Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Tinh thần giáo dục Phật giáo

Tinh thần giáo dục Phật giáo

Đăng lúc: 21:44 - 20/11/2016

Khi bàn về giáo dục theo tinh thần Phật giáo, trong Phật học khái luận, HT.Thích Chơn Thiện đã đề cập Đức Phật như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
Theo đó, với niềm tin giáo dục, Đức Phật đã nói đến khả năng giác ngộ mà mọi người đều có thể vận dụng qua nỗ lực của tự thân. “Do nhận thức là vô ngã, và các pháp là vô ngã nên mới có thể thực hiện sự chuyển hóa nhận thức và chuyển hóa các pháp, và mới có các công trình sáng tạo”.

Hội thảo “GHPGVN 35 năm hình thành và phát triển”

Hội thảo “GHPGVN 35 năm hình thành và phát triển”

Đăng lúc: 21:35 - 02/11/2016

Sáng nay, 2-11, tại Học viện PGVN tại TP.HCM (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) chính thức khai mạc Hội thảo khoa học “GHPGVN 35 năm hình thành và phát triển” do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam kết hợp Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức, đây là một trong các sự kiện hướng đến Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN.

ANHB (10).JPG
HT.Thích Trí Quảng phát biểu khai mạc hội thảo
Hội thảo có sự hiện diện chứng minh, tham dự của chư tôn đức giáo phẩm: HT.TS Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Viện Trưởng Viện nghiên cứu Phật học VN, Trưởng BTC Hội thảo; cùng chư tôn đức giáo phẩm HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN cùng chư tôn đức Ban Thường trực HĐTS, Viện nghiên cứu PHVN, Hội đồng Điều hành Học viện PGVN tại TP.HCM, đại diện ban, viện T.Ư...

Hội thảo có sự hiện diện của ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; Trần Tấn Hùng, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Nguyễn Ngọc Phong, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP.HCM; Phó GS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH & NV TP, đồng Trưởng BTC Hội thảo, cùng các học giả, nhà nghiên cứu.

Phát biểu khai mạc, HT.Thích Trí Quảng nhấn mạnh: “Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại, với chủ trương Phật giáo đồng hành cùng với dân tộc, các Giáo hội Phật giáo của Việt Nam trước đây đã nỗ lực thống nhất Phật giáo 5 lần. Mỗi lần thống nhất Phật giáo, dù ở phạm vi vùng miền hay ở phạm vi quốc gia, đều có chung mục đích hướng đến là thiết lập con đường xây dựng Phật giáo toàn quốc vững mạnh. GHPGVN phát triển toàn diện như ngày hôm nay chính là thành quả tất yếu của tiến trình lịch sử đó”.

Hòa thượng khẳng định, Hội thảo khoa học “GHPGVN 35 năm hình thành và phát triển” thu hút nhiều học giả của Việt Nam gồm các Tăng sĩ Phật giáo và nhân sĩ trí thức, mở ra một triển vọng mới trong việc hợp tác nghiên cứu liên ngành và đa ngành về những vấn đề Phật giáo cũng như mối quan hệ giữa Phật giáo với xã hội ngày nay. Đồng thời tin tưởng, dưới góc độ nghiên cứu liên ngành và các góc tiếp cận khác nhau cùng với sự nhiệt huyết và hiểu biết sâu sắc của các học giả, các vấn đề nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của GHPGVN được sáng tỏ hơn, các giá trị đóng góp tích cực và vô cùng to lớn của GHPGVN sẽ được khẳng định nhiều hơn. Những kết quả nghiên cứu và ý tưởng đạt được qua Hội thảo này sẽ tạo nguồn cảm hứng và tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo đồng hành với dân tộc, Phật giáo nhập thế, Phật giáo và trách nhiệm xã hội và nhiều chủ đề mang tính thời sự khác.

ANHB (12).JPG
PGS.TS Võ Văn Sen phát biểu chào mừng

ANHB (14).JPG
Chư tôn đức Tăng Ni tham dự hội thảo
Sau phát biểu chào mừng của PGs.TS Võ Văn Sen, TT.TS Thích Nhật Từ, Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu PHVN trình bày đề dẫn hội thảo. Theo đó, Ban Tổ chức hội thảo thu hút 120 bài tham luận của chư tôn đức, học giả, nhà nghiên cứu gởi đến, Ban Tổ chức đã chọn ra 80 bài có nội dung phù hợp với 4 nhóm chủ đề.

Các diễn giả, nhà nghiên cứu tập trung trình bày tham luận, thảo luận tại 4 nhóm diễn đàn: Các phong trào thống nhất Phật giáo và sự hình thành GHPGVN, Các hệ phái trực thuộc và các hoạt động tiêu biểu của GHPGVN, GHPGVN đồng hành cùng dân tộc và phụng sự nhân sinh, GHPGVN từ tinh thần dân tộc đến hội nhập thế giới. Từ góc độ nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại, với nhiều phương pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích, chứng minh, chư tôn đức Tăng Ni, các học giả, nhà nghiên cứu khẳng định sự thống nhất các Hệ phái, tổ chức Phật giáo Việt Nam hình thành một tổ chức duy nhất GHPGVN - là một quy luật tất yếu. Mục đích của hội thảo để các học giả, nhà nghiên cứu đánh giá khách quan, độc lập về những đóng góp của GHPGVN trong sứ mệnh tiếp nối truyền thống của Phật giáo Việt Nam hơn 2000 năm lịch sử luôn đồng hành cùng dân tộc với tinh thần “Hộ quốc an dân” và phụng sự nhân sinh.

ANHB (5).JPG
Chư tôn đức chủ tọa đoàn và quý khách

ANHB (13).JPG
Quý khách, học giả, nhà nghiên cứu

Phiên khai mạc, HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN đã trình bày tham luận với đề tài: “Tính ưu việt của công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam”. Các phiên thảo luận của hội thảo, chư tôn đức, các diễn giả, học giả, nhà nghiên cứu: HT.TS.Thích Gia Quang, HT.TS.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Thiện Tánh, HT.TS.Thích Giác Toàn, HT.Thích Thường Quang, TT.TS.Thích Hạnh Bình, TT.TS.Thích Quang Thạnh, TT.TS.Thích Giác Duyên, GS.TS.Ngô Văn Lệ, SC.Ths.TN Đồng Hòa, NS.TN Như Thảo, TS.Nguyễn Quốc Tuấn, PGS.TS Trần Hồng Liên, GS.TS Nguyễn Hồng Dương, TS.Nguyễn Nghị Thanh, PGS.TS Lê Cung, HT.Thích Minh Thiện, TT.Thích Huệ Thông, PGS.TS Nguyễn Công Lý, ĐĐ.TS Nguyên Hạnh, PGS.TS Phan Thị Hồng, PGS.TS Đặng Văn Thắng, PGS.TS Đỗ Thu Hà, NT.Thích nữ Huệ Từ, NS.TS Thích nữ Như Nguyệt, Ths.Đinh Thị Phương… trình bày tham luận, thảo luận tại 4 diễn đàn với các nhóm chủ đề trên.

ANHB (15).JPG
TT.Thích Nhật Từ trình bày đề dẫn hội thảo

ANHB (9).JPG
Toàn cảnh hội thảo khoa học "GHPGVN 35 năm hình thành và phát triển"

ANHB (16).JPG
HT.Thích Thiện Nhơn phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo, HT.Thích Thiện Nhơn nêu đôi nét về tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, sự đóng góp của các hệ phái Phật giáo Việt Nam trong công cuộc thống nhất Phật giáo dẫn đến thành lập GHPGVN. Trong suốt quá trình hình thành, phát triển của mình, GHPGVN luôn gắn liền với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc. Hòa thượng tin tưởng với nhiều phương pháp nghiên cứu, sáng tạo, góc nhìn đa diện, các học giả đánh giá khách quan sự đóng góp to lớn của GHPGVN trong lòng dân tộc.

ANHB (19).JPG
HT.Thích Thanh Nhiễu trình bày tham luận tại phiên khai mạc

ANHB (21).JPG
Chủ tọa diễn đàn "Các phong trào thống nhất PG và sự hình thành GHPGVN"

ANHB (23).JPG
Tại diễn đàn "GHPGVN: Các hệ phái trực thuộc và các hoạt động tiêu biểu"

ANHB (25).JPG
TT.Thích Hạnh Bình tại diễn đàn "Đồng hành cùng dân tộc và phụng sự nhân sinh"

ANHB (22).JPG
Thảo luận tại diễn đàn "Các phong trào thống nhất PG và sự hình thành GHPGVN"

ANHB (1).JPG
Diễn đàn "GHPGVN: Từ tinh thần dân tộc đến hội nhập thế giới"

Các phiên trình bày tham luận, thảo luận, Hội thảo làm sáng rõ các phong trào thống nhất Phật giáo và tiến trình lịch sử dẫn đến sự hình thành GHPGVN, đó là 4 dấu mốc thống nhất Phật giáo quan trọng tại Việt Nam trong thời cận đại: Sự ra đời của “Tổng hội Phật giáo Việt Nam” vào năm 1951, năm 1958, các sơn môn pháp phái ở miền Bắc thành lập “Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam”. Biến cố Phật giáo năm 1963 đã thúc đẩy lãnh đạo Phật giáo ở miền Trung và miền Nam thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) với 13 tổ chức Phật giáo tại miền Trung và miền Nam vào đầu tháng 4 năm 1964.

Đất nước hoàn toàn thống nhất vào 30-4-1975, điều kiện khách quan thuận lợi, lãnh đạo Phật giáo Việt Nam sau vài năm vận động đã thống nhất Phật giáo thành hiện thực. Sự ra đời của GHPGVN vào ngày 7-11-1981 từ 9 hệ phái, tổ chức Phật giáo là sự ra đời tất yếu.

ANH AA (5).JPG
HT.Thích Minh Thiện trình bày tham luận

ANH AA (4).JPG
ĐĐ.TS Thích Nguyên Hạnh với "Dấu ấn Đại tạng kinh Việt Nam"

ANH AA (3).JPG
Ths.Dương Hoàng Lộc trình bày tham luận

Khẳng định mạnh mẽ sự đóng góp của các Hệ phái PG trong ngôi nhà GHPGVN, sự đóng góp này không chỉ với tư cách thành viên sáng lập, mà còn góp phần tạo nên những thành tựu và phát triển nhất định của Phật giáo Việt Nam. Cùng với GHPGVN, tổ chức Phật giáo hợp pháp duy nhất tại Việt Nam, các hệ phái Phật giáo trực thuộc Giáo hội đã hội nhập toàn diện. Các hệ phái trong ngôi nhà GHPGVN đã chứng minh sự phát triển bền vững của mình trong lòng Phật giáo và dân tộc Việt Nam. Ban Tổ chức hội thảo và các nhà nghiên cứu còn nhấn mạnh các đóng góp của GHPGVN về các lĩnh vực: văn hóa, ngoại giao quốc tế và từ thiện xã hội… của 13 Ban, Viện.

Khẳng định truyền thống hộ quốc an dân có từ nghìn đời, chủ trương nhập thế của Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, theo khuynh hướng đồng hành cùng dân tộc. Đó là sự đồng hành của Phật giáo Việt Nam trong khối đoàn kết dân tộc, đã có những đóng góp to lớn về văn hóa và xã hội của đất nước.

ANH AA (6).JPG
NNC.Trần Đình Sơn đóng góp thảo luận

ANH AA (7).JPG
PGS.TS Lê Cung thảo luận

Hội thảo cũng đề cập đến những thuận lợi và thách thức của tiến trình hội nhập thế giới mà GHPGVN đã, đang và tiếp tục thực hiện từ nền tảng của tinh thần dân tộc.Tính ưu việt của GHPGVN trong việc đề cao tinh thần dân tộc, phục vụ dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã dựa vào “bản sắc dân tộc” để hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu, nhằm tạo nên hình ảnh đất nước con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, khép lại quá khứ, xóa bỏ hận thù, vượt qua dị biệt, hài hòa hợp tác vì lợi ích chung của các dân tộc.

ANH AA (10).JPG
HT.Thích Giác Toàn chia sẻ kỷ niệm về thời kỳ thành lập GHPGVN cùng chư tôn đức

ANH AA (13).JPG
HT.Thích Thiện Tâm chia sẻ kỷ niệm

Tại phiên bế mạc, HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Thiện Tâm, đồng Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN với tư cách là chứng nhân lịch sử đã chia sẻ những kỷ niệm với chư tôn giáo phẩm trong các hệ phái Phật giáo Việt Nam và Hội nghị thống nhất Phật giáo thành lập GHPGVN (4 đến 7-11-1981).

PGS.TS Võ Văn Sen nhận xét, hội thảo không những khẳng định thành tựu, đóng góp to lớn của GHPGVN xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc mà còn khẳng định lớn lao hơn, đó là GHPGVN là hạt nhân, nền tảng trong nền văn minh mới, văn minh thời đại hội nhập.

ANH AA (15).JPG
TS.Nguyễn Quốc Tuấn nhận xét hội thảo

ANH AA (9).JPG
Phiên bế mạc

TS.Nguyễn Quốc Tuấn, Viện Trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo VN nhận định, hội thảo thu được kết quả tốt đẹp - đề cập toàn diện sự phát triển 35 năm của GHPGVN. Hội thảo không chỉ khẳng định được thành tựu của GHPGVN mà còn nghiêm túc đặt ra nhiều vấn đề, làm thế nào để GHPGVN là một thực thể, thiết chế hùng mạnh, hóa giải nhiều thách thức, xây dựng, kiện toàn hệ thống Giáo hội phát triển mạnh mẽ, uyển chuyển, đáp ứng trước đòi hỏi mới của xã hội hội nhập.

ANH AA (16).JPG
HT.Thích Trí Quảng phát biểu đúc kết hội thảo

Trong lời phát biểu đúc kết hội thảo, HT.Thích Trí Quảng đã cảm ơn sự đóng góp tích cực của chư tôn đức, học giả, nhà nghiên cứu, thiện tri thức, đặc biệt Trường ĐH KHXH & NV TP góp phần cho thành công của hội thảo.

Hòa thượng nêu lại những bài học kinh nghiệm thăng trầm trong việc thống nhất Phật giáo trong nước và quốc tế, khát vọng thống nhất Phật giáo Việt Nam từ 5 lần thống nhất. GHPGVN có thế đứng trong lòng dân tộc với sự đóng góp cho xã hội… đó là sự hy sinh, cống hiến công đức to lớn của chư tôn tiền bối cho đạo pháp và dân tộc.

ANH AA (14).JPG
PGS.TS Võ Văn Sen

ANH AA (12).JPG

ANH AA (11).JPG
Chư tôn đức Tăng Ni tham gia phiên bế mạc hội thảo

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn

Chữ hiếu xưa và nay

Chữ hiếu xưa và nay

Đăng lúc: 20:51 - 12/06/2016

Chữ hiếu trong đạo Phật mang tính toàn diện và siêu việt hơn những quan niệm hiếu thảo thông thường.

Hiếu thảo là một truyền thống đạo đức quý báu của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung.

Chữ hiếu trong dân gian Việt Nam

Người Việt Nam khi nói đến chữ hiếu, liền nghĩ ngay đến việc “thờ cha, kính mẹ”, như bài ca dao vỡ lòng mà ai ai cũng thuộc: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” hoặc trong Quốc văn giáo khoa thư ngày trước: “Cha sinh mẹ dưỡng, đức cù lao lấy lượng nào đong. Thờ cha mẹ ở hết lòng, ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường”. Nhưng thờ kính cha mẹ như thế nào? Đó là: Mến yêu, cung kính, đỡ đần cho cha mẹ, vui vẻ vâng lời (Làm con phải biết phận con/ Mến yêu cung kính mới tròn thảo ngay/ Việc làm nặng nhẹ đỡ tay/ Khi sai khi bảo mặt mày hân hoan/ Lời thưa tiếng nói dịu dàng/ Cứng đầu cứng cổ dọc ngang thì đừng - Ca dao), chăm sóc phụng dưỡng (Dây bầu dây mướp cùng leo/ Sớm hôm nuôi mẹ, giàu nghèo sá chi - Ca dao), sớm thăm tối viếng (Mẹ già ở túp lều tranh/ Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con - Ca dao), quạt nồng ấp lạnh (Thức khuya dậy sớm cho cần/ Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con - Ca dao), v.v... Đó là quan niệm dân gian về chữ hiếu.

Chữ hiếu trong Nho giáo

Nho giáo có hẳn một pho sách riêng dạy về đạo hiếu gọi là Hiếu kinh. Ở đây chỉ nêu một số lời dạy của các bậc hiền triết Nho gia về đạo hiếu. Thầy Tăng Tử, học trò của Đức Khổng Tử, nói: “Hiếu giả bách hạnh chi tiên” (Hiếu là nết đứng đầu trăm nết). Thầy Mạnh Tử dạy về hạnh hiếu: “Hiếu tử chi sự thân: Cư tắc trí kỳ kính, dưỡng tắc trí kỳ lạc, bệnh tắc trí kỳ ưu, tang tắc trí kỳ ai, tế tắc trí kỳ nghiêm” (Việc phụng sự cha mẹ của người con hiếu là: Cư xử hết lòng kính trọng, dưỡng nuôi cố làm đẹp lòng, bệnh đau tận tâm lo lắng, tang ma hết sức xót thương, tế lễ nghiêm trang rất mực)… Kinh Thi cũng dạy: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã. Ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hạo thiên võng cực” (Cha sinh ta, mẹ nuôi ta. Hỡi ôi cha mẹ sinh ta khó nhọc, muốn báo ơn sâu, như vói lên trời cao chẳng đặng).

Chữ hiếu trong Phật giáo

Đức Phật dạy: “Điều thiện tối cao không gì hơn hiếu, điều ác cùng cực không gì hơn bất hiếu” (Kinh Nhẫn nhục), “Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật” (Kinh Đại tập), “Quả đất người đời cho là nặng, mẹ hiền ơn nặng quá hơn nhiều. Núi Tu Di người đời cho là cao, cha hiền ơn cao quá hơn nhiều” (Kinh Tâm địa quán), “Nếu có người vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ đến ngàn muôn năm, cha mẹ ăn uống, ngồi nằm, bệnh hoạn, cho đến đại tiểu tiện trên vai, người ấy vẫn không đền được ơn cha mẹ. Phải biết ơn nặng của cha mẹ: Cưu mang, sinh sản, bồng ẵm, nuôi nấng, dạy dỗ, tùy thời săn sóc, không sái thời tiết, không kể tháng ngày. Vì thế ơn cha mẹ rất khó đền đáp” (Kinh Tăng nhất A-hàm)…

Chữ hiếu trong đạo Phật mang tính toàn diện và siêu việt hơn những quan niệm hiếu thảo thông thường. Hiếu thảo không chỉ là mến yêu, cung kính, vâng lời, phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống và thờ phụng, tưởng nhớ khi cha mẹ đã qua đời, mà còn là việc hướng cha mẹ đến với điều thiện lành, xa lánh điều xấu ác, và bản thân người con cũng phải sống tốt để cha mẹ vui lòng. Đức Phật dạy muốn đáp đền công ơn cha mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn: “Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ buổi sớm mai thọ trì Tam quy Ngũ giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng của cha mẹ cũng gọi là tạm đền” (Kinh Hiếu tử), “Những ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn cho cha mẹ an trú vào lòng tin. Những ai có cha mẹ theo ác giới, khuyến khích cha mẹ an trú vào thiện giới. Những ai có cha mẹ xan tham thì khuyến khích, hướng dẫn cho cha mẹ an trú vào bố thí. Những ai có cha mẹ theo ác trí tuệ thì khuyến khích, hướng dẫn cho cha mẹ an trú vào trí tuệ. Như vậy, này các Tỳ-kheo, thì các người con đó đã làm đủ và đã trả ơn đủ cho cha mẹ” (Kinh Tăng chi bộ). Đối với đạo Phật, những việc làm xuất phát từ lòng hiếu thảo mang lại lợi ích thiết thực cho cha mẹ trong hiện tại và tương lai mới chính là hiếu.

Theo Phật giáo, con người không chỉ có kiếp sống hiện tại mà còn có kiếp sống vị lai, do đó người con hiếu thảo cần phải chăm lo cho cha mẹ cả đời sống sau khi từ giã cõi đời này. Người Phật tử hiếu đạo luôn ưu tư: Sau khi chết, cha mẹ sẽ đi về đâu? Làm sao để giúp cha mẹ có được niềm an lạc hạnh phúc trong đời sống hiện tại và đời sống sau khi chết? Việc hướng cha mẹ theo con đường chơn chánh, giúp cha mẹ gieo trồng những nhân duyên lành cho đời này và đời sau, chăm lo vun bồi công đức phước báo chính là việc làm thiết thực để đáp đền công ơn cha mẹ.

Chữ hiếu thời nay

Ngày nay chữ hiếu cũng không khác mấy so với ngày xưa, vì cũng xuất phát từ tấm lòng tri ân và báo ân cha mẹ. Tuy nhiên do điều kiện, hoàn cảnh xã hội ngày nay không giống như ngày xưa, cho nên cách thể hiện lòng hiếu thảo của người con thời nay có khác. Ngày nay, vì hoàn cảnh sống, làm việc mà con cháu thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện bổn phận với ông bà cha mẹ, chẳng hạn như không có nhiều thời gian gần gũi chăm nom săn sóc, không trực tiếp nuôi dưỡng phụng sự (có trường hợp phải thuê người chăm sóc vì sống cách xa cha mẹ, con cháu không có thời gian để thường xuyên tự tay chăm sóc, có trường hợp gởi ông bà cha mẹ vào viện dưỡng lão).

Tuy nhiên, mỗi người nên cố gắng dành thời gian gần gũi để ông bà cha mẹ không cảm thấy cô đơn buồn tủi. Cần để ông bà cha mẹ tham gia vào việc dạy dỗ con cháu, làm cho ông bà cha mẹ cảm thấy mình còn là người hữu ích, và cũng để thêm niềm vui khi gần gũi con cháu. Khi ở xa ông bà cha mẹ phải về thăm, gọi điện thoại quan tâm sức khỏe và đời sống của ông bà cha mẹ. Lúc về già có người thích sống với con cháu, có người thích sống ở viện dưỡng lão với những người già khác để sớm hôm bầu bạn, hoặc sống ở một cảnh chùa thanh tĩnh nào đó, vì thế nên tùy tâm nguyện của ông bà cha mẹ mà con cháu làm theo để ông bà cha mẹ vui lòng. Điều quan trọng là ở tấm lòng, ý thức đạo đức về lòng biết ơn, sự tôn kính ông bà cha mẹ. Không nên chỉ chu cấp cho ông bà cha mẹ về vật chất mà quên đi tình cảm, sự quan tâm.

Đó là hiếu khi cha mẹ còn sống. Sau khi cha mẹ qua đời, lòng hiếu thảo được thể hiện qua việc phụng thờ và tưởng nhớ. Tấm lòng người xưa đối với ông bà cha mẹ đã khuất thể hiện qua câu “kính như tại”, có nghĩa là kính như đang còn sống. Phụng thờ để tưởng nhớ và nhắc nhở cho nhau công đức, ân nghĩa sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Hàng năm cúng giỗ để tưởng nhớ và để bày tỏ lòng biết ơn. Đối với xã hội ngày nay, có người cho rằng những việc làm này không thiết thực nhưng thật sự nó có giá trị rất lớn về mặt tinh thần.

Hiếu là đạo làm người

Tóm lại, hiếu là bổn phận làm con mà cũng là đạo làm người. Hiếu thảo thể hiện qua hai phương diện vật chất và tinh thần. Về phương diện vật chất, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà nuôi dưỡng, chăm lo săn sóc cho cha mẹ: cơm nước, áo quần, thuốc men… Về phương diện tinh thần, luôn tỏ lòng kính yêu cha mẹ, sống tốt, biết lo cho bản thân và gia đình, trở thành người hữu ích cho xã hội để cha mẹ yên tâm và tự hào, không làm cho cha mẹ buồn lòng, không làm cho cha mẹ tủi hổ vì những việc sai trái, tội lỗi. Người con chí hiếu thực hành hiếu đạo theo lời Phật dạy, ngoài những việc làm trên còn cần phải biết hướng cha mẹ tu thân, hành thiện, quy hướng Tam bảo để xây dựng hạnh phúc cho đời này và đời sau.

Lòng hiếu thảo chẳng những có ý nghĩa về mặt văn hóa, đạo đức mà còn có tác dụng giáo dục. Người biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ của mình là tấm gương sáng cho con cháu sau này noi theo, đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” quý báu. Đức Phật còn dạy rằng, lòng hiếu thảo cũng chính là nhân lành, là hạnh của bậc Thánh: “Ta tự nhớ trong nhiều kiếp quá khứ, từ tâm hiếu thuận cúng dường cha mẹ, do công đức như vậy nên lên các tầng trời thì làm vị thiên đế, xuống trần gian thì làm vị Thánh vương” (Kinh Hiền ngu).
Phan Minh Đức

Biến đổi khí hậu - hiện tượng không xa vời

Biến đổi khí hậu - hiện tượng không xa vời

Đăng lúc: 18:15 - 19/11/2015

Vừa qua, Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN cùng với các nhà lãnh đạo Phật giáo trên thế giới đã ký vào Thông điệp của Phật giáo về hiện tượng biến đổi khí hậu, gửi đến Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP-21), sẽ diễn ra tại thủ đô Paris của nước Pháp vào cuối tháng 11-2015.
Thông điệp nhận định rằng: “Chúng ta đang ở vào một thời điểm quyết định, thời điểm mà sự sống còn của loài người chúng ta cũng như của các loài khác trên trái đất này đang bị đe dọa nghiêm trọng do những hành động của chính chúng ta”. Hơn bao giờ hết, để cứu vãn sự sống trên hành tinh này, các nhà lãnh đạo Phật giáo kêu gọi các quốc gia và vùng lãnh thổ hãy cùng nhau đưa ra một lộ trình cho giải pháp toàn diện và lâu dài nhằm chấm dứt các nguyên nhân chính gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu.

Với giáo lý đạo Phật, vạn vật hiện hữu trong tương quan mật thiết với nhau. Do lòng tham lam, con người đã khai thác cùng kiệt tài nguyên môi trường tự nhiên, sử dụng nhiên liệu hóa thạch và những phương thức tiêu thụ không bền vững, vì lợi nhuận trước mắt. Chính điều đó đã làm cho môi trường sinh thái mất sự cân bằng, ngày càng xấu đi. Những đợt thiên tai kinh hoàng, nguồn nước, không khí và thực phẩm bị ô nhiễm trầm trọng hiện nay chính là hậu quả của việc làm đó. Bao nhiêu sự đau thương mất mát, bệnh tật mới phát sinh… ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của con người, trở thành nỗi ám ảnh, mối lo lắng sợ hãi cho con người và mọi loài ở nhiều nơi…

Mọi giải pháp tích cực đều được bắt đầu bằng sự thấu hiểu, quan niệm đạo đức và trách nhiệm cộng đồng. Chỉ có cái nhìn duyên sinh, tình thương thực sự mới gắn kết tất cả chúng ta có ý chí trong việc tìm ra giải pháp tích cực nhằm giảm tốc độ và hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Trong đời sống mưu sinh khó khăn, nhất là đối với con người ở các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam chúng ta, chúng ta thường thờ ơ, thậm chí không quan tâm tới các tác nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu, xem đó là chuyện đâu đâu xa vời, không liên hệ tới đời sống của mọi người. Đó là nhận thức sai lầm. Các nhà khoa học chứng minh rằng và cảnh báo rằng, biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất trực tiếp tới sự sống của mọi loài trên hành tinh, trong đó có những yếu tố quan trọng như không khí, nguồn nước, thực phẩm… mà con người phải trao đổi, tiêu thụ hàng ngày.

Ở tầm vĩ mô, đại diện cho giới lãnh đạo các quốc gia và vùng lãnh thổ - 197 thành viên sẽ ngồi lại với nhau dưới ngôi nhà chung Liên Hiệp Quốc cùng tìm giải pháp cụ thể để giữ nhiệt độ của trái đất không tăng thêm trong hội nghị COP-21 sắp tới.

Chư tôn đức, các vị lãnh đạo đại diện các truyền thống Phật giáo trên thế giới đã cùng ký thông điệp với đề nghị cụ thể gửi đến hội nghị trên.

Đối với cá nhân, chư vị lãnh đạo Phật giáo cũng đã kêu gọi mọi người hãy chung tay chung lòng nhằm tích cực sử dụng năng lượng sạch, bảo vệ rừng, chuyển sang ăn chay, giảm tiêu thụ, chuyển hóa rác, sử dụng năng lượng có khả năng tái tạo, sử dụng phương tiện công cộng... Đó là những việc làm thiết thực mà người Phật tử cần nên ý thức tiên phong góp phần cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
Thích Pháp Hỷ

Đức Dalai Lama lần đầu tiên nói chuyện tại Glastonbury

Đức Dalai Lama lần đầu tiên nói chuyện tại Glastonbury

Đăng lúc: 07:40 - 30/06/2015

Đức Dalai Lama xuất hiện lần đầu tiên tại Glastonbury, Vương quốc Anh, hôm qua, 28-6, ngài đã dành một giờ đồng hồ để nói chuyện với những người tham dự lễ hội tại đây về việc thế giới có thể là một nơi hạnh phúc hơn như thế nào.
Đức Dalai Lama kêu gọi một nền "giáo dục toàn diện" hơn từ mẫu giáo đến đại học, trong đó "nên mang lại một cảm giác chăm sóc" và giúp "thúc đẩy tình yêu thương con người".
"Mọi người đều có quyền sống hạnh phúc", ngài nói với hàng trăm người tập trung tại Greenfield.
dalai_lama_reuters_650.jpg
Đức Dalai Lama nói chuyện tại Glastonbury, Vương quốc Anh - Ảnh: Reuters
Nhân dịp này đại chúng cũng đã chúc mừng khánh tuế lần thứ 80 của ngài, và ngài đã bày tỏ mong muốn mọi người phải "suy nghĩ nghiêm túc về làm thế nào để tạo ra một thế giới hạnh phúc, một thế kỷ 21 hạnh phúc, đó là món quà hay nhất đối với tôi".
Đức Dalai Lama bày tỏ sự lo lắng với bạo lực đang diễn ra tại Syria, Iraq, Nigeria và các nơi khác, và nói rằng đó là "sự sáng tạo của riêng chúng ta" và cảnh báo: "Con người giết hại con người là điều tồi tệ".
Khi đến sân bay Heathrow của London vào ngày thứ Bảy, ngài đã nói rất quan ngại với các cuộc tấn công ngày hôm trước đó tại Tunisia, Kuwait và Pháp.
"Tôi nghĩ rằng tất cả các truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới đều thực sự có nguồn gốc từ sự thực hành tình yêu thương, sự tha thứ, và bao dung. Yếu tố cơ bản đó hiện đang trở thành nguồn gốc của bạo lực, điều đó là không thể tưởng tượng được", ngài nói.
Văn Công Hưng (Theo NDTV)

phat hoc(3)

Kẻ trí làm điều ác, tội báo nhỏ - Người ngu làm điều ác tội báo lớn

Đăng lúc: 06:26 - 18/06/2015

Đức vua Mi-lan-đà hỏi Đại đức Na-tiên:



- Thưa đại đức, nhân quả khó hiểu cho toàn diện, nhưng giả sử kẻ có trí và người ngu cùng làm điều ác thì ai bị tội báo nhiều hơn?

- Người ngu sẽ bị nặng, tâu đại vương!

- Nếu thế thì khác luật pháp của thế gian. Trong quốc độ của trẫm, người thừa hành pháp luật, kẻ có học, có trí thức, hiểu biết mà phạm pháp, trẫm sẽ có hình phạt rất nặng; trái lại, người quê mùa, thất học, dại dột mà phạm pháp thì trẫm sẽ chế định hình phạt rất nhẹ.

- Dĩ nhiên là Phật pháp khác thế gian pháp.

- Xin đại đức cho nghe ví dụ.

- Có một cục sắt nóng đặt giữa hai người, kẻ trí và người ngu. Nếu đức vua bắt buộc mỗi người phải nắm cục sắt ấy đưa lên, chuyện gì xảy ra? Người trí sẽ thò tay nắm thật nhanh, đưa lên rồi thả xuống thật nhanh. Như thế y sẽ bị phỏng nhưng phỏng nhẹ. Còn người ngu không biết, nắm chặt, thế là y bị phỏng nặng. Cũng thế, người ngu làm việc ác, không biết đấy là ác, lún sâu vào ác nên tội báo sẽ nặng. Còn người trí biết đấy là ác, cũng làm ác; nhưng tìm cách này cách kia để cho cái ác ấy nó nhẹ đi, do vậy tội báo sẽ ít hơn, tâu đại vương!

- Rõ ràng lắm rồi.

(Trích trong Mi Tiên Vấn Đáp)

Phải đoạn tuyệt phiền não thị phi

Phải đoạn tuyệt phiền não thị phi

Đăng lúc: 09:39 - 05/06/2015

Hàng phàm phu vì chưa chứng vào chân tâm bình đẳng, và còn ranh giới giữa Ta và Người, nên trong đời sống, sự hơn thua phải quấy, khen chê có đến muôn ngàn, và không ai tránh khỏi. Dù cho chư Phật, chư Bồ Tát vì lòng đại bi mà thị hiện giữa cõi trần để độ
Hàng phàm phu vì chưa chứng vào chân tâm bình đẳng, và còn ranh giới giữa Ta và Người, nên trong đời sống, sự hơn thua phải quấy, khen chê có đến muôn ngàn, và không ai tránh khỏi. Dù cho chư Phật, chư Bồ Tát vì lòng đại bi mà thị hiện giữa cõi trần để độ sinh, cũng phải chịu cảnh thị phi, thương ghét.




Những sự thị phi làm cho người niệm Phật, nếu không sáng suốt, bình tỉnh, nhiều khi phải xao động mà phát sinh phiền não, gây chướng ngại cho việc hành trì.


Nếu chúng ta muốn dứt tâm thị phi, cần phải:

1. Phải xét lỗi mình, đừng nói lỗi người. Là phàm phu, ai cũng thích lời khen, ghét tiếng chê, và ưa bươi móc điều dở của người, không dè mình cũng nhiều lỗi lầm, chẳng có chi là tốt đẹp cả. Cho nên nguyên tắc của người niệm Phật là phải luôn luôn tự phản tỉnh, xét sửa lấy mình, đừng nên nhìn và nói đến lỗi lầm của người khác. Xét sửa lỗi lầm của mình sẽ giúp cho mình càng ngày càng sáng. Còn nhìn nói lỗi người tất càng thêm oan trái.

2. Khi bị sự thị phi khinh báng, nên an nhẫn mà niệm Phật nhiều hơn, chứ đừng tìm cách biện minh. Ví như tờ giấy trắng bị vết mực làm lem, thì ta cứ để yên, nó chỉ dơ một chút đó rồi lần lần phai nhạt, nếu lấy tay lau chùi tất sẽ hoan ố toàn diện. Bởi khi việc khinh báng xẩy ra, nếu hiện tại mình không sai quấy, tất kiếp trước cũng lỗi lầm, nên đời nay phải chịu quả báo. Giả sử kiếp trước mình không có biệt nghiệp trực tiếp gây nên lỗi lầm, thì cũng do cộng nghiệp tội ác, mới cùng sinh ra trong chốn ngũ trược này.

3. Người niệm Phật phải giữ vững lập trường, tin chắc nhân quả và đừng xao động vì tiếng hay, dở bên ngoài. Kinh Pháp Cú dạy:

_ " Ngọn núi cao đứng vững giữa cơn giông tố
Người chân chính an nhiên giữa tiếng thị phi".

Những tiếng khen, chê bên ngoài không làm cho ta tốt hay xấu, siêu hay đọa. Mà tốt, xấu, siêu, đọa đều do nơi ta. Nếu ta gây nhân tố lành, thì dù người có khinh là xấu xa, tội ác, nhưng ta vẫn được siêu thăng. Trái lại, nếu ta gây nhân tố xấu ác thì tuy người khác quý trọng, ngợi khen, nhưng ta vẫn phải chịu đọa lạc.

Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng:

" Nếu là bậc chân tu
Không thấy lỗi của đời
Nếu như thấy lỗi người
Mình chê là kém dở
Người quấy, ta đừng quấy
Ta chê, tự có lỗi
Muốn phá tan phiền não
Hãy trừ tâm thị phi
Thương ghét chẳng để lòng
Nằm thẳng đôi chân nghỉ".

HT. Thích Thiền Tâm

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 14
  • Hôm nay 3,328
  • Tháng hiện tại 60,713
  • Tổng lượt truy cập 23,466,962