Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Qủa báo của việc phá thai và cách chuyển nghiệp theo lời Phật dạy

Qủa báo của việc phá thai và cách chuyển nghiệp theo lời Phật dạy

Đăng lúc: 09:49 - 08/06/2016

Trong giáo lý nhà Phật, sát sinh chính là một trong những tội nặng nhất. Trong đó, giết người hay phá thai được xem là điều tối kỵ.



Khi một người mất đi, thần thức của họ vẫn tồn tại, theo nghiệp đi đầu thai.

Luân hồi là giáo lý vô cùng quan trọng của nhà Phật. Khi một người mất đi, thần thức của họ vẫn tồn tại. Sau 49 ngày, thần thức sẽ theo nghiệp đầu thai theo 6 nẻo luân hồi. Đó là cõi Trời, cõi Người, cõi Atula, cõi Địa ngục, cõi Ngạ Quỷ, cõi Súc sinh.

Theo Đại đức Thích Bản Quyền, Trụ trì chùa Phúc Long (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng), nếu được đầu thai làm người thì phải có 3 yếu tố. Thứ nhất là tinh cha, hai là huyết mẹ, ba là hơi ấm (tức thần thức). Khi bào thai bị người mẹ “bỏ”, thần thức sẽ bị tổn thương, chịu nghiệp bất thiện. Linh hồn đứa trẻ khó đầu thai thành người ở kiếp sau.

“Một cái thai nếu đến 7 tuần được coi là một mạng sống hoàn chỉnh. Trong vòng 7 tuần, nếu người mẹ nào phá bỏ đã mang tội, nhưng ở mức độ nhẹ. Còn nếu quá 7 tuần mà cố ý nạo phá thai thì đồng nghĩa với việc mắc tội sát sinh”, Đại đức Thích Bản Quyền nói.

Nhân quả của việc sát sinh là sức khoẻ kém, mạng yểu, luôn gặp bất hạnh, không may mắn...



Một cái thai nếu đến 7 tuần được coi là một mạng sống hoàn chỉnh.

Theo quan điểm của nhà Phật, một đứa trẻ khi tái sinh vào gia đình nhà nào đó có 4 nguyên nhân.

Thứ nhất là để đòi nợ. Đó là khi bố mẹ sinh ra, đứa bé khó nuôi, bệnh tật ốm đau. Nó làm cho cuộc đời của đấng sinh thành đau khổ, lam lũ, đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa yên lòng được. Trường hợp này cha mẹ kiếp trước nợ con cái nên kiếp này chúng đến để đòi lại.

Trường hợp thứ hai là để trả nợ. Đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, mau ăn, mau lớn, ngoan ngoãn không để cho mẹ phiền lòng vì bất cứ việc gì.

Thứ ba, có những đứa con sống lo cho cha mẹ đầy đủ về nhiều mặt từ vật chất đến tinh thần. Chúng học hành chăm chỉ, đỗ đạt làm quan giúp cho cha mẹ nở mặt nở mày với bà con chòm xóm, với bạn bè xung quanh. Đây là trường hợp báo ân.

Còn cuối cùng là có những đứa con gây cho cha mẹ khổ đau, oan ức, uất giận. Thậm chí, có trường hợp vì con hư hỏng mà tức giận đến chết. Đây là trường hợp báo oán.



Cha mẹ vì một lý do nào đó mà phải từ bỏ con của mình thì điều đầu tiên là phải thành tâm sám hối.

Người cha, người mẹ vì một lý do nào đó mà phải từ bỏ con mình thì đều gây thêm oán hờn. Nếu đứa con đến để trả nợ mà cha mẹ lại bỏ đi thì vô tình biến ân thành oán. Nếu đứa con đến với tâm niệm báo oán thì oán lại chất chồng. Và cứ mỗi lần phá thai, sự oán hận, sự trả thù lại càng cao và càng chất đầy hơn nữa.

Nhà Phật có nói được làm người khó như một con rùa mù ở giữa biển cả mênh mông, phải rất lâu mới được trồi lên mặt nước một lần. Trên mặt biển có một khúc gỗ mục trôi, con rùa làm sao trồi lên gặp đúng bộng cây đang trôi vô định đó, điều ấy thật khó xảy ra.

Vậy, khi một người mẹ chối bỏ một thai nhi nghĩa là chỉ trong một phút, họ đã phá đi sự cố gắng, tu tập một kiếp thậm chí là ngàn kiếp của một đứa trẻ. Điều này khiến người mẹ gặp đau khổ, bất hạnh hoặc khó đầu thai ở đời sau.

Cha mẹ vì một lý do nào đó mà phải từ bỏ con của mình thì điều đầu tiên là phải thành tâm sám hối. Sau đó cúng thí thực cho hương linh hoặc cầu siêu ở các chùa.

Xuân Thu (Tổng hợp)

grab1434934609The life of Buddha 21

Sự cúng dường cao thượng

Đăng lúc: 08:00 - 22/06/2015

Nên khi bố thí chọn ngay vị hay người chính mình trong sạch cúng dường. Ðây là nhân làm cho tâm người thí chủ chồng chất thêm nhiều phiền não, chứ không có ích gì đến sự tu tập, đã bỏ việc thương yêu thân thuộc đi tìm thêm kẻ thân thuộc bên ngoài.
Lệnh bà Gotami là di mẫu của đức Thế Tôn hay tin đức Thế Tôn đã ngự về thành Ca Tỳ La Vệ, bà lấy làm thỏa thích vui mừng và nghĩ rằng: "Kể từ ngày đức Thế Tôn ngự về thành lần thứ nhất, đến nay là lần thứ nhì ta chưa hề được dâng cúng vật gì chính tay ta tạo ra. Nếu nói về sự cúng dường vật thực thì gia đình nào cũng có thể cúng dường được, nhất là đối với gia đình của hoàng gia thì càng dễ, vật thực càng quí giá. Vậy ta nên tạo ra bộ cà sa chính tay ta làm để cúng dường đến Phật. Sự thật hàng vải, lụa là, nhung gấm trong hoàng cung không thiếu, toàn là vật đắt giá, nhưng vẫn không xứng đáng với đức tin của ta muốn tạo ra vật quí. Ta muốn tự tay ta tạo ra một khổ vải để cúng dường đến Ngài, như vậy phước báu ấy mới hoàn toàn của ta".
Sau khi nghĩ xong, bà truyền gọi thợ bạc đến lấy vàng làm ra bảy chậu to lớn, lấy những lá cây thơm quí giá, ủ mục làm phân để vào những chậu vàng lớn trồng bông vải, tưới bằng sữa tươi và để hoa thơm vào. Chính tay bà vun phân tưới nước; khi có bông tự bà hái, bông vải ấy có màu vàng óng ánh như vàng thoi. Bà cho mời những người thợ chuyên môn giỏi nhất trong nước đến, truyền cất một tòa nhà to lớn đủ tiện nghi cho những người thợ dệt chuyên môn ở, trần nhà làm bằng những thứ hàng quí. Những người thợ ấy phải luôn luôn tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ sạch nhất và phải có ngũ giới hay bát quan trai giới cho trong sạch. Bà lo kéo chỉ, sau khi thợ dệt đã dệt xong hai khổ vải, mỗi khổ mười bốn hắc tay, bà trả giá cho những người ấy rất hậu. Hai tấm vải ấy thật đẹp và rất quí giá, xứng đáng là vật cúng dường đến Phật bảo. Bà xem đi xem lại rất hài lòng việc làm của bà. Bà để hai tấm vải ấy trên mâm vàng rồi đội lên đầu đem vào chùa. Có rất nhiều phi tần và tín đồ nghe tin bà tạo hai tấm vải quí đem vào chùa dâng cúng Phật.
Khi đến chánh điện là nơi Phật đang ngự thuyết pháp giữa hàng ngàn Tăng chúng, thật là một nơi tôn nghiêm yên tịnh, hình như những người đang ngồi nghe pháp là những vị bằng hình tượng. Lệnh bà đảnh lễ đức Thế Tôn, ngó quanh thấy chư Tăng ngồi lặng yên thu thúc lục căn thật đáng lễ bái cúng dường, lòng kính thành và trong sạch của bà càng phát sanh mãnh liệt.

Lệnh bà bạch Phật rằng: "Bạch hóa đức Thế Tôn! đây là hai tấm vải vàng, tự tay tôi trông nom vun phân tưới nước, hái bông và quay chỉ. Sự cố gắng tạo nên hai tấm vải này do nơi đức tin lòng thành kính, ý nhất định làm để cúng dường ngay đến đức Thế Tôn. Xin Ngài thâu nhận để tôi được nhiều sự lợi ích an vui và hạnh phúc lâu dài".

Ðức Thế Tôn đáp: "Thưa nương nương, xin nương nương hãy dâng cúng hai tấm vải ấy cho chư Tăng, quả ấy còn cao thượng và quí báu hơn cúng dường riêng cho cá nhân của Như Lai. Khi nương nương cúng dường cho Tăng là nương nương cúng dường cho Như Lai và Tăng chúng.

Lệnh bà Gotami yêu cầu đức Thế Tôn lần thứ nhì, lần thứ ba nhưng đức Thế Tôn vẫn từ chối không thọ lãnh và cũng dạy nên đem cúng dường cho Tăng cao thượng hơn.

Nơi đây, trong chú giải có để câu: "Tại sao lệnh bà Gotami là di mẫu của Phật dâng cúng đến Ngài mà Ngài không thọ lãnh. Trái lại, dạy đem cúng dường cho Tăng có phước báu cao thượng hơn? Vậy có phải ân đức Tăng bảo cao thượng hơn Phật bảo chăng?"




Ðáp: "Sở dĩ đức Thế Tôn không thọ lãnh vì Ngài muốn làm cho quả bố thí của lệnh bà Gotami cao thượng hơn. Vì khi lòng bà trong sạch muốn cúng dường cho đức Thế Tôn, đây gọi là PUGGALIDÀNA nghĩa là cá nhân tuyển thí, là bố thí còn chọn người mình kính mến thương yêu riêng.
Hơn nữa, lòng trong sạch của bà thật cao thượng; lòng trong sạch ấy đủ ba nguyên nhân trong ba giai đoạn mà người thí chủ nào muốn được phước đầy đủ phải có là:
1.- PUBBACETANÀ: Tâm trong sạch vui vẻ trước khi làm phước như bố thí v.v...
2.- MUNCANACETANÀ: Tâm trong sạch vui vẻ trong khi đang làm phước.
3.- APARAPARACETANÀ: Và tâm trong sạch vui vẻ sau khi đã làm phước xong.
Vì nguyên nhân kể trên, đức Thế Tôn muốn cho bà cúng dường đến Tăng chúng, không lựa chọn một cá nhân nào tự bà kính mến cúng dường. Khi người còn chọn đối tượng để đem của ra bố thí, chính người ấy còn bị phiền não lẫn vào làm cho tâm không được hoàn toàn trong sạch, vì người bố thí còn lẫn trong sự lựa chọn bởi thương mến riêng của một cá nhân. Người ấy bố thí với phiền não chớ không phải bố thí do nơi trí huệ quan sát thấy vô thường, khổ não, vô ngã để mau giải thoát khỏi phiền não.
Cao thượng hơn, đức Thế Tôn muốn cho tín đồ hiểu rõ rằng: sự cúng dường đến Tăng bảo có quả báu cao thượng. Hơn nữa, đức Thế Tôn biết rằng: Ngài sẽ nhập diệt, chỉ còn Pháp và Tăng tồn tại đến năm ngàn năm. Nếu người chỉ biết cúng dường đến Phật bảo, sau khi Phật nhập diệt thì tín đồ không cúng dường đến chư Tăng thì làm sao chư Tăng sống được? Phật giáo làm sao tồn tại đến năm ngàn năm? Vì lý do kể trên nên Ngài không thọ lãnh vật cúng dường của bà Gotami. Còn nói về phước đức nhiều hay ít, không có vật gì có thể đo lường hai công đức của Phật và Tăng được.
Khi đức Thế Tôn không thọ lãnh vật cúng dường của bà, bà thất vọng và rất buồn tủi không biết giải bày nỗi khổ ấy cùng ai, chỉ biết khóc mà thôi. Bà liền nhớ đến Ðại đức Ananda, bà vội đến tư thất của ngài và bạch rằng: "Bạch Ðại đức! Không biết tôi có lỗi gì, đức Thế Tôn không vui lòng thọ lãnh hai tấm vải của tôi cúng dường. Tôi cầu xin Ngài vui lòng giúp tôi đến bạch xin đức Thế Tôn mở lòng từ bi thọ lãnh hai tấm vải cho tôi được sự lợi ích bình an lâu dài".
Ðức Ananda nhận lời vào hầu Phật và bạch với đức Thế Tôn rằng: "Bạch hóa đức Thế Tôn! xin ngài mở lượng đại từ đại bi thọ lãnh hai tấm vải của bà Gotami, chính bà là di mẫu của Ngài. Khi Ngài vừa sanh được bảy ngày Phật mẫu thăng hà, lệnh bà Gotami giao con đẻ của mình là Nanda cho phi tần trông coi, còn chính lệnh bà săn sóc ngài. Ngài đã bú sữa của bà từ ngày ấy cho đến khi trưởng thành, vậy ơn ấy là dường nào. Hơn nữa hiện nay, lệnh bà là tín nữ đã thọ Tam qui, trì ngũ giới, và đắc quả Tu đà hoàm, người thấy Tứ Diệu Ðế bằng tuệ nhãn, không còn nghi ngờ về Tam bảo thật là người đáng cho đức Thế Tôn tế độ".
Ðức Thế Tôn phán rằng: "Người như bà Gotami rất đáng cho người đời kính nể. Nhưng sự cúng dường tứ vật dụng đến các bực giáo chủ như Như Lai bằng phương pháp trả ơn thật là việc không nên làm. (Ý đức Thế Tôn dạy rằng không nên làm phước thuộc về cá nhân tuyển thí, vì bà nhọc công làm để cúng dường cho một người, mà người ấy là cháu bà).
Rồi đức Thế Tôn thuyết bài pháp gọi là PATIPUGGALIDAKKINÀDÀNÀ (nghĩa là cúng dường chân chánh, còn chọn người để cúng dường). Trong đoạn Dakkhinàvibhanga như vầy: "Này Ananda! Cá nhân tuyển thí có mười bốn hạng là:
1.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay đức Chánh đẳng chánh giác làm đối tượng (là người thọ) cúng dường.
2.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay đức Phật Ðộc giác làm đối tượng cúng dường.
3- Người thí chủ chú trọng chọn ngay vị đại A la hán, đệ tử của Phật làm đối tượng cúng dường.
4.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay các bực đang cố hành đạo để chứng quả A la hán làm đối tượng cúng dường.
5.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay vị A na hàm, đệ tử của Phật làm đối tượng cúng dường.
6.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay các bực đang hành đạo để đắc quả A na hàm, làm đối tượng cúng dường.
7.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay vị Tư đà hàm, đệ tử Phật làm đối tượng cúng dường.
8.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay các bực đang cố hành đạo để đắc Tư đà hàm, làm đối tượng cúng dường.
9.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay vị Tu đà hườn, đệ tử Phật làm đối tượng cúng dường.
10.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay các bực đang cố hành đạo để đắc quả Tu đà hườn, làm đối tượng cúng dường.
11.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay vị đạo sĩ ngoài Phật pháp đã đắc Ngũ thông, làm đối tượng cúng dường.
12.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay người tại gia cư sĩ có giới đức, làm đối tượng cúng dường.
13.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay người người cư sĩ không có giới đức, làm đối tượng cúng dường.
14.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay một loại thú nào làm đối tượng cúng dường.
Này Ananda, sự bố thí cho loài thú có ơn với người (gia súc như trâu bò v.v...), hoặc bố thí cho những con thú khác không có ân với người, sự bố thí của người thí chủ ấy chỉ mong diệt phiền não, hay bố thí cho người nghèo một bữa ăn no lòng mà có lòng diệt phiền não chứ không mong phước nhiều ít, người ấy sẽ được hưởng phước năm trăm kiếp; sẽ được năm điều quả báo: sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh và nói năng hoạt bát.
Nếu người thí chủ bố thí cho người không có giới đức sẽ được năm điều quả báo như trên một ngàn kiếp. Nếu người thí chủ bố thí cho người phàm nhân nhưng có giới đức trong sạch sẽ được hưởng quả báo kể trên muôn kiếp. Bố thí đến vị thiện nam hay tín nữ có giới đức trong sạch, hay vị Sa di hoặc thầy Tỳ kheo mới xuất gia lo hành thiền định, phước người được hưởng tùy theo sự trong sạch của người thọ thí mà trả quả cho người thí chủ. Bố thí đến vị tu hành hầu đoạt quả Tu đà hoàn trở lên, mà tâm người thí chủ trong sạch cố diệt phiền não chứ không chọn người tùy thích để bố thí, phước ấy vô lượng vô biên.
Ananda này, sự cúng dường đúng theo lẽ chánh cũng gọi là trai Tăng, hay cúng dường đến Tăng có bảy điều là:
1.- Cúng dường có đủ hai phái Tăng (Tỳ kheo Tăng và Tỳ kheo Ni), có đức Thế Tôn chủ tọa.
2.- Sau khi đức Thế Tôn nhập diệt người chỉ cúng dường hai phái Tăng.
3.- Hoặc cúng dường cho một phái Tỳ kheo Tăng.
4.- Hay cúng dường đến Tỳ kheo Ni.
5.- Hoặc thí chủ đến nơi vị Ðại đức (Tỳ kheo) người có phận sự chia cho chư vị Tỳ kheo khác đi thọ thực các nơi khi thí chủ đến thỉnh đi trai Tăng, xin ngài chia cho bao nhiêu vị Tỳ kheo tùy theo sức của mình về nhà cúng dường.
6.- Người thí chủ đi đến nơi của Tỳ kheo Ni, chỗ vị có phận sự chia Tỳ kheo Ni đi thọ lễ cúng dường của thí chủ, thỉnh bao nhiêu vị tùy theo khả năng của mình về nhà cúng dường.
7.- Hoặc đến nơi của Tỳ kheo Tăng hay Ni xin thỉnh một vị về nhà làm lễ trai Tăng. Khi ấy các vị có phận sự cho vị Tỳ kheo nào đến nhà cũng được.
Bảy điều Như Lai đã giải trên, về sau có một vị Tỳ kheo phá giới tạm gọi là Tăng (vì không còn có giới đức), bọn ấy chỉ mặc một cái choàng vàng nhỏ, hoặc một miếng vải vàng ở cổ mà tự xưng là vị Tỳ kheo.
Thí chủ trong sạch cúng dường đến hạng Tỳ kheo phá giới ấy, nhưng trong thâm tâm nghĩ rằng: đây là bố thí đến Tăng. Phước ấy có nhiều đến A tăng kỳ kiếp. Như Lai không hề vì một lẽ nào dạy rằng; cá nhân tuyển thí có phước hơn cúng dường đến Tăng. Sự thật cúng dường đến Tăng phước báu nhiều hơn cá nhân tuyển thí.
Ananda này, cúng dường cao thượng ấy có bốn điều là:
1.- Sự cúng dường cao thượng ấy là phần thí chủ trong sạch.
2.- Sự cúng dường cao thượng ấy là phần vị thọ thực trong sạch.
3.- Sự cúng dường cao thượng ấy trong sạch cả hai bên.
4.- Sư cúng dường ấy cả hai bên không bên nào trong sạch (nghĩa là người thí chủ cũng như người thọ thí không ai trong sạch) toàn là hạng phá giới.
Rồi đức Thế Tôn tự vấn rằng: "Ananda này, thế nào gọi là trong sạch một bên?"
Ngài tự đáp: "Nghĩa là người thí chủ có giới đức nhưng vị thọ thí không có giới. Như thế này Như Lai gọi là bố thí cao thượng trong sạch một bên là thí chủ, còn người thọ thí không trong sạch.
Sự cúng dường cao thượng mà người thí chủ không trong sạch là thế nào? Nghĩa là người thọ thí là người có giới đức hành phạm hạnh, còn người thí chủ không có giới đức. Ðây gọi là sự cúng dường cao thượng trong sạch do nơi người thọ thí có giới đức.
Thế nào là trong sạch cả hai? Thí chủ và người thọ thí đều cùng trong sạch. Nghĩa là thí chủ cũng như người thọ thí đều có giới đức trong sạch hành phạm hạnh, như thế gọi là sự cúng dường cao thượng trong sạch cả hai bên.
Thế nào là sự cúng dường không trong sạch cả hai bên? Nghĩa là người thí chủ cũng như người thọ thí cả hai đều không có giới đức, không bên nào có hành phạm hạnh".
Trong chú giải có đặt ra câu hỏi rằng: "Tại sao đức Thế Tôn đem sự cúng dường cao thượng có bốn điều dạy trong trường hợp này?"
Ðáp: Vì trong cách bố thí có bốn điều khác nhau là:

1- Người thí chủ có phạm hạnh trong sạch.
2.- Người thọ thí có phạm hạnh trong sạch.
3- Người bố thí lẫn người thọ thí đều có phạm hạnh trong sạch.
4- Người bố thí lẫn người thọ thí không có phạm hạnh trong sạch.

Nơi đây ý nói rằng: Theo cá nhân của một vị Tỳ kheo phá giới nghĩa là không có giới đức chi cả. Nhưng nếu nói chung là Tăng thì Tăng không bao giờ phá giới. Tăng đây là chỉ chung một số các vị Tỳ kheo đã đắc Thánh quả. Vì người cúng dường có tâm trong sạch hướng về Tăng, nên sự cúng dường của thí chủ được quả cao thượng, tâm không hướng vào cá nhân cúng dường.




Ðức Thế Tôn liền thuyết thời pháp gọi là DAKKHINADÀNA, nghĩa là bố thí đúng theo lễ chánh, làm cho tín đồ đượm nhuần lý thuyết cao siêu mầu nhiệm của pháp bảo, nên diệt bỏ lòng trong sạch riêng với một cá nhân.
Có hai hạng thí chủ là:
1.- Có người trong sạch riêng với cá nhân nên khi bố thí chọn ngay vị hay người chính mình trong sạch cúng dường. Ðây là nhân làm cho tâm người thí chủ chồng chất thêm nhiều phiền não, chứ không có ích gì đến sự tu tập, đã bỏ việc thương yêu thân thuộc đi tìm thêm kẻ thân thuộc bên ngoài.
2- Có hạng thí chủ tâm hướng về các bậc xuất gia, vị nào hay người nào cũng được cần đến của cải mình đã có và sẵn lòng mang ra cho không hối tiếc, không cần biết người ấy là ai.
Thời pháp đức Thế Tôn dạy về cúng dường làm cho lòng người mát mẻ và hiểu rõ chân lý của Phật. Có thể ví như trời mưa to trong mùa hạn hán, làm cho đất được rút lấy nước thấm nhuần cho cây cỏ xinh tươi. Cũng có nghĩa là tâm người thiếu trí tuệ chỉ biết trong sạch cá nhân, sau khi nghe lời Phật dạy làm cho tâm sáng suốt không còn tối mê để rước thêm phiền não vào tâm mà không hay biết.

Khi lệnh bà Gotami được nghe thời pháp ấy làm cho tâm bà mát mẻ vì hiểu tại sao đức Thế Tôn không thọ lãnh vật cúng dường của bà, vì muốn phước báu bà cao thượng xứng đáng với tâm trong sạch và công khó của bà đã cố tạo...


Tác giả:Lược trích trong cuốn:
Tiêu đề: Hạng cúng dường của bà Gotami

5 điều cần ghi nhớ khi cuộc sống trở nên tồi tệ

5 điều cần ghi nhớ khi cuộc sống trở nên tồi tệ

Đăng lúc: 08:36 - 06/06/2015

Có những lúc mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta dường như đều rơi xuống tận đáy của hố đen. Bạn sẽ làm gì?để thoát ra? Bạn biết không, sức mạnh tinh thần có một ảnh hưởng vô cùng to lớn. Chỉ cần nghĩ thoáng đi một chút thì trong bất cứ tình huống dù tồi tệ đến mấy, bạn cũng sẽ tìm ra được ánh sáng và sự giải thoát.
Thất bại là một phần của sự trưởng thành

Đôi khi cuộc sống đóng lại một cánh cửa để báo hiệu rằng đó là lúc bạn phải tiến thêm một bước nữa. Có thể xem là một điều may mắn bởi hầu như ai trong chúng ta cũng đều có tâm lý ù lì, không thích thay đổi khi mọi thứ đã trở nên quá quen thuộc và an toàn, chỉ đến khi tình thế bắt buộc thì ta mới chịu vận động hay động não.

Khi mọi thứ không như ý bạn muốn, đừng bao giờ quên nhắc nhở bản thân rằng không có thất bại nào là vô nghĩa. Vực dậy từ chỗ mình đã ngã xuống và rút ra bài học nhớ đời. Bạn vật lộn đối đầu với vấn đề không có nghĩa là bạn thua cuộc. Hãy nhớ rằng mỗi chiến thắng vinh quang đều cần đến cả quá trình đấu tranh gian khổ. Do vậy, cứ kiên nhẫn và tích cực lên rồi bạn sẽ thấy mọi thứ cuối cùng sẽ đâu lại vào đấy cả thôi.

Cuộc sống luôn có hai dạng của thất bại: thất bại khiến ta đau khổ tột cùng và thất bại làm ta thay đổi. Khi đối diện với cuộc sống, thay vì cứ trốn tránh chúng, thì việc đương đầu, chấp nhận những thất bại đều khiến cho ta trưởng thành hơn.



Mọi thứ trong cuộc sống này đều là tạm thời

Mưa rồi lại tạnh. Vết thương hở cũng có ngày lại lành. Sau bóng tối sẽ luôn có chút ánh sáng – Đó là những suy nghĩ chúng ta luôn dặn dò bản thân mỗi ngày nhưng lại mau chóng quên đi để rồi lại chọn cách tin rằng những thứ không may hay những điều xấu xa sẽ mãi theo ta cho đến tận cuối đời.

68474

Chẳng có gì có thể tồn tại mãi mãi được bạn ơi. Cho nên nếu bạn đang vui vẻ, hãy cố gắng mà tận hưởng cho hết mình. Còn nếu bạn đang gặp chuyện không vui cũng đừng quá lo lắng vì nó cũng sẽ qua mau thôi. Mỗi giây mỗi phút trong đời ta đều là một sự bắt đầu mới hay một kết thúc mới. Đời cho ta rất nhiều cơ hội, chỉ là ta có biết nắm lấy chúng và tận dụng được chúng hay không mà thôi.

Lo lắng và than vãn chẳng giải quyết được vấn đề

Những người càng hay than vãn thì càng chẳng làm nên được chuyện gì cả. Thà cứ cố gắng nhưng thất bại để học được một bài học hay còn hơn chỉ ngồi đó than và chẳng làm gì để thay đổi tình hình. Làm sao bạn biết được kết quả sẽ ra sao nếu như bạn không dám thử? Và dù sao đi nữa thì hãy luôn nhớ rằng, hạnh phúc thật sự chỉ đến khi nào bạn ngừng than thở và bắt đầu biết trân trọng, biết ơn những điều mình đang có hiện tại.

Những vết sẹo là minh chứng của sức mạnh

Đừng xấu hổ bởi những vết sẹo mà cuộc đời mang lại cho bạn. Mỗi vết sẹo bạn có chứng tỏ rằng đau đớn không còn nữa và vết thương đã liền thịt, cũng có nghĩa là bạn đã vượt qua được những nỗi đau, rút ra những bài học, trở nên mạnh mẽ hơn để tiếp tục bước về phía trước. Đừng để thất bại trong quá khứ khiến cho bạn trở nên lo sợ với tất thảy những thử thách trong cuộc đời. Hãy nghĩ rằng vết sẹo – những thất bại, tổn thương bạn từng trải qua – là dấu hiệu của sức mạnh. Vâng, tôi đã làm được, tôi đã vượt qua, và những vết sẹo sẽ luôn nhắc nhở tôi cố gắng trở thành một con người tốt hơn.

Mỗi sự cố gắng dù nhỏ đều đẩy giúp ta vượt lên phía trước

Trong cuộc sống, sự kiên nhẫn không hẳn là chờ đợi, nó là khả năng để giữ một tinh thần vững chãi, một thái độ tích cực trong suốt quá trình cố gắng để thực hiện một việc gì đó. Vì thế, nếu như bạn đã quyết định cố gắng, hãy dành thời gian và cố gắng cho đến cùng. Bởi sau cùng những thứ bạn muốn, bạn sẽ làm cho bằng được dù có đối mặt với thất bại hay những chỉ trích, phản đối của người khác. Bạn biết rằng mỗi sự cố gắng đều không hề lãng phí. Khi bạn cố gắng hết mình, một là nó cho ta một bài học sâu sắc từ thất bại, hai là nó mang cho ta kết quả thành công ngoài mong đợi. Dù thế nào đi nữa, sự cố gắng cũng rất xứng đáng mà, phải không?

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 11
  • Hôm nay 258
  • Tháng hiện tại 62,012
  • Tổng lượt truy cập 23,468,261