Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
108 tiếng chuông chùa

108 tiếng chuông chùa

Đăng lúc: 08:20 - 04/12/2016

Vừa bước đến cổng chùa thì cơn mưa ập xuống. Hải gấp ô bước vào sân thì cũng là lúc tiếng đại hồng chung đã ngân lên. Từng tiếng chuông cách quãng đều nhau tạo ra những vòng khuyên âm thanh lan rộng đến cõi vô cùng. Đã nhiều lần Hải thử nhẩm đếm tiếng chuông. 108 tiếng, đúng 108 tiếng. Tiếng chuông chùa đã thấm vào tâm hồn Hải từ hồi lẩm chẩm biết đi và cứ như thế nó cứ âm vang suốt cuộc đời cậu. Nhà Hải ở sát mé sau vườn chùa Quang Đức.
chuong.jpg
Minh họa: Nhuận Thường

Thầy trú trì là một người rất giản dị. Cốc của thầy lợp tranh, tường thưng ván, xung quanh cốc đặt đầy các chậu địa lan. Quấn quýt bên chân thầy là con chó dị tật chỉ có 3 chân mà thầy xin của một Phật tử về nuôi. Mấy hôm nay thầy bị cảm cúm. Con Bin nhận ra người quen đã ứ ứ chực sẵn trên bậc thềm.

- Bạch thầy, con…

Hải chưa nói hết câu thì thầy đã nhỏ nhẹ: “Vào nhanh đi kẻo ướt”.

Hải ngồi xuống. Thầy Nguyên Dung đã rót trà mời khách. Chùa Quang Đức có lịch sử đã hơn trăm năm và thuộc dòng thiền Liễu Quán - dòng thiền lớn ở Huế và miền Trung do một vị sư người Việt sáng lập từ thế kỷ XVII. Pháp danh của thầy bắt đầu từ Nguyên (Nguyên Dung) theo thế thứ truyền thừa đã quy định trong Thiền hệ thi của Tổ Liễu Quán.

Hòa thượng Nguyên Dung là bậc chân tu, am tường giáo lý và lễ nghi Phật giáo. Từ hồi 16 tuổi, sau khi mẹ mất đã xin phép cha đi tu và cho đến nay con đường tu của Hòa thượng đã trên 60 hạ lạp.

Những hiểu biết ít ỏi về đạo Phật mà Hải có được không phải do quá trình huân tập như các vị tu sĩ mà do tích dần từ những câu chuyện với Hòa thượng trú trì Quang Đức.

Ngoài trời vẫn mưa, tiếng chuông chùa cứ thung dung điểm từng tiếng ngân xa xóa tan những vùng tăm tối.

- Này con…

Đang thả hồn theo tiếng chuông và hình dung những vòng khuyên âm thanh tỏa ra trong không trung, Hải giật mình nghe tiếng thầy.

- Chuông U minh thường điểm 108 tiếng và được thỉnh hai lần trong ngày: Lần đầu hôm và lần vào 4 giờ sáng. 108 tiếng chuông là biểu tượng cho 108 phiền não của đời người. Gọi là chuông U minh vì theo Phật giáo, tiếng chuông vang lên đến đâu sẽ xóa tan u mê, tăm tối giúp con người nhận thấy lầm lạc để sửa mình mà sửa mình là gốc để sửa đời. Từ xưa đến giờ không biết bao nhiêu người nhờ nghe được tiếng chuông mà ngộ ra chân lý, bỏ ác làm thiện, lấy ân báo oán.

Dừng một lúc sau khi thưởng một tách trà, Hòa thượng tiếp tục mạch chuyện:

- Nỗi đau khổ, phiền não của con người không phải chỉ là 108 mà nó chỉ là con số tượng trưng cho biển khổ của chúng sinh. Những phiền não, đau khổ ấy do chính con người gây ra và con người phải có trách nhiệm hóa giải đau khổ ấy. Biện chứng luận của Phật giáo chỉ ra rằng muốn diệt bỏ đau khổ không có cách gì hơn là diệt bỏ nguồn gốc của đau khổ, đó là Tham - Sân - Si ở mỗi con người.

Con số 108 cứ ám ảnh Hải từ lâu. 108 bậc cấp lên chùa Bái Đính, 108 bậc cấp lên Trúc Lâm thiền viện Truồi, 108 hạt trong chuỗi tràng hạt… và làm sao để nhớ chính xác đã đánh 108 tiếng.

Hòa thượng đã đoán đúng ý cần biết của Hải và tiếp tục:

- Các chùa xưa, trước khi thỉnh chuông U minh phải đọc bài kệ gọi là kệ thỉnh chuông U minh. Mỗi tiếng chuông tương ứng với một cái thẻ. Cứ đánh xong một tiếng chuông là phải gạt một cái thẻ sang một bên. Khi nào gạt xong dãy thẻ 108 cái ấy là vừa đúng 108 tiếng. Gần đây nhiều chùa không còn giữ được thể thức này mà tối giản chỉ đánh 36 tiếng hay thậm chí đánh theo thời gian 30 phút.

Hòa thượng Nguyên Dung chừng như đã mệt nhưng tiếng thầy vẫn rành rẽ. Trong cốc của thầy không thấy tranh, tượng Phật mà chỉ có một ngọn đèn tỏa rạng ở vị trí mà người ta thường treo chân dung Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài trời dường như đã ngớt mưa. Mùi hương mặc lan quý phái thoảng vào phòng. Đã nhiều lần thăm thầy và được nghe thầy luận giải về bao điều, nhưng đêm nay Hải thấy mình như ngộ ra được điều hệ trọng.

Xin phép thầy ra về, đến cổng ngoảnh lại thấy thầy đã cầm trên tay cuốn sách. Tiếng chuông U minh cuối cùng vừa dứt.

Đã khuya rồi mà Hải không sao chợp mắt được. Cảnh tượng hàng ngàn người đến bệnh viện khám chữa bệnh và nhiều người trong họ mắc bệnh ung thư do bị đầu độc bởi thực phẩm bẩn mà Hải chứng kiến qua những ca thực tập của sinh viên y khoa năm cuối cứ ám ảnh Hải. Tiếng chuông chùa cứ vang vọng mãi trong tâm hồn của một bác sĩ tương lai và con số 108 cũng chỉ là con số tượng trưng cho hàng ngàn hàng vạn loại thân bệnh, tâm bệnh mà con người đã gây ra và giờ đây họ phải gánh chịu. Con người đang đầu độc mình, con người đang hủy hoại môi trường sống của mình. Những người nông dân, những người chế biến và buôn bán thực phẩm và thậm chí từng con người chúng ta do thiếu hiểu biết và do lòng tham đã vô tình từng ngày từng giờ gây ra cái chết và nỗi đau thể xác và tâm hồn cho con người.

Làm sao để con người nhận ra sai lạc và trách nhiệm của mình để từng người tự khắc phục. Khi lòng tham và sự ích kỷ đã chế ngự ý nghĩ và hành động của con người thì truyền thông trở thành bất lực.

Mải suy nghĩ miên man, bất chợt tiếng chuông U minh buổi sáng đã ngân lên phía chùa Quang Đức. 108 tiếng chuông chùa lại rành rẽ vang vọng và trong cơn mơ muộn màng của một ngày mới Hải được hóa thân trong tiếng chuông chùa, mang thông điệp Phật pháp đến thức tỉnh mọi nhà, mọi người để ai cũng nhận ra lỗi lầm của mình trong công việc hàng ngày nhằm để giữ sạch môi trường sống, làm điều có ích cho xã hội để chỉ tạo ra những sản phẩm sạch, mang lại hạnh phúc, an lạc cho con người.
Truyện ngắn Nguyễn Hới Thọ

Đức vua Trần Nhân Tông những dấu ấn sáng ngời của bậc xuất trần đại sĩ

Đức vua Trần Nhân Tông những dấu ấn sáng ngời của bậc xuất trần đại sĩ

Đăng lúc: 09:40 - 26/11/2016

Tưởng niệm lần thứ 708 Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết 11/11 năm Mậu Ngọ (1258) - 11/11 năm Bính Thân (09/12/2016)


Đức vua Trần Nhân Tông những dấu ấn sáng ngời của bậc xuất trần đại sĩ
Những dấu ấn sáng ngời của bậc xuất trần đại sĩ. Đức vua Trần Nhân Tông - Đức Phật hoàng Việt Nam – Tổ tiên tộc Việt!
-Ngài là nhà lãnh đạo kiệt xuất, tài đức kiêm toàn, trực tiếp lãnh đạo cùng toàn dân, hai lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông hung hãn cuồng vọng nhất bấy giờ,(Năm 1285 - 1288), mà vó câu xâm lược đã chiếm gần ¾ thế giới, cả Châu Á lẫn Châu Âu, từ bờ Hắc hải đến Thái bình dương
Đế chế Nguyên Mông chinh phục toàn bộ các nước Á Châu như: Kim, Liêu, Tây hạ, Thổ phồn, Cao ly, Tây tạng, Afganistan, Hồi.
Đức vua Trần Nhân Tông những dấu ấn sáng ngời của bậc xuất trần đại sĩ
Chinh phục toàn bộ các nước vùng Trung Đông, các nước Âu Châu như Đức, Hung, Balan, Tiệp khắc, Liên xô. Trận đánh lần thứ nhì(1285 và lần thứ ba(1288) là lúc họ chiếm trọn Trung Quốc.

Có thể nói, bấy giờ quân Nguyên Mông đông hơn gấp nghìn lần quân Việt. Nhưng lại bị đại bại thảm hại, dưới sự lãnh đạo của Đức Vua Trần Nhân Tông cùng quân dân đại Việt! giữ gìn toàn vẹn quê hương đất nước.
- Ngài là Nhà văn hoá tư tưởng xuất chúng, sớm lấy ý dân, đặt nền dân chủ(Bi-Trí-Dũng) đầu tiên cho nhân loại, qua Hội nghi Diên Hồng-Bình Than, đoàn kết nhân tâm, tổng lực chiến đấu và chiến thắng thần kỳ.
-Ngài là một vị Vua anh minh uy dũng, chỉ duy nhất đã có công thành tựu ba việc lớn cho dân tộc, đó là: “ Dựng Nước - Giữ Nước - Mở Nước” (Các vị khác chỉ thành tựu được một hoặc hai), đem lại thái bình thịnh trị cho dân tộc, toả sáng chân lý an vui hạnh phúc cho nhân loại. Ngài đã để lại cho cháu con tộc Việt.
Xã tắc vạn xuân bền sắc ngọc
Non sông muôn thuở vững âu vàng
Nhật nguyệt sáng soi trang sử Việt
Giang sơn toả chiếu ánh đạo thiêng

- Ngài đã cứu cả nhân loại và quê hương Việt Nam, thoát vòng hận thù chiến tranh đau khổ.
Thời đó Đức vua Trần Nhân Tông và toàn dân tộc Việt, nếu không chiến thắng được giặc dữ đế chế Nguyên Mông, thì chắc chắn rằng:” Chẳng có thế giới sử và lịch sử Việt Nam” như bây giờ! Và thế giới giờ đây sẽ ra sao? Khi bị thống trị bởi những kẻ ác nhân vô minh cường bạo nhất thời đó?
(Về chính sử cách nay trên 700 năm, dưới sự lãnh đạo “Thiên tài” của đức vua Trần Nhân Tông và tổ tiên Phật Việt, nếu không chiến đấu và chiến thắng ác giặc Nguyên Mông, đã chiếm trọn ¾ thế giới, cả Trung đông, cả Châu âu-nước lớn là Liên xô và cả Châu á- nước lớn là Trung quốc, đại quân Nguyên Mông khi tiến vào Bắc kinh, lúc đó Tả thừa tướng Lục Tú Phu phải cõng vua Tống mới 10 tuổi chạy trốn…Cuối cùng, theo khí tiết Nho gia “Quân tử tầu”, vua tôi trầm mình dưới biển mà chết!
Nhưng khi vào Việt Nam, đại quân Mông Cổ đã bị đại bại thảm hại liên tục ba lần, dưới hào khí bất khuất, trí dũng vô song của tổ tiên tộc Việt!
Như trên, nhìn lại mình. Cháu con tộc Việt rất tự hào với tinh thần Bi Trí Dũng của tổ tiên, mà cha ông chúng ta, Đức vua Trần Nhân Tông đã làm được cho nhân loại và dân tộc Việt.

Và nhìn về quê hương Việt Nam, nhớ về cội nguồn, chúng ta vô cùng biết ơn nhớ ơn tiên tổ, và tự hỏi lòng:”Lịch sử thời trần, chiến thắng Nguyên Mông”. Nếu ngược lại, giặc Nguyên thắng, dân Việt thua, thì chắc chắn rằng chẳng có cháu con tộc Việt thời Hồ, thời Lê…cho đến bây giờ!)
- Thời niên thiếu thái tử Trần Khâm- Đức Vua Trần Nhân Tông, phẩm chất như vàng, làu thông kinh điển, thông minh xuất chúng, mười sáu tuổi ăn chay thiền tịnh, đã ba lần từ chối ngôi vương và xin vua cha Trần Thánh Tông để lại ngai vàng cho anh là Đức Việp.
Khi đã lên ngôi cao tột đỉnh, danh lợi tột cùng, Ngài nhẹ cởi áo long bào, để lại ngai vàng cho cháu con tộc Việt, khoác áo nâu sòng, thẳng bước đi lên núi cao rừng rậm Trúc Lâm Yên Tử, sương lam chướng khí. thú dữ độc trùng, đầy hiểm nguy gian khó! Ngài ngồi gần hổ dữ, trên rắn dưới rít, sống chết phút giây! Ngài ăn rau măng, uống nước suối, ngủ giường tre. Sáng tinh sương vào rừng hái thuốc. Chiều xuống núi phân phát thuốc chữa bệnh cho dân, Tối về, ngồi một mình trong Am Dược, chịu lạnh lẽo buốt xương, bên ánh lửa khuya, Ngài tỉ mỉ chọn lựa phân chia: lá, cành, hoa, trái, rễ, củ… gói thành từng thang thuốc. Và Ngài hướng dẫn quân dân thọ trì Bồ tát hạnh, hành trì Thập thiện, Tứ trọng ân… sống yêu thương tương trợ hoà hiếu an vui (Cho nên xã hội thời đó rất an bình hạnh phúc, ít tham dục sân si, cổ sử có ghi “Đêm đến nhà nhà không đóng cửa”. Sáng về ngân vọng tiếng chuông Chùa. Ngát hương từ đất trời dịu mát. Mắt cười tâm toả ánh sen tươi ).
- Ngài xây dựng tinh thần “Lục hoà” và hoá giải đấu thắng với hai nước Chiêm thành và Chân Lạp (Lục Chân Lạp-Thuỷ Chân Lạp). Ngài truyền trao tuệ giác và dạy vua con Trần Anh Tông cách sống và lãnh đạo của một đấng minh quân, dạy vua Chiêm Thành là Chế Mân tấm lòng đại từ bi, bố thí cúng dường trong tinh thần Phật đạo. “Tôi yêu gia tộc hơn bản thân, yêu Tổ quốc hơn gia tộc, và yêu nhân loại trên Tổ quốc”.
-Trước lúc nhập diệt Ngài còn nói pháp độ chúng sanh (đệ tử Bảo Sái). Lúc Ngài hoá thân nhập Niết bàn. Núi rừng Trúc Lâm Yên Tử, hào quang năm sắc rạng ngời, toả ngát hương thơm giới đức, không gian tĩnh lặng, đất trời mây sương thành giải trắng bay lượn lưng chừng tiếc thương!
Lễ Trà Tỳ. Ngài đã để lại trên 500 viên Xá lợi, còn nhỏ như hạt mè hạt gạo thì nhiều vô số. Phật đạo Việt Nam và Thế giới năm châu, một trang chính sử uy linh kỳ tích, hy hữu đến lạ thường!

Cháu con tộc Việt mở dòng chính sử, hướng về nguồn cội, đất Tổ quê hương. Kính đảnh lễ tổ tiên Phật Việt – Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngài viên dung vô ngại, vẹn toàn đức hạnh: “Từ bi Hỷ xả - Thường, Lạc, Ngã, Tịnh – Vô ngã vị tha ”.
Với những công đức Ngài làm được cho nhân loại và dân tộc Việt, đại chúng qui kính tôn xưng Ngài danh hiệu: " Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông". Bồ đề tâm vô uý, chỉ duy bậc nhất thừa. Việc làm của Ngài đối với nhân loại thật là vô lượng vô biên! với dân tộc Việt thật là vô cùng vô tận!
Thật là : “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.” . Và thật là “Thiền Trúc Lâm Yên Tử” - Đạo Phật Việt Nam rạng rỡ muôn phương vang lừng thế giới.
Như Thái tử Tất Đạt Đa, đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, cuộc sống “Chuyển Luân thánh vương” để đi tìm chân lý đạo vàng, đem an vui hạnh phúc cho số đông. Ngài nhiều đời kiếp kiếp tu trì hạnh nguyện Bồ tát,(Bồ tát Thường Bất Khinh…) luôn luôn sống vì tha lực đại Bi-Trí-Dũng. Nói nghĩ và làm tất cả vì lợi ích cho chúng sanh, nên khi chứng thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác - Đấng Thiên Nhân Sư - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài tuyên bố rằng:
“ Như Lai thị hiện vào đời với mục đích duy nhất là: Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến" –(Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.)
Chúng con kính chào quí thiện hữu thập phương ta bà thế giới. Chúng con xin kính lễ quí Chư tôn Thiền Đức Tăng Ni. Kính chào quí Phật tử thiện tri thức…

Kính xin có vài lời chia sẻ hầu chuyện cùng quí Ngài, qua sáng tác Ca khúc “ Phật hoàng Trần Nhân Tông” và những dấu ấn rực rỡ trong hành trạng của bậc xuất trần đại sĩ - Đức Phật hoàng Việt Nam - Đức Vua Trần Nhân Tông.
Kính chúc quí Ngài, những vị “Phật sẽ thành”. Sức khoẻ Bi Trí Dũng, hành trì Bồ tát đạo, phát Bồ đề tâm, hoằng pháp lợi sanh an vui pháp giới.
NAM MÔ PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG.

Tạ Văn Sơn

TP.HCM: Bế mạc khóa trụ trì, tưởng niệm Đức Phật hoàng

TP.HCM: Bế mạc khóa trụ trì, tưởng niệm Đức Phật hoàng

Đăng lúc: 09:38 - 26/11/2016

Sáng nay, 26-11, chư tôn đức Ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM đã tổ chức bế giảng khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016 và Tưởng niệm lần thứ 708 Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn tại Nhà Truyền thống Văn hóa Phật giáo TP.HCM - chùa Phổ Quang, quận Tân Bình.

ANH BB (4).JPG
Chư tôn giáo phẩm chứng minh
Quang lâm chứng minh, tham dự có sự hiện diện của chư tôn đức giáo phẩm: HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM, Trưởng BTC khóa Bồi dưỡng trụ trì; HT.Thích Viên Giác, HT.Thích Giác Tường, thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS PG TP; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS; cùng chư tôn đức Tăng Ni thuộc ban, viện T.Ư, BTS PG TP, 24 BTS PG quận, huyện cùng hơn 600 Tăng Ni khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016.

Đại diện các Sở, ban, ngành TP có ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN TP; Lê Hoàng Vân, Phó Trưởng ban Tôn giáo TP…

ANH BB (7).JPG
Chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS

ANH BB (5).JPG
Chư tôn đức HĐCM, HĐTS, ban, viện T.Ư

Tại buổi lễ, thay mặt Ban Tổ chức khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016, ĐĐ.Thích Thiện Quý, Chánh Thư ký BTS PG TP báo cáo khóa học của Tăng Ni. Theo đó, khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016 là khóa học nâng cao của Tăng Ni đã có chứng chỉ khóa I-2015.

Khóa học nhằm triển khai giáo điển của Đức Phật quy định trong Tỳ-ni luật tạng hoặc chư Tổ đã chế tác trong các bản thanh quy, thiền môn quy củ, thiền lâm Bảo Huấn… bồi dưỡng kiến thức về hoằng pháp, nghi lễ thiền môn, các pháp yết-ma, hành chánh Giáo hội, soạn thảo văn bản, chính sách, tín ngưỡng tôn giáo… cho chư tôn đức Tăng Ni. Khóa học có hơn 600 Tăng Ni tham dự gồm Tăng Ni đang trụ trì các tự viện và Tăng Ni đại chúng.

Khóa học diễn ra từ ngày 21 đến ngày 26-11-2016 do chư tôn đức giáo phẩm HĐTS, BTS PG TP.HCM, chư tôn đức có kinh nghiệm trong việc quản lý tự viện, hành chánh Giáo hội phụ trách giảng dạy: HT.Thích Trí Quảng, HT.Thích Minh Chơn, HT.Thích Minh Thông, TT.Thích Lệ Trang, TT.Thích Thiện Thống…

ANH BB (10).JPG
HT.Thích Đức Nghiệp ban đạo từ

ANH BB (9).JPG
ĐĐ.Thích Thiện Quý báo cáo công tác giảng dạy

ANH BB (8).JPG
Hơn 600 học viên tham dự

Chương trình khóa học gồm các chuyên đề: Ý nghĩa trụ trì (HT.Thích Trí Quảng), Hoằng pháp truyền thống và hiện đại (HT.Thích Minh Chơn), Các pháp Yết-ma (HT.Thích Minh Thông), Nghi lễ thiền môn (TT.Thích Lệ Trang), Hành chánh Giáo hội (TT.Thích Thiện Thống), Pháp lệnh, tín ngưỡng tôn giáo (ông Lê Hoàng Vân). Sau các buổi học, Tăng Ni học viên đặt câu hỏi và được giảng sư trả lời, thảo luận tại giảng đường.

Khóa học được đánh giá khá nghiêm túc, mỗi buổi học đều có điểm danh. Sau mỗi môn học, học viên làm bài kiểm tra với tinh thần nghiêm túc, cầu học. Bài kiểm tra nộp về đạt 95% so với số lượng Tăng Ni đăng ký tham dự.

Căn cứ vào chất lượng các bài kiểm tra, và học viên tham dự đủ số buổi học theo quy định của Ban Tổ chức, Tăng Ni sẽ được cấp chứng chỉ II.

Ban đạo từ tại buổi lễ, HT.Thích Đức Nghiệp thay mặt chư tôn đức HĐCM, HĐTS GHPGVN tán thán công đức đối với BTS PG TP.HCM đã tổ chức khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016 cho Tăng Ni.

Hòa thượng cũng phát biểu nêu lại hành trạng cuộc đời và đạo nghiệp của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhân Đại lễ tưởng niệm lần thứ 708 ngày Ngài nhập Niết-bàn.

ANH BB (2).JPG
Trang nghiêm lễ đài tôn trí tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

ANH BB (12).JPG
Chư tôn giáo phẩm niêm hương tưởng niệm

ANH BB (13).JPG

ANH BB (14).JPG
Thực hiện khóa lễ tụng niệm

Trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS PG TP, 24 BTS PG quận huyện, quý quan khách và Tăng Ni hướng về lễ đài niêm hương cúng dường Tam bảo, thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã cống hiến cuộc đời cho Dân tộc và Đạo pháp.

TT.Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Nghi lễ TP.HCM đã xướng lễ cúng dường, và thực hiện các nghi thức tưởng niệm. Toàn thể đại chúng nhất tâm đồng thanh tụng niệm cúng dường, tưởng nhớ công đức to lớn của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

ANH BB (15).JPG
Chư tôn đức Tăng Ni, quý khách thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng

Tiểu sử Đức Phật hoàng đã khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vua Trần Nhân Tông (1-11-1308 – 1-11-2016) là một trong những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc.

Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là một vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc Lâm, được xem là đặc trưng của truyền thống Phật giáo Việt Nam.

Qua những cống hiến của Đức vua Trần Nhân Tông đối với Dân tộc và Đạo pháp, nhân dân và Tăng Ni, Phật tử tôn vinh Ngài là vị Vua Phật Việt Nam.

ANH BB (1).JPG
HT.Thích Thiện Tánh phát biểu cảm tạ

ANH BB (11).JPG
Quang cảnh lễ bế giảng khóa Bồi dưỡng trụ trì

Buổi lễ khép lại sau phần phát biểu của HT.Thích Thiện Tánh thay mặt Ban Tổ chức cảm tạ.

* Đọc thêm: 3 điều kiện cần thiết đối với vị trú trì ||

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh

Đăng lúc: 09:29 - 19/04/2016

Sau gần 3 năm thực hiện Quyết định 1742 ngày 12/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban Trị sự Phật giáo tỉnh làm chủ đầu tư các hạng mục công trình văn hóa tại Danh thắng Yên Tử, khu di tích nhà Trần Đông Triều, Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, bằng nguồn vốn xã hội hóa lên đến hàng trăm tỷ đồng, đến nay các công trình sau khi được trùng tu, tôn tạo đã phát huy giá trị văn hóa, trở thành điểm du lịch tâm linh, thắng cảnh thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, tạo nguồn thu ngân sách.

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh Danh thắng Yên Tử sẽ được GHPGVN tỉnh Quảng Ninh triển khai các công trình văn hóa tâm linh
Các công trình mà UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban Quản lý tôn tạo Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư gồm: Chùa Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết, chùa Một Mái, chùa Hoa Yên, các công trình am tháp, mắt Rồng... với tổng số vốn các hạng mục công trình lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Trong đó, chùa Ngọa Vân vừa khánh thành giai đoạn 1 với số vốn trên 90 tỷ đồng; chùa Một Mái trung tu tôn tạo trên 25 tỷ đồng; chùa Hoa Yên trên 80 tỷ đồng; khởi công xây dựng mới chùa Quỳnh trị giá hàng trăm tỷ đồng...

Sau khi hoàn thành các công trình đã thu hút lượng khách du lịch lên đến vài triệu lượt/năm, trong đó phải kể đến khu Danh thắng Yên Tử, chùa Ngọa Vân tại Đông Triều với các điểm nhấn là Chùa Đồng, tượng Phật hoàng và khu am tháp.


Khu mắt Rồng, am tháp tại Yên Tử - điểm dừng chân chiêm bái của nhiều du khách

Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử cho biết, nhờ biết phát huy được nguồn vốn xã hội hóa mà Ban Quản lý tôn tạo Yên Tử đã làm nhiều công trình có giá trị về mặt văn hóa tâm linh, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Kinh nghiệm của Yên Tử trong việc huy động xã hội hóa, là công khai, minh bạch và sử dụng đồng tiền của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp đúng mục đích, xây dựng các công trình đảm bảo về chất lượng và cảnh quan. Điều đáng nói, đối với các công trình mang tính tâm linh, thì Ban Trị sự Phật giáo tỉnh làm chủ đầu tư mới phát huy được nguồn lực xã hội hóa có hiệu quả.


Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa
Ông Nguyễn Văn Thắng (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) cả cuộc đời gắn bó với Danh thắng Yên Tử nói: Trước đây, dân chúng tôi chỉ biết đi rừng, đào của mài, cả sắn để có bữa cơm đạm bạc. Từ năm 2006 đến nay, các cấp chính quyền, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí cùng với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đầu tư nâng cấp hạ tầng, huy động nguồn lưc xã hội hóa để làm các công trình tại Yên Tử như: Chùa Đông, tượng Phật hoàng, chùa Hoa Yên, Một Mái, am tháp... Vì vậy, Yên Tử đã thu hút được nhiều du khách đến thăm quan, lễ bái. Từ đó, người dân chúng tôi phát triển được kinh tế gia đình bằng kinh doanh các mặt hàng phục vụ du khách nên cuộc sống nơi đây đã thay da, đổi thịt.

Cùng với các hạng mục đã được triển khai, trước lễ Phật đản năm nay, tại Danh thắng Yên Tử, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tiếp tục thực hiện chủ đầu tư các công trình hạng mục tâm linh, điển hình là Trung tâm khai hội, cung Trúc Lâm, vườn thiền với số vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Bước đầu số tiền đã được các tổ chức doanh nghiệp cá nhân ủng hộ trên 100 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, công tình sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách khi hành hương về Yên Tử - Kinh đô Phật giáo của cả nước. GHPGVN tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ hoàn thành công trình vào kỷ niệm 710 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

“Chúng tôi thấy Quyết định 1742 mà tỉnh giao các công trình văn hóa tâm linh tại 3 khu di tích quốc gia đặc biệt tại Quảng Ninh cho Giáo hội làm chủ đầu tư là rất hợp lòng dân. Tới đây, khi chúng tôi triển khai các hạng mục tại Yên Tử, ngoài việc tuân thủ các văn bản quy phạm của Nhà nước về quy hoạch, quản lý di sản, chúng tôi tiếp tục huy động tốt nguồn vốn xã hội hóa để đưa công trình sử dụng đúng mục đích, hiệu quả”, Đại đức Thích Đạo Hiển - Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh nói.

Chỉ trong vài năm nữa, sẽ có thêm nhiều công trình văn hóa đậm tính thuần Việt, điểm dừng chân của du khách khi hành hương về Yên Tử. Nơi đây, sẽ tái hiện cuộc đời hành trạng của Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, giới thiệu về những tác phẩm bất hủ của Ngài, tái hiện cuộc sống tu hành của các chư vị Tổ sư thế kỷ thứ 13. Đây là tiền đề để khu Danh thắng Yên Tử trình UNESSCO công nhận di sản văn hóa.

T.Uyên

Phật giáo Trúc Lâm - hội tụ và lan tỏa

Phật giáo Trúc Lâm - hội tụ và lan tỏa

Đăng lúc: 06:39 - 10/12/2015

Là tên hội thảo khoa học vừa được khai mạc sáng nay 10-12, tại chùa Trình (TP.Uông Bí, tỉnh Quang Ninh) do Ban Hoằng pháp T.Ư phối hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh tổ chức.
HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; chư tôn giáo phẩm HĐTS, Ban Hoằng pháp T.Ư cùng các tỉnh, thành; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh và đông đảo các nhà khoa học đến tham dự hội thảo.


Toàn cảnh khai mạc Hội thảo

Phát biểu đề dẫn hội thảo, TT.Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quang Ninh cho biết, hội thảo sẽ tập trung vào 2 phần. Phần thứ nhất đề cập đến vai trò, vị trí của thời Trần, Phật giáo Trúc Lâm và Phật giáo Trúc Lâm thời Trần cũng như thân thế, sự nghiệp, hành trạng của những nhân vật, danh Tăng, di tích thời đại này.

Theo Thượng tọa, những nội dung này đã được nói đến trong nhiều hội thảo trước đây và trong các công trình khoa học nhưng vẫn còn tản mạn và chưa thấu đáo, thuyết phục như việc tìm hiểu những vận động nội tại, khách quan của Phật giáo trong mối quan hệ với tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo và thể chế chính trị.

Liên quan đến phần thứ hai, Thượng tọa thể hiện mong muốn nhận được câu trả lời của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về đặc điểm, nội dung, phương pháp hoằng pháp của Phật giáo Trúc Lâm. Đâu là cội nguồn tạo nên sự hấp dẫn và sức sống mãnh liệt vượt không gian, thời gian của Phật giáo Trúc Lâm? Và những gì của quá khứ có thể áp dụng cho công cuộc hoằng pháp ngày nay?

Qua đó, Thượng tọa tin tưởng rằng, bằng trí tuệ tập thể, hội thảo sẽ đi đến đích cuối cùng nhằm giải quyết những yêu cầu, mong đợi khi tiến hành tổ chức.


TT.Thích Thanh Quyết phát biểu đề dẫn hội thảo

Được biết, hội thảo là một trong các nội dung thuộc lễ hội hoằng pháp toàn quốc 2015 diễn ra tại khu danh thắng Yên Tử nhân kỷ niệm 707 ngày Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn. Có hơn 40 bài tham luận của chư tôn đức Tăng Ni và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã gởi đến hội thảo và hoạt động này dự kiến sẽ kết thúc vào cuối ngày hôm nay.






Chư tôn đức và các nhà nghiên cứu tham dự hội thảo

Bảo Thiên

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Đăng lúc: 07:59 - 28/10/2015

Tại vùng lõi của Khu Di tích Quốc gia đặc biệt- Kinh đô Phật giáo của cả nước mà chưa đầy 2 năm đã có nhiều hạng mục xây dựng mới không phép. Trách nhiệm này thuộc về ai?

Cục di sản chưa biết di tích Yên Tử đang bị xâm hại
Khu Danh thắng Yên Tử bị xâm hại nghiêm trọng
"Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi"?!

Khi những lình xình về dự án trùng tu các hạng mục như: Mắt rồng, tháp Tổ, am Dược... tại Khu danh thắng Yên Tử còn đang nóng trên mặt báo thì mới đây dư luận lại bức xúc về việc công ty Tùng Lâm tự ý tháo dỡ điểm thờ tự tại chân ga cáp treo để xây mới nhà văn hóa của Cty ngay trong vùng 1 (vùng bảo vệ đặc biệt của Di tích).
Lý do được phía Cty Tùng Lâm đưa ra là để vào ngày đầu tháng hôm rằm có chỗ làm lễ vái Tam tổ Trúc Lâm. Trước diện tích chỉ đủ cho khoảng mấy chục người, công ty lại hơn trăm người, mỗi một lần làm lễ vẫn phải ngồi hết ra ngoài”.

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Lực lượng liên ngành kiểm tra, lập biên bản tại hiện trường vào chiều 23/10.
Có ý kiến cho rằng, Cty Tùng Lâm cũng chỉ có mong muốn sửa sang lại cho khu vực sân ga cáp treo đẹp đẽ và hiện đại hơn chứ không có mục đích gì. Với mục đích kinh doanh, việc thu hút khách du lịch là yếu tố sống còn của Cty này. Có thể, họ không hiểu đó là vùng cần được bảo vệ như ông Lê Trọng Thanh, Phó Giám đốc Cty Tùng Lâm trả lời phóng viên VietNamNet: "Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi".

Để làm cho kịp, Cty Tùng Lâm đã phớt lờ các quy định của pháp luật, các phê duyệt, sự đồng ý của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, của UBND tỉnh Quảng Ninh về di sản. Dù trước đó Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí đã có Công văn số 2082/UBND-QLĐT yêu cầu Cty Tùng Lâm báo cáo xin phép UBND tỉnh Quảng Ninh theo quy định hiện hành và phải nghiêm túc thực hiện.

Phá dỡ trước, làm công văn sau

Điều đáng nói là, ngày 12/9 Cty Tùng Lâm phá dỡ điểm thờ tự cũ tại chân ga cáp treo mà đến ngày 5/10 Cty mới có Văn bản số 212CV-TL xin UBND TP Uông Bí sửa chữa Nhà Văn hóa Cty. Nghĩa là, xây dựng công trình trước cả tháng rồi mới làm thủ tục?

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Công trình tại vùng lõi di sản nhưng lại đang vừa xây dựng vừa xin phép.
Được biết, Ban Quản lý Rừng và Danh thắng Yên Tử cùng chính quyền phường Thượng Yên Công, UBND TP Uông Bí và các phòng, ban chức năng: Phòng Văn hóa, Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng là những đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là Hàng tuần, hàng quý đều tổ chức các cuộc họp giao ban giữa Cty Tùng Lâm và chính quyền địa phương nhưng một công trình đồ sộ được xây dựng không phép ngay tại vùng lõi của Danh thắng Yên Tử lại dễ dàng bị bỏ qua?

Ông Vũ Đức Yêm, Trưởng ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử phân trần rằng đơn vị quản lý Nhà nước, Ban quản lý Rừng Yên Tử chỉ có nhiệm vụ là hướng dẫn Cty chứ không có trách nhiệm làm hộ

Là đơn vị trực tiếp quản lý trên địa bàn, người đứng đầu Ban quản lý Rừng Yên Tử thừa nhận không biết kiến trúc mới mà Cty Tùng Lâm xin phép sửa chữa là kiến trúc gì; diện tích bao nhiêu... Thậm chí, trong văn bản xin giấy phép, Cty chỉ đề xuất được sửa chữa nhà chờ ga cáp treo 1. Nhưng khi triển khai, họ đập hết để xây dựng một công trình mới hoành tráng, hiện đại, mang dáng dấp hoàn toàn xa lạ với công trình cũ. Sự việc như vậy nhưng Ban Quản lý cũng như chính quyền các cấp không hề nhắc nhở hoặc có động thái gì để công trình được xây dựng một cách ồ ạt, gấp rút.

Liên tục xây dựng không phép

Cách đây hơn 6 năm, theo thống kê của Sở VH-TT-DL Quảng Ninh, Cty Tùng Lâm đã tiến hành xây dựng tới 9 điểm thi công ở Yên Tử không phép. Suối Giải Oan cũng bị dựng cầu, kè đá không phép. Thậm chí, vào thời điểm đó, cơ quan chức năng cho biết còn chưa nhận được bản quy hoạch, thiết kế nào do Tùng Lâm báo cáo.

Công ty giải thích việc dựng ki ốt, cầu, kè đá để khu vực này đỡ lụp xụp hơn, phục vụ khách tham quan thuận lợi hơn. Trong khi công ty cho biết đã xin phép địa phương thì Chủ tịch UBND thị xã Uông Bí khi đó khẳng định chỉ cho phép công ty dựng tay vịn tại các khúc cua nguy hiểm. UBND cũng đã có yêu cầu hoàn trả nguyên trạng nhưng hiện cầu đá này vẫn còn.

Vì sao một công trình xây dựng sai phép ngay trong lòng Di tích quốc gia đặc biệt, dù đã có quyết định phá bỏ nhưng vẫn tồn tại đến bây giờ?

Sự yếu kém trong quản lý được đặt trong bối cảnh hiện địa phương đang dần dần hiện thực hóa việc làm hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho Yên Tử. Ngày 23/9/2014, website của Trung tâm di sản thế giới UNESCO đã đưa hồ sơ Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ di sản thế giới.

Anh Thư

Cần Thơ: Ông Bùi Hữu Dược nói chuyện với các bạn trẻ về “Niềm tin và Hội nhập”

Cần Thơ: Ông Bùi Hữu Dược nói chuyện với các bạn trẻ về “Niềm tin và Hội nhập”

Đăng lúc: 19:55 - 24/07/2015

Qua đề tài này, các bạn hiểu hơn về giá trị thực tiễn của một người con Phật khi biết ứng dụng Phật pháp đi vào cuộc đời. Từ đó, những tập khí bất thiện, những muộn phiền âu lo sẽ được chính các bạn chuyển hóa để hướng cuộc đời mình đến cánh cửa tốt đẹp, an vui.
Chiều 24/7/2015, tại giảng đường Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam, TP. Cần Thơ, gần 2000 bạn trẻ tham dự Hội trại mùa hè Tuổi trẻ Phật giáo lần 10 với chủ đề “Niềm tin và Hội nhập” được vinh dự đón tiếp ông Bùi Hữu Dược, vụ trưởng vụ Phật giáo Ban Tôn giáo chính phủ.

Là người am hiểu sâu sắc về giáo lý của đạo Phật, ông Bùi Hữu Dược từng có những bài nói chuyện rất thâm thúy về đạo và đời dành cho đối tượng Phật tử, đặc biệt là lứa tuối thanh thiếu niên. Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo là nơi quy tụ gần 2000 bạn trẻ đến từ 13 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Đáp lại lời mời từ BTC, ông đã có mặt tại Hội trại và dành cho các trại sinh buổi nói chuyện rất sôi nổi với chủ đề chính của Hội trại: “Niềm tin và Hội nhập”.
Qua đề tài này, các bạn hiểu hơn về giá trị thực tiễn của một người con Phật khi biết ứng dụng Phật pháp đi vào cuộc đời. Từ đó, những tập khí bất thiện, những muộn phiền âu lo sẽ được chính các bạn chuyển hóa để hướng cuộc đời mình đến cánh cửa tốt đẹp, an vui.

Sau buổi nói chuyện của ông Bùi Hữu Dược, các bạn trẻ được cung đón bước chân của chư tôn đức trong ban chứng minh Hội trại đó là: HT. Thích Thanh Hùng, Ủy viên HĐTS, phó Trưởng ban thường Trực BHDPT Trung ương kiêm Trưởng Phân ban Cư sĩ Phật tử, HT. Thích Tấn Đạt, Ủy viên HĐTS, phó trưởng ban thường trực Ban Hoằng pháp trung ương, HT. Thích Minh Thiện, Ủy viên HĐTS, phó thường trực Ban Hoằng pháp trung ương, trưởng BTSGHPG tỉnh Long An. Quý Ngài đã quang lâm chứng minh và giao lưu với các bạn trại sinh, còn dành nhiều tình cảm, lời sách tấn để các em vững bước đi trên con đường cao đẹp của mình.
Ngày đầu tiên của Hội trại, gần 2000 bạn trẻ từ khi bắt đầu đặt chân đến Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, các bạn đã nhanh chân nhận các tiểu trại, dựng trại và trang trí cổng trại, các trại sinh cũng được quý thầy cô trong BTC sinh hoạt về nội quy, ăn cơm trong chánh niệm, tổng duyệt văn nghệ và chương trình áo lam giữa đời thường.
Dưới đây là một số hình ảnh đã ghi nhận:
Tiểu ban Thông tin Báo chí




























































Tin, ảnh: Nhuận Bình

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 14
  • Hôm nay 3,487
  • Tháng hiện tại 60,872
  • Tổng lượt truy cập 23,467,121