Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
IMG 5501

Sám hối như thế nào là đúng?

Đăng lúc: 07:52 - 29/06/2018

Đức Phật dạy “ Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Đã là người phàm thì ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác. Vì vậy trong đạo Phật có pháp Sám hối. Nhưng sám hối như thế nào là đúng?

Nhất-xiển-đề & sơ tâm

Nhất-xiển-đề & sơ tâm

Đăng lúc: 19:21 - 01/07/2017

“Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”
(Trịnh Công Sơn)

Khi mới bước chân vào đạo, mình thành kính, thiết tha muốn được thấy rõ phương pháp nào dẫn mình đến sự chứng ngộ nhanh nhất. Như một tờ giấy trắng, chúng ta từ từ được nhuộm theo những gì mình tiếp xúc về đạo Phật. Nên có câu ‘Nhất niên Phật tại tiền, nhị niên Phật thăng thiên, tam niên bất kiến Phật’. Ngày đầu đến chùa thấy tu theo Phật sao dễ quá, nhưng sau ba năm thì thấy Phật cũng mất luôn!

Điều đáng buồn là, lẽ ra, nếu tu tập mà không thấy tiến bộ thì bỏ công tìm minh sư hay đường tu khác, đằng này, lại trở nên nghi ngờ Tam bảo, nghi ngờ luôn cả bản thân, rồi xem thường chuyện tu hành. Và cuối cùng, trở thành một kẻ nhất-xiển-đề!

shutterstock435140692.jpg
Sơ tâm là nói về cái tâm lành, tâm tốt, tâm luôn hướng thượng - Ảnh minh họa

Nhất-xiển-đề, Phạn ngữ Icchantika, là một khái niệm nói về một hạng người ‘đặc biệt nguy hiểm’ trong đạo Phật, mà hạng người này cũng tồn tại trong các tôn giáo khác. Theo dịch nghĩa chữ Hán, nhất-xiển-đề là bất tín hay tín bất cụ, nghĩa là không có lòng tin, không đủ lòng tin. Lòng tin ở đây được hiểu là tin vào Tam bảo, vào lý nhân quả - duyên sinh, và nghiệp báo.

Trong kinh Tăng chi (chương Ba pháp, phẩm Ba hạng người), hạng người gọi là ‘không hy vọng’, được mô tả như sau: ‘Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người không hy vọng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người ác giới, tánh tình độc ác, sở hành bất tịnh, có những hành vi che đậy, không phải là Sa-môn, nhưng hiện tướng là Sa-môn, không sống Phạm hạnh, nhưng hiện tướng có Phạm hạnh, nội tâm hôi hám, ứ đầy tham dục, tánh tình bất tịnh’. Như vậy, tất cả đều là sống hình tướng, bề ngoài dù trên danh nghĩa là người tu theo Phật pháp.

Cũng theo kinh Tăng chi (chương Bốn pháp, phẩm Kesi), Đức Phật mô tả hạng người này như sau: ‘Bị giết hại, này Kesi, là con người này, trong giới luật của bậc Thánh, bị Như Lai nghĩ rằng không đáng được nói đến, không đáng được giáo giới, bị các vị đồng Phạm hạnh có trí nghĩ rằng không đáng được nói đến, không đáng được giáo giới’. Rõ ràng, họ không còn coi trọng giới luật, nên không còn xứng đáng được thọ giới. Và tất nhiên, họ cũng chẳng màng đến chuyện họ có được xem là Phật tử hay không! Theo kinh Đại bát Niết-bàn (quyển 1): ‘Nhất-xiển-đề là kẻ dứt tuyệt gốc rễ của mọi điều lành, lòng không nương theo bất cứ pháp lành nào, thậm chí chẳng sanh được một niệm lành”.

Làm người, ai cũng từng có lỗi lầm. Nên Phật có nói về hai hạng người tốt: Một là người chưa bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai, là người có lỗi mà biết ăn năn, hối quá, sửa sai. Tuy nhiên, kẻ gọi là nhất-xiển-đề đã không còn biết tàm, biết quý. Họ đã trở thành một chuyên gia lừa đảo (con artist), không sợ nhân quả, không tin đạo thánh; chỉ nghĩ lợi về mình và dùng mọi thủ đoạn, lợi dụng danh nghĩa Phật pháp để thành công.

Dù người có hám danh, như ngài Cầu Danh Bồ-tát (tiền thân Phật Di Lặc) được mô tả trong kinh Pháp hoa, nhưng biết hổ thẹn và sợ nhân quả cũng vẫn có cơ hội tu tập giải thoát. Đây là điểm chính yếu mà Phật đã dạy trong kinh Trung Bộ (kinh số 27): ‘Phật lấy hình ảnh người thợ rừng theo dấu một con voi lớn để giải thích làm cách nào đệ tử đạt đến sự xác tín hoàn toàn đối với chân lý Ngài dạy’ (Ni sư Trí Hải dịch). Tu tập thành tựu theo những điều Phật dạy, như là thợ rừng theo dấu chân voi, là mục đích tối hậu mà Đức Phật đã truyền trao giáo pháp cho chúng ta. Nên có nhiều mẩu chuyện rất cụ thể trong đời thường để chúng ta rút kinh nghiệm: Câu chuyện về một nhà tâm lý dạy cách nào để có hạnh phúc nhưng chính mình, khi bị hỏi, rất lúng túng vì ít khi có hạnh phúc. Hay, một vị sư có một người đệ tử nhờ sư khuyên bảo con của người này bỏ hút thuốc, nghiện rượu… nhưng oái oăm thay chính vị sư kia cũng đang hút thuốc và uống rượu. Hoặc, một bác sĩ chuyên giúp trị bệnh cho người, nhưng bản thân thì mệt mỏi, hay đau bệnh v.v…

Trên đây là những trường hợp điển hình cụ thể đang xảy ra nhan nhản khắp nơi. Nên người tu Phật phải biết ứng dụng lời Phật dạy cho chính mình và thận trọng, gìn giữ tâm Bồ-đề của mình, không để bị rạn nứt. Giác Ngộ online ngày 29-5-2017 đã nêu lên ‘ba nhóm vấn nạn tiêu biểu’ hiện đang xảy ra nơi các tự viện, chùa chiền: Đó là (1) Phát triển khuynh hướng tư hữu cá nhân; (2) Không có khả năng quản trị ngôi đạo tràng của mình, có xu hướng sống tà mạng, nặng về cơ sở vật chất; và (3) Tình trạng lạm dụng các tiện ích công nghệ thông tin’. Đây là những tín hiệu cho thấy khuynh hướng nhất-xiển-đề đang ngày lan rộng mạnh.

Thiền sư Ðạo Nguyên (Dogen, 1200-1253) rất tâm đắc về pháp môn thiền Sơ tâm và pháp môn này được truyền thừa cho đến ngày nay. Ngài dạy rằng: Người tu học Phật pháp phải luôn giữ gìn cái tâm ban đầu (sơ tâm) vì nếu không, sơ tâm sẽ bị các pháp thế gian làm điên đảo, mộng tưởng. Khi sơ tâm bị bể vỡ, con đường để trở thành một người nhất-xiển-đề sẽ không xa vì lòng tin vào Phật pháp đang bị bào mòn, sút giảm, khô kiệt dần.

Đỗ Đình Đồng dịch Tâm Ban sơ, nguyên tác Zen Mind, Beginner’s Mind của Shunryu Suzuki: ‘Giả sử quý vị tụng Tâm kinh Bát-nhã chỉ một lần. Đó có thể là một sự tụng rất tốt. Nhưng điều gì sẽ xảy ra đối với quý vị khi quý vị tụng nó hai lần, ba lần, bốn lần, hay nhiều hơn nữa? Có thể quý vị mất đi thái độ ban đầu một cách dễ dàng. Điều tương tự sẽ xảy ra trong những cách tu Thiền khác của quý vị. Quý vị sẽ giữ được tâm ban đầu của mình trong một lúc, nhưng nếu quý vị tiếp tục tu tập một, hai, ba năm hay nhiều hơn nữa, mặc dù quý vị có thể tiến bộ chút ít, quý vị bị mất ý nghĩa vô hạn của bản tâm’.

Sơ tâm như người mới biết đạo, đi chùa nên thấy ‘nhất niên Phật tại tiền’. Nếu chúng ta có thể giữ cho sơ tâm của mình giống như ngày mình mới biết đạo, háo hức muốn học hỏi, tu tập, thành kính, thiết tha thì dù mình có tu học bao nhiêu năm, cái sơ tâm vẫn trinh nguyên như ngày nào!

Sơ tâm là làm mọi việc, cho dù nhỏ hay lớn, đều xem như lần đầu, và làm hết mình, không so đo, tính toán lợi hại. Sơ tâm không bị mắc kẹt vào kinh nghiệm của những lần trước mà luôn mở lòng đón nhận những ý kiến mới. Tất nhiên, sơ tâm là nói về cái tâm lành, tâm tốt, tâm luôn hướng thượng.

Nhờ tính cách rỗng không của sơ tâm nên nó luôn giúp mình sẵn sàng mở lòng đón nhận mọi cái mới, luôn trung lập, và không có khái niệm về phe phái, hay chiều hướng. Chính nhờ vậy mà người giữ được sơ tâm trong sáng, luôn tỉnh giác với mọi hoàn cảnh và không bị mắc kẹt vào một pháp nào nên các thiền sư Nhật Bản gọi là ‘vô tâm’. Thiền Sơ tâm cho rằng mọi hành động là cơ hội hiển bày Phật tánh của ta - ‘bản lai diện mục’, cho nên mới nói: đói thì ăn, mệt thì ngủ đó là thiền.

Pháp môn thiền Sơ tâm là một phương pháp giúp giữ cái sơ tâm luôn trong sáng, giúp mình trở về cái tâm ban sơ, nguyên thủy thật sáng chói của chính mình. Chúng ta thấy tâm mình như gương sáng phản chiếu trung thực mọi sự vật, không tình cảm, không thiên vị, không bị dính mắc. Sơ tâm giúp mình sống thật với chính mình và với người khác.

Theo trên cho thấy, mối liên hệ mật thiết giữa sơ tâm và nhất-xiển-đề thật rõ ràng. Khi mình đánh mất sơ tâm, chúng ta trở nên chai cứng với giáo pháp, không còn sợ nhân quả, không còn biết hổ thẹn, chỉ biết hưởng thụ dục lạc. Cái đáng tiếc nhất là mình đã đánh mất chính mình, một con người háo hức muốn học Phật, thích tu, ham làm điều lành, sợ hãi điều ác lúc ban đầu nay bỗng dưng trở thành một người lão luyện về sự dối trá, gian xảo, ngụy tạo những hình thức tu tập mê tín, yêu ma để lợi dụng tình cảm, tiền tài. Hy vọng, đây là hồi chuông báo động cho tất cả chúng ta đang chao đảo niềm tin với Phật pháp, và là tiếng chuông cảnh tỉnh ai đó đang biến mình theo xu hướng nhất-xiển-đề sớm quay về tìm lại cái sơ tâm của mình.

Tháng 6 năm 2017
Thiện Ý

VG (9)

Nạn giả sư & nỗi lòng Tăng Ni trẻ

Đăng lúc: 21:06 - 01/03/2017

Hiện tượng giả dạng tu sĩ Phật giáo đi khất thực, xin ăn, kéo theo đó là các dịch vụ mê tín, bán bùa chú, xin xăm bói quẻ hiện nay tập trung tại các đền, chùa,… trong dịp lễ hội, ngày rằm để xin tiền bố thí của khách hành hương đã trở thành một vấn nạn nhức nhối, gây tổn thương đối với những người xuất gia chân chính - xuất phát bởi những lý tưởng cao đẹp!
VG (9).jpg
Người giả sư "làm ăn" trước chùa dịp Xuân Đinh Dậu - Ảnh: Vũ Giang

Tâm tình của “người trong cuộc”

Có dịp đi ra đường tôi đều đắp y theo truyền thống hệ phái Khất sĩ và nhiều lần đi bộ ngang qua những con đường mà ngày nào cũng xuất hiện người giả sư khất thực, tôi lại “đón nhận” ánh mắt dè chừng, thiếu thiện cảm của mọi người chung quanh (như chính mình là người đang ăn xin và sẽ làm phiền đến họ).

Phần lớn những người dân chưa hiểu nhiều về đạo Phật hay chưa có dịp đi chùa để hiểu biết đúng về người xuất gia, thì người giả sư sẽ vô tình tạo nên cho số đông những khái niệm không tốt về người tu. Tất nhiên, không thể trách người dân bởi thông qua những hình ảnh mà họ bắt gặp thường ngày từ những người giả dạng “đầu tròn áo vuông” để xin tiền, bán nhang, xem bói toán,... trên những cung đường hay tại các đình đền, chợ búa.

Có lần tôi hướng dẫn một nhóm Phật tử trẻ đi chùa lễ Phật vào ngày rằm đầu năm, nhưng khi bước vào gần tới cổng đã thấy một nhóm “nhà sư” đắp y giống mình đứng xin tiền. Khi ấy tôi vội nhanh chân bước vào trong sự ngượng ngùng, e dè và chợt thấy thương kính vô cùng chiếc y của Phật mà mình đang mặc trên người, trong đó còn có sự tổn thương tự đáy lòng khi nghĩ về những người mượn y Phật để làm xấu hình ảnh người tu ngoài kia.

Đi vào bên trong chùa lễ Phật xong, tôi bước ra sân trước để đứng chờ mọi người ra về thì có hai mẹ con đi ngang qua, đứa bé vô tình chỉ tay vào tôi rồi kêu mẹ cho tiền ông sư, thấy thế người mẹ vội lấy ít tiền lẻ ra và đưa cho tôi như một sự bố thí theo lời yêu cầu của đứa con.

Khi ấy, tôi cảm thấy áy náy vô cùng nhưng cũng kịp nhẹ nhàng từ chối, hướng dẫn vị đó là nên đem vào chùa để bỏ thùng công đức. Tất nhiên, tôi biết trong tâm thức của đứa bé lúc này đang hình dung tôi như những người giả sư đắp y ăn xin phía trước cổng mà bé thường được mẹ hướng dẫn cho tiền khi có dịp đi chùa.

Nỗi lòng Tăng Ni trẻ

Trò chuyện với các thầy, các sư cô trẻ có cùng chung nỗi ưu tư về vấn đề này thì biết, các vị ấy, mỗi người một câu chuyện cũng “dở khóc dở cười” như tôi, nhưng đáng để suy ngẫm trên bước đường tu học thường ngày dưới sự tương tác giữa mình với xã hội hiện nay.

Như thầy Thích Thanh Đạo (du học Tăng tại Thái Lan) kể lại - vào Tết Nguyên đán cách đây vài năm, thầy Đạo có dịp về thăm gia đình sau những năm tu học ở tu viện. “Khi đang dùng bữa cơm chay thân mật với gia đình thì bỗng xuất hiện một “sư thầy” đang mang trên người bộ đồ nâu, đầu cạo láng. Thấy thế, mọi người trong gia đình không mấy vui khi bị làm phiền về việc “vị thầy” mời mọc mua nhang ủng hộ và xin tiền lì xì”, thầy Thanh Đạo nhớ lại.

Khi vị khách đó vừa đi, người thân quay sang thầy Đạo hỏi: “Ủa, ở chùa cực khổ đến mức phải đi xin như vậy à?”.

“Lúc ấy, tôi cảm thấy nghẹn lòng và buồn vô cùng khi có những thành phần không tốt đã lợi dụng “chiếc áo xuất sĩ” để trục lợi cá nhân, với mục đích phục vụ nhu cầu cá nhân nhưng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của những người xung quanh, ngay cả với người thân tôi - có người xuất gia như tôi”, thầy Thích Thanh Đạo chia sẻ.

Hay câu chuyện cũng của một Tăng sinh đang học tại Thái Lan là thầy Thích Chúc Tâm. “Khi còn là một Tăng sĩ trẻ tại Đà Lạt, được thầy bổn sư gửi lên Sài Gòn để theo học tại trường Phật học, trong những ngày đầu còn bỡ ngỡ nơi đất khách và khí hậu nóng gắt khó chịu, tôi và vị sư cùng phòng quyết định đi kiếm mua cây quạt. Sau một hồi tìm kiếm, chúng tôi dừng lại ở trước tiệm bán đồ điện tử, chủ tiệm lúc ấy đang ở trong nhà xem truyền hình, tôi với gọi từ bên ngoài - Chú ơi - như ý để hỏi thăm giá cả”, ĐĐ.Chúc Tâm kể.

Thầy Tâm hồi tưởng tiếp - người bán đồ nhìn ra với ánh mắt và thái độ không vui, kèm theo đó là cử chỉ vẫy tay bảo rằng “đi đi, ở đây không có gì cả, không mua gì cả” và họ vẫn cứ tiếp tục xem truyền hình, không thèm để ý gì.

“Khi ấy, tôi khựng lại, quay qua nhìn sư bạn mà khá ngỡ ngàng với sự “phản hồi” từ chủ tiệm như thế. Thấy sư bạn ngại quá nên bảo tôi đi sang tiệm khác, nhưng tôi muốn đính chính lại, nên gọi thêm lần nữa - Chú ơi! Thầy muốn mua quạt - thì họ mới ra tiếp đón, tôi cũng nhẹ nhàng giải thích cho họ hiểu được thật-giả trong xã hội hiện nay mà chú đã nhiều lần bị làm phiền rồi “ám ảnh” nghĩ ai trong hình tướng tu sĩ cũng chỉ tới để quyên góp xây chùa hoặc bán nhang, thực chất là người giả sư đi “hành nghề”.

Từ vài ví dụ rất nhỏ trên trong bức tranh người giả sư vẫn hoạt động hàng ngày cũng như đang rộ lên trong mỗi mùa lễ hội - có thể kết luận, đây là vấn nạn chứ không còn là vấn đề bình thường, có thể cho qua, vì kéo theo đó là các hệ lụy ảnh hưởng trầm trọng đến tâm tư và sự mặc cảm cá nhân của tu sĩ trẻ khi vô tình bị đối xử, bị nhìn nhận thiếu thiện cảm mà nguyên nhân là từ các thành phần bất hảo, giả danh.

Thiết nghĩ, nếu không kịp thời lên tiếng và ngăn chặn thì đến một ngày, hình ảnh của những người xuất gia trẻ dấn thân vào đời sẽ bị mọi người hiểu lầm, ám thị rằng đấy cũng là hình ảnh của sự đi xin tiền, xấu xí mà ai cũng dè chừng, tránh né chứ không phải thiêng liêng như vốn dĩ...

Giác Minh Luật

Gặp người giả sư, tôi sẽ...

Trong trao đổi ngắn với CTV Giác Ngộ, hai Phật tử trẻ đã “gặp nhau” khi gợi ý một phương pháp ứng xử với nạn sư giả một cách nhẹ nhàng...

a Xuan Phuc.jpg
* Bạn Trịnh Hoàng Xuân Phúc (Bình Dương): Đối với những người không phải là tín đồ Phật giáo, đa số họ không quan tâm việc sư thật - giả mà suy nghĩ đơn giản rằng cứ thấy ai ăn mặc như người tu hành và ôm bình bát là bố thí tiền hầu mong đặng phước. Còn đối với bản thân tôi - một Phật tử tại gia, khi gặp những vị khất thực (thường là ở chợ) bất kể thật hay giả, tôi tuyệt đối không cúng dường tiền mà bố thí vật thực như củ khoai, vài món trái cây hay thực phẩm chay vì tôi nghĩ rằng mình là con nhà Phật mà đạo Phật là đạo từ bi.

Bản thân học theo hạnh của ngài Thường Bất Khinh Bồ-tát, tâm niệm theo lời Phật dạy rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và sẽ thành Phật ở tương lai, thay vì chửi bới hay mắng đuổi những người giả sư thì tôi lại hành động và hướng dẫn mọi người xung quanh thực hành bố thí đúng pháp. Có như vậy, theo thời gian, những người giả sư không còn đất sống vì thứ họ muốn nhận chính là tiền.

Bên cạnh đó, thiết nghĩ quý Ban Trị sự GHPGVN ở mỗi tỉnh, thành trên cả nước nên thiết lập một đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về tình trạng giả sư nói riêng cũng như các vấn đề liên quan đến Phật giáo tỉnh nhà nói chung.

a Suong Lac.jpg
* Phật tử Sương Lạc (Mỹ Tho, Tiền Giang): Nếu gặp người giả sư khất thực tôi vẫn chắp tay trước ngực và chào. Có lần tôi gặp sư giả tại chợ Mỹ Tho lúc đang ngồi trên xe máy, họ đi đến chỗ tôi và đứng im vài giây. Khi đó tôi xuống xe chắp tay chào và nói “Nam-mô A Di Đà Phật”. Họ thấy vậy tiếp tục đứng im. Tôi lấy mấy trái ổi trên xe định bỏ vào bát (mặc dù biết giả nhưng tôi vẫn muốn cho), vị đó lắc đầu và bỏ đi luôn.

Tôi có tìm hiểu và được biết rằng, những vị sư nếu có đi khất thực cũng tuyệt đối không nhận tiền, bởi đó là luật Phật. Do vậy, Phật tử khi cúng dường quý thầy, quý sư cũng phải có hiểu biết, để không tiếp tay cho nạn giả sư tồn tại (bằng cách bỏ tiền vào bình bát của họ). Mỗi Phật tử am hiểu giới luật, văn hóa Phật giáo thì những hiện tượng giả danh Phật giáo tự khắc sẽ bị đẩy lùi...

Trúc Nhi

Biết ơn - nền tảng của hướng thiện

Biết ơn - nền tảng của hướng thiện

Đăng lúc: 21:38 - 03/12/2016

Biết ơn, tiếng Pāli là kataññutā và thường đi đôi với từ katavedi. Kataññutā nghĩa là khởi tâm biết ơn khi mình có được lợi ích từ việc thọ nhận vật gì hay sự tử tế nào đó từ người khác, còn katavedi nghĩa là thể hiện sự biết ơn đó qua lời nói hay hành động. Kataññutā khi đứng một mình bao hàm cả nghĩa của từ katavedi.

Biết ơn, tiếng Anh là gratitude, xuất phát từ gốc La-tinh là gratia, nghĩa là ơn huệ, biết ơn. Theo Pruyser (1976), tất cả những từ xuất phát từ gốc gratia đều có nghĩa là “Phải làm tất cả mọi điều với lòng tốt, tâm lượng rộng rãi, như là một món quà, cao đẹp trong việc cho và nhận một cái gì đó một cách không vụ lợi” (tr.69).

Emmons và Shelton (2002) định nghĩa biết ơn là “cảm giác kỳ diệu, cảm giác mang ơn và ghi nhận giá trị cuộc sống” (tr.460). Trên phương diện đạo đức, biết ơn là cơ sở để hình thành và nuôi dưỡng các tâm niệm lành, các hành động thiện và những suy nghĩ tích cực trên con đường hướng thiện được cụ thể hóa qua các nội dung sau:
Biết ơn giúp chúng ta đối xử tốt với mọi người

Trong Phật giáo, biết ơn là khái niệm dùng để chỉ cảm giác mang ơn và có ý muốn đền ơn khi chúng ta thọ nhận một hành vi tốt từ một người nào đó. Tachibana giải thích rằng, hình thức đền ơn căn bản và quan trọng nhất liên hệ đến việc chu toàn bổn phận của người con đối với cha mẹ; trái lại, bất hiếu với cha mẹ là một trong những tội ác lớn nhất của con người (tr.235). Do đó, người biết ơn là người thực hiện hành vi đền ơn với tất cả như một người con làm tròn bổn phận đối với cha mẹ, hay ít ra là xem tất cả như người thân của mình. Cách đền ơn toàn tâm toàn ý như vậy đáng được thực hành và nhân rộng trong cộng đồng xã hội. Mỗi người đều nên khởi tâm biết ơn người khác như một bổn phận báo đền công ơn thọ nhận trong cuộc sống. Do đó, trong các mối quan hệ xã hội, quá trình cho-nhận được thiết lập và thường xuyên diễn ra thì sự thương yêu, tôn trọng và sẵn lòng làm tất cả những gì tốt đẹp cho người khác là việc làm tất nhiên của những con người biết suy nghĩ và quán chiếu.

nsgn.jpg

Cuộc sống là một mạng lưới mà mỗi người là một mắt xích. Do vậy, chúng ta thọ ơn không chỉ với những người thân hay những người mình trực tiếp có được lợi ích về vật chất hay phi vật chất. Trong hàng ngàn các mối quan hệ chằng chịt và phức tạp, trực tiếp cũng như gián tiếp, chúng ta thọ ơn ngay cả những người xa xôi mà chúng ta chưa hề quen biết. Chúng ta không chỉ thọ ơn những người cùng thời đại với mình mà còn chịu ơn những người của bao thế hệ trước nữa. Theo tinh thần Phật giáo, “Khoảng cách về không gian và thời gian không làm ngăn ngại các mối quan hệ. Giáo lý luân hồi của các tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là Phật giáo, dạy chúng ta hiểu rằng, trên thực tế, chúng ta không chỉ có quan hệ với con người mà còn với tất cả chúng sanh” (Tachibana, tr.228).

Một sự thật rằng, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi nói lời cảm ơn ai đó, hoặc đón nhận lời cảm ơn từ người khác. Chúng ta sẽ phấn chấn khi có ai đó nói rằng, chính mình làm cho họ thay đổi theo hướng tích cực và họ biết ơn về điều này. Chúng ta cũng xúc động không kém khi mình đang gặp việc rắc rối, có người tự nguyện tạm gác lại việc của họ để lăn xả vào cuộc giúp mình mà không tính toán so đo. Cảm giác phấn chấn ấy có mặt vì chúng ta thấy việc mình làm đem lại lợi ích thiết thực cho người khác. Cảm giác xúc động ấy là biểu hiện lòng biết ơn của chúng ta dành cho người trải lòng chia sẻ trong lúc mình cần nhất. Trong cả hai trường hợp, biết ơn và được biết ơn đều đem đến cho chúng ta niềm vui, tâm lý an ổn và có cảm xúc cân bằng hơn. Khi chúng ta nhận được lợi ích từ công sức và thiện chí của người khác dành cho mình, tâm niệm biết ơn có mặt, và khi ấy, chúng ta trở nên tử tế hơn, vì hiểu rằng, không lúc này thì lúc khác, không cách này thì cách khác, chúng ta đã, đang hoặc sẽ mang ơn mọi người. Ý niệm này giúp chúng ta sống tử tế hơn với tất cả mọi người.

Biết ơn giúp chúng ta tận tụy hơn trong công việc

Tấm gương sinh động nhất về sự tận tụy trong công việc là Đức Phật. Sau khi thành đạo, việc đầu tiên của Đức Phật là thể hiện lòng biết ơn đối với cây bồ-đề đã che mưa chắn nắng cho Ngài trong suốt thời gian Ngài tu tập cho đến khi chứng nghiệm đạo quả giác ngộ. Nhiều sử liệu kể lại rằng, sau khi hưởng pháp lạc giải thoát, Ngài dành một tuần để đứng trước cây bồ-đề, nhìn về gốc cây với ánh mắt tri ân. Ngài thể hiện lòng biết ơn giáo pháp Ngài vừa tìm được một cách thiết thực nhất là tìm phương pháp để chuyển tải pháp giải thoát đến số đông dân chúng vốn nhiều tầng lớp với đủ các trình độ khác nhau. Khi đã tận tâm tận lực tìm được phương pháp truyền đạt hiệu quả, Ngài bắt đầu cuộc hành trình hoằng truyền giáo pháp, một hành trình đền ơn không có điểm dừng!

Đối tượng đầu tiên Ngài nghĩ đến để trao gởi thông điệp giải thoát là hai vị thầy tâm linh đầu tiên Ngài đã theo học trên con đường tìm cầu chân lý, đó là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Mặc dù Ngài không chứng đạt giác ngộ khi theo học giáo lý từ hai vị này, nhưng họ là những vị ân nhân trợ duyên không nhỏ trên lộ trình tâm linh của Ngài. Sau khi quán chiếu và biết cả hai vị đều đã mất, Ngài liền nghĩ đến năm người bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài trước đó. Đây cũng là những người Ngài từng chịu ơn bởi lẽ nhờ họ mà Ngài biết đến các hình thức khổ hạnh để Ngài tự chiêm nghiệm trong lúc hành trì. Cho dù đây chưa phải là con đường rốt ráo đưa đến giác ngộ giải thoát, nhưng những trải nghiệm này là động cơ giúp Ngài toàn tâm toàn trí để tìm ra lối đi riêng cho mình.

Một thời gian sau, Ngài bắt đầu sự nghiệp hoằng pháp trong tinh thần biết ơn đến những đối tượng khác. Đó là Ngài trở về hoàng cung hóa độ người thân của mình cũng trong tinh thần biết ơn. Ngài độ các vị vua đương thời cũng trong tinh thần báo đáp. Suốt một cuộc đời tận tâm tận lực không mệt mỏi, Ngài thực hiện cuộc hành trình độ sinh trong tinh thần tri ân vô hạn. Thế nhưng, chúng ta quen nhìn Đức Phật là một bậc Đại giác ngộ, Đại từ bi, Đại công đức mà mấy ai thấy Ngài là bậc Đại tri ân đáng cho chúng ta học hỏi trọn đời. Không chỉ thể hiện hành vi giáo dục người khác qua hành động của chính mình, Đức Phật còn thể hiện tinh thần tri ân trong nhiều bài kinh. Trong kinh Điềm lành tối thượng (Mangala sutta - kinh số 4, phẩm Nhỏ, kinh Tập), Đức Phật dạy, biết ơn là một trong các điềm lành tối thượng để tiến bộ trên lộ trình tâm linh.

Lòng biết ơn lại được thể hiện rõ nét qua tấm gương của Tôn giả Sāriputta (Xá Lợi Phất), một trong các vị đệ tử lớn của của Đức Phật. Sau khi gặp Tôn giả Assaji (Ác Bệ), Tôn giả Sāriputta hiểu được lý nhân duyên và tỏ ngộ chân lý. Từ đó, Tôn giả Sāriputta cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình trong sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp để đền đáp ơn lành được gặp Chánh pháp. Tôn giả có trí tuệ siêu tuyệt và phương pháp giảng dạy giáo pháp của Tôn giả thật là đặc biệt. Tôn giả là một trong số ít các đệ tử của Đức Phật có thể thay Đức Phật thuyết pháp cho đại chúng, giảng giải chi tiết, phân tích cụ thể các vấn đề giáo pháp sau khi được Đức Thế Tôn tuyên thuyết một cách vắn tắt và các bài pháp thoại ấy đều được ghi lại trong một số kinh Nikāya (điển hình như Trung bộ kinh số 5: kinh Không uế nhiễm; Trung bộ kinh số 144: kinh Giáo giới Chanda; Tương ưng bộ kinh, tập IV, chương X, kinh Sāriputta-Kotthika; Tăng chi bộ kinh, chương II, phẩm IV, kinh số 5: Đất; Tăng chi bộ kinh, chương III, phẩm III, kinh số 21: Chứng thực với thân; chương III, phẩm XIII, kinh số 128: Anuruddha; chương III, phẩm XVI, kinh số 158: Thối đọa; chương IV, phẩm XVIII, kinh số 173: Phân tích). Tôn giả là cánh tay đắc lực của Đức Phật trong quá trình truyền bá Chánh pháp. Tấm gương tri ân và báo ân của Ngài thật đáng để chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.

Như vậy, biết ơn và dốc lòng tận tụy sống một cuộc đời đem lại lợi ích cho mọi người để đền ơn là đặc tính tự nhiên của bậc trí, tựa như chúng ta hít thở khí trời. Người trí thực hành lòng biết ơn và đền ơn trong tinh thần phục vụ như một bản năng, một bổn phận. Với trí tuệ siêu phàm và tâm từ rộng lớn, người trí rõ biết và cảm nhận được những lợi ích có được từ con người và cuộc sống xung quanh. Nếu không cảm nhận được điều này từ bản chất, việc phát khởi tâm biết ơn là một điều không phải dễ dàng, và càng khó hơn là thể hiện tâm biết ơn đó bằng sự tận tụy và hết lòng trong công việc.

Biết ơn giúp chúng ta thực hành pháp bố thí tốt hơn

Chính vì muốn nuôi dưỡng tâm niệm biết ơn các thành phần xã hội trong cộng đồng để tiến bộ và từng bước hoàn thiện nhân cách của mình, Đức Phật dạy các đệ tử của Ngài cần phải bố thí như là biểu hiện của lòng biết ơn. Mình biết nhận từ người khác và có được lợi ích từ sự thọ lãnh này thì cần phải khởi tâm ban tặng như một quy luật của cuộc sống. Ngài dạy “Có hai loại bố thí, đó là bố thí tài vật và bố thí pháp. Trong hai loại bố thí này, pháp thí tối thắng hơn” (Pháp cú, câu 354; Tăng chi bộ kinh, chương II, phẩm XIII: Bố thí). Người đệ tử xuất gia của Ngài chuyên tâm học pháp và hành pháp, thì sẽ có pháp làm món quà tối thượng để chia sẻ với mọi người. Do đó, cả cuộc đời của người xuất gia là tận tụy, chuyên tâm tu học để thể hiện lòng biết ơn và đền ơn đối với mọi người, mọi loài trong vòng duyên sinh kết nối rộng lớn này qua cách thức cho đi và nhận lại.

Theo truyền thống, Đức Phật dạy, người xuất gia không trực tiếp làm một nghề nào như người cư sĩ để nuôi sống bản thân (kinh Di giáo) mà sống tùy vào sự phát tâm cúng dường của hàng cư sĩ tại gia để nuôi dưỡng tâm niệm tri ân thông qua việc chuyên tâm bố thí món quà tâm linh đến hàng cư sĩ ngoại hộ. Trong khi đó, người cư sĩ còn phải làm nhiều bổn phận ở đời, phải làm các nghề để kiếm kế sinh nhai, nên chưa thể toàn tâm dành hết thời gian trong ngày để học pháp và hành pháp. Họ mong được hiểu giáo pháp Đức Phật được truyền đạt từ người xuất gia và đáp lại, họ có điều kiện để cúng dường tài vật đến các bậc thầy tâm linh. Những lời Đức Phật dạy được ghi lại trong nhiều kinh rằng, người xuất gia là ruộng phước tối thượng để người cư sĩ gieo trồng công đức (Tăng chi bộ kinh, tập 1, chương III, phẩm 7, mục 70: Các lễ Uposatha; mục 75: Cần phải khích lệ; phẩm 10: phẩm Hạt muối; mục 94: Con ngựa thuần thục; phẩm 14: Kẻ chiến sĩ, mục 131: Kẻ chiến sĩ).

Do đó, người xuất gia bố thí pháp, người cư sĩ tại gia cúng dường tài vật là việc làm nhằm tạo cho đôi bên ý thức được cuộc sống do duyên nhau mà tồn tại trong quan hệ cho-nhận trực tiếp giữa người xuất gia và tại gia, qua đó thể hiện và nuôi dưỡng tâm niệm biết ơn. Mỗi người nương vào pháp bố thí này như một bài thực hành căn bản để khởi niệm biết ơn dễ dàng hơn đến với những người không tham gia vào vòng cho-nhận trực tiếp. Từ ý niệm biết ơn trong quan hệ cho-nhận, chúng ta tự nhắc nhở mình - phải biết cho đi để xứng đáng với những gì mình đang nhận lại từ cuộc đời này. Với tâm niệm biết ơn như vậy, mỗi người nên có trách nhiệm với nhau hơn, mở rộng khối óc và đôi tay, sẵn sàng thực hành bố thí trong tinh thần “món vay món trả phải đồng”.

Biết ơn giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống thực tại

Khi thấy mình là kẻ thọ ơn, chúng ta dễ dàng có cảm giác hoan hỷ chấp nhận và có tâm lý hài lòng, bằng lòng với những gì mình đang có hay vị trí mình đang là. Cảm giác này hoàn toàn chủ quan và mang tính tương đối. Cùng trong một điều kiện sống, người hài lòng thì cảm nhận được hạnh phúc, an lạc, nhưng người không hài lòng thì cảm nhận sự đau khổ, bất an. Cùng trong một môi trường, không gian sống, khi này chúng ta hài lòng, lúc khác chúng ta lại không vừa ý. Với vật chất thế gian, con người chỉ có được trạng thái hài lòng tạm thời mà thôi. Tâm chao đảo, mất cân bằng do tham đắm và bám víu vào những gì chúng ta ưa thích, từ chối và đẩy ra những gì chúng ta không ưa thích khiến chúng ta khó có được sự hài lòng lâu bền. Chỉ khi nào biết trân quý những gì chúng ta đang có, đang sử dụng với ý niệm biết ơn, biết đủ, chúng ta mới dừng tâm đòi hỏi và tìm cầu để sống một cuộc đời trọn vẹn với thực tại.

Thường xuyên thực hành hạnh biết ơn sẽ giúp chúng ta có cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ và an lành. Người không hài lòng với những gì mình đang có thì không thể ý thức được rằng mình đang thọ ơn người khác. Do vậy, thay vì khởi niệm biết ơn, họ chỉ có thể khởi tâm phàn nàn. Biết ơn, đơn giản là có cảm giác mình là người thọ lãnh và ghi nhận giá trị của những gì mình nhận được từ con người và cuộc sống. Ý niệm biết ơn là mạch máu làm tươi nhuận con tim, nuôi dưỡng khối óc và tưới tẩm tâm hồn chúng ta. Có rất nhiều cơ hội để chúng ta có thể khởi tâm cảm ơn người khác. Với cảm nhận đầy đủ về những gì mình đang có và những gì mình đang trải qua đủ để chúng ta khởi niệm biết ơn. Thân thể, vóc hình, trí tuệ, sắc đẹp, sức khỏe, tài sản, tình cảm chúng ta sở hữu trong kiếp sống này đủ để nhắc chúng ta khởi niệm cảm ơn những gì cuộc đời ban tặng. Từ trong ý niệm biết ơn, chúng ta biết cách sử dụng những gì chúng ta đang có để đem lại lợi ích cho mình, cho người, sống một cuộc đời đáng sống. Đây là cách thể hiện tinh thần biết ơn và đền ơn một cách thiết thực nhất.

Chúng ta có thể làm cho cuộc sống trở nên phong phú và giàu có với tâm niệm biết ơn. Bằng cách ghi nhận thân và tâm này vốn đã được vay mượn từ cha mẹ thuở mới sinh ra, ghi nhận những gì chúng ta đã, đang và tiếp tục thọ nhận từ người khác trong cuộc sống hàng ngày, ghi nhận giá trị ấy để luôn nhắc nhở mình sống trong tinh thần biết ơn. Chúng ta có trọn quyền và có đủ khả năng điều khiển ý tưởng của mình để đạt được hạnh phúc và bình an trong cuộc sống trên nền tảng của tâm niệm biết ơn. An lạc hay đau khổ, thật ra phần lớn đều do mình chọn lựa hơn là do hoàn cảnh hay từ những thứ bên ngoài đem lại, và tinh thần tri ân và báo ân sẽ giúp ta trong việc này.

Khởi niệm biết ơn không có nghĩa chúng ta phủ nhận - những buồn đau, thất vọng xảy ra với mình như một phần trong cuộc sống. Biết ơn là nhận ra mình còn được nhiều thứ từ cuộc đời này và hãy lấy những cái có được ấy làm toa thuốc trị bệnh đau buồn. Một khi chúng ta phàn nàn, nghĩa là chúng ta cảm thấy thiếu thốn hay không hài lòng với cuộc sống hiện tại thì chúng ta có thể khởi lên ý niệm biết ơn chăng? Cứ quay lại nhìn mình, nhìn lại những gì mình đang có, đủ để chúng ta khởi niệm cảm ơn, để tâm hồn bình an và cảm thấy hài lòng với cuộc sống còn nhiều điều bất toàn này. Vấn đề là khi biết khởi tâm biết ơn, chúng ta có đủ khả năng vượt trên những đau buồn như một cơ hội để trưởng thành. Người khôn ngoan biết lấy nghịch cảnh làm cơ hội để học hỏi và tự thân biết cách vươn lên từ trong bĩ cực nhằm hóa giải và thăng hoa nỗi đau thành niềm vui. Rác rưởi có thể sử dụng thành dưỡng chất cho cây lá tươi xanh đâm chồi nảy lộc, cho hoa trái khoe hương tỏa sắc giữa đất trời.

Khi chúng ta chú ý đến điều gì, cái đó trở nên quan trọng và chiếm vị trí trung tâm trong tất cả suy nghĩ, ý tưởng của mình. Hơn thế nữa, bao nhiêu ý tưởng liên quan đến từ khóa ấy cũng lần lượt xuất hiện. Ví như khi chúng ta gõ một từ khóa nào đó vào hệ thống tìm kiếm trên mạng, như Google chẳng hạn, thì lần lượt từng trang một, bao nội dung liên quan đến từ khóa ấy đều xuất hiện, chúng ta dễ dàng tìm tiếp và tìm tiếp nữa. Cũng như vậy, khi có một ‘từ khóa’ nào đó xuất hiện trong ý tưởng, ví dụ đó là một điều chúng ta ước muốn. Thế là biết bao ý tưởng đều từ đó phát sinh. Tương tự chim bay theo đàn, ý tưởng cuộn theo từng mảng chứ không tồn tại riêng lẻ bao giờ. Một sự thật rằng, chúng ta không nhận được những gì mình mong muốn, nên chúng ta không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Nếu mỗi ngày chúng ta dành 5 phút để ước muốn thì thời gian 1.435 phút còn lại (24 tiếng đồng hồ là 1.440 phút) trong ngày chỉ để lo lắng, suy nghĩ. Vậy liệu những mong muốn của mình có thành tựu hay không? Ham muốn chỉ đến với người không hài lòng thực tại và không biết cách khởi niệm biết ơn.

Do đó, người không biết ơn thì tâm luôn lăng xăng bận rộn mà không thể hướng thượng và hướng thiện. Nếu chúng ta bình tâm quan sát bản thân mình với tất cả năng lực mình đang có, những gì mình đang sở hữu thì chúng ta sẽ đi đúng hướng trong việc dự đoán, chứ không phải mong cầu cho thỏa mãn lòng tham. Làm được thế này, tâm chúng ta sẽ trú trong “ngưỡng an toàn” và không quá bận rộn vô ích với những điều xa rời thực tế với tâm lý mệt mỏi, nhọc nhằn vì mong cầu mà không đạt được. Thay vì lao tâm khổ trí vì những ý tưởng tiêu cực do lo lắng, sợ hãi tạo ra, ý niệm biết ơn sẽ giúp chúng ta trở nên an ổn và thanh thản hơn trong cuộc sống.

Biết ơn giúp chúng ta bớt đi ý tưởng chấp ngã, mở rộng tâm hồn

Một lợi ích nữa là khi chúng ta biết khởi niệm biết ơn thì ý niệm chấp ngã của chúng ta vơi dần. Bằng cách thực hành biết ơn, chúng ta ý thức rõ ràng rằng, chúng ta đơn giản chỉ là một phần không thể tách rời của một bộ phận lớn hơn. Càng ý thức rõ ràng về mối quan hệ duyên sinh giữa mình và thế giới lớn hơn bên ngoài, chúng ta càng trở nên khiêm tốn hơn, thấy mình bé nhỏ lại và phụ thuộc nhiều vào thế giới chúng ta đang sống. Bớt đi ý niệm chấp ngã không có nghĩa là chúng ta đánh mất mình mà là biểu hiện về sự trưởng thành của nhận thức, là sự trưởng thành về khả năng giữ tâm thăng bằng và an lạc nhờ vào tâm niệm biết ơn.

Sống trên đời này, chúng ta không thể tồn tại, đó là chưa nói đến thành công, nếu không có cha mẹ, thầy, bạn và nhiều người thân hay không thân khác nữa. Hẳn là ít nhất chúng ta không thể không mang ơn những người này. Ý tưởng “những gì tôi có được ngày hôm nay là do bản thân tôi, không ai giúp cả” chỉ phản ánh cái nhìn thiển cận của người vô ơn và chấp ngã mà thôi. Chính tâm niệm biết ơn giúp chúng ta hạnh phúc trong vòng tay của người thân như cha mẹ, thầy tổ, bạn bè. Đây là động cơ để mở lòng sống tốt với mọi người và là cách hướng đến con đường thánh thiện trong mọi tình huống. Khi bắt đầu cảm nhận được lợi ích và ý nghĩa với những gì mình trải nghiệm, chúng ta dễ dàng thấy điều hay, lẽ đẹp nơi người khác. Biết ơn giúp cho chúng ta có niềm tin nhiều hơn trong các mối quan hệ. Biết ơn giúp chúng ta cảm nhận được những gì mình thọ nhận từ người khác để dễ dàng khởi niệm đền ơn. Lưu tâm đến cái tốt, cái đẹp thì những tâm niệm và hành động tốt đẹp dễ dàng phát sinh và chúng ta có thể nhân rộng những điều thiện lành trong cuộc sống và rộng dần ra từ nơi chúng ta sinh sống.

Với tâm rộng mở trong tinh thần biết ơn, chúng ta dễ tha thứ hơn, nhờ đó các vết đau tâm lý dễ chữa lành hơn. Tha thứ là chìa khóa để chữa lành vết thương tâm lý và cảm xúc, đồng thời, tha thứ chỉ có thể làm được khi khởi lên ý niệm biết ơn. Trong đau buồn mà vẫn thấy mình “được” chứ không mất, chúng ta mới có thể khởi niệm biết ơn và dễ dàng tha thứ. Tha thứ có thể thuần túy diễn ra từ trong ý niệm thông qua trị liệu, thiền định, thực hành tâm từ bi và sẵn lòng cảm thông đối với tất cả mọi người. Tha thứ cho chính mình hay người nào đó là chất liệu nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành hơn và chữa lành vết thương lòng nhanh hơn.

Biết ơn giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống

Trong những tình huống khó khăn nhất, tâm chúng ta chùn xuống và các tâm lý tiêu cực đua nhau xuất hiện trên bề mặt ý thức. Điều này làm cho nỗi đau trương phồng thêm lên một cách không cần thiết. Trong những tình huống như vậy, nếu chúng ta bình tâm nhìn lại để kịp nhận ra rằng, những gì chúng ta đang có, kể cả nỗi khổ niềm đau vừa lưu dấu trong tâm, là món quà vô giá để chúng ta khởi tâm cảm ơn tất cả. Sự mất mát để lại niềm đau, nhưng đáng giá hơn là bài học vô thường sinh động mà cuộc đời ban tặng. Chúng ta hãy biết ơn điều này và với tâm lý biết ơn như vậy, đau thương mất mát được chữa lành nhanh chóng.

Biểu hiện lòng biết ơn đối với người khác có nghĩa là chúng ta đang dành cho người ấy một sự ghi nhận và hỗ trợ tinh thần với ngụ ý rằng việc người ấy làm cho chúng ta là có ý nghĩa. Điều này tạo cho người ấy tăng thêm niềm tin việc mình làm là đúng, từ đó khởi tâm hoan hỷ, tinh thần phấn chấn hơn và sống bình an hơn.

Nếu thường xuyên khởi niệm biết ơn, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra những thay đổi mới mẻ trong ta và trong cuộc sống. Đồng thời, chúng ta cũng cảm nhận được sự đóng góp của người khác vào sự thành công của bản thân mình một cách dễ dàng. Mỗi bước tiến trên lộ trình tâm linh là mỗi cơ hội để chúng ta thể hiện tâm biết ơn của mình. Biết ơn chính là động cơ, là nền tảng cho mỗi bước tiến trên con đường hướng thiện của bản thân mỗi người. Với sự biến đổi không ngừng của môi trường và cuộc sống, chúng ta phải luôn xem lại mình để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại. Mỗi lần thích nghi với môi trường hay hoàn cảnh mới, chúng ta có cơ hội cảm ơn tất cả để chúng ta có thể vươn lên một nấc thang cao hơn, một trạng thái hài lòng được thiết lập trong quá trình tu tập.

Ngay cả trong hoàn cảnh không như ý, chúng ta cũng nên khởi tâm biết ơn vì nhờ có khó khăn, thất bại chúng ta mới có dịp hiểu rõ khả năng thực tế và kỹ năng xoay xở tình huống của bản thân, cũng như có dịp quan sát những tâm lý khởi lên và dâng trào đến mức độ nào trong bối cảnh bất như ý đó. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta định hướng, hạ quyết tâm để đứng vững và bước chắc trên con đường hướng thượng nhằm hoàn thiện nhân cách của mình.

Biết ơn đem lại nhiều lợi ích từ cơ thể khỏe mạnh đến tâm lý ổn định, tinh thần sảng khoái và làm tươi mát cuộc sống nội tâm cũng như trong các quan hệ giao tiếp với người xung quanh. Nếu thường xuyên khởi niệm biết ơn, chúng ta sẽ có cái nhìn thực tế, rõ ràng và chính xác hơn qua lăng kính duyên sinh về khả năng thực tế của bản thân, về sự góp phần của con người, môi trường và những sắc màu mình trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Qua lăng kính của biết ơn, mọi vật trở nên trong sáng hơn, con người ngày càng trưởng thành hơn và cuộc sống mỗi ngày càng thêm tươi đẹp hơn.

Liên Trí

________________

Tài liệu tham khảo

Emmons, R A. & Shelton, C. M. (2002). Gratitude and the science of positive psychology. In: Handbook of positive psychology. Snyder, C. R.; Lopez, Shane J.; New York, NY, US: Oxford University Press. 459-471.

Pruyser, P.W. (1976). The minister as diagnostician: Personal problems in pastoral perspective. Philadelphia, PA: Westminster Press.

Tachibana (1992/1975). The ethics of Buddhism. London: Curzon Press.

Thích Minh Châu (dịch) (1996). Tăng chi bộ kinh. TP. Hồ Chí Minh: Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

Thích Minh Châu (dịch) (1997). Trung bộ kinh. TP. Hồ Chí Minh: Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

Thích Minh Châu (dịch) (1997). Tương ưng bộ kinh. TP.Hồ Chí Minh: Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

Bố thí ba-la-mật trong thời hiện đại

Bố thí ba-la-mật trong thời hiện đại

Đăng lúc: 18:27 - 01/12/2016

Xin các bạn nhớ cho rằng: Chúng ta đều là người du hành đến thế giới này. Đến một thời điểm nào đó, tất cả chúng ta đều phải ra đi! Cái chúng ta để lại cho đời như lòng từ bi, bố thí mà không cần đền trả là một di sản quý giá, một bài học giá trị cho đời.





Phật dạy bố thí mà còn ý nghĩ có người cho, người nhận, và vật thí là chưa rốt ráo vì bố thí mà còn tính toán là bố thí có ý mong cầu.

Thường khi mình bố thí là do có đối tượng (nhu cầu), nên mình mới cho (cung cấp); và vật thí càng có giá trị cao và nhiều chừng nào thì bố thí sẽ có nhiều công đức lớn. Tất nhiên, hễ có bố thí là mình đã có phước báo rồi! Ở đây, chúng ta muốn học hạnh bố thí không chỉ có phước mà luôn cả huệ nữa! Cái khó ở đây là bố thí mà không thấy có cầu và có cung thì bố thí cái gì, và bố thí cho ai?

Để chuyên chở đầy đủ tinh thần ba-la-mật, bố thí phải mang ý nghĩa của ‘tam luân không tịch’ có nghĩa là 3 không (không thấy người cho, không thấy người nhận, và không thấy vật thí) và được luân chuyển liên tục, không dứt. Phần nhiều, chúng ta quan niệm là phải bố thí cho đúng người và đúng cách. Nhưng theo tinh thần Bát-nhã là bố thí mà không thấy có cho, có nhận, và có vật thí. Khi mình phát tâm muốn cho là mình cứ cho. Bất kể người kia là ai, và vật thí là gì, tài thí hay pháp thí, v.v… không quan trọng.

Để đạt được tinh thần "tam luân không tịch" chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ và thái độ của mình. Thay vì nghĩ về mình, chúng ta nghĩ nhiều về người và tự đặt câu hỏi mình có thể làm được gì cho người khác. Các bậc hiền nhân trên thế giới đều làm vậy. Họ luôn đặt tinh thần phụng sự người khác lên trên hết; thậm chí họ không cần biết người mà họ phụng sự là ai. Họ chỉ cần biết là việc đó đang cần giúp đỡ. Thế là họ ra tay ngay! Sỡ dĩ họ cho mà không cần đền trả và cũng không cần biết người nhận là ai chỉ vì họ tìm thấy niềm vui, và hạnh phúc thật sự trong khi cho.

Việc bố thí ba-la-mật, không cần biết người nhận, cũng như người cho đã được thực hiện tại nhiều nơi. Chẳng hạn, có một nhóm người thiện nguyện đã thành lập một quán ăn, gọi là Karma Kitchen, tạm dịch là Bếp ăn Nghiệp quả tại thành phố Berkeley, ở miền Bắc California, Hoa Kỳ. Họ phục vụ khách hàng như tất cả mọi quán ăn khác, nhưng mỗi khi khách hàng chuẩn bị trả tiền thì họ được cho biết là đã có người trả trước cho họ rồi!

Nếu muốn noi theo cử chỉ của vị khách ăn trước họ thì họ có thể trả tiền cho người ăn sau. Cứ vậy mà luân lưu. Người khách ăn không cần biết là đã ăn bao nhiêu và sẽ phải trả bao nhiêu cho xứng. Nếu họ không muốn trả thì cũng không sao cả! Nói chung, phần ăn của họ đã được người ăn trước trả xong cả rồi. Cũng tại Hoa Kỳ, ở thành phố Bluffton, South Carolina, từng có một người khách hàng của quán cà-phê trả 100 đô-la cho phần cà-phê của mình và xin bao trả hết trên số tiền đó, cho những ai đến mua sau ông.

Dụng ý của những hành động trên là muốn mọi người thực tập hạnh bố thí, cho mà không cần phải có một mục đích rõ rệt! Chỉ cần chúng ta học cách cho. Còn cho ai và cho như thế nào, cũng như cho cái gì thì không quan trọng. Nếu mỗi người đều thực tập theo phương cách này thì rõ ràng ‘sự cho’ sẽ không đứt đoạn (tam luân không tịch). Và mọi người đều xem đây là một cử chỉ bình thường trong cuộc sống.

Giống như chuyện một nhà thám hiểm đến một xứ ở châu Phi để làm nghiên cứu. Vì đường sá của quốc gia này rất giới hạn, nên họ chọn đường sông để di chuyển khắp nơi. Một hôm tàu của họ bị chết máy và mắc cạn. Họ dùng đủ mọi cách để đưa con tàu ra khỏi vùng cạn, đều không hiệu quả. Bỗng dưng từ đâu có một chiếc tàu đánh cá chạy đến kéo tàu họ ra khỏi chỗ cạn và còn cho thêm xăng dầu cũng như giúp sửa máy để tàu họ đi tiếp.

Sau khi làm xong, chiếc tàu đánh cá nọ rồ máy chạy thẳng trước sự kinh ngạc của các nhà thám hiểm vì họ dự định sẽ nói lời chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chiếc tàu nọ, hoặc trả một ít tiền chi phí. Khi hỏi một nhân viên người bản xứ, các nhà thám hiểm mới hiểu rằng: Ở xứ sở này, khi ai thấy người khác gặp nạn thì phải giúp đỡ ngay, không cần nhờ vả hay nói lời cảm ơn. Thật là một phong tục đáng quý!

Chúng ta thường quan niệm rằng chỉ các bậc Bồ-tát thượng nhân mới có thể làm những việc bố thí ba-la-mật vô thượng như vậy! Nhưng những ví dụ trên cho ta thấy tất cả mọi người nếu muốn phát tâm tu hạnh bố thí ba-la-mật đều có thể làm được.

Một số người lại lo rằng nếu mình bố thí không đúng chỗ sẽ không những làm tổn thương người nhận mà còn làm xót xa lẫn người cho. Chính vì những nguyên nhân lo lắng này mà hạnh bố thí ba-la-mật trở nên khó thực hiện. Như chúng ta đã thấy ở trên, tại sao một người vào tiệm cà-phê tặng 100 đô-la cho những người mình không quen biết, và có thể, là họ không cần số tiền bố thí này? Như vậy dụng ý của người cho tiền này là gì? Hay là vì ông ta có quá nhiều tiền nên đem cho chơi để làm vui?

Theo một nghiên cứu ở Đại học Harvard, Hoa kỳ năm 2009 cho thấy: người càng hạnh phúc bố thí nhiều hơn và càng bố thí khiến họ vui hơn. Các nhà nghiên cứu đưa đến kết luận rằng: Hạnh phúc và bố thí có một sự hỗ tương tích cực cho nhau. Nghĩa là, càng cho thì càng hạnh phúc, và càng hạnh phúc thì cho nhiều hơn!

Chính vì là mật hạnh của một Bồ-tát nên bố thí ba-la-mật không phải là một hình thức bố thí tầm thường. Ngoại trừ, chúng ta đừng để tâm âu lo về người nhận và vật thí làm trở ngại bồ-đề tâm của mình; bằng không mình sẽ khó thực hiện được hạnh này. Như chúng ta thường nghe về hạnh từ bi thực sự. Nó có nghĩa là thương yêu người và tất cả mọi loài mà không cần phải có điều kiện, không có một lý do, và tất nhiên là không cần phải có lợi về phần mình. Thế mới biết để tu hạnh bố thí "tam luân không tịch", chúng ta phải học hiểu và thử qua.

Sau khi làm xong, nếu thấy vẫn còn vướng mắc, phiền não thì rõ ràng là tâm mình vẫn còn lệ thuộc vào một điều kiện nào đó mới có thể thực hiện được. Điều kiện ở đây có nghĩa là người kia phải nghèo khổ, phải cần thứ mình cho, phải đúng đối tượng mà mình muốn cho, v.v... và v.v… Nếu còn nói đến điều kiện thì hạnh bố thí ba-la-mật sẽ không thể thực hiện được!

Để hạnh bố thí theo tinh thần "tam luân không tịch" được thực hiện và trải rộng khắp nơi, chúng ta phải có niềm tin nơi con người. Nó có nghĩa là chúng ta không cần biết vật thí của mình được dùng vào việc gì. Chúng ta tin rằng người nhận sẽ học được tinh thần bố thí và tìm cách làm như vậy khi họ thấy người khác cũng cần sự giúp đỡ của họ. Ngoài ra, mình cũng tin rằng việc lành, việc tốt sẽ dễ khiến người khác bắt chước làm theo vì, như Phật dạy, tất cả chúng sinh đều có Phật tính, nghĩa là đều có những đức tính tốt. Chỉ cần đức tính tốt đó được thực hiện và phơi bày cho họ thấy thì họ sẽ làm theo.

Một bà cụ nọ nhân ngày sinh nhật 85 tuổi đã nghĩ ra một ý hay là tặng 85 đô-la, mỗi lần 5 đô-la cho người đi đường nào bà cụ gặp và tùy ý người đó muốn dùng số tiền vào việc gì thì cứ tùy nghi. Có người hỏi tại sao bà làm vậy thì bà trả lời rằng bà cụ muốn trải rộng lòng tốt bụng (kindness) đến cho mọi người. Nếu có ai đó học được gì từ hành động của bà thì điều đó đã làm mãn nguyện hy vọng của bà. Bà muốn mọi người luôn biết thương yêu quý mến nhau vì thế giới đã đầy khổ đau này cần có thêm những tấm lòng tốt.

Đừng nhìn thế gian này bằng cặp mắt bi quan rồi chán chường, mệt mỏi. Chung quanh ta đang có biết bao nhiêu người đang tìm cách thực hiện hạnh bố thí ba-la-mật với ý định muốn mọi người thấy rằng thế gian mình đang sống vẫn còn có rất nhiều người tốt, muốn làm những việc gì đó để cống hiến cho đời, làm cuộc đời đẹp thêm và đáng sống. Như Phật dạy: "Đừng xem thường những việc thiện nhỏ vì việc thiện nhỏ có khi lại mang đến kết quả lành lớn. Cũng vậy, đừng xem thường những hành động xấu ác nhỏ vì hành động ác nhỏ có thể mang đến khổ đau to lớn."

Những ví dụ ở trên của bài viết này đều phát xuất từ những hành động nhỏ nhưng những tiếng vang nhỏ này đang lan tỏa đến khắp nơi và mọi người đang dần dần thấy rõ kết quả của chúng. Thế giới chúng ta sống đang thu hẹp nhỏ dần lại vì những phương tiện truyền thông hiện đại. Một việc làm nhỏ, dù là từ một ngõ ngách xa xôi nào, có thể tác động đến thế giới khi nó được ghi lại và phát tán trên các kênh thông tin điện tử như "youtube" hay "facebook"...

Xin các bạn nhớ cho rằng: Chúng ta đều là người du hành đến thế giới này. Đến một thời điểm nào đó, tất cả chúng ta đều phải ra đi! Cái chúng ta để lại cho đời như lòng từ bi, bố thí mà không cần đền trả là một di sản quý giá, một bài học giá trị cho đời.

Thiện Ý

Biết mình để sống đúng

Biết mình để sống đúng

Đăng lúc: 19:41 - 17/10/2016

Lời Phật không dễ nghe – tôi hiểu điều này và trân quý hết thảy những gì mình may mắn được biết và Phật pháp trong hành trình nhận thức tìm cầu gian nan. Sống càng nhiều, xem đi xem lại trước tác nổi tiếng của nhà văn Ngô Thời Ân bản in sách hay kịch bản phim tôi càng thấm thái hành trình gian khó của Thầy trò Đường tăng lồng bên trong tính hiện thực cao; cầu Đạo và đạt Đạo là chuyện không hề giản đơn. Cuộc đời và sự nghiệp tư tưởng của Đức Chí Tôn là minh chứng vĩ đại nhất.


Biết mình là ngộ
Nhà quân sự lớn của Trung Hoa, Tôn Tử, đã có đúc kết sâu sắc “biết mình biết người trăm trận trăm thắng”, đó là một chân lý chẳng riêng gì với quân sự - chính trị.

Sự biết mình biết người trong Phật giáo không trùng khít với cách đặt vấn đề của Tôn Tử. Biết người thì đã rõ: đối tượng nhận thức từ thiên nhiên đến xã hội trong mọi chiều không gian – thời gian là vô cùng to lớn, dù vậc vĩ nhân xuất chúng hay khoa học gia thông thái nhất cũng thừa nhận đối tượng nhận thức ấy là khôn cùng và khiêm cung thừa nhận sự hữu hạn của nhận thức cá nhân. Ngày nay chúng ta thấy bao nhiêu trung tâm nghiên cứu trên khắp thế giới, bao nhiêu nhà khoa học miệt mài ngày đêm vắt óc tiếp cận các đối tượng nhận thức song công việc không hề vơi, cái mới cái chưa biết luôn tít tắp ở phía trước. Đấy là nói đến nội hàm “biết người” – vật ngoài thân.

Biết mình- một sinh linh nhỏ bé như hạt cát trên sa mạc nhưng lại không hề dễ hơn chuyện biết vạn vật bên ngoài. Thân tâm ta vô thường vận động mải miết trong từng sát na, biến hiện vô chừng thách thức của chính ta và tất nhiên- mọi người có quan tâm đến ta. Một bạn là hành giả trên đường học Phật đã viết rất hay: biết người là khôn, biết mình là ngộ. “Ngộ” là biệt ngữ nhà Phật chỉ sự thấu suốt rốt ráo hoàn toàn và viên mãn về nhận thức, vượt lên khái niệm biết thông thường. Nhưng muốn “ngộ” đâu có dễ, mấy ai dám vỗ ngực xưng tên: tôi ngộ rồi? Khó lắm.

Đọc lịch sử và theo dõi thời sự ai không căm giận và bức bối khi những tên tội phạm thâm ác nhất, dã man nhất đã cãi chày cãi chối đến cùng tại các phiên tòa cho dù tội rõ mười mươi. Người ta có thể đặt câu hỏi: họ không nhận thức được tội hay .... Số tội phạm tự thú và nhaanh chóng nhận tội, sám hối cũng có nhưng không nhiều, số chạy trốn tội vẫn chiếm số đông khiến các nhà điều tra và luật sư- báo chí luôn có nhiều việc để làm, thực té cho thấy có không ít tội phạm không thừa nhận hành vi họ là tội, có khi cho đến lúc chấm dứt sự sống ở cọc bắn! Đấy là ván đề đáng để các nhà tội phạm học và tâm, lý học nghiên cứu sâu.

Phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh Đức quốc xã diễn ra không dễ dàng, và gần đấy quốc tế cũng mệt mỏi với nỗ lực kết tội diệt chủng rõ mười mươi và kinh tởm khi tập đoàn Pol- Pot pở CPC không thừa nhận chúng có tội với hàng triệu nhan mạng đồng bào mình. Đấy, đâu có giản đơn, nói gì chuyện trộm cắp vặt hay giết ..vài mạng người! Có lẽ vì điều đó, tính chất ấy, mà nhân loại vẫn duy trì bàn tay sắt với các nhà tù và công cụ cảnh sát hùng mạnh để cưỡng bức các hành vi xâm phạm luật pháp và đạo đức khi mà ý thức đạo đức tự giác gian nan tồn tại ở thế gian này.

Biết người- biết vật ngoài thân, hãy cố gắng học tập và suy nghĩ nhiều; biết mình hãy tự quán chiếu tự thân tâm ta và chiêm nghiệm trong từng sát na sự sống quý báo. Người ta- để điều khiển phuwong tiện đơn giản là xe gắn máy phải học và thi mới điều khiển được, nhưng để sống một cách có hiểu biết, có khi nào chúng ta quên học để hiểu chính mình hay không? Phật giáo giúp bạn làm việc đó rất tốt: tu học để ngộ. ..và đấy là đóng góp vĩ đại của tôn giáo này cho nhân loại ngày hôm qua, hôm nay và mãi mãi..


Thành Công

Tôn trọng sự sống của thai nhi

Tôn trọng sự sống của thai nhi

Đăng lúc: 08:35 - 03/08/2016

Chưa bao giờ nạn phá thai xảy ra hàng ngày, rất nhiều và đơn giản như chuyện chơi. Mạng sống của thai nhi rất mong manh và đáng sợ hơn nữa, trong nhiều trường hợp thai nhi không được chào đời, chỉ vì mẹ nó, hay cha mẹ nó không thích, không muốn. Chỉ với một ý niệm vô cùng giản đơn như thế là kết thúc một mầm sống một cách dễ dàng.
Có người cho rằng thai nhi chưa hình thành đầy đủ hình hài con người thì hủy diệt nó là việc bình thường, không tội lỗi. Thậm chí kể cả bào thai đã tượng hình người, họ vẫn giết nó, dù có bị nguy hiểm đến tính mạng họ, chỉ với lý do là đứa con ngoài ý muốn thì không thể nào được đón chào.

anh nsgn.jpg

Theo Phật, bào thai được hình thành khi có sự giao hợp giữa cha mẹ trong thời kỳ người mẹ có thể thụ thai và yếu tố quyết định là sự có mặt của thần thức, hay còn gọi là hương ấm xâm nhập vào. Vì vậy, sinh mạng của thai nhi, tức mầm sống của con người đã được tạo thành ngay từ phút giây đầu tiên mà thần thức đi vào cơ thể người mẹ, khi cha mẹ giao hợp.

Đức Phật khẳng định rằng con người là tối tôn trọng các loài sinh vật, vì phải trải qua quá trình chuyển hóa thân tâm lâu dài, con người mới có bộ não và trái tim có thể suy nghĩ và thực hiện được những việc làm thăng tiến đến những cảnh giới cao quý, trong khi các loài sinh vật thấp kém hơn chỉ sống với bản năng mà không thể thăng hoa cuộc sống đạo đức, tri thức như loài người. Và tất nhiên, chỉ có con người mới có thể chuyển hóa tâm thức thăng tiến đến quả vị tối thượng là Phật. Chư Thiên, hay A-tu-la tuy có phước báo hơn loài người, nhưng họ không thể tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Muốn đạt được quả Toàn giác, chư Thiên, hay A-tu-la, hoặc các loài sinh thể khác đều phải tái sanh làm người để từ đó, trải qua nhiều kiếp sống, mới có trí thông minh và tình cảm hướng thượng.

Trong sáu đường sinh tử, muốn có được thân người là việc khó khăn vô cùng. Đức Phật nói rằng được thân người khó gấp vạn lần con rùa một mắt lênh đênh trên đại dương hàng ngàn năm mới vớ được khúc cây nổi có một lỗ nhỏ cho nó chui vào.

Thân người vô cùng quý báu, nên trong các giới cấm Phật dạy hàng đệ tử phải tuyệt đối tuân thủ trước nhất là giới không sát sinh hại mạng.

Như trên đã nói, thai nhi mang mầm sống của con người, ngay từ khi người mẹ thụ thai, cần phải được bảo vệ một cách kỹ lưỡng. Thiết nghĩ không có gì ác độc hơn là tiêu diệt bào thai, vì giết hại một sinh linh ở trong giai đoạn yếu ớt nhất mà mạng sống hoàn toàn lệ thuộc vào người mẹ. Đại luận sư Buddhagosa nói rằng nghiệp quả của sự phá thai tệ hại hơn là giết một tên côn đồ, vì tự vệ.

Thể hiện tâm từ bi và trí tuệ theo Phật dạy, bảo vệ sự sống cho muôn loài nói chung và loài người nói riêng là điều tiên quyết mà hàng đệ tử Phật phải tuân thủ. Vì cùng sống trên trái đất này, mọi người, mọi loài đều có mối tương quan cộng tồn mật thiết, nên không thể thỏa mãn ý muốn riêng tư mà bất chấp mạng sống của thai nhi lại là núm ruột của mình. Và khi đã tin sâu luật nhân quả, việc ác dù nhỏ nhoi còn không làm, huống chi là phá thai, giết hại sinh linh vô tội cần nương vào bụng mẹ để có mặt trên cuộc đời này nhằm thực hiện điều gì còn dang dở trong tiền kiếp.

Tuy nhiên, chúng ta đều biết giáo pháp của Phật không có tính cố định, cứng nhắc. Kinh thường nói Đức Phật có đến 84.000 pháp để tương ưng với vô số phiền não, trần lao, nghiệp chướng của chúng sanh và giải quyết được vấn nạn cho họ. Vì vậy, sự tôn trọng mạng sống của thai nhi cũng có một mặt khác cần xét đến.

Trong trường hợp nếu thai nhi được sanh ra sẽ bị dị dạng, bị bệnh tật nguy hiểm, chắc chắn tạo nên cuộc sống đầy đau khổ cho chính nó và cho gia đình, hơn là được hạnh phúc. Trong trường hợp bất khả kháng như vậy, gia đình có thể quyết định không cho đứa bé ra đời. Hoặc trường hợp để cứu tính mạng của người mẹ, người ta không còn cách gì khác hơn là đành hy sinh sự sống của thai nhi.

Tóm lại, thể hiện lòng từ bi theo Phật, cần phải tôn trọng triệt để giới cấm sát hại sinh mạng con người cho đến phải tôn trọng mạng sống của muôn loài, tất nhiên cần bảo hộ sự sống của thai nhi.

Vì vậy, theo đạo Phật, không chấp nhận việc phá thai. Và càng thấm nhuần quy luật nhân quả, chẳng thể nào giết hại mạng sống của sinh linh có mối quan hệ chặt chẽ, mới tái sinh làm con mình.

Thiết nghĩ phá thai chỉ là giải quyết vấn đề ở ngọn. Nếu không muốn có con, đừng tạo ra cái duyên cho thần thức đi tái sanh vào thân thể mình. Điều đó quá hiển nhiên. Nếu cứ sống buông thả, bừa bãi, sống theo bản năng như loài vật, để rồi phá thai, khiến cho sinh linh uất hận và cũng làm hại cho sức khỏe của chính mình. Và tạo nhân ác rồi, quả báo ác sẽ đến kề cận, mong gì có cuộc sống an vui.

Người có suy nghĩ, biết sống tỉnh táo, biết khắc phục bản năng nhục dục, biết phải làm gì cho cuộc sống được an vui thực sự và lâu dài, họ sẽ không bao giờ để mang thai ngoài ý muốn.

Thế giới càng có nhiều oan hồn uổng tử lang thang uất hận, khổ đau, tạo thành thế giới âm không siêu thoát, thì thế giới của người sống khó mà yên ổn, nói chi là hạnh phúc. Chính vì vậy mà hàng ngày, đệ tử Phật đều cầu nguyện cho âm siêu, dương thới và tất cả mọi người đều trọn thành Phật đạo, đó chính là thế giới hạnh phúc tuyệt đối vĩnh viễn.
HT.Thích Trí Quảng

Muốn có vận mệnh tốt, phải thay đổi 10 điều này từ trong tâm

Muốn có vận mệnh tốt, phải thay đổi 10 điều này từ trong tâm

Đăng lúc: 20:37 - 29/05/2016

Mọi đau khổ hay sung sướng của con người suy cho cùng đều tại tâm. Vì thế, muốn hạnh phúc và có vận mệnh tốt đẹp, nên thay đổi ngay những điều này.

Bởi thay đổi bản thân chính là cách tốt nhất để cải biến vận mệnh của mình.
Dục vọng không cần quá cao
Dục vọng không nên quá cao, bởi một khi nó không được sự thỏa mãn thì sẽ gây ra những bức bối, tâm thái sẽ mất đi sự cân bằng.
Suy tính ganh đua không thể quá nặng
Nếu một người cứ mải mê suy tính ganh đua với người này người kia thì sẽ “triệt tiêu” sự khoái hoạt của cuộc đời. Ganh đua không chỉ đánh mất đi sự vui vẻ mà còn làm mất đi vận may của một đời người.
Phải học được cách quên
Đừng canh cánh trong lòng những chuyện quá khứ không đáng nhớ. Những chuyện quá khứ là những chuyện đã xảy ra, không thể thay đổi được, hãy để nó qua đi, như vậy mới có thể giảm thiểu được rất nhiều sự phiền não, trong lòng mới có thể nhẹ nhàng, thoải mái.
Tha thứ để hạnh phúc đến gần ta hơn
Con người từ khi sinh ra đến khi về già và ngay cả là lúc cận kề sinh tử, chúng ta phải đối diện biết bao nhiêu là thị phi, oan ức, những khúc mắc giữa các mối quan hệ vợ chồng, con cái, bạn bè, người thân và cả những người xa lạ. Có nhiều người vì hận người chồng mình vì ông ta lỡ sai lầm một lần mà ôm hận cả đời đến lúc nhắm mắt xuôi tay, có người vì bị người khác gièm pha, nói xấu hay tranh quyền đoạt lợi mà nỗi oán ghét kẻ đó cứ chất chứa trong lòng. Tất nhiên, trong nhiều trường hợp vì kẻ khác có lỗi với ta nên ta mới sanh tâm phiền trách nhưng nếu có thể, chúng ta hãy tập tha thứ.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Hạnh phúc không có nghĩa là giẫm đạp lên người khác
Hạnh phúc không phải là vơ vào cho mình thật nhiều mà ngược lại, bạn nên ban tặng, san sẻ những gì mình có cho người khác. Đó mới là hạnh phúc. Bản thân hạnh phúc tất vận mệnh sẽ tươi đẹp.
Đừng so sánh bản thân với người khác
Trong cuộc sống, đừng so sánh bản thân với người khác, cũng đừng có ước ao được như họ. Ai cũng có ưu điểm riêng của bản thân mình, ai cũng có nỗi khổ riêng mà người khác không biết.
Một khi so sánh, người ta thường hay lấy điểm yếu của bản thân để so sánh với điểm mạnh của đối phương, từ đó sinh ra chán ghét, điều đó chỉ làm tổn hại chính tâm thái của bản thân mình mà thôi!
Yêu thương, trân quý bản thân nhiều hơn
Chỉ có yêu thương, trân quý bản thân mình mới có năng lượng để yêu thương trân quý người khác. Nếu có đủ năng lực, hãy thường xuyên giúp đỡ người khác, như vậy bạn sẽ nhận được niềm vui, có nhiều niềm vui là cách giảm sức ép của cuộc sống.
Biết thế nào là đủ
Chúng ta hay cho rằng mình khổ đau và kém may mắn vì chúng ta luôn tham lam và không biết thế nào là đủ cả. Người có lòng tham cầu càng nhiều thì nỗi khổ càng lớn. Con người cứ nhìn cuộc sống này bằng ánh mắt bi quan, tiêu cực mà không nhìn lại những gì mà chúng ta đang có. Việc ham mê và cầu toàn quá chỉ khiến bản thân thêm bất hạnh mà thôi.
Đừng nói lời tổn thương người khác
Đừng tạo khẩu nghiệp, nói những lời tổn thương người khác ắt có ngày nhận quả bảo cho mình.
Dụng tâm đối mặt
Chỉ có dùng thật tâm, dùng tình yêu thương, dùng nhân cách để đối mặt với cuộc sống thì cuộc sống của bạn mới trở nên đặc sắc hơn!
Mỗi ngày cần bảo trì một tâm thái vui vẻ, lạc quan! Nếu như gặp những sự tình phiền lòng, hãy học cách vỗ về chính mình, tấm lòng rộng mở sẽ khiến bạn mạnh mẽ tự tin hơn để vượt qua.
Muốn có một tâm thái tốt, hãy dùng “lòng biết ơn” để nhìn thế giới, dùng “trái tim” để nhìn thế giới, không tính toán được mất, cảm động trước hết thảy việc làm của người khác. Khi ấy vận mệnh của bạn nhất định cũng trở nên tốt hơn!

Giải mã bí mật hạnh phúc của người dân Bhutan

Giải mã bí mật hạnh phúc của người dân Bhutan

Đăng lúc: 19:58 - 13/05/2016

Nhiều người gọi Bhutan là “vương quốc bị bỏ quên” vì ít người lui tới, nhưng nơi đây lại chứa đựng chiếc chìa khóa quan trọng về hạnh phúc của con người.

Bhutan được thế giới mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Điều này làm cả thế giới muốn biết bí mật hạnh phúc của người dân đất nước này là gì. Hai tác giả Barry Petersen và T. Sean Herbert đã có chuyến đi đến Bhutan để khám phá bí mật này, với bài viết được đăng trên trang tin CBS News giữa tháng 4 vừa qua.
Mot vong xoay tai thanh pho Thimphu, khong co den giao thong.jpg
Một vòng xoay tại thành phố Thimphu không có đèn giao thông

Hòa nhập và gìn giữ bản sắc riêng

Nằm giữa hai quốc gia lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, kinh tế Bhutan chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Theo Hiến pháp của Bhutan, diện tích rừng phủ xanh phải chiếm 60%, nhưng trên thực tế mức độ phủ xanh hiện tại là đến 72%.

“Rời máy bay, hít một hơi thật sâu những làn khí trong lành thuần khiết, bạn sẽ có cảm giác hơi thở của quá khứ ngay trong hiện tại này”, tác giả bài viết chia sẻ.

Khắp nơi trên đất nước Bhutan, bạn sẽ thấy rất nhiều hình ảnh những vị tu sĩ và lá cờ Phật giáo. Theo quy định của hoàng gia, kể cả những tòa nhà mới được kiến tạo cũng phải được trang trí với điêu khắc truyền thống và các tạo vật linh thiêng của quốc gia.

Tại đây, số lượng khách sạn có trang bị thang máy không nhiều nhưng công nghệ đã “xâm nhập” vào nơi này hiệu quả và mạnh mẽ hơn bất kỳ “kẻ xâm lấn” nào khác. Điện thoại di động có mặt nơi nơi. “Tôi dùng điện thoại mỗi ngày để sắp xếp các cuộc hẹn, kiểm tra email và hoàn thành các bài báo khi thời gian gấp rút”, Tshering Choeki - một nhà báo tự do cho biết.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với một người anh em của đương kim quốc vương, hoàng tử Dasho Jigyel - người từng học tập tại Trường Đại học Oxford (Anh quốc) và tại Hoa Kỳ về những thay đổi tác động đến văn hóa và các mặt khác của đời sống ở Bhutan, ngài cho biết: “Giống như hai thái cực cùng tồn tại, với sự toàn cầu hóa, chúng tôi mở cửa hội nhập vì chúng tôi không thể bơi ngược con sóng. Quay lại những năm tháng trước đây, chúng tôi còn không có cả giày và vớ nhưng hiện tại thật sự là một cuộc cách mạng”.

Cuộc cách mạng này diễn ra nhiều thế kỷ nhưng với đất nước Bhutan, không có gì là vội vã. Ở đây, không có đèn giao thông, không có McDonalds, Burger Kings hay Starbucks gì cả.

Karen Beardsley, Giáo sư Fulbright dạy tại Đại học Hoàng gia Thimphu cho rằng: Bhutan “từ chối” việc đánh mất “nhân dạng” của quốc gia mình. Đó là lý do họ không chào đón các thương hiệu toàn cầu của Hoa Kỳ. “Tôi cho rằng, giữ gìn đặc trưng văn hóa của mình là điều rất quan trọng và người Bhutan nhất tâm với điều này, rằng sự nhan nhản các cửa hiệu nói trên có thể làm bạn cảm giác như bạn đang ở Hoa Kỳ”; và tất nhiên người Bhutan cũng không mong muốn điều này.

Nơi chứa đựng chiếc chìa khóa của cuộc sống hạnh phúc

Khi được hỏi về sự khác biệt trong sinh hoạt và dạy học giữa Hoa Kỳ và Bhutan, Beardsley chia sẻ: Không như sự vội vã và bám chặt vào thời gian, cuộc sống nơi này rất thư thái và bình yên. Con người ở đây cũng thật tuyệt vời.

Hiện tại, Bhutan giới hạn số lượng du khách quốc tế đến quốc gia mình. Năm ngoái chỉ có 57.000 du khách đến đây, con số này chỉ nhỉnh hơn số người đến Disney World trong một ngày.

Thap nen trong cac tu vien Phat giao o Bhutan.jpg
Nến thắp trong các tu viện Phật giáo ở Bhutan

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, nhà nước Bhutan đã bắt đầu thay thế chỉ số tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bằng chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia” (gross national happiness).

“Tại Hoa Kỳ, người ta phải áp lực mua nhà đẹp, sắm xe sang, còn ở Bhutan, người ta hài lòng và hạnh phúc với những gì họ có. Họ ít chú trọng đến khía cạnh vật chất nhưng lại tận hưởng cuộc sống và thiên nhiên xung quanh nhiều hơn”, chia sẻ của hai du khách Hoa Kỳ (có tên là Brendan Madden and Tatiana Gregorek) đang du lịch tại Bhutan khi Petersen hỏi họ học được gì từ chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia” của Bhutan.

Để thúc đẩy chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia”, hoàng tử Dasho khẳng định: “Là em trai của quốc vương, tôi luôn cố gắng đại diện cho con người và đất nước mình bằng hết khả năng của mình. Và với cương vị Chủ tịch Ủy ban Olympic, tôi phải đảm bảo rằng nhiều thanh niên của Bhutan nhận được lợi ích tích cực từ các môn thể thao được tổ chức”.

“Vậy xin hỏi, điều gì làm hoàng tử thấy hạnh phúc?” - “À, hạnh phúc là một khái niệm tương đối nhưng với tôi, có được những nguồn năng lượng tích cực xung quanh tôi và cảm thấy hài lòng với bản thân mình là hạnh phúc”.

Karma Tshiteem, người có sứ mệnh đảm bảo chỉ số hạnh phúc quốc gia khi được hỏi: “Ông thấy dành thời gian cho gia đình, cho hạnh phúc của mình quan trọng như thế nào?”, đã trả lời: “Rất quan trọng và đây là những điều ưu tiên hàng đầu. Có những điều quan trọng giúp mang lại hạnh phúc cho mỗi người và chúng ta cần đầu tư nhiều thời gian vào đó hơn là tiền bạc”.

“Vậy ông nghĩ giá trị quan trọng nhất của hạnh phúc là gì?” - “Đó là yêu thương, lòng từ bi và sự quan tâm dành cho người khác”.

Và một điều đáng ghi nhận là mỗi trường học ở Bhutan mỗi ngày đều dành ra 2 phút để thực hành thiền định.

Và bạn sẽ thấy những bảng chữ thế này tại khắp các con đường, các ngọn đồi ở Bhutan: Chúng ta hãy sống xanh và giữ cho địa cầu sạch đẹp. Tự nhiên là tấm gương phản ánh nội tâm bên trong của bạn. Ngay cả các graffiti cũng thể hiện tính đạo đức trong đó, như Con người cần nhiều thứ để đáp ứng nhu cầu của mình, chứ không phải để thỏa mãn lòng tham…

Và ở đây, con người thật sự hạnh phúc và “hạnh phúc một cách nghiêm túc”.

Với một vị Lama, hạnh phúc là sống ở một quốc gia hòa bình. Với một phụ nữ Bhutan, hạnh phúc là được sống ở một nơi mà tự nhiên và núi non được bảo vệ.

tuvien.jpg
Tu viện Tiger's Nest - nơi thu hút du lịch số một ở Bhutan

Theo Sonam Tshering, nền văn hóa của Bhutan vẫn còn nguyên vẹn. Nền văn hóa đó biểu hiện qua cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Và, “chúng tôi là văn hóa”.

Có lẽ, đây chính là bài học từ quốc gia Phật giáo nhỏ bé và hiền hòa này. Ở đó, hạnh phúc không phải là sống vội vội vàng vàng, không phải là thoải mái đến các trung tâm thương mại, không phải là tậu sắm chiếc xe hơi mới. Hạnh phúc chính là hài lòng với những gì cuộc sống mỗi ngày dâng tặng cho ta, mỗi ngày.

Lắng nghe để hiểu & thương

Lắng nghe để hiểu & thương

Đăng lúc: 10:58 - 28/03/2016

Một con cú già khôn ngoan sống ở cây đa. Nó càng nhìn thấy sự đời thì càng ít nói. Mà nó càng ít nói thì lại lắng nghe nhiều. Tại sao mình lại không như con cú già khôn ngoan kia? (Khuyết danh).
bo-tat-QTa.jpg
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian...

Khi còn bé thơ, chúng ta được dạy ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’. Và càng nói nhiều thì đó là dấu hiệu phát triển bình thường. Nhưng ít khi nào chúng ta được dạy phải biết lắng nghe. Và phần nhiều, cha mẹ, thầy cô, các bậc phụ huynh, v.v… không để tâm nhiều đến chuyện dạy dỗ cách biết lắng nghe. Tất nhiên, cha mẹ hay các thầy cô có dạy mình phải biết nghe lời. Nhưng ít khi chúng ta được dạy cách biết lắng nghe cho đúng.

Thường khi trong một cuộc đối thoại, chúng ta muốn người đối diện nghe ý kiến của mình muốn phát biểu, hay diễn đạt hơn là mình nên lắng nghe ý tưởng của họ. Nếu đã là vậy, rõ ràng không có sự lắng nghe xảy ra. Mà hễ không có sự lắng nghe, hiểu và cảm thông sẽ không bao giờ được thiết lập. Vợ chồng thường hay gặp phải tình cảnh này, nên có câu nói chọc cười: ‘Ngày xưa chồng nói vợ nghe. Bây giờ chồng nói vợ chê lắm mồm’. Cho nên, biết lắng nghe là nhịp cầu nối đầu tiên cho sự hiểu biết, cảm thông.

Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Theo phẩm Phổ môn trong kinh Pháp hoa, sở dĩ Ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ cứu nạn, mỗi khi chúng sanh bị khổ ách, nguy cấp, nhất tâm niệm danh hiệu của Bồ-tát, Ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách.

Nhiều kinh điển nói về công hạnh của Bồ-tát, về sức uy thần diệu dụng của Ngài, thường hiện thân khắp nơi cứu giúp người đang đau khổ trên trần gian. Nhưng để tu tập theo hạnh nguyện từ bi, cứu khổ của Ngài, thiết nghĩ, chúng ta nên tìm hiểu thêm một số chi tiết về những hạnh nguyện đó.

Trong kinh Pháp hoa nói Ngài thường thị hiện 33 hóa thân. Nhưng theo thiển ý, chắc đây là con số tượng trưng. Ngài được mô tả là một vị Bồ-tát luôn hóa thân cứu khổ mọi loài chúng sinh. Ngài hóa thân là một hiện tượng đặc thù theo tinh thần ‘tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên’, biểu lộ tấm lòng đại từ bi, không phân biệt kẻ thân, người sơ, kẻ thâm tín, người hoài nghi, thậm chí người vô thần, ngoại đạo.

Hiện tượng hóa thân nói lên sự thấu hiểu và cảm thông thật sâu sắc nỗi sợ hãi, mối ưu lo của chúng sinh trong thế giới đảo điên, mộng tưởng. Để được tiếp cận với một chúng sinh đang đau khổ, Ngài hiểu rõ rằng một người xa lạ, dù là một Bồ-tát, sẽ khó có thể đến gần để chúng sinh kia được giãi bày nguồn cơn nỗi khổ của mình.

Theo kinh nghiệm đời thường cho thấy, khi chúng ta đang đau khổ hoặc phiền não mình chỉ muốn chia sẻ với ai biết lắng nghe, thông cảm, và không có ý phê phán, bình phẩm về những điều mình đã làm sai, hay tâm tình mình đang giãi bày, thổ lộ. Và thường mình muốn chia sẻ với người quen biết, dễ thương, hoặc người nào tôn trọng ý tưởng và tình cảnh của mình. Nếu hiểu được điều này, chúng ta có thể đóng vai sứ giả của Đức Quán Thế Âm, lắng nghe mà không phê bình, chỉ trích để giúp làm vơi nỗi khổ của người.

Thật ra, ai trong chúng ta cũng đều có khả năng làm sứ giả Quán Âm, và muốn thành tựu vai trò này đòi hỏi mình phải biết lắng nghe.

Nhưng biết lắng nghe là một nghệ thuật. Nghĩa là chúng ta phải quên mình đi mà chỉ biết nghe người kia đang nói gì. Biết lắng nghe đòi hỏi mình phải biết lắng đọng tâm tư để nghe rõ thông điệp của người mình đang đối diện. Cái bi kịch thường hay xảy ra cho chúng ta là khi mình muốn học hạnh lắng nghe nhưng cứ mỗi khi nghe xong câu chuyện mình lại diễn dịch nó qua lăng kính kinh nghiệm của bản thân, giống như mình nhìn thấy một sự kiện qua cặp kính màu của mình, nên thay vì hiểu và cảm thông, chúng ta lại chỉ trích hay phê phán người đối diện là dở cái này, thiếu cái nọ.

Do đó, hành động lắng nghe của mình bị thất bại. Nếu chúng ta biết lắng nghe qua tâm hạnh từ bi như Bồ-tát Quán Thế Âm, chúng ta biết tôn trọng ý tưởng của người nói và lắng nghe cho kỹ những nỗi khổ đau mà họ đang trải nghiệm, thì công sức lắng nghe của mình sẽ chắc chắn mang lại một kết quả tốt và có thể sẽ làm vơi đi nỗi khổ của người.

Ngoài việc hóa hiện các thân để cứu độ, Ngài còn có khả năng làm cho chúng sinh hết lo sợ (vô úy thí). Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn có nêu lên 14 hoàn cảnh, những trường hợp tượng trưng, mà Ngài đã vận dụng năng lực vô úy để cứu độ. Năng lực vô úy là một khả năng đặc thù mà chỉ có những ai thật định tĩnh, tự tin, và từ bi vô hạn mới có thể làm được. Như một bà mẹ thương con vô cùng mới có thể làm con mình yên tâm dù hoàn cảnh trước mặt đang xảy ra vô cùng bất lợi và nguy hiểm. Sở dĩ chúng ta cảm thấy an lòng, không hoảng sợ, kinh hoàng trước sự hiện diện của Bồ-tát Quán Thế Âm vì Ngài sẵn lòng hy sinh bản thân để cứu độ mọi người.

Chúng ta cũng đã từng nghe qua năng lực vô úy này được các thiền sư thể hiện, như trong câu chuyện sau: Trong thời nội chiến ở Triều Tiên, một vị tướng soái dẫn quân đánh chiếm hết vùng này đến vùng kia, hủy diệt hết những gì cản trở bước tiến của ông ta. Dân chúng trong thành biết đoàn quân của vị tướng đang đánh tới, và nghe tiếng tàn bạo của ông ta nên mọi người đều trốn lánh vào vùng núi cao.

Vị tướng tiến chiếm thành không người và ra lệnh quân lính tìm kiếm dân trong thành khắp nơi. Vài người lính trở về báo cáo chỉ có một thiền sư còn ở lại. Vị tướng quân liền vội vã đến chùa, đi thẳng vào bên trong, rút gươm ra, và nói: “Lão thầy chùa kia, ông không biết ta là ai sao? Ta là người có thể thản nhiên lấy mạng của ông không chớp mắt”. Vị thiền sư nhìn thẳng vào mặt ông tướng soái và bình thản trả lời: “Và tôi, thưa ngài, là người có thể để ngài lấy đầu mà cũng không chớp mắt”. Vị tướng quân nghe xong, liền cúi đầu và bỏ đi.

Sợ hãi là bản năng của con người, ai sinh ra cũng có. Nhưng các bậc thánh, hay như người căn tính yếu kém như chúng ta, nếu biết tu tập tinh chuyên và có lòng từ bi vô lượng, đều có khả năng, không những vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, mà còn khéo giúp người khác an tâm, không lo sợ. Tu tập hạnh từ bi có khả năng giúp mình vượt qua khổ hải và cũng giúp được người vơi bớt khổ đau. Vậy muốn có được năng lực vô úy thì chúng ta không thể thiếu hạnh từ bi.

Tuệ giác của pháp môn lắng nghe, không chỉ nằm trong việc lắng nghe âm thanh, lời nói, ngôn ngữ của người đối diện, mà còn vận dụng hết cả thân tâm mình từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và cả ý căn, để hiểu thấu và thấy rõ từ cử chỉ, hành vi, và sắc diện của họ đang nói lên những gì, mà lời nói, ngôn ngữ chưa diễn đạt, trình bày được hết ý của câu chuyện.

Chỉ cần vận dụng một phần ba (1/3) năng lượng của tuệ giác lắng nghe là chúng ta đã có thể giúp vơi đi nỗi khổ của người khác nhiều lắm rồi. Nhưng tiếc thay, đa số chúng ta thích nói hơn là thích nghe nên năng lượng của tuệ giác lắng nghe ít khi được sử dụng. Sở dĩ, mình thích nói hơn lắng nghe vì bản ngã, hay cái ta, đóng vai trò lớn trong việc thể hiện tầm quan trọng của bản thân, con người mình. Không ai muốn đóng vai trò ‘thấp cổ, bé miệng bao giờ!’. Hiểu rõ được điều này và phải vận dụng nhiều công phu tu tập mới có được chút khả năng lắng nghe vi diệu của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Nhân ngày lễ vía của Đức Bồ-tát, chúng ta hãy cùng nhau vận dụng hết năng lực của mình để nhất tâm tu tập nguyện noi theo công hạnh của Ngài và để xứng đáng làm một sứ giả của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Tháng 10-2015
Tuệ Nghiệp

Tập thương yêu chân thành

Tập thương yêu chân thành

Đăng lúc: 07:28 - 12/03/2016

Câu chuyện về một cậu học sinh tên “Luis”.
Hôm ấy, khi Luis bước vào lớp, điều gì đó toát lên từ cử chỉ của cậu bé đặt mọi người vào một sự cảnh giác cao độ. Cách đây khoảng một tháng, một em nữ sinh đã tự bóp cổ của mình ngay trước văn phòng thầy hiệu trưởng, và đó là lý do vì sao chúng tôi phải dè dặt như vậy. Tôi nhận ra, bạo lực bộc phát không còn là chuyện diễn ra ở đâu đó xa vời nữa.

Ngay sau đó, tôi chợt liên tưởng, đây có lẽ cũng là điều mà đất nước chúng ta đang cảm nhận được, rằng bạo lực dường như là điều không thể tránh khỏi.

giaohao.jpg
Ảnh minh họa của Trần Thế Phong

Trong lúc ấy, Luis, người đang đi tới đi lui trước mặt tôi cùng với những câu nói lẩm nhẩm, thái độ bực tức, cậu bé không về chỗ của mình mặc kệ cho tiếng chuông báo hiệu vào tiết học đã reo lên. Với ánh mắt đầy sợ hãi, tất cả học sinh trong lớp nhìn nhau, rồi bọn trẻ nhìn vào tôi. “Phải làm gì bây giờ?” - tôi đã tự hỏi mình như vậy. Tôi cố tỏ ra điềm tĩnh và thử nói chuyện với Luis, nhưng cậu bé chỉ xem những chỉ dẫn và hành động của tôi như một lời sáo rỗng. Vì vậy tôi lùi lại, tránh xa khỏi cậu bé và tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách gọi điện cho ai đó, trông Luis dường như lại càng thêm phần nóng giận.

Tôi đã thử làm hết những gì mình có thể để trấn an và giúp cậu bé bình tĩnh hơn, nhưng tất cả đều trở nên vô vọng. Có một tín hiệu bất chợt phát ra từ văn phòng và tôi nhận thấy đó là cơ hội của mình, tôi nói lớn: “Ồ, thầy phải gọi một cuộc điện thoại thôi”. Ngay lập tức, Luis hướng sự tập trung về phía tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi rồi nói: “Tất nhiên là phải gọi rồi”. Và đột nhiên những bước di chuyển của Luis trở nên nhẹ nhàng hơn, cậu bé rút từ trong túi ra chiếc bút chì và nắm chặt nó trong tay như thể đó là cán của một cây dao, rồi bước dài đến chỗ tôi.

Trong suốt cuộc đời mình, tôi luôn nỗ lực làm mọi thứ để ngăn chặn những tình huống tồi tệ có thể xảy ra. Tôi cũng được học về phi bạo lực và đã dạy cho học sinh của mình về Gandhi, người lãnh đạo các cuộc biểu tình hòa bình(Gandhi là người đã dẫn khởi nền độc lập cho Ấn Độ, đề cao “Chấp trì chân lý”, theo nguyên tắc chân lý và bất bạo động).

Tuy nhiên, trong khoảnh khắc Luis tiến đến gần, tất cả những chuẩn mực để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, một thế giới hòa bình của tôi dường như sụp đổ. Tôi không chắc rằng liệu Luis có ý định đâm tôi hay không, nhưng tôi biết mình cần phải làm gì đó để kéo cậu bé ra khỏi những học sinh khác của mình. Cậu bé to lớn hơn rất nhiều so với tôi và tôi như thấy mình rơi vào bế tắc. Tôi không dám tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra sau đó và khoảnh khắc ấy như đang chi phối tôi.

Một nỗi buồn không tưởng cuộn lấy rồi đè nặng lên tôi đến mức khiến tôi đổ gục xuống ghế. Và, tôi bắt đầu cảm nhận được một nỗi đau nào đó, đúng hơn, tôi như bắt đầu nối kết được với Luis. Không kiềm được nước mắt, tôi nói: “Thầy rất tiếc. Đó hẳn là một tổn thương rất sâu sắc”.

Cậu bé bỗng ngưng lại tất cả những hành động của mình, thả lỏng tay rồi nói: “Vâng”. Và như vậy, mọi chuyện dừng lại ở đó.

Những gì chúng ta chọn để thực hành trong cuộc sống hàng ngày, cũng là những điều sẽ xảy đến khi cuộc sống của chính chúng ta bị dồn đến bờ vực. Như vậy, nếu tôi học cách bắn vào những ai đang đe dọa đến mình và nếu có súng trong tay vào lúc đó, tôi tin chắc mình sẽ không ngần ngại bóp cò. Nhưng tôi đã chọn cách ngược lại. Một tháng sau, kể từ sự việc đáng sợ đó, mỗi ngày tôi đều dành ra 45 phút để tập bài tập có tên là “yêu thương chân thành”, hay còn gọi là “Thiền tâm từ”.

Thiền tâm từ là một phương pháp thiền định đơn giản mà khi thực hành nó, điều đầu tiên chúng ta cần làm là nghĩ về những người ta luôn quan tâm và mong muốn đem lại hạnh phúc cho họ - con cái hay thú cưng là một trong những ví dụ điển hình. Sau đó, chúng ta trải lòng mình bằng cách tập quan tâm và mong cầu hạnh phúc cho những người không mấy quan trọng hiện diện quanh ta, hay thậm chí là một người không quen biết, như bác đưa thư vẫn nhìn thấy hàng ngày, nhưng ta chẳng biết ông ấy là ai.

Trong từng hoàn cảnh, từng trường hợp như vậy, chúng ta tập giữ hình ảnh của những con người, những vật thể đó bằng trái tim, bằng suy nghĩ của mình và thầm nguyện cầu: “Mong những con người này có thể được hạnh phúc, mạnh khỏe và hiểm nguy sẽ không chạm đến họ”. Có thể đó là một sự thực hành không mấy khó khăn, nhưng nó cũng không hề đơn giản.

Quay trở lại câu chuyện về Luis. Tôi đã không biết gì cho đến sau đó, thì ra anh trai của Luis chỉ vừa bị tuyên án tù và cậu bé đã rất khó khăn để tiếp nhận sự thật này. Sự mất mát, và cậu bé cần một ai đó có thể lắng nghe để sẻ chia gánh nặng đang đè lên vai mình, nhưng vì không biết thể hiện như thế nào nên thay vào đó, Luis đã có những hành động bộc phát như vậy. Điều đó có lẽ cũng giống như Luis đang tự tìm nhà tù cho chính mình vậy.

Đến bây giờ, tôi vẫn không thể tin rằng những gì diễn ra ngày hôm đó giữa tôi và Luis là kết quả trực tiếp từ việc tôi thực hành thiền định, có lẽ đó chỉ xuất phát từ lòng khoan dung, chi phối tôi và làm tôi thấu hiểu được Luis. Nhưng có một điều tôi chắc chắn rằng, việc thực hành tâm từ đã giúp tôi có thể mở lòng với người khác, để tôi luôn trong tư thế sẵn sàng trước mọi hoàn cảnh. Và đó là tất cả những gì tôi hướng đến. Khi thấu hiểu nỗi sợ hãi tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, tôi cũng nhận biết được rằng để xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn, chúng ta cần rèn luyện cho mình sự nối kết, tình thân ái đối với vạn vật, đồng thời biết tiết chế chính mình và người khác.

Người Mỹ hiện nay luôn trang bị cho mình bằng những khẩu súng và bỏ ra nhiều thời giờ chỉ để học cách hủy diệt đi sự sống của người khác. Như vậy làm sao con người có thể mở lòng với nhau, nối kết và sưởi ấm cho nhau bằng tình yêu thương?

Trên một phương diện nào đó, tôi cảm thấy con người chúng ta chẳng khác là bao so với Luis, tồn tại một nỗi sợ hãi và sự khao khát tình thân, mà ở đó con người biết sẻ chia cho nhau niềm vui cũng như nỗi buồn và tìm thấy ý nghĩa thật sự của cuộc sống. Khi không thể nhận được sự nối kết ấy từ những người xung quanh, con người lại có xu hướng cố giành lấy nó bằng cách bám chấp vào những bạo lực tồn tại bên trong suy nghĩ của mình và thể hiện những bạo lực đó ra bên ngoài bằng sức mạnh bản thân.

Trong niềm hân hoan, tôi xin kết thúc bài viết này bằng một câu khẩu hiệu đầy cảm hứng như vậy: “Hãy thiền định ngay bây giờ và thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn”. Vấn đề ở đây là tôi không tin vào điều đó và có thể bạn cũng vậy. Thay vì chờ đợi thế giới tháo bỏ khúc mắc này, tôi tìm thấy trong tư tưởng Phật giáo, sự hướng dẫn con người đi vào tự tâm của chính mình và không còn bất kỳ một ràng buộc nào.

Chúng ta có thể hiểu rằng, “không còn ràng buộc” có nghĩa là giác ngộ, biết được những gì nên làm và những gì cần lìa bỏ. Khi đạt đến “không ràng buộc” cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không còn bị trói buộc bởi những khổ đau, phiền não kia nữa.

Những bước đầu tiên thực hành thiền định, tôi đã luôn nghĩ đến một kết quả, đó là sự yên bình. Nhưng những kết quả mà chúng ta tưởng tượng ra, bản thân nó chính là một thể của ràng buộc. Tôi không thể ngờ được thành quả của sự thiền định ấy đã thay đổi tôi trong khoảnh khắc đối mặt với Luis (tôi đã không còn nghe tin gì về Luis kể từ khi cậu bé rời khỏi trường trung học năm 2011).

Khi điều gì đó tương tự xảy ra, mọi thứ quanh ta dường như thay đổi, nhưng chúng ta sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn tồn tại với một sinh mạng vô cùng quý giá, và trái tim sẽ luôn nhận thức được sâu sắc những đau khổ, phiền não trong thế gian này. Những đau khổ, phiền não mà chúng ta có thể nhận biết được là mênh mông vô tận, và không thể nào ngăn hết tất cả chúng lại được.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng mình vẫn đang tồn tại, chúng ta có thể tự kéo mình ra khỏi những suy nghĩ to tát kia và dành thời gian lưu tâm đến những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhặt, vô nghĩa quanh mình.

Đến một lúc nào đó, chúng ta có thể vận dụng lòng từ bi nơi tự tâm để biết lắng nghe những Luis khác trong cuộc sống này và tạo ra sự bình yên chân thật cho chính ta.

Giao Hảo

Giá trị của khổ đau

Giá trị của khổ đau

Đăng lúc: 21:12 - 04/12/2015

Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền. Tất nhiên, không ai muốn mình bị đau khổ và luôn tìm mọi cách để tránh né chúng. Nhưng đôi lúc, chúng ta cần có đau khổ để cảnh báo mình phải dừng lại để đánh giá cuộc sống của mình.

Những người đạt đến đỉnh cao hạnh phúc trong đời sống là những người biết hướng tâm nhiều về tâm linh và thường không quan tâm nhiều đến vật dục. Mỗi ngày, chúng ta phải trải qua một cuộc đấu tranh lớn bên trong nội tâm. Đó là cuộc đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn. Thể xác là nơi phát sinh những đam mê vật dục mà mình sinh ra đã có sẵn, hay mình đã tạo tác trong quá khứ. Đau khổ thường xảy ra khi vật dục không được đáp ứng thỏa đáng, và tâm hồn thì cứ tiếp tục đòi hỏi thêm mãi. Nghĩa là thân và tâm không được hòa hợp, bình an.

giatrikd.jpg

Một người kia vừa mới chết và được sinh vào một nơi thật xinh đẹp, bao quanh với mọi thứ lạc thú không thể nào tưởng tượng được. Một người bận áo choàng trắng đến đón chào anh ta và nói: “Ngài có thể có mọi thứ ngài muốn - thức ăn, khoái lạc, mọi thứ giải trí”. Anh ta thật sung sướng, và cả ngày anh ta thử hết tất cả những món mà mình đã mơ ước khi ở trần gian. Nhưng một ngày kia, anh ta đâm chán với tất cả mọi thứ, và cho gọi người hầu đến, nói: “Tôi chán hết mọi thứ ở đây rồi, tôi cần một việc gì đó để làm. Ông có việc gì cho tôi làm hay không?”.

Người hầu buồn bã lắc đầu, rồi đáp: “Xin lỗi ngài. Đó là điều duy nhất chúng tôi không thể thỏa mãn yêu cầu của ngài. Không có việc làm gì ở đây cho ngài cả!”.

Nghe người hầu trả lời xong, anh ta bèn quát lớn: “Thật là hay chưa! Tôi chẳng thà sinh vào địa ngục”.

Người hầu đáp nhẹ nhàng: “Vậy ngài nghĩ ngài đang ở đâu đây?”.

Câu chuyện cho thấy, nếu sống ở đời mà không có khổ đau thì đời người thật trống vắng và buồn chán! Điều đáng nói ở đây là: Tại sao đau khổ lại cần thiết trong đời sống? Đau khổ sẽ mang lại lợi ích gì mà mình cần đến nó? Nếu chúng ta tư duy cho kỹ sẽ thấy tại sao Phật lại nói về Khổ đế (sự thật về khổ), một trong bốn sự thật (Tứ đế) trong bài giảng đầu tiên, Chuyển pháp luân.

Tại sao Đức Phật không khởi đầu bằng Đạo đế (sự thật về đạo diệt khổ)? Nhớ lại lịch sử khi Đức Phật còn là thái tử, trong lúc dạo chơi ngoài thành, Ngài đã trực tiếp nhìn thấy khổ đau. Ngài kinh ngạc phát hiện ra rằng những khổ đau này không chừa ai cả! Như lời ông Xa-nặc đã trả lời: “Hễ làm con người tức là phải có bệnh, có lão, và có tử. Không ai có thể tránh khỏi”. Ngài lại càng ngạc nhiên thêm khi thấy hầu như ai cũng mặc nhiên chấp nhận sự thật này mà không hề làm một cái gì đó để thoát ra. Khổ đau là đầu mối khiến Thái tử Sĩ-đạt-ta ưu tư không dứt và là một trong những nguyên nhân khiến Ngài quyết tâm cầu đạo giải thoát.

Nếu tôi nhớ không lầm thì trong một đoạn kinh văn có ghi: Sau khi Đức Phật giác ngộ, Ngài bèn lên đường trở lại giáo hóa cho 5 anh em Kiều Trần Như. Trên đường, Ngài có gặp một hành giả du-già khổ hạnh. Vị hành giả này thấy Phật tướng hảo, nhưng lại quá sạch sẽ, gọn gàng, trông không giống một vị du-già sư, bèn hỏi: “Ngài là ai? Tu hạnh gì? Sao trông nhẹ nhàng, tự tại vậy?”. Đức Phật trả lời: “Ta là Phật, là bậc Giác ngộ, đã thấu rõ mọi lẽ sanh diệt của tất cả các pháp thế gian nên không còn luân hồi sanh tử nữa!”. Vị du-già sư nghe xong, quay lưng bỏ đi. Ông vừa đi, vừa lắc đầu không tin, và trong đôi mắt có vẻ thương hại Phật vì nghĩ rằng Phật đã mất trí nên mới dám xưng tụng mình như vậy!

Câu chuyện cho chúng ta thấy nếu Phật chỉ nói về sự giác ngộ của Ngài thì có lẽ không ai có thể hiểu nổi! Cái mà chúng ta kinh nghiệm nhiều nhất đó là đau khổ. Và chính vì vậy, Đức Phật đã dạy chúng ta cách nhìn thấy sự thật về đau khổ để tìm con đường diệt khổ (Đạo đế). Sự thật mà nói, dù chúng ta đã trải nghiệm nhiều về đau khổ, nhưng phần nhiều chúng ta chỉ biết sợ khổ; và hầu như, ít khi nào học được gì nhiều từ đau khổ. Bằng chứng là chúng ta luôn chạy theo vật dục để kiếm tìm hạnh phúc và cố tránh né, càng nhiều càng tốt, tất cả những gì mang lại khổ đau. Thậm chí mình phát tâm tu là cũng vì ‘sợ khổ’. Thế mà oái oăm thay, mình lại cứ đụng phải khổ đau hoài!

Thực ra, khổ đau không phải lúc nào cũng là điều tiêu cực đáng chán, đáng sợ; ngược lại, có nhiều lúc chúng ta cần có đau khổ để thức tỉnh bản thân. Như vậy, đau khổ là một vị thầy, nhắc nhở chúng ta biết hồi đầu hướng thiện. Cho nên trong 2 câu đầu của 10 điều tâm niệm, Phật dạy: “1. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh. 2. Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.

Cái bệnh khổ và hoạn nạn ở đây đóng một vai trò cần thiết trong đời sống tu tập. Đó là chúng giúp diệt trừ dục vọng và kiêu mạn. Như vậy, có tuệ giác nằm bên trong bệnh khổ và hoạn nạn. Chỉ có điều là chúng ta có nhìn thấy cái tuệ giác bên trong đó hay không? Vì phần nhiều chúng ta chỉ biết than oán và lo sợ. Chính tâm phiền não và sợ hãi này đã che lấp tuệ giác của mình, cho nên khiến mình không vận dụng được cặp mắt chánh tri kiến để thấy rõ giá trị của bệnh khổ và hoạn nạn.

Phật dạy rằng khi mình thật sự cảm nhận được nỗi đau khổ trực tiếp, chúng ta ngay lập tức buông bỏ, cũng giống như khi mình cầm lên cái chảo sắt đang nóng bỏng sẽ khiến mình rút tay lại. Khi chúng ta cảm thấy cái đau khổ cùng cực, mình sẽ muốn được giải thoát khỏi chúng ngay vì mình học được từ tuệ giác nằm bên trong mỗi kinh nghiệm, đặc biệt là càng thống khổ thì tuệ giác càng sâu.

Như câu chuyện về nàng Liên Hoa Sắc, con một trưởng giả vô cùng sang giàu. Lên 16 tuổi, Liên Hoa Sắc lấy chồng, sinh một bé gái. Nhưng cảnh đời trớ trêu, cha chồng chết sớm, mẹ chồng loạn luân vô đạo, và đối xử tệ bạc với nàng. Quá buồn tình uất ức, Liên Hoa Sắc trốn nhà ra đi, bỏ con gái lại cho chồng, lang thang đó đây, kiếm kế sinh nhai. Sau đó Liên Hoa Sắc tái giá với một thương gia giàu có. Một hôm chồng bà dẫn về một nàng vợ hầu trẻ đẹp. Không ngờ, nàng vợ hầu của chồng lại chính là con gái của bà với người chồng trước. Chán nản thế thái nhân tình, Liên Hoa Sắc quyết đi làm gái bán hoa để phá hoại gia thất của các chàng sở khanh.

Một hôm, ngài Mục-kiền-liên đang trên đường đi khất thực, Liên Hoa Sắc đón đường ra chọc ghẹo. Nhờ có đạo lực, ngài Mục-kiền-liên dừng lại từ tốn hỏi thăm và quyết tâm thuyết phục người dâm nữ trở về nẻo thiện. Ngài dạy Liên Hoa Sắc: “Tâm hồn bất tịnh thì hãy đem Phật pháp mà tẩy. Đức Phật của tôi có hàng vạn pháp môn rất khế lý khế cơ, con người có thể tùy theo hoàn cảnh, khả năng, để chọn pháp môn tu tập”. “Mê nhất kiếp, ngộ nhất thời”, qua lời giải thích an ủi đầy đạo lý, Liên Hoa Sắc tỉnh ngộ, nét mặt trở lại tươi tỉnh, xin đi theo ngài Mục-kiền-liên để bái yết Phật. Liên Hoa Sắc được Phật cho phép xuất gia, trở thành Tỳ-kheo-ni gương mẫu, và về sau chứng quả A-la-hán, trở thành vị Thánh Tỳ-kheo-ni có thần thông đệ nhất.

Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc đã thấu rõ tuệ giác bên trong hoàn cảnh đầy bất hạnh của mình. Khi quán chiếu sâu vào cuộc đời của Liên Hoa Sắc, chúng ta thấy sự nổi bật của đau khổ, luôn biến hóa, thay đổi tiến trình đời sống của bà. Nhưng chính nhờ những kinh nghiệm đau khổ ấy mà Liên Hoa Sắc đã dễ dàng thấu hiểu và thực hành đúng những pháp môn Phật đã chỉ bày, và nhanh chóng chứng đắc Thánh quả.

Đúng là: “Khổ đau là bạn, hoạn nạn là thầy”. Khổ đau là người bạn chân thật, không giấu giếm, khoe khoang, không màu mè, kiểu cách. Nó trực tiếp thức tỉnh chúng ta phải nhìn lại đời mình, xem những giá trị mình đang theo đuổi có thực sự quan trọng như mình nghĩ hay không? Hoạn nạn cũng vậy, nó đã dạy chúng ta biết dừng lại để nhìn thấy rõ đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là chân giá trị của cuộc đời mình.

Nhờ có chánh tri kiến, chúng ta thấy rằng ai cũng cần có khổ đau. Chúng ta cảm thấy khổ đau không phải là một cái gì thật đặc biệt, chỉ có mình phải chịu như trong câu chuyện Phật dạy bà Ki-sa Go-ta-mi về cái chết của đứa con 7 tuổi của bà. Ai cũng đã từng trải nghiệm khổ đau, bất kể kẻ sang, người hèn. Cứ mỗi lần kinh nghiệm với khổ đau, chúng ta lại thấy được nhiều điều giá trị.

Và nếu chúng ta biết dừng lại, quán chiếu những kinh nghiệm đó, mình sẽ tìm thấy cái tuệ giác ngay chính trong kinh nghiệm khổ đau đó. Do vậy, khổ đau không còn là kẻ thù mà có thể là một người bạn tuy khó tính, nhưng rất chân thật mà ai cũng cần có để giúp mình tu tập, chuyển hóa.
Tuệ Nghiệp

Chiếc xe mới

Chiếc xe mới

Đăng lúc: 20:23 - 07/11/2015

Nhà chỉ có mỗi một chiếc xe máy, chỗ làm của hai vợ chồng lại cách nhau như mặt trăng với mặt trời nên nhiều khi rất bí.

Lắm hôm chị lấy xe đạp của con gái, gò lưng đạp, mệt muốn đứt hơi nhưng đến công ty vẫn trễ. Thường thì chị đi ké xe máy của đồng nghiệp; năm bữa nửa tháng lại giành phần đổ vài lít xăng thay bạn. Đằng nào thì cũng bất tiện nên ngay sau khi trang trải xong nợ làm nhà, chị quyết tậu chiếc xe mới.

Anh hào hứng hưởng ứng ý vợ. Nhưng mua xe gì? Theo chị, xe gì cũng được, phương tiện mà, miễn có chiếc xế nổ, vi vu cho mát mặt là sướng rồi. Anh nhăn mặt xua tay, tỏ vẻ không ưng sự dễ dãi như thế. Chị vẫn bảo lưu ý mình bằng cách nói thêm, chỉ cần một chiếc Wave hay Dream là vừa đẹp lại vừa hợp túi tiền với mình. Anh dửng dưng trước nét mặt ngời ngời niềm vui của vợ rồi bất ngờ xổ một câu nặng như chùy:“Quá lạc hậu!”. Chị ngớ người, chẳng biết ngạc nhiên vì lời nhận xét chắc như định đề kia hay bởi chưa hiểu ý chồng. Anh kéo dài sự ngơ ngác của vợ khi thong thả bật lửa châm thuốc rồi rung đùi nhìn làn khói phả từ mồm; lúc lâu mới cất giọng chắc nịch: “Người ta đang đua nhau lên xe hơi; mình bét nhất phải rinh một chiếc tay ga”. Đôi mắt căng tròn của chị bỗng chớp chớp như sực tỉnh; liền đó là giọng rời rạc như hụt hơi; chị loanh quanh xa gần rồi dừng lại ở tâm điểm “đầu tiên” – tiền đâu. Chị bảo, nhà vừa xây xong, còn bao thứ phải sắm; cùng lúc xoay đâu ra gần bốn chục triệu đồng để mua xe Attila hay Air Blade. Chị lung lạc anh bằng kể lể, nào là phải dành tiền đóng tủ bếp và tủ quần áo, cả cái giường sắm từ hồi mới cưới nay đã ọp ẹp, cũng cần thay. Anh cắt phăng cái giọng thỏ thẻ như mưa dầm của chị: “Phải dồn tiền tậu con xe hoành tráng cho nở mày nở mặt với thiên hạ. Còn đồ trong buồng trong bếp, sắm lúc nào chả được!”. Từ chỗ khấp khởi vui với chiếc xe trong tưởng tượng, bỗng chốc chị chới với giống như người nhìn chùm quả ngọt ngoài tầm tay. Năn nỉ chồng xuống thang không được, chị đành giở chiêu cuối cùng – chuyển gánh nặng “tiền đâu” về phía anh. Nhưng anh thoát nhanh với tuyên bố hệt như quân lệnh: “Đã mua thì phải xe tay ga, còn không thì thôi, không bàn lùi!”. Chị thả tay bất lực trước sự kiên định của chồng. Sau hai đêm trằn trọc, tính tới tính lui, chị liều cầm sổ đỏ tới ngân hàng, vay ba mươi lăm triệu đồng. Ngay trong ngày, anh đánh chiếc Air Blade mới cứng về, dựng chễm chệ giữa sân; nhìn vợ, cười trắng răng đỏ lợi. Liền đó, anh trao chìa khóa xe cũ cho chị.

* * *

Có xe là sướng rồi; cũ mới không thành vấn đề; chị nghĩ vậy và vui vui khi một mình một xe. Vậy là hết cảnh phập phồng chờ để đi nhờ xe; chẳng còn phải đạp xe gần mười cây số đến chỗ làm; có chìa khóa xe trong tay, tha hồ vi vu bát ngát; chị lan man trong niềm phấn khởi bất tận. Nhưng thực tế sau đó, chưa hẳn như chị nghĩ. Dù đã thủ riêng chìa khóa xe mới nhưng lắm lúc anh vẫn chạy xe cũ. Đi dự tiệc hay lễ hội, tất nhiên anh bệ vệ ngự trên chiếc xe bóng nhoáng; nếu đón con hay đi tắm biển, anh đổi xe. Đặc biệt, anh tối kỵ chạy xe đẹp dưới trời mưa; anh bảo, nước mưa khác gì a-xít, hại kim loại lắm. Anh về quê, chị bảo lấy xe mới chạy đường dài cho khỏe nhưng anh còn nhìn trời, nghe thời tiết. Nếu nắng ráo, anh nghe lời chị; nếu đang mùa ẩm ướt, anh nhất quyết chạy xe cũ, vì như lời anh: “Về quê, qua đường đồng nhầy nhụa bùn, xót xe lắm!”. Nguyên tắc của anh khi khởi hành là ngồi lên xe nhún nhún mấy cái, nhìn trước ngó sau một lúc rồi mới nổ máy.

* * *

Nếu có giải thưởng dành cho người giữ tốt dùng bền xe máy thì còn lâu mới thoát khỏi tay anh.

Bắt đầu từ việc để xe, rảnh rỗi hay vội vàng đều phải dựng chân chống giữa, đề phòng xe ngã. Dù chạy đường ngắn hay dài, lâu hay mau, cứ về đến nhà là rửa xe. Anh cởi trần, tay cầm vòi nước mở hết cỡ, tay kia nhăm nhăm miếng giẻ tẩm xà phòng, kỳ tới cọ lui cho bằng sạch mới thôi. Nếu có cảm giác, chắc chiếc xe phải rên lên vì đau. Và nữa, bao giờ anh cũng dùng nước máy để rửa xe, dù nhà có giếng khoan. Anh bảo, nước giếng đầy phèn, dây vào hại xe lắm. Sau rửa nước là lau khô rồi anh chĩa hai chiếc quạt quay vù vù nhằm tống khứ những giọt nước ngoan cố bu bám trên xe. Công đoạn cuối cùng là anh đánh xe vào nhà, bật chân chống giữa rồi lấy chiếu đắp lên. Nếu không lau chùi, anh lại ngồi lặng ngắm xe, huýt sáo vang nhà. Lắm lúc anh quanh quẩn bên xe, hết ngắm nghía lại mở nắp kiểm tra xăng nhớt rồi thử phanh, nổ máy bảo dưỡng hoặc đơn giản là chỉ sờ mó. Nếu đo đếm được độ quan tâm anh dành cho người và vật xung quanh thì phần dành cho xe chắc phải kha khá. Thấy chồng mải lăng xăng bận bịu vì chiếc xe, chị ngứa mắt, bảo: “Anh yêu xe hơn con thế kia, không sợ con gái tủi thân à?”. Vẫn không rời miếng giẻ lau đang miết nhẹ trên yên xe, anh gọn lỏn: “Của bền tại người”. Hẳn là thế nhưng mình xài nó, chớ đâu lại hầu nó như vậy – chị nghĩ.

* * *

Cô gái ở trọ bên cạnh thường bồng con qua nhà chị chơi. Thằng bé thấy xe là sà tới, hết nhảy nhót nói cười với chiếc gương chiếu hậu, lại đòi bấm còi rồi bật đèn xi-nhan để nghe kêu tít tít. Những lúc đó, anh không rời mắt khỏi xe và luôn mồm cảnh báo: “Coi chừng nó cào tróc sơn!”; “Chân bẩn thế kia sao lại đứng trên yên!?”. Mẹ con cô hàng xóm tưởng anh đùa, cười toe toét. Lần cuối, thằng bé lò dò tới bên chiếc Air Blade, nhặt chìa khóa ai đánh rơi dưới đất, rạch một đường lên chiếc vè trước. Đường rạch mong manh như sợi tóc, mơ hồ như ảnh ảo, mắt mười phần mười phải nhìn kỹ mới thấy. Nhưng anh nhăn mặt xuýt xoa rồi mắng té tát khiến thằng bé co rúm, khóc thét. Từ đó, nó chẳng bao giờ dám mon men lại gần chiếc xe. Cũng từ đó, nó không thích sang nhà chị chơi. Được mẹ dẫn qua, đặt đâu nó ngồi đấy, không còn táy máy, nghiêng ngó khám phá như mọi khi. Hình như thằng bé không chịu được gò bó, chỉ một lúc là đòi về. Chị lấy bánh và nước ngọt dụ nó ở lại nhưng nó chẳng thèm. Phòng trọ chật như bao diêm và nóng như hỏa lò nên nhiều buổi trưa thằng bé quanh quẩn bên gốc xà cừ trước nhà chị để tránh nóng. Chị đứng trong nhà, đưa tay vẫy vẫy “vào đây con, có quạt nè”; nhưng nó lắc đầu nguầy nguậy. Nhìn ánh mắt cảnh giác lẫn sợ sệt của con trẻ, chị thương nó, trách chồng.

* * *

Với chị, anh cũng chẳng khách sáo. Những khi xe cũ xẹp lốp hay hết xăng, chị bất đắc dĩ phải đi xe mới. Thấy vậy, anh có lời ngay: “Dắt ra dắt vô chỗ gửi xe phải cẩn thận, đừng để trầy xước”. Thường thì anh giành phần dắt xe ra tận đường rồi mới trao chìa khóa xe cho chị. Nhìn anh giúp vợ với vẻ mặt không vui, chị biết động tác chu đáo của anh chưa hẳn vì chị mà vì sợ chiếc xe bị “tổn



thương” khi được dẫn qua lối cửa hẹp. Lắm lúc chạy xe mà chị nghĩ đâu đâu, suýt đụng vào người ta. Ngồi xe đẹp mà đầu óc căng như dây đàn sắp đứt thì sướng ích gì?! Chị bực; rồi đến lúc cũng không thể im lặng đứng nhìn anh suốt ngày quấn quýt vuốt ve chiếc xe. “Mình cưỡi nó; cớ sao lại để nó làm khổ mình như thế!?”. Lời gay gắt của chị khiến anh cứng lưỡi nhưng rồi đâu lại vào đấy.

* * *

Nói anh không nghe, chị đấu tranh bằng hình thức tiêu cực. Những khi xe cũ không chạy được, chị liền túc tắc đi bộ ra chợ hoặc tới nhà bưu điện; còn khi đưa con đi học thì chị cũng chỉ dùng xe đạp. Vừa đi chị vừa chào hỏi, bắt chuyện với bà con xung quanh, cứ như để thông báo “tôi đang đi bộ đây”. Những lúc ấy, người phờ phạc, mồ hôi đẫm áo nhưng chị chẳng hề kêu ca, chẳng thèm nhìn chiếc xe bóng nhoáng dựng chình ình trước cửa. Người ngoài nhìn vào, thắc mắc: “Sao xe đắp chiếu, người lại hành xác thế kia?!”. Chị cười như mếu. Anh ngượng. Đến lúc anh năn nỉ, chị mới hay dùng chiếc xe vốn để chưng hơn để chạy. Tuy nhiên, chuyện người khổ vì xe vẫn chưa hết.

* * *

Một buổi tối, cô ở trọ gần nhà chạy qua mượn xe. Cô đã mời được mẹ vào trông cháu để cô đi làm. Nhưng bà mẹ quê lần đầu vào thăm con nên lớ ngớ, bị nhà xe cho xuống giữa đường tránh ở bên ngoài thành phố; chưa biết xoay xở sao giữa đêm hôm. Cũng may, bà cụ biết cách gọi điện thoại cho con gái, nên cô cần xe để đi đón mẹ gấp. Cô nhờ chị nhưng xe chị đang để ngoài tiệm sửa chữa. Cô chuyển hướng sang anh, thuyết khách như năn nỉ; chị cũng lên tiếng vun vào nhưng bị từ chối khéo: “Anh sắp đi công chuyện”. Cô hàng xóm nấn ná, hình như vẫn chưa hết hy vọng; chị thầm mong anh đổi lời. Nhưng không.

* * *

Cô hàng xóm vừa về thì chị to tiếng, liền một mạch, cứ như sợ anh chen vào: “Công chuyện gì?! Anh tệ lắm! Hôm anh đi du lịch vắng nhà liền mấy ngày, con bị ngộ độc thức ăn phải vào viện cấp cứu; anh biết cô ấy giúp đỡ sao không? Cô bỏ con nhỏ cho chồng, chạy vào viện, thức trắng đêm với em. Vậy mà giờ đây, chỉ có chiếc xe mà anh nỡ…”. Giọng chị nghẹn lại. Anh cúi đầu, im lặng. Chị ức muốn khóc. Lúc lâu anh mới ngước nhìn chị, lí nhí: “Em qua nói với cô ấy đi”. Chị chạy qua bảo cô hàng xóm sang dắt xe nhưng cô đã mượn được xe, đi rồi. Hôm đó và nhiều hôm sau đó, chị nén bực tức trong im lặng. Anh cũng buồn; suốt mấy ngày liền, chẳng thèm để ý đến chiếc xe yêu quý.

* * *

Anh chủ động làm lành rồi đổi chìa khóa xe cho chị. Trước vẻ ngạc nhiên của vợ, anh tươi cười: “ Em chạy xe tay ga hợp hơn; còn anh đi xe gì chả được”. Chị nhìn anh trìu mến, niềm vui ngời trong mắt; tất nhiên chẳng phải vì được chạy xe mới.

Có phải Phật giáo cũng tin có quỷ, thần mơ hồ hay không?

Có phải Phật giáo cũng tin có quỷ, thần mơ hồ hay không?

Đăng lúc: 21:46 - 30/10/2015

Đạo Phật là đạo giác ngộ. Mọi sự mê tín không bao giờ đạo Phật chấp nhận. Thế thì xin hỏi: Tại sao chúng tôi thấy rãi rác trong các kinh lại có nêu ra các vị Thần, như Thiên Thần, lâm Thần, thọ Thần, Quỷ, Thần v.v... điều nầy, có ý nghĩa gì ? Có phải Phật giáo cũng tin có Quỷ, Thần mơ hồ hay không? Và có phải Phật giáo cũng tin tưởng vào đa Thần giáo không?

Xin thưa, Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí. Phật giáo cũng không chủ trương lấy việc cúng tế Quỷ, Thần như là một điều van xin cầu khẩn để được các vị Thần linh ban phước, giải khổ. Tuy nhiên, theo quan niệm của Phật giáo, thì giữa vũ trụ bao la, thế giới vô lượng, và lẽ dĩ nhiên có vô số chúng sanh xuất hiện dưới mọi hình thức tùy theo nghiệp quả của mỗi loài mà có ra thiên hình vạn trạng sai biệt. Sự sai biệt đó, theo kinh điển của Phật giáo cho chúng ta biết, thì tùy theo nghiệp nhân của mỗi loài đã tạo, nên quả báo thọ thân chẳng đồng.

Như có loài sống ở dưới nước, như tôm, cá v.v... Có loài ở trên không, như chư Thiên... Có loài sống trên đất liền, như loài người và các loài động vật, thực vật khác. Như thế, Quỷ, Thần cũng là một loại chúng sanh như vô số chúng sanh khác. Vì vậy mà rãi rác trong các kinh điển của Phật giáo, tiêu biểu như Kinh Địa Tạng chẳng hạn, trong đó, Phật nêu ra có nhiều loại Quỷ, Thần. Nhưng nêu ra như thế, để nói lên nghiệp cảm sai biệt của mỗi chúng sanh trong thế giới lục đạo luân hồi, chớ không phải Phật nêu ra như thế là có ý chấp nhận Quỷ, Thần có quyền ban phước giáng họa, để rồi Phật khuyên mọi người nên tin tưởng cúng bái Quỷ, Thần .

Điều nầy là một điều tối kỵ trong Phật giáo. Kinh Phật còn cho chúng ta biết thêm về thế giới quan, có chúng sanh hữu tình, có loài chúng sanh vô tình, có loài hữu hình hữu tướng, có loài vô hình vô tướng vân vân và vân vân. Tất cả đều tùy theo căn thức và nghiệp cảm mà có ra vô số sai khác. Như thế, thì không có một chúng sanh nào cai quản chúng sanh nào, ngoại trừ sự hỗ tương sinh thành theo luật nhân duyên nhân quả.

Do đó, Đức Phật không bao giờ khuyên dạy bất cứ ai cầu xin nơi Quỷ, Thần, vì Quỷ, Thần vẫn còn là một chúng sanh cũng vẫn đang chịu khổ như bao nhiêu chúng sanh khác, chưa biết bao giờ thoát khỏi, nếu như Quỷ, Thần đó không biết hồi tâm chuyển ý lo tu niệm.

Tóm lại, theo giáo lý của Phật giáo, Phật giáo có nói đến các loại Quỷ, Thần, như là một chúng sanh bị nghiệp cảm thọ báo mang hình hài nghiệp thức trong loài đó, chớ Phật giáo không chấp nhận quyền năng của bất cứ vị Thần sáng tạo nào, dù là nhất Thần, hay đa Thần cũng thế.

Hơn thế nữa, Đức Phật chưa bao giờ khuyên đệ tử của Ngài tin tưởng vào Thần quyền. Và cũng không bao giờ chấp nhận cho đệ tử của Ngài cúng bái, cầu khẩn van xin điều nầy việc nọ với Quỷ, Thần. Nếu là đệ tử của Phật, đã quy y theo Phật giáo, thì trong 3 điều quy y có một điều Phật răn cấm là không được quy y với Thiên, Thần, Quỷ, Vật. Ngay cả như chư Thiên, người phật tử cũng không được nương tựa. Lý do tại sao? Xin thưa, vì các vị trời cũng vẫn là một chúng sanh, nói rõ hơn, họ với ta sánh vế thì ngang nhau, vì ta cùng họ đều là đệ tử của Đức Phật. Tất nhiên là huynh đệ với nhau. Chẳng qua là họ hơn ta ở chỗ thọ dụng phước báo mà thôi.

Tỳ Kheo Thích Phước Thái

Hàn Quốc: Chùm ảnh Đàn truyền giới cho 300 giới tử sinh viên tại Phụng Ân Tự

Hàn Quốc: Chùm ảnh Đàn truyền giới cho 300 giới tử sinh viên tại Phụng Ân Tự

Đăng lúc: 06:48 - 27/07/2015

Buổi chiều 14:00 ngày 19/07/2015, tại Tổ đình chư tôn Thiền đức Tăng già Chùa Phụng Ân, tọa lạc tại 73 Samseong-dong, quận Gangnam-gu, Tp.Seoul, Korea đã tổ chức giới đàn Truyền thụ Tam Quy Ngũ giới lần thứ 45 cho 300 sinh viên Phật tử.
Hòa thượng Wonhak, Trụ trì Tổ đình Bongeunsa (Phụng Ân Tự) Khai thị rằng:
- Này các Thiện nam, Tín nữ hãy lắng nghe: “Đời là bể khổ mênh mông không bến bờ. Nếu không có đức Thế Tôn (Phật) viên mãn công đức, Từ bi, Trí tuệ thì chúng ta chẳng biết nương vào đâu để cầu được an lạc hạnh phúc. Vậy các Thiện nam, Tín nữ muốn được an lạc hạnh phúc phải quy kính Tam bảo; muốn thoát khỏi luân hồi khổ ải thì nên thọ trì giới pháp.
Phật Pháp Tăng (Tam Bảo) là thuyền từ vượt qua bể khổ trầm luân, là ánh sáng soi đường dẫn bước trong bóng đêm mê tối, là bước chân an lạc đi đến Thiên Nhân, là bước đầu tiên của đạo quả.
Trong kinh Phật dạy rằng: “Nếu chúng sinh nào muốn cầu thoát khổ, hưởng quả an lạc hạnh phúc trọn vẹn, thì nên quy y Tam bảo; nếu ai đem tâm thanh tịnh quy kính trong giây phút thì đời đời thế nào cũng được Niết bàn an lạc.”
Quy y là gì ? Là tôn thờ, vâng theo hay quay về. Tôn thờ ngôi Tam bảo, vâng theo lời chỉ giáo và quay về với tâm thanh tịnh của chúng ta. Thầy khuyên các người trước phải nhận lãnh Tam quy, sau nên thọ trì Ngũ giới.
Tam quy là quy y với Phật, Pháp và Tăng. Phật là đấng đã giác ngộ hoàn toàn. Chúng sinh mê lầm trong bể sinh tử, không biết tự giác; đức Phật giác ngộ tất cả đều vô thường, chứng được đạo niết bàn nên gọi là Giác giả. Đức Phật trong hiện tại là đức Thích ca Mâu ni đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, là đạo sư cả ba cõi, cha lành của muôn loài, trí huệ vô lượng, phước đức cao cả!
Pháp là đạo pháp chơn chính. Nghĩa là những phương pháp Phật đã dạy, nếu ai tin tưởng tu hành sẽ được trừ hết phiền não, chứng quả yên vui thanh tịnh như Phật.
Tăng là chúng hòa hợp thanh tịnh, xuất gia đệ tử Phật, hiến đời mình cho đạo, tuân theo kinh luật mà tu trì, làm ruộng phước cho nhân thiên, làm gương lành cho muôn loài.
Tam bảo có đủ công đức như thế. Cho nên, Phật Pháp Tăng là ba ngôi quý báu nhất của thế gian và xuất thế gian. Nếu người nào phát tâm quy y thì không đọa vào ba đường dữ, luôn gặp Phật, mau chứng quả Bồ đề.
Phật tử, các ngươi đã quy y Phật rồi, từ nay phải tôn Phật làm thầy, thà bỏ thân mạng, quyết không quy y với trời, thần, quỷ, vật vì những kẻ ấy là phàm phu còn quanh quẩn trong ba cõi, không đầy đủ trí huệ như Phật là đấng đã giải thoát vòng sinh tử của thế gian.
Quy y Pháp rồi, từ nay về sau phải tôn Pháp làm thầy, thà bỏ thân mạng, quyết không quy y với ngoại đạo tà giáo vì những đạo pháp ấy không phải là những phương pháp xuất thế, có thể làm cho chúng ta thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi được.
Quy y Tăng rồi, từ nay về sau phải tôn Tăng làm thầy, thà bỏ thân mạng, quyết không quy y với bè đảng xấu ác vì những người ấy không thể so với hàng đệ tử Phật đã tu chứng Tam thừa, Tứ quả.
Giờ đây các người đã chân thành quy y, sẽ được Tam bảo luôn luôn cứu hộ, hiện tại chắc chắn yên vui, tương lai sẽ được sinh về Cực lạc. Tam bảo đã có công năng như thế, các ngươi nên đêm ngày tưởng nhớ thì quyết chứng được quả bồ đề vô thượng. Vậy các ngươi hãy đọc theo thầy những lời thề nguyện:
Đệ tử đã quy y Phật, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y trời, thần, quỷ, vật.
Đệ tử đã quy y Pháp, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y ngoại đạo tà giáo.
Đệ tử đã quy y Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y bè đảng xấu ác.
bây giờ thầy sẽ trao cho năm giới pháp. Giới pháp này rất khó gặp, nếu Phật không ra đời thì không có. Giới pháp này đủ sức trừ sạch phiền não sanh tử và đưa chúng ta đến đạo quả Bồ đề giải thoát. Bởi lẽ ấy, giờ đây các người muốn thoát sinh tử, cầu chứng Niết bàn, nên gắng lãnh thọ giới pháp.
Lãnh giới pháp này, đàn ông thì gọi là Ưu bà tắc, đàn bà thì gọi là Ưu bà di, nghĩa là những người đã bỏ dữ làm lành, gần gũi phụng sự Tam bảo. Trong năm giới này các ngươi có thể tùy năng lực và hoàn cảnh của mình mà lãnh thọ một giới, gọi là nhất phần Ưu bà tắc (hay Ưu bà di); lãnh thọ hai giới gọi là thiểu phần; lãnh thọ ba giới gọi là bán phần; lãnh thọ bốn giới gọi là đa phần; và lãnh thọ cả Năm giới gọi là mãn phần.
Vậy, bây giờ các ngươi muốn lãnh thọ phần nào, giới nào, tùy theo hoàn cảnh và năng lực mình mà thọ lãnh. Nhưng phải nhớ: khi đã thọ lãnh giới nào thì dù gặp hoàn cảnh có thể mất tính mạng, thề quyết không hủy phạm. Vì sao thế? Vì giới pháp là thuyền bè đưa chúng ta ra khỏi bể khổ sinh tử luân hồi, thật là khó gặp mà thân mạng thì dễ mất, dầu có giữ gìn cho lắm rồi nó cũng sẽ mất; nếu không giữ giới thì thuyền bè bể rạc tất nhiên phải chìm đắm, khổ đau nhiều đời!
Bây giờ Thầy sẽ truyền trao giới pháp, giới tướng để lãnh thụ mà tu trì:
Giới Thứ Nhất:
Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện sẽ không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con.
Giới Thứ Hai:
Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn.
Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và của muôn loại.
Giới Thứ Ba:
Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con.
Con ý thức được rằng những hành động bất chánh sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa.
Giới Thứ Tư:
Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải.
Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết chắc. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể.
Giới Thứ Năm:
Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túy và độc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con, và cho thân tâm gia đình và xã hội con.
Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồng và xã hội.
Phật tử! Các ngươi được thọ giới rồi, từ nay phải khéo giữ gìn, dù gặp nhân duyên trắc trở cũng không nên hủy phạm. Nếu ai phạm những giới trên đây, hiện tại mất hết nhân cách và nền móng tốt đẹp; tương lai phải chịu nhiều kiếp đọa đày trong cảnh giới đau khổ. Các ngươi hãy cố gắng lên!”.
Giới tử thọ Tam quy, Ngũ giới xong, mỗi người đốt liều (vết sẹo) trên cánh tay để phát nguyện trọn đời gìn giữ giới pháp đã thọ, và sau đó chụp hình lưu niệm, nhận giấy Chứng nhận Quy y Tam bảo.
Một số hình ảnh Truyền thụ giới pháp, kính trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc cùng chia sẻ với Phật giáo nước bạn :

















Thích Vân Phong

Giáo pháp của đức Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không?

Giáo pháp của đức Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không?

Đăng lúc: 06:38 - 13/07/2015

Bạch Thầy, có người hỏi con: Giáo pháp của Phật để lại trải qua thời gian lâu dài, như vậy, xin hỏi có còn nguyên vẹn hay có bị sai lệch hay không? Con không biết phải trả lời sao. Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp giùm con.
Sự sai lệch về mặt văn tự chắc chắn không sao tránh khỏi. Nhưng thật nghĩa yếu lý trong Kinh điển thì không thể nào sai lệch được. Vì kinh Phật, nói cho đủ là khế lý và khế cơ. Khế lý là hợp với lẽ thật muôn đời bất di bất dịch. Khế cơ là phù hợp thích nghi với mọi căn cơ trình độ của chúng sinh. Nói rộng ra là phải thích nghi theo mỗi căn cơ thời đại. Đủ hai nghĩa trên mới gọi là Kinh. Thế nên, Kinh điển là chân lý do những lời Phật nói, thì làm sao sai trái được. Tuy nhiên, như Phật tử đã biết, việc in ấn hay sao chép Kinh điển trải qua nhiều đời hay nhiều lần, thì thật khó tránh khỏi sự sai sót ở nơi văn bản. Người ta thường nói, tam sao thì thất bản là vậy. Nghĩa là một văn bản mà sao đi chép lại nhiều lần, tất nhiên, sẽ khó mà giữ được tính chất nguyên thủy của nó.


Tuy nhiên, sự sai sót về mặt văn tự, tuy cũng quan trọng, nhưng không đáng kể lắm. Vì dẫu sao người đọc cũng còn có thể nhận hiểu được. Điều quan trọng, là sai về phần tôn chỉ yếu lý nội dung của Kinh. Đó mới là điều quan trọng đáng nói. Lý do tại sao có sự sai lệch về phần nội dung này? Sự sai lệch này không phải là do Phật Tổ nói, mà do người ta đánh lừa tráo trở lộng giả thành chân. Với mục đích là người ta lợi dụng nhãn hiệu Phật Tổ để truyền bá tà thuyết ngoại đạo của họ.

Đa số phật tử vì chưa có trình độ Phật học căn bản vững chắc, nên khó phân biệt đâu là kinh Phật chính do Phật nói, và đâu là Kinh ngoại đạo chính do họ ngụy tạo. Thường hễ thấy ngoài bìa đề là chữ Kinh, bên trong có chữ Phật, chữ Tổ, thì phật tử liền vội kính tin cho đó là kinh Phật nói. Tin một cách tuyệt đối mà không cần phải suy nghĩ tìm hiểu phân biệt trong đó nói gì.

Đó là điều thật rất nguy hiểm tai hại. Chúng ta phải hết sức thận trọng khi đọc một quyển Kinh hay một quyển sách. Trước tiên, ta phải biết rõ nội dung của quyển Kinh sách đó nói gì. Có đúng với chân lý mà Phật Tổ chỉ dạy hay không? Muốn đánh giá có phải Kinh Phật nói hay không, thì chúng ta phải y cứ vào đâu? Tất nhiên, chúng ta phải y cứ vào “Tam pháp ấn” hay “Tứ Pháp ấn” hoặc “Nhất thật tướng ấn”.

Tam pháp ấn đó là: “chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch tịnh”. Còn Tứ pháp ấn là: “Khổ, không, vô thường, và vô ngã”. Nhất thật tướng ấn (còn gọi là vô tướng) là pháp bất sinh bất diệt, tức chỉ cho bản thể chân như. Nói cách khác là bản tâm thanh tịnh sáng suốt sẵn có trong mỗi người chúng ta. Chữ ấn có nghĩa là in. Như chúng ta in cái mộc xuống tờ giấy trắng, thì nó sẽ hiện rõ những gì đã khắc trong cái mộc đó. Nếu những lời dạy nào không nằm trong những cái ấn đó, tất nhiên, đó không phải là những lời Phật nói, mà đó là ma nói thuộc tà giáo ngoại đạo.

Cho nên, phật tử phải cẩn thận khi cầm quyển Kinh hay quyển sách lên xem. Trước hết, phải đọc cho thật kỹ nội dung của Kinh hay sách đó nói gì. Có phù hợp với những chân lý nói trên hay không. Hay là những lời giả trá bịa đặt, không phù hợp với chân lý. Việc lộng giả thành chân, ở đời mạt pháp này nhiều lắm. Ma Vương lộng hành đem truyền bá những thứ Kinh sách ngoại đạo mà họ cũng mệnh danh là Phật Tổ nói. Khổ nỗi, phật tử không chịu tìm hiểu kỹ càng, chỉ cần thấy có chữ Phật là đinh ninh Kinh Phật nói. Thế là đem in rồi phổ biến truyền nhau mà đọc. Đó là vô tình phật tử lại tiếp tay truyền bá Kinh sách ngoại đạo rồi. Thật là tội lỗi biết ngần nào! Thế nên, Phật Tổ thường khuyên bảo phật tử chúng ta phải nên cố gắng nghiên tầm học hỏi giáo lý. Có chịu khó học hỏi, thì phật tử mới có thể biện biệt đâu chính, đâu tà, đâu chơn, đâu ngụy. Không nên tin càng, tin vội, tin đại, tin đùa, khi mà chúng ta chưa tìm hiểu cặn kẽ rõ ràng. Đó là điều mà phật tử cần nên ý thức dè dặt cẩn thận. Điều gì chưa rõ, nên tìm những vị thông giỏi giáo lý mà thưa hỏi. Không nên vội vã chưa chi mà lại phổ biến truyền nhau xem, thì thật là đắc tội với Phật pháp lắm vậy! Xin mọi người hãy lưu ý quan tâm cho vấn đề này.

Thích Phước Thái

Áp dụng lời Phật dạy vào môi trường công sở

Áp dụng lời Phật dạy vào môi trường công sở

Đăng lúc: 07:14 - 06/07/2015

Việc liên tục soi mói, phán xét đồng nghiệp chỉ làm cho tình cảm hai bên rạn nứt, không thể có sự bao dung, thông cảm cho nhau, càng không thể đề bạt nhau được. Thông cảm cho nhau cần xuất phát từ ba phương diện, đó là từ thân, từ miệng và tâm.
Áp dụng lời Phật dạy vào môi trường công sở

Hẳn bạn từng nghe câu nói: “Có đi có lại mới toại lòng nhau”. Câu này ý nói chỉ cần chúng ta tôn trọng, ca ngợi, khẳng định người khác thì họ sẽ tôn trọng, ca ngợi và khẳng định lại bạn.

Ngược lại, nếu bạn có thái độ ngạo mạn, xem thường người khác thì thông thường họ sẽ có hành vi tương tự với bạn. Khi đó, môi trường xung quanh sẽ bị chính bạn làm “ô nhiễm”.

Bạn giống như một người mắc bệnh truyền nhiễm, lan truyền virus cho một nhóm người, rồi một bộ phận, một tập thể,...

Nhưng nếu môi trường đó ô nhiễm mà bạn đã tiêm thuốc dự phòng và biết cách khuyên những người khác nên điều trị như thế nào cho dứt bệnh thì đó mới là điều đáng nói.



Áp dụng lời Phật dạy như thế nào vào môi trường công sở?​

Con người với sức ỳ quá lớn cộng với tính ích kỷ, luôn mong muốn người khác đem lại lợi ích cho mình và không tình nguyện đầu tư công sức cống hiến phục vụ.

Nhiều người khác, tuy thực tâm mong muốn cống hiến thật nhiều cho xã hội nhưng lại thiếu đi tính thực tiễn. Thực chất họ là người từ bi, khoan dung, độ lượng, nhưng vì sao họ không biến mong cầu thành sự thật?

Đơn giản là những người thuộc nhóm đối tượng này khi gặp khó khăn thường không giải quyết đến gốc rễ, bèn tự an ủi mình cứ làm dần dần rồi tốt lên.

Những người này luôn tìm cho mình một lối thoát, họ che giấu khiếm khuyết của bản thân, nhưng không ngừng yêu cầu cao đối với người khác. Trường hợp này vô cùng phổ biến tại các doanh nghiệp.

Nhiều người làm không được việc nhưng lại thường dò xét cách làm của đồng nghiệp, thậm chí cách ứng xử và ra quyết định của sếp mình.

Khi đồng nghiệp hay lãnh đạo mắc lỗi, họ lập tức phàn nàn nhưng rút cục cũng không nỗ lực nghĩ ra giải pháp giải quyết khó khăn chung.

Việc liên tục soi mói, phán xét người khác chỉ làm cho tình cảm hai bên rạn nứt, không thể có sự bao dung, thông cảm cho nhau, càng không thể đề bạt nhau được.

Thông cảm cho nhau trong môi trường công sở

Thông cảm cho nhau cần xuất phát từ ba phương diện: từ thân, từ miệng và tâm.​

Thông cảm cho nhau cần xuất phát từ ba phương diện, đó là từ thân, từ miệng và tâm.


“Thân” tức là những quy củ, phép tắc trong cuộc sống thường nhật, gồm sự uy nghi về cách ăn uống, đi lại.

“Miệng”, tức chỉ nói những lời hay, ý đẹp nhằm khuyên răn người khác. Việc tu thân và tu khẩu cần dựa vào tâm làm gốc rễ.

“Tâm” ở đây chỉ những việc làm để giữ cho mình được bình tĩnh, vui vẻ, dù gặp vô vàn khó khăn vẫn lạc quan, chấp nhận.

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm có nói: “Có lý do tất nhiên là có lý do. Không có lý do cũng chính là có lý do”.

Ý nói nếu ai đó, có thể là đồng nghiệp, cấp trên có thái độ không tốt thì ta cũng không nên sinh lòng căm ghét họ, vì họ làm thế chắc chắn có lý do riêng.

Bạn hãy lựa thời gian phù hợp, khi tâm trạng của đối phương tốt lên để hỏi han. Như vậy, vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết ổn thỏa.

Khi đối thoại, bạn có thể biết được nguyên nhân gây ra sự tức giận hoặc cách ứng xử không phù hợp của đối phương có thể do hiểu lầm, do họ nghe ai nói không tốt về bạn, thậm chí bạn đã làm gì khiến họ khó chịu.

Đây sẽ là cơ hội để bạn sửa sai nếu bạn làm việc chưa tốt. Nếu đối đầu thay vì đối thoại, thì đó là cách bạn rước họa vào thân, tự mua phiền toái cho mình.

“Chúng ta cần thường xuyên thức tỉnh bản thân rằng: khi người khác gặp rắc rối, nhất định là có nguyên nhân, nên tuyệt đối không phiền lòng vì những cử chỉ bề ngoài của họ.”

“Khi đó tự ta sẽ có cách đối xử hòa nhã mà không gượng ép. Mọi người trong doanh nghiệp sẽ cảm thấy gắn kết bởi những mối lương duyên như vậy”, hòa thượng Thích Thánh Nghiêm cho hay.

Nếu có thể duy trì thái độ này về lâu dài, thì dù ở công ty hiện tại hay dời sang môi trường làm việc khác, dù làm nhân viên hay sếp, nhất định bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười.

HT Thích Chân Thiện

Người Phật tử có nên quá u buồn trong tình cảm?

Người Phật tử có nên quá u buồn trong tình cảm?

Đăng lúc: 07:13 - 29/06/2015

Người Phật tử là những con trai, con gái ngoan của Đức Phật. Một lẽ tất nhiên Ngài đã dạy cho chúng ta những kỹ năng cơ bản nhất để tránh những phiền muộn không mong muốn trong tình duyên.
Cớ làm sao hai người yêu nhau nhiều năm trường nhưng vẫn phải chia tay ? Họ đã không có đủ thời gian để hiểu nhau chăng? Tình cảm của họ chừng ấy năm không đủ thắm thiết chăng? Các bạn hãy cùng nhau quán sát. Có cả nghìn lý do để họ chia tay có thể là có một người mới giàu có hơn, có nhiều ưu điểm hơn, hoặc gia đình ngăn cản, hoặc quá chán ngán lẫn nhau, thậm chí thầy bói không cho phép vv…Nhưng tựu chung lại người Phật tử phải nhìn nhận ra đó là do Vô Thường và Nghiệp chi phối.

Đức Phật dạy: “Tất cả những gì trong thế gian đều biến đổi, hư hoại, đều là vô thường”. Chúng ta đau khổ bởi cứ hy vọng tình yêu này là mãi mãi. Ta hãy cùng tìm hiểu vì sao như thế ? Vô thường có 3: thân vô thường, tâm vô thường và hoàn cảnh vô thường.

Thân vô thường. Thân thể bạn không mãi mãi khoẻ mạnh, không thể trẻ mãi không già. Từng sát na, từng giây trong thân bạn biến đổi, từng tế bào chết tế bào mới lại sanh…Các bạn không có phương pháp bảo vệ bản thân lỡ một ngày bạn bị ung thư, nhan sắc tàn phai, bị bệnh nan y … liệu người yêu bạn có còn mặn mà với bạn như xưa?

Tâm vô thường. Chúng ta phải biết rằng lòng người thay đổi – đổi thay. Con gái thì “sáng nắng, chiều mưa, trưa giông bão”, con trai thì chẳng biết đó là Lý Thông hay Thạch Sanh, chẳng ai mà đoán cho được. Người thì đi du học, người thì đi làm ăn xa, kẻ ở nhà mõi mòn chờ đợi …rồi qua năm tháng “xa mặt cách lòng” chẳng mấy ai mà giữ cho được cái tình yêu thuở đó. Có thể bạn đang có một tình yêu đẹp nhưng cũng phải nhận chân ra một sự thật là trong tình yêu đó luôn ẩn chứa một sự đổ vỡ bởi vì đó là vô thường. Người Phật tử biết như vậy nên luôn sẳn sàng đón nhận những điều bất trắc có thể xảy ra trong tình cảm. Nhờ vậy, tránh được những hành động tiêu cực như bị sốc, thất tình tự tử vv…

Hoàn cảnh vô thường có nghĩa là vạn vật trước mắt bạn luôn thay đổi, tình thế thay đổi, thời cuộc thay đổi …Yêu nhau thật nhiều nhưng cũng không thể được gần nhau ví dụ như chiến tranh, thiên tai, tử nạn. Một khía cạnh khác của hoàn cảnh vô thường, ví dụ: Bạn Dần và bạn Mùi trước nghèo thì sao cũng được bổng dưng giàu có thì chẳng nhìn mặt nhau. Một chuyện khác, Bạn Sửu tích góp tiền để giúp bạn Tí-người yêu bao năm ăn học đàng hoàng đến khi tốt nghiệp thì người yêu gạt bỏ và yêu một người khác cùng đẳng cấp xã hội, có trí thức chứ ai lại mặn mà với bạn Sửu một người nghèo, ít học nhưng chỉ có tấm lòng. Trường hợp hoàn cảnh thay đổi như vậy thử hỏi Bạn Sửu có chịu nổi áp lực này không ? Người con Phật nên nhìn trước được hoàn cảnh để gìn giữ hạnh phúc mình.

Một yếu tố quan trọng chi phối tình cảm của bạn cần phải biết đó là Nghiệp Duyên. Nghiệp là những hành động bạn đã làm trong quá khứ lẫn hiện tại sẽ gây nên tác động trong tương lai. Duyên là những yếu tố khiến hai người gặp mặt trong một hoàn cảnh nào đó. Trong đời không thiếu những cuộc tình tay ba, ngoại tình, hay đang ở tình thế không biết chọn ai, yêu ai giữa hai người mình yêu thương nhất vv…Đây chính là “thiên duyên tiền định” -tình duyên từ kiếp trước. Có một câu chuyện để bạn dễ hiễu hơn như sau: ”Có một cô gái bị trúng gió chết bên vệ đường, một người đàn ông đi qua thấy tội nên đắp cho một chiếc chiếu, một người đàn ông khác đi ngang qua thấy thương nên đem đi chôn cất. Đấy chính là cái nghiệp duyên của 3 người. Kiếp sau, cô gái đều yêu thật lòng hai người đàn ông đó nhưng cuối cùng con đường thì cô gái và người đàn ông đã chôn cô kiếp trước thành vợ thành chồng bởi vì tình nghĩa nặng sâu hơn”. Cũng vậy, nếu bạn gặp phải trường hợp bị người yêu bỏ rơi, thất tình thì không nên quá bi quan mà hãy luôn tin tưởng có một người nào đó sẽ là mãi mãi trong cuộc đời mình.

Người Phật tử cũng không nên nghĩ rằng hạnh phúc chỉ đến từ tình yêu. Có những người không bao giờ lập gia đình bởi vì lý tưởng của mình như các vị tu sĩ, các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội vv…Bởi vì sao? Hạnh phúc đến từ nhiều khía cạnh cuộc sống từ những điều bình dị quanh ta. Nó có thể là một cuộc sống tự do, một nghĩa cử đẹp, một đam mê nhiệt huyết vào bộ môn nào đó, một vườn hoa, một khả năng lãnh hội Phật pháp tuyệt vời vv…Hãy luôn tự tạo hạnh phúc cho mình, hạnh phúc nương tựa vào người khác thường không bền vững.

Tóm lại, là người đệ tử Phật luôn trau dồi cho mình kiến thức Phật pháp nhất định để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Luôn quan sát và ghi nhận bằng chánh kiến, luôn có một cái nhìn chân thật về cuộc đời để giúp mình vượt qua những chướng ngại trong tình cảm cũng như nhiều phương diện khác trong cuộc sống. Bạn nào đang thất tình thì hãy tự tin lên nhé.

Thích Châu Đạt- TVHS

An tâm như thế nào?

An tâm như thế nào?

Đăng lúc: 08:28 - 20/06/2015

Trong Thiền tông có một câu chuyện đối thoại giữa Tổ Bồ Đề Đạt Ma và đệ tử thiền sư Huệ Khả.



Thiền sư Huệ Khả cảm thấy trong tâm có rất nhiều vấn đề, nên muốn Tổ giúp đỡ mình an tâm. Vì thế, Tổ hỏi Thiền sư: “Tâm con ở đâu? Con hãy đem tâm bất an ra cho thầy xem thử!”. Kết quả, Thiền sư không tìm được tâm mình. Lúc đó, Tổ Bồ Đề Đạt Ma bảo: “Thầy đã an tâm cho con rồi”.

Nguyên nhân nội tâm con người bất an, rốt cuộc là không phải ở bên ngoài mà do tâm ganh tỵ, tâm lo lắng, tâm sân hận, tâm tức giận, tâm tham... gây mâu thuẫn xung đột. Sự xung đột này bao gồm giữa mình với mình, hoặc mình với người khác, có thể là thật mà cũng có thể là tưởng tượng.

Như tâm ganh tỵ, có lúc chúng ta nhìn thấy người khác thành công, trong tâm rất khó chịu. Đúng ra, người khác thể hiện sự thành công, chúng ta phải vui mừng, khen ngợi, chia vui cùng họ; vả lại, sự thành công của họ làm cho chúng ta được thơm lây, thậm chí có cơ hội học theo. Thay vì ganh tỵ với người khác, chi bằng tìm hiểu nguyên nhân nào họ có thể thành công; đồng thời, hãy xem xét lại mình làm thế nào mới có thể tài giỏi giống như họ. Nhưng có lúc người khác làm được mà chúng ta cố gắng hết sức mình vẫn không làm được; lúc đó, chúng ta hãy nghĩ lại nhân duyên, phước báo của mình chưa đủ, cần phải nỗ lực thêm. Sau đó, cố gắng vun trồng nhân duyên, phước đức thì tất nhiên sẽ thành tựu.

Sở dĩ, người khác được thành công là vì họ phải trải qua nỗ lực vất vả; cho dù trong đời này họ không cực nhọc, nhưng đời quá khứ họ cũng từng tích lũy. Có người nhìn thấy người khác giàu sang, có địa vị danh vọng cảm thấy không khâm phục, cho rằng mình suốt đời làm lụng cực khổ mà vẫn thiếu trước hụt sau, cũng không có hạnh phúc. Lúc đó, chúng ta hãy nghĩ lại, người khác được giàu sang, hạnh phúc là kết quả từ đời quá khứ đã nỗ lực tu tập, chúng ta không ngưỡng mộ họ, cũng không nên ganh tỵ.

Ngoài ra, tâm tham cũng là nguyên nhân làm cho tâm con người bất an, người sống biết đủ không gọi là tham, người không biết đủ luôn tìm cầu gọi là tham. Người tham không biết chán là điều rất đau khổ, thật ra người biết đủ tất sẽ được đầy đủ. Chúng ta không cần suy nghĩ tìm mọi cách để đi tranh giành với người khác, chỉ cần nỗ lực làm việc thì tất nhiên sẽ được đơm hoa kết trái. Nếu như thành quả chưa xuất hiện là chứng tỏ nhân duyên chưa thành thục, chúng ta cũng không nên buồn vì việc này. Nếu suy nghĩ như thế sẽ tiêu trừ nhân tham sinh ra đau khổ.

Trên thực tế, tâm bất an chủ yếu là tự mình làm khổ mình, tự chuốc phiền não. Khi chúng ta cảm thấy bất an, trước phải hiểu rõ vì sao mình bất an? Sau khi tìm hiểu nguyên nhân thì thấy rất nhiều phiền não mà chúng ta cũng không cần bận tâm. Như chúng ta đi thi, sau khi thi xong, có người hàng ngày trông chờ kết quả, trong tâm lúc nào cũng hồi hộp lo lắng, không biết mình có thi đậu không? Thi đậu rồi học ở đâu? Nếu như lúc đó chúng ta suy nghĩ: “Dù sao mình cũng đã thi xong, có lo lắng như thế cũng chẳng giải quyết được gì; còn sau khi đậu học ở đâu, đến lúc đó sẽ tính, hiện tại có lo lắng cũng vô ích, cần gì tự mình chuốc lấy phiền não?”. Nếu nghĩ như thế thì tâm an liền, cảm thấy mình suy nghĩ lung tung thật vô duyên.

Cho nên, khi tâm chúng ta bất an thì hãy nghĩ lại, tự hỏi mình nguyên nhân bất an là gì? Do mình suy nghĩ quá nhiều, thực ra chẳng có việc gì đáng làm cho chúng ta phiền não và buồn rầu. Khi phản tỉnh như thế thì tâm chúng ta sẽ an ổn.

Ngoài ra, khi bất an, cũng có thể niệm danh hiệu Phật A Di Đà, hay Bồ-tát Quán Thế Âm. Nếu chuyên tâm niệm Phật, sẽ không còn nghĩ những vấn đề phiền não, tất nhiên từ từ tâm sẽ an lạc.

HT. Thánh Nghiêm

Không phải là sư giả mà là tín đồ mặc áo tu sĩ xin ăn

Không phải là sư giả mà là tín đồ mặc áo tu sĩ xin ăn

Đăng lúc: 21:56 - 15/06/2015

Mục tiêu của những người bất hảo mà chúng ta đang nói đến là xin tiền, giả mạo làm tu sĩ Phật giáo chỉ là phương tiện. Trường hợp họ không tự nhận là sư khất thực, khi bị giữ chỉ nói mình là người tu, cũng phủ nhận việc xin tiền, thì cần giải quyết ra sao?
gia su
Gần đây, ở một số địa phương, nạn sư giả xin tiền được cho là đã phần nào giảm bớt. Một phương cách giải quyết được chú ý là chứng minh là sư giả bằng cách cùng công an tạm giữ, truy xét giấy tờ.
Đây là điều đáng mừng. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản chỉ có hướng giả sư để khắc chế theo hướng chứng minh là sư giả, từ đó có biện pháp xử lý.
Bài viết này nêu một dạng thức khác của sư giả, là tín đồ thật (có giấy tờ) nhưng mặc quần áo tu sĩ để xin tiền và họ không tự nhận là sư nếu bị xét hỏi, chỉ tự nhận là “tu” chung chung. Đây là một cách thức đáng quan tâm để tìm giải pháp căn cơ.
Mục tiêu của những người bất hảo mà chúng ta đang nói đến là xin tiền, giả mạo làm tu sĩ Phật giáo chỉ là phương tiện. Trường hợp họ không tự nhận là sư khất thực, khi bị giữ chỉ nói mình là người tu, cũng phủ nhận việc xin tiền, thì cần giải quyết ra sao?
Vấn đề cần được thảo luận thấu đáo, vì nó tế nhị, phức tạp và khó xử hơn so với trường hợp tự nhận là tu sĩ Phật giáo nhưng không chứng minh được.
Đó là những người có giấy xác định là tín đồ (phái quy y) để cầm theo và xuất trình khi cần thiết. Họ cạo đầu, mặc áo tràng lam hay nâu, áo vạt mẻ…, là những loại quần áo người tín đồ Phật giáo vẫn mặc phổ biến lẫn lộn với tu sĩ.
Họ xin tiền, nhưng tay cầm thẻ nhang. Có người đội nón lá, khi ngửa nón giơ tới trước, họ là người xin tiền. Khi đội nón, cầm thẻ nhang, họ là người bán. Như vậy, về hình thức, những người này có thể dễ dàng di động qua lại giữa người tu sĩ/người tín đồ và người xin tiền/người bán hàng rong.
Ở trường hợp có chủ ý giả dạng tu sĩ Phật giáo, tự khẳng định là tu sĩ Phật giáo khi bị xét hỏi, đương nhiên người giả dạng rơi vào tình trạng gian dối, có mặc cảm gian dối, tội trạng rành rành, rất dễ xử lý việc giả mạo.
Nhưng ở trường hợp họ chỉ tự coi là người tu (hiểu là tín đồ hay tu sĩ đều được), mặc áo tràng, áo vạt mẻ theo thông lệ Phật giáo, đầu cạo trọc như một kiểu tóc (cạo trọc nay đã là hình thức tóc rất phổ biến), chuyển đổi một cách đơn giản giữa xin tiền và bán hàng, thì phải giải quyết ra sao?
Xét về lý, họ không nhận là tu sĩ, mà nhận là cư sĩ, thì không có điều gì giả mạo.
Còn xin tiền ngụy trang bán hàng rong là dạng thức rất phổ biến hiện nay, nhất là ở những tỉnh thành cấm người ăn xin. Giấy thông hành để đi xin tiền có thể chỉ là vài tờ vé số, có thể vài thỏi kẹo, trị giá vài chục ngàn đồng, để khi cần thì trưng ra nói mình đi bán. Phía xử lý, dù biết là chỉ với một bàn tay xòe ra, người bán hàng sẽ chuyển ngay thành người đi xin, nhưng rất khó đối xử với họ như người ăn xin.
Vấn đề dần dần hiện rõ với chính cái khúc mắc nằm ở ngay Phật giáo Việt Nam. Chính Phật giáo Việt Nam có tình trạng người tín đồ có thể mặc y phục của người tu sĩ. Chỉ cần cạo đầu trọc nữa thôi là ở nhiều trường hợp ăn mặc, rất dễ lẫn lộn người tín đồ thành người tu sĩ không khác. Cái khó là họ vẫn không phải là người giả mạo. Kỹ thuật chuyển dạng giữa người xin tiền và người bán hàng là không khó gì. Bùa hộ mệnh là vài thẻ nhang trong túi vải nâu tu sĩ. Nếu có bị giữ, họ khẳng định mình là tín đồ đi bán nhang, đầu trọc và áo tràng không phải là sư giả mạo, vì trong hoàn cảnh Việt Nam, đó không phải là đặc trưng riêng chỉ có ở tu sĩ Phật giáo.
Như vậy, vấn đề trở về lại trong tay chính Phật giáo Việt Nam. Ngày nào ở Phật giáo Việt Nam còn tập quán người tín đồ trang phục như tu sĩ, với áo tràng, áo vạt mẻ, thì ngày đó vẫn còn dạng sư giả nhưng bề ngoài là không phải giả. Thực chất, đó là tu sĩ tín đồ trang phục lẫn lộn, ngay cả văn bản hành chính của Phật giáo cũng cho phép trang phục như vậy, gọi đó là tịnh nhân. Mặc trang phục “tịnh nhân” nếu đi bán hàng rong, thì bề ngoài vẫn có thể, vẫn không phải sư giả. Thế thì, làm sao giải quyết?
Có lẽ ngày trước chư tổ khi chế định y phục người tu tại chùa đã không tiên lượng tình huống nếu để người tín đồ mặc, sẽ rơi vào cảnh tăng tục lẫn lộn, rồi tệ hơn có người lợi dụng hình thức được cho phép đó đi xin tiền, làm ảnh hưởng xấu đến đạo Phật. Điều này tuy bây giờ có thể điều chỉnh, nhưng xem ra không khả thi, vì việc tín đồ mặc áo tràng, áo vạt mẻ, cả áo nhật bình (có cách điệu, làm khác đi đôi chút), là xu hướng đang phát triển. Xu hướng này tất nhiên sẽ dẫn đến việc giả sư nhưng không thể buộc tội giả sư. Nó trầm trọng hơn, phức tạp hơn, bế tắc hơn.

Minh Thạnh

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 13
  • Hôm nay 2,860
  • Tháng hiện tại 39,315
  • Tổng lượt truy cập 23,445,564