Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
IMG 9687

Lễ hằng thuận cặp đôi Gia Đình Vườn Tuệ: Bảo Uyên - Quang Hiếu

Đăng lúc: 11:06 - 09/04/2018

Đêm ngày 23/02/Mậu Tuất ( Nhằm 08/04/2018), Chùa Đức Hậu tổ chức lễ Hằng thuận kết duyên cho đôi tân hôn: chú rể Trần Quang Hiếu Pháp danh: Tuệ Xuân Hiếu và cô dâu Hoàng Bảo Uyên Pháp danh: Liên Uyên . Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, đầm ấm thấm tình đạo vị. Dưới sự chứng minh của Đại đức Thích Định Tuệ và sự chúc phúc của bà con trong hai tộc họ, quý Phật tử cùng các bạn trong Gia đình Vườn Tuệ về tham dự.

Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2017 Tại Chùa Đức Hậu

Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2017 Tại Chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 09:36 - 05/09/2017

Sáng ngày 13/7/Đinh Dậu, Chùa Đức Hậu – TP.Vinh long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu và cúng dường Trai Tăng nhân ngày Tự Tứ sau 3 tháng An Cư Kiết Hạ.



Chứng minh và tham dự đại lễ có sự hiện diện của: Đại đức Thích Định Tuệ - Ủy viên thường trực Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tỉnh Nghệ An, Trụ trì chùa Đức Hậu; Chư Tôn đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh. Cùng sự tham dự của hơn 2000 thiện nam tín nữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Cứ mỗi độ tháng 07AL hằng năm là hàng triệu người con Phật trên khắp năm châu lại hướng về ngày lễ Vu Lan – ngày mà tất cả những người con đều tưởng nhớ đến thâm ân sanh thành dưỡng dục của Cha và Mẹ.
Vu Lan từ lâu đã trở thành lễ hội văn hóa thiêng liêng của không chỉ những người con Phật mà còn của tất cả những người con muốn hướng tâm mình đến hai đấng sinh thành.
Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ Cha ơn dưỡng dục
Mùa Báo Hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao.
Cha Mẹ đã san sẻ một phần máu thịt để tạo nên hình hài cho chúng ta. Tình thương của người dành cho ta là thứ tình cảm tuyệt vời, không bút nào tả xiết, và không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được. Chính vì vậy, báo hiếu cha mẹ là nghĩa vụ cao quý, thiêng liêng nhất mà không nghĩa vụ nào có thể sánh bằng.
Sau thời tụng kinh Vu Lan, các Phật tử dâng những phẩm vật lên Chư Tôn Đức Tăng Ni để cúng dường Trai Tăng nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu để hồi hướng công đức cho Cha Mẹ. Đại đức Thích Quảng Văn thay mặt Chư Tăng thọ nhận vật phẩm cúng dường, đồng thời có đôi lời pháp nhủ quí báu nói về công ơn dưỡng dục của Cha Mẹ và ý nghĩa của việc cúng dường Trai Tăng.
Tiếp đến, những nắm cơm muối mè mang đậm tính hiếu hạnh của đức Mục Kiền Liên được chuyển đến cho bà con Phật tử để dâng lên cúng Chư Phật và Cha Mẹ của mình rồi dùng cơm trong chánh niệm.
Lễ Vu Lan Báo Hiếu tại chùa Đức Hậu diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mọi người.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận:























Hồng Nga

Chùa Đức Hậu - Nghi Đức - Tp Vinh tổ chức Đêm thắp nến cầu nguyện cho các hương linh thai nhi.

Chùa Đức Hậu - Nghi Đức - Tp Vinh tổ chức Đêm thắp nến cầu nguyện cho các hương linh thai nhi.

Đăng lúc: 11:10 - 04/06/2017

Tối ngày 2/6/2017 tức ngày 8/5/Đinh Dậu, đêm thắp nến cầu nguyện hương linh thai nhi do Đại Đức Thích Định Tuệ - trụ trì Chùa Phúc Thành, Chùa Đức Hậu tổ chức. Cùng sự tham gia của Chư Tôn Đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh và hàng nghìn phật tử gần xa.




Dưới sự điều hành chương trình của Đại Đức Thích Định Tuệ buổi lễ trở nên linh thiêng huyền diệu hàng ngàn ngọn nến lung linh huyền diệu được thắp lên tại Chùa Đức Hậu, Nghi Đức, tỉnh Nghệ An, sau một ngày các vong hồn được nghe kinh siêu độ của Chư Đại Đức Tăng thiết lập Đàn tràng cầu siêu cho các Thai nhi bất hạnh. Thật cảm động, ngôn ngữ cũng không diễn tả hết được bằng lời cho niềm xúc cảm của những ai tham dự đêm thắp nến cầu nguyện tại đây.. Những lời sám hối của những người làm cha làm mẹ thốt ra trong buổi lễ cầu nguyện khi hàng ngàn ngọn nến được Chư Tôn thiền đức Tăng thắp lên và ngọn đăng được truyền ra khắp Đại chúng có mặt trong đêm nguyện cầu này, tựa như ánh sáng vi diệu của Phật Pháp lan tỏa trong màn đêm u tối, xóa tan hết hắc ám vô minh sau bao đêm trường mờ mịt ở những phương trời vô định để cho những vong hồn có chốn để quay về nương tựa.. bầu không khí như trầm xuống, tất cả mọi người ngồi lặng yên và cảm nhận từng lời nói, tâm tư tình cảm từ tiếng lòng của thai nhi. Những tiếng nấc nghẹn ngào, những giọt nước mắt đã chảy xuống thay cho lời sám hối, ăn năn của các bậc làm cha làm mẹ. Để tháo gỡ và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau ấy, hội chúng đã được lắng nghe những lời khai thị của ĐĐ.Thích Định Tuệ. Trên tình thần Nhân Quả của đạo Phật thì việc nạo phá thai là một tội ác, gây nên oan gia nghiệp chướng sâu dày. Nhưng với tâm hối cải, biết phát nguyện chừa bỏ, không tái phạm và thành tâm sám hối thì nghiệp chướng có thể chuyển hóa và mang lại những lợi ích cho cả người sống và người mất. Chính vì vậy , với tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, pháp hội này còn mang một ý nghĩa là hướng đến cách giáo dục mọi người trong việc ý thức bảo vệ sự sống, tránh đi sự suy giảm đạo đức hiện đang diễn ra trong xã hội hôm nay.




Hi vọng rằng những ánh nến tỏa sáng sẽ tương thông kết nối cảm xúc của người còn sống với người đã mất. Ánh sáng của những ngọn nến sẽ làm tan chảy sự vô cảm ,thờ ơ của những người cha người mẹ, giúp họ nhận ra sai lầm của mình. Ánh nến không chỉ là biểu tượng cho tình yêu thương ấm áp mà nó còn mang thông điệp của sự sống lan tỏa, sẻ chia.


Và cứ thế, những tiếng niệm Phật cứ tiếp nối vang lên trong không gian của ngôi Chùa cùng ánh nến lung linh đến tận cùng sâu thẳm đã để lại trong tâm của mội người một cảm xúc sâu lắng, khó quên.

Sau đây là một số hình ảnh:

















































































































Tác giả bài viết: Hồng Nga

Giao lưu lớp giáo lý Minh Tâm cùng ĐTHSXN tại chùa Đức Hậu

Giao lưu lớp giáo lý Minh Tâm cùng ĐTHSXN tại chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 15:44 - 22/05/2017

Chiều ngày 19/5/2017, Chùa Đức Hậu long trọng đón tiếp Quý Thầy Cô và lớp học Giáo Lý Minh Tâm TP. Ban Mê Thuột do thầy Thích Hải Nguyện, Thích Hải Trung, sư cô Thích Nữ Hạnh Dung dẫn đoàn về giao lưu với các Phật tử trong Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ do ĐĐ Thích Định Tuệ trụ trì chùa Đức Hậu, ĐĐ Thích Đạo Quang thành phố Nha Trang đón tiếp. Một cuộc hội ngộ thật ý nghĩa, thắm tình đạo vị với các Phật Tử ở vùng Cao Nguyên với các Phật Tử trong Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ.


Tối ngày 19/5/2017 Đại Đức Thích Định Tuệ tổ chức đêm Thiền Trà giao lưu giữa các Phật Tử.trong lớp học Giáo lý Minh Tâm và phật Tử trong Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ Trong đêm thiền trà, các Phật Tử đều lắng đọng tâm tư và lắng nghe hơi thở của chính mình, xoa dịu những nhọc nhằn trong cuộc sống và lắng nghe nhịp tim thổn thức, được lắng nghe những lời chia sẻ của Chư Tôn Đức Tăng Ni và những bạn đồng tu . Các Phật Tử lại được cùng nhau chánh niệm, thưởng thức những ly trà nghĩa tình và trao cho nhau những năng lượng của tình thương cùng sự hiểu biết.



Trong đêm Thiền Trà, Đại Đức Thích Định Tuệ trụ trì Chùa Đức Hậu đã chia sẻ những tình cảm của mình đến với Chư Tôn Đức Tăng Ni và kính chúc các Thầy Cô pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, chúc các Phật Tử luôn được an lạc trong ánh hào quang của Chư Phật... và tu tập ngày càng tinh tấn hơn..



Sáng ngày 20/5/2017 Phật tử Đạo trang Hương Sen Xứ Nghệ giao lưu với lớp học giáo lý Minh Tâm chia sẻ những kinh nghiệm tu tập và ký hiệp ước " Hiểu và Yêu Thương ". Qua buổi giao lưu các Phật tử được các quý Thầy, cô trả lời những câu hỏi, những thắc mắc trong quá trình tu học. Đại Đức Thích Định Tuệ trụ trì chùa Đức Hậu đã chia sẻ với các Phật tử : " Thầy mong các Phật tử có mặt trong buổi sáng ngày hôm nay hãy nhớ thời khắc này, người ở Đắc Lắc người ở Nghệ An được ngồi bên nhau , được ký hiệp ước yêu thương, phát nguyện bằng trái tim và tâm hồn của mình. Đặc biệt là các quý thầy cô và các Phật tử ở Đắc Lắc đã dành cho đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ những tình cảm, khoảnh khắc, kỷ niệm được gắn bó bên nhau. Thầy mong các Phật tử cố gắng tu tập tốt hơn nữa "
buổi chiều và sáng hôm sau đoàn đã đi tham quan Quê Nội và Quê Ngoại Bác Hồ và thăm nhà tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du ở Nghi Xuân Hà Tĩnh
Sau đây là một số hình ảnh của đêm thiền trà và giao lưu ký hiệp ước ( Hiểu và yêu thương )



Đại Đức Thích Hải Nguyện thay mặt quý Thầy Cô và lớp học Giáo Lý Minh Tâm cảm ơn quýThầy và Phật tử trong Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã dành cho đoàn sự chào đón nồng nhiệt nhất , Thầy chúc các Phật tử tinh tấn tu học theo giáo lý của Đức Phật.



Đại Đức Thích Đạo Quang - MC chương trình trong đêm Thiền Trà và ký hiệp ước " Hiểu và Yêu Thương"





























Sư Cô Thích Nữ Hạnh Dung chia sẽ trong buổi giao lưu




















ĐạiĐ














kết thúc buổi giao lưu Các quý Thầy Cô và Phật tử cùng nhau ký hiệp ước " Hiểu và Yêu Thương ""










Hiệp ước ( HIỂU VÀ YÊU THƯƠNG)

Nhân dịp này Qúi Thầy Cô và lớp học Minh Tâm tặng Qùa cho Đại Đức Thích Tuệ và Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ









chụp ảnh lưu niệm





Tác giả bài viết: Hồng Nga

Nuôi dưỡng lòng yêu nước

Nuôi dưỡng lòng yêu nước

Đăng lúc: 20:41 - 06/04/2017

Lòng yêu nước là một tình cảm tự nhiên và rất đỗi thiêng liêng của con người. Được tẩm ướp từ tình cảm gia đình, làng xã đến quốc gia xã hội, mỗi người lớn lên đều mang trong mình “tinh chất” của quê hương xứ sở. Tinh chất đó góp phần quy định nên tính cách của một con người, phân biệt với con người của một quốc gia khác. Đất nước, do đó, không đơn thuần chỉ là đất và nước, mà nó là hồn thiêng của dân tộc. Hồn thiêng được góp nên từ những mảnh tình gần gụi, từ những điệu hát ru, từ tiếng sáo diều, từ tấm áo nâu của mẹ, từ hình ảnh chân lấm tay bùn của bác nông phu…

gioto.jpg
Dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương trong lễ giỗ sáng nay, 6-4 tại đền Hùng (Phú Thọ) - Ảnh: Dân Trí
Trong Tình ca (1952), Phạm Duy đã cụ thể hóa tình yêu đất nước thành tiếng nói, thành những con người…, tha thiết một cách tài tình: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi / Mẹ hiền ru những câu xa vời / À à ơi ! Tiếng ru muôn đời / Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui / Khóc cười theo vận nước nổi trôi, nước ơi / Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi / Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi…”. Và: “Tôi yêu biết bao người / Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa / Những anh hùng của ngày xa xưa / Những anh hùng của một ngày mai…”. Cùng với dãy Trường Sơn, cùng với sông Cửu Long, sông Hương, sông Hồng, ông đã vẽ nên một dải đất nước nối liền. Với mỗi con người bình thường, quê hương đất nước gần gụi và giản dị thế ấy, nhưng nó là một phần của máu thịt, đi đâu cũng phải thương yêu, nhớ về.

Nỗi nhớ, hẳn nhiên gắn với nỗi tự hào. Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui ấy, khởi từ Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế Thần nông, kết hôn với Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương); Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân, sinh ra Sùng Lãm (Lạc Long Quân); Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm con; 50 người con theo mẹ lên núi, người con trưởng làm vua, xưng hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Các vua Hùng đã dựng nước như thế, tiếp nối qua 18 đời. Biết bao con người “mình đồng da sắt” đã vừa cấy cày, vừa giữ gìn “non sông gấm vóc”…

Dưới mái Đền Hùng, trên sườn Nghĩa Lĩnh, ngày 18-9-1954, Hồ Chủ tịch đã nói với các chiến sĩ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ấy chính là lời “hịch”, nhắc nhở về niềm tự hào dân tộc, về lòng yêu nước, giữ nước và cũng là một lời tri ân sâu sắc đối với các bậc tiền nhân.

Yêu nước không chỉ đơn thuần thể hiện tình cảm đối với giống nòi, tổ tiên; không phải chỉ giữ nước khỏi sự tham tàn của ngoại xâm, mà phải dựng xây đất nước ngày thêm hùng mạnh. Nó là hành động. Hành động đó phải được cụ thể hóa qua những việc làm thiết thực để một quốc gia hùng mạnh thật sự cả “chất” lẫn “lượng”.

Điều này đã được Đức Phật khái quát qua 7 yếu tố: một quốc gia mà người dân thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau; tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết và làm việc trong niệm đoàn kết; người cầm quyền không ban hành những luật lệ không nên ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân tộc; người dân biết tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão (tức những bậc đạo đức, trí tuệ) và nghe theo lời dạy của những vị này; không bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ phải sống với mình; tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp; bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán (các vị hiền thánh), khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc (theo kinh Đại Bát Niết-bàn, Trường Bộ kinh). Một quốc gia nào làm được như thế, quốc gia đó ắt sẽ hùng mạnh.

Cần phải nói rằng, Phật giáo đã có mặt ở nước ta từ thời Hùng Vương cùng với các vị Tăng và thương nhân Ấn Độ. Truyện “Nhất dạ trạch” trong Lĩnh Nam chích quái kể vào thời Hùng Vương đời thứ 3, vua Hùng có con gái là Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử là một chàng trai nghèo không một mảnh khố che thân. Tiên Dung và Chử Đồng Tử đã được một vị Tăng tên Ngưỡng Quang dạy cho phép Phật, cả hai đều ngộ đạo. Chử Đồng Tử, “người Phật tử đầu tiên” của ta ấy, đã góp phần đem đạo vào đời; dân ta hơn hai ngàn năm qua đã thấm nhuần lời Phật dạy. Lời dạy của Phật không chỉ hướng đến giải thoát giác ngộ, mà giúp con người sống hiền lương, yêu nước, giữ nước và xây dựng quốc gia hùng mạnh. Trong bốn ơn nặng mà bất kỳ người con Phật nào cũng phải tâm niệm, ơn quốc gia xã hội được đặt lên hàng đầu.

Theo Phật giáo, mỗi con người sống trong đời này đều gắn với hai thứ quả báo, đó là chánh báo và y báo. Chánh báo chính là nghiệp quả tạo nên con người họ, và y báo chính là hoàn cảnh chung quanh họ. Hoàn cảnh ấy đâu xa lạ, chính là quốc gia, xã hội. Chánh báo và y báo ràng buộc chặt chẽ với nhau. Chánh báo cũng là mình và y báo cũng là mình. Cho nên, quốc gia xã hội cũng chính là một phần của mình, và chúng ta chia sẻ y báo đó cùng với dân tộc mình, tất cả đều là một phần của nhau.

Giáo lý này đã dạy cho chúng ta biết yêu giống, thương nòi, dạy cho chúng ta biết yêu và bảo vệ giang san, tổ quốc. Tổ quốc lâm nguy, chúng ta đều có một phần trách nhiệm. Thay vì tủi hổ bởi sự yếu kém của quốc gia, dân tộc, chúng ta phải cùng nhau xây dựng đất nước, kiên quyết chống lại những cái “bất thiện”, bảo vệ cái thiện, tức bảo vệ những điều mang lại lợi ích cho mình và cho người. Đó mới là tinh thần yêu nước đúng nghĩa.

Được sinh ra là con người Việt Nam, mang dòng giống con Lạc cháu Hồng, có một ông Tổ chung là các vua Hùng, chúng ta cần phải thương yêu nhau và cùng nhau bảo vệ tổ quốc, cùng tri ân những bậc tiền hiền để Việt Nam vẫn là Việt Nam hùng mạnh ngàn năm:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Quảng Kiến

Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ long trọng đón Đoàn Tăng, Ni sinh Trường TCPH tỉnh T.T Huế

Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ long trọng đón Đoàn Tăng, Ni sinh Trường TCPH tỉnh T.T Huế

Đăng lúc: 20:12 - 20/03/2017

chiều nay ngày 22/2/ Đinh Dậu, DL 19/3/2017, tại Chùa Đức Hậu, Nghi Đức - Tp Vinh ,Đại Đức Thích Định Tuệ cùng Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ long trọng đón Đoàn Tăng Ni Sinh trường trung cấp Phật học Tỉnh Thừa Thiên Huế .với niền hoan hỷ vô biên. .phái Đoàn do Đại Đức Thích Nhật Tuệ .Trương ban Trì Sự Huyện Phú Vang kiêm chánh thư ký Trường Trung Cấp Phật Học Thừa Thiên Huế ,Trưởng đoàn hành hương về Đất Tổ

Trong hành trình của các Chư Tôn Thiện Đức Tăng Ni trên bước đường thăm lại đất tổ Đại Đức Thích Nhật Tuệ đã rất vui mừng cảm ơn Đại Đức Trụ Trì Và Đạo Tràng đã quan tâm tiếp đón phái đoàn Tang NI Sinh khóa 7 thay mặt Phái Đoàn Đại Đức đã tặng Qùa nói lên tình cảm của Tăng Ni Sinh Xứ Huế gủi đến Đại Đức Trụ Trì và Đạo Tràng chúc cho Đại Đức Thích Định Tuệ Thân Tâm Thường An Lạc và đã trợ duyên cho Phái Đoàn trên đường hành hương về đất Tổ . Đại Đức Thích Định Tuệ gủi đến Qúi Tăng Ni .Qúi Sư Cô Tăng Ni Sinh lời hoan hỷ vô cùng hạnh phúc được tiếp đón Đoàn và chúc Tăng Ni Sinh thật nhiều sức khỏe Chân cứng Đá mềm và hoàn thành sự nghiệp giảng Dạy và học Pháp của mình và chân quí những phút giây đi cùng với nhau về Đát Tổ .Nhân dịp này Phật Tử Quang Bảo đã thay mặt Đạo Tràng tác Bạch xin cho chúng con được gieo duyên tu hành và phát tâm cúng dường ba ngôi Tam Bảo đến hiện tiền Chư Tôn Đức Tăng Ni nguyện hồi hướng cho thế giới hòa bình, chúng Sinh an lạc. Cầu nguyện hồng ân Tam Bảo cho Chư Tôn Đức Tăng Ni trên đường hành hương về Đất Tổ pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, chúng sinh dị độ , chèo lái con thuyền chánh pháp phổ biến hạnh Như Lai, tiếp dẫn hậu thế.,Phẩm vật cúng Dường tuy đơn sơ nhưng nói lên lòng thành Kính đối với Tăng Ni Sinh và kính chúc Phái Đoàn bình Am về với Đất Tổ


'''







Đại Đức Thích Định Tuệ tiếp Đoàn Tăng Ni Sinh tỉnh Thừa Thiên Huế



































Đại Đức Thích Nhật Tuệ tặng quà cho Đại Đức Trụ Trì và Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ





Phật Tử Quang Bảo dâng lời tác Bạch


















Tác giả bài viết: Hồng Nga

Thứ nhất tu Miệng, thứ nhì tu Tâm

Thứ nhất tu Miệng, thứ nhì tu Tâm

Đăng lúc: 19:52 - 26/02/2017

Biết bao chuyện thị phi trên đời phần nhiều đều từ cái miệng. Có câu rằng: “Họa từ miệng mà ra”, bởi vậy người trí tuệ thì không thể không tu cái miệng, đây cũng là triết lý quan trọng để làm người.


Câu thứ nhất: Giữ cái miệng

Khi nói chuyện cùng người khác, cần chú ý đến lời nói của mình. Nếu như bản thân có chút hiểu biết, tri thức uyên thâm, đừng tỏ ra khinh thường hay ngạo mạn.

Khi ở cùng người khác, nếu như bạn muốn sao nói vậy, không hề che đậy, cũng không hề lảng tránh, thì có thể vô tình làm tổn thương ai đó. Im lặng là vàng, câu nói đơn giản này, lại ẩn chứa ý vị cực kỳ sâu xa.

Im lặng không có nghĩa là tư tưởng trống rỗng. Thông thường, những tư tưởng uyên bác đều đến từ quá trình trầm tư suy nghĩ. Khi im lặng, chính là đang tích cực suy nghĩ, trong lựa chọn giữa ôm giữ và buông bỏ, đều có thể nắm bắt được chỗ trọng yếu, hành động chính xác, khiến người bội phục.

Im lặng không có nghĩa là trống không, mà là một quá trình chờ đợi.

Trái đất im lặng là để tích lũy vàng kim.

Chim ưng im lặng là đang chờ đợi vỗ cánh bay cao.

Ngày đông giá rét im lặng là để mùa xuân đầy màu sắc.

Im lặng là một loại phẩm chất, một loại tu dưỡng, giúp ước chế bản thân mình, rèn luyện ý chí mạnh mẽ, không kiêu ngạo, siểm nịnh, hình thành đức tính kiên trì, nhẫn nại.

Câu thứ hai: Giữ cái tâm

Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những chuyện không vừa lòng đúng ý. Xử lý thế nào cho tốt những chuyện đó chính là một khảo nghiệm rất lớn đối với người đức hạnh.

Có những đêm dài ngồi tĩnh lại, nhìn vào nội tâm của bản thân, khi đó, bóng dáng chân thực của mình sẽ hiển lộ ra trước mắt. Thường xuyên suy nghiệm, ta sẽ thấy được bản thân chân thực của mình, cũng nhận ra được đâu là cái tôi giả dối. Cứ như vậy sẽ trở thành một thói quen, cảnh giới của bạn sẽ không ngừng đề cao.

Trong Luận Ngữ có nói: “Ta mỗi ngày phản tỉnh ba điều: Lo việc cho người đã làm hết mình chưa? Làm bạn với người có thành khẩn, giữ được chữ tín chưa? Lời thầy dạy dỗ đã luyện tập chưa?”.

Khi bạn nghĩ đến việc người khác đối xử tốt với bạn, bạn cũng sẽ có tâm nguyện muốn giúp đỡ người khác, sẵn sàng cùng họ kết giao tình, tình cảm giữa người với người vì thế mà bền lâu.

Khi bạn nghĩ đến việc bản thân có chỗ đối xử tốt với người khác, thì sẽ khiến cảm giác tự mãn của bản thân bành trướng không ngừng. Như vậy sẽ mất đi cái tôi chân thực.

Khi một người nào đó gây bất lợi cho bạn, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, sẽ tìm cách trừng trị người đó. Điều này là trở ngại cho việc hoàn thiện nhân cách của bạn, cũng là bất lợi đối với việc xây dựng quan hệ hài hòa giữa con người.

Khi bạn trong lúc vui sướng cần nhớ kỹ khắc chế bản thân, bởi vì con người ta thường “đắc ý quên hình”, quá đắc ý sẽ không giữ được thái độ đúng mực, gây tổn thương người khác, đánh mất bản tính của mình.

Có câu rằng: “Lùi một bước biển rộng trời cao”, khi gặp vấn đề nên “lùi một bước” để suy xét cẩn thận, để có những quyết định sáng suốt nhất.

Một niệm thiện, thì mọi thứ đều thiện; một niệm ác, tất cả đều là ác. Cho nên, cần phải dưỡng thành thói quen “giữ miệng”, cũng cần học được cách giữ cho chính cái tâm mình.

Lựa lời mà nói

Lựa lời mà nói

Đăng lúc: 14:54 - 02/01/2017

Ngôn ngữ là phương tiện mà con người dùng để giãi bày tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời cũng là phương tiện giao tiếp giữa người và người trong xã hội.
Ngôn ngữ thể hiện dưới nhiều hình thức: Ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ không lời (điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười…). Có quan niệm cho rằng ngôn ngữ viết quan trọng hơn ngôn ngữ nói vì: “Lời nói thì bay đi, chữ viết thì còn lại”. Song, xét kỹ thì lời nói phải đâu không quan trọng?

Tất nhiên phải có tư tưởng (tâm, ý) thì mới có thể phát xuất ra thành lời nói. Lời nói nếu được dẫn dắt bởi một tâm ý không chân chánh, thiện lành thì sẽ tạo nên khổ đau và tội lỗi. Nói những lời không chân chính thiện lành là tạo khẩu nghiệp, về sau phải gánh chịu những khổ não là lẽ đương nhiên không tránh khỏi.

a loinoi.jpg

Trong kinh Pháp cú, ngay kệ đầu tiên của phẩm Song yếu, Đức Phật đã dạy:

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo

Nếu với ý ô nhiễm

Nói lên hay hành động

Khổ não bước theo sau

Như xe, chân vật kéo”.

Đối với người xuất gia, tội về lời nói (nói dối) là một trong những điều giới cấm trọng yếu mà hàng xuất gia phải gìn giữ cả đời. Đối với người cư sĩ, Phật tử tại gia thọ trì 5 giới hay tu Thập thiện giữ 10 giới, tội lỗi về lời nói (Không vọng ngữ) được quy thành bốn tội danh cụ thể cần phải tránh, đó là: Nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói lời thô ác. Dù là tội danh nào, chung quy cũng là tội đã gây nên những tác hại, khổ não cho kẻ khác, nhưng đồng thời cũng tổn hại cho chính bản thân mình. Chỉ việc giữ gìn lời nói thôi mà trong mười điều thiện đã làm được bốn điều, cho thấy rằng việc nói năng quan trọng biết bao trong đời sống tu học của những người con Phật.

Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhưng “lựa lời” là lựa như thế nào? Cổ nhân có dạy: “Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, đó là nhằm khuyên chúng ta phải có sự cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phát ngôn, bởi nếu ta “lỡ tay, lỡ chân” thì có khi còn cứu vãn được, nhưng “lỡ lời” thì không thể nào rút lời lại được. “Sẩy chân còn hơn sẩy miệng”. Một lời đã nói ra sẽ như mũi tên bay đi với tốc độ thần kỳ, mũi tên sẽ cắm phập vào tâm điểm mà người bắn đã nhắm vào, không có cách chi ngăn chặn lại được. “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, một lời nói ra, dù bốn con ngựa giỏi cũng khó đuổi kịp. Lời nói còn có sức mạnh vĩ đại (Xuất ngôn như phá thạch), tác dụng to lớn và đa chiều lên đời sống cá nhân và mọi người.

Trong cuộc sống, mỗi người một ý, chẳng ai giống ai, con người thật khó tránh được sự va chạm, mâu thuẫn vì bất đồng ý kiến với nhau. Nhưng dù có mâu thuẫn thì người biết tu sẽ lựa lời để nói với nhau một cách hòa bình thân ái, tránh không làm tổn thương hay phiền lòng cho kẻ khác. “Khẩu hòa vô tranh”, nói năng hòa ái, không tranh cãi chính là một trong sáu pháp sống lục hòa thanh tịnh của hàng đệ tử Phật.

Những lời nói nhẹ nhàng, nhu hòa, thân ái, không gây tổn thương hay phiền lòng người khác… gọi là ái ngữ. Đây cũng chính là một trong bốn cách mà Bồ-tát dùng để nhiếp phục và giáo hóa quần sanh (Tứ nhiếp pháp). Nhưng, đâu nhất thiết phải là trong việc làm cao xa của Bồ-tát mới cần ái ngữ? Ngay trong cuộc sống chung hàng ngày của con người với nhau, ái ngữ luôn là điều cần phải có. Ở cấp độ đơn sơ ban đầu, chưa cần đến cách đối đãi gì lớn lao, con người có thể thân thiện, thương mến nhau trước hết cũng là do cung cách nói năng với nhau. Ngược lại, người ta ghét bỏ nhau, oán trách, thù hằn với nhau cũng do từ lời nói mà ra.

Có những lời nói thương yêu khiến người nghe ghi nhớ cả đời, nhưng cũng có lời nói ác, người nghe vẫn mang theo đến chết không quên:

“Lời nói không là dao

Mà cắt lòng đau nhói

Lời nói không là khói

Mà mắt người cay cay…”.

(Không rõ tác giả)

Có những lời nói hàm chứa ý nghĩa cao xa thâm thúy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ đất nước này sang đất nước khác, trở thành những “danh ngôn” bất hủ. Như thế cho thấy rằng lời nói xem như không là gì cả, nhưng có tầm quan trọng rất lớn lao.

Tuy nhiên, xét đến rốt ráo thì ái ngữ vẫn chưa đầy đủ ý nghĩa bằng thiện ngôn. Ái ngữ mà gọi là thiện ngôn thì đòi hỏi phải đủ 5 yếu tố:

Nói nhã nhặn: Là nói nhỏ nhẹ, dịu dàng, từ tốn, khiêm cung. Lời nói thể hiện sự lịch sự, tế nhị, lễ phép, kính trên nhường dưới, xưng hô đúng phép, không nói trống không, kèm theo đó là thái độ ôn hòa, nhã nhặn… Người xưa nói: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” là vậy.
Nói hợp thời: Là nói năng đúng lúc, đúng người, đúng hoàn cảnh. Không thể muốn nói gì thì nói, bạ ai cũng nói, “đụng đâu nói đó”. Nói không hợp thời thì dù có là ái ngữ cũng bị chê trách là “đoảng”, người ăn nói vô duyên.
Nói chân thật: Là nói đúng với sự thật khách quan (sự việc như thế nào thì nói như thế ấy) và nói đúng với tâm ý của mình, có sao nói vậy, nghĩ sao nói vậy. Nếu không như thế thì càng nói hay lại càng lộ ra sự “xảo ngôn”. Nói không chân thật, người nghe có thể mắc lừa ta lần đầu, nhưng sau đó thì họ sẽ không còn tin ta nữa. Lòng tin của con người đối với nhau là điều vô cùng quan trọng, ví như của báu: “Tín vi quốc gia chi bảo” (Lòng tin, uy tín là báu vật của nước nhà). Một người đã khiến kẻ khác không còn tin tưởng thì coi như không còn đủ nhân cách làm người, “Nhân vô tín bất lập”.
Nói hữu ích: Dẫu nói lời nhu hòa, êm ái mà vô ích đối với người nghe thì chỉ làm mất thời gian của người, người chẳng muốn nghe.
Nói với từ tâm: Là vì người mà nói, vì lòng thương người, muốn đem lợi lạc đến cho người nên nói. Nói mà không từ tâm là nói vì nhu cầu của chính mình, muốn nói để khoe khoang, phô trương chẳng hạn. Đây là điều mà con người thường hay va vấp, bởi vì cái ngã to lớn khiến ta chỉ thấy mình và chỉ muốn mọi người nghe mình. Cho nên ta thường nói vì “nhu cầu nói” của chính ta hơn là vì người.
Thiết nghĩ, mục đích của lời nói là chuyển tải thông tin, chia sẻ tâm tư, tình cảm giữa người nói và người nghe, nếu không đạt được mục tiêu ấy thì lời nói xem như là vô ích. Và, lời lẽ nói năng có dịu ngọt, hòa nhã… thì cũng phải từ cái tâm chân thật mà ra. Nếu cần chọn lời, sửa ý cho có được ái ngữ, thiện ngôn, thiết tưởng trước hết ta phải lo tu sửa cái tâm cho chân thật, hòa ái với mọi người, lời nói từ nội tâm an tịnh, thiện lành lưu xuất sẽ tự khắc chan chứa tình người. Đã yêu thương nhau thì lời nói tự nó sẽ dịu dàng, khả ái mà thôi.

Cho nên, “lựa lời mà nói” có nghĩa là chúng ta cần cân nhắc cẩn thận khi dùng lời nói với mọi người để tránh những lỗi lầm đáng tiếc, tránh việc gây tạo khẩu nghiệp. Cần luôn xét nghĩ đến hậu quả lời nói của mình. Nhân quả là quy luật muôn đời không bỏ sót một ai, “Nói là gieo, nghe là gặt”, mà “Gieo gió thì gặt bão” vậy.

Rốt lại, lời nói chính là thể hiện cái tâm của con người. Và hơn thế nữa, lời nói “chính là cái để đánh giá một nhân cách, đo lường chiều cao chiều rộng của một tâm thức. Ngôn ngữ là sự trang điểm (mà Phật giáo gọi là trang nghiêm) của con người, là sự nở hoa của nhân cách…” (Nguyễn Thế Đăng - Tản mạn về tiếng Việt - Văn Hóa Phật Giáo số 95).
Thích nữ Huệ Nhẫn

Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ "Hướng về Miền Trung, ủng hộ đồng bào lũ lụt"

Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ "Hướng về Miền Trung, ủng hộ đồng bào lũ lụt"

Đăng lúc: 21:28 - 02/11/2016

Sáng ngày 29/10/2016, hơn 500 người dân tập trung về chùa Vĩnh Phúc (Chùa Phúc Tự) thôn Phúc Tự xã Văn Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình nhận quà từ thiện của phái đoàn Hương Sen Xứ Nghệ ủng hộ vùng lũ. Với gần 550 suất quà , mỗi suất trị giá 600.000đ gửi gắm tới những người dân bị lũ lụt nơi đây.

Buổi trao tặng quà đến người dân có sự hiện diện của Đại đức Thích Định Tuệ ,trụ trì Chùa Đức Hậu , Chùa Phúc Thành ,thành phố Vinh .Nghệ An kiêm trưởng đoàn từ thiện Hương Sen Xứ Nghệ; với sự tham gia của Đại đức Thích Minh Lâm; Đại đức Thích Quảng Văn; Đại đức Thích Quảng Xuân; Đại đức Thích Quảng Phước trụ trì chùa Vĩnh Phúc; đi cùng phái đoàn có Ông Nguyễn Văn Long, phó ban tôn giáo tỉnh Nghệ An; ông Lương Thanh Tấn-bí thư xã Văn Hóa; ông Đinh Xuân Phước-chủ tịch mặt trận xã Văn Hóa cùng các Phật Tử trong Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ



Đại Đức Thích Định Tuệ chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm của mình đối với đồng bào nới đây: Chúng tôi nghe được tin bão đó rất xót xa khi nhìn những hình ảnh trên tivi, trên các mặt báo, thì chúng tôi rất xúc động . Bằng những tình cảm sâu sắc nhất của mình hướng về miền Trung và đặc biệt là về xã Văn Hóa này thì toàn Quý Thầy và các Phật Tử tỉnh Nghệ An , có một ít quà gửi tặng đến tất cả đồng bào . Được sự giới thiệu của xã Văn Hóa ,các vị có mặt sáng hôm nay, chúng tôi xin được, chia sẻ những thiệt hại mà cơn bão lũ vừa qua đã gây cho các vị, và mong rằng các vị sớm khắc phục được những thiệt hại đó, trở lại cuộc sống bình thường và xã của chúng ta ngày càng phát triển giàu đẹp hơn và trong dịp này, thay mặt các Quý Thầy, thay mặt các Quý phật Tử trong đoàn xin có lời cám ơn sâu sắc đến Đại Đức trụ trì đã tạo mọi điều kiện đồng thuận cho đoàn chúng tôi thực hiện được tâm nguyện của mình.
Thầy chúc bà con thật nhiều sức khỏe, sớm khắc phục được những thiệt hại do thiên tai bão lũ vừa qua đã gây ra cho đồng bào , và chúc đồng bào thật nhiều sức khỏe.



Người dân vui mừng nhận quà, cũng có người rưng rưng nước mắt chia sẻ: "Người dân nơi đây biết ơn những phái đoàn về đây cứu trợ, nhiều nhất là các phái đoàn của Phật giáo luôn quan tâm hỗ trợ tinh thần cũng như vật chất".



Tại xã Văn Hóa nơi được xem vùng rốn lũ trong đợt lũ vừa qua, nước lũ đã rút hết, còn lại nơi đây những con đường lấm đầy bùn đất, song đó những bụi tre làng được phủ đầy những lớp váng cặn rác trôi về. những vật dụng điện tử như tủ lạnh, tivi, quạt điện đều bị hư hỏng.
Được biết khi lũ tràn về, cả thôn xóm chìm ngập trong biển nước, người dân không kịp trở tay, thu dọn đồ đạc trong nhà. Nơi đây ngôi chùa Vĩnh Phúc (chùa Phúc Tự) ngập cổng tam quan, may mắn chùa nằm ở địa thế đồi cao, nên nước chỉ vào ở dưới bậc thềm chánh điện. Sau gần 2 ngày nước rút, người dân mới ổn định trở lại đời sống sinh hoạt thôn xóm .


Đoàn lại đến xã Thạch Hóa, và Đức Hóa , nơi đông là một vùng bị ngập sâu nhất và nghèo nhất. Gặp lại như người dân ở nơi này sau bão lụt chúng tôi thật khó cầm được nước mắt. Với tâm nguyện của Đại Đức Thích Định Tuệ mong muốn cho người dân nơi đây sau cơn lũ lụt được ổn định cuộc sống.Xoa dịu nỗi đau thiên tai " Một miếng khi đói, bằng một gói khi no" . Thầy cám ơn các Quý Phật Tử gần xa đã đóng góp cho chương trình Từ Thiện thành công tốt đẹp, mang lại ý nghĩa lợi lạc lớn cho đông đảo bà con vùng lũ tỉnh Quảng Bình. Chuyến đi đã thành công tốt đẹp và để lại niềm hân hoan của các nơi mà đoàn đã đến.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận :























































Tác giả bài viết: Hồng Nga

Quán Thế Âm - vị Bồ-tát hộ trì bình an

Quán Thế Âm - vị Bồ-tát hộ trì bình an

Đăng lúc: 21:13 - 04/09/2016

Quán Thế Âm là vị Bồ-tát có công hạnh đặc sắc, năng lực vĩ đại và trí tuệ tỏa sáng muôn nơi để cứu giúp chúng sanh trở về đường giác.

Công hạnh của Ngài được nói đến thông qua những bộ kinh tinh hoa của Phật giáo Đại thừa như kinh Bát nhã, kinh Pháp hoa, kinh Hoa nghiêm, kinh Duy ma, kinh Đại bảo tích, kinh Đại Niết-bàn và kinh Vô lượng thọ...
Đặc biệt, tinh thần từ bi cứu khổ cứu nạn của Bồ-tát Quán Thế Âm phổ cập giữa thế gian như một hiện tượng văn hóa cách tân, báo hiệu một nguồn sinh khí mới, rất thân thiện, gần gũi với tâm lý của con người trong từng ngõ ngách cuộc sống. Theo quy luật tự nhiên, hạnh nguyện cứu giúp, gia hộ của Bồ-tát Quán Thế Âm (gọi chung là tư tưởng Quán Âm) thích hợp với thực tiễn xã hội nên được đa số quần chúng đón nhận nhiệt tình. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển trên đất mẹ (Ấn Độ) rồi truyền sang các nước Đông Nam Á, tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm đã để lại nhiều dấu ấn rất sâu đậm trong đời sống văn hoá, xã hội và lịch sử.

Nhà nghiên cứu Phật học Nhật Bản Kimura Taiken nhận định: “Theo một ý nghĩa nào đó ta có thể nói rằng sự phát triển về Phật Bà Quan Âm là nguyên nhân chủ yếu làm cho giáo lý Phật giáo biến thiên và triển đạt. Do đó, vấn đề bộ phái Phật giáo liên quan tới Bồ-tát luôn được coi là một vấn đề vô cùng trọng yếu” 1.

Thật vậy, Bồ-tát Quán Thế Âm lấy thế giới Ta-bà làm trung tâm hóa độ. Ngài dùng mọi phương tiện dẫn dắt chúng sanh thoát mọi khổ đau trần thế. Ngài phổ độ bằng cách tiếp cận chúng sanh xem như thân bằng quyến thuộc. Nên mọi người con Phật cảm nhận sự hiện diện của Ngài rất gần gũi, rất thân thiện, dễ dàng đi vào lòng người, vào lòng xã hội. Đặc trưng “giáo lý Phật giáo biến thiên và triển đạt” nghĩa là phương pháp độ sanh thẫm sâu vào đời sống nhân sinh, là niềm tin cứu độ cùng với sự kính ngưỡng vô biên, không phải ở lãnh vực thuyết pháp khai tâm mở trí. Nên nói, Bồ-tát Quán Thế Âm không những đứng ở một vị trí tôn kính, tôn thờ như Đức Phật Thích Ca, mà niềm tin về Ngài còn ăn sâu vào trong tâm tư, tình cảm, thật thân thương và gần gũi.

Cho đến hôm nay, trong tâm thức người Việt, Bồ-tát Quán Thế Âm có sức mạnh siêu nhiên, luôn biến hóa cứu độ chúng sanh trong mọi hoàn cảnh. Hàng năm, có ba ngày lễ vía Bồ-tát Quán Thế Âm: Đó là ngày 19 tháng 2 âm lịch vía Bồ-tát Quán Thế Âm đản sinh, ngày 19 tháng 6 âm lịch vía Bồ-tát thành đạo, ngày 19 tháng 9 âm lịch vía Bồ-tát xuất gia. Ngoài ra, một hóa thân khác của Quán Thế Âm là Bồ-tát Chuẩn Đề, vía Ngài ngày 16 tháng 3 âm lịch. Các hoạt động lễ hội tưởng niệm và cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm trong toàn quốc thường được tổ chức vào các ngày vía này.

Truyền thống người Việt luôn tưởng nhớ tổ tiên và thờ cúng những người đã khuất là tập tục lưu truyền nhiều đời. Họ quan niệm người khuất phải sanh một cõi nào đó theo nghiệp của mình, trôi lăn theo sáu nẻo luân hồi. Vì tập nghiệp chúng sanh hầu hết nặng về tham ái nên vì nhân tham ái mà tái sanh vào ngạ quỷ. Vì thế người con Phật quan niệm lễ chẩn tế cô hồn sẽ giúp hương linh (ngạ quỷ) giảm bớt khổ đau, đói khát, và người cúng thí nhờ đó mà tạo ra phước báo vô lượng. Trong lễ cúng thí này, Bồ-tát Quán Thế Âm (hiện thân Tiêu Diện Đại Sĩ) được tôn trí ở vị trí cao nhất để thống lĩnh, giáo hóa, ban vui, cứu khổ cho các chúng sinh ngạ quỷ, cô hồn.

Đón linh hồn người quá cố về,

Mời Phật Bà Bồ-tát.

Đưa linh hồn người quá cố ra cửa ngục,

Thỉnh cầu xá tội 2.

Lễ thí thực cô hồn cũng góp phần làm vơi nỗi đau lòng của người đang sống và kính nhớ tổ tiên quá vãng của mình. Vì thế, lễ chẩn tế cô hồn thường được tổ chức nhân mùa Vu lan Báo hiếu. Đặc biệt, ngày nay lễ chẩn tế cô hồn được các nhà doanh nhân tổ chức trong những dịp khai trương để cầu âm siêu dương thái, mong trí tuệ sáng suốt và tâm từ rộng mở trong việc kinh doanh buôn bán.

Lễ chẩn tế cô hồn phản ánh nhiều khía cạnh, văn chương, triết lý và tín ngưỡng, nói chung là tất cả tinh hoa trong nền triết học Phật giáo Đại thừa Mật tông. Bố trí đàn tràng theo hình thức của Maṇḍala3. Thiết trí một vòng tròn, tượng trưng cho đóa sen nở trọn và tượng trưng căn bản vũ trụ luận của Mật tông. Có hai bộ Maṇḍala: Kim cang giới Mạn-đà-la (Vajradhātu-Maṇḍala) đại diện cho trí tuệ và Thai tạng giới Mạn-đà-la (Gabhadhātu-Maṇḍala), đại diện cho tâm đại bi của Như Lai.

Hiện nay, tượng Bồ-tát Quán Thế Âm không chỉ tôn thờ trong chùa mà còn xuất hiện trong vườn nhà, nơi làm việc. Hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm đã xuất hiện trên các cung đường, những địa điểm nguy hiểm để trấn giữ yêu quái, gia hộ bình an, cứu giúp dân chúng an lành. Người dân thường đặt tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ở những nơi thường xảy ra tai nạn hoặc các nơi công cộng, ngay cả trên tàu xe, với niềm tin tưởng Ngài che chở, gia hộ an lành cho những chuyến đi xa.

Đơn cử như tại Quốc lộ 1A đi Vũng Tàu, ngay vòng xoay xa lộ (ngã tư Vũng Tàu) có tôn trí thờ Bồ-tát, với những câu chuyện truyền nhau về sự linh nghiệm của Phật Bà Quán Âm. Người ta tin rằng, những nơi có Ngài xuất hiện sẽ được hộ trì, giảm bớt tai nạn giao thông, làm cho người điều khiển xe cảm thấy bình an qua những khu vực nguy hiểm.

Những gia đình có điều kiện xây nhà cao tầng thường đặt tượng Bồ-tát Quán Thế Âm trên sân thượng để trấn giữ yêu quái, giúp người nhà yên lành. Họ tin rằng, thờ Ngài để ngăn cản điềm xấu đến gia đình, giúp gia chủ làm ăn thuận buồm xuôi gió, mọi người trong gia đình ít ốm đau bệnh tật. Nhiều người đeo đồ trang sức có hình Bồ-tát Quán Thế Âm với niềm tin sẽ được Ngài độ trì trong cuộc sống hàng ngày.

Tại các bệnh viện, người ta tôn trí tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, bởi họ tin rằng mỗi khi người bệnh thấy mẹ Quán Âm là họ cảm nhận được sự che chở. Đứng trước những nỗi đau bệnh tật của người nhà và của chính mình, ngoài việc phó thác cho đội ngũ bác sĩ điều trị, mọi người vẫn mong một sự nhiệm mầu, cụ thể là mong việc hóa hiện các thân của Mẹ Quán Âm để giúp người thoát khổ, thoát khỏi nguy nan bệnh tật cận kề sanh tử. Lúc này, hơn khi nào, người tín tâm cầu nguyện năng lực vô úy, một khả năng đặc thù chỉ những ai thật định tĩnh, tự tin và từ bi vô hạn mới có thể làm con người yên tâm dù hoàn cảnh trước mặt đang xảy ra vô cùng bất lợi và nguy hiểm.

Cho nên, tư tưởng Quán Âm không chỉ ở địa vị tôn thờ mà còn gắn liền với môi trường sống và làm việc, rất thân thương và gần gũi. Việc thờ cúng Bồ-tát Quán Thế Âm rất đa dạng, từ bàn thờ trang nghiêm, đến trước sân chùa, hang động, hồ nước hay nơi công cộng, nơi làm việc, hay đeo tượng Quán Thế Âm trên người đều mang ý nghĩa hộ trì cho con người bình an trong mọi hoàn cảnh sống. Điều này chứng tỏ tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm đã đi sâu vào lòng quần chúng, xuất phát từ niềm tin rằng Ngài là vị Bồ-tát độ trì bình an.

Thích Nữ Tâm Diệu

Chùa Phúc Thành tổ chức: Đêm Thắp Nến Tri Ân "Cha Mẹ Là Mãi Mãi"

Chùa Phúc Thành tổ chức: Đêm Thắp Nến Tri Ân "Cha Mẹ Là Mãi Mãi"

Đăng lúc: 23:21 - 15/08/2016

Tối ngày 12/07/Bính Thân, (nhằm ngày 14-8-2016), tại Chùa Phúc Thành (xã Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An). Đại Đức Thích Định Tuệ đã long trọng tổ chức đêm thắp nến tri ân với chủ đề " Cha Mẹ là mãi mãi ", để bày tỏ tấm lòng hiếu kính của người con Phật với truyền thống tri ân và báo ân trong mùa Vu Lan Báo Hiếu.Truyền thống ấy đã hài hòa một cách sâu sắc và tồn tại với truyền thống ngàn đời của Dân Tộc Việt Nam
Đêm nay dưới bầu trời , không gian trầm mặc trong không khí trang nghiêm cùng với sự ,tham dự và chứng minh trong buổi lễ có : Đại Đức Thích Minh Lâm; Đại Đức Thích Định Tuệ , Đại Đức Thích Tâm Ngọc Phó ban văn hóa GHPGVN ,Tỉnh Nghệ An - cùng các Chư Tăng, Ni trong và ngoài tỉnh. Cùng với hơn 2000 thiện nam, tín nữ, Phật Tử đã về tham dự trong đêm thắp nến tri ân Cha Mẹ là mãi mãi , chương trình thắp nến tri ân với nhiều hình thức phong phú, nhằm dâng lên cúng dường Tam Bảo, báo đền ơn nghĩa Tổ tiên và công ơn cao trọng của những đấng sinh thành, bất luận nền luân lý nào, từ đông sang tây cũng lấy chữ hiếu làm đầu. Người xưa đã đặt ra tiêu chuẩn " Thiên kinh vạn quyển, hiếu kính vi tiên" nghĩa là muôn vàn kinh sách đều lấy chữ hiếu làm đầu, người con có hiếu thảo với Cha Mẹ đều thành tựu tốt đẹp, ngược lại bất hiếu với Cha Mẹ thì mất tất cả.
Thế nên Đức Phật có dạy tội ác lớn nhất là không gì bằng bất hiếu, điều thiện lớn nhất không gì bằng có hiếu, tối hôm nay tất cả chúng ta lại đau đáu tấc dạ và nhớ về Cha và Mẹ, một tình cảm thiêng liêng cao quí đối với hai đấng Sinh thành.
Mở đầu đêm thắp nến tri Ân là chương trình cài hoa hồng cho các Phật tử tới tham dự lễ, tiếp theo đó là chương trình văn nghệ chào mừng của Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ và Gia Đình Vườn Tuệ đã dâng lên lời ca tiếng hát ca ngợi về Cha Mẹ với những tình cảm thật sâu sắc, thiêng liêng nhất
Tháng bảy mùa thu lá rụng vàng
Ấy hồn nhân loại đón vu lan
Bâng khuâng nhớ đến ân sinh dưỡng
Thổn thức trong con ngấn lệ tràn











các Em trong Gia Đình Vườn Tuệ cài Hoa Hồng cho các Phật Tử





Hai MC Gia Đình Vườn Tuệ đẫn chương trình văn nghệ

Chư Tôn Đức Tăng ,Ni Chứng minh đêm ca nhạc hát về Cha Mẹ

Đại Đức Thích Minh Lâm đang hát tặng các Phật tử ca khúc tâm sự về Mẹ






tiết mục múa của các Em trong Gia Đình Vườn Tuệ



Phật Tử nhí đang thể hiện ca khúc về Mẹ
















Phật Tử Tuệ Phương bày tỏ những cảm xúc của đêm thắp nến tri ân

Phật Tử Tuệ Tâm đoc lời cảm niệm về Cha Mẹ



Đại Đức Thích Định Tuệ dâng hương cúng dường lên Đức Phật



Chư Tôn Đức truyền ánh sáng từ Đức Từ Phụ và đưa ánh sáng trí Tuệ xuống cho các phật tử



Cầm ngọn nến trên tay, các Phật tử được Đại đức Thích Định Tuệ cùng các Chư Tôn Đức Tăng Ni đã truyền ánh sáng đến cho các phật tử và ánh sáng của trí tuệ, tuệ giác từ chư tôn Đức tăng ni, sứ giả của như lai, đem ánh sáng chân lý tối thượng chan hòa khắp mọi nơi, thông qua ánh sáng của những ngọn nến lung linh huyền ảo, chúng ta đã gửi trọn tấm lòng tri ân đến cha mẹ, người đã sinh thành chúng ta ,thắp sáng lên từ trái tim ,từ tầm hồn của chúng ta gủi đến Cha Mẹ



Ngọn nến lung linh thật nhiệm màu
Tay truyền tay nhận đẹp làm sao
Quang minh tỏ rạng nơi dương thế
Soi sáng tâm con tự thưở nào





































Ánh nến đã tràn ngập khắp nơi ,ánh sáng của đêm hoa đăng đã làm ấm lại những tâm hồn hoang lạnh .Ánh sáng nối tiếp ánh sáng ,hàng vạn trái tim đã hòa cùng dịp đập ,cùng hướng về Cha Mẹ với lòng biết ơn vô bờ bến, Mong rằng hình ảnh của đêm Hoa đăng tối hôm nay sẽ mãi mãi không phai nhạt trong tâm trí của chúng ta
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu này Đại Đức Thích Định Tuệ đã tổ chức cầu siêu cho các Anh Hùng Liệt Sĩ và cung tiến chư vị Hương Linh cửu huyền thất Tổ, Ông Bà Cha Mẹ của các gia đình và đã qui y Tam Bảo cho hơn 100 Tân Phật Tử trong tỉnh nhà.







Tác giả bài viết: Hồng Nga

Ý nghĩa nghi lễ "bông hồng cài áo" trong ngày Vu Lan

Ý nghĩa nghi lễ "bông hồng cài áo" trong ngày Vu Lan

Đăng lúc: 18:10 - 12/08/2016

Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan biểu trưng cho chữ Hiếu, bày tỏ sự biết ơn, lòng hiếu thảo con cái muốn gửi đến cha mẹ.
Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn dưỡng dục của bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến những người làm cha, làm mẹ.

y-nghia-nghi-le-quotbong-hong-cai-aoquot-trong-ngay-vu-lan-giadinhvietnam.com 1

"Bông hồng cài áo" trong ngày Vu Lan biểu trưng cho chữ Hiếu, bày tỏ sự biết ơn, lòng hiếu thảo con cái muốn gửi đến cha mẹ. (Ảnh: Internet)
Màu sắc hoa hồng trắng hay đỏ chỉ là sự quy ước. Trong ngày lễ Vu Lan, dù cài hoa màu gì thì cũng là hướng về cha mẹ, mong cho cha mẹ những điều an lành, cũng như tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Khi cha mẹ còn trên cõi trần, thì chúng ta phụng dưỡng, vấn an, lo cho từng miếng cơm, chén thuốc , chia sẻ buồn vui. Khi bố mẹ lìa trần, chúng ta vẫn giữ lòng biết ơn, hiếu thảo ấy bằng cách hồi hướng những công đức mình đã tích góp đến cha mẹ.

Riêng bậc tu hành thì các chư tăng, ni sẽ cài hoa màu vàng, vì dù họ không có điều kiện chăm sóc cha mẹ mỗi bữa ăn, mỗi giấc ngủ nhưng với trí tuệ của mình sẽ hướng dẫn cha mẹ đi đúng đường mà sớm về cõi an vui vĩnh hằng. Nhưng dù là ai, có tu thành chính quả hay nghiệp chướng vẫn còn nặng nề, thì trong ngày lễ Vu Lan cũng là ngày để chúng ta cùng nghĩ về những công đức, khó nhọc mà cha mẹ đã vì ta mà gánh chịu, đã vì ta mà tạo nghiệp – từ đó, khơi dậy lòng hiếu thảo, nhắc nhở ta, làm những điều tốt đẹp cho cha mẹ, cho muôn chúng sinh để hồi hướng công đức cho cha mẹ mình dù còn sống hay đã khuất.

y-nghia-nghi-le-quotbong-hong-cai-aoquot-trong-ngay-vu-lan-giadinhvietnam.com 2

(Ảnh: Zing)

→ Cách cúng rằm tháng 7: Hướng dẫn làm đèn hoa sen cho lễ Vu Lan

Cài hoa màu gì không quan trọng mà chúng ta cần ý thức rõ ràng rằng, bông hoa chúng ta sẽ cài vào tâm khảm sâu xa của trái tim hiếu thảo là những “bông hồng tâm linh”. Một khi cài vào cái tâm hiếu thảo sâu sắc hướng đến cha mẹ thì màu sắc của bông hồng tâm linh sẽ cực kỳ rực rỡ, nhiệm màu, nghi thức lễ Vu Lan không nên tiếp cận theo góc độ chỉ là thuần túy tín ngưỡng tôn giáo, mà cần thắp lên ngọn đuốc trí tuệ của tình thương yêu. Đó là ý nghĩa đích thực của ngày Vu Lan, là nét đẹp nhân văn trong ứng xử của những người là con đại hiếu, bởi sự hiếu thảo không thuộc về bất kì tôn giáo nào. Nó thuộc về điều tốt đẹp vốn có sẵn trong từng trái tim nhân ái của mỗi con người chúng ta.

Nghi thức “Bông hồng cài áo” xuất phát từ ý tưởng của GS. TS. Ngô Đức Thịnh - Giám đốc TT Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam. Ý tưởng này được lấy từ áng văn về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết vào năm 1960.

Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư thấy lạ khi người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của hành động này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông hồng cài áo” vào năm 1962.

Cũng từ đó, nghi thức “Bông hồng cài áo” trong ngày Vu Lan được phổ thông hóa và trở thành ngày lễ trong Phật giáo, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt, hữu hiệu trong việc giáo dục mỗi con người về lòng hiếu thảo và tình người.

→ Sự thật về việc phơi quần áo qua đêm bị ám âm khí trong tháng cô hồn

Chi Mai (tổng hợp)

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 11
  • Hôm nay 3,268
  • Tháng hiện tại 39,723
  • Tổng lượt truy cập 23,445,972