Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Ý nghĩa của việc tu phước

Ý nghĩa của việc tu phước

Đăng lúc: 20:08 - 03/01/2017

Nếu mình muốn cầu nhiều phước thì phải tu phước, tu phước thì phải trồng phước, giống như nông dân làm ruộng, phải nỗ lực trồng trọt thì mới có thu hoạch, người tu phước cũng vậy, phải đem hạt giống phước đức gieo khắp ruộng phước ( phước điền ) thì mình sẽ thu hoạch được quả của phước báo.


Ý nghĩa của việc tu phước
I. Phước là gì?
Phước là chỉ cho sự giàu sang, sống thọ, con cháu đùm đề và thân thể khỏe mạnh của người thế gian. Hàn phi Tử nói : “ sống thọ, giàu sang được gọi là phước mà người đời ai cũng muốn có, ai cũng muốn năm phước vào nhà” ( ngũ phước lâm môn ). Vậy ngũ phước là gì?
1. Sống thọ
2. Giàu sang
3. Khỏe mạnh và yên ổn
4. Đức độ được con cháu hiếu thuận
5. Sống đến cuối đời và ra đi nhẹ nhàng
Nhưng đây chỉ là Tục phước của người đời, nó có giới hạn và vô thường, không bằng Hồng phước của cỏi trời, mà Hồng phước của cỏi trời lại không bằng Thanh phước vô ngã của hàng nhị thừa, Thanh phước của hàng nhị thừa thì lại không bằng phước Vô tướng của Bồ Tát, bởi vì Bồ Tát bố thí vô tướng, trong không thấy người bố thí, ngoài không thấy vật bố thí và cũng không thấy người nhận vật bố thí cho nên gọi là “tam luận thể không”. Vì vậy phước của vị đó đạt được là rất lớn. Tuy nhiên, vẫn không bằng phước thật tướng của chư Phật. bởi vì chư Phật đã tu phước, tu huệ, trăm ngàn kiếp đã trồng các tướng hảo, đến khi đầy đủ phước đức trí tuệ, viên mãn bồ đề., đạt vô sở đắc, nên phước báo mà chư Phật đạt được là rất lớn, không thể nghĩ bàn.
Không luận là tục phước của thế gian, Hồng phước của cỏi trời, Thanh phước của hàng Thanh văn, phước vô tướng của Bồ tát, phước thật tướng của chư Phật đều phải dựa vào sự vun trồng của bản thân, mình làm mình nhận, chẳng phải người khác cho, cũng chẳng phải trời ban bố. Nếu như một người thật lòng bố thí thì chắc chắn sẽ được giàu sang, phú quý. Người từ tâm không sát hại sẽ được khỏe mạnh, trường thọ. Người không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành thì chắc chắn được cát tường như ý, tiêu trừ tai nạn. người nào có thể bố thí vô tướng, rộng tu phước tuệ thì nhất định sẽ thành Phật. Cho nên nói “ Họa phước không có cửa, chỉ do mình tạo, người không có phước cần phải vun trồng phước, phải tu phước thì mới có đời sống tốt đẹp” chúng ta cần phải tích phước, vun bồi phước và phải cầu nhiều phước.

II. Vì sao phải cầu nhiều phước
Nếu mình muốn cầu nhiều phước thì phải tu phước, tu phước thì phải trồng phước, giống như nông dân làm ruộng, phải nỗ lực trồng trọt thì mới có thu hoạch, người tu phước cũng vậy, phải đem hạt giống phước đức gieo khắp ruộng phước ( phước điền ) thì mình sẽ thu hoạch được quả của phước báo.
Phước điền là gì ? kinh Vô Lượng Thọ có ghi “ Phước thọ của thế gian giống như sinh vật trong ruộng. nên gọi là ruộng phước (phước điền)” phước điền thế gian lại có thể phân ra làm nhiều loại.
Một là Kính điền và Bi điền: đối với cha mẹ thầy tổ và tam bảo mà sinh tâm cung kính, cúng dường, phụng dưỡng gọi là Kính điền. đối với những người nghèo khổ, bần cùng tỏ lòng thương sót, bình đẳng cứu giúp, khiến họ thoát khổ gọi là Bi điền.
Hai là Báo ân phước điền: Đối với cha mẹ, sư trưởng cho đến những người có ơn đối với ta thì phài hiếu kính, phụng dưỡng, đem các vật chất để cúng dường , giúp tinh thần an ổn thì mình sẽ được tăng trưởng phước báo đó gọi là báo ân phước điền. Cung kính Tam Bảo, công đước thù thắng sẽ được phước lớn, đó gọi là công đức phước điền. đối với hạng người bần cùng của thế gian, thương sót giúp đỡ, cho họ những vật cần thiết, cứu giúp những lúc hoạn nạn, thì sẽ tích phước rất nhiều, đó gọi là bần cùng phước điền.
Ba là Thú điền, Khổ điền, Ân điền và Đức điền: Đối với tất cả sức sanh, yêu thương, giúp đỡ bình đẳng gọi là Thú điền. đối với những người đang bị buồn khổ, bình đẳng cứu giúp thì gọi là Khổ điền. đối với cha mẹ, sư trưởng thì hiếu thuận cung kính, cúng dường, hầu hạ thì gọi là Ân điền. đối với Tam bảo thì cung kính cúng dường thì gọi là Đức điền.
Bốn là trong kinh Phạm võng đã ghi lại: 1. Phật, 2. Thánh nhân, 3. Hòa thượng (thọ giới bổn sư), 4. sư trưởng, 5. Tăng nhân, 6. Cha, 7. Mẹ, 8. người bệnh. Đối với 8 hạng người ở trên mà sanh tâm cúng kính, bố thí cúng dường, yêu thương giup đỡ thì có thể sanh vô lượng phước đức cho nên gọi là phước điền. nhưng trong 8 loại phước điền đó thì chăm sóc người bệnh là phước điền lớn nhất. khi đức Phật còn tại thế, ngài đã từng chăm sóc và lo thuốc thang cho tỳ kheo bị bệnh, rồi ngài Ngộ Đạt quốc sư đời nhà Đường cũng do lòng từ bi mà chăm sóc cho một vị tăng bị bệnh ghẻ lở, giúp cho vị đó hết đau khổ và sự xa lánh của mọi người. cho nên người nào muốn tu phước thì phải chú ý đến phước điền chăm sóc người bệnh.
Người tu phước, ngoài việc gieo trồng thật nhiều phước điền, thích làm việc thiện và bố thí, còn phải có lòng từ bi đối với tất cả, bởi vì tất cả chúng sinh đều có ân với chúng ta. Cơm ăn, áo mặc hay việc đi lại của chúng ta điều phải dựa vào việc cung cấp của mọi người, nếu như người nông dân không làm ruộng, người công nhân không dệt vải, giao thông không thuận tiện thì người buôn bán không thể vận chuyển được hàng hóa, chúng ta sẽ không có cách giải quyết được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nếu như không có sự dạy dỗ, chỉ bảo của sư trưởng thì làm sao tăng trưởng tri thức. nếu như không có sự trừng phạt và ngăn chặn của pháp luật, dịch vụ y tế , giữ gìn trật tự cho đến việc thúc đẩy phát triển các tiện ích công cộng thì làm thế nào người dân sống và làm việc. Vì vậy mọi người không chỉ báo đáp ân của cha mẹ, sư trưởng mà còn phải báo đáp Ân của mọi người, vì vậy đức Phật dạy “ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân tam bảo, ân đất nước, ân chúng sanh đều phải báo đáp”. Giữa người và người nếu có tâm báo đáp, cung kính lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau thì đâu chỉ là trồng phước, vã lại mọi người đều có phước, rõ ràng là tạo phúc cho mọi người, phước lợi cho xã hội, phước báo đó thật là lớn và nhiều vô kể.
Hoặc có người nói “ nghèo khổ thì khó làm việc bố thí, tôi vốn rất thích tu phước, đáng tiếc là kinh tế khó khăn, xin dạy cho tôi trồng phước thế nào? Nên biết không chỉ có tiền mới làm phước được, bởi vì tiền bạc chỉ là một phần của tài thí, ngoài ra trong nhà vật chất dư thừa có thể bố thí, quần áo dư thừa có thể bố thí, người có tri thức có thể bố thí, người có sức khỏe cũng có thể bố thí.
Cung kính hầu hạ những người lớn tuổi ở trong nhà là tu phước, thương yêu giúp đỡ nhưng người nhỏ tuổi cũng là tu phước. Đến chùa lạy Phật là tu phước, giúp đỡ mọi người, quét dọn chùa tháp cũng là tu phước. Ở ngoài xã hội thì tuân giữ luật pháp là tu phước, giữa gìn bảo vệ đồ vật công cộng cũng là tu phước, thậm chí khuyên người làm thiện hoặc cứu giúp người lúc hoạn nạn đều là tu phước.
Người tu phước ngoài việc trồng nhiều phước điền lại còn phải biết tiếc phước, tích phước, chớ làm việc tổn phước. tục ngữ có câu “ có phước thì không thể hưởng hết”. nếu không thì vui quá sanh buồn, hết phước sẽ đọa, nếu người vô phước càng khổ hơn. Vì vậy, Phật giáo ngoài việc khuyên người gieo trồng phước, vun bồi phước, tích phước còn phải biết tiếc phước. tốt nhất là tu phước hữu lậu, tiến lên nữa là tu phước vô lậu. nhờ tu phước tiểu quả của nhân thiên rồi tiến lên tu phước rộng lớn của Phật đạo. Ngày xưa vua Lương Võ Đế hỏi tổ sư Đạt Ma rằng:
_ Từ khi tôi lên ngôi đến nay đã xây dựng rất nhiều chùa tháp, độ cho rất nhiều người xuất gia, vậy tôi được bao nhiêu phước đức?
Tổ Đạt Ma nói:
_Một tí công đức cũng không có.
Bởi vì tổ Đạt Ma cho rằng: “Nhân của hữu lậu thì chỉ đắc quả nhỏ của Nhân thiên, hết phước sẽ đọa trở lại. Đối với việc kiến tánh thành Phật chẳng bổ ích tí nào cả. cho nên tổ mới nói như vậy. Đáng tiếc là vua Lương Võ Đế chấp vào tướng bố thí nên không ngộ được ý chỉ của bậc thánh.
Đến như phước vô lậu là từ tâm vô lậu mà sanh, cho nên bảo tâm vô lậu là tâm vô ngã, dùng tâm vô lậu để làm việc bố thí chính là bố thí vô tướng. kinh Kim Cang có ghi: Bồ tát không trụ vào tướng bố thí cho nên phước đức lớn không thể nghĩ bàn. Lại nữa, đức Phật hỏi ngài Tu Bồ Đề :
_Nếu có người đem hết thất bảo trong tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, người ấy được bao nhiêu phước đức?
Tu bồ Đề trả lời:
_Dạ thưa, rất nhiều.
Đức Phật dạy: Nếu lại có người ở trong kinh này thọ trì cho đến 4 câu kệ rồi đem giảng nói cho người khác, phước đức của người nầy lớn hơn người kia. Vì sao?
_ Này Tu Bồ Đề ! tất cả chư Phật và pháp vô thượng chánh đẳng giác của chư Phật đều từ kinh này mà lưu xuất, cho nên phước của người đó rất lớn.
Tóm lại, nếu muốn trở thành người tốt, hay muốn thành Phật đi nữa thì điều trước tiên là phải Tu Phước.

Quảng Tráng

TP.HCM: Trang nghiêm tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức

TP.HCM: Trang nghiêm tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức

Đăng lúc: 19:06 - 27/05/2016

Tại Văn phòng Ban Thường trực HĐTS GHPGVN phía Nam - thiền viện Quảng Đức, Q.3, TP.HCM, chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS GHPGVN TP.HCM, Tăng Ni, Phật tử, môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm cử hành lễ tưởng niệm lần thứ 53 ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và hiệp kỵ chư Thánh tử đạo do Ban Thường trực HĐTS GHPGVN kết hợp BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức vào sáng nay, 26-5 (nhằm ngày 20-4-Bính Thân).

ANH BT (3).JPG

ANH BT (2).JPG
Chư tôn đức HĐCM, HĐTS, BTS PG TP, quan khách tham dự

Quang lâm chứng minh và tham dự có sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm: HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Hiển Tu, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Viên Giác, HT.Thích Giác Tường, đồng UVTT HĐCM.

HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS PG TP; HT.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Giác Toàng, đồng Phó Chủ tịch HĐTS, chư tôn đức Văn phòng II TƯGH, ban, viện T.Ư, BTS PG tỉnh Long An, Bình Dương; 24 BTS PG quận, huyện TP.HCM; chư Tăng Ni các trường hạ TP.HCM, môn đồ pháp quyến Bồ-tát Thích Quảng Đức.

Đến dự lễ tưởng niệm còn có các ông: Đỗ Văn Phớn, Phó Vụ trưởng Vụ Tôn giáo Ban Dân vận T.Ư; Trần Tấn Hùng, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Nguyễn Văn Tính, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP; Nguyễn Ngọc Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP; Phạm Quang Đồng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo TP; Nguyễn Văn Trãi, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Q.3 cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể quận 3.

ANH BT (5).JPG
Chư tôn đức tham dự lễ tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức

ANH BT (4).JPG
HT.Thích Thiện Pháp cung tuyên tiểu sử Bồ-tát

Tại lễ tưởng niệm, HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư đã cung tuyên tiểu sử Bồ-tát Thích Quảng Đức (1897-1963). Theo đó nêu lại hành trạng của Bồ-tát từ khi ngài mới xuất gia cho đến khi ngài thiêu thân đòi bình đẳng, hòa bình cho dân tộc, sự trường tồn của Đạo pháp.

Theo đó, năm 15 tuổi, Hòa thượng thọ giới Sa-di, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ-kheo và Bồ-tát giới, được Hòa thượng Bổn sư ban pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hành Pháp, pháp hiệu Quảng Đức.

Suốt cuộc đời hành đạo ở miền Trung và miền Nam, Hòa thượng đã khai sơn, trùng tu, xây dựng 31 ngôi chùa. Ngôi chùa cuối cùng nơi ngài trụ trì là chùa Quán Thế Âm, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Sinh thời, ngài được thỉnh giữ chức Kiểm Tăng cho Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa; Phó Trị sự và Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Tăng già Việt Nam, trụ trì chùa Phước Hòa (trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt).

ANH BT (6).JPG
Mô đồ pháp quyến Bồ-tát Thích Quảng Đức

Ngày 11-6-1963 (nhằm ngày 20-4-Quý Mão), trong cuộc diễu hành trên 8.000 vị Tăng Ni để đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo và sự tôn trọng lá cờ Phật giáo, cùng sự thực thi 5 nguyện vọng chân chính của Phật giáo nên ngài đã quyết định thực hành hạnh nguyện tự thiêu, cúng dường cho Đạo Pháp và đồng thời chứng tỏ những nguyện vọng chính đáng của Phật giáo…

Chính vì tâm nguyện này, bằng tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi, vô úy của đạo Phật, ngài đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt, Sài Gòn (nay là ngã tư Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu, Q.3), ngọn lửa thiêu thân ngài trở thành ngọn lửa vô úy – ngọn lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức, trái tim Xá-lợi để lại trở thành trái tim bất diệt trong lòng Tăng Ni, Phật tử khắp năm châu.

ANH BT (7).JPG
HT.Thích Thiện Nhơn đọc lời tưởng niệm

Trong không khí trang nghiêm, thành kính hướng về Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và chư Thánh tử đạo đã xả thân cho sự trường tồn của Đạo pháp, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt TƯGH và BTS GHPGVN TP.HCM đọc lời tưởng niệm.

“Bằng đức đại hùng, đại lực, đại từ bi của Bồ-tát, ngài đã lấy tình thương xóa bỏ hận thù, lấy tình thương phủ lên sắt thép, lấy tình thương hóa giải bất công, tàn bạo, góp phần thành công cho cuộc đấu tranh đòi bình đẳng, tự do tín ngưỡng tôn giáo… Thắm thoát, 53 năm đã trôi qua, dù không gian có biến dịch, thời gian có đi qua, quá khứ đã lui về dĩ vãng, lịch sử có sang trang, nhưng công đức mà Bồ-tát và chư Thánh tử đạo đã hy sinh cho Đạo pháp trường tồn, chúng sinh an lạc, tự do tín ngưỡng được tôn trọng sẽ còn sống mãi trong lòng người con Phật Việt Nam và lịch sử Phật giáo Việt Nam cùng thế giới”- Hòa thượng nhấn mạnh.

Ngày nay, con đường được mang tên Thích Quảng Đức, chạy ngang qua chùa Quán Thế Âm, quận Phú Nhuận và Tượng đài công viên Bồ-tát Thích Quảng Đức tại Q.3, là dấu ấn sự kiện cách nay 53 năm Bồ-tát đã tự thiêu thân cho sự trường tồn của Đạo pháp. Đó là một minh chứng hùng hồn cho lịch sử, mà thế hệ trước cũng như những thế hệ sau của nhân dân thành phố, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, TP.Hồ Chí Minh mãi mãi ghi nhớ và trân trọng công đức của Bồ-tát đã hy sinh cho Đạo pháp và Dân tộc.

ANH BT (9).JPG
Chư tôn giáo phẩm niêm hương tưởng niệm

ANH BT (12).JPG
Thành kính tri ân công đức của Bồ-tát cho Đạo pháp và Dân tộc

Tại lễ đường, TT.Thích Lệ Trang, Phó ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Nghi lễ PG TP đã thành kính xướng lễ cúng dường, chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS PG TP cùng quý khách đã thành kính niêm hương tưởng niệm công đức sâu dày của Bồ-tát đối với Đạo pháp và Dân tộc. Toàn thể đạo tràng chí thành dâng nén tâm hương tưởng niệm, nhất tâm tụng khóa Bát-nhã cúng dường Bồ-tát Thích Quảng Đức và chư Thánh tử đạo đã xả thân cho sự trường tồn của Đạo pháp.

Ngọn lửa thiêng hùng tráng, vô úy, từ bi của Bồ-tát Thích Quảng Đức và pháp thân lồng lộng của ngài, gương hy sinh cao cả của chư thánh tử đạo sẽ soi đường cho GHPGVN và Tăng Ni, Phật tử Việt Nam hoàn thành sứ mạng lịch sử thiêng liêng trọng đại, phát triển Giáo hội vững mạnh, trang nghiêm, ổn định trong lòng dân tộc.

ANH BT (11).JPG
Đại diện các ban, ngành T.Ư, TP.HCM niêm hương tưởng niệm

ANH BT (10).JPG
Phật giáo TP.HCM, các tỉnh, thành về tham dự lễ tưởng niệm

Bo-Tat Thich Quang Duc (12).JPG
Quý Ni trưởng, Ni sư thành kính tưởng niệm

ANH BT (1).JPG
HT.Thích Thiện Tánh thay mặt Ban Tổ chức đọc lời cảm tạ

Sáng nay, 26-5, tại tổ đình Quán Thế Âm, quận Phú Nhuận, trú xứ cuối cùng của Bồ-tát Thích Quảng Đức, chư Tăng, Phật tử đã trang nghiêm cử hành lễ tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức.

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 11
  • Hôm nay 3,623
  • Tháng hiện tại 61,008
  • Tổng lượt truy cập 23,467,257