Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
nhap thap (41)

Tin, ảnh đặc biệt: Lễ truy niệm, cung tống kim quan HT.Thích Chơn Thiện nhập bảo tháp

Đăng lúc: 13:47 - 17/11/2016

Sáng nay, 17-11 (18-10-Bính Thân), tại lễ đường nơi tôn trí kim quan HT.Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN (chùa Tường Vân, P.Thủy Xuân, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã trang nghiêm và xúc động diễn ra lễ truy niệm Hòa thượng tân viên tịch, tiễn biệt vị giáo phẩm lãnh đạo cao cấp của Giáo hội, bậc Thầy của nhiều thế hệ Tăng Ni, Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

nhap thap (7).jpg
Giác linh đường nơi tôn trí kim quan Hòa thượng tân viên tịch

Từ 5 giờ sáng, hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà và các tỉnh thành đã vân tập về tổ đình Tường Vân. Đúng 6 giờ, chư tôn đức Ban Nghi lễ đã cử hành lễ phát hành. HT.Thích Huệ Ấn, Thành viên HĐCM, Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhà làm sám chủ, thực hành pháp sự theo truyền thống nghi lễ thiêng liêng của thiền môn cố đô.

Đúng 7 giờ, Ban Tổ chức tang lễ và môn đồ pháp quyến tác bạch cung thỉnh chư tôn đức HĐCM, HĐTS GHPGVN quang lâm Giác linh đường cử hành lễ truy niệm.

nhap thap (67).jpg
Chư tôn giáo phẩm và đại diện lãnh đạo chính quyền trước Giác linh đài

HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế và chư tôn giáo phẩm thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, cùng chư giáo phẩm Phó Chủ tịch HĐTS: HT.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Bảo Nghiêm, HT.Thích Gia Quang; chư giáo phẩm Ban Thường trực HĐTS, lãnh đạo các Ban ngành, Viện Trung ương, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành… đã tham dự.

Đại diện lãnh đạo chính quyền dự lễ có các ông Phan Thanh Bình, UV Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội; Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQVN; Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nhà cùng lãnh đạo các ban ngành trung ương và địa phương.

nhap thap (31).JPG
HT.Thích Bảo Nghiêm cung tuyên tiểu sử

HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã cung tuyên tiểu sử Trưởng lão HT.Thích Chơn Thiện. (bấm vào đây để đọc toàn văn)

Thay mặt Trung ương Giáo hội, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã đối trước Giác linh đài đọc lời tưởng niệm của Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN bái biệt một vị giáo phẩm lãnh đạo cao cấp của Giáo hội, nhà giáo dục Phật giáo, một học giả, nhà hoạt động xã hội có nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa cho Đạo pháp và Dân tộc. (xem toàn văn lời tưởng niệm tại đây)

nhap thap (5).jpg
HT.Thích Thiện Nhơn đọc lời tưởng niệm

Ông Phan Thanh Bình đọc điếu văn của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có đoạn: “Là một cao Tăng chân tu, dù là ở cương vị chức sắc cao cấp của Giáo hội, một công dân hay là người Đại biểu của Nhân dân, Hòa thượng đều tận tâm, tận lực cống hiến vì nước vì dân và luôn là tấm gương tiêu biểu của Giáo hội, là cầu nối cho sự gắn bó, hòa quyện giữa đạo và đời, sống trọn theo tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

nhap thap (34).jpg
Ông Phan Thanh Bình đọc lời truy niệm của Quốc hội

Ông Phan Thành Bình cũng bày tỏ niềm kính tiếc đối với sự ra đi của Hòa thương và cho đó là một tổn thất nặng nề, để lại nhiều tiếc thương sâu sắc đối với Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tăng Ni tín đồ Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.

Lời cảm tạ của Ban Tổ chức do HT.Thích Chơn Hương, Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã khép lại lễ truy niệm.

Chư tôn đức giáo phẩm, các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương và tỉnh đã đối trước Giác linh đài cố Hòa thượng thành kính dâng hương tưởng niệm lần cuối cùng.

nhap thap (16).jpg
HT.Thích Đức Phương đang thực hiện nghi thức phất trần kim quan

Ban Nghi lễ đã trang nghiêm cung thỉnh HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM thực hiện nghi thức phất trần. Sau đó, kim quan của Hòa thượng đã được cung thỉnh rời Giác linh đường, di chuyển trang nghiêm, hướng về bảo tháp trong tiếng niệm Phật đồng thanh của đông đảo Tăng Ni, Phật tử và âm vọng của chuông trống Bát-nhã trầm hùng liên hồi.

Lúc kim quan Hòa thượng được cung thỉnh rời Giác linh đường, trời bỗng đổ cơn mưa, liền sau đó lại chợt tạnh, như khóc tiễn ngài về cõi tịch diệt.

9 giờ 30, kim quan Hòa thượng được cung thỉnh nhập bảo tháp vô tung, chư tôn đức Tăng Ni, quan khách và Phật tử đã xúc động rải hoa lần lượt tiễn biệt một vị giáo phẩm, bậc Thầy khả kính.

Cũng trong sáng nay, tại trụ sở Trung ương GHPGVN, chùa Quán Sứ, Hà Nội đã trang nghiêm diễn ra lễ tưởng niệm HT.Thích Chơn Thiện với sự tham dự của chư vị giáo phẩm, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc VN, Quốc hội và các ban ngành đoàn thể.

Sau đây là những hình ảnh do nhóm phóng viên Báo Giác Ngộ thực hiện, từ Huế gởi về tòa soạn:

Lễ phát hành:

IMG_8069.JPG

nhap thap (41).JPG

nhap thap (66).jpg

nhap thap (9).jpg

nhap thap (8).jpg

nhap thap (10).jpg

Lễ truy niệm của Trung ương Giáo hội, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam:

nhap thap (35).jpg

nhap thap (26).jpg

nhap thap (27).jpg

nhap thap (28).JPG

nhap thap (4).jpg

nhap thap (12).jpg

nhap thap (30).jpg

nhap thap (32).jpg

nhap thap (31).JPG

img_9465.jpg

nhap thap (1).jpg

nhap thap (36).jpg

nhap thap (6).jpg

Lễ phất trần:

nhap thap (39).jpg

nhap thap (40).jpg

nhap thap (16).jpg

nhap thap (38).jpg

Cung thỉnh lư hương, long vị, di ảnh và y bát thượng giá, phụng tống kim quan nhập bảo tháp:

a bo sung (2).jpg

a bo sung (3).jpg

nhapthap-13.jpg

nhap thap (14).jpg

nhap thap (15).jpg

nhap thap (17).jpg

nhap thap (18).jpg

nhap thap (47).jpg

nhap thap (48).jpg

nhap thap (49).jpg

nhap thap (19).jpg

nhap thap (44).jpg

nhap thap (46).jpg

a bo sung (4).jpg

nhap thap (53).jpg

nhap thap (57).jpg

a bo sung (5).jpg

nhap thap (58).jpg

nhap thap (43).jpg

nhap thap (29).jpg

a bo sung (7).jpg

a bo sung (6).jpg

a bo sung (8).jpg

a bo sung (9).jpg

a bo sung (10).jpg

nhap thap (61).jpg

nhap thap (54).jpg

nhap thap (20).jpg

nhap thap (63).jpg

Rải hoa tiễn biệt:

nhap thap (25).jpg

nhap thap (21).jpg

nhap thap (22).jpg

nhap thap (23).jpg

nhap thap (24).jpg

a bo sung (11).jpg

nhap thap (62).jpg

a bo sung (12).jpg

15036656_959096687528266_7951465041584008705_n.jpg

a bo sung (1).jpg
Lễ an vị Giác linh

Quảng Điền - Quảng Hậu

Nhất niệm Vô Minh tức đọa luân hồi

Nhất niệm Vô Minh tức đọa luân hồi

Đăng lúc: 21:25 - 12/11/2015

Người trên thế gian đều ở trong cảnh sống mê chết mộng, không có lúc nào tỉnh ngộ để tìm ra lối thoát khỏi luân hồi. Từ thời vô thuỷ đến nay, chúng sanh bị vô minh đưa đẩy, đi trong sáu nẻo luân hồi, sống rồi chết, chết rồi sống, quẩn quanh lên xuống không có hạn kỳ.


Cuộc đời như một vở tuồng. Trong tuồng, khi thì đóng vai vua, vui thú với vinh hoa, phú quý; khi thì đóng vai ăn mày, chịu đủ thứ khổ nạn. Khi Làm hoàng đế thì không biết cái lúc khổ làm thân ăn mày; làm ăn mày không biết cái vui khi làm vua. Những cảnh bi hoan ly hợp thoáng qua như trong nháy mắt, chẳng khác gì một giấc mơ xuân.
Nghiệp chướng của mình, tăng nhiều hay ít? Không hay biết. Ðức hạnh của mình gieo trồng được bao nhiêu? Không hay biết. Không hay biết tức là vô minh, vô minh là gốc rễ của sanh tử. Nếu không vô minh thì đâu có còn bị khổ trong cảnh luân hồi. Mục đích của chúng ta tu đạo là phá vô minh, chuyển thức thành trí, chuyển thức a- lại-da thành trí Ðại Viên Kính.
Người có vô minh của người, thú vật có vô minh của thú vật, cho đến quỷ đói, chúng sanh địa ngục, mỗi loài đều có vô minh riêng. Trong chỗ vô minh, các chúng sanh tìm lối ra (ra khỏi tam giới), nhưng càng tìm càng hồ đồ, tìm không ra lối, vẫn chịu khổ sở trong luân hồi. Tại sao? Bởi vì vọng tâm tác quái, và không biết dùng chân tâm (trí huệ) đến kiếm lối ra.
Vô minh tức không có trí huệ. Người không có trí huệ thì bất luận làm việc gì cũng làm trong sự điên đảo, lấy trái cho là phải và ngược lại. Biết rõ điều sai quấy mà vẫn làm, ấy chỉ vì vô minh che lấp khiến ta phải lầm đường. “ Chọn đường gai góc mà đi,’’ thì vĩnh viễn không kiếm ra đường chánh.
Kẻ học Phật pháp, cần phải phá vô minh này, cho pháp tánh hiển lộ. Bởi có vô minh, nên vui vẻ mà làm chuyện hồ đồ. Có các loại tà tri tà kiến này nên tâm tự tư, ích kỷ mới nổi lên tác quái, mất hết cả sự công bằng và vô tư. Từ đó, mỗi kiếp sanh ra là mỗi lần đi xuống, cho đến tận cùng là kiếp súc sanh, hoặc làm thân con kiến, hoặc làm thân con muỗi, lúc đó chỉ còn chút xíu tri giác mà thôi, Vậy mà vẫn tham, tham không biết chán, vẫn hành động trong hồ đồ. Quý vị coi! Các loại động vật đều có tánh cả. Các chúng sanh vốn sẵn có Phật tánh, nhưng không hoàn toàn, ấy bởi lý do “tánh hóa linh tàn,’’ cho nên chúng ngu si, thường xuyên sống trong vô minh.
Con người tuy gọi là vạn vật chi linh, có trí huệ, nhưng lại tạo ra nghiệp ác, cũng vì lý do vô minh che khuất trí huệ, nên mới lấy vọng tâm làm hành động. Có câu kệ tụng nói về tác dụng của cái “tâm’’ ( ¤ß ), nay tôi lược giải ra như sau:

Tam điểm như tinh bố
Loan câu tự nguyệt nha
Phi mao tòng thử khởi
Tác Phật dã do tha
Dịch nghĩa:

Ba chấm như sao bầy
Móc cong như trăng mới
Mang lông từ đây ra
Thành Phật cũng từ đấy.

Tam điểm như tinh bố: Trên đầu của chữ “tâm’’ là ba chấm, giống như mấy ngôi sao ở trên trời bầy thành một hàng.
Loan câu tự nguyệt nha: Ở dưới chữ “tâm’’ là một cái móc cong, giống như vầng trăng mới vào các ngày mồng ba hay mồng bốn âm lịch, nằm cong cong trên bầu trời.
Phi mao tòng thử khởi: Phi mao, đái giác, là mang lông đội sừng, chỉ các loài súc sanh. Tất cả đều do ảnh hưởng tâm lý mà tạo thành. Làm thân chó, thì có quả báo của loài chó, làm thân mèo có quả báo của mèo, cho đến thân ngựa, trâu, dê, rồi gà, vịt, ngỗng cũng như vậy.
Tác Phật dã do tha: Thành Phật làm Tổ sư, cũng do tâm mà nên, cho nên nói “nhất thiết do tâm tạo.’’ Chịu khổ ở địa ngục, hưởng phước ở thiên đàng, tất cả đều từ cái niệm trong tâm mà tạo ra cả
Nếu khởi lên một niệm thiện, thần cát tường sẽ hộ trì ta. Khởi lên niệm ác tức thì hung thần ác quỷ cũng sẽ bám sát ta. Người xưa nói: “Một lần lỡ bước hận thiên thu,’’ cũng như nói: “Một niệm sai là thiên cổ hận,’’ Thiện hay ác chỉ cách nhau một niệm. Nghĩ thiện thì đi lên, nghĩ ác sẽ đi xuống. Tâm người như hạt bụi, bay lơ lửng trong không, bỗng chốc lên thiên đường, bỗng chốc xuống địa ngục, bỗng chốc là thú vật, bỗng chốc là quỷ đói, chẳng bao giờ ngưng tạo nghiệp rồi chịu quả, chịu quả rồi tạo nghiệp, cứ vậy mà tuần hoàn luân chuyển.
Tới khi nào thì hiểu được “biển khổ vô bờ, quay đầu là bến’’? Biết được biển nghiệp là mênh mông, không bờ không bến, mau quay đầu lại thì đến được bến bờ. Học Phật pháp là học điều này, ngoài ra chẳng có điều gi huyền diệu cả. Nói giản dị hơn, phá bỏ các tập khí, phá bỏ tâm tự tư, tự lợi, sống không tranh, không tham, không cầu, tức là nắm được yếu nghĩa của Phật pháp.
Ngày ngày nghe pháp, phải hiểu yếu nghĩa của pháp. Ðâu là chỗ khẩn yếu nhất của pháp? Chính là các điểm không tranh, không tham, không cầu, không tự tư, không tự lợi, không nói dối. Sáu tiêu chuẩn này chính là mực thước dẫn dắt chúng ta hàng ngày trong mọi hành động. Nếu có gì không đúng với tiêu chuẩn chúng ta biết ngay để sửa đổi. Sửa làm sao để không còn sai nữa thì toàn là công đức, lúc đó mới đúng là tín đồ Phật giáo. Ðây cũng là sáu tôn chỉ của Vạn Phật Thánh Thành, hy vọng mọi người chúng ta đều tuân theo, mọi người đều giác ngộ, mọi người đều thành Phật.

Chuyện Bách Dụ – Lý Luận Của Kẻ Trộm

Chuyện Bách Dụ – Lý Luận Của Kẻ Trộm

Đăng lúc: 05:37 - 14/07/2015

Đức Phật thuyết pháp có tư tưởng đặc biệt trong giáo pháp của Ngài. Mỗi tôn giáo đều có tôn chỉ và giáo pháp riêng của họ, chúng ta đem Phật pháp ứng dụng vào tôn giáo khác thì không phù hợp; huống gì tà giáo, quan điểm bất đồng rất lớn.
Lí luận của kẻ trộm
Lời dẫn: Mỗi loài chúng sinh trong vũ trụ đều có cách sống không giống nhau. Con người có giàu sang và nghèo cùng, cuộc sống của họ cũng khác nhau; đó là nguyên do phúc báo và nghiệp báo. Người có phúc báo được hưởng thụ văn minh vật chất thời hiện đại; người không có phúc giống như cuộc sống thời nguyên thủy; cho dù có máy móc và các dụng cụ tối tân hiện đại họ cũng không biết sử dụng; giống như phương tiện giao thông ngày nay ngày càng đổi mới, có người vận dụng nó làm rất nhiều việc, đạt được lợi ích rất nhiều. Có người chẳng những không biết vận dụng, mà còn vì nó đánh mất sinh mạng quí báu.
Thuở xưa, có một người rừng ở trong núi thẳm, quanh năm chưa từng trải việc đời, cuộc sống của hắn là những ngày rất chất phác và đơn giản.
Một hôm, có gã thợ săn đuổi thú rừng đến rừng sâu này. Gã nói với người rừng:
- Này anh! Cuộc sống thành thị sung sướng và giàu sang như thế này, như thế này.
Nghe thợ săn nói, hắn rất ngưỡng mộ cuộc sống xa hoa ở thành thị. Một hôm, hắn trèo đèo vượt núi đi đến thành thị, hắn nhìn thấy nam thanh, nữ tú đều xinh đẹp, đâu đâu cũng nhà cao cửa rộng; thức ăn là những món sơn hào hải vị, thịt cá ê hề; thật sự quá sung sướng. Nhưng ta hai bàn tay trắng phải làm thế nào?
Một hôm thừa dịp đêm khuya, hắn lén đột nhập vào cung trộm lấy long bào của nhà vua; nhưng chỉ qua vài ngày hắn bị quân lính bắt trói đem về cung giao cho nhà vua. Hắn vẫn cãi leo lẻo:
- Tâu bệ hạ! Long bào này là phẩm vật tổ tiên của thảo dân để lại.
Nhà vua bảo:
- Ngươi nói phẩm vật của tổ tiên ngươi để lại thì hãy mặc cho trẫm xem thử?
Vì vậy, ở trước mặt nhà vua hắn muốn mặc long bào nhưng cứ lật qua lật lại mặc thế nào cũng không đúng. Nhà vua nhìn thấy cười lớn nói:
- Ngươi nói của tổ tiên để lại mà ngay cả mặc cũng không biết. Quân sĩ đâu! Bắt hắn giam vào ngục cho trẫm.
Thế là hắn bị nhà vua tống vào nhà ngục.
kinh-phap-cu-pb4
Bài học đạo lí
Đức Phật thuyết pháp có tư tưởng đặc biệt trong giáo pháp của Ngài. Mỗi tôn giáo đều có tôn chỉ và giáo pháp riêng của họ, chúng ta đem Phật pháp ứng dụng vào tôn giáo khác thì không phù hợp; huống gì tà giáo, quan điểm bất đồng rất lớn.
Đức Phật dạy: “Vạn vật là do nhân duyên sinh”. Từ sinh tử khổ vui, cho đến họa phúc, thiện ác của tất cả chúng sinh đều là mình làm mình chịu. Theo tư tưởng của các tôn giáo khác tất cả mọi việc đều do thần điều khiển chi phối. Như thế cách thuyết pháp mỗi tôn giáo không giống nhau, có thể hợp lại được không?
Phật giáo có giới luật và phương pháp tu hành của Phật giáo, các tôn giáo cũng có pháp tu riêng của họ. Có những người tu hành không nương theo Phật pháp mà chỉ trộm những danh từ, tùy tiện sửa đổi, hay xen tạp những tà thuyết; hoặc chỉ học những nghi thức để làm nổi bậc bề ngoài của mình; chẳng những tâm mình không biết hổ thẹn mà còn lộ ra nhân cách thấp hèn. Bọn họ nói ba tôn giáo hợp lại một, hoặc nhiều tôn giáo trở về một, trời ban chân đạo, thần nào đó, Phật nào đó giáng xuống đàn tràng giảng đạo; lại vâng lịnh của trời v.v…chẳng ra cái gì, chỉ là dọa nạt và dụ dỗ mọi người; dựa vào trời, thần để mượn thánh chỉ, lừa gạt nhân dân. Thực sự vừa buồn cười vừa đáng thương.
Nhân loại có một chứng bệnh giống nhau, thích nghe nói giả dối; giống như người làm kinh doanh nói: “Chịu lỗ vốn gốc”, “bán giảm giá khuyến mãi” hay“bán hàng thanh lí”…thì mọi người kéo đến mua hàng giảm giá đông như kiến. Nếu như họ kinh doanh chân thật thì làm ăn chịu nhiều thiệt thòi. Điều này không phải làm cho kẻ gian lường gạt hay sao?
Một số danh từ: lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, mượn danh nghĩa để làm bậy, không phân biệt trắng đen v.v…đều là tham và ngu. Có người vì danh, có kẻ vì lợi, có kẻ tham của rẻ mà đánh mất lí trí. Những kẻ tham tài, tham lợi mới có thể phủ lên sự giả dối. Tham và lừa gạt muôn sự ở thế gian, họ chỉ đạt được một chút lợi ích trước mắt mà chịu nhiều thiệt thòi về sau. Trong tín ngưỡng, tu hành lừa dối là việc nhiều đời nhiều kiếp; lại lừa thần, dối Phật thì tội lỗi càng chồng chất, hiện tại tuy chưa thấy được báo ứng nhưng tội lỗi lại chịu nhiều đời nhiều kiếp; giống như đứa bé vì được lợi ích viên kẹo mà đời sau lại mất tài sản vô lượng. Quả thật vừa đáng thương vừa đáng buồn.
Nguồn: http://vnbet.vn/chuyen-bach-du-32.html

Giáo pháp của đức Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không?

Giáo pháp của đức Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không?

Đăng lúc: 06:38 - 13/07/2015

Bạch Thầy, có người hỏi con: Giáo pháp của Phật để lại trải qua thời gian lâu dài, như vậy, xin hỏi có còn nguyên vẹn hay có bị sai lệch hay không? Con không biết phải trả lời sao. Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp giùm con.
Sự sai lệch về mặt văn tự chắc chắn không sao tránh khỏi. Nhưng thật nghĩa yếu lý trong Kinh điển thì không thể nào sai lệch được. Vì kinh Phật, nói cho đủ là khế lý và khế cơ. Khế lý là hợp với lẽ thật muôn đời bất di bất dịch. Khế cơ là phù hợp thích nghi với mọi căn cơ trình độ của chúng sinh. Nói rộng ra là phải thích nghi theo mỗi căn cơ thời đại. Đủ hai nghĩa trên mới gọi là Kinh. Thế nên, Kinh điển là chân lý do những lời Phật nói, thì làm sao sai trái được. Tuy nhiên, như Phật tử đã biết, việc in ấn hay sao chép Kinh điển trải qua nhiều đời hay nhiều lần, thì thật khó tránh khỏi sự sai sót ở nơi văn bản. Người ta thường nói, tam sao thì thất bản là vậy. Nghĩa là một văn bản mà sao đi chép lại nhiều lần, tất nhiên, sẽ khó mà giữ được tính chất nguyên thủy của nó.


Tuy nhiên, sự sai sót về mặt văn tự, tuy cũng quan trọng, nhưng không đáng kể lắm. Vì dẫu sao người đọc cũng còn có thể nhận hiểu được. Điều quan trọng, là sai về phần tôn chỉ yếu lý nội dung của Kinh. Đó mới là điều quan trọng đáng nói. Lý do tại sao có sự sai lệch về phần nội dung này? Sự sai lệch này không phải là do Phật Tổ nói, mà do người ta đánh lừa tráo trở lộng giả thành chân. Với mục đích là người ta lợi dụng nhãn hiệu Phật Tổ để truyền bá tà thuyết ngoại đạo của họ.

Đa số phật tử vì chưa có trình độ Phật học căn bản vững chắc, nên khó phân biệt đâu là kinh Phật chính do Phật nói, và đâu là Kinh ngoại đạo chính do họ ngụy tạo. Thường hễ thấy ngoài bìa đề là chữ Kinh, bên trong có chữ Phật, chữ Tổ, thì phật tử liền vội kính tin cho đó là kinh Phật nói. Tin một cách tuyệt đối mà không cần phải suy nghĩ tìm hiểu phân biệt trong đó nói gì.

Đó là điều thật rất nguy hiểm tai hại. Chúng ta phải hết sức thận trọng khi đọc một quyển Kinh hay một quyển sách. Trước tiên, ta phải biết rõ nội dung của quyển Kinh sách đó nói gì. Có đúng với chân lý mà Phật Tổ chỉ dạy hay không? Muốn đánh giá có phải Kinh Phật nói hay không, thì chúng ta phải y cứ vào đâu? Tất nhiên, chúng ta phải y cứ vào “Tam pháp ấn” hay “Tứ Pháp ấn” hoặc “Nhất thật tướng ấn”.

Tam pháp ấn đó là: “chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch tịnh”. Còn Tứ pháp ấn là: “Khổ, không, vô thường, và vô ngã”. Nhất thật tướng ấn (còn gọi là vô tướng) là pháp bất sinh bất diệt, tức chỉ cho bản thể chân như. Nói cách khác là bản tâm thanh tịnh sáng suốt sẵn có trong mỗi người chúng ta. Chữ ấn có nghĩa là in. Như chúng ta in cái mộc xuống tờ giấy trắng, thì nó sẽ hiện rõ những gì đã khắc trong cái mộc đó. Nếu những lời dạy nào không nằm trong những cái ấn đó, tất nhiên, đó không phải là những lời Phật nói, mà đó là ma nói thuộc tà giáo ngoại đạo.

Cho nên, phật tử phải cẩn thận khi cầm quyển Kinh hay quyển sách lên xem. Trước hết, phải đọc cho thật kỹ nội dung của Kinh hay sách đó nói gì. Có phù hợp với những chân lý nói trên hay không. Hay là những lời giả trá bịa đặt, không phù hợp với chân lý. Việc lộng giả thành chân, ở đời mạt pháp này nhiều lắm. Ma Vương lộng hành đem truyền bá những thứ Kinh sách ngoại đạo mà họ cũng mệnh danh là Phật Tổ nói. Khổ nỗi, phật tử không chịu tìm hiểu kỹ càng, chỉ cần thấy có chữ Phật là đinh ninh Kinh Phật nói. Thế là đem in rồi phổ biến truyền nhau mà đọc. Đó là vô tình phật tử lại tiếp tay truyền bá Kinh sách ngoại đạo rồi. Thật là tội lỗi biết ngần nào! Thế nên, Phật Tổ thường khuyên bảo phật tử chúng ta phải nên cố gắng nghiên tầm học hỏi giáo lý. Có chịu khó học hỏi, thì phật tử mới có thể biện biệt đâu chính, đâu tà, đâu chơn, đâu ngụy. Không nên tin càng, tin vội, tin đại, tin đùa, khi mà chúng ta chưa tìm hiểu cặn kẽ rõ ràng. Đó là điều mà phật tử cần nên ý thức dè dặt cẩn thận. Điều gì chưa rõ, nên tìm những vị thông giỏi giáo lý mà thưa hỏi. Không nên vội vã chưa chi mà lại phổ biến truyền nhau xem, thì thật là đắc tội với Phật pháp lắm vậy! Xin mọi người hãy lưu ý quan tâm cho vấn đề này.

Thích Phước Thái

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 77
  • Hôm nay 1,066
  • Tháng hiện tại 62,820
  • Tổng lượt truy cập 23,469,069