận. Thầy thường kiểm chứng khi người xúc phạm, mình có thanh thản không, phải trở về pháp căn bản là quán không. Không này từ trí giác của Phật mà ra. Sống với bản giác, hay chơn tâm, mới trụ pháp không, thấy mình không là gì.
Kinh nghiệm của Phật cho chúng ta thấy, Ngài giàu nhất, thông minh nhất, hảo tướng nhất, khỏe mạnh nhất… Tất cả cái gì Phật cũng nhất, nhưng Ngài ôm bình đi khất thực, sống chung với Sa-môn nghèo đói, lang thang. Có thời gian thầy tu cũng tập hạnh đầu-đà để xả ly. Khi mới đi khất thực, thầy cũng cảm thấy xấu hổ, tự ái, liền cắt bỏ cảm nghĩ phiền não này. Trên bước đường tu, trải qua năm năm, mười năm, không buồn giận, lo sợ, an trú pháp Không. Đụng chạm nhiều tất yếu sanh phiền não, nhưng mình cắt bỏ lần, cho đến không còn gì tác hại được tâm mình.
Năm 1975, có người nói thầy chết đến nơi mà không lo. Lúc đó, thầy đang thể nghiệm pháp tu Thiền, đang quán pháp Không, coi sống chết bình thường. Bạn thầy lo sợ quá, vượt biên, chết trên biển. Người khác vượt biên được, nhưng ở nước ngoài rồi cũng chết. Đến lúc chết thì lo cũng chết, nhưng lo sợ mà chết dễ bị đọa. Tâm hồn sợ hãi, hốt hoảng là cửa địa ngục mở ra. Lo tính đủ cách, nhưng không thoát, đọa ngạ quỷ. Tim cách đối phó, nhưng không được, đọa A-tu-la.
Tu pháp Không là không buồn, giận, lo, sợ, đó là nguyên tắc đầu tiên mà Phật dạy ra khỏi sinh tử. Chỉ giữ tâm thanh tịnh, nếu chết, ta về Phật được. Nói cách khác, thầy chuẩn bị chết nhiều hơn sống, nhưng không chết. Bây giờ, thầy cũng chuẩn bị sẵn để chết, vì Phật dạy thở ra mà không hít vào là chết. Chuẩn bị là giữ tâm thanh tịnh, lúc nào cũng có Phật, thì chết chắc chắn về Phật.
Pháp căn bản là Tứ niệm xứ, vì vậy, không đạt được thành quả từ pháp tu này, tất cả việc khác đều trở nên vô ích. Chất độc trong người phải giải. Độc phát xuất từ lòng tham, tham muốn ngũ dục, ham tiền, ham sắc, ham danh, ham ăn, ham ngủ. Càng ham nhiều thì khổ nhiều, không ham không khổ, dứt khoát như vậy.
Phật bỏ ngai vàng, danh lợi, tài sản…, coi có tiếc không. Bỏ hết, không bị những thứ này chi phối là quá trình tu của Phật và Ngài dạy mình cuối cùng bỏ luôn khen chê bên ngoài của thiên hạ để xem lòng mình có bị tác hại không, tâm phải thanh thản. Mình không làm việc xấu, nhưng họ dán lên mình thì “tức chết”. Phải bỏ cái “tức chết”.
Phật dạy nếu mình kiểm chứng thấy họ nói đúng, thì phải coi họ là thầy chỉ lỗi cho mình, nên phải sửa đổi. Còn tu, cứ nghĩ rằng mình đúng, họ nhỏ nhưng chỉ thẳng nghiệp mình, phải cám ơn họ, nhờ họ mà mình không tái phạm lỗi đó nữa.
Theo Phật giáo Nguyên thủy, Đề Bà Đạt Đa hại Phật đủ cách, nhưng trong kinh Pháp hoa, Phật nói Đề Bà Đạt Đa là ân nhân của Phật, vì có Đề Bà Đạt Đa làm đối tượng để Ngài tự rèn luyện tâm hoàn toàn trong sạch. Nếu không có thử thách làm sao biết mình trong sạch hay không.
Trong cuộc đời hành đạo của Đức Phật, người ngoại đạo chê trách Phật, sau này họ trở thành đệ tử Phật và trung thành với Phật, vì cảm thấy hối hận đã nói xấu để hại Phật.
Theo thầy, người nói lỗi mình không đúng, buộc lòng họ phải nói lại. Thực tế cho thấy, khi nghe nói sai về mình, người ta thường tìm đến coi thực hư ra sao, nhưng thấy mình tốt thì họ cũng theo mình.
Ngoại đạo nói xấu Phật, người tìm đến Phật, rồi quy y Phật. Như vậy, nói xấu cũng như quảng cáo cho mình. Chỉ sợ mình xấu, nhưng người ta lại nghĩ mình tốt. Phải sợ phạm lỗi lầm mà biết sửa mình. Họ nói mình tốt, nhưng chưa tốt thì phải ráng sao cho mình tốt.
Phật ví thân tứ đại ngũ uẩn như chiếc áo dơ bẩn có chứa viên ngọc quý bên trong, nghĩa là chân tâm mình bị ngũ uẩn bao che, làm mình không sáng suốt. Tất cả người tu sám hối là chữa bệnh, tức giặt áo dơ thì thân tâm mình sạch. Nhưng làm sao biết đã sạch. Muốn biết, Phật nói lấy xã hội làm tấm gương soi bóng. Nếu mình tốt thiệt, người ta sẽ cư xử tốt với mình. Cứ xem phán đoán của người mà biết mình thế nào.
Phật bảo tu hành phải nhìn vô, đừng nhìn ra. Vì vậy, tu phải thấy lỗi mình, không thấy lỗi người, vì thấy lỗi người, mình sẽ khi dễ họ là tâm ác mình sanh ra, thì về sau mình cũng sẽ phạm lỗi như họ vậy. Nhiều lúc, thầy nghĩ lắng lòng xuống để nhận xét, thấy người nói đúng, mình phải sửa cho mình đúng, thì người sẽ không nói được, hay có nói cũng không ai nghe.
Làm sao giặt giũ thân và tâm cho sạch và tâm sạch, Phật nói sẽ hiện hảo tướng. Đức Phật có 32 tướng tốt. Ai cũng là người, nhưng người hiện hảo tướng là do giữ giới, tức những gì mà người không thích thì mình không làm, điều gì người quý, mình cố gắng làm.
Nhiều người hiểu lầm hảo tướng là tướng tốt thiệt, nhưng hảo tướng luôn biến đổi, làm tốt thì người kính trọng, mai kia làm dở, họ không kính nữa. Hảo tướng không cố định, do tu tạo mà được, biết vậy, phải cố gắng giữ, không cho mất.
Tu đúng, hảo tướng hiện là thân được kết hợp bằng phước đức. Muốn thấy hảo tướng, thầy dùng pháp tu Sám hối Hồng danh là lạy Phật, đem Phật vào lòng, lúc nào tâm mình cũng thấy Phật là thấy hảo tướng và khi thể nghiệm pháp này thuần thục, thầy thấy ai cũng là Phật. Có người nói rằng người này không tốt, nhưng ai đối với thầy cũng tốt, vì lòng thầy đang nghĩ Phật, nên thấy Phật và Phật này ở trong lòng người khác. Vì vậy, thầy nghĩ họ tốt, nên họ tốt với thầy. Mình nghĩ người xấu, chắc chắn họ không thể tốt với mình. Dù họ không tốt, nhưng mình nghĩ tốt, họ cũng có cảm tình với mình.
Thể hiện lý này, Phật dạy Địa Tạng Bồ-tát rằng vào địa ngục mà không thấy ai tốt, thì không nên vào địa ngục. Sợ nhất bị lây nhiễm là thấy điều không tốt đem vào lòng mình, mai mốt mình cũng không tốt. Phật khuyên Địa Tạng vào địa ngục cố tìm điểm tốt nhất của người, dù họ có một ngàn điều xấu cũng không nghĩ đến, chỉ thấy một điểm tốt của họ thôi.
Địa Tạng hỏi một ngàn điều xấu bao vây điểm tốt nhỏ thì làm sao thấy cái tốt. Phật nói hạt châu của ông để đâu. Chúng ta thấy tượng Địa Tạng cầm hạt châu. Tâm chúng ta thanh tịnh, sáng suốt, ví như hạt châu thấy được thật tướng các pháp, tất nhiên thấy được một điểm tốt nhỏ là nhờ hạt châu.
Phật tử vào đời cứu chúng sanh, nhớ cầm hạt châu trên tay mà nhìn. Kinh Pháp hoa nói hạt châu để trong chéo áo, trong thân tứ đại, nhưng cùng tử không bao giờ dùng mà đi làm thuê mướn, đói khát. Phật dạy chỉ giữ hạt châu, còn tất cả thứ khác thì buông bỏ. Thầy thường nói trên bước đường tu, thầy nhường quyền lợi, danh vọng, địa vị… nhường tất cả cho thiên hạ, còn học và tu thì không nhường, hạt châu không cho ai. Sử dụng được hạt châu rất quan trọng.
Có chỗ, Phật nói hạt châu trong búi tóc trên đầu. Đầu chúng ta nghĩ lung tung phải khổ. Bao giờ lấy hạt châu cầm trong tay, thấy được mọi việc đúng như thật, thấy được điểm tốt của người thì mọi việc sẽ trở nên nhẹ nhàng và thanh thản. Theo kinh nghiệm của thầy, nếu thầy không thấy điều tốt của người, chắc chắn không ai theo thầy. Đơn giản là Phật tử còn về chùa tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp là tốt rồi, cái khác không kể. Còn quyên góp làm người sợ là tâm mình tham, muốn người làm, nhưng người chưa phát tâm, không làm thì mình lại nghĩ họ xấu.
Có Tỳ-kheo hỏi Phật rằng ông đang tu quán pháp không, có con rồng tới, ông cảm thấy bị phiền hà. Rồng làm mưa làm gió, tiêu biểu cho người có quyền thế, ngày xưa chỉ cho vua. Người tu đắc đạo có sức thu hút người, vua cũng tới.
Phật bảo ông muốn nó không tới thì xin hạt châu của nó. Có hạt châu mới làm rồng, không có hạt châu thành rắn. Còn phước đức, trí tuệ thì còn làm mưa làm gió, mất phước đức, trí tuệ trở thành người thường.
Trước rồng hỏi thầy Tỳ-kheo cần gì, nó sẽ cúng dường. Ông nói không cần gì thì nó lại tới. Nhưng nghe lời Phật dạy, ông nói cần hạt châu của long vương, nghe vậy, long vương vội vàng rút lui.
Khi chúng ta không cần, tất cả mọi việc tốt tự nhiên tới theo phước đức, nhưng cần là tham vọng, tất cả mất hết.
Nhìn người qua hạt châu, thấy rõ người và về sau, không cần nữa, đem hạt châu để trên búi tóc, là Bồ-tát Địa Tạng làm như vậy, thì khi Ngài suy nghĩ điều gì, cái đó hiện ra, gọi là Phật hộ niệm. Theo kinh nghiệm hành đạo, khi khó khăn, thầy lắng lòng, nhận được trí tuệ Phật rọi vô lòng, thấy được lối thoát, thấy được hướng đi.
Giai đoạn một, tu hành, xả tục, xuất gia, tập bỏ hết. Đức Phật bỏ tất cả, Ngài làm Sa-môn, coi tâm có vắng lặng không. Chúng ta theo Phật tu, nếu không thực tập như vậy, thì nghĩ ở nhà mình được đầy đủ, nhưng tu buồn quá, cảm thấy tiếc, muốn trở về là hỏng.
Thầy nhớ thuở nhỏ, đi học về, không có thức ăn ngon, là giả bệnh. Bà ngoại rất thương thầy, sờ đầu thầy coi có bị sốt không, rồi làm đồ ăn ngon cho thầy, mà thầy cũng không ăn. Nhưng tu, vô chùa, mình bệnh thiệt, không lên quả đường được. Thầy khác bưng cháo trắng và muối cho thầy. Thấy vậy, thầy nhớ lúc chưa đi tu được bà ngoại chìu chuộng, săn sóc, nên tủi thân, không muốn ăn cháo trắng với muối. Hết giờ, không ăn thì người ta dẹp cháo, lúc đó, thầy vội nói tôi chưa ăn mà!
Đức Phật nói người giàu đi tu, khó vượt được tự ái này. Cha mẹ giàu có, sống sung sướng, tu khổ hạnh khó lắm. Điều quan trọng, phải vượt qua cửa ải này mới vào đạo được.
Về sau, khá hơn, thầy được làm thị giả Hòa thượng Thiện Hoa. Một hôm có bát cháo nấm chỉ cúng dường Hòa thượng Giám đốc (HT.Thiện Hòa) và Hòa thượng Trưởng ban (HT.Thiện Hoa). Thầy bưng cháo lên, Hòa thượng Thiện Hoa nói cho con. Thầy bưng ra, gặp thầy khác mở nắp cháo coi, ngửi mùi cháo rồi nói cháo này ngon lắm. Thầy nhớ Phật dạy rằng bần cùng bố thí nan, nghĩa là người nghèo bố thí khó. Món ngon nhất mình được thầy cho mà người khác muốn ăn, thầy liền nghĩ mình theo Phật tu phải thực tập điều Phật dạy, nên thầy nói tôi không ăn cháo, huynh ăn đi. Thiệt mình cũng muốn ăn, nhưng phải cắt cái tâm muốn ăn để bố thí, là vượt được cửa ải này.
Người giàu đi tu, thường nhớ việc sang trọng của quá khứ. Nghèo khổ thì bố thí cũng khó. Phải vượt qua hai cửa ải này, một lần vượt được một cửa ải thì người sẽ thương mình, đó là hảo tướng, đức tướng trang bị cho mình. Không phải khuôn mặt đẹp là hảo tướng. Đức Phật trải qua vô số kiếp cứu độ chúng sanh, tạo thành một hảo tướng do người khác nhìn thấy Ngài là ân nhân của họ, nên có cảm tình với Ngài.
Qua pháp Tứ chánh cần, làm sao gieo vào lòng chúng sanh ý niệm tốt nhiều chừng nào thì tốt chừng đó.
tuong but.jpg
Trong Sám hối Hồng danh, Phật dạy rằng phải sám hối tất cả tội lỗi quá khứ như trộm của người, của mười phương Tăng, hay của thường trụ, tất cả các tội có che giấu, hoặc không che giấu đáng đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nơi chốn biên địa, nghèo khổ, đọa đày…
Phải tự kiểm lại xem mình có phạm tội như vậy không. Thầy sanh vùng biên địa, nghèo khổ, nên nhớ Phật dạy, nhiều kiếp trộm của người, nợ người thì sanh kiếp này nghèo đói, khổ sở. Hơn thế nữa, trộm của thường trụ thì tu vẫn nghèo đói. Nhiều người nghĩ tu thì không bị nghèo đói, nhưng thực tế cho thấy có vị tu được cúng dường, có vị tu bị chửi mắng, hay bị nghèo đói, vì đã phạm tội trộm của Tăng, của thường trụ. Vì vậy, chí thành sám hối, cầu Phật chứng minh, hết tội thì không còn ai ghét, rồi mới làm việc khác là hành bố thí, tu tịnh hạnh làm gương cho đời.
Phật tu, buông bỏ tất cả, chỉ có một bình bát, một ca-sa, nhưng mọi người kính trọng Phật. Phật nói không phải quyền thế, tiền bạc, hay mua chuộc mà được, nhưng là đức hạnh do tịnh hạnh nhiều đời đã thực hiện, nên đã gieo hạt giống lành vào tâm chúng sanh từ kiếp xa xưa, thì kiếp này, họ tự phát tâm và quý trọng Phật. Đó là pháp tu Phật đã trải qua và dạy chúng ta. Nếu mình thực hành đúng theo Phật dạy, sẽ đạt kết quả tốt.
Trước khi làm như vậy, phải giặt áo dơ tứ đại cho sạch, người thương và quý trọng mới làm được. Họ chưa thương, làm gì cũng không ai nghe theo. Vì vậy, từ phàm phu ở giai đoạn một cho đến chứng quả A-la-hán, phải tu pháp không. Chứng A-la-hán, thực tế là nhìn đời của chúng ta không còn sai lầm. Phật nói một vị A-la-hán biết được 500 kiếp trước. Là phàm phu, trong đời này việc đã qua, chúng ta còn quên. Nhưng A-la-hán thấy rõ đến 500 kiếp, nên tất cả những người quan hệ tốt, xấu với họ, họ đều biết rõ. Không biết như vậy, dễ chuốc họa vào thân và biết chỗ nên tới, chỗ không nên tới mà tới, chắc chắn bị hại.
Vua Tần Bà Sa La đã thọ ơn Phật đời trước. Ngài đã cứu ông, nên kiếp này, khi thấy Phật, ông liền có thiện cảm. Chúng ta dù chưa khám phá được minh châu, chưa để minh châu trên búi tóc, nhưng nếu đắc quả A-la-hán, vẫn thấy không sai lầm là thành tựu Chánh kiến trong Bát chánh đạo, nên thấy rõ ai có nhân duyên làm bạn, hay có duyên đến độ, không có duyên thì nên tránh, đáng độ nhưng không đến độ là bỏ mất cơ hội.
Nhiều thầy nghĩ làm sao độ đệ tử đông, nhưng chưa đắc Thánh quả, không đáng độ mà độ là kết bè đảng với người ác xấu, rất nguy hiểm, vì tập hợp đám ô hợp, hậu quả khó lường. Vị Thánh thấy duyên chưa tới, ẩn tu. Một La-hán đắc đạo chỉ độ được một người đến ba người. Điển hình như Tổ Bồ Đề Đạt Ma độ một Huệ Khả, Huệ Khả độ Tăng Xán, Tăng Xán độ Đạo Tín, Đạo Tín độ Hoằng Nhẫn, Hoằng Nhẫn độ Lục tổ Huệ Năng. Đó là các vị Thánh.
Chúng ta nhìn các bậc chân tu đắc đạo có những điểm mà chúng ta cần học. Chưa ra Nhà lửa tam giới, chưa trụ pháp không, nguy hiểm. Ra bên ngoài, tâm trống không, trí sáng suốt, thấy chính xác, mới hành Bồ-tát đạo.
Ở giai đoạn hai là cứu đời, giúp người, nhưng không phải liều mạng làm hại mình mà không cứu được ai. Ra cứu người là hành sáu pháp Ba-la-mật, đó là đạo của Bồ-tát, nhưng Bồ-tát theo kinh Bát-nhã, kinh Hoa nghiêm, kinh Pháp hoa, hành đạo khác nhau.
Bồ-tát theo kinh Pháp hoa là đã thành Vô thượng Chánh đẳng giác rồi. Bồ-tát theo kinh Hoa nghiêm từ thập trụ đến thập hạnh, thập hồi hướng là Hiền vị. Thập địa là Thánh vị. Bồ-tát Hiền vị phải nương Bồ-tát lớn mới làm được. Mình biết nhưng phải nhờ người khác làm, mình làm theo.
Và lên Thánh vị theo kinh Hoa nghiêm, Bồ-tát Sơ địa tu bố thí là chính và ở vị trí là vua mới làm được. Mình không phải là vua, nhưng muốn làm, phải hợp tác với vua có đạo đức, hợp tác với ác vương dễ chuốc họa vào thân.
Bồ-tát hiện thân Sơ địa làm tiểu vương, giữ vững biên cương, nhân dân an lạc, nói đạo giải thoát, dạy chúng tu Thiền, đất nước bình yên thì Ngài thoái vị. Thầy nghĩ Phật hoàng Trần Nhân Tông hành Bồ-tát đạo với tư cách là tiểu vương, vì lúc đó, Việt Nam là nước nhỏ chỉ từ Quảng Bình trở ra. Ngài nói một câu đơn giản nhưng rất có ý nghĩa, rằng Ngài xem ngai vàng như chiếc giày rách. Ngài nói được, làm được, là bỏ ngai vàng đi tu lúc Ngài chưa tròn 40 tuổi, vì đã thành tựu mục tiêu đánh đuổi được quân Mông Nguyên. Có người hỏi nếu giặc trở lại phải làm cách nào. Ngài nói nó không trở lại, mới đi tu. Theo thầy, vua Trần Nhân Tông là Bồ-tát sơ địa, thành tựu việc làm của tiểu vương theo tinh thần Hoa nghiêm.
Còn người kiếm được năm trăm triệu đi bố thí, quay phim, coi là nhất, nhưng thực sự đó chỉ là làm từ thiện xã hội cỏn con. Phải có trí tuệ thấu suốt năm trăm kiếp mới có thể phát tâm làm việc cứu đời và biết rõ lúc nào nên làm, làm ở đâu.
Tóm lại, trước khi cứu người, giúp đời, phải giặt giũ thân tâm cho trong sạch, thanh tịnh, qua thể nghiệm pháp tu buông xả, thành tựu pháp không và có được hiểu biết chính xác, thấy việc nên làm, người đáng độ, từ đó mới hành Bồ-tát đạo làm lợi ích cho người.

Kỷ niệm ngày Đức Phật Đản Sanh - Chùa Phúc Thành

Kỷ niệm ngày Đức Phật Đản Sanh - Chùa Phúc Thành

Đăng lúc: 22:02 - 22/05/2016

Ngnày 15 tháng 4 năm Bính Thân, Dương Lịch 21 tháng 5 năm 2016, tại Chùa Phúc Thành, Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An . Đại Đức Thích Định Tuệ, Đại Đức Thích Minh Lâm , đã tổ chức một ngày Tu An Lạc, Kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Đản Sanh với gần 800 Phật Tử về tham dự.
7h30 phút các Phật Tử trong Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã vân tập về Chùa tu tập trang nghiêm trong Chánh Điện và tụng kinh Pháp Hoa từ đêm mồng 8 tháng 4 ÂL đến ngày 15 tháng 4 ÂL, DL 21 tháng 5 năm 2016. Trong một tuần tụng kinh và một ngày Tu An lạc hôm nay đã đem đến cho các Phật Tử hiểu về đời sống tâm linh, Giáo lý của Đức Phật . Thầy mong các Phật Tử tích cực Tu tập và không ngừng trao dồi chuyển hóa tâm hồn của mình, từ những điều khó nhất đến những điều dễ nhất để cho tâm hồn chúng ta luôn thanh tịnh và trong sáng, và nhận thấy được Đạo Phật là con đường đi đến An Lạc, hạnh phúc và giải thoát, đó là mục đích của người Tu Đạo Phật.























Đại Đức Thích Minh Lâm Chia sẻ về chủ đề Sám Hối đến với các Phật Tử trong Đạo Tràng.



Đại Đức Thích Định Tuệ - Trụ trì Chùa Phúc Thành, Chùa Đức Hậu.







Đại Đức Thích Định Tuệ hướng dẫn cho các Phật Tử ăn cơm trong Chánh niệm.











18h tổ chức thi Câu hỏi vấn đáp về Phật Pháp cho các Phật Tử trong Đạo Tràng.















Phật Tử nhận quà từ Thầy Trụ Trì , sau khi trả lời câu hỏi . Thầy mong muốn rằng các Quý Phật Tử có thể hiểu sâu hơn về con đường Đạo Phật.





Cung Nghinh Đại Đức Thích Quảng Tánh , quang lâm giảng đường.















Nhân dịp này Đại Đức Thích Quảng Tánh - Biên tập Báo Giác Ngộ ,từ TP HCM xa xôi đã Quang Lâm về với Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ tại Chùa Phúc Thành đã chia sẻ với Phật Tử về đề tài " Ý nghĩa của ngày Đức Phật Đản Sanh "
Sự kiện Đức Phật Đản Sinh, thành tựu đạo quả và trở thành Đấng Giác ngộ toàn giác là một dấu son lớn trong lịch sử nhân loại. Sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là diễm phúc lớn cho xã hội loài người, Ngài là sự kết tinh của muôn ngàn hương hoa từ bi và trí dũng, Ngài là hiện thân của chân lý giải thoát, Đức Phật đã dành cả cuộc đời để Giáo Hóa chúng sinh, những lời Người dạy vừa thâm trầm , vừa tha thiết, tác động sâu xa đến những kẻ hữu duyên với Phật Pháp. Do vậy chúng ta tán thán Đức Phật bằng những lời lẽ hết sức chân thành.
Về phần chúng ta để kỷ niệm ngày sinh của Đức Từ Phụ , chúng ta phải nỗ lực thực hành những lời dạy đầy trí tuệ và bi mẫn của Đấng Giác Ngộ, nhằm đem lại hạnh phúc cho bản thân, an vui cho mọi người , đó cũng là một cách cúng dường ngày Phật Đản một cách ý nghĩa nhất.



Một ngày Tu An lẠc tại Chùa Phúc Thành đã kết thúc và thành công viên mãn , các Phật Tử hoan hỉ và lại mong một ngày gần nhất lại được về tham dự một ngày Tu An Lạc tiếp theo.
Tác giả bài viết: Hồng Nga

Lễ Hội Văn Hóa Phật Giáo Hương Sen xứ Nghệ 2016

Lễ Hội Văn Hóa Phật Giáo Hương Sen xứ Nghệ 2016

Đăng lúc: 12:10 - 09/05/2016

Hôm nay, ngày 8/5/2016 trên mảnh đất Nam Đàn – địa linh sinh nhân kiệt, quê hương lãnh tụ Hồ Chủ tịch muôn vàn kính yêu. Mọi người cùng nhau vân tập về non thiêng Đại Tuệ, để nhất tâm hướng về ngày Đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni đản sinh lần thứ 2640, kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Chào mừng ngày hội non đất nước, ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa 14 và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Phật giáo Nghệ An, hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An và Ban Tổ chức Lễ hội Văn hóa Phật giáo “Hương sen xứ Nghệ năm 2016” đã long trọng tổ chức buổi lễ tại chùa Đại Tuệ – xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Chứng minh và tham dự có: HT Thích Thanh Đàm – thành viên HĐCM GHPGVN; HT Thích Thanh Nhiễu - phó Chủ tịch TT HĐTS TƯ GHPGVN kiêm Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An; HT Thích Chơn Không – Phó chánh TK ban HDPTTW; TT Thích Thanh Huân – Phó chánh VP TW;TT Thích Thọ Lạc – phó TT Ban Văn Hóa TƯ GHPGVN, Phó BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, Cùng Chư Tôn đức trong Ban trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, các Tăng Ni và hàng ngàn Phật tử ở Nghệ An và các tỉnh lân cận.
Đại diện chính quyền có: Ông Bùi Thanh Hà - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ, bà Bùi Thị Keng – Vụ Trưởng Vụ pháp luật Văn phòng chủ tịch nước; Ông Đại tá Vũ Ngọc Trìu – Phó trưởng phòng cục an ninh xã hội Bộ công an;Ông Nguyễn Ngọc Nguyên và Ông Võ Văn Tiến – PCT UBMTTQ tỉnh cùng các vị lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận và các ban ngành đoàn thể ở Trung ương, tỉnh Nghệ an, huyện Nam Đàn và các huyện thị khác ở Nghệ An.



Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Phó ban Thường trực Ban Văn hóa T.Ư Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đọc diễn văn chào mừng Lễ hội, khẳng định: Lễ hội văn hóa phật giáo ‘Hương Sen xứ Nghệ 2016” là hoạt động mang ý nghĩa phát huy giá trị đạo đức, tinh thần từ bi theo lời Phật dạy; hướng con người tới nét đẹp chân – thiện – mỹ; góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Tại buổi lễ, ĐĐ.Thích Tâm Thành, Chánh văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã đọc báo cáo công tác Phật sự của BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An trong 5 năm quá (2011-2016). Dưới sự lãnh đạo của các ban ngành T.Ư GHPGVN, sự giúp đỡ của các vị lãnh đạo chính quyền và sự hòa hợp đoàn kết với nhân dân, Phật tử trong tỉnh, Phật giáo Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.



Ông Bùi Thanh Hà - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ tặng hoa chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân kỷ niệm 35 năm thành lập. Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Thanh Hà đánh giá cao những đóng góp quan trọng, những hoạt động rất ý nghĩa của Giáo hội Phật giáo nghệ An cùng toàn thể tăng ni, phật tử trong thời gian qua. Đồng thời khẳng định, Giáo hội Phật Giáo Nghệ An đã tích cực tham gia củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, góp phần xây dựng tỉnh nhà, xây dựng giáo hội phật giáo Việt Nam ngày càng vững mạnh. Đồng thời mong muốn Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo để đưa Phật giáo Nghệ An đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín ngưỡng của phật tử trên địa bàn tỉnh.



Chúng ta đang sống trong những ngày tháng 5 lịch sử, tháng mà hằng triệu Tăng Ni, Tín đồ Phật giáo trên thế giới tưng bừng mừng Đại Lễ Vesak( Đại lễ tam hợp). Lễ hội văn hóa Phật Giáo Hương Sen xứ Nghệ năm 2016 là kế thừa những giá trị văn hóa, đạo đức giáo dục Phật Giáo và tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh. Đồng thời, khơi dậy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn ngàn đời của dân tộc Việt Nam, hướng con người tới những nét đẹp Chân – Thiện – Mỹ, xây dựng và phát triển xã hội ổn định, hòa bình, thịnh vượng và giầu lòng nhân ái.
Cuối buổi lễ, chư Tôn đức và toàn thể hội chúng đã dâng hương bạch Phật, khai lễ, xướng tụng hồng danh Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, tụng kinh kính mừng Phật đản. Chư tôn đức cùng toàn thể quý vị đại biểu và Phật tử tham gia nghi thức tắm Phật trong niềm hoan hỷ.

Trước đó, chư tôn đức cùng quý vị đại biểu và Phật tử đã đến nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khu Di tích Kim Liên (Nam Đàn) dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.



Thả chim phóng sinh và bóng bay cầu mong hòa bình, quốc thái, dân an
Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh như: Buổi tọa đàm "Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An", Lễ kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghi lễ tắm Phật và Lễ cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

Xin trân trọng gửi tới quý độc giả một số hình ảnh đã ghi nhận được:

Phật giáo cứu rỗi Baggio, Balotelli thế nào?

Phật giáo cứu rỗi Baggio, Balotelli thế nào?

Đăng lúc: 08:08 - 23/04/2016

Phật giáo đang được người Thái Lan truyền bá tới lục địa già qua… “con đường” Leicester City. Trước đó trên sân cỏ châu Âu, có mấy người tin và theo nhà Phật?
Tồn tại âm mưu giúp Leicester vô địch Premier League?
Nhà sư Thái Lan "phán" gì về Leicester?
Kịch bản không tưởng khiến Leicester khóc hận?
Từ “bể khổ” của Roberto Baggio…
Roberto Baggio là một Phật tử. Nhưng tại sao cựu chân sút nổi tiếng với cái “đuôi ngựa thần thánh” lại trở thành đệ tử của nhà Phật? Có lẽ là do cái… “duyên”.
Huyền thoại bóng đá Italia vốn là người Công giáo. Thời còn nhỏ, cũng giống như 7 anh chị em của mình, Baggio vẫn đến nhà thờ đều đặn ở Caldogno, Italia.
Nhưng việc đến nhà thờ cùng với gia đình dường như là thói quen hình thành từ nhỏ của Baggio, hơn là đức tin. Để rồi theo thời gian, cựu tiền đạo lừng danh của Juventus, Inter và Milan sống như một kẻ vô thần.
Những lúc thuận lợi, mọi việc đều xuôi chèo mát mái thì chẳng nói làm gì. Nhưng khi lâm vào cảnh cùng quẫn, bế tắc thì những người không tôn giáo, vô thần, thiếu đức tin rất dễ lầm đường, rơi vào bi kịch.
Chẳng thế mà Karl Marx nói: “Tôn giáo là tiếng thở dài của loài người bị áp bức, trái tim của thế giới không trái tim, cũng giống như nó là linh hồn của những trật tự vô hồn".
“Đời là bể khổ”. Roberto Baggio từng nghe câu nói ấy của anh bạn thân Morrichio - một con nhang đệ tử của nhà Phật. Nhưng đến mùa giải 1987/88, Baggio mới thấy thứ triết lý mà anh từng mỉa mai ấy ngẫm cũng đúng.

Mùa giải ấy Baggio mới là chàng trai 20 tuổi của Fiorentina. Dù được đánh giá cao nhưng Baggio liên tiếp bị chấn thương hành hạ, khiến tinh thần suy sụp và anh từng nghĩ tới việc giải nghệ.
Thời còn ở đội trẻ Caldogno, Baggio từng biết nhiều đồng đội còn chơi bóng hay hơn anh. Nhưng rốt cuộc, phần lớn trong số họ đều không thể theo sự nghiệp sân cỏ, vì chấn thương nặng hoặc… vào tù vì đủ mọi tội danh. Baggio nghĩ tới họ và cũng liên hệ với bản thân mình.
Nhưng đúng vào thời điểm cùng quẫn và bế tắc nhất, huyền thoại Italia đã tìm đến với Phật giáo như một sự cứu rỗi, khiến cho anh bạn Morrichio cũng phải kinh ngạc.
Trong cuốn tự truyện của mình, cựu tiền đạo sinh năm 1967 thổ lộ: “Phật giáo dạy tôi cách nhìn khác về tương lai. Tôi từng chán nản vì gặp quá nhiều chấn thương. Nhưng đạo Phật dạy tôi phải biết dũng cảm để đương đầu với thử thách.
Nhưng trên tất thảy, Phật giáo đã thay đổi cách nghĩ của tôi, cho tôi sức mạnh và tránh xa những lầm lỗi. Không như những đồng đội cũ của tôi ở Caldogno. Họ đi chệch hướng”.
Từ ấy, ngày nào Baggio cũng đọc kinh Phật tối thiểu 1 giờ. Anh nghiệm ra thế nào là “khổ” và con đường chánh đạo để “diệt khổ” - chân lý cơ bản nhất của Phật học.
Nhờ vậy, từ một kẻ cùng quẫn, bất đắc chí, Baggio vượt qua mọi thử thách, tiếp tục sự nghiệp để rồi trở thành một huyền thoại.
Anh nói: “Tôi nghiệm ra rằng, người ta dễ lầm đường. Không có đạo Phật, có thể tôi đã trở thành tội phạm, nghiện ngập ma túy hay có thể giờ này tôi đang rèn sắt với bố tôi ở Caldogno”.

… tới thiền viện Nam Tông của Balotelli
Mehmet Scholl không năng tới chùa, chẳng hằng ngày gõ mõ tụng kinh như Roberto Baggio nhưng ngôi sao này tin vào Phật và bị ảnh hưởng từ những triết lý của đạo Phật về cuộc sống.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Sueddeutsche Zeitung tháng 05/2010, cựu ngôi sao lừng danh của Bayern Munich phủ nhận anh là một Phật tử, nhưng khẳng định:
“Tôi không phải Phật tử. Nếu bạn làm theo 10 điều răn của Phật, bạn là người tốt. Tôi nghiên cứu đạo Phật, những triết lý của tôn giáo này rất hữu ích cho cuộc sống và công việc hằng ngày”.
Tuy nhiên ngôi sao bị ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo lớn nhất (nhưng không phải Phật tử), thật bất ngờ, đó là Mario Balotelli.
Balotelli là một tài năng của bóng đá thế giới. Nhưng bên cạnh cái tài, Super Mario lại có quá nhiều tật. Anh bị xem là tên ngốc, tên điên khùng hay là kẻ luôn nổi loạn, vô kỷ luật.
Bê bối nổ ra với ngôi sao này như cơm bữa và scandal là một trong những nguyên nhân khiến Balotelli ngày càng sa sút.
Không thể “trị” Balotelli. Năm 2012, Roberto Mancini đã khuyên cậu học trò ngỗ ngược từng… tẩn cả ông trên sân tập Man City nên lấy vợ.
Vì theo lý giải của chiến lược gia Italia, có lẽ chỉ khi lấy vợ, sinh con đẻ cái thì “ngựa chứng” mới trưởng thành.
Nhưng trước khi tham dự VCK EURO 2012 - giải đấu mà Balotelli trở thành người hùng của đội quân Thiên thanh, Balotelli lại hành động điên rồ: đuổi cô bạn gái người mẫu Rafaella Fico ra khỏi căn biệt thự ở Cheshire và… rước tượng Phật về thờ.

Theo tờ Daily Star, ngoài thỉnh tượng Phật về nhà, Balotelli còn mua rất nhiều sách Phật giáo để nghiên cứu.
Trong đó có hai cuốn “Cuộc đời và lời dạy của đức Phật” (The Life and Teachings of Gautama Buddha) của Giáo sư Phys David hay cuốn “Ánh sáng châu Á” (The Light of Asia) của Edwin Arnold.
Đạo Phật, vì sao? Một người bạn của tiền đạo Italia lý giải: “Mario cho rằng, đạo Phật sẽ giúp được anh bỏ rượu, tính nóng nảy và quan trọng hơn là sự bình an trong cuộc sống. Với đạo Phật, Mario sẽ hạn chế được tà tính”.
Từ khi trở lại Italia đầu quân cho Milan, Balotelli thường xuyên tới thiền viện Nam Tông ở Frasso Sabino. Đây là thiền viện của các phật tử Nam Tông, tức Phật giáo Tiểu thừa mà người Italia gọi là Santacittarama.
Balotelli tới thiền viện Nam Tông Frasso Sabino để vãn cảnh thư giãn, thiền cũng như đàm đạo với các chư tăng về Phật - Pháp - Tăng.

Trên tạp chí Phật giáo Shambhala Sun, đại đức chủ trì thiền viện Frasso Sabino, Ajahn Chandapalo từng cho biết, ông tỏ ra kinh ngạc trước những kiến thức về cuộc sống cũng như Phật pháp của Balotelli.
Cánh cửa nhà Phật luôn mở ra cho bất cứ ai. Với đại đức Ajahn Chandapalo, từ khi Balotelli đặt chân đến thiền viện Frasso Sabino, tiền đạo này đã là một… Phật tử Nam tông.
Nhưng nói về Phật tử Nam tông và ảnh hưởng của Phật giáo đến bóng đá thì phải tới King Power của Leicester City.
Người ta tin rằng, nhờ Phật, thầy trò Ranieri sẽ trải qua mọi “kiếp nạn” Premier League để “thành chính quả” như thầy trò Đường Tăng huyền thoại…
Tình đầu của George Best xuống tóc đi tu
Huyền thoại Man United, George Best nổi tiếng là ngôi sao đào hoa. Mối tình đầu tiên của Best là bà Jackie Glass, năm nay 67 tuổi.
Thời điểm hẹn hò với cựu tiền đạo “Quỷ đỏ”, bà Jackie là một trang tuyệt sắc được nhiều chàng trai theo đuổi. Trên Mirror, bà Jackie tiết lộ mình là tình đầu của George Best và mối quan hệ của bà và huyền thoại này kéo dài hơn 1 năm.
Tới năm 1994, sau quá nhiều khổ đau vì tình ái và cuộc sống, bà Jackie quyết định cắt tóc quy y cửa Phật, lấy pháp danh là ni cô Ani Rinchen.
Năm 2005, ni cô Ani Rinchen nghe tin Best qua đời khi bà đang tu tại đảo Holy và bà đã đọc kinh cầu cho linh hồn người cũ siêu thoát.

Trụ pháp Phật, thân tâm tự tại, thấy đúng, làm đúng

Trụ pháp Phật, thân tâm tự tại, thấy đúng, làm đúng

Đăng lúc: 21:27 - 12/01/2016

Tôi có nhân duyên với chùa Linh Thứu. Từ khi còn là học tăng, tôi đã nghe nói về ngôi chùa này. Nhưng mãi đến khi tôi được giao trách nhiệm Trưởng ban Hoằng pháp, chùa này là nơi đầu tiên tôi đến thuyết giảng.

Sau đó, tôi đi giảng dạy ở nhiều nơi, nhất là sau khi Hòa thượng Thiện Hào viên tịch, ngài đã dạy rằng tôi phải quan tâm đến sinh hoạt của Phật giáo phía Bắc. Vì phía Nam đã thành lập Ban Trị sự các tỉnh thành, trong khi phía Bắc, ngoài Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định, còn rất nhiều tỉnh thành chưa có Ban Trị sự Phật giáo.

Vì vậy, tôi quan tâm và dành thì giờ ra miền Bắc nhiều hơn. Đạo tràng Pháp Hoa miền Bắc theo đó đã phát triển nhanh chóng. Thật vậy, nhờ có căn lành sâu dày với Phật pháp, đã có trên một vạn Phật tử có thể hỗ trợ cho sinh hoạt Phật giáo phía Bắc.

truphapphat.jpg
Trụ pháp Phật, thân tâm tự tại, thấy đúng, làm đúng... - Ảnh minh họa

Sau thành quả tốt đẹp về hoằng pháp, tôi lại được giao trách nhiệm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế, phụ trách vấn đề liên hệ với tổ chức Phật giáo các nước, thay cho Hòa thượng Minh Châu và chuẩn bị Lễ Vesak 2008. Từ đó, công việc hoằng pháp được giao cho Hòa thượng Bảo Nghiêm.

Phụ trách công việc đối ngoại, tôi nghĩ mỗi nước có truyền thống và pháp môn tu khác nhau. Vì vậy, cần phải hài hòa các hệ phái Phật giáo. Việc đầu tiên tôi nghĩ đến là làm cho Phật giáo Bắc truyền công nhận Phật giáo Nam truyền và ngược lại, Phật giáo Nam truyền cũng hòa hợp với Phật giáo Bắc truyền. Có được mối quan hệ hỗ tương sâu sắc giữa Nam truyền và Bắc truyền Phật giáo mới giúp Phật giáo Việt Nam vững mạnh. Còn cứ chê nhau là ngoại đạo, chắc chắn đưa Phật giáo đến chỗ diệt vong.

Ngoài ra, trong Phật giáo Bắc truyền còn kẹt tông môn, hệ phái. Người tu Thiền, người tu Tịnh độ, hay tu Mật tông, tu theo tông phái nào thỉ chỉ biết tông phái mình, coi tông phái khác đối nghịch, sẵn sàng tìm kẽ hở nói xấu nhau. Thử nghĩ như vậy, có đúng không, có lợi lạc gì cho Phật giáo hay không.

Và riêng trong Thiền lại phân chia, người theo Lâm Tế, người theo Tào Động. Ít nhất trong Thiền đã chia thành năm nhóm khác nhau và hành trì khác nhau. Thiết nghĩ càng xé nhỏ, sinh hoạt Phật giáo càng suy yếu.

Tôi may mắn nghiên cứu kinh Pháp hoa, nhận thấy kinh Pháp hoa là Viên giáo dung nhiếp tất cả pháp môn. Trên chân thật môn chỉ một, nhưng phương tiện có đến tám mươi bốn ngàn pháp tu để ứng vào căn cơ, trình độ của chúng sanh ở những quốc độ và những thời kỳ khác nhau.

Vì vậy, Phật dạy lấy trí tuệ làm nền tảng. Đối với người chấp giới luật, lấy giới luật làm thầy. Nhưng người không coi giới luật là chính thì nói rằng trong mười hai năm đầu Phật giáo hóa độ sanh, Ngài không nói giới, nhưng người theo Phật tu vẫn đắc quả La-hán. Sau đó mới có luật Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni…, luật của cư sĩ. Có giới luật nhiều như vậy, nhưng có ai đắc quả không.

Từ lý giải này, tư tưởng Đại thừa lấy giáo pháp làm thầy, nương vào giáo pháp tu hành để phát sinh trí tuệ. Phật khác với chúng sanh ở điểm Ngài có trí tuệ chỉ đạo. Nếu có trí tuệ chỉ đạo cho suy nghĩ, lời nói và hành động, chúng ta là Phật, là pháp, không phải chấp pháp.

Nếu chấp pháp, sẽ bị pháp ràng buộc, không giải thoát, nên huệ không sanh. Đó là tinh thần của Phật giáo phát triển theo kinh Duy ma, lấy giáo pháp làm thầy, áp dụng giáo pháp vào cuộc sống để phát triển trí tuệ. Vì vậy, người tu chọn Văn Thù Sư Lợi là thầy. Ngài là thầy của ba đời chư Phật, dùng ngũ trí nghiêm thân. Tu theo Đại thừa, hành giả lấy trí tuệ làm thân, làm sinh mạng, chỉ đạo tất cả việc làm của mình.

Trí của Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Như Lai cộng với trí của thế gian gọi là ngũ trí. Nếu chúng ta theo xuất thế, không hiểu biết thế gian là chúng ta đi trên mây, nhưng Phật dạy Phật pháp nằm trong con người, trong suy nghĩ của con người. Nếu con người còn suy nghĩ về Phật, suy nghĩ Phật pháp thì đạo Phật còn tồn tại. Nếu suy nghĩ của con người về Phật pháp không còn, Phật giáo phải suy yếu.

Và khi Phật giáo suy yếu, chư Tăng không có trí tuệ để chỉ đạo quần chúng, nên không được kính ngưỡng. Như vậy, theo tinh thần Pháp hoa, Phật giáo mất trong lòng quần chúng, trong xã hội là Phật giáo hoại diệt.

Trở lại việc tôi cố tìm điểm chung giữa Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Đại thừa, nhờ đó tôi tạo được mối quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam theo Đại thừa và Phật giáo Thái Lan theo Nam truyền. Thiết nghĩ hai mối quan hệ này phải tốt đẹp, vì chúng ta và họ là láng giềng, mà chống đối nhau sẽ làm cho Phật giáo suy yếu.

Chúng ta có trí tuệ, phải hợp tác, không nên chia cắt, đúng theo tinh thần của Giáo hội đề ra là thống nhất tất cả hệ phái thành một Giáo hội. Các nước nghĩ rằng tại sao Việt Nam thống nhất Phật giáo được. Vì chia ra thì dễ, nhưng thống nhất thì khó, hai chùa tách ra là việc đơn giản, nhưng hợp lại hai chùa thật khó.

Nghiên cứu kinh Pháp hoa, tôi thấy có câu chuyện thú vị là “Hiện Bảo tháp”. Khi Phật thuyết kinh Pháp hoa đến phẩm Hiện Bảo tháp thứ 11, bấy giờ, tháp Đa Bảo từ dưới đất tự nhiên vọt lên trụ giữa hư không. Đó là ý quan trọng mà tụng kinh phải nhận ra, không phải tụng kinh thuộc lòng văn tự.

Tại sao tháp trụ giữa hư không. Điều này phát xuất từ phẩm thứ 10 dạy rằng người tu phải vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai. Đó là cốt lõi của kinh Pháp hoa mà người tu không lên tòa Như Lai được, tức không tiếp nhận nghĩa lý sâu xa của Phật, thì phải nâng mình lên hư không, nghĩa là chúng ta không còn kẹt đói, khát, nóng, lạnh. Nói cách khác, mặc dù có thân tứ đại, nhưng không bị tứ đại chi phối. Vào định, hành giả quên đói, khát, nóng, lạnh, tức là vào hư không.

Thể nghiệm pháp này, trời nóng, tôi đắp y, ngồi thiền, vẫn cảm thấy bình thường. Vào thiền, thấy nóng là chưa có Phật, chưa lên hư không, chưa thấy Bồ-tát. Người tu không thể nghiệm được pháp này coi như chưa bước chân vào đạo.

Xưa kia, Pháp sư Ấn Tông giảng kinh Pháp hoa nhiều năm, nhưng không ngộ, vì còn kẹt pháp, phải đợi ngài Huệ Năng đến khai ngộ, mới nhận được yếu chỉ của kinh. Phải nâng mình lên hư không, nhưng chưa lên được, mà vẫn thấy tháp là Tổ Thiên Thai dạy chúng ta tu làm sao thấy Phật, nhìn đâu cũng thấy Phật, thấy Bảo tháp xuất hiện.

Và bước thứ hai, đại chúng thấy tháp cao, nhưng không lên được. Phải nhờ thần lực của Phật nâng chúng ta lên hư không. Thực tế cho thấy nhiều người tu thiền, thường nghĩ tự lực là chính. Riêng tôi, kết hợp tự lực và tha lực để nhấc tôi lên hư không. Theo kinh nghiệm, tôi nghĩ Phật không hộ niệm, mình không làm được.

Phải nỗ lực tu hành và cũng nhờ tha lực nâng mình lên hư không, chúng ta thấy được tháp Đa Bảo, đó là cái thấy toàn diện của Phật giáo. Trước chúng ta chỉ thấy phiến diện, tu Thiền thì thấy Thiền, tu Tịnh độ thấy Tịnh độ… ví như người mù rờ voi.

Tôi nhắc quý vị đừng làm người mù rờ voi, phải sáng mắt, thấy được kho tàng quý giá của Phật để lại là tháp Đa Bảo. Làm sao mở tháp. Phật nói điều đó đơn giản, vì thệ nguyện của Phật rằng Phật nào muốn chỉ Pháp thân của Phật cho đại chúng, phải tập trung các phân thân thuyết pháp trong mười phương, mới mở tháp được. Điều này gợi ý gì.

Theo Phật giáo Nam truyền, chỉ có một Đức Phật Thích Ca thuyết pháp ở Ta-bà. Nhưng theo tinh thần Đại thừa Viên giáo, “Phật Thích Ca thị hiện sanh thân trong nhiều quốc độ, thuyết pháp, giáo hóa vô số chúng sanh, thọ mạng sai khác, tùy theo loại hình mà khai phương tiện chỉ bày chân thật thậm thâm vi diệu. Nếu thấy chúng sanh ưa pháp Tiểu thừa, đức mỏng, tội nặng, không thể thấy xa. Ta phải thị hiện thân hình giống nó, bỏ tục, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, rồi nhập Niết-bàn…”. Đó là cốt lõi kinh Pháp hoa.

Đức Phật Thích Ca ở Ấn Độ là một trong những thị hiện thân của Phật Thích Ca trên cuộc đời và sau khi độ những người đáng độ, làm những việc đáng làm, Ngài nhập Niết-bàn. Và hơn thế nữa, Đức Phật không phải chỉ thị hiện một chỗ, mà Ngài còn hiện thân ở nhiều chỗ khác.

Vì vậy, nhận thức sâu sắc yếu nghĩa này, tôi nói Phật Di Đà, Phật Dược Sư và mười phương Phật cũng là hiện thân của Phật Thích Ca và muốn mở tháp Đa Bảo, Phật Thích Ca phải tập trung phân thân.

Phật nói rằng khi thị hiện ở chỗ này, Ngài có tên này, thị hiện chỗ khác, Ngài có tên khác. Vì dân tộc Thái Lan thích hợp với việc khất thực, nên đối với họ, tu hạnh khất thực là chính. Nhưng ở Trung Quốc, phải làm mới được ăn, nên Tổ Bách Trượng hiện hữu với chủ trương nhứt nhựt bất tác, nhứt nhựt bất thực. Ở Nhật Bản, người dân cần người có sức mạnh phi thường và trí tuệ siêu việt, nên xuất hiện Kubo Daishi, ngài vừa sáng tác chữ viết của người Nhật, vừa mở trường dạy các ngành nghề và tất nhiên, ngài cũng thể hiện năng lực huyền bí.

Trên bước đường tu theo Phật, hành giả hiện thân theo đúng yêu cầu của người dân, chắc chắn việc làm đạt hiệu quả cao, làm sáng danh Phật giáo. Ở mỗi chỗ đều có việc làm khác nhau phù hợp và nâng cao đời sống của dân chúng.

Trong mùa an cư, các Ni sư suy nghĩ xem tại đây nên hành đạo thế nào được quần chúng kính ngưỡng, để đạo Phật còn trong lòng quần chúng. Trong thời kỳ đầu, nhờ cứu được vua Gia Long, Phật giáo tỉnh Mỹ Tho được phục hồi, nhưng sau đó, Phật giáo suy yếu, cho đến phong trào chấn hưng Phật giáo, các Ni sư đã mở trường đào tạo Ni chúng, sinh hoạt Phật giáo tỉnh nhà mới phát triển. Đến thời đại chúng ta là thời hội nhập, phải đổi mới hơn nữa, Phật giáo mới thích nghi và tồn tại, phát triển.

Cầu mong đại chúng nỗ lực tu, phước sanh và phát huy trí tuệ, thấy đúng chân lý, áp dụng đúng pháp trong việc truyền bá Chánh pháp Như Lai còn mãi trên thế gian, làm lợi lạc cho chúng hữu tình.
HT.Thích Trí Quảng

Nuôi dưỡng chí nguyện xuất gia

Nuôi dưỡng chí nguyện xuất gia

Đăng lúc: 17:00 - 16/11/2015

Khi tâm nguyện xuất gia chưa đủ lớn thì bạn hãy nuôi dưỡng và vun bồi thêm chứ không gượng ép.

HỎI: Tôi năm nay 18 tuổi, cảm nhận được những cay đắng của cuộc đời nên muốn xuất gia. Tôi tìm học Phật pháp, hiểu được cái hay của đạo Phật nên tôi thường trì tụng kinh điển và ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống. Nhiều lần tôi đến chùa, có ý định xuất gia nhưng rồi như có gì đó ngăn lại, sau đó tôi lại ra về.

Tôi muốn hỏi là tại sao tôi không xuất gia được, phải chăng tôi không có duyên với con đường này?

(HUỲNH NAM,
huynhbanam9999@gmail.com)

ĐÁP: Bạn Huỳnh Nam thân mến!

“Cảm nhận được những cay đắng của cuộc đời” là điều trợ giúp cho bạn trưởng thành. Bởi bản chất của cuộc đời là như vậy, cay đắng nhiều hơn ngọt ngào. Nên sống trong cuộc đời cần biết chuyển hóa cay đắng, chế tác ngọt ngào để làm cho đời sống an vui hơn.

Bạn đã đi đúng hướng khi biết “tìm học Phật pháp, hiểu được cái hay của đạo Phật nên tôi thường trì tụng kinh điển và ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống”. Chỉ cần hiểu rõ và thực hành lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày đã là rất quý hóa, không nhất thiết phải xuất gia.

Một người Phật tử sống tốt đời, đẹp đạo, phát tâm ủng hộ Phật pháp trong khả năng của mình là đầy đủ ý nghĩa. Khi tâm nguyện xuất gia chưa đủ lớn thì bạn hãy nuôi dưỡng và vun bồi thêm chứ không gượng ép. Đến khi bạn đã xác định được xuất gia là lẽ sống đích thực của đời mình thì tự khắc bạn sẽ được như nguyện.

TỔ TƯ VẤN

Tầm sư học đạo

Tầm sư học đạo

Đăng lúc: 11:10 - 22/07/2015

Cách tìm minh sư là gieo duyên với chư vị xuất gia, gặp vị nào có thể trợ duyên cho mình tu học thì nương tựa.
HỎI: Tôi 52 tuổi, mới phát nguyện quy y Tam bảo, giữ năm giới và ăn chay trường. Gần đây tôi đến chùa tụng kinh, gặp một số đạo hữu chỉ bảo rằng chừng ấy chưa đủ, cần phải phát nguyện tu Bát quan trai, hành Thập thiện, nói tóm là phải đi cầu đạo, tìm bậc minh sư để nương tựa tu học. Tôi muốn hỏi những pháp tu ấy là gì? Những lời khuyên ấy có đúng và cần thiết không? Tìm minh sư, cầu đạo ở đâu? Nếu tôi không tu thêm các pháp ấy thì có đúng với lời Phật dạy không?

(THANH TRÚC, Q.5, TP.HCM)


ĐÁP:
Bạn Thanh Trúc thân mến!
Pháp tu căn bản của người Phật tử là quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới, từ bỏ những việc xấu ác, siêng làm các hạnh lành như bố thí, cúng dường... Sau đó, nếu hội đủ duyên lành, người Phật tử phát nguyện tu tập nâng cao như tham dự các khóa tu Bát quan trai, Thập thiện v.v… Tu Bát quan trai là lên chùa phát nguyện thọ trì tám giới, tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật, tọa thiền, nghe pháp…, nói chung tập sự xuất gia một ngày một đêm (hiện nay thường là một ngày). Tu Thập thiện chủ yếu là phát nguyện thọ trì mười giới, chuyển hóa mười nghiệp ác của thân, miệng, ý thành mười nghiệp thiện.
Người Phật tử nên phát tâm tham dự các khóa tu Bát quan trai và Thập thiện. Khi tham dự các khóa tu này, bạn sẽ được thực hành các phương pháp để chuyển hóa nội tâm, cũng như được kết duyên tu hành với hội chúng (tu hành có bạn), hiểu biết thêm nhiều điều trong tu học, và nhất là được nghe giáo pháp từ chư vị xuất gia. Nếu chỉ quy y và thọ năm giới cùng làm việc thiện thì hiện tại được phước báo, đời sau tái sanh làm người nhiều phước. Còn tu Bát quan trai, Thập thiện thì hiện tại được phước báo, đời sau tái sanh về các cõi trời hưởng phước thù thắng hơn.
Vấn đề tìm bậc minh sư để cầu đạo, nương tựa tu học là gieo duyên với chư vị xuất gia. Một người Phật tử, ngoài vị bổn sư đã quy y cho mình, cần nương tựa một hoặc nhiều vị thầy khác để học hỏi, được chia sẻ kinh nghiệm tu tập, cách ứng xử trong nhiều phương diện đời sống theo tinh thần Phật giáo. Minh sư, theo nghĩa là bậc thầy sáng đạo, hiện rất hiếm có nên khó gặp. Còn minh sư là vị thầy hiểu đạo, có thể soi sáng đường tu cho mình thì hiện rất nhiều. Cách tìm minh sư thông thường là gieo duyên với chư vị xuất gia, gặp vị nào có thể soi sáng, sẻ chia và trợ duyên cho mình tu học thì nương tựa, học hỏi. Ngoài ra, minh sư có thể là kinh điển, sách báo, băng đĩa Phật giáo. Tự tìm hiểu giáo pháp, hiểu biết sâu sắc lời Phật dạy rồi ứng dụng tu hành.
Trong trường hợp bạn không tu thêm, chỉ “quy y Tam bảo, giữ năm giới và ăn chay trường”, cùng với siêng làm phước thiện thì vẫn đúng với chuẩn mực căn bản Phật dạy cho hàng cư sĩ.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Nên tụng kinh trước chánh điện

Nên tụng kinh trước chánh điện

Đăng lúc: 07:55 - 11/07/2015

Đến chùa tụng kinh, tốt nhất nên ở trước chánh điện. Nếu tới trễ, có thể ngồi phía bên ngoài...
tung kinh.jpg
Phật tử về chùa Phước Viên (Đồng Nai) tụng kinh Dược Sư - Ảnh minh họa
HỎI: Tôi là Phật tử thường đi tụng kinh mỗi tối tại chùa. Vì bận công việc thường đến muộn nên tôi không có chỗ ngồi trong chánh điện mà phải ngồi sau nhà Tổ (hai bên là bàn thờ linh, thờ ảnh người chết rất nhiều). Như vậy có nên không? Tôi có bị ảnh hưởng âm khí hay bị những vong linh ở đó quấy nhiễu không? Nếu vào các ngày sám hối 14-30 và cầu an 1-15 (âm lịch) hàng tháng, không có thời gian đi chùa mà chỉ tụng niệm và lễ bái ở nhà thì phước báo có như đi tụng niệm ở chùa không?
(PHAN ĐỨC TRUNG,
trungphanc@yahoo.com.vn)
ĐÁP: Bạn Phan Đức Trung thân mến!
Đến chùa tụng kinh, tốt nhất nên ở trước chánh điện. Nếu tới trễ, có thể ngồi phía bên ngoài hoặc hai bên hành lang phía trước. Chỉ khi nào các nơi phía trước đều hết chỗ thì mới ngồi tụng kinh trong hậu tổ và linh đường.
Ngồi tụng kinh nơi hậu tổ và linh đường thì cũng không có gì ảnh hưởng lắm nếu ba nghiệp thanh tịnh; và cũng không bị ảnh hưởng của âm khí hay bị các vong linh quấy nhiễu. Nhưng vì không ngồi cùng đại chúng, trước mặt lại không có Phật nên việc tụng niệm khó nhiếp tâm hơn.
Vào những ngày lễ sám hối nếu không đến chùa được, bạn tụng niệm và lễ bái tại nhà vẫn được phước đức vô lượng. Tuy nhiên, nếu bạn đến chùa vào các dịp lễ ấy thì vẫn hay hơn, vì ngoài công phu bái sám bạn còn có cơ hội lễ thầy và thăm bạn để kết nối đạo tình. “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”, nên đạo tình rất quan trọng trong việc tu học.
Chúc các bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Khi không ăn chay trì chú, niệm Phật được không?

Khi không ăn chay trì chú, niệm Phật được không?

Đăng lúc: 05:24 - 15/05/2015

Tôi nghe một người thân nói không nên trì chú hay niệm Phật sau khi ăn thịt cá, điều ấy đúng không?
HỎI: Tôi ở nước ngoài, hiện đang đi học nên cũng chưa thuận duyên để ăn chay trường. Tôi có thói quen đọc chú Đại bi mọi lúc, mọi nơi, ngay cả đi xe bus cũng đọc. Hôm qua tôi nghe một người thân nói không nên trì chú hay niệm Phật sau khi ăn thịt cá. Vậy điều ấy đúng không? Tôi nhớ hồi còn bé đi chùa có nghe nói về một câu thần chú “tịnh khẩu nghiệp”, đọc ba lần sau khi ăn thịt cá thì có thể trì chú hay niệm Phật bình thường. Có thể cho tôi câu thần chú ấy được không?

(QUẢNG DƯƠNG, hakangyulnt@gmail.com)

ĐÁP:
Bạn Quảng Dương thân mến!
Người Phật tử được khuyến nghị mỗi tháng nên ăn chay ít nhất hai ngày, trung bình là bốn ngày, nếu nhiều hơn thì càng tốt. Trong hai hoặc bốn ngày ăn chay (14, 15 và 30, mùng 1 âm lịch) thì cần đến chùa dự các khóa lễ sám hối tội chướng, cầu nguyện an lành.
Tuy nhiên, không phải đợi đến ngày ăn chay và đi chùa mới tu, ngoài những ngày kể trên, người Phật tử cần miên mật tu niệm mọi lúc, mọi nơi. Do đó, vào những ngày không ăn chay, bạn vẫn trì chú, tụng kinh, niệm Phật bình thường, không có gì phải kiêng kỵ hay trở ngại cả. Ai đó nói rằng “không nên trì chú hay niệm Phật sau khi ăn thịt cá” là không đúng với quan điểm tu học của đạo Phật.
Vì lẽ đó bạn cũng không cần tìm đọc câu thần chú giúp “tịnh khẩu nghiệp” mà vẫn tu tập trì chú, niệm Phật mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN

Bà Lão và Những Đồng Tiền Vàng

Bà Lão và Những Đồng Tiền Vàng

Đăng lúc: 19:07 - 03/05/2015

Ngày xưa ở một làng quê hẻo lánh nọ có một bà lão. Bà ta không có ai thân thích và rất là nghèo.
Mặc dù vậy bà ta là một người rất sùng đạo. Mỗi buổi tối, người ta thường thấy bóng của bà qua ngọn đèn dầu, quỳ tụng kinh trước một trang bàn thờ nhỏ.

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 9
  • Hôm nay 3,621
  • Tháng hiện tại 61,006
  • Tổng lượt truy cập 23,467,255