Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới sau vụ phá dỡ

Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới sau vụ phá dỡ

Đăng lúc: 19:45 - 31/10/2016

Theo chàng trai Việt vừa trở về từ Larung Gar, một số khu nhà đã bị dỡ bỏ và đang xây mới, nhưng toàn bộ học viện vẫn rất đẹp, không thay đổi nhiều so với tưởng tượng ban đầu.



Ngày 19/10, Trần Năm Thương (biệt danh Mèo Già) có chuyến khám phá Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới với 40.000 nhà sư cùng kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà gỗ đỏ ở Larung Gar. Dưới đây là chia sẻ của anh.

Học viện nằm giữa thung lũng biệt lập, cách Thành Đô (Trung Quốc) 650 km. Larung Gar trở thành điểm đến khá nhạy cảm vì từ tháng 5 chính quyền quyết định cấm du khách nước ngoài vào tham quan nên để tới được đây là điều không hề dễ dàng.



Từ Thành Đô chúng tôi di chuyển tới Wangdo, một thị trấn cách Larung Gar 80 km và nghỉ lại. Sáng sớm hôm sau người lái xe đến đưa chúng tôi đi từ sớm, qua điểm kiểm tra của cảnh sát từ khi họ chưa làm việc.



Đến Larung Gar chúng tôi hòa vào dòng người du lịch bản địa và di chuyển vào phía trong học viện. Khung cảnh choáng ngợp của những tòa nhà màu sắc xếp chồng lên cao vút bên sườn đồi đập vào mắt chúng tôi. Một chút tuyết trắng còn vương lại từ đêm qua trên những nóc nhà gỗ càng làm cho khung cảnh thêm ấn tượng.



Buổi chiều nắng lên cả thung lũng bừng sáng trong ánh mặt trời, cuộc sống của các tăng, ni ở đây diễn ra khá nhộn nhịp với những sinh hoạt đời thường từ mua bán, ăn uống, đọc kinh và nghiên cứu học tập.



Để ý kỹ chúng tôi nhận ra một số khu nhà đã bị dỡ bỏ và đang được tiến hành xây mới.



Nhưng toàn bộ học viện vẫn rất đẹp, không thay đổi nhiều so với tưởng tượng của chúng tôi trước khi đến. Nơi đây chắc chắn vẫn là một điểm đến đặc biệt hấp dẫn với những người đam mê khám phá.



Đứng trên sườn đồi cao và mê mẩn ngắm những dãy nhà độc đáo là nơi ăn ở sinh hoạt của các nhà sư đang rực rỡ trong ánh nắng chiều - một trải nghiệm đáng nhớ của mọi người trong chuyến đi.



Khi đã vào bên trong thì chúng tôi đi lại khá thoải mái, khám phá các ngõ ngách và cảm nhận đời sống của các sư trong học viện. Các nhà sư ở đây thường không thích bị chụp ảnh vì người Tây Tạng quan niệm chụp ảnh là bị tổn thọ. Du khách nên lưu ý điều đó để tránh biến mình thành kẻ thô lỗ.



Những con đường trong thung lũng Larung Gar.



Và khi đêm xuống Larung Gar trở nên huyền bí hơn trong ánh đèn phát ra từ hàng nghìn ô cửa nhỏ.

Theo Mèo Già/Vnexpress.net

Trung Quốc phá dỡ nhà cửa ở học viện Phật giáo lớn nhất thế giới

Trung Quốc phá dỡ nhà cửa ở học viện Phật giáo lớn nhất thế giới

Đăng lúc: 07:53 - 23/07/2016

Để đảm bảo về an toàn hỏa hoạn, Trung Quốc đã phá dỡ Học viện Phật giáo Larung Gar, Tây Tạng.
Hôm 20/7 vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành phá dỡ các trung tâm nghiên cứu Phật giáo và khu nhà ở tại đây. Thông tin trên đã gây nên bức xúc cho nhiều người trên toàn thế giới.

Theo kế hoạch, chính quyền sẽ bắt đầu tiến hành phá dỡ từ ngày 25/7 nhưng vì một vài lý do, kế hoạch đã được tiến hành sớm 5 ngày.

Trung Quốc phá dỡ nhà cửa ở học viện Phật giáo lớn nhất thế giới - Ảnh 1.
Những ngôi nhà gỗ đỏ nổi tiếng tại Larung Gar đang bị phá dỡ.

Theo đài BBC Anh Quốc, đây là một phần trong kế hoạch giảm dân số lớn tại đây. Khu vực có diện tích không lớn, lại nằm ở độ cao 4,000m so với mặt nước biển mà có khoảng 10,000 tăng ni thường trú (tạm trú có thể gần 40.000 người). Chưa kể từ năm 2011, khu vực đã mở cửa cho du khách nên số người tới đây cũng rất đông.

Việc phá dỡ là một phần trong chiến dịch cắt giảm dân số xuống còn 5.000 người vào tháng 9/2017. Đã có 60-70% ngôi nhà bị đánh dấu phá bỏ. Chính quyền lo ngại việc quá tải dân số có thể dẫn tới các vấn đề an toàn và hỏa hoạn.

"Việc phá dỡ khu Học viện Phật giáo được tiến hành từ 8h sáng khi những người được chính quyền cử xuống bắt đầu tiến hành phá bỏ các khu nhà chính phủ không cho phép lưu trú", một nhà sư giấu tên chia sẻ.

Hiện tại, nhiều người dân Tây Tạng đang kêu gọi mọi người từ khắp nơi ký tên nhằm yêu cầu can thiệp vào việc phá dỡ học viện. Học viện đã đóng cửa với du khách nước ngoài kể từ ngày 16/6.

Trung Quốc phá dỡ nhà cửa ở học viện Phật giáo lớn nhất thế giới - Ảnh 2.
Khu vực ngổn ngang với đống đổ nát.

Từ lâu, học viện Phật Giáo Larung Gar, nằm trong thung lũng Larung, Tây Tạng đã nổi tiếng không chỉ với những người theo đạo Phật mà còn với dân du lịch muốn khám phá những vùng đất mới. Nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng, cách thị trấn Sertar 15 km, Học viện Phật giáo Larung Gar là trung tâm Phật giáo lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất thế giới.

Trung Quốc phá dỡ nhà cửa ở học viện Phật giáo lớn nhất thế giới - Ảnh 3.
Trong mắt họ, Tây Tạng chứa đầy những điều huyền bí và học viện Phật Giáo Larung Gar là một nơi không thể bỏ qua khi tới đây.

Chiêm ngưỡng 5 tu viện Phật giáo đẹp nhất châu Á

Chiêm ngưỡng 5 tu viện Phật giáo đẹp nhất châu Á

Đăng lúc: 15:33 - 06/06/2016

Không chỉ là địa danh tôn giáo, những tu viện dưới đây còn là những kiệt tác kiến trúc đẹp nhất châu Á.

5. Tu viện Taung Kalat, Myanmar
Chiem nguong 5 tu vien Phat giao dep nhat chau A
Du khách phải đi chân trần vượt qua 777 bậc thang để lên đến tu viện trên đỉnh núi.
Tu viện Taung Kalat nằm trên đỉnh núi Popa - một ngọn núi lửa đã tắt với chiều cao 1.500m so với mực nước biển. Muốn lên tới tu viện trên đỉnh núi, bạn được yêu cầu phải bỏ vớ và giày để đi chân trần vượt qua 777 bậc thang. Bạn cũng có thể bắt gặp rất nhiều khỉ trên đường đi và nên giữ hành lý cũng như đồ ăn cẩn thận để tránh bị chúng giật mất.
4. Tu viện Phugta Gompa, Ấn Độ
Chiem nguong 5 tu vien Phat giao dep nhat chau A-Hinh-2
Tu viện Phugta Gompa được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, bùn, đá và gỗ.
Tu viện Phugta Gompa nằm ẩn mình trên hẻm núi cao 3.800m ở khu Đông Nam Zanska thuộc dãy núi Himalaya. Đây là nơi ở của khoảng 70 tu sĩ với cấu trúc đặc biệt, được xây dựng từ thế kỷ XII bởi Lama Gangsem Sherap Sampo. Điều đáng kinh ngạc là dù được xây dựng bằng gạch, bùn, đá và gỗ, tu viện này vẫn tồn tại hàng trăm năm qua.
3. Tu viện Ki, Ấn Độ
Chiem nguong 5 tu vien Phat giao dep nhat chau A-Hinh-3
Đây là nơi đào tạo 300 Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng.
Tu viện Ki (đánh vần là Ki, Key hoặc Kee) nằm trong ngôi làng Ki thuộc dãy núi Himalaya. Tu viện Phật giáo Tây Tạng này nằm trên đỉnh của một ngọn đồi cao 4.166m so với mực nước biển, nhìn xuống thung lũng Spiti. Nó là trung tâm đào tạo tôn giáo cho Lạt Ma và từng chứng kiến nhiều cuộc tấn công của quân Mông Cổ và nhiều quân đội khác.
2. Tu viện Paro Taktsang, Bhutan
Chiem nguong 5 tu vien Phat giao dep nhat chau A-Hinh-4
Tương truyền Guru Rinpoche đã cưỡi hổ bay lên vách đá Paro để ngồi thiền suốt ba năm, ba tháng, ba ngày và ba giờ liên tục ở 13 hang động.
Paro Taktsang hay còn gọi là tu viện Hang Hổ nằm chênh vênh bên một vách đá 3.000m ở thung lũng Paro thuộc dãy Himalaya. Theo truyền thuyết, Guru Rinpoche, người được coi là đức Phật thứ hai, đã đến vách đá này bằng cách cưỡi trên lưng một con hổ rồi ngồi thiền định trong các hang động. Tu viện này được xây dựng từ năm 1692 và được trùng tu vào năm 1998. Nơi đây có những khóa tu rất nghiêm ngặt và cách duy nhất để đến đây là đi bộ hoặc cưỡi la.
1. Tu viện Thiksey, Ấn Độ
Chiem nguong 5 tu vien Phat giao dep nhat chau A-Hinh-5
Tu viện Thiksey có kiến trúc rất giống cung điện Potala ở Lhasa.
Là tu viện lớn thứ hai ở bang Ladakh (Ấn Độ), Thiksey gây chú ý bởi nó nằm biệt lập trên một ngọn đồi, bao quanh là hoang mạc cát khổng lồ. Nó bao gồm nhiều tòa nhà có tứ tự cao dần. Một số người liên tưởng nó giống một thị trấn nhỏ màu trắng như trong cổ tích. Đây là một điểm tham quan yêu thích của khách du lịch, nhiều người đánh giá là tu viện đẹp nhất trong khu vực. Một trong những điểm cao nhất ở đây là chùa Di Lặc, trong đó có một bức tượng Phật Di Lặc cao 15m. Nó được xây dựng để kỷ niệm chuyến thăm của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào năm 1970, và mất 4 năm mới hoàn thành.
Mai Hạ (Theo Detechter)

Câu chuyện luân hồi: Hòa thượng một niệm bất chính hủy đi cơ duyên cả đời tu luyện

Câu chuyện luân hồi: Hòa thượng một niệm bất chính hủy đi cơ duyên cả đời tu luyện

Đăng lúc: 18:41 - 07/09/2015

Có bao giờ bạn suy nghĩ rằng người thân, bạn bè, những người mà bạn gặp trong cuộc đời này là ngẫu nhiên không? Tại sao đó không phải là một người khác? Thực ra những quan hệ xã hội trong hiện tại tất cả đều dựa trên tiền duyên. Tiền duyên có một mối liên hệ mật thiết với sự luân hồi hay chuyển sinh mà Phật gia hay nói tới.
tu luyện, luân hồi, hòa thượng,
Hòa thượng Hoa Nghiêm là một đồ đệ của Thần Tú, ông tổ Bắc Phái của Thiền Tông. Ông từng tu hành tại Thiên Cung Tự thuộc Lạc Dương, Hà Nam, nơi ông dẫn dắt hơn 300 đồ đệ tu hành. Có một quy tắc nghiêm ngặt ở trong chùa là tất cả đồ đệ phải sắp xếp tề chỉnh bình bát (bát khất thực) của mình ra trước khi bữa ăn được phục vụ.
Một hòa thượng trong số các đồ đệ của Hoa Nghiêm ở tầng tu luyện cao hơn tất cả những người khác. Tuy vậy, ông lại rất hẹp hòi và cáu kỉnh. Một lần, vị hòa thượng này không dùng bữa cùng những hòa thượng khác vì ông đang ốm.
Một hòa thượng, người mới vào chùa đã để mất chiếc bát, tới để gặp vị này. Anh bái lạy và nói: “Tôi không có bát để ăn cơm. Tôi không biết phải làm sao nếu không có chiếc bát. Tôi băn khoăn không biết ông có thể vui lòng cho tôi mượn chiếc bát của ông hôm nay không. Tôi sẽ đi mua một chiếc mới vào ngày mai”.
Vị hòa thượng kia từ chối không cho anh ta mượn chiếc bát. Ông đáp: “Tôi đã dùng chiếc bát này vài chục năm rồi. Tôi sợ anh sẽ vô tình làm vỡ nó”. Vị hòa thượng tập sự van nài: “Tôi chỉ dùng nó cho bữa hôm nay thôi, rồi sẽ trả lại ông ngay. Làm sao tôi có thể làm vỡ nó khi tôi chỉ cầm nó trong chốc lát thôi?”
Sau khi cam đoan nhiều lần, vị hòa thượng kia cuối cùng đã cho anh ta mượn chiếc bát. Trước khi ông đưa chiếc bát, ông đã cảnh báo: “Tôi trân quý chiếc bát này còn hơn cả mạng sống của tôi. Nếu anh làm hư hỏng chiếc bát, anh đã thực sự giết tôi đấy!”
Vị hòa thượng trẻ cầm lấy chiếc bát, và anh giữ nó một cách cẩn thận bằng cả hai tay. Ngay khi anh vừa ăn xong và sẵn sàng trả chiếc bát, anh đã bắt đầu vội vội vàng vàng từ trong phòng. Vị hòa thượng tập sự này cầm chiếc bát và chạy xuống cầu thang từ nhà ăn. Không may, anh vấp vào một viên gạch và ngã xuống. Chiếc bát vỡ tan tành. Sau một lúc, vị hòa thượng kia bắt đầu thúc giục anh trả lại ông chiếc bát.
Vị hòa thượng mới này rất sợ sệt, nhưng anh không còn cách nào khác ngoài đến gặp vị hòa thượng kia và nhận lỗi. Anh xin lỗi bằng cách liên tục khấu đầu, nhưng vị hòa thượng kia gào lên: “Giờ anh đã thực sự giết tôi rồi đó!” Ông nổi trận lôi đình và không ngừng la mắng và chửi rủa độc ác. Vì biến cố này, sức khỏe của ông xấu đi nhanh chóng. Ông qua đời vào ngày hôm sau.
Một thời gian sau biến cố này, hòa thượng Hoa Nghiêm có một buổi giảng kinh tại chùa Nhạc Tự ở trên Tung Sơn cho hơn 100 đồ đệ, bao gồm cả vị hòa thượng tập sự kia. Đột nhiên, một âm thanh giống như một cơn bão ập tới từ thung lũng phía ngoài ngôi chùa.
Hòa thượng Hoa Nghiêm bèn bảo vị hòa thượng tập sự sang đứng bên cạnh ông. Ngay sau đó, một con rắn khổng lồ dài cỡ 8-9 trượng và đường kính cỡ 4-5 cánh tay bò vào trong chùa với một cái nhìn đầy phẫn nộ và miệng há to. Tất cả hòa thượng đứng xung quanh Hoa Nghiêm đều muốn trốn đi, nhưng Hoa Nghiêm đã ngăn họ lại, và yêu cầu họ đừng cử động.
Con rắn khổng lồ bò một cách chậm chạp vào giảng đường. Khi leo lên cầu thang, nó bắt đầu nhìn quanh và cố tìm kiếm thứ gì đó hay ai đó. Hòa thượng Hoa Nghiêm đứng chặn đường nó với một cây tích trượng và hô: “Dừng lại!” khi con rắn định bò lên ghế trong giảng đường. Con rắn khổng lồ bỗng cúi đầu xuống và nhắm mắt lại.
Hòa thượng Hoa Nghiêm bắt đầu quở mắng con rắn, gõ vào đầu nó bằng cây tích trượng và nói: “Giờ ngươi đã minh bạch được nghiệp mà ngươi đã tạo ra hay chưa. Ngươi nên hồi hướng Tam bảo”. [Chú thích: ‘Tam bảo’ là một ẩn dụ trong Phật giáo.] Ông yêu cầu tất cả hòa thượng ở đó cùng nhau niệm kinh Phật hướng về con rắn, và con rắn bò ra khỏi chùa.
Hòa thượng Hoa Nghiêm bèn triệu hồi vị hòa thượng tập sự tới và nói: “Con rắn đó là thầy của con (vị hòa thượng đã chết). Sau nhiều năm tu hành, ông ấy đã gần đạt chính quả. Tuy nhiên, ông ấy đã nổi giận chỉ vì chiếc bát đó. Thay vì tu thành chính quả, ông ấy đã chuyển sinh thành một con đại mãng xà. Ông ấy tới để giết con vì con đã làm vỡ chiếc bát. Nếu thật sự giết con, ông ấy sẽ phải xuống ngục vô gián, và bị chịu dày vò mãi mãi ở trong đó. May mắn thay, ta đã chặn ông ấy gây tội ác đúng lúc, và giải thoát ông ấy khỏi kiếp sống của con đại mãng xà. Bây giờ con nên đi xem ông ấy ra sao”.
Người đệ tử bèn đi ra và tìm kiếm con đại mãng xà. Thật là dễ dàng để lần theo dấu vết của con rắn dựa vào các đám cây cỏ bị đổ rạp khi nó bò qua. Bước đi theo vết bò của con rắn giống như bước đi trên một con đường trải dành cho xe ngựa kéo. Con rắn đã bò được 45 lý vào một vùng sơn cốc rất hẻo lánh trước khi nó tự vẫn bằng cách đập đầu vào một tảng đá. Người đệ tử trở về và báo với hòa thượng Hoa Nghiêm về điều đã xảy ra với con rắn.
Hòa thượng Hoa Nghiêm nói: “Bây giờ con rắn đã chuyển sinh thành đứa con gái sắp sinh của Bùi lang trung. Đứa bé gái này mười phần thông tuệ, nhưng lại chết yểu vào tuổi 18. Và rồi cô lại sẽ được đầu thai thành một đứa bé trai, sẽ xuất gia và tu hành theo Phật giáo khi lớn lên. Bùi lang trung là một trong những đồ đệ của ta. Con có thể tới thị trấn và thăm hỏi Bùi lang trung giùm ta. Phu nhân của Bùi lang trung đang gặp khó khăn khi sinh nở. Con nên đi ngay lập tức và giúp đỡ đứa bé gái.”
Ông Bùi Khoan là một vị lang trung phục vụ trong quân đội. Ông cũng là một đồ đệ của hòa thượng Hoa Nghiêm. Vị hòa thượng tập sự đi vào thành, và bái kiến gia đình ông Bùi Khoan. Tình cờ, ông Bùi đang xin nghỉ phép ở nhà để chăm sóc phu nhân. Người đệ tử bèn nhờ người hầu chuyển giúp lời tới ông Bùi: “Hòa thượng Hoa Nghiêm có chuyển lời tới ông!”
Vị lang trung bèn đi ra ngoài để gặp người đệ tử; trông ông khá bối rối. Người đệ tử hỏi lý do và biết được rằng phu nhân của ông đã bị đẻ khó từ sáu đến bảy ngày. Ông Bùi đã ở bên phu nhân của ông mỗi đêm với cây đèn dầu. Dường như bà và đứa bé đang trong tình trạng rất nguy kịch.
Người đệ tử nói: “Tôi có thể giúp đỡ phu nhân”. Người đệ tử yêu cầu trải một tấm chiếu sạch ở nhà ngoài bên cạnh buồng ngủ. Người đệ tử bèn ngồi lên tấm chiếu, đốt hương, gõ khánh, và kêu lên ba lần: “Hòa thượng.”
Phu nhân của ông Bùi lập tức sinh hạ được một đứa bé gái. Đứa bé gái này qua đời vào tuổi 18 đúng như hòa thượng Hoa Nghiêm đã dự báo.
Những câu chuyện luân hồi thật kỳ lạ, nhân duyên khiến cho người ta phải gặp lại nhau, dù là thiện duyên hay ác duyên cũng vậy, hãy cứ vui vẻ mà đối diện. Hy vọng rằng bạn sẽ có được cảm hứng từ câu chuyện này và nhận ra được tầm quan trọng của việc đối xử với những người chúng ta gặp bằng một trái tim từ thiện.
Tài liệu gốc: Sưu tập những câu chuyện kỳ dị (Thái Bình Quảng Ký)

Theo Chánh Kiến

Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Ladakh, Tiểu Tây Tạng trên đất Ấn

Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Ladakh, Tiểu Tây Tạng trên đất Ấn

Đăng lúc: 06:48 - 29/07/2015

pituk Monastery, Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ, 27/07/2015 – Sáng sớm mùa Thu, bầu trời trong sáng bình minh, những áng mây trắng bãng lãng lững lờ trôi, chiếc máy bay vừa hạ cánh mặt phẳng hoang mạc ở miền cao tại Leh, Ladakh, bang Jammu và Kashmir (J&K), phía Bắc Ấn Độ, đức Đạt Lai Lạt Ma bước xuống Phi trường, cơn gió nhẹ thoáng qua hòa cùng đoàn người đứng tại sân bay để thành kính cung nghinh, Ngài được chư tôn đức Tăng già địa phương nồng nhiệt tiếp đón như các vị Kushok Bakula Rinpoche, Ganden Tri Rinpoche, Rizong Rinpoche, Bakula Rinpoche, Thiksey Rinpoche và nhiều Lạt Ma khác.
Lãnh Chính quyền địa phương và các chức sắc Tôn giáo cũng ra tận phi trường để tiếp đón đức Đạt Lai Lạt Ma, có sự hiện diện của Cư sĩ Tsering Dorjee, Bộ trưởng Bộ Nhà nước bang Jammu và Kashmir (J&K), Ông Chering Dorjay, chủ tịch Hội đồng phát triển miền núi tự quản Ladakh của Ấn Độ (Ladakh Autonomous Hill Development Council), Sheikh Syebuddin và Ashraf Ali, đại diện Cộng đồng Hồi giáo, David Gergen, đại diện giáo phận Ladakh Thiên Chúa giáo, Tu viện Gompa, Ladakh, Tsering Dolma, lãnh đạo Hiệp hội Phụ nữ, Rinchen Namgyal, lãnh đạo Hiệp hội Thanh niên. . .
Hàng nghìn người dân địa phương đứng chắp tay cung kính chào đón và dâng hương hoa dọc theo bên đường từ sân bay đến Tu viện Spituk. Nhiều người trong số họ từ các làng khác nhau của thung lũng Leh, Ladakh với những bộ trang phục truyền thống dân tộc. Những vị Tu sĩ đánh trống và thổi sừng hòa âm phối nhạc để thể hiện lòng tôn kính, long trọng nghinh tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng.
Vừa đến Tu viện Spituk, nhị vị Ganden Tri Rinpoche và Bakula Rinpoche cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma vào phòng khách nghỉ giải lao, sau đó cung thỉnh Ngài vào Pháp đường.
Đăng lâm Bảo tòa, đức Đạt Lai Lạt Ma Khai thị rằng: “Tôi rất hoan hỷ khi được biết trong vòng từ 10 đến 20 năm qua, quý vị thường đến Trung tâm để thỉnh vấn tôi về sự cần thiết phải nghiên cứu các văn bản cổ điển. Gần đây, tôi đã hoàn thành các chuyến công du hoằng pháp các nước Âu, Mỹ, Anh, Pháp, Đức trước ngày Sinh nhật lần thứ 80 của tôi tại Dharamsala. Vì tuổi cao sức yếu cho nên tôi cần phải có thời gian thư giản, cho nên tôi chỉ lưu lại đây trong vài ngày. Hy vọng rằng các cảm thông cho sự giới hạn thời gian ở nơi đây”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ thêm về khí hậu, đặc biệt Ngài quan tâm đến khí hậu của địa phương. Ngài nói rằng các nhà khoa học mới đây đã phát hiện sự gia tăng của Băng, Tuyết ở vùng Bắc cự, có thể ảnh hưởng không khí lạnh của thời tiết năm nay.

Khoảng không gian mênh mông của dãy Himalaya (Hy Mã Lạp sơn), khi máy bay hạ cánh tại thung lũng Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015


Chiếc phi cơ chở đức Đạt Lai Lạt Ma vừa hạ cánh tại thung lũng Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Hòa thượng Gaden Tripa Rizong Rinpoche cung đón đức Đạt Lai Lạt Ma tại sân bay Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Hòa thượng Gaden Tripa Rizong Rinpoche cung đón đức Đạt Lai Lạt Ma tại sân bay Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Cộng đồng Tây Tạng đứng hai bên đường thành kính cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma từ sân bay đến Tu viện Spituk, Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Chư tôn đức Tăng già địa phương, trang nghiêm pháp phục long trọng cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Người dân địa phương mặc trang phục truyền thống, cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Chư tôn đức Tăng già địa phương trổi nhạc tiếp rước đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Đức Đạt Lai Lạt Ma đăng lâm Bảo tòa khai thị tại Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại tại Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.

Thích Vân Phong (Tin từ VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong - Ảnh: Tenzin Choejor)

grab14345062184 Copy 298568082

Nepal: đang khắc phục Chùa Tháp Swayambhunath sau trận động đất

Đăng lúc: 06:21 - 18/06/2015

Một trong những ngôi Cổ tự và Bảo tháp được tôn kính và linh thiêng nhất ở Nepal đã bị thiệt hại trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Những nhà Bảo tồn hy vọng sẽ khắc phục Bảo Tháp trước mùa mưa.
Chùa Tháp Swayambhunath còn được gọi là chùa Khỉ (bởi nơi đây có nhiều khỉ cư trú, đặc biệt là ban đêm), ngôi Cổ tự tọa lạc trên một ngọn đồi được bao phủ bởi rặng cây xanh ở phía Tây thung lũng Kathmandu, nơi thu hút du khách thập phương hành hương trãi qua 1.400 năm qua. Đỉnh Bảo Tháp cao vút với sắc huỳnh kim lấp lánh và mái vòm màu trắng vươn lên trên ngọn đồi, hòa lẫn bầu trời mây bay bãng lãng, từ xa xa đã dễ dàng nhìn thấy.

Chùa Tháp Swayambhunath được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1979.

Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu, chia sẻ rằng: “Bảo Tháp Swayambhunath đã bị ảnh hưởng trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Chúng ta phải khẩn trương khắc phục những vết của Bảo Tháp trước mùa mưa”.

Dân Nepal và người nước ngoài cùng làm công việc dọn dẹp các mảnh vỡ của Thánh tích này sau trọng động đất vào ngày 25/04/2015 đã cướp đi hơn 8.500 người, bị thương 23.000 người và hàng trăm nghìn người vô gia cư, đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Các trận động đất kinh hoàng đã tàn phá các di sản cổ xưa của Nepal, đây là trung tâm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của nhiều người dân địa phương, bởi Thánh tích này là một hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, một nơi thu ngoại tệ, góp ngân sách cho địa phương.

Theo tài liệu của UNESCO, hơn 30 di tích trong thung lũng Kathmandu đã bị thiệt hại trong trận động đất, và đã phát hiện thêm 120 di tích khác bị một phần thiệt hại.

Ông Christian Manhart, Giám đốc UNESCO tại Kathmandu và đồng nghiệp ước tính sẽ mất ít nhất $ 160,000,000 để sửa chữa và khôi phục 1.000 di tích bị hư hỏng, và bị phá hủy bao gồm Tu viện, Đền miếu công trình văn hóa lịch sử trên khắp cả nước. Đối với quốc gia đa Tôn giáo sắc tộc này, việc phục dựng lại là một ưu tiên đặc biệt.

Ông David Andolfatto, Nhà khảo cổ học và sử học nghệ thuật, một chuyên gia tư vấn của UNESCO, cho biết: “Chúng tôi đang kiểm kê các di tích di sản làm từ đá, đất nung và cất giữ tạm trong ngôi Cổ Tự. Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi hiện nay là ngăn chặn để chúng không bị cướp đi.

Bình nhật mỗi buổi sáng cư dân địa phương và du khách hành hương đi nhiễu quanh Đại bảo tháp Swayambhu, nhưng bây giờ họ không thể đến Thánh tích này được bởi không an toàn”.

Sau trận động đất, Ông David Andolfatto vội vã ra đường, nhảy vọt lên xe đạp của mình để đi kiểm tra Bảo tháp Swayambhu, nằm ở phía tây của thành phố Kathmandu. Ông đã dành thời gian quý báu của mình cho việc bảo vệ Thánh tích này cho đến hôm nay.

Cùng với việc khắc phục sửa chữa các vết nứt của Bảo Tháp, Ông là người nỗ lực giám sát những bích họa có nguy cơ mất dạng tại một ngôi Cổ tự nhỏ có tên là Shantipur. Điều này đòi hỏi sự phối hợp cẩn thận với chư tôn đức Phật giáo địa phương, và chỉ có các vị Giáo phẩm Phật giáo mới hiểu rõ được những chi tiết nơi tôn nghiêm bên trong ngôi Cổ tự nhỏ này.

Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu nói: “Trong trận động đất kinh hoàng vừa qua, tại Trung tâm Thủ đô, Bảo tàng Hanuman Dhoka Palace cũng chịu chung số phận trong tình trạng thảm khốc. Các bức tường và mái nhà bị rã tan.

Quân đội và các công nhân đang bảo vệ các địa điểm di tích, họ đang củng cố các bức tường và việc tìm kiếm các bộ phận khác của để bảo vệ trước khi cơn mưa đến.

Theo UNESCO đánh giá thiệt hại của trận động đất được tập trung ở thung lũng Kathmandu, một vị trí đặc biệt trong lịch sử Nam Á. Trong khi Phật giáo Ấn Độ phần lớn bị biến mất vào khoảng thế kỷ 12, nhưng Phật giáo tại Kathmandu vẫn phát triển mạnh (Năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã dần dà bị tiêu hủy. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ). Chúng tôi đã nghiên cứu lịch sử Phật giáo và Ấn Độ giáo tuyệt vời.

Ví dụ, một số Tự viện Phật giáo có khả năng phát triển ở đó và lan rộng khắp châu Á, những truyền thống này vẫn sôi động cho đến khi trận động đất rung chuyển đã lật đổ hàng chục công trình.

Hằng ngày mọi người đến các Tự viện Phật giáo để chiêm bái, sinh hoạt Tín ngưỡng Chánh tín, thưởng thức nghệ thuật kiến trúc, một tách Trà đạo, màu xanh biếc của những ngọn đồi núi xum xuê hùng vĩ. . .

UNESCO và Bộ Văn hóa Nepal đang tập trung vào việc củng cố di tích bị hư hỏng và có nguy cơ sụp đổ trong mùa mưa sắp tới, mưa kéo dài suốt mùa hè. Sau đó, họ sẽ chuyển sang phục hồi cấu trúc sụp đổ, kể cả nhà lịch sử.

Có những bản vẽ kiến trúc rộng lớn, cung cấp một cơ sở vững chắc để xây dựng lại. May mắn thay, hiện số tài chính quyên góp lên đến 400.000 USD và tổng cộng $ 2.000.000 từ các quốc gia Sri Lanka, Đức, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác”.

Theo chuyên gia Andolfatto tự tin rằng: “Người Nepal sẽ vượt qua những bi kịch và phục hồi di tích lịch sử văn hóa Tôn giáo một cách nhanh chóng bởi nhu cầu tối cần thiết bởi yếu tố tâm linh và về tinh thần dân tộc của họ”.















Thích Vân Phong(Theo Geographic. Ảnh: Niranjan Shrestha)

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 20
  • Hôm nay 1,454
  • Tháng hiện tại 63,208
  • Tổng lượt truy cập 23,469,457