Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
IMG 3015

Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Quang Vương Như Lai tại chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 09:31 - 06/11/2018

Ngài là một vị Phật với tâm nguyện từ bi cứu chữa, trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sanh, cứu độ chúng sanh ra khỏi sanh tử khổ đau; vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

IMG 5501

Sám hối như thế nào là đúng?

Đăng lúc: 20:52 - 28/06/2018

Đức Phật dạy “ Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Đã là người phàm thì ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác. Vì vậy trong đạo Phật có pháp Sám hối. Nhưng sám hối như thế nào là đúng?

Đêm Thiền trà Phật Đản tại không gian tâm linh chùa Đức Hậu

Đêm Thiền trà Phật Đản tại không gian tâm linh chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 07:33 - 29/05/2018

Gần một nghìn người con Phật đã trở về không gian tâm linh chùa Đức Hậu (Nghi Đức, TP Vinh, Nghệ An) tham dự đêm thiền trà kỷ niệm ngày Đản sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Đây là cơ hội chúng ta nhìn lại những chất liệu tuệ giác và từ bi ở nơi chính mình để vui mừng, chăm sóc và thăng hoa.

Nhân ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh

Nhân ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh

Đăng lúc: 09:07 - 05/04/2018

Quán Thế Âm Bồ-tát có nhân duyên sâu dày với chúng sanh cõi Ta-Bà này nên thường thị hiện để cứu độ tất cả chúng sanh trên thế gian này, dù Tăng hay tục, dù sang hèn hay giàu nghèo, Ngài cũng đều từ bi bình đẳng cứu độ

Sử dụng ái ngữ và lắng nghe sâu

Sử dụng ái ngữ và lắng nghe sâu

Đăng lúc: 09:36 - 31/03/2018

Khi truyền thông bị cắt đứt hay bị bế tắc, chúng ta khổ đau. Khi không có ai lắng nghe và hiểu ta, ta sẽ trở thành trái bom sắp nổ. Lắng nghe với tâm từ bi mang đến cho ta nhiều trị liệu. Đôi khi, chỉ cần mười phút lắng nghe sâu là chúng ta có thể được chuyển hóa và có lại nụ cười trên môi

IMG 6736

Lễ Khai Quang An Vị Tôn Tượng Phật Ngọc tại Chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 21:28 - 17/03/2018

Tối ngày 29/01/Mậu Tuất, chùa Đức Hậu tổ chức lễ khai quang an vị tôn tượng Phật ngọc được tạc từ khối đá ngọc thạch anh liên khối. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm thành kính trước sự chứng minh và cầu nguyện của: Đại đức Thích Định Tuệ

Thư chúc Tết xuân Mậu Tuất của Đức Pháp chủ GHPGVN

Thư chúc Tết xuân Mậu Tuất của Đức Pháp chủ GHPGVN

Đăng lúc: 23:46 - 16/02/2018

Nhân dịp chào đón Xuân mới Mậu Tuất, Dương lịch 2018, Phật lịch 2562, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tôi có lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng năm mới đại hoan hỷ, an lạc, cát tường tới các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
-----------------------

THƯ CHÚC TẾT XUÂN MẬU TUẤT
CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 01 tháng Giêng năm Mậu Tuất

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính gửi: Các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Nhân dịp chào đón Xuân mới Mậu Tuất, Dương lịch 2018, Phật lịch 2562, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tôi có lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng năm mới đại hoan hỷ, an lạc, cát tường tới các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Cả nước đón Xuân mới trong niềm vui đại thắng lợi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác kinh tế APEC 2017 đưa đất nước bước lên một tầm cao mới trong hội nhập quốc tế. Giáo hội tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII diễn ra từ ngày 19 – 22/11/2017 tại Thủ đô Hà Nội đã là ngày hội lớn của Tăng Ni, Phật tử với tinh thần đoàn kết, hòa hợp, quyết tâm thực hiện khẩu hiệu: "Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”. Đại hội đã khẳng định tính thống nhất ý chí và hành động của toàn Giáo hội, qua đó cũng khẳng định nền tảng phát triển vững chắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong những chặng đường tiếp theo của thế kỷ 21, luôn gắn bó đồng hành với dân tộc.

Xuân về rộn rã khắp muôn nơi, chào đón xuân mới Mậu Tuất với sức sống mới, các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam phấn khởi tập trung triển khai 09 mục tiêu phương hướng trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội VIII đã đề ra, tổ chức nhân sự các Ban, Viện Trung ương các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi đã được Đại hội VIII thông qua. Đó là cơ sở để các cấp Giáo hội, Ban, Viện Trung ương và Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử bằng trí tuệ tập thể, sáng tạo trong điều hành, đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh các hoạt động Phật sự thiết thực đưa ánh sáng giáo lý từ bi, trí tuệ của Đạo Phật vào thực tiễn cuộc sống trong sự nghiệp Hoằng dương Chính pháp làm ích đạo, lợi đời.

Nhân dịp đầu Xuân Mậu Tuất, thay mặt các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử, Tôi bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và gửi lời kính chúc năm mới tới Quý vị Lãnh đạo, cùng toàn thể nhân dân đón Xuân Mậu Tuất: An khang, thịnh vượng.

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ tát Ma ha tát.

ĐỨC PHÁP CHỦ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

(đã ký)

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Tịnh tín Tam bảo là cơ sở của hiếu thuận

Tịnh tín Tam bảo là cơ sở của hiếu thuận

Đăng lúc: 08:17 - 20/09/2017

Hiếu thuận với cha mẹ, biết ơn và đền ơn là những phẩm tính đạo đức rất quan trọng. Có thể nói, ai khiếm khuyết những phẩm tính trên thì què quặt, là ngợm chẳng nên người.

Dĩ nhiên bình sinh không ai phủ nhận hiếu thuận nhưng thực tiễn đời sống thì lại khác. Tùy nhân duyên mà mỗi người thể hiện chữ hiếu khác biệt nhau theo nghiệp của mình. Nghiệp ở đây là trình độ, nhận thức, quan điểm của cá nhân về hiếu thuận để ứng dụng thực hành. Ngoài ra còn có nghiệp duyên quá khứ đeo đẳng, vay trả, chi phối lên vấn đề hiếu thuận mà người thường rất khó nhận ra hay lý giải về chúng.
Theo Thế Tôn, đối với hàng Phật tử thì trọn niềm tin Tam bảo, tịnh tín Phật-Pháp-Tăng là cơ sở quan trọng để thiết lập và thực hành hiếu đạo. Thoạt nhìn, tịnh tín Tam bảo và hiếu đạo là hai vấn đề khác nhau, ít liên quan với nhau nhưng kỳ thực chúng có liên hệ mật thiết với nhau. Đoạn kinh văn dưới đây ‘chúng sinh muốn… vâng nhận phụng sự cha mẹ, anh em’, tức là có hiếu thuận thì cần giữ vững niềm tin trong sạch ‘không di động’ vào Tam bảo, rất đáng để chúng ta lưu tâm suy gẫm.

a tinhtin.jpg
Nhen nhóm niềm tin Tam bảo - Ảnh minh họa

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Nếu cho chúng sanh muốn khởi tâm từ, có lòng tin thuần thành, vâng nhận phụng sự cha mẹ, anh em, dòng họ, nhà cửa, bằng hữu, tri thức nên đặt ở ba nơi khiến không di động. Thế nào là ba? Nên phát tâm hoan hỷ đối với Như Lai, tâm không di động, bậc Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thuợng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư hiệu là Phật, Thế Tôn.

Lại nên phát ý ở trong Chánh pháp, pháp của Như Lai khéo thuyết, vô ngại, rất là vi diệu, do đây mà thành quả vị. Như thế người trí nên học để biết, cũng nên phát ý với Thánh chúng này, Thánh chúng của Như Lai thảy đều hòa hợp, không có lẫn lộn, pháp thành tựu, giới thành tựu, tam muội thành tựu, trí tuệ thành tựu, giải thoát thành tựu, giải thoát kiến tuệ thành tựu. Thánh chúng nghĩa là bốn đôi, tám bậc, mười hai Hiền Thánh. Đây là Thánh chúng của Như Lai, đáng kính, đáng quý. Đây là phước điền vô thượng của thế gian. Có các Tỳ-kheo học ba điều này thì thành tựu quả báo lớn. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 21. Tam bảo,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.362)

Tin Tam bảo là nấc thang đầu tiên trên đường đạo. Những tưởng chúng ta dễ dàng chinh phục bước căn bản này để vượt lên những thứ bậc cao hơn nhưng thực tiễn lại khác. Chúng ta đều tin Phật Thích Ca nhưng chư Phật quá khứ, vị lai thì chưa trọn (trong khi các truyền thống Phật giáo đều nói đến chư Phật trong ba đời). Chúng ta đều tin Pháp (theo truyền thống của mình, nhưng không hiểu và không chấp nhận các truyền thống khác) trong khi ‘Pháp của Như Lai khéo thuyết, vô ngại, rất là vi diệu, do đây mà thành quả vị’. Còn tin Tăng là điều khó hơn vì thánh hiền Tăng ngày càng hiếm hoi, trong khi phàm và tạp Tăng thì ngày càng nhiều. Nên việc giữ tâm ‘không di động’ với Tam bảo quả là khó khăn.

Tuy nhiên, dù khó khăn đến mấy thì ‘không di động’ với Tam bảo là thách thức mà hàng Phật tử tại gia lẫn xuất gia phải vượt qua. Vì tâm không tịnh tín (tin sâu, tin với trí tuệ), niềm tin Tam bảo mà ‘di động’ thì không thể tiến tu được. Tịnh tín rồi thì tự khắc chúng ta cảm nhận được tinh hoa, thánh thiện nơi Tam bảo, giống như nhìn đá thấy ngọc, nhìn quặng thấy vàng. Nhờ đó mà niềm tin Phật-Pháp-Tăng trong ta ngày càng sâu sắc và bất động. Từ nền tảng này, những thiện tâm như từ bi hỷ xả, tàm quý hổ thẹn sợ hãi với những đều xấu ác, tha thứ và bao dung, hiếu thuận với cha mẹ và anh chị em ngày một lớn dần thêm. Thế nên, để trọn niềm hiếu thuận với cha mẹ và anh em, người con Phật trước cần trau dồi đức tin, thâm tín Tam bảo.
Quảng Tánh

Chùa Đức Hậu - Nghi Đức - Tp Vinh tổ chức Đêm thắp nến cầu nguyện cho các hương linh thai nhi.

Chùa Đức Hậu - Nghi Đức - Tp Vinh tổ chức Đêm thắp nến cầu nguyện cho các hương linh thai nhi.

Đăng lúc: 00:10 - 04/06/2017

Tối ngày 2/6/2017 tức ngày 8/5/Đinh Dậu, đêm thắp nến cầu nguyện hương linh thai nhi do Đại Đức Thích Định Tuệ - trụ trì Chùa Phúc Thành, Chùa Đức Hậu tổ chức. Cùng sự tham gia của Chư Tôn Đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh và hàng nghìn phật tử gần xa.




Dưới sự điều hành chương trình của Đại Đức Thích Định Tuệ buổi lễ trở nên linh thiêng huyền diệu hàng ngàn ngọn nến lung linh huyền diệu được thắp lên tại Chùa Đức Hậu, Nghi Đức, tỉnh Nghệ An, sau một ngày các vong hồn được nghe kinh siêu độ của Chư Đại Đức Tăng thiết lập Đàn tràng cầu siêu cho các Thai nhi bất hạnh. Thật cảm động, ngôn ngữ cũng không diễn tả hết được bằng lời cho niềm xúc cảm của những ai tham dự đêm thắp nến cầu nguyện tại đây.. Những lời sám hối của những người làm cha làm mẹ thốt ra trong buổi lễ cầu nguyện khi hàng ngàn ngọn nến được Chư Tôn thiền đức Tăng thắp lên và ngọn đăng được truyền ra khắp Đại chúng có mặt trong đêm nguyện cầu này, tựa như ánh sáng vi diệu của Phật Pháp lan tỏa trong màn đêm u tối, xóa tan hết hắc ám vô minh sau bao đêm trường mờ mịt ở những phương trời vô định để cho những vong hồn có chốn để quay về nương tựa.. bầu không khí như trầm xuống, tất cả mọi người ngồi lặng yên và cảm nhận từng lời nói, tâm tư tình cảm từ tiếng lòng của thai nhi. Những tiếng nấc nghẹn ngào, những giọt nước mắt đã chảy xuống thay cho lời sám hối, ăn năn của các bậc làm cha làm mẹ. Để tháo gỡ và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau ấy, hội chúng đã được lắng nghe những lời khai thị của ĐĐ.Thích Định Tuệ. Trên tình thần Nhân Quả của đạo Phật thì việc nạo phá thai là một tội ác, gây nên oan gia nghiệp chướng sâu dày. Nhưng với tâm hối cải, biết phát nguyện chừa bỏ, không tái phạm và thành tâm sám hối thì nghiệp chướng có thể chuyển hóa và mang lại những lợi ích cho cả người sống và người mất. Chính vì vậy , với tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, pháp hội này còn mang một ý nghĩa là hướng đến cách giáo dục mọi người trong việc ý thức bảo vệ sự sống, tránh đi sự suy giảm đạo đức hiện đang diễn ra trong xã hội hôm nay.




Hi vọng rằng những ánh nến tỏa sáng sẽ tương thông kết nối cảm xúc của người còn sống với người đã mất. Ánh sáng của những ngọn nến sẽ làm tan chảy sự vô cảm ,thờ ơ của những người cha người mẹ, giúp họ nhận ra sai lầm của mình. Ánh nến không chỉ là biểu tượng cho tình yêu thương ấm áp mà nó còn mang thông điệp của sự sống lan tỏa, sẻ chia.


Và cứ thế, những tiếng niệm Phật cứ tiếp nối vang lên trong không gian của ngôi Chùa cùng ánh nến lung linh đến tận cùng sâu thẳm đã để lại trong tâm của mội người một cảm xúc sâu lắng, khó quên.

Sau đây là một số hình ảnh:

















































































































Tác giả bài viết: Hồng Nga

Đêm Thiền Trà tại Chùa Đức Hậu - Nghi Đức - TP Vinh

Đêm Thiền Trà tại Chùa Đức Hậu - Nghi Đức - TP Vinh

Đăng lúc: 04:04 - 09/05/2017

Với sự kiện thành đạo của Đức Phật và quá trình truyền bá giáo lý của Ngài đã mang đến cho tất cả chúng sinh niềm tin, sự hiểu biết về giáo lý nhân quả nghiệp báo, duyên khởi...lòng tự hào, nguồn nghị lực luôn tươi mới và bất tận trên con đường tu tập mà Đức đại hùng, đại lực, đại từ bi Thích Ca Mâu Ni Phật đã khởi nguồn và thực chứng. Với sự kiện đó, tối ngày 13/4/ÂL nhằm ngày 8/5/2017 tại Chùa Đức Hậu tổ chức đêm thiền trà kỷ niệm ngày Đức Phật Đản Sanh do Đại Đức Thích Định Tuệ tổ chức cùng Chư Tăng trong tỉnh và gần 500 tín đồ Phật Tử gần xa cũng về tham dự.

Đúng 19h các Phật Tử đã xếp hàng thứ tự lần lượt nhận ly trà và bánh do các Em trong Gia Đình Vườn Tuệ chuyển đến tận tay và đi vào chánh điện , nhẹ nhàng ngồi xuống những tấm thảm được xếp sẵn. Sau 10 phút lắng đọng thân tâm, không gian trong Chánh điện trở nên yên lặng, trang nghiêm và thanh tịnh, thoảng một mùi hương thơm nhẹ của trà và nến , hòa với tấm lòng của Các Em làm cho Người dùng Trà có cảm giác được nâng niu từ thân đến tâm, trong không gian ấm áp đó



không gian trần lặng tiếng nhạc thiền ấn áp du dương là tiếng nói nhẹ nhàng sâu lắng của Đại Đức Thích Định Tuệ hòa với tiếng nhạc đưa đến chúng ta với bài Pháp Thoại nói về kỷ niệm ngày ra đời của một vị Đại Giác Ngộ tại vườn Lâm-Tỳ-Ni. Tương truyền, nơi đây có cây cổ thụ Vô Ưu, ngàn năm hoa mới nở một lần. Nếu hoa nở trái mùa, thì đó chính là lời tiên tri thầm lặng của trời đất báo hiệu sự ra đời của một bậc vĩ nhân, vị ấy sẽmang đến cho nhân loại một làn gió mới, một cuộc sống mới, giúp họ hướng về tâm linh để tự giải thoát mình ra khỏi sự trói buộccủa tham ái dục vọng, Và, hoa Vô Ưu đã nở rộ toả hương thơm ngát cả một vùng không

Đêm nay, để tỏ lòng biết ơn lên đấng Toàn Giác, người đã khai sáng đạo từ bi và trí tuệ để lại chochúng ta một kho tàng giáo lý quý giá. sống sao cho xứng đáng là người Phật tử thuần thành, không phải chỉ trong mùa Lễ Phật Đản mà là cả một cuộc đời của chúng ta, để chúng ta tự giải thoát chúng ta ra khỏi những khổ đau phiền não có một cuộc sống thánh thiện đạo đức, giúp chúng đi vào con đường an lạcvà hạnh phúc ,
Đêm thiền trà kỷ niệm Ngày Đức Phật Thành Đạo đã dần dần kép lại, ấm áp và trang nghiêm; đã để lại kỷ niệm khó quên trong tín đồ Phật Tử .
Sau đây là một số hình ảnh:































































Tác giả bài viết: Hồng Nga
Từ khóa: tối ngày

Đạo Phật hướng con người sống với trí tuệ

Đạo Phật hướng con người sống với trí tuệ

Đăng lúc: 07:55 - 19/02/2017

Con người ai cũng có tâm mong cầu và lòng sợ hãi. Mong cầu được sung sướng hạnh phúc, được lợi lộc giàu sang, được thăng quan tiến chức… Sợ hãi trước mọi thiên tai dịch họa, bệnh tật hiểm nghèo, tai ương rình rập...

Sự sợ hãi và lòng mong cầu đó như đám mây mù có thể che lấp bản tính sáng suốt, kích động lòng tham dục trỗi dậy, chạy theo nhằm thỏa mãn lợi ích cá nhân. Và chính điều đó lại dễ khiến cho người ta sa vào những cái bẫy mê tín dị đoan đang giăng sẵn nhằm trục lợi mà không phải ai cũng biết.

Ngày nay, ở bất cứ địa phương nào cũng có chùa để phục vụ nhu cầu tâm linh của mọi người. Có chùa là có chư Tăng. Chư Tăng đúng nghĩa là người hiểu biết giáo lý, thông suốt tư tưởng thâm diệu của Đức Phật để hướng chúng sinh đi trên con đường đúng đắn, thoát khỏi những sai lầm không đáng có nhằm xây dựng cuộc sống hạnh phúc an vui, xã hội văn minh phồn thịnh. Nhưng từ Đức Phật và Thánh chúng đến chư Tăng ngày nay có một khoảng cách quá xa.

Thực tế hiện nay, ngoài các vị chân tu thực học, hoằng truyền đúng Chính pháp, có một số vị Tăng Ni (trụ trì hoặc không) có những tư tưởng lệch lạc, thần bí hóa lời Đức Phật dạy để huyễn hoặc chúng sinh. Các nhà sư này gieo quẻ xin xăm tại chùa, gọi hồn vớt vong người chết, bày vẽ ma chay cúng bái quá rình rang, cúng sao giải hạn cầu xin thần thánh đủ kiểu… Điều quan ngại là những việc này được núp dưới bóng cà-sa của Đức Phật, và người sơ cơ chưa hiểu đạo nhầm tưởng đó là đạo Phật, khiến cho họ ngày càng xa rời chính kiến, rơi vào tà kiến, ảnh hưởng không ít đến bình an gia đình và sự phát triển của xã hội.

Chúng ta đều biết rằng, từ khi Thái tử Tất-đạt-đa rũ bỏ hết mọi vinh hoa phú quý để xuất gia tìm thầy học đạo cho đến lúc giác ngộ thành Phật, Ngài phải trải qua rất nhiều giai đoạn tu tập và quán chiếu tự thân để thấy rõ mọi nguồn gốc của khổ đau mà diệt trừ. Vì vậy nhà Phật luôn luôn đề cao ánh sáng của trí tuệ, bởi chỉ có trí tuệ sáng suốt mới chuyển hóa được dục vọng, mà chuyển hóa được dục vọng thì mới không sa vào lỗi lầm, không sa vào lỗi lầm thì mới có hạnh phúc đích thực.

Toàn bộ giáo lý của Đức Phật rất khoa học, thực nghiệm và hết sức rõ ràng, chứ không thần bí. Vì tư tưởng, lời nói và hành động này là của ta, nghiệp là của ta thì ta phải tự thân giải quyết nó chứ cầu xin hay nhờ cậy ở thần linh nào? Cũng như ta ăn thì no, người khác không thể ăn giúp để cho ta no được… Vì vậy kẻ mê tín hay người hành nghề mê tín đều không phải chính đạo, không thể đi đến an vui mà chỉ tổn mình hại người.

Bất cứ một con người nào đều có ý thức và bản năng. Bản năng là cái trôi xuôi theo chiều ham muốn bất tận. Chính vì nhận rõ điều này nên muốn chỉnh đốn nó, làm cho nó thánh thiện hơn, tốt đẹp hơn thì không có con đường nào khác là phải đi ngược lại dòng chảy tham dục và si mê. Đó là chiều hướng thượng để con người đi lên, để thấy và biết. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở thấy và biết thông thường thôi thì chưa đủ mà phải thấy và biết bằng cái tâm trong sáng (từ bi và trí tuệ). Vì tâm trong sáng sẽ làm thay đổi hoàn toàn quan điểm, định kiến, cố chấp của con người.

Như đã nói, sở dĩ vì tham dục và sợ hãi nên người ta mới rơi vào dị đoan mê tín để mong cầu bớt khổ. Vậy cái gốc khổ đó do đâu? Do cái “không trọn vẹn, bất toàn” mà ra. Cuộc sống bị ám ảnh bởi cái chết, già cả bệnh hoạn, muốn mà không được, yêu mà phải xa, giận mà phải gần… tất cả đều gây cho ta đau khổ. Nguyên nhân của những khổ đau này chính là do những ham muốn và ghét bỏ của chúng ta mà ra. Vì vậy muốn loại trừ nó là phải loại trừ tham ái và si mê chính trong tâm của mình. Nếu cái tâm còn u mê, bị ràng buộc bởi thần thánh ma quỷ dị đoan kia thì làm sao đủ sáng suốt, bình tĩnh để chuyển hóa phiền não nhằm giải trừ đau khổ!

Giải thoát - không chỉ vì lợi ích cá nhân, mà có nghĩa là làm lợi ích cho mình và cho người cùng mọi loài chúng sinh. Đó là con đường hướng thượng dựa trên cách ứng xử có đạo đức (Giới) với tâm định (Định) và trí tuệ sáng suốt (Tuệ) theo hướng nghịch chiều với thế gian, sinh tử. Trong trái tim của mỗi người đều có những khoảng trống mà chúng ta bao giờ cũng muốn lấp đầy nhưng không bao giờ đầy được, bởi chúng ta không nhìn ra bản chất của nó. Chỉ có cái nhìn đúng đắn của tuệ giác mới giúp ta nhận thức được vấn đề mà có cách tu sửa cho phù hợp. Ta sẵn sàng chịu trách nhiệm về tất cả những cái mà ta đã gây ra, không đổ thừa cho hoàn cảnh, không đổ lỗi cho bất cứ ai ở ngoài ta. Ta có quyết tâm thay đổi nó cũng là thay đổi chính thân tâm của ta. Đó không chỉ là ý tưởng hay lý thuyết suông mà là vấn đề của thực hành. Thực hành trên cơ sở trí tuệ chứ không phải trốn tránh.

Nói cách khác, đau khổ cũng là một người thầy dạy ta biết nhìn nhận lại chính mình. Đau khổ luôn bám lấy ta chỉ khi nào ta học được cái gì từ nó thì nó mới thực sự buông tha. Cái nhìn đúng sẽ giúp ta tự tin, tin sau khi đã hiểu và biết nó đúng đắn để có hướng giải quyết cho chính mình. Từ nhìn đúng sẽ có cách suy nghĩ đúng. Nếu ta có cái nhìn sai lệch thì tất sẽ suy nghĩ sai lệch theo, vì vậy ta phải luôn cẩn thận với những suy nghĩ của mình để tránh rơi vào quan điểm “tôi thấy” của cá nhân...

Một khi ta có suy nghĩ đúng đắn sẽ tự buông bỏ mọi tham muốn thấp hèn, sẽ từ bi giao cảm với vạn vật xung quanh và tư tưởng không bị ô nhiễm bởi những thứ tà vạy hay gian ác nữa. Ta sẽ có cách ứng xử khéo léo hơn, cẩn trọng hơn để không phương hại đến mình đến người, tránh được những sự tùy tiện bồng bột…

Nếu nhìn đúng thì sẽ hiểu đúng, mà đã hiểu đúng thì tất không nói bậy. Ta tự biết kiềm chế lời nói của chính mình. Vì lời nói rất quan trọng, bạn hay thù cũng từ lời nói mà ra. Lời nói đúng đắn phải xuất phát từ lòng thương người chứ không phải vì mục đích trá ngụy mà ta muốn đạt được. Ta phải luôn hiểu và thực hành vấn đề của lời nói. Nếu biết chuyện ấy có hại hay có ích nhưng là chuyện không đúng thì không nên nói ra. Nếu biết chuyện có ích và đúng thì cũng phải chọn thời điểm thích hợp mới nói. Lời nói đúng đắn là lời nói đúng thời, không cực đoan hay điêu ngoa dữ ác. Lời thật sẽ làm cho người khác tin cậy và ta cũng không cần che giấu điều gì nơi ta, thì tự cảm thấy thoải mái và hạnh phúc.

Có thể nói từ cái nhìn đến lời nói là một chặng đường dài. Trên chặng đường ấy sẽ nảy sinh ra bao nhiêu cái nghiệp. Nếu nhìn đúng, nghĩ đúng, nói đúng thì sẽ làm đúng. Làm đúng chính là việc làm không tùy tiện, đó là hành động biết tôn trọng muôn loài muôn vật, hành động không gây ảnh hưởng đến tài sản danh dự của tất cả mọi người. Hành động đúng còn mang ý nghĩa lợi ích cho quốc gia dân tộc phát triển bền vững…

Nếu xét ở những hành động có ích cho ta cho người thì phải công nhận đó là công việc có mục đích chính đáng và từ đó sẽ thấu hiểu mọi người hơn. Mà một khi đã thấu hiểu nhau thì ta sẽ có cách sống đúng nghĩa nhất. Cách sống ấy không làm tổn hại đến ai như không lạm sát, dối trá, tà dâm, trộm cắp, rượu chè… Ta sẽ không bị vướng vào những thói quen tội lỗi. Cuộc sống sẽ an vui. Mà khi thân tâm an vui thì sản sinh ra năng lượng tinh thần càng tinh tấn hơn. Lúc ấy tự bản thân sẽ siêng năng, chuyên cần để làm những chuyện có ích hơn cho mọi người trong xã hội.

Một khi cái tâm thoải mái thì ký ức sẽ tràn về, những chuyện đã qua có cái sai cái đúng, cái hay cái dở… ta đủ năng lực trí tuệ để nhìn lại chúng, để chuẩn bị cho bước đi ở tương lai tốt đẹp hơn và không phạm phải những sai lầm xưa cũ. Từ đó cái tâm ta sẽ định, không còn bị dao động trước những cái mù mờ nữa. Nó thực sự sáng suốt thì còn chỗ nào để cho những mê tín dị đoan trú ngụ, còn chỗ nào để cho sự sợ hãi hay mong cầu thái quá ẩn nấp!

Một đất nước muốn cường thịnh thì mỗi con người phải mạnh mẽ tinh tấn và sáng suốt. Không thể mang mãi cái tâm u ám, mê mờ, bệnh hoạn mà tiến lên được. Con người phải “chính” trên mọi phương diện thì mới có lòng tin lẫn nhau, mới tạo ra khối đại đoàn kết vững mạnh. Mỗi con người phải thông suốt để thấy được đâu là nguyên nhân của sai lầm, làm cách nào để khắc phục chính nó. Cách sống, cách ứng xử có đạo đức là sự mong cầu chính đáng của muôn đời. Cuộc sống con người xoay xuôi theo si mê dục vọng, muốn sửa cho nó thánh thiện tốt đẹp hơn thì phải đi ngược lại.

Dị đoan mê tín là con đường chui xuống địa ngục ngay ở cõi trần gian. Chỉ có ánh sáng trí tuệ mới là cứu cánh của nhân loại muôn đời.
Đào Thái Sơn

Làm đẹp

Làm đẹp

Đăng lúc: 05:04 - 11/01/2017

Ngành thẩm mỹ học cho rằng, khi chưa có con người trên trái đất này thì chưa có cái đẹp. Lúc bấy giờ đất đá, sông nước, núi rừng, biển cả, trăng sao… đã có rồi, nhưng chưa có cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, chưa có gì hết! Đến khi con người xuất hiện và phát triển đến chừng mực nào đó, lúc bấy giờ cái đẹp và cái xấu, cái thẩm mỹ và cái phản thẩm mỹ mới được con người xác lập.

lam dep.jpg

Đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, là một cái gì phù hợp với sự sống của con người. Đẹp bao giờ cũng gắn liền với sự sống lý tưởng của con người, không thể có cái đẹp nằm ngoài sự sống. Tức là, nói theo ngôn ngữ Duy thức học, đối tượng nhận thức không thể tách rời chủ thể nhận thức. Cho nên, cái đẹp phải phù hợp với sự sống của chúng ta, chúng ta hằng mơ ước về nó, khát vọng về nó, nó hiện lên trong vùng lung linh của lý tưởng. Cái đẹp ấy chính là vẻ đẹp của nội tâm và ngoại giới, vẻ đẹp của thân tâm con người.
Ở đời ai cũng yêu thích cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, của con người xây dựng nên như những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa... Và cái đẹp ai cũng quan tâm, để ý là vẻ đẹp của con người.

Con người, theo thẩm mỹ học, vốn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất! Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là của sự thăng hoa, cho dù hiện thực có giản dị, có đau thương, gian khổ đi chăng nữa thì nghệ thuật phải trên nguyên tắc của sự thăng hoa, thăng hoa cả chủ thể và đối tượng. Cho nên, con người từ xưa đến nay không ngừng nỗ lực làm đẹp.

Làm đẹp là một nhu cầu của hầu hết mọi người. Người ta có thể làm đẹp bằng nhiều cách: truyền thống, dân gian, cổ điển, có cách làm đẹp hiện đại... Nói chung, có cả trăm ngàn cách làm đẹp, và có người cũng đẹp hẳn ra, nhưng cũng có người làm hoài vẫn không đẹp. Vì sao vậy? Vì cái ‘nguyên mẫu’ nó… không đẹp. Cho nên, làm đẹp không phải là cái tội. Cái tội (nghiệp) là không thể làm cho mình đẹp ra khi mình vốn đã… xấu. Biết làm sao bây giờ? Cha mẹ sinh mình ra cũng đâu muốn mình xấu. Cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn cho mình khuôn mặt đẹp hay xấu thì làm sao mình lựa chọn?

Có người vì ‘xấu’ quá nên mất hết niềm tin, sống trong mặc cảm, tự ti, không dám mơ ước điều gì cao xa, cho dù trong lòng vẫn cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Chẳng biết bày tỏ cùng ai nỗi niềm buồn tênh đó, có người tìm đến chùa để… tâm sự với Phật. Phật thương chúng sinh, chắc sẽ không nói tâm sự của mình cho người khác, nên tha hồ mà kể lể, mà khóc, giấu mặt trong đôi bàn tay bé nhỏ!

Phật thương chúng sinh, nên sẽ giúp. Phật là Đại y vương, có khả năng điều trị cả thân bệnh lẫn tâm bệnh, nên sẽ có cách dạy cho chúng sinh làm đẹp, vì Phật biết rõ, thấy rõ nguyên nhân sâu xa của cái xấu. Nếu mình muốn đẹp mà không biết vì sao mình xấu thì không tài nào làm cho đẹp được. Cho nên, Phật bắt đầu phân tích bệnh lý cho chúng sinh hiểu.

Có 10 nguyên nhân (hay nghiệp nhân) khiến cho chúng sinh nhận lấy kết quả có một thân hình hay khuôn mặt xấu xí.

1. Thường hay nổi cơn thịnh nộ. Thịnh nộ là giận rất dữ dội. Khuôn mặt của người đang giận dữ thì… không đẹp chút nào hết, dù cho người đó là hoa hậu! Lúc đó dù có bao nhiêu lớp son phấn, mỹ phẩm đắt tiền… cũng không thể nào che được cái xấu. Hơn nữa, mỗi khi “nổi cơn thịnh nộ” thì sẽ “quên đi nghĩa tình”. Nghĩa tình đã quên hết thì tha hồ mà làm khổ cho nhau. Kinh Di giáo nói: “Lòng giận tức độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ”. Giận hờn, thịnh nộ không những tàn phá dung nhan hiện tại mà còn thấm vào trong xương, trong máu, tạo thành chủng tử cho đời sau, kiếp sau, sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào cũng xấu xí. Cho nên, muốn đẹp không phải là giải phẫu chỉnh hình mà cần ‘lột bỏ cơn thịnh nộ’.

2. Thường hay ấp ủ oán hận. Chính là nuôi dưỡng, chất chứa hận thù trong lòng. Có người hận cha mẹ, hận anh em, hận bạn bè, hận xã hội và hận luôn chế độ… nhưng cũng có người hận chính bản thân mình. Dù oán hận ai đi nữa thì người khổ đau nhất vẫn chính là mình. “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có”, kinh Pháp cú đã nói vậy. Cho nên, càng ấp ủ, càng nuôi dưỡng, càng chất chứa hận thù thì hận thù càng thêm lớn, càng thêm khổ đau cho đời này và cả đời sau, không khi nào được vui tươi, xinh đẹp. Chỉ có “Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu”. Hận thù trút bỏ rồi thì mình thành con người mới, như người đặt gánh nặng trên vai xuống, bỗng dưng thấy mình nhẹ tênh, sung sướng vô cùng. Khi ấy tự nhiên thấy mình vui tươi, trẻ đẹp ra.

3. Dối gạt người khác. Tức là sống không thật lòng, sống hai mặt, lừa dối người. Những người như vậy, họ chỉ có cái mặt nạ, cái vỏ bọc bên ngoài, còn bên trong xấu xí, lừa dối đủ điều, lừa dối cả người thân của mình. Vì sống với cái vỏ bọc bên ngoài, cho nên có che bao nhiêu lớp cũng lòi cái xấu ra ngoài.

4. Quấy rối chúng sinh. Đó là những người ưa đặt điều thị phi, vu khống, sách nhiễu, khủng bố, chọc ghẹo, xúc phạm… người khác, loài khác; phá vỡ hạnh phúc, gia cang người ta. Người như vậy không những nhận lấy quả báo xấu xí mà còn không bao giờ nhận được sự tôn trọng của người khác, luôn bị người khác coi thường.

5. Không có ái kính đối với cha mẹ. Người biết thương yêu và kính trọng cha mẹ, mặt họ luôn rạng ngời hạnh phúc. Ngược lại, người không biết ái kính cha mẹ chắc chắn là người xấu, không thể đẹp được.

6. Không cung kính Hiền Thánh. Người nào coi thường hình tượng Phật và Bồ-tát, khinh chê người khác lễ lạy Tam bảo, vào chùa thấy Phật không lạy, thấy Tăng không chào, còn tỏ thái độ bất kính, khinh khi, coi thường thì sẽ mất hết phước báo để được xinh đẹp.

7. Xâm đoạt của cải và điền nghiệp của Hiền Thánh. Người nào trộm cắp, chiếm đoạt… tài sản và đất đai của chùa chiền, đền miếu thì bị tổn giảm phước báo nghiêm trọng.

8. Làm tắt đèn đuốc nơi tháp miếu Phật. Đây là hành vi cố tình phá hủy vật dụng thắp sáng, khiến chùa tháp bị tối tăm. Việc làm này bị quả báo mặt mày luôn tăm tối.

9. Chê bai, khinh rẻ người xấu xí. Người nào khởi tâm ngã mạn, khinh chê người xấu, người bị tật nguyền sẽ bị mắc quả báo xấu xí.

10. Tập các ác hạnh. Người nào hay làm các việc ác, tà hạnh như không giữ năm giới, tám giới... sẽ bị quả báo không thể xinh đẹp.

Đó là mười nghiệp hay mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến quả báo xấu xí, không xinh đẹp. Hễ đã gây tạo một trong mười nghiệp trên thì không thể nào xinh đẹp được, cho dù có chỉnh sửa, cắt vá, tạo hình bằng cách nào. Cho nên, để có được thân tướng đoan chánh, nghiêm trang, xinh đẹp thì phải: không sân, không hận, không dối, không quấy, kính yêu cha mẹ, tôn trọng Hiền Thánh, không xâm hại sản nghiệp của Hiền Thánh, không làm tắt đèn đuốc nơi chùa chiền, không khinh rẻ người xấu, không tập các ác hạnh; lại còn phát tâm tô vẽ trang hoàng tượng, tháp Phật, quét dọn tháp miếu Phật, quét dọn đất già-lam, dâng hoa cúng Phật...

Trong mười cách làm đẹp ở trên, hễ làm được một cách thì đẹp được một phần, đẹp được một vẻ, hay nói cách khác là ‘có một vẻ đẹp riêng’. Nếu làm được cả mười thì người ấy nhất định đẹp đến… ‘mười phân vẹn mười’!

Đức Phật nói đại ý, coi những người ‘sắc nước hương trời’, đến nỗi ‘mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da’, khiến ‘chim sa cá lặn’… ấy, phải biết là họ nhờ vào sự thực tập cái nhân lành đời trước, đó là lìa xa mười nghiệp nhân làm xấu, sống theo mười nghiệp nhân làm đẹp. Tùy theo mức độ thực tập tránh xa mười nhân làm xấu, thực hành mười nhân làm đẹp, mà trở nên đẹp người đẹp nết, hay chỉ đẹp người mà không đẹp nết.

Dẫu sao, ông bà mình cũng đã dạy, “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Cho nên, hãy sửa soạn cái tâm, chăm sóc cái tâm cho thật đẹp. Kinh Ma ý dạy rằng: “Cất trăm ngôi chùa chẳng bằng cứu sống một người. Cứu sống người khắp mười phương thiên hạ, chẳng bằng một ngày tu tâm”. Người biết tu tâm dưỡng tính thì đời này, đời sau, khi nào cũng thấy hiền lành, dễ thương, đó là nét đẹp thánh thiện vậy.
Thích Nguyên HùngNgành thẩm mỹ học cho rằng, khi chưa có con người trên trái đất này thì chưa có cái đẹp. Lúc bấy giờ đất đá, sông nước, núi rừng, biển cả, trăng sao… đã có rồi, nhưng chưa có cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, chưa có gì hết! Đến khi con người xuất hiện và phát triển đến chừng mực nào đó, lúc bấy giờ cái đẹp và cái xấu, cái thẩm mỹ và cái phản thẩm mỹ mới được con người xác lập.

lam dep.jpg

Đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, là một cái gì phù hợp với sự sống của con người. Đẹp bao giờ cũng gắn liền với sự sống lý tưởng của con người, không thể có cái đẹp nằm ngoài sự sống. Tức là, nói theo ngôn ngữ Duy thức học, đối tượng nhận thức không thể tách rời chủ thể nhận thức. Cho nên, cái đẹp phải phù hợp với sự sống của chúng ta, chúng ta hằng mơ ước về nó, khát vọng về nó, nó hiện lên trong vùng lung linh của lý tưởng. Cái đẹp ấy chính là vẻ đẹp của nội tâm và ngoại giới, vẻ đẹp của thân tâm con người.
Ở đời ai cũng yêu thích cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, của con người xây dựng nên như những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa... Và cái đẹp ai cũng quan tâm, để ý là vẻ đẹp của con người.

Con người, theo thẩm mỹ học, vốn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất! Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là của sự thăng hoa, cho dù hiện thực có giản dị, có đau thương, gian khổ đi chăng nữa thì nghệ thuật phải trên nguyên tắc của sự thăng hoa, thăng hoa cả chủ thể và đối tượng. Cho nên, con người từ xưa đến nay không ngừng nỗ lực làm đẹp.

Làm đẹp là một nhu cầu của hầu hết mọi người. Người ta có thể làm đẹp bằng nhiều cách: truyền thống, dân gian, cổ điển, có cách làm đẹp hiện đại... Nói chung, có cả trăm ngàn cách làm đẹp, và có người cũng đẹp hẳn ra, nhưng cũng có người làm hoài vẫn không đẹp. Vì sao vậy? Vì cái ‘nguyên mẫu’ nó… không đẹp. Cho nên, làm đẹp không phải là cái tội. Cái tội (nghiệp) là không thể làm cho mình đẹp ra khi mình vốn đã… xấu. Biết làm sao bây giờ? Cha mẹ sinh mình ra cũng đâu muốn mình xấu. Cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn cho mình khuôn mặt đẹp hay xấu thì làm sao mình lựa chọn?

Có người vì ‘xấu’ quá nên mất hết niềm tin, sống trong mặc cảm, tự ti, không dám mơ ước điều gì cao xa, cho dù trong lòng vẫn cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Chẳng biết bày tỏ cùng ai nỗi niềm buồn tênh đó, có người tìm đến chùa để… tâm sự với Phật. Phật thương chúng sinh, chắc sẽ không nói tâm sự của mình cho người khác, nên tha hồ mà kể lể, mà khóc, giấu mặt trong đôi bàn tay bé nhỏ!

Phật thương chúng sinh, nên sẽ giúp. Phật là Đại y vương, có khả năng điều trị cả thân bệnh lẫn tâm bệnh, nên sẽ có cách dạy cho chúng sinh làm đẹp, vì Phật biết rõ, thấy rõ nguyên nhân sâu xa của cái xấu. Nếu mình muốn đẹp mà không biết vì sao mình xấu thì không tài nào làm cho đẹp được. Cho nên, Phật bắt đầu phân tích bệnh lý cho chúng sinh hiểu.

Có 10 nguyên nhân (hay nghiệp nhân) khiến cho chúng sinh nhận lấy kết quả có một thân hình hay khuôn mặt xấu xí.

1. Thường hay nổi cơn thịnh nộ. Thịnh nộ là giận rất dữ dội. Khuôn mặt của người đang giận dữ thì… không đẹp chút nào hết, dù cho người đó là hoa hậu! Lúc đó dù có bao nhiêu lớp son phấn, mỹ phẩm đắt tiền… cũng không thể nào che được cái xấu. Hơn nữa, mỗi khi “nổi cơn thịnh nộ” thì sẽ “quên đi nghĩa tình”. Nghĩa tình đã quên hết thì tha hồ mà làm khổ cho nhau. Kinh Di giáo nói: “Lòng giận tức độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ”. Giận hờn, thịnh nộ không những tàn phá dung nhan hiện tại mà còn thấm vào trong xương, trong máu, tạo thành chủng tử cho đời sau, kiếp sau, sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào cũng xấu xí. Cho nên, muốn đẹp không phải là giải phẫu chỉnh hình mà cần ‘lột bỏ cơn thịnh nộ’.

2. Thường hay ấp ủ oán hận. Chính là nuôi dưỡng, chất chứa hận thù trong lòng. Có người hận cha mẹ, hận anh em, hận bạn bè, hận xã hội và hận luôn chế độ… nhưng cũng có người hận chính bản thân mình. Dù oán hận ai đi nữa thì người khổ đau nhất vẫn chính là mình. “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có”, kinh Pháp cú đã nói vậy. Cho nên, càng ấp ủ, càng nuôi dưỡng, càng chất chứa hận thù thì hận thù càng thêm lớn, càng thêm khổ đau cho đời này và cả đời sau, không khi nào được vui tươi, xinh đẹp. Chỉ có “Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu”. Hận thù trút bỏ rồi thì mình thành con người mới, như người đặt gánh nặng trên vai xuống, bỗng dưng thấy mình nhẹ tênh, sung sướng vô cùng. Khi ấy tự nhiên thấy mình vui tươi, trẻ đẹp ra.

3. Dối gạt người khác. Tức là sống không thật lòng, sống hai mặt, lừa dối người. Những người như vậy, họ chỉ có cái mặt nạ, cái vỏ bọc bên ngoài, còn bên trong xấu xí, lừa dối đủ điều, lừa dối cả người thân của mình. Vì sống với cái vỏ bọc bên ngoài, cho nên có che bao nhiêu lớp cũng lòi cái xấu ra ngoài.

4. Quấy rối chúng sinh. Đó là những người ưa đặt điều thị phi, vu khống, sách nhiễu, khủng bố, chọc ghẹo, xúc phạm… người khác, loài khác; phá vỡ hạnh phúc, gia cang người ta. Người như vậy không những nhận lấy quả báo xấu xí mà còn không bao giờ nhận được sự tôn trọng của người khác, luôn bị người khác coi thường.

5. Không có ái kính đối với cha mẹ. Người biết thương yêu và kính trọng cha mẹ, mặt họ luôn rạng ngời hạnh phúc. Ngược lại, người không biết ái kính cha mẹ chắc chắn là người xấu, không thể đẹp được.

6. Không cung kính Hiền Thánh. Người nào coi thường hình tượng Phật và Bồ-tát, khinh chê người khác lễ lạy Tam bảo, vào chùa thấy Phật không lạy, thấy Tăng không chào, còn tỏ thái độ bất kính, khinh khi, coi thường thì sẽ mất hết phước báo để được xinh đẹp.

7. Xâm đoạt của cải và điền nghiệp của Hiền Thánh. Người nào trộm cắp, chiếm đoạt… tài sản và đất đai của chùa chiền, đền miếu thì bị tổn giảm phước báo nghiêm trọng.

8. Làm tắt đèn đuốc nơi tháp miếu Phật. Đây là hành vi cố tình phá hủy vật dụng thắp sáng, khiến chùa tháp bị tối tăm. Việc làm này bị quả báo mặt mày luôn tăm tối.

9. Chê bai, khinh rẻ người xấu xí. Người nào khởi tâm ngã mạn, khinh chê người xấu, người bị tật nguyền sẽ bị mắc quả báo xấu xí.

10. Tập các ác hạnh. Người nào hay làm các việc ác, tà hạnh như không giữ năm giới, tám giới... sẽ bị quả báo không thể xinh đẹp.

Đó là mười nghiệp hay mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến quả báo xấu xí, không xinh đẹp. Hễ đã gây tạo một trong mười nghiệp trên thì không thể nào xinh đẹp được, cho dù có chỉnh sửa, cắt vá, tạo hình bằng cách nào. Cho nên, để có được thân tướng đoan chánh, nghiêm trang, xinh đẹp thì phải: không sân, không hận, không dối, không quấy, kính yêu cha mẹ, tôn trọng Hiền Thánh, không xâm hại sản nghiệp của Hiền Thánh, không làm tắt đèn đuốc nơi chùa chiền, không khinh rẻ người xấu, không tập các ác hạnh; lại còn phát tâm tô vẽ trang hoàng tượng, tháp Phật, quét dọn tháp miếu Phật, quét dọn đất già-lam, dâng hoa cúng Phật...

Trong mười cách làm đẹp ở trên, hễ làm được một cách thì đẹp được một phần, đẹp được một vẻ, hay nói cách khác là ‘có một vẻ đẹp riêng’. Nếu làm được cả mười thì người ấy nhất định đẹp đến… ‘mười phân vẹn mười’!

Đức Phật nói đại ý, coi những người ‘sắc nước hương trời’, đến nỗi ‘mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da’, khiến ‘chim sa cá lặn’… ấy, phải biết là họ nhờ vào sự thực tập cái nhân lành đời trước, đó là lìa xa mười nghiệp nhân làm xấu, sống theo mười nghiệp nhân làm đẹp. Tùy theo mức độ thực tập tránh xa mười nhân làm xấu, thực hành mười nhân làm đẹp, mà trở nên đẹp người đẹp nết, hay chỉ đẹp người mà không đẹp nết.

Dẫu sao, ông bà mình cũng đã dạy, “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Cho nên, hãy sửa soạn cái tâm, chăm sóc cái tâm cho thật đẹp. Kinh Ma ý dạy rằng: “Cất trăm ngôi chùa chẳng bằng cứu sống một người. Cứu sống người khắp mười phương thiên hạ, chẳng bằng một ngày tu tâm”. Người biết tu tâm dưỡng tính thì đời này, đời sau, khi nào cũng thấy hiền lành, dễ thương, đó là nét đẹp thánh thiện vậy.
Thích Nguyên Hùng

Ý nghĩa của việc tu phước

Ý nghĩa của việc tu phước

Đăng lúc: 08:08 - 03/01/2017

Nếu mình muốn cầu nhiều phước thì phải tu phước, tu phước thì phải trồng phước, giống như nông dân làm ruộng, phải nỗ lực trồng trọt thì mới có thu hoạch, người tu phước cũng vậy, phải đem hạt giống phước đức gieo khắp ruộng phước ( phước điền ) thì mình sẽ thu hoạch được quả của phước báo.


Ý nghĩa của việc tu phước
I. Phước là gì?
Phước là chỉ cho sự giàu sang, sống thọ, con cháu đùm đề và thân thể khỏe mạnh của người thế gian. Hàn phi Tử nói : “ sống thọ, giàu sang được gọi là phước mà người đời ai cũng muốn có, ai cũng muốn năm phước vào nhà” ( ngũ phước lâm môn ). Vậy ngũ phước là gì?
1. Sống thọ
2. Giàu sang
3. Khỏe mạnh và yên ổn
4. Đức độ được con cháu hiếu thuận
5. Sống đến cuối đời và ra đi nhẹ nhàng
Nhưng đây chỉ là Tục phước của người đời, nó có giới hạn và vô thường, không bằng Hồng phước của cỏi trời, mà Hồng phước của cỏi trời lại không bằng Thanh phước vô ngã của hàng nhị thừa, Thanh phước của hàng nhị thừa thì lại không bằng phước Vô tướng của Bồ Tát, bởi vì Bồ Tát bố thí vô tướng, trong không thấy người bố thí, ngoài không thấy vật bố thí và cũng không thấy người nhận vật bố thí cho nên gọi là “tam luận thể không”. Vì vậy phước của vị đó đạt được là rất lớn. Tuy nhiên, vẫn không bằng phước thật tướng của chư Phật. bởi vì chư Phật đã tu phước, tu huệ, trăm ngàn kiếp đã trồng các tướng hảo, đến khi đầy đủ phước đức trí tuệ, viên mãn bồ đề., đạt vô sở đắc, nên phước báo mà chư Phật đạt được là rất lớn, không thể nghĩ bàn.
Không luận là tục phước của thế gian, Hồng phước của cỏi trời, Thanh phước của hàng Thanh văn, phước vô tướng của Bồ tát, phước thật tướng của chư Phật đều phải dựa vào sự vun trồng của bản thân, mình làm mình nhận, chẳng phải người khác cho, cũng chẳng phải trời ban bố. Nếu như một người thật lòng bố thí thì chắc chắn sẽ được giàu sang, phú quý. Người từ tâm không sát hại sẽ được khỏe mạnh, trường thọ. Người không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành thì chắc chắn được cát tường như ý, tiêu trừ tai nạn. người nào có thể bố thí vô tướng, rộng tu phước tuệ thì nhất định sẽ thành Phật. Cho nên nói “ Họa phước không có cửa, chỉ do mình tạo, người không có phước cần phải vun trồng phước, phải tu phước thì mới có đời sống tốt đẹp” chúng ta cần phải tích phước, vun bồi phước và phải cầu nhiều phước.

II. Vì sao phải cầu nhiều phước
Nếu mình muốn cầu nhiều phước thì phải tu phước, tu phước thì phải trồng phước, giống như nông dân làm ruộng, phải nỗ lực trồng trọt thì mới có thu hoạch, người tu phước cũng vậy, phải đem hạt giống phước đức gieo khắp ruộng phước ( phước điền ) thì mình sẽ thu hoạch được quả của phước báo.
Phước điền là gì ? kinh Vô Lượng Thọ có ghi “ Phước thọ của thế gian giống như sinh vật trong ruộng. nên gọi là ruộng phước (phước điền)” phước điền thế gian lại có thể phân ra làm nhiều loại.
Một là Kính điền và Bi điền: đối với cha mẹ thầy tổ và tam bảo mà sinh tâm cung kính, cúng dường, phụng dưỡng gọi là Kính điền. đối với những người nghèo khổ, bần cùng tỏ lòng thương sót, bình đẳng cứu giúp, khiến họ thoát khổ gọi là Bi điền.
Hai là Báo ân phước điền: Đối với cha mẹ, sư trưởng cho đến những người có ơn đối với ta thì phài hiếu kính, phụng dưỡng, đem các vật chất để cúng dường , giúp tinh thần an ổn thì mình sẽ được tăng trưởng phước báo đó gọi là báo ân phước điền. Cung kính Tam Bảo, công đước thù thắng sẽ được phước lớn, đó gọi là công đức phước điền. đối với hạng người bần cùng của thế gian, thương sót giúp đỡ, cho họ những vật cần thiết, cứu giúp những lúc hoạn nạn, thì sẽ tích phước rất nhiều, đó gọi là bần cùng phước điền.
Ba là Thú điền, Khổ điền, Ân điền và Đức điền: Đối với tất cả sức sanh, yêu thương, giúp đỡ bình đẳng gọi là Thú điền. đối với những người đang bị buồn khổ, bình đẳng cứu giúp thì gọi là Khổ điền. đối với cha mẹ, sư trưởng thì hiếu thuận cung kính, cúng dường, hầu hạ thì gọi là Ân điền. đối với Tam bảo thì cung kính cúng dường thì gọi là Đức điền.
Bốn là trong kinh Phạm võng đã ghi lại: 1. Phật, 2. Thánh nhân, 3. Hòa thượng (thọ giới bổn sư), 4. sư trưởng, 5. Tăng nhân, 6. Cha, 7. Mẹ, 8. người bệnh. Đối với 8 hạng người ở trên mà sanh tâm cúng kính, bố thí cúng dường, yêu thương giup đỡ thì có thể sanh vô lượng phước đức cho nên gọi là phước điền. nhưng trong 8 loại phước điền đó thì chăm sóc người bệnh là phước điền lớn nhất. khi đức Phật còn tại thế, ngài đã từng chăm sóc và lo thuốc thang cho tỳ kheo bị bệnh, rồi ngài Ngộ Đạt quốc sư đời nhà Đường cũng do lòng từ bi mà chăm sóc cho một vị tăng bị bệnh ghẻ lở, giúp cho vị đó hết đau khổ và sự xa lánh của mọi người. cho nên người nào muốn tu phước thì phải chú ý đến phước điền chăm sóc người bệnh.
Người tu phước, ngoài việc gieo trồng thật nhiều phước điền, thích làm việc thiện và bố thí, còn phải có lòng từ bi đối với tất cả, bởi vì tất cả chúng sinh đều có ân với chúng ta. Cơm ăn, áo mặc hay việc đi lại của chúng ta điều phải dựa vào việc cung cấp của mọi người, nếu như người nông dân không làm ruộng, người công nhân không dệt vải, giao thông không thuận tiện thì người buôn bán không thể vận chuyển được hàng hóa, chúng ta sẽ không có cách giải quyết được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nếu như không có sự dạy dỗ, chỉ bảo của sư trưởng thì làm sao tăng trưởng tri thức. nếu như không có sự trừng phạt và ngăn chặn của pháp luật, dịch vụ y tế , giữ gìn trật tự cho đến việc thúc đẩy phát triển các tiện ích công cộng thì làm thế nào người dân sống và làm việc. Vì vậy mọi người không chỉ báo đáp ân của cha mẹ, sư trưởng mà còn phải báo đáp Ân của mọi người, vì vậy đức Phật dạy “ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân tam bảo, ân đất nước, ân chúng sanh đều phải báo đáp”. Giữa người và người nếu có tâm báo đáp, cung kính lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau thì đâu chỉ là trồng phước, vã lại mọi người đều có phước, rõ ràng là tạo phúc cho mọi người, phước lợi cho xã hội, phước báo đó thật là lớn và nhiều vô kể.
Hoặc có người nói “ nghèo khổ thì khó làm việc bố thí, tôi vốn rất thích tu phước, đáng tiếc là kinh tế khó khăn, xin dạy cho tôi trồng phước thế nào? Nên biết không chỉ có tiền mới làm phước được, bởi vì tiền bạc chỉ là một phần của tài thí, ngoài ra trong nhà vật chất dư thừa có thể bố thí, quần áo dư thừa có thể bố thí, người có tri thức có thể bố thí, người có sức khỏe cũng có thể bố thí.
Cung kính hầu hạ những người lớn tuổi ở trong nhà là tu phước, thương yêu giúp đỡ nhưng người nhỏ tuổi cũng là tu phước. Đến chùa lạy Phật là tu phước, giúp đỡ mọi người, quét dọn chùa tháp cũng là tu phước. Ở ngoài xã hội thì tuân giữ luật pháp là tu phước, giữa gìn bảo vệ đồ vật công cộng cũng là tu phước, thậm chí khuyên người làm thiện hoặc cứu giúp người lúc hoạn nạn đều là tu phước.
Người tu phước ngoài việc trồng nhiều phước điền lại còn phải biết tiếc phước, tích phước, chớ làm việc tổn phước. tục ngữ có câu “ có phước thì không thể hưởng hết”. nếu không thì vui quá sanh buồn, hết phước sẽ đọa, nếu người vô phước càng khổ hơn. Vì vậy, Phật giáo ngoài việc khuyên người gieo trồng phước, vun bồi phước, tích phước còn phải biết tiếc phước. tốt nhất là tu phước hữu lậu, tiến lên nữa là tu phước vô lậu. nhờ tu phước tiểu quả của nhân thiên rồi tiến lên tu phước rộng lớn của Phật đạo. Ngày xưa vua Lương Võ Đế hỏi tổ sư Đạt Ma rằng:
_ Từ khi tôi lên ngôi đến nay đã xây dựng rất nhiều chùa tháp, độ cho rất nhiều người xuất gia, vậy tôi được bao nhiêu phước đức?
Tổ Đạt Ma nói:
_Một tí công đức cũng không có.
Bởi vì tổ Đạt Ma cho rằng: “Nhân của hữu lậu thì chỉ đắc quả nhỏ của Nhân thiên, hết phước sẽ đọa trở lại. Đối với việc kiến tánh thành Phật chẳng bổ ích tí nào cả. cho nên tổ mới nói như vậy. Đáng tiếc là vua Lương Võ Đế chấp vào tướng bố thí nên không ngộ được ý chỉ của bậc thánh.
Đến như phước vô lậu là từ tâm vô lậu mà sanh, cho nên bảo tâm vô lậu là tâm vô ngã, dùng tâm vô lậu để làm việc bố thí chính là bố thí vô tướng. kinh Kim Cang có ghi: Bồ tát không trụ vào tướng bố thí cho nên phước đức lớn không thể nghĩ bàn. Lại nữa, đức Phật hỏi ngài Tu Bồ Đề :
_Nếu có người đem hết thất bảo trong tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, người ấy được bao nhiêu phước đức?
Tu bồ Đề trả lời:
_Dạ thưa, rất nhiều.
Đức Phật dạy: Nếu lại có người ở trong kinh này thọ trì cho đến 4 câu kệ rồi đem giảng nói cho người khác, phước đức của người nầy lớn hơn người kia. Vì sao?
_ Này Tu Bồ Đề ! tất cả chư Phật và pháp vô thượng chánh đẳng giác của chư Phật đều từ kinh này mà lưu xuất, cho nên phước của người đó rất lớn.
Tóm lại, nếu muốn trở thành người tốt, hay muốn thành Phật đi nữa thì điều trước tiên là phải Tu Phước.

Quảng Tráng

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 5
  • Hôm nay 3,304
  • Tháng hiện tại 39,759
  • Tổng lượt truy cập 23,446,008