Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Làm đẹp

Làm đẹp

Đăng lúc: 17:04 - 11/01/2017

Ngành thẩm mỹ học cho rằng, khi chưa có con người trên trái đất này thì chưa có cái đẹp. Lúc bấy giờ đất đá, sông nước, núi rừng, biển cả, trăng sao… đã có rồi, nhưng chưa có cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, chưa có gì hết! Đến khi con người xuất hiện và phát triển đến chừng mực nào đó, lúc bấy giờ cái đẹp và cái xấu, cái thẩm mỹ và cái phản thẩm mỹ mới được con người xác lập.

lam dep.jpg

Đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, là một cái gì phù hợp với sự sống của con người. Đẹp bao giờ cũng gắn liền với sự sống lý tưởng của con người, không thể có cái đẹp nằm ngoài sự sống. Tức là, nói theo ngôn ngữ Duy thức học, đối tượng nhận thức không thể tách rời chủ thể nhận thức. Cho nên, cái đẹp phải phù hợp với sự sống của chúng ta, chúng ta hằng mơ ước về nó, khát vọng về nó, nó hiện lên trong vùng lung linh của lý tưởng. Cái đẹp ấy chính là vẻ đẹp của nội tâm và ngoại giới, vẻ đẹp của thân tâm con người.
Ở đời ai cũng yêu thích cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, của con người xây dựng nên như những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa... Và cái đẹp ai cũng quan tâm, để ý là vẻ đẹp của con người.

Con người, theo thẩm mỹ học, vốn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất! Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là của sự thăng hoa, cho dù hiện thực có giản dị, có đau thương, gian khổ đi chăng nữa thì nghệ thuật phải trên nguyên tắc của sự thăng hoa, thăng hoa cả chủ thể và đối tượng. Cho nên, con người từ xưa đến nay không ngừng nỗ lực làm đẹp.

Làm đẹp là một nhu cầu của hầu hết mọi người. Người ta có thể làm đẹp bằng nhiều cách: truyền thống, dân gian, cổ điển, có cách làm đẹp hiện đại... Nói chung, có cả trăm ngàn cách làm đẹp, và có người cũng đẹp hẳn ra, nhưng cũng có người làm hoài vẫn không đẹp. Vì sao vậy? Vì cái ‘nguyên mẫu’ nó… không đẹp. Cho nên, làm đẹp không phải là cái tội. Cái tội (nghiệp) là không thể làm cho mình đẹp ra khi mình vốn đã… xấu. Biết làm sao bây giờ? Cha mẹ sinh mình ra cũng đâu muốn mình xấu. Cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn cho mình khuôn mặt đẹp hay xấu thì làm sao mình lựa chọn?

Có người vì ‘xấu’ quá nên mất hết niềm tin, sống trong mặc cảm, tự ti, không dám mơ ước điều gì cao xa, cho dù trong lòng vẫn cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Chẳng biết bày tỏ cùng ai nỗi niềm buồn tênh đó, có người tìm đến chùa để… tâm sự với Phật. Phật thương chúng sinh, chắc sẽ không nói tâm sự của mình cho người khác, nên tha hồ mà kể lể, mà khóc, giấu mặt trong đôi bàn tay bé nhỏ!

Phật thương chúng sinh, nên sẽ giúp. Phật là Đại y vương, có khả năng điều trị cả thân bệnh lẫn tâm bệnh, nên sẽ có cách dạy cho chúng sinh làm đẹp, vì Phật biết rõ, thấy rõ nguyên nhân sâu xa của cái xấu. Nếu mình muốn đẹp mà không biết vì sao mình xấu thì không tài nào làm cho đẹp được. Cho nên, Phật bắt đầu phân tích bệnh lý cho chúng sinh hiểu.

Có 10 nguyên nhân (hay nghiệp nhân) khiến cho chúng sinh nhận lấy kết quả có một thân hình hay khuôn mặt xấu xí.

1. Thường hay nổi cơn thịnh nộ. Thịnh nộ là giận rất dữ dội. Khuôn mặt của người đang giận dữ thì… không đẹp chút nào hết, dù cho người đó là hoa hậu! Lúc đó dù có bao nhiêu lớp son phấn, mỹ phẩm đắt tiền… cũng không thể nào che được cái xấu. Hơn nữa, mỗi khi “nổi cơn thịnh nộ” thì sẽ “quên đi nghĩa tình”. Nghĩa tình đã quên hết thì tha hồ mà làm khổ cho nhau. Kinh Di giáo nói: “Lòng giận tức độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ”. Giận hờn, thịnh nộ không những tàn phá dung nhan hiện tại mà còn thấm vào trong xương, trong máu, tạo thành chủng tử cho đời sau, kiếp sau, sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào cũng xấu xí. Cho nên, muốn đẹp không phải là giải phẫu chỉnh hình mà cần ‘lột bỏ cơn thịnh nộ’.

2. Thường hay ấp ủ oán hận. Chính là nuôi dưỡng, chất chứa hận thù trong lòng. Có người hận cha mẹ, hận anh em, hận bạn bè, hận xã hội và hận luôn chế độ… nhưng cũng có người hận chính bản thân mình. Dù oán hận ai đi nữa thì người khổ đau nhất vẫn chính là mình. “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có”, kinh Pháp cú đã nói vậy. Cho nên, càng ấp ủ, càng nuôi dưỡng, càng chất chứa hận thù thì hận thù càng thêm lớn, càng thêm khổ đau cho đời này và cả đời sau, không khi nào được vui tươi, xinh đẹp. Chỉ có “Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu”. Hận thù trút bỏ rồi thì mình thành con người mới, như người đặt gánh nặng trên vai xuống, bỗng dưng thấy mình nhẹ tênh, sung sướng vô cùng. Khi ấy tự nhiên thấy mình vui tươi, trẻ đẹp ra.

3. Dối gạt người khác. Tức là sống không thật lòng, sống hai mặt, lừa dối người. Những người như vậy, họ chỉ có cái mặt nạ, cái vỏ bọc bên ngoài, còn bên trong xấu xí, lừa dối đủ điều, lừa dối cả người thân của mình. Vì sống với cái vỏ bọc bên ngoài, cho nên có che bao nhiêu lớp cũng lòi cái xấu ra ngoài.

4. Quấy rối chúng sinh. Đó là những người ưa đặt điều thị phi, vu khống, sách nhiễu, khủng bố, chọc ghẹo, xúc phạm… người khác, loài khác; phá vỡ hạnh phúc, gia cang người ta. Người như vậy không những nhận lấy quả báo xấu xí mà còn không bao giờ nhận được sự tôn trọng của người khác, luôn bị người khác coi thường.

5. Không có ái kính đối với cha mẹ. Người biết thương yêu và kính trọng cha mẹ, mặt họ luôn rạng ngời hạnh phúc. Ngược lại, người không biết ái kính cha mẹ chắc chắn là người xấu, không thể đẹp được.

6. Không cung kính Hiền Thánh. Người nào coi thường hình tượng Phật và Bồ-tát, khinh chê người khác lễ lạy Tam bảo, vào chùa thấy Phật không lạy, thấy Tăng không chào, còn tỏ thái độ bất kính, khinh khi, coi thường thì sẽ mất hết phước báo để được xinh đẹp.

7. Xâm đoạt của cải và điền nghiệp của Hiền Thánh. Người nào trộm cắp, chiếm đoạt… tài sản và đất đai của chùa chiền, đền miếu thì bị tổn giảm phước báo nghiêm trọng.

8. Làm tắt đèn đuốc nơi tháp miếu Phật. Đây là hành vi cố tình phá hủy vật dụng thắp sáng, khiến chùa tháp bị tối tăm. Việc làm này bị quả báo mặt mày luôn tăm tối.

9. Chê bai, khinh rẻ người xấu xí. Người nào khởi tâm ngã mạn, khinh chê người xấu, người bị tật nguyền sẽ bị mắc quả báo xấu xí.

10. Tập các ác hạnh. Người nào hay làm các việc ác, tà hạnh như không giữ năm giới, tám giới... sẽ bị quả báo không thể xinh đẹp.

Đó là mười nghiệp hay mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến quả báo xấu xí, không xinh đẹp. Hễ đã gây tạo một trong mười nghiệp trên thì không thể nào xinh đẹp được, cho dù có chỉnh sửa, cắt vá, tạo hình bằng cách nào. Cho nên, để có được thân tướng đoan chánh, nghiêm trang, xinh đẹp thì phải: không sân, không hận, không dối, không quấy, kính yêu cha mẹ, tôn trọng Hiền Thánh, không xâm hại sản nghiệp của Hiền Thánh, không làm tắt đèn đuốc nơi chùa chiền, không khinh rẻ người xấu, không tập các ác hạnh; lại còn phát tâm tô vẽ trang hoàng tượng, tháp Phật, quét dọn tháp miếu Phật, quét dọn đất già-lam, dâng hoa cúng Phật...

Trong mười cách làm đẹp ở trên, hễ làm được một cách thì đẹp được một phần, đẹp được một vẻ, hay nói cách khác là ‘có một vẻ đẹp riêng’. Nếu làm được cả mười thì người ấy nhất định đẹp đến… ‘mười phân vẹn mười’!

Đức Phật nói đại ý, coi những người ‘sắc nước hương trời’, đến nỗi ‘mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da’, khiến ‘chim sa cá lặn’… ấy, phải biết là họ nhờ vào sự thực tập cái nhân lành đời trước, đó là lìa xa mười nghiệp nhân làm xấu, sống theo mười nghiệp nhân làm đẹp. Tùy theo mức độ thực tập tránh xa mười nhân làm xấu, thực hành mười nhân làm đẹp, mà trở nên đẹp người đẹp nết, hay chỉ đẹp người mà không đẹp nết.

Dẫu sao, ông bà mình cũng đã dạy, “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Cho nên, hãy sửa soạn cái tâm, chăm sóc cái tâm cho thật đẹp. Kinh Ma ý dạy rằng: “Cất trăm ngôi chùa chẳng bằng cứu sống một người. Cứu sống người khắp mười phương thiên hạ, chẳng bằng một ngày tu tâm”. Người biết tu tâm dưỡng tính thì đời này, đời sau, khi nào cũng thấy hiền lành, dễ thương, đó là nét đẹp thánh thiện vậy.
Thích Nguyên HùngNgành thẩm mỹ học cho rằng, khi chưa có con người trên trái đất này thì chưa có cái đẹp. Lúc bấy giờ đất đá, sông nước, núi rừng, biển cả, trăng sao… đã có rồi, nhưng chưa có cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, chưa có gì hết! Đến khi con người xuất hiện và phát triển đến chừng mực nào đó, lúc bấy giờ cái đẹp và cái xấu, cái thẩm mỹ và cái phản thẩm mỹ mới được con người xác lập.

lam dep.jpg

Đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, là một cái gì phù hợp với sự sống của con người. Đẹp bao giờ cũng gắn liền với sự sống lý tưởng của con người, không thể có cái đẹp nằm ngoài sự sống. Tức là, nói theo ngôn ngữ Duy thức học, đối tượng nhận thức không thể tách rời chủ thể nhận thức. Cho nên, cái đẹp phải phù hợp với sự sống của chúng ta, chúng ta hằng mơ ước về nó, khát vọng về nó, nó hiện lên trong vùng lung linh của lý tưởng. Cái đẹp ấy chính là vẻ đẹp của nội tâm và ngoại giới, vẻ đẹp của thân tâm con người.
Ở đời ai cũng yêu thích cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, của con người xây dựng nên như những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa... Và cái đẹp ai cũng quan tâm, để ý là vẻ đẹp của con người.

Con người, theo thẩm mỹ học, vốn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất! Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là của sự thăng hoa, cho dù hiện thực có giản dị, có đau thương, gian khổ đi chăng nữa thì nghệ thuật phải trên nguyên tắc của sự thăng hoa, thăng hoa cả chủ thể và đối tượng. Cho nên, con người từ xưa đến nay không ngừng nỗ lực làm đẹp.

Làm đẹp là một nhu cầu của hầu hết mọi người. Người ta có thể làm đẹp bằng nhiều cách: truyền thống, dân gian, cổ điển, có cách làm đẹp hiện đại... Nói chung, có cả trăm ngàn cách làm đẹp, và có người cũng đẹp hẳn ra, nhưng cũng có người làm hoài vẫn không đẹp. Vì sao vậy? Vì cái ‘nguyên mẫu’ nó… không đẹp. Cho nên, làm đẹp không phải là cái tội. Cái tội (nghiệp) là không thể làm cho mình đẹp ra khi mình vốn đã… xấu. Biết làm sao bây giờ? Cha mẹ sinh mình ra cũng đâu muốn mình xấu. Cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn cho mình khuôn mặt đẹp hay xấu thì làm sao mình lựa chọn?

Có người vì ‘xấu’ quá nên mất hết niềm tin, sống trong mặc cảm, tự ti, không dám mơ ước điều gì cao xa, cho dù trong lòng vẫn cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Chẳng biết bày tỏ cùng ai nỗi niềm buồn tênh đó, có người tìm đến chùa để… tâm sự với Phật. Phật thương chúng sinh, chắc sẽ không nói tâm sự của mình cho người khác, nên tha hồ mà kể lể, mà khóc, giấu mặt trong đôi bàn tay bé nhỏ!

Phật thương chúng sinh, nên sẽ giúp. Phật là Đại y vương, có khả năng điều trị cả thân bệnh lẫn tâm bệnh, nên sẽ có cách dạy cho chúng sinh làm đẹp, vì Phật biết rõ, thấy rõ nguyên nhân sâu xa của cái xấu. Nếu mình muốn đẹp mà không biết vì sao mình xấu thì không tài nào làm cho đẹp được. Cho nên, Phật bắt đầu phân tích bệnh lý cho chúng sinh hiểu.

Có 10 nguyên nhân (hay nghiệp nhân) khiến cho chúng sinh nhận lấy kết quả có một thân hình hay khuôn mặt xấu xí.

1. Thường hay nổi cơn thịnh nộ. Thịnh nộ là giận rất dữ dội. Khuôn mặt của người đang giận dữ thì… không đẹp chút nào hết, dù cho người đó là hoa hậu! Lúc đó dù có bao nhiêu lớp son phấn, mỹ phẩm đắt tiền… cũng không thể nào che được cái xấu. Hơn nữa, mỗi khi “nổi cơn thịnh nộ” thì sẽ “quên đi nghĩa tình”. Nghĩa tình đã quên hết thì tha hồ mà làm khổ cho nhau. Kinh Di giáo nói: “Lòng giận tức độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ”. Giận hờn, thịnh nộ không những tàn phá dung nhan hiện tại mà còn thấm vào trong xương, trong máu, tạo thành chủng tử cho đời sau, kiếp sau, sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào cũng xấu xí. Cho nên, muốn đẹp không phải là giải phẫu chỉnh hình mà cần ‘lột bỏ cơn thịnh nộ’.

2. Thường hay ấp ủ oán hận. Chính là nuôi dưỡng, chất chứa hận thù trong lòng. Có người hận cha mẹ, hận anh em, hận bạn bè, hận xã hội và hận luôn chế độ… nhưng cũng có người hận chính bản thân mình. Dù oán hận ai đi nữa thì người khổ đau nhất vẫn chính là mình. “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có”, kinh Pháp cú đã nói vậy. Cho nên, càng ấp ủ, càng nuôi dưỡng, càng chất chứa hận thù thì hận thù càng thêm lớn, càng thêm khổ đau cho đời này và cả đời sau, không khi nào được vui tươi, xinh đẹp. Chỉ có “Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu”. Hận thù trút bỏ rồi thì mình thành con người mới, như người đặt gánh nặng trên vai xuống, bỗng dưng thấy mình nhẹ tênh, sung sướng vô cùng. Khi ấy tự nhiên thấy mình vui tươi, trẻ đẹp ra.

3. Dối gạt người khác. Tức là sống không thật lòng, sống hai mặt, lừa dối người. Những người như vậy, họ chỉ có cái mặt nạ, cái vỏ bọc bên ngoài, còn bên trong xấu xí, lừa dối đủ điều, lừa dối cả người thân của mình. Vì sống với cái vỏ bọc bên ngoài, cho nên có che bao nhiêu lớp cũng lòi cái xấu ra ngoài.

4. Quấy rối chúng sinh. Đó là những người ưa đặt điều thị phi, vu khống, sách nhiễu, khủng bố, chọc ghẹo, xúc phạm… người khác, loài khác; phá vỡ hạnh phúc, gia cang người ta. Người như vậy không những nhận lấy quả báo xấu xí mà còn không bao giờ nhận được sự tôn trọng của người khác, luôn bị người khác coi thường.

5. Không có ái kính đối với cha mẹ. Người biết thương yêu và kính trọng cha mẹ, mặt họ luôn rạng ngời hạnh phúc. Ngược lại, người không biết ái kính cha mẹ chắc chắn là người xấu, không thể đẹp được.

6. Không cung kính Hiền Thánh. Người nào coi thường hình tượng Phật và Bồ-tát, khinh chê người khác lễ lạy Tam bảo, vào chùa thấy Phật không lạy, thấy Tăng không chào, còn tỏ thái độ bất kính, khinh khi, coi thường thì sẽ mất hết phước báo để được xinh đẹp.

7. Xâm đoạt của cải và điền nghiệp của Hiền Thánh. Người nào trộm cắp, chiếm đoạt… tài sản và đất đai của chùa chiền, đền miếu thì bị tổn giảm phước báo nghiêm trọng.

8. Làm tắt đèn đuốc nơi tháp miếu Phật. Đây là hành vi cố tình phá hủy vật dụng thắp sáng, khiến chùa tháp bị tối tăm. Việc làm này bị quả báo mặt mày luôn tăm tối.

9. Chê bai, khinh rẻ người xấu xí. Người nào khởi tâm ngã mạn, khinh chê người xấu, người bị tật nguyền sẽ bị mắc quả báo xấu xí.

10. Tập các ác hạnh. Người nào hay làm các việc ác, tà hạnh như không giữ năm giới, tám giới... sẽ bị quả báo không thể xinh đẹp.

Đó là mười nghiệp hay mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến quả báo xấu xí, không xinh đẹp. Hễ đã gây tạo một trong mười nghiệp trên thì không thể nào xinh đẹp được, cho dù có chỉnh sửa, cắt vá, tạo hình bằng cách nào. Cho nên, để có được thân tướng đoan chánh, nghiêm trang, xinh đẹp thì phải: không sân, không hận, không dối, không quấy, kính yêu cha mẹ, tôn trọng Hiền Thánh, không xâm hại sản nghiệp của Hiền Thánh, không làm tắt đèn đuốc nơi chùa chiền, không khinh rẻ người xấu, không tập các ác hạnh; lại còn phát tâm tô vẽ trang hoàng tượng, tháp Phật, quét dọn tháp miếu Phật, quét dọn đất già-lam, dâng hoa cúng Phật...

Trong mười cách làm đẹp ở trên, hễ làm được một cách thì đẹp được một phần, đẹp được một vẻ, hay nói cách khác là ‘có một vẻ đẹp riêng’. Nếu làm được cả mười thì người ấy nhất định đẹp đến… ‘mười phân vẹn mười’!

Đức Phật nói đại ý, coi những người ‘sắc nước hương trời’, đến nỗi ‘mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da’, khiến ‘chim sa cá lặn’… ấy, phải biết là họ nhờ vào sự thực tập cái nhân lành đời trước, đó là lìa xa mười nghiệp nhân làm xấu, sống theo mười nghiệp nhân làm đẹp. Tùy theo mức độ thực tập tránh xa mười nhân làm xấu, thực hành mười nhân làm đẹp, mà trở nên đẹp người đẹp nết, hay chỉ đẹp người mà không đẹp nết.

Dẫu sao, ông bà mình cũng đã dạy, “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Cho nên, hãy sửa soạn cái tâm, chăm sóc cái tâm cho thật đẹp. Kinh Ma ý dạy rằng: “Cất trăm ngôi chùa chẳng bằng cứu sống một người. Cứu sống người khắp mười phương thiên hạ, chẳng bằng một ngày tu tâm”. Người biết tu tâm dưỡng tính thì đời này, đời sau, khi nào cũng thấy hiền lành, dễ thương, đó là nét đẹp thánh thiện vậy.
Thích Nguyên Hùng

Tôi niệm Bồ-tát Quán Thế Âm

Tôi niệm Bồ-tát Quán Thế Âm

Đăng lúc: 18:49 - 29/10/2015

Từ nhỏ tôi đã được dạy trì niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm. Bác tôi là người xuất gia trụ trì một ngôi chùa, ông thường dạy tôi cũng như các Phật tử khác trì tụng chú Đại bi và danh hiệu của Bồ-tát.
Botat QAm.jpg
Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm

Tôi vốn ốm yếu và thường hay bệnh, thể chất lẫn tinh thần đều kém. Tôi luôn sống trong mặc cảm tự ti, không có lòng tin nơi bản thân mình, thường ngại tiếp xúc với người khác và ít khi tham gia các hoạt động tập thể, cộng đồng. Chính vì tâm lý yếu đuối mà tôi có nhu cầu một nơi nương tựa tinh thần và sự chở che, giúp đỡ từ một đấng thiêng liêng.

Bác tôi dạy rằng Bồ-tát Quán Thế Âm có tâm từ bi rộng lớn, thường cứu khổ ban vui cho chúng sinh, vì thế cần nên nhớ nghĩ công hạnh, thường trì niệm danh hiệu và học đức tính lợi tha của Ngài.

Tôi tin tưởng lời bác dạy và niệm danh hiệu Bồ-tát mỗi ngày, nhất là khi đi đâu xa và khi chuẩn bị làm việc gì đó hay thi cử. Hễ lên tàu, xe là tôi nhiếp tâm niệm danh hiệu Bồ-tát để Ngài phù hộ, vì tôi sợ tai nạn, rủi ro xảy ra. Những khi vào phòng thi cử cũng niệm mãi danh hiệu Bồ-tát để Ngài phù hộ cho tôi làm bài đạt kết quả tốt. Tôi không ỷ lại vào sự giúp đỡ của Bồ-tát, vẫn chăm chỉ học hành, nhưng vì không có lòng tin nơi bản thân, vì tâm lý không vững thường hay hoang mang lo lắng mà tôi cầu sự trợ giúp của Bồ-tát, cầu sự an tâm nơi Bồ-tát.

Cho đến sau này tôi mới hiểu hơn về ý nghĩa của việc trì niệm Bồ-tát Quán Thế Âm.

Phần lớn những ai tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm đều xem Ngài như một đấng thiêng liêng có quyền năng ban bố phước lành và bảo hộ sự sống, sự bình an, giải lâm nguy, cứu khổ nạn. Tuy nhiên nếu nghĩ như thế thì Bồ-tát Quán Thế Âm không khác gì các vị thần linh của các tôn giáo khác. Suy nghĩ và niềm tin của nhiều người đã thần linh hóa Bồ-tát Quán Thế Âm, biến Ngài thành một vị thần.

Sự thật thì Bồ-tát có thể làm trái luật Nhân quả, ban phước lành, tiêu trừ tai ách, bệnh tật, khổ não cho mọi người không? Nếu có thể thì từ lâu Bồ-tát đã cứu độ tất cả chúng sinh rồi, đâu cần đợi đến khi chúng sinh trì niệm danh hiệu và cầu nguyện sự cứu giúp của Ngài, vì Bồ-tát vốn dĩ từ bi mà. Không ai có thể làm trái luật Nhân quả, và Bồ-tát cũng thế.

Tại sao có người được sự gia hộ, cứu giúp của Bồ-tát, sự cầu nguyện của họ có cảm ứng? Tại sao có người cũng trì niệm danh hiệu Ngài, cầu nguyện sự bình an, tiêu tai tiêu nạn mà chẳng có kết quả gì? Tất cả chỉ là nhân duyên. Khi nhân duyên hội tụ đủ thì thành tựu, nhân duyên chưa đủ hoặc trái nghịch nhau, phá hoại nhau thì không thành tựu. Nếu trong quá khứ đời này hoặc những đời trước đã từng tạo các nhân duyên thiện lành, hiện tại lại tu tạo thêm công đức phước báo (thông qua các việc thiện như cúng dường, bố thí, phóng sinh, làm các việc có ích cho tha nhân, trì niệm danh hiệu Bồ-tát, trau giồi đạo đức...), khi nhân duyên lành hội tụ đủ thì thành tựu quả lành.

Trì niệm danh hiệu của Bồ-tát, nhớ nghĩ đến Bồ-tát và những công hạnh của Ngài chính là đang hướng tâm về điều lành, điều thiện, bởi vì Bồ-tát là hình ảnh đại diện cho những đức tính cao quý, cao thượng: từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha. Nếu nhân duyên lành trong quá khứ quá ít, hoặc quá khứ chưa từng tạo nhân duyên lành, hiện tại tạo nhân duyên tốt chưa đủ sức chuyển hóa những nhân duyên quá khứ, chưa đủ để thành tựu quả thiện lành, như thế thì không thể có được những điều mình mong muốn, nguyện cầu. Đó không phải là do Bồ-tát ban cho hay không ban cho, mà do nhân duyên mình tạo tác.

Từ khi hiểu như thế tôi niệm Bồ-tát không phải để cầu xin phước lành, cầu sự chở che, bảo hộ. Tôi niệm Bồ-tát để nhớ nghĩ về điều thiện, về các đức tính từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, phụng sự tha nhân, phụng sự chúng sinh không mệt mỏi. Khi trì niệm danh hiệu Bồ-tát, nhiếp tâm vào danh hiệu thì không khởi vọng tưởng, nhờ đó mà có sự bình an; không khởi phiền não thì tâm mát dịu như được uống nước cam lộ, một loại nước ngon ngọt (cam) và mát mẻ như sương mai (lộ).

Khi tâm định tĩnh, sáng suốt thì không còn hoang mang lo lắng, không còn sợ hãi và trí tuệ sẽ soi sáng hành động, việc làm, giúp mình có những giải pháp tốt trong cuộc sống, giúp mình vượt qua khó khăn, khổ nạn.

Tôi học được nhiều điều từ ý nghĩa hình ảnh biểu tượng của Bồ-tát. Cành dương liễu tượng trưng cho hạnh nhẫn nhục (nhẫn nhục trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, mọi đối tượng tiếp xúc để tu học, để làm việc, để phụng sự tha nhân, có nhẫn nhục như thế mới thành tựu được trí tuệ và tâm đại bi).

Nước cam lồ tịnh thủy tượng trưng cho tình thương từ bi mát dịu, ngọt ngon. Tòa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh vô nhiễm. Ngàn mắt của Bồ-tát (thiên nhãn) tượng trưng cho trí tuệ soi sáng cho hành động, việc làm. Ngàn tay (thiên thủ) tượng trưng cho biện tài, năng lực phụng sự, độ sinh v.v…

Trong kinh Pháp hoa (phẩm Phổ môn), Đức Phật dạy hạnh nguyện của Bồ-tát là quán sát lắng nghe âm thanh thế gian (quán thế âm) và ứng hiện ban thí vô úy (sự bình an, không sợ hãi), tùy theo sự mong cầu của thế gian mà đáp ứng, cứu giúp. Điều này dạy tôi về hạnh lắng nghe và yêu thương, chia sẻ. Biết lắng nghe để hiểu và thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong tình thương yêu và hiểu biết. Người khác có nhu cầu gì, cần sự giúp đỡ nào thì mình quan tâm chia sẻ, ở đâu cần thì mình đến, không ngại gian khổ, khó khăn, vì an lạc hạnh phúc cho tha nhân mà dấn thân phụng sự trên nhiều phương diện.

Hình ảnh của Bồ-tát với dương liễu tịnh bình hoặc ngàn mắt ngàn tay luôn nhắc nhở tôi về tâm đại từ đại bi và hạnh nguyện cứu khổ, ban vui, mang lại sự bình an vô úy và hạnh phúc cho cuộc đời, nhắc nhở tôi phải nỗ lực tinh tấn trong tu học Phật pháp, rèn luyện trau giồi đạo đức, trí tuệ, tài năng để có được tâm hạnh Bồ-tát và khả năng làm lợi ích cho cuộc đời.
Minh Hạnh Đức

tải xuống(4)

Bàn về cái tôi của con người

Đăng lúc: 22:59 - 16/10/2015

Cuộc đời có giới hạn, vậy thì tại sao chúng ta phải mang vác cái tôi nặng nề mà không cởi bỏ nó, để làm một người tự do, ung dung, tự tại và được là chính mình trong cuộc đời này?
Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Tự điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay ngã kiến - egoismism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

Cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian trong quá trình sống của con người... Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình, nói cách khác, cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương hay bị chạm tự ái như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trẻ em thường quên rất mau và ít khi “để bụng” những chuyện buồn phiền. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm tự ái.
Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh: (1) Tích cực: sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân; (2) Tiêu cực: sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn.
Ở đây không bàn đến trường hợp của một người hay nhún nhường hoặc thường khoe khoang vì lý do nào đó trong giao tiếp xã hội. Nếu một người không nhìn thấy được giá trị của chính mình sẽ cảm thấy bi quan và dễ bị tổn thương. “Mình thật chẳng làm nên trò trống gì là vô tích sự”, “Tôi thật là xấu xí, “Chẳng ai ưa tôi cả”… đó là một số những suy nghĩ thường có của một số những người luôn hoài nghi về giá trị thực sự của mình.
Khi bị chìm đắm trong sự tự ti, mặc cảm, người ta thường suy diễn, so sánh mọi thứ, mọi việc để cuối cùng tự cho mình là kẻ thua cuộc dẫn đến thái độ bi quan hoặc chán ghét mọi thứ xung quanh mình, đặc biệt là có ác cảm với những người mà họ cho là ba hoa, phô trương và kiêu ngạo... Không hài lòng với chính mình, ta cũng chẳng vui vẻ, cởi mở với ai. Tự ti có xu hướng sinh ra tự tôn. Khi bị đè nén, cái tôi bị bóp méo và khi chính chủ nhân thổi phồng nó lên (sau khi đã đè nén nó), thì cái tôi đó nó lại là sản phẩm của trạng thái tâm lý không tự chủ và giả tạo.
Tôi rất tâm đắc với một câu chuyện kể về Đức Đạt Lai Lạt Ma, người có một quan điểm đơn giản nhưng rất thiết thực về cách làm sao để tìm thấy sự tự tin cho mình. Khi được hỏi: làm sao Ngài có thể tự tin thuyết giảng trước đám đông hàng ngàn người, hoặc không e dè ngại ngần khi bắt chuyện với một người hoàn toàn xa lạ? Ngài trả lời: “Hãy thành thật với chính mình”.
Sự chân thành cộng với việc đánh giá đúng mức khả năng và những giá trị thực có của chính mình sẽ giúp chúng ta mạnh dạn hơn, cởi mở hơn với thế giới quanh ta cũng như sẵn sàng đón nhận để vượt qua các chướng ngại trong cuộc sống. Qua đó, nếu bạn cảm thấy thiếu hụt về một lĩnh vực nào đó, bạn không nên mất tự tin, bởi vì bạn biết rằng bạn còn có những giá trị khác. Cũng giống như một đứa bé gái khi bị trêu chọc là sún răng, nó liền hỏi lại: “Còn đôi mắt con thì sao?”. Nghĩ rằng mình có đôi mắt đẹp, cô bé đó muốn được nhìn nhận ưu điểm này của nó. Nó làm điều đó một cách tự nhiên, chân thành, không mặc cảm, không sợ bị đánh giá. Nếu “chịu khó” và chân thành (nghĩa là công bằng với chính mình) trong cuộc tìm kiếm, chắc chắn mỗi người sẽ tìm thấy những giá trị riêng của chính mình.
Thế thì một người phụ nữ nội trợ sẽ không thấy mất tự tin vì nghĩ rằng mình không tạo ra đuợc thu nhập và có vị trí xã hội như những người khác. Là một người vợ và một người mẹ tốt, giá trị của họ vô cùng to lớn đối với gia đình của họ và do đó họ tất nhiên là những người rất cần thiết trong xã hội. Một người không có diện mạo xinh đẹp vẫn có thể gây thiện cảm với mọi người xung quanh họ nếu người ấy thân thiện và vui tính.
Không những chỉ dừng lại ở việc tìm thấy và trân trọng những giá trị sẵn có của mình, con người còn có thể phát triển thêm những giá trị mới cho chính mình. Điều này cũng tương tự như việc các công ty trong quá trình phát triển giá trị thương hiệu đã không ngừng phát triển những dịch vụ cộng thêm (value adding service) cho khách hàng của mình. Ví dụ như các đại lý bán vé máy bay phát triển thêm dịch vụ giao vé tận nhà, hướng dẫn lộ trình bay, tư vấn cách chọn chuyến bay…
Mỗi người chúng ta cũng vậy, ai cũng có thể tạo thêm giá trị cho “thương hiệu” của chính mình bằng những việc làm đơn giản nhưng thiết thực, ví dụ như thể hiện sự quan tâm với những người xung quanh, sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người, xây dựng những mối quan hệ tốt với người thân, bạn bè… Mọi nỗ lực dù nhỏ nhoi nhưng đều mang lại những kết quả đáng kể.
Khi tạo cho mình được nhiều giá trị, làm cho “cái tôi” của mình đẹp hơn, người ta sẽ cảm thấy tự tin, cởi mở và tìm thấy cũng như tạo ra được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thấy hiểu được giá trị thật về cái tôi của mình, người ta có thể “là chính mình” và sống thật với mình hơn. Họ sẽ không bị môi trường chung quanh chi phối cách nhìn về “cái tôi” của họ, không mặc cảm tự ti, không dễ bị tổn thương hay “chạm tự ái” với những câu nói, hành vi và thái độ dù vô tình hay cố ý của những người khác.
Tuy nhiên, ranh giới giữa việc nhận thức cái tôi tích cực và cái tôi tiêu cực là rất mong manh. Cái tôi một khi bị thổi phồng lại thường gây ra nhiều đổ vỡ, trở ngại… vì hình như cái tôi lại thường hay phát triển và được phóng đại cùng với cái tài. Cho nên căn bệnh “cái tôi quá to” cố hữu về sự kiêu ngạo và cố chấp trầm kha thường lại rơi vào những người có những thành công nhất định trong xã hội.
Một người leo lên nấc thang danh vọng, địa vị càng cao, thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng. Vì thế nếu khi một người bình thường đón nhận sự bất đồng về ý kiến của người khác một cách cởi mở, thì các “sếp” có thể xem đó là “không thể chấp nhận được”. Chính cái tôi quá lớn đã giam cầm một số người trong nhà tù của sự tự mãn và kiêu căng của chính mình. Mà đã là tù nhân thì làm sao có hạnh phúc?
Vậy làm sao cởi bỏ được cái gánh nặng cái tôi đó ra? Làm thế nào để kiểm soát được trạng thái tâm lý tự ti mặc cảm, hay ngược lại, tâm lý tự cao tự đại của mình? Làm sao để có thể vượt ra khỏi cái tôi tiêu cực, cái bản ngã nghiệp chướng của chính mình để có thể là một người tự do, được sống hồn nhiên yêu đời và hạnh phúc?
Khi chê ai đó có cái tôi quá lớn, người ta thường nói “cái tôi của hắn to bằng quả núi”, hoặc “anh ta tưởng anh ta là cái rốn của vũ trụ”, là “trung tâm của thế giới”… Như vậy, vô hình trung, chúng ta đã thừa nhận mình chỉ là những cá thể rất nhỏ trong một vũ trụ rộng lớn. So với vũ trụ và thế giới chung quanh, quả thật mỗi cá nhân chúng ta chỉ là những hạt nhân nhỏ bé. Những hạt nhân này khi di chuyển va đụng vào nhau, giao tiếp, hỗ tương với nhau, sau đó lại di chuyển tiếp trong quỹ đạo của riêng mình trong vũ trụ.
Đã không phải là vũ trụ mà chỉ là “cái rốn” của vũ trụ, thì tại sao lại dám xem mình là cả vũ trụ? Bên cạnh đó, mỗi cá nhân là một thực thể tồn tại, phát triển, sinh ra và mất đi, có sự hình thành và cấu tạo rất riêng biệt, với những giá trị nhất định riêng trong thế giới này. Mỗi hạt nhân tuy nhỏ bé nhưng đều có một chỗ đứng nhất định trong mối tương quan với vũ trụ và các hạt nhân khác, và không tồn tại vĩnh viễn trong một thực thể nhất định.
Cuộc đời có giới hạn, vậy thì tại sao chúng ta phải mang vác cái tôi nặng nề mà không cởi bỏ nó, để làm một người tự do, ung dung, tự tại và được là chính mình trong cuộc đời này?
Theo TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬt GIÁO

Người đồng tính vẫn tu học tốt

Người đồng tính vẫn tu học tốt

Đăng lúc: 07:37 - 23/06/2015

Người Phật tử thuộc mọi giới tính, giữ trọn năm giới, có tri thức, biết hiếu thảo, siêng làm phước thiện thì đó là người tốt.

HỎI: Tôi là sinh viên y khoa, hiện đang sống và học tập tại TP.HCM. Tôi được giáo dục một cách rất khoa học những vấn đề liên quan đến cộng đồng người đồng tính nữ (les), đồng tính nam (gay), song tính (bisexual) và chuyển giới (transgender), gọi chung là cộng đồng LGBT. Bản thân tôi là một người đồng tính nam, có được sự hiểu biết, tư vấn về giáo dục sức khỏe, giới tính và sự động viên từ những người bạn, thầy cô trong trường, tôi cảm thấy có niềm tin vào cuộc sống, tự hào về bản thân mình.
Tôi đồng thời cũng là một Phật tử và có duyên với Phật pháp từ khi còn là một đoàn sinh của Gia đình Phật tử, ba mẹ và người thân của tôi đều là những Phật tử thuần thành. Nhưng khi nghĩ về điều này, tâm tôi tự dưng sinh ra nỗi mặc cảm, xấu hổ, tự ti về bản thân, và tôi luôn mang tâm trạng buồn khi đến chùa hoặc sinh hoạt trong những khóa tu. Tôi đã khóc thầm khi niệm danh Bồ-tát Quán Thế Âm và tự độc thoại những lời chân thành trong tâm thổ lộ với Ngài.
Tôi nhận ra rằng chúng sanh đều mang nghiệp khác nhau, và trường hợp của tôi, nghiệp là một người đồng tính. Tôi không buồn vì bản thân mình, nhưng tôi buồn vì xã hội này chưa thể chấp nhận tôi. Khi ba mẹ phát hiện tình yêu của tôi, ba mẹ đã kịch liệt phản đối và tôi thấy mẹ khóc trong lúc đánh tôi khiến tim tôi như thắt nghẹn. Bản thân tôi luôn là người có ý thức, chăm lo học hành và luôn đem lại niềm vui cho ba mẹ, không để cha mẹ phiền lòng về mình. Nhưng ngay lúc đó tôi đã biết mình mang tội đại bất hiếu, mặc dù tôi không hề muốn như vậy. Khi đó tôi chỉ biết niệm danh Đức Bồ-tát Quán Thế Âm và cầu cứu Ngài mà thôi, cầu cho mẹ đừng khóc nữa. Kể từ đó tôi thấy ba mẹ đều buồn và sức khỏe sa sút, trong khi bản thân tôi bất lực không thể làm gì khác được.
Hiện tôi cảm thấy hạnh phúc khi có được một tình yêu chân thành, hai đứa chúng tôi luôn hỗ trợ nhau trong học tập, cuộc sống, và đều có những dự định về tương lai, trở thành những vị thầy thuốc có y đức. Nhưng trong những mối quan hệ xã hội, tôi cảm thấy mất phương hướng, nhiều lúc cảm thấy mình làm như thế này có đúng hay không, có gì sai với lời dạy của Phật hay không, tôi nghĩ không chỉ riêng mình mà các bạn Phật tử đồng tính như tôi cũng như vậy.
Tôi chân thành xin hỏi, một người đồng tính hay những bạn Phật tử trẻ khác thuộc cộng đồng LGBT nên sống như thế nào để không làm trái với lời dạy của Đức Phật, để trở thành một công dân thiện lương và có ích cho xã hội. Và trong mối quan hệ gia đình, làm sao để ba mẹ thấu hiểu và chấp nhận người như tôi cùng tình yêu của tôi theo tinh thần của đạo Phật, giữ vững được giá trị yêu thương, tình cảm của gia đình mà không đi ngược lại với hiếu đạo.
(PHÁP HẠNH, xukikuki@yahoo.com)
ĐÁP:
Bạn Pháp Hạnh thân mến!
Đúng như bạn đã nhận thức, theo Phật giáo, giới tính nam, nữ hay LGBT là do nghiệp của mình. Và dĩ nhiên, dù mang giới tính nào đi nữa, nếu biết tu học (biết sửa mình) thì đều có thể trở thành người tốt, người Phật tử thuần thành, có ích cho đạo và đời.
Đức Phật đã khẳng định, “sự cao thượng hay thấp hèn của một người không phải ở giai cấp mà ở nơi suy nghĩ, lời nói và hành động cao thượng hay thấp hèn”. Liên hệ đến giới tính cũng vậy, không phải nơi giới tính mà ngay nơi ba nghiệp thân, miệng, ý có thiện lành hay xấu ác để xác định nhân cách tốt xấu của con người ấy.
Bạn là một Phật tử - sinh viên trẻ, có tri thức, có đạo đức, có lương tâm và trách nhiệm, dĩ nhiên bạn là người tốt. Bạn cần biết rằng, giáo lý đạo Phật luôn đề cao sự bình đẳng, không hề có sự kỳ thị người đồng tính hay cộng đồng LGBT nói chung. Việc ba mẹ quá đau buồn về giới tính của bạn, một phần vì chưa hiểu giáo lý đạo Phật một cách sâu sắc, mặt khác vì ảnh hưởng định kiến xã hội nặng nề.
Hiện tại bạn đang là người tốt, hiếu hạnh của bạn vẫn tròn đầy, bạn không có lỗi gì với ba mẹ cả, vậy bạn nên nhanh chóng loại ra khỏi đầu óc mặc cảm mang “tội đại bất hiếu”. Dù một số người hiện vẫn cho rằng, những nhà vô phúc mới sinh ra con cái thuộc LGBT. Đây là định kiến sai lạc mà xã hội văn minh đang loại bỏ, người Phật tử lại càng nhanh chóng loại bỏ, vì đó không phải là chánh kiến.
Bạn cần vận dụng tri thức xã hội và kiến thức về Phật pháp để sẻ chia với ba mẹ. Rằng, giới tính do nghiệp quá khứ sinh ra, nghiệp cũ này đã chín muồi (đã định dạng như người da trắng, da vàng hay da đen) nên không thay đổi được. Mặt khác, bạn cũng cần nói rõ cho gia đình biết giới tính của bạn vốn dĩ như vậy, không phải do lây lan hay đua đòi hoặc tự nhận lầm về giới tính. Tiếp đến là biết chấp nhận bản thân đồng thời nỗ lực tạo ra các nghiệp mới khác theo hướng thiện lành.
Người Phật tử thuộc mọi giới tính, sau khi quy y Tam bảo, sống đạo đức với việc giữ trọn năm giới (không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện), có tri thức, có nghề nghiệp ổn định, biết hiếu thảo, siêng làm phước thiện thì chắc chắn đó là một người tốt.
Và dĩ nhiên, những người Phật tử thuộc cộng đồng LGBT hoàn toàn có quyền yêu thương, thiết lập hạnh phúc hôn nhân theo quan điểm của riêng mình (cần thủy chung, giữ giới không tà hạnh như các Phật tử khác) mà không có gì trái với lời Phật dạy.
Như vậy, trong quan điểm của xã hội văn minh, trong quan điểm bình đẳng và minh triết của đạo Phật, bạn là một người hoàn toàn bình thường. Nên bạn cần gạt bỏ tất cả những mặc cảm bạn là người “bất thường” ra khỏi suy nghĩ để tu dưỡng đạo đức và thành tựu sự nghiệp.
Nhân loại tiến bộ đang từng bước thừa nhận sự đa giới tính của con người, không chỉ có nam và nữ. Hiện thực ở nước ta, dù đã hội nhập và phát triển nhưng tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại, và dĩ nhiên, định kiến với cộng đồng LGBT còn khá nặng nề. Vì thế, tự thân bạn cần khẳng định chính mình thông qua học tập, tu dưỡng đạo đức, hiếu đạo, thành tựu sự nghiệp và khả năng phụng hiến cho cuộc đời.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 9
  • Hôm nay 3,838
  • Tháng hiện tại 61,223
  • Tổng lượt truy cập 23,467,472