Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Thông báo lễ Phát nguyện QUY Y TAM BẢO tại chùa Đức Hậu

Thông báo lễ Phát nguyện QUY Y TAM BẢO tại chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 17:11 - 09/08/2018

Nhân lễ Vu Lan Báo Hiếu, chùa Đức Hậu sẽ tổ chức lễ Quy Y Tam Bảo cho các thiện nam tín nữ phát tâm quay về nương tựa ba ngôi Tâm Linh.
Lễ Quy Y sẽ diễn ra lúc

IMG 6730

ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN VÀ KHAI THỊ CHO CÁC HƯƠNG LINH THAI NHI

Đăng lúc: 08:46 - 27/07/2018

Trong âm hưởng thanh thoát của buổi lễ, Đại đức Thích Định Tuệ đã tuyên pháp ngữ khai thị và tác pháp quy y cho các hương linh thai nhi vô tội...

IMG 5501

Sám hối như thế nào là đúng?

Đăng lúc: 07:52 - 29/06/2018

Đức Phật dạy “ Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Đã là người phàm thì ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác. Vì vậy trong đạo Phật có pháp Sám hối. Nhưng sám hối như thế nào là đúng?

THÔNG BÁO: LỄ QUY Y TAM BẢO

THÔNG BÁO: LỄ QUY Y TAM BẢO

Đăng lúc: 15:20 - 14/05/2018

Nhân lễ Phật Đản Sanh, chùa Đức Hậu có tổ chức lễ Quy Y Tam Bảo cho các thiện nam tín nữ phát tâm quay về nương tựa ba ngôi Tâm Linh.
Lễ Quy Y sẽ diễn ra lúc: 09h00 ngày 15/04/Mậu Tuất (29/05/2018) - Ngày lễ Phật Đản, tại Chùa Đức Hậu, xã Nghi Đức, TP Vinh, Nghệ An.

IMG 2422

Công bố quyết định phục hồi chùa Long Đồng

Đăng lúc: 12:39 - 10/02/2018

Sáng ngày 02 tháng 02 năm 2018, chùa Long Đồng (xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên) tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh về việc phục hồi chùa.

IMG 0153

Chùa Đức Hậu tổ chức Lễ Quy Y Tam Bảo nhân ngày Vía A Di Đà

Đăng lúc: 21:49 - 05/01/2018

Chiều ngày 17/11 Đinh Dậu, Nhân ngày Khánh Đản Đức Phật A Di Đà - chùa Đức Hậu tổ chức lễ quy y Tam Bảo cho hàng trăm quý thiện nam tín nữ. Đây là buổi lễ quan trọng, là buớc khởi đầu trên đường tu tập để đi đến mục đích giải thoát của chúng ta.

QuanTheamBoTat2

Thông Báo lễ vía Đức Quán Âm 19/06

Đăng lúc: 10:10 - 11/07/2017

KÍNH MỜI QUÝ PHẬT TỬ VỀ CHÙA TU TẬP
LỄ VÍA ĐỨC QUÁN THẾ ÂM
Nhân ngày vía Đức Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm 19/06, Đạo Tràng sẽ tổ chức các nội dung tu tập như sau, kính mời các Phật tử về tham dự:
1. Sáng: 4.30 giờ: LẠY NGŨ BÁCH DANH
2. Tối: - 18 giờ: QUY Y TAM BẢO cho quý vị nào có tâm nguyện muốn quay về nương tựa Phật Pháp Tăng để tu học.
- 19 giờ : khóa lễ kỷ niệm ngày vía Đức Quán Thế Âm
- Địa điểm: chùa Đức Hậu
- Quý vị nào phát tâm quy y, vui lòng đăng kí trước để BHT làm Điệp Quy Y Tam Bảo.

Chùa Đức Hậu: Lễ Quy Y Tam Bảo

Chùa Đức Hậu: Lễ Quy Y Tam Bảo

Đăng lúc: 13:17 - 12/02/2017

Ngày 11/02/2017 (nhằm ngày 15/01 Đinh Dậu), hơn 200 thiện nam tín nữ trong tỉnh Nghệ An đã về chùa Đức Hậu - Nghi Đức -Tp Vinh để thọ trì Tam quy Ngũ giới. Quy y Tam bảo là điểm khởi đầu đánh dấu cho một sự chuyển hướng tâm hồn về nẻo thiện, sau khi quy y thiện nam tín nữ chính thức trở thành người con Phật. Do đó, buổi lễ Quy y vô cùng quan trọng, tại chùa Đức Hậu quý thiện nam tín nữ phải dành trọn một buổi chiều để tham dự buổi lễ Quy y.

Đức lớn mới thực sự lớn

Đức lớn mới thực sự lớn

Đăng lúc: 20:18 - 15/01/2017

Người đời thường căn cứ vào tuổi đời, địa vị xã hội, vai vế trong dòng tộc để phân định thứ bậc lớn nhỏ, vị trí cao thấp. Người tu thì căn cứ vào tuổi đạo, ai vào đạo trước (thọ giới trước) thì người đó lớn, đi trước, ngồi trên; ai vào sau thì nhỏ nên đi sau, ngồi dưới. Lệ thường là thế, song kỳ thực, tuổi đạo lớn hay nhỏ cũng không phải là vấn đề, quan trọng là vị ấy có giới đức phạm hạnh hay không.

“Một thời Tôn giả Đại Ca-chiên-diên dạo đến nước Bà-na, ở bên bờ ao sâu cùng với chúng năm trăm Đại Tỳ-kheo.

Bấy giờ Tôn giả Ca-chiên-diên danh vang khắp bốn phương. Trưởng lão Bà-la-môn Gian-trà đang du hóa ở đây. Lúc ấy Bà-la-môn nghe Tôn giả Ca-chiên-diên cùng năm trăm Tỳ-kheo du hóa bên ao này, nghĩ rằng: 'Tôn giả trưỡng lão công đức đầy đủ, nay ta có thể đến thăm hỏi Tôn giả'.

Bấy giờ Bà-la-môn Thượng Sắc đem năm trăm đệ tử đến chỗ Tôn giả Ca-chiên diên, thăm hỏi nhau xong, ngồi một bên. Lúc ấy, Bà-la-môn kia hỏi Tôn giả Ca-chiên-diên:

- Như Ca-chiên-diên đây không hành đúng pháp luật. Là Tỳ-kheo trẻ tuổi mà chẳng chịu làm lễ các bậc cao đức Bà-la-môn của chúng tôi.

Tôn giả Ca-chiên-diên nói:

- Bà-la-môn nên biết, Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác thuyết hai địa vị này. Thế nào là hai địa vị? Một là địa vị già cả, hai là địa vị trai tráng.

Bà-la-môn hỏi:

- Thế nào là địa vị già cả? Thế nào là địa vị trai tráng?

Ca-chiên-diên đáp:

- Cho dù, này Bà-la-môn, người ở tuổi tám mươi, hay chín mươi, không dừng được dâm dục, làm các hạnh ác. Này Bà-la-môn, đây là người tuy có thể bảo là già, mà nay ở địa vị trai tráng.

Bà-la-môn hỏi:

- Thế nào là tuổi trai tráng mà ở địa vị già cả?

Ca-chiên-diên đáp:

- Bà-la-môn, nếu có Tỳ-kheo độ hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi tuổi. Người ấy chẳng tập quen dâm dục, cũng chẳng tạo hạnh ác. Đó là, Bà-la-môn, trai tráng mà ở địa vị già cả.

Bà-la-môn hỏi:

- Trong đại chúng này có một Tỳ-kheo không hành dâm dục, chẳng tạo ác hạnh không?

Ca-chiên-diên đáp:

- Trong đại chúng này không có một Tỳ-kheo nào tập dục, làm ác cả.

Bà-la-môn liền từ chỗ ngồi đứng lên, lạy các Tỳ-kheo mà nói:

- Nay các ông tuổi niên thiếu mà ở địa vị già cả, còn tôi tuổi già mà ở địa vị niên thiếu.

Bấy giờ Bà-la-môn kia đến chỗ Tôn giả Ca-chiên-diên cúi lạy và tự trình bày:

- Nay con xin quy y Tôn giả Ca-chiên-diên và Tỳ-kheo Tăng, suốt đời không sát sanh...”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 19. Khuyến thỉnh [trích],
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.312)
Cuộc đối thoại giữa Tôn giả Ca-chiên-diên và Bà-la-môn Thượng Sắc cho thấy, trong nhà đạo, phẩm vị cao thấp của một người dựa trên đạo đức, phạm hạnh của chính vị ấy. Cụ thể, “không hành dục, chẳng tạo ác hạnh” là cơ sở để xác định “địa vị già cả” của vị Sa-môn, xuất sĩ trong hội chúng. Ngược lại, người thiếu phạm hạnh, giới đức khiếm khuyết thì dù là gì đi nữa cũng chỉ ở “địa vị niên thiếu” mà thôi.

Liên hệ đến thực tế sinh hoạt Tăng-già trong xứ ta hiện nay, dường như chúng ta đang quá chú trọng về chức vụ. Người có chức vụ càng cao trong Giáo hội thì mặc định là có “địa vị già cả”, ngồi trên, đi trước. Vẫn biết, vì sự việc có tính “hành chánh” nên phải phương tiện như vậy. Vấn đề là, nương theo phương tiện mãi nên không ít người nhầm tưởng đó là cứu cánh (là ‘thiếu niên’ mà cứ nghĩ mình ‘già cả’). Đâu biết, cái hình thức mà mọi người đều biết ấy cần liên hệ với cái nội dung của riêng mình để hổ thẹn, tàm quý mà tự xác định địa vị của mình trong chúng Tăng.

Nhà đạo có câu “Chân thật bất hư”. Danh không xứng với thực thì chỉ là hư danh. Giới đức, phạm hạnh mới thật sự là nền tảng của phẩm vị trên, trước trong Tăng-già. Nhất là phẩm vị ấy phải được chúng Tăng thẩm sát, đánh giá rồi bình chọn và suy tôn mới thực sự giành được sự tôn trọng và quy ngưỡng trong bốn chúng.

Quảng Tánh

Chùa Đức Hậu tổ chức khóa tu Khánh đản đức Phật A Di Đà

Chùa Đức Hậu tổ chức khóa tu Khánh đản đức Phật A Di Đà

Đăng lúc: 16:02 - 15/12/2016

Suốt một tuần lễ khánh đản đức từ phụ A Di Đà Phật, đông đảo Phật tử đạo tràng Hương sen xứ Nghệ đã vân tập về chùa Đức Hậu tham dự khóa tu Niệm Phật, tham gia các buổi pháp thoại, thảo luận Phật pháp, đảnh lễ hồng danh, thắp hoa đăng cúng dường, và thực tập quán niệm.

Nhân ngày kỷ niệm Đản Sinh Đức từ phụ A Di Đà Phật, chùa Đức Hậu tổ chức khóa tu một tuần lễ từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 11 năm Bính Thân (09 đến 15/12/2016).
Suốt một tuần qua, đông đảo các Phật tử thuộc đạo tràng Hương Sen xứ Nghệ (Phật tử đạo tràng chùa Đức Hậu, TP. Vinh và chùa Phúc Thành, Hưng Nguyên) và một số Phật tử các đạo tràng trong tỉnh đã vân tập tham dự. Trong chương trình tu tập, các Phật tử được chư tôn đức trong Ban giáo thọ hướng dẫn tụng kinh, niệm danh hiệu Phật A Di Đà, lạy 48 đại nguyện, dâng hoa đăng quán niệm, và được lắng nghe các thời pháp thoại do chư tôn đức Giảng sư ban bố.
Riêng hôm nay, ngày 17.11 âm lịch, chính thức kỷ niệm Đản sinh đức từ phụ Giáo chủ cõi Tây Phương, mặc dù thời tiết mưa dầm suốt ngày cũng không làm chùn bước chân tinh tấn của các hành giả. Từ sáng sớm, đạo tràng bắt đầu hành trì niệm Phật, sau đó trải nghiệm một buổi thảo luận rất sôi nổi do thầy Mục Đồng hướng dẫn. Lần lượt các vấn đề được nêu ra, như ngày 17.11 có phải chính thức là sinh nhật Phật A Di Đà không? Phật A Di Đà có hay không? Thế giới Cực Lạc ở đâu? Người hiểu Phật pháp và không hiểu Phật pháp cùng hành động ác, ai có tội nặng hơn? Lòng tin được xác quyết theo khía cạnh nào? Vì sao thờ Phật? Và, thờ tượng đức Phật, Bồ tát nào? v.v. Rất đông hành giả tham gia ý kiến, trình bày sở hành của mình, rồi sau đó được đúc kết lại để thông suốt hơn trong sự kiến giải và thực tập.
Sau thời khóa thực tập dùng cơm trưa chánh niệm và giải lao buổi trưa, đại chúng tiếp tục lắng nghe thời pháp thoại của ĐĐ. Giảng sư Thích Nguyên Liên. Thầy đã giảng rộng hơn về các khía cạnh của hạnh nguyện đức Phật A Di Đà và giáo lý Tịnh độ.
Sau pháp thoại là Lễ Quy Y cho các đạo hữu phát tâm trở thành Phật tử, và lễ hồng danh 48 đại nguyện.
Vào lúc 19 giờ tối nay (15.12.2016), sẽ diễn ra đêm hoa đăng Tưởng niệm, cúng dường Tam Bảo, đồng thời hồi hướng công đức cầu siêu cho thân mẫu Đại đức trụ trì Thích Định Tuệ, là hương linh Nguyễn Thị Chốn, pháp danh Thánh Hộ, vừa qua đời tại Đồng Nai.

Hướng đến ánh sáng

Hướng đến ánh sáng

Đăng lúc: 21:21 - 23/10/2016

Ở đời, mỗi người có một quan niệm về sống chết khác nhau. Có người nghĩ rằng, mình sống làm người, sau khi chết cũng sẽ làm người ở một cõi nào đó, và nếu là đàn ông sẽ tiếp tục làm đàn ông, phụ nữ tiếp tục làm phụ nữ v.v... Nhưng cũng có trường hợp không tin là chết sẽ có đời sau, họ tin chết là hết.
anhsang.jpg
Hướng về Đức Thế Tôn để làm sáng lòng và đi về phía an lạc, giải thoát - Ảnh minh họa

Vua Ba-tư-nặc từng nghĩ rằng: “Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn chết rồi có sinh trở lại dòng Bà-la-môn hay sinh vào nhà Sát-lị, Tỳ-xá, Thủ-đà-la?”. Đức Phật nói với vua Ba-tư-nặc: “Đại vương, sao được như vậy! Đại vương, nên biết, có bốn loại người. Những gì là bốn? Có một loại người từ tối vào tối, có một loại người từ tối vào sáng, có một loại người từ sáng vào tối, và có một loại người từ sáng vào sáng” (Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1146).

Hạng người từ tối vào tối

Đó là người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, không được học hành, rồi lại tiếp tục sống bằng những nghề không lương thiện. Người này đã không biết đến Tam bảo, thấy người khác đi chùa lại sinh tâm phỉ báng. Sinh ra trong gia đình vốn không đạo đức, lại tiếp tục sống theo hạnh ác, tạo không biết bao nhiêu nghiệp xấu.

Đã nghèo khổ, bần tiện lại càng ích kỷ hẹp hòi; sinh ra có một thân thể không được đẹp đẽ xinh xắn lại còn hay ganh ghét, sân hận; có một thân thể bệnh tật, ốm đau lại thường giết hại chúng sinh; sinh ra vốn không có trí tuệ, thất học lại còn coi thường kinh sách của thánh hiền, lời dạy của thánh nhân v.v… Đó là từ tối đi vào tối, đã tối lại càng tối hơn. Tối đời này và cả đời sau, trầm luân trong đêm dài sinh tử. Hạng người này đáng thương nhất trong cuộc đời.

Hạng người từ tối vào sáng

Đó là những người sinh ra trong gia đình không hề biết kính tin Tam bảo, nhưng rồi họ đã gặp được Phật pháp, từ đó nỗ lực tu học, chuyển hóa thành một người Phật tử chân chính, biết hướng đến đạo đức, thương người, tạo phước, buông bỏ hận thù..., về sau họ từng bước thành công trong cuộc sống.

Hoặc có người sinh ở vùng thôn quê nghèo khổ, thiếu cơm áo, thiếu cả đời sống văn hóa, tinh thần. Nhờ còn chút phước duyên gặp được thầy hay và bạn tốt, người này quyết tâm học tập, vượt khó, và đã thay đổi số phận, trở nên thành đạt, hữu ích cho đời. Đó là sinh ra trong bóng tối nhưng lại đang đi vào nẻo sáng.

Hạng người từ sáng vào tối

Sinh ra được làm người, trong một gia đình có đạo đức, có một thân thể khỏe mạnh và xinh đẹp, nhưng không ý thức được phước báo của mình, lại phản bội truyền thống của tổ tiên, gia đình, trở nên hư hỏng, không vâng lời cha mẹ; sinh ra trong ánh sáng là biết đến Tam bảo, nhưng mà sau một thời gian đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, vì một lý do nào đó, người ấy đã bỏ chùa, bỏ thầy, bỏ bạn, không còn đi chùa nữa hay lấy chồng hay vợ theo ngoại đạo…, đó là hạng người bỏ sáng vào tối.

Khi mình sinh ra ở trong một gia đình giàu có, khá giả và làm ăn thành đạt là do thừa hưởng phước báo mà mình gieo trồng ở trong quá khứ. Nhưng khi mình giàu có rồi, lại không coi ai ra gì, khinh thường những người nghèo khó, cũng chẳng biết cho đi, giúp đỡ người, và cũng không biết bố thí cúng dường. Đó là hạng người sinh ra trong ánh sáng nhưng mà đang đi vào bóng tối, tối đời này và cả đời sau.

Hoặc sinh ra đời được quy y Tam bảo và lãnh thọ giới pháp, đó là sinh ra trong ánh sáng. Nhưng mình không biết trân trọng và giữ gìn giới pháp mà mình đã thọ, hủy hoại giới pháp làm cho phước đức suy giảm, đi vào con đường lầm lạc, đi vào bóng tối. Đó là hạng người đáng tiếc nhất, sinh ra trong ánh sáng mà lại tìm nẻo tối mà đi.

Hạng từ sáng vào sáng

Những người sinh ra ở trong gia đình giàu có, đạo đức, lương thiện, có một thân thể đẹp đẽ, khỏe mạnh là sinh ra trong ánh sáng. Sinh ra trong một gia đình biết kính tin Tam bảo, biết tu nhơn, tích đức, biết làm lành tránh dữ là sinh ra trong ánh sáng.

Người đó tiếp tục đi vào ánh sáng tức là biết tu tập, biết hướng thiện, biết làm lành tránh dữ. Mình sinh ra trong một gia đình đạo đức rồi, lại tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức của gia đình. Mình sinh ra trong gia đình có cha mẹ kính tin Tam bảo rồi, mình lại trở thành người Phật tử tiếp tục đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, như cha mẹ, ông bà của mình đã làm. Mình sinh ra vốn có một thân thể khỏe mạnh, xinh đẹp, lại tiếp tục giúp đỡ người khác, không ganh ghét, tị hiềm, không sát sinh - tức là tiếp tục gieo trồng cái nhân cho cái quả thân thể khỏe mạnh, xinh đẹp. Những người có thân thể khỏe mạnh không đau ốm, bệnh tật là nhờ không giết hại chúng sinh, bây giờ mình tiếp tục không giết hại chúng sinh ngược lại còn tích cực phóng sinh. Đó là người sinh ra trong ánh sáng lại tiếp tục đi vào ánh sáng, sáng trong đời này và cả đời sau.

Chúng ta đang thuộc hạng người nào?

Trong bốn hạng người trên đây, chúng ta đang thuộc hạng người nào? Chúng ta đang ở trong ánh sáng đi vào ánh sáng hay là trong ánh sáng đi vào bóng tối? Chúng ta vốn sinh ra trong bóng tối đang đi đến nẻo sáng hay sinh ra trong bóng tối lại tiếp tục đi vào bóng tối?

Đó là điều mà tất cả chúng ta cần phải nhìn lại, nhìn lại chính bản thân mình, nhìn lại cách giáo dục con cái của mình. Nếu như chúng ta biết quy hướng Tam bảo, biết rõ mình sinh ra trong ánh sáng và đi vào ánh sáng, nhưng chúng ta có đang hướng dẫn cho con em của mình đi vào ánh sáng như mình hay không? Mỗi chúng ta cần phải quán chiếu, cần phải nhìn lại đời sống của chính bản thân và coi lại cách giáo dục mà chúng ta đang dạy con cháu của mình để biết được rằng trong bốn hạng người đó, mình đang thuộc hạng người nào?

Trong bốn hạng người đó, Đức Phật nói, có hạng người tối thượng và có hạng người tối hạ, tức là có hạng người cao nhất và có hạng người thấp nhất. Hạng người cao nhất là hạng người sinh ra trong bóng tối mà biết tìm nẻo sáng mà đi. Trong giáo lý đạo Phật, không có giai cấp, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo, không kính trọng người giàu, ghét bỏ người nghèo, không đề cao người trí thức mà chê cười người không trí thức. Theo lời Phật dạy, mọi người sinh ra đều bình đẳng, điều quan trọng là người đó có hướng thượng hay không? Chính vì vậy, hạng người được Đức Phật đề cao và coi trọng là hạng người biết hướng thượng, biết tìm nẻo sáng mà đi, biết tìm đến con đường thành tựu giác ngộ, giải thoát.

Khi sinh ra ở đời, chúng ta không có quyền lựa chọn hoàn cảnh, quê hương, gia tộc, và cũng không có quyền lựa chọn ngay cả chính cha mẹ của mình. Mỗi người phải theo nghiệp mà thọ sinh. Do nghiệp thiện hay ác mà chúng ta đã gieo trồng trong quá khứ để hiện nay có một đời sống tương ưng, có một người cha, một người mẹ tương ưng với nghiệp lực của mình, có một hoàn cảnh đất nước tương ưng với nghiệp lực của mình. Chúng ta không có quyền lựa chọn khi ra đời nhưng chúng ta có quyền lựa chọn lối đi cho chính bản thân mình, mỗi người đều có toàn quyền lựa chọn đi vào ánh sáng hay đi vào nẻo tối.

Do đó, khi sinh ra trong hoàn cảnh tối tăm, khó khăn, nghèo khổ nhưng chúng ta biết phấn đấu, nỗ lực học hành và hướng thiện, siêng năng tu tập để thay đổi cuộc đời của mình, xây dựng cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng hơn. Đó là hạng người tối thượng.

Ngược lại là hạng người tối hạ, tức là hạng người thấp nhất, đáng thương nhất. Đó là hạng người sinh ra trong ánh sáng nhưng lại tìm bóng tối mà đi. Không ít người vốn sinh ra được làm người, ngoại hình dễ coi, thân thể khỏe mạnh, gia đình khá giả, được học hành, như vậy là đã sáng rồi. Vậy mà những người ấy không biết trân trọng những gì mà mình đang có, lại đua đòi gây tạo những nghiệp bất thiện: sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, say nghiện. Đó là những người đáng thương nhất, thấp kém nhất, sinh ra trong ánh sáng mà lại tìm nẻo tối mà đi, tối đời này và cả những đời sau.
Thích Nguyên HùngỞ đời, mỗi người có một quan niệm về sống chết khác nhau. Có người nghĩ rằng, mình sống làm người, sau khi chết cũng sẽ làm người ở một cõi nào đó, và nếu là đàn ông sẽ tiếp tục làm đàn ông, phụ nữ tiếp tục làm phụ nữ v.v... Nhưng cũng có trường hợp không tin là chết sẽ có đời sau, họ tin chết là hết.
anhsang.jpg
Hướng về Đức Thế Tôn để làm sáng lòng và đi về phía an lạc, giải thoát - Ảnh minh họa

Vua Ba-tư-nặc từng nghĩ rằng: “Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn chết rồi có sinh trở lại dòng Bà-la-môn hay sinh vào nhà Sát-lị, Tỳ-xá, Thủ-đà-la?”. Đức Phật nói với vua Ba-tư-nặc: “Đại vương, sao được như vậy! Đại vương, nên biết, có bốn loại người. Những gì là bốn? Có một loại người từ tối vào tối, có một loại người từ tối vào sáng, có một loại người từ sáng vào tối, và có một loại người từ sáng vào sáng” (Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1146).

Hạng người từ tối vào tối

Đó là người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, không được học hành, rồi lại tiếp tục sống bằng những nghề không lương thiện. Người này đã không biết đến Tam bảo, thấy người khác đi chùa lại sinh tâm phỉ báng. Sinh ra trong gia đình vốn không đạo đức, lại tiếp tục sống theo hạnh ác, tạo không biết bao nhiêu nghiệp xấu.

Đã nghèo khổ, bần tiện lại càng ích kỷ hẹp hòi; sinh ra có một thân thể không được đẹp đẽ xinh xắn lại còn hay ganh ghét, sân hận; có một thân thể bệnh tật, ốm đau lại thường giết hại chúng sinh; sinh ra vốn không có trí tuệ, thất học lại còn coi thường kinh sách của thánh hiền, lời dạy của thánh nhân v.v… Đó là từ tối đi vào tối, đã tối lại càng tối hơn. Tối đời này và cả đời sau, trầm luân trong đêm dài sinh tử. Hạng người này đáng thương nhất trong cuộc đời.

Hạng người từ tối vào sáng

Đó là những người sinh ra trong gia đình không hề biết kính tin Tam bảo, nhưng rồi họ đã gặp được Phật pháp, từ đó nỗ lực tu học, chuyển hóa thành một người Phật tử chân chính, biết hướng đến đạo đức, thương người, tạo phước, buông bỏ hận thù..., về sau họ từng bước thành công trong cuộc sống.

Hoặc có người sinh ở vùng thôn quê nghèo khổ, thiếu cơm áo, thiếu cả đời sống văn hóa, tinh thần. Nhờ còn chút phước duyên gặp được thầy hay và bạn tốt, người này quyết tâm học tập, vượt khó, và đã thay đổi số phận, trở nên thành đạt, hữu ích cho đời. Đó là sinh ra trong bóng tối nhưng lại đang đi vào nẻo sáng.

Hạng người từ sáng vào tối

Sinh ra được làm người, trong một gia đình có đạo đức, có một thân thể khỏe mạnh và xinh đẹp, nhưng không ý thức được phước báo của mình, lại phản bội truyền thống của tổ tiên, gia đình, trở nên hư hỏng, không vâng lời cha mẹ; sinh ra trong ánh sáng là biết đến Tam bảo, nhưng mà sau một thời gian đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, vì một lý do nào đó, người ấy đã bỏ chùa, bỏ thầy, bỏ bạn, không còn đi chùa nữa hay lấy chồng hay vợ theo ngoại đạo…, đó là hạng người bỏ sáng vào tối.

Khi mình sinh ra ở trong một gia đình giàu có, khá giả và làm ăn thành đạt là do thừa hưởng phước báo mà mình gieo trồng ở trong quá khứ. Nhưng khi mình giàu có rồi, lại không coi ai ra gì, khinh thường những người nghèo khó, cũng chẳng biết cho đi, giúp đỡ người, và cũng không biết bố thí cúng dường. Đó là hạng người sinh ra trong ánh sáng nhưng mà đang đi vào bóng tối, tối đời này và cả đời sau.

Hoặc sinh ra đời được quy y Tam bảo và lãnh thọ giới pháp, đó là sinh ra trong ánh sáng. Nhưng mình không biết trân trọng và giữ gìn giới pháp mà mình đã thọ, hủy hoại giới pháp làm cho phước đức suy giảm, đi vào con đường lầm lạc, đi vào bóng tối. Đó là hạng người đáng tiếc nhất, sinh ra trong ánh sáng mà lại tìm nẻo tối mà đi.

Hạng từ sáng vào sáng

Những người sinh ra ở trong gia đình giàu có, đạo đức, lương thiện, có một thân thể đẹp đẽ, khỏe mạnh là sinh ra trong ánh sáng. Sinh ra trong một gia đình biết kính tin Tam bảo, biết tu nhơn, tích đức, biết làm lành tránh dữ là sinh ra trong ánh sáng.

Người đó tiếp tục đi vào ánh sáng tức là biết tu tập, biết hướng thiện, biết làm lành tránh dữ. Mình sinh ra trong một gia đình đạo đức rồi, lại tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức của gia đình. Mình sinh ra trong gia đình có cha mẹ kính tin Tam bảo rồi, mình lại trở thành người Phật tử tiếp tục đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, như cha mẹ, ông bà của mình đã làm. Mình sinh ra vốn có một thân thể khỏe mạnh, xinh đẹp, lại tiếp tục giúp đỡ người khác, không ganh ghét, tị hiềm, không sát sinh - tức là tiếp tục gieo trồng cái nhân cho cái quả thân thể khỏe mạnh, xinh đẹp. Những người có thân thể khỏe mạnh không đau ốm, bệnh tật là nhờ không giết hại chúng sinh, bây giờ mình tiếp tục không giết hại chúng sinh ngược lại còn tích cực phóng sinh. Đó là người sinh ra trong ánh sáng lại tiếp tục đi vào ánh sáng, sáng trong đời này và cả đời sau.

Chúng ta đang thuộc hạng người nào?

Trong bốn hạng người trên đây, chúng ta đang thuộc hạng người nào? Chúng ta đang ở trong ánh sáng đi vào ánh sáng hay là trong ánh sáng đi vào bóng tối? Chúng ta vốn sinh ra trong bóng tối đang đi đến nẻo sáng hay sinh ra trong bóng tối lại tiếp tục đi vào bóng tối?

Đó là điều mà tất cả chúng ta cần phải nhìn lại, nhìn lại chính bản thân mình, nhìn lại cách giáo dục con cái của mình. Nếu như chúng ta biết quy hướng Tam bảo, biết rõ mình sinh ra trong ánh sáng và đi vào ánh sáng, nhưng chúng ta có đang hướng dẫn cho con em của mình đi vào ánh sáng như mình hay không? Mỗi chúng ta cần phải quán chiếu, cần phải nhìn lại đời sống của chính bản thân và coi lại cách giáo dục mà chúng ta đang dạy con cháu của mình để biết được rằng trong bốn hạng người đó, mình đang thuộc hạng người nào?

Trong bốn hạng người đó, Đức Phật nói, có hạng người tối thượng và có hạng người tối hạ, tức là có hạng người cao nhất và có hạng người thấp nhất. Hạng người cao nhất là hạng người sinh ra trong bóng tối mà biết tìm nẻo sáng mà đi. Trong giáo lý đạo Phật, không có giai cấp, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo, không kính trọng người giàu, ghét bỏ người nghèo, không đề cao người trí thức mà chê cười người không trí thức. Theo lời Phật dạy, mọi người sinh ra đều bình đẳng, điều quan trọng là người đó có hướng thượng hay không? Chính vì vậy, hạng người được Đức Phật đề cao và coi trọng là hạng người biết hướng thượng, biết tìm nẻo sáng mà đi, biết tìm đến con đường thành tựu giác ngộ, giải thoát.

Khi sinh ra ở đời, chúng ta không có quyền lựa chọn hoàn cảnh, quê hương, gia tộc, và cũng không có quyền lựa chọn ngay cả chính cha mẹ của mình. Mỗi người phải theo nghiệp mà thọ sinh. Do nghiệp thiện hay ác mà chúng ta đã gieo trồng trong quá khứ để hiện nay có một đời sống tương ưng, có một người cha, một người mẹ tương ưng với nghiệp lực của mình, có một hoàn cảnh đất nước tương ưng với nghiệp lực của mình. Chúng ta không có quyền lựa chọn khi ra đời nhưng chúng ta có quyền lựa chọn lối đi cho chính bản thân mình, mỗi người đều có toàn quyền lựa chọn đi vào ánh sáng hay đi vào nẻo tối.

Do đó, khi sinh ra trong hoàn cảnh tối tăm, khó khăn, nghèo khổ nhưng chúng ta biết phấn đấu, nỗ lực học hành và hướng thiện, siêng năng tu tập để thay đổi cuộc đời của mình, xây dựng cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng hơn. Đó là hạng người tối thượng.

Ngược lại là hạng người tối hạ, tức là hạng người thấp nhất, đáng thương nhất. Đó là hạng người sinh ra trong ánh sáng nhưng lại tìm bóng tối mà đi. Không ít người vốn sinh ra được làm người, ngoại hình dễ coi, thân thể khỏe mạnh, gia đình khá giả, được học hành, như vậy là đã sáng rồi. Vậy mà những người ấy không biết trân trọng những gì mà mình đang có, lại đua đòi gây tạo những nghiệp bất thiện: sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, say nghiện. Đó là những người đáng thương nhất, thấp kém nhất, sinh ra trong ánh sáng mà lại tìm nẻo tối mà đi, tối đời này và cả những đời sau.
Thích Nguyên Hùng

Tu tập để ra khỏi luân hồi sanh tử

Tu tập để ra khỏi luân hồi sanh tử

Đăng lúc: 18:59 - 08/10/2016

Người thế gian không hiểu nên thường oán trách cha mẹ không có phước nên sanh ra mình khổ, hoặc cha mẹ không có tài nên mình thua sút người ta, mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo, nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế. Cha mẹ chỉ là phần phụ thôi, gốc ở bản thân chúng ta. Như vậy, thuyết luân hồi nói lên lẽ thực của kiếp người. Đức Phật đã thấy, đã nhớ rõ ràng nên nói ra cho chúng ta biết, chớ không phải do Ngài tự tưởng tượng, nhưng vì chúng sanh nhìn nông cạn quá nên không tin được.


- Chữ tu giữa đời thường
- Từ án mạng chùa Bửu Quang suy ngẫm bài "Tu là học xử lý khổ đau"

Khi biết rõ kiếp luân hồi như vậy, ai can đảm tạo thêm những nghiệp ác để chịu khổ hơn? Cho nên chúng ta phải tinh tấn làm những điều lành, điều thiện. Nếu không làm cho ai, ít ra ta cũng giữ được phần mình, đừng phạm những giới phải đọa lạc. Đó là tu. Đức Phật thấy rõ sự nguy hiểm của luật nhân quả luân hồi nên chỉ cho mình đường lối tu, chớ không phải áp đặt chúng ta. Khi quy y thọ năm giới, quý thầy hỏi Phật tử “giữ được không”, quý vị giữ được thì nói “dạ được”, nếu giữ chưa được thì làm thinh, chớ đâu có ép. Vì giữ giới là giữ cho mình, không phải giữ cho Phật.
Tu tập để ra khỏi luân hồi sanh tử
Đi sâu vào tâm lý mỗi người, chúng ta sẽ thấy mình đã từng quen thuộc, ưa thích với những việc làm của thuở quá khứ. Ví dụ như bản thân tôi, tại sao lại thích tu? Người đời lớn lên lo chuyện làm ăn hoặc lập gia đình, tại sao mình không thích những chuyện ấy mà lại thích đi tu? Như vậy là từ đời quá khứ ta đã tích lũy hạt giống Phật, nên bây giờ luôn nhớ việc tu. Rõ ràng chúng ta không quên hết nhân quá khứ, nhân nào chứa sâu đậm sẽ trở thành sở thích, việc làm của mình trong đời này.

Có người ra đời thích làm lành, có người ra đời lại hung dữ. Mỗi người thích mỗi cách, đó là do sự tích lũy của quá khứ khác nhau. Quá khứ đã tích lũy sẵn nên bây giờ nó hiện ra. Quý Phật tử kiểm lại xem, nếu do gien cha mẹ sanh ra là yếu tố duy nhất tạo thành những đứa con sau này, thì cha mẹ bệnh tật gì con cũng phải bệnh tật y hệt như thế. Tâm hồn của con do cái gì tạo? Có nhiều cha mẹ rất hiền nhưng con không hiền. Hoặc ngược lại cha mẹ dữ mà con lại hiền. Những sự khác biệt đó nhà Phật gọi là nghiệp tích lũy của quá khứ, chúng ta mang theo khi thọ sanh. Những gì mình đã chứa chấp đời trước, bây giờ nó hiện ra rõ ràng. Như hai anh em ruột, thể xác giống chút chút mà tâm hồn không giống nhau. Như vậy mới thấy mỗi người sanh ra mang một nghiệp khác nhau, từ đó có những sai biệt khác nhau.

Thế thì trên nẻo luân hồi muốn đi đường tốt, không đi đường xấu, chúng ta phải làm sao? Thấy người đáng ghét ta nên xử sự thế nào? Nên nghĩ rằng họ có làm gì hại mình mà ghét. Ghét người như vậy là ta đã có ý nghĩ xấu. Nếu tiếp tục nuôi dưỡng ý nghĩ này, sanh chuyện với người ta là cái cớ để tạo thêm nghiệp. Nếu mọi người đều biết tu như vậy thì gia đình, xã hội đẹp biết bao nhiêu.

Nhà Phật nói nghiệp từ thân, miệng, ý mà sanh, trong đó ý chủ động tạo nghiệp. Miệng nói tốt xấu cũng từ ý, thân làm tốt xấu cũng từ ý. Ý là nói chung cho tất cả những phân biệt thương ghét, buồn giận, hơn thua, phải quấy… đều từ ý nghĩ của mình. Chúng ta chạy theo ý nghĩ là chạy theo nghiệp. Ý nghĩ xấu nên nói bậy, làm bậy; ý nghĩ tốt nên nói lành, làm lành. Khi thân hoại, nghiệp vẫn không hoại, vì nó đâu có tướng mạo mà hoại, nên sẽ theo ta thọ sanh ở đời sau. Nhà Phật gọi là mang nghiệp đi trong luân hồi sanh tử. Vậy muốn chấm dứt nghiệp phải điều phục được ý thức của mình.

Tăng Ni trong thiền viện ngồi thiền cốt để định cái ý đó, nên gọi là thiền định. Tất cả những nghĩ suy lăng xăng, lộn xộn bắt nó lặng xuống hết. Chưa lặng thì điều phục lâu dần nó sẽ lặng. Nó lặng rồi thì nhân tạo nghiệp không còn, nhân tạo nghiệp không còn thì quả luân hồi sanh tử chấm dứt, gọi là giải thoát sanh tử.

Muốn biết có luân hồi hay không, chúng ta cứ nghiệm trong tâm niệm của mình sẽ rõ. Cha mẹ sanh thân được mà không thể sanh tâm niệm của con. Tâm niệm đó từ đâu ra? Từ sự tích lũy của đời trước. Nhiều người ngạc nhiên tại sao con còn nhỏ mà không chịu ăn mặn? Ngược lại, có kẻ cha mẹ khuyên ăn chay thì ăn không được, một ngày cũng ăn không nổi. Đó là do tích lũy từ trước, bây giờ gặp lại thấy quen, thấy thích, chớ không phải bỗng dưng mà có.

Tích lũy tức là những gì đời trước mình đã từng làm từng huân tập. Đời này trở lại những thứ ấy không mất. Vì vậy trong kiếp luân hồi chúng ta theo nghiệp mình đã tích lũy, chất chứa mà hiện ra thành tâm hồn cá biệt của mỗi người. Nên nói đến luân hồi chúng ta đừng suy gẫm gì hết, cứ nhìn lại nội tâm mình thì biết ngay. Tại sao người đó chưa quen thuộc mà mình thấy dễ thương, hoặc kẻ kia cũng chẳng quen thuộc mà mình thấy phát ghét. Vì chúng ta không nhớ nổi, nên nói không biết tại sao kỳ vậy. Thật ra do nghiệp tích lũy của quá khứ chiêu cảm nên.

Trên đời này ai không có những người thân, những kẻ thù. Có thân, có thù gặp lại nhau là khổ. Người thân thì mình thương, người thù thì mình ghét. Nhiều người nói tại sao anh chị có duyên quá, xin cái gì cũng được. Còn tôi vô duyên xin cái gì cũng không ai cho. Tại mình hay tại trời đất xui khiến. Chẳng qua hồi trước mình hất hủi thiên hạ, bây giờ tới phiên người ta hất hủi lại mình. Bình đẳng thôi. Như vậy mình tạo nghiệp lành, nghiệp dữ không đợi đời sau mới trả quả mà ngay hiện tại cũng ứng hiện quả báo phần nào. Đó là một lẽ thực.

Trong kinh kể lại Tôn giả Mục Kiền Liên khi chứng A-la-hán rồi, một hôm Ngài đi trên đường thấy có loài quỷ đầu rất to, bụng lại nhỏ xíu, thân thể ghê gớm lắm. Ngài về thuật lại với Phật, Phật nói ta cũng thường thấy chúng, nhưng nói không ai biết nên ta không nói. Những người tu chứng tới đó thì thấy như nhau, không phải chỉ riêng Phật. Nếu chúng ta đem con mắt phàm phu so sánh với con mắt Thánh nhân thì thật là quá thô thiển. Như những luồng điện đi trên hư không, mình thấy không? Không, mà nó vẫn có. Cho nên chúng ta không nên tin vào con mắt còn rất hạn chế của mình. Có những cái hiện thực mà mình chưa thấy, chưa hiểu được. Thế nên chớ vội cho cái thấy nghe của mình là đúng.

Nhiều người nói thương Phật quá nên tôi tu. Phật khổ cái gì mà thương? Chính mình mới khổ đây nè. Mình khổ, mình thương mình, mình tu chớ không phải thương Phật. Chúng ta mang ơn Phật chỉ đường cho mình tu, chớ không phải vì Phật mà tu. Mỗi vị tự kiểm điểm lại bản thân, xem hiện giờ mình đã thực hiện được những gì Phật dạy, xứng đáng đi đường nào? Như vậy tự biết mai kia khổ hay vui rồi, đâu cần phải hỏi ai. Phật tử có bệnh cứ thắp nhang cầu Phật độ cho con đời sau được sung sướng, hết khổ, mà cứ tạo nghiệp ác. Làm sao Phật cứu độ được?

Nhiều người không hiểu, cứ ngỡ ngồi thiền yên lặng cả ngày vô lý quá. Nhưng họ không ngờ chính đó là nhắm thẳng gốc để trị. Trị gốc được rồi thì sẽ dứt nhân, quả theo đó cũng không còn. Cho nên nói đạo Phật là đạo giải thoát. Giải thoát là dứt hết những mầm tạo nghiệp hoặc thiện hoặc ác, dẫn đi trong sanh tử. Phật dạy phải dừng những suy nghĩ đó lại thì cái chân thật hiện ra. Đó là mặt thật xưa nay của mình. Thật đơn giản!

Thế thì quý thầy, quý cô ở chùa vì quyết tu giải thoát nên phải tập ngồi thiền hoặc niệm Phật cho được nhất tâm. Nhất tâm thì đâu còn nghĩ bậy, đó là nhân giải thoát luân hồi sanh tử. Quý Phật tử không theo đạo Phật thì thôi, đã theo thì phải nắm vững đường lối Phật chỉ dạy, tu cho đúng. Phải chọn con đường hợp với khả năng của mình, từng bước tu tập theo lời chỉ dẫn của Phật. Có thế mới không sợ ngày mai đường trước tối tăm, không biết lối đi. Quý vị khéo ứng dụng tu, cần phải phát tâm dũng mãnh, bền bỉ thực hành cho tới bao giờ thành tựu mới thôi.

Chúc tất cả Tăng Ni, Phật tử mau chấm dứt khổ luân hồi sanh tử.

HT.Thích Thanh Từ

Chùa Đức Hậu - Thành phố Vinh (Nghệ An): Xúc động Lễ Vu Lan báo hiếu 2016

Chùa Đức Hậu - Thành phố Vinh (Nghệ An): Xúc động Lễ Vu Lan báo hiếu 2016

Đăng lúc: 14:55 - 20/08/2016

Nhân dịp mùa Vu Lan báo hiếu năm 2016 - PL.2560, đêm ngày 18/08/2016 (tức ngày 16/07 Bính Thân), tại chùa Đức Hậu - Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã long trọng tổ Lễ Vu Lan báo hiếu, cài Bông Hồng, với chủ đề “Cha mẹ là mãi mãi” để bày tỏ tấm lòng hiếu kính của những người con đối với cha mẹ.

Với truyền thống tri ân và báo ân trong mùa Vu Lan báo hiếu, truyền thống ấy đã in sâu và tồn tại từ bao đời trong tâm khảm của nhân dân. Trên tinh thần cao cả ấy, Chùa Đức Hậu (xã Nghi Đức - TP Vinh) do Đại đức Thích Định Tuệ trụ trì (cũng là Trưởng Ban Tổ chức cùng Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ) đã long trọng tổ chức Lễ Vu lan Bông Hồng Cài áo với chủ đề “Cha Mẹ là mãi mãi”. Đến chứng minh và tham dự buổi lễ có chư Tôn đức tăng, ni trong và ngoài tỉnh, các cấp lãnh đạo chính quyền tỉnh Nghệ An và sự góp mặt của hơn 3.000 nhân dân, phật tử về tham dự.
Suốt chiều dài lịch sử Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, hơn hai nghìn năm Phật giáo hiện diện ở Việt Nam đã trở thành một tôn giáo dân tộc, chưa bao giờ rời xa đời sống xã hội. Đạo hiếu là bài học đầu tiên của đạo làm người, là nền tảng đạo đức của xã hội, đối với người con Phật, đức Phật đã dạy các hàng đệ tử phải luôn ghi nhớ và báo đáp bốn ơn là: Ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn Tổ quốc và ơn chúng sinh. Đó là bốn ơn đức cao quý mà ai ai cũng đều phải trải qua để nuôi dưỡng nhân tâm của lòng hiếu đạo. Làm người ai cũng mang ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Người Phật tử Việt Nam hướng về Lễ hội Vu Lan vào ngày Rằm tháng Bảy mỗi năm là thực hiện một phương thức báo hiếu vốn có từ lâu đời và xem đó như là một tín ngưỡng truyền thống. Đây là nét đẹp của đạo hiếu xuyên suốt chiều dài lịch sử vốn có trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam chúng ta.
Chúng ta đều hiểu rằng, bất luận nền luân lý nào, từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây cũng đều lấy chữ hiếu làm đầu. Người xưa đã đặt ra tiêu chuẩn: Thiên kinh vạn quyển - Hiếu kính vi tiên. Nghĩa là muôn ngàn kinh sách đều lấy hiếu hạnh làm đầu, người con có hiếu thảo với cha mẹ thì mọi việc đều thành tựu tốt đẹp, ngược lại bất hiếu với cha mẹ thì sẽ mất tất cả. Điều tuyệt với nhất không gì bằng có hiếu và hôm nay đây mùa Vu Lan báo hiếu, mùa tri ân và báo ân lại về trong niềm hân hoan của người con đức Phật, chắc hẳn trong lòng mỗi người chúng ta lại cảm thấy một nỗi niềm đau đáu tất dạ và xao động tâm hồn như nhớ nhung một miền viễn tưởng xa xôi nào đó, viễn tưởng ấy dần dần hiện rõ trong tâm trí để rồi đánh dấu bởi một Đại lễ với trọn tình thiêng liêng nhất cao quý nhất của những người con mang nặng nghĩa, ân, đối với hai đấng sinh thành.

Trong một lễ hội mang nặng nghĩa tình và yêu thương của các bậc cha mẹ và con cái trong mùa Vu Lan báo hiếu ngày hôm nay, không ai bảo ai thì tất cả chúng ta đều biết rằng, mùa lễ hội Vu Lan báo hiếu tại chùa Đức Hậu diễn ra hàng năm đã mang lại hơi ấm cho song thân và giúp cho giới trẻ quy y Phật trong tỉnh Nghệ An xây dựng nếp sống đạo đức dựa trên nền tảng hiếu thảo. Đã có những giọt nước mắt chảy trong tâm hồn của biết bao nhiêu người con cảm thấy mình vô tâm trong suốt những mùa Vu Lan qua tại ngôi chùa thân thương này như là một lời hối cải muộn màng khi nhận ra mình quá vô tâm với mẹ cha. Một đóa hồng tươi thắm, với diễm phúc cài lên áo trong mùa Vu Lan báo hiếu là một hạnh phúc không gì bằng, là một niềm vui lớn trong đời khi chúng ta còn được chiêm ngưỡng chân dung mẹ cha, là điểm tựa, là bước tường thành cho cuộc đời chúng ta lớn khôn thành người. Xin trao tặng tất cả những bà mẹ, mỗi người một đoá hồng và xin tất cả chúng ta, những đứa con đều biết lưu giữ đoá hồng tươi thắm ấy trong trái tim của chính mình.

Những ngọn đèn tâm hiếu vào mùa Vu Lan báo hiếu là dịp chúng ta nhìn lại nhân cách của chính mình, và cũng là góp phần nhắc nhở mọi người về ân đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, của những bậc ân nhân thiện hữu tri thức, của các vị tiền bối tổ sư, chư thánh tử đạo, liệt vị chiến sĩ anh linh. Và hôm nay một lần nữa dưới mái chùa Đức Hậu những cung bậc thương yêu được khơi dậy cho những ai vô tình với mẹ cha, hòa chung trong không gian lắng đọng tình người này. Trong không khí ngập tràn niềm tri ân và báo ân vô hạn, buổi lễ Vu lan Bông Hồng Cài áo với chủ đề “Cha Mẹ là mãi mãi” đã để lại những hoài niệm khó phai trong lòng của mỗi người xứ Nghệ.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Tác giả bài viết: Tuệ Đại

Chùa Đức Hậu - Lễ cúng dường Trai Tăng mùa Vu Lan Báo Hiếu - PL.2560

Chùa Đức Hậu - Lễ cúng dường Trai Tăng mùa Vu Lan Báo Hiếu - PL.2560

Đăng lúc: 10:14 - 19/08/2016

Lễ hội Vu Lan tại Đức Hậu năm nay được diễn ra trong không khí trang nghiêm, hoành tráng, là cơ hội để các Phật tử xa gần trở về nguồn cội tổ tiên, truy niệm ân đức sâu dày của các bậc sinh thành, cúng dường, bố thí, phóng sanh, tắm mình trong dòng sữa pháp Hiếu ân,...
Hôm nay, ngày 16 tháng 7 năm Bính Thân (18/8/2016), Chùa Đức Hậu, xã Nghi Đức, TP. Vinh, Nghệ An đã tổ chức ngày tu Báo Hiếu, kỳ siêu Cửu huyền thất tổ, cúng dường Trai Tăng, và đêm Văn nghệ cúng dường Vu Lan, Bông Hồng cài áo chủ đề "Cha Mẹ là mãi mãi".
Chứng minh lễ trai tăng cúng dường, có TT. Thích Quảng Nguyên, phó Ban trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh, trú trì chùa Thanh Lương; ĐĐ. Thích Định Tuệ, trưởng ban TTTT Ban trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, trú trì chùa Đức Hậu, cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh Nghệ An.
Đây là năm thứ hai, Chùa Đức Hậu tổ chức lễ hội Vu Lan với quy mô lớn. Có khoảng 3000 Phật tử xa gần về tham dự khóa tu và dự mình trong không gian Hiếu đạo của ngôi già lam Đức Hậu.
Lễ hội Vu Lan năm nay được diễn ra trong không khí trang nghiêm, hoành tráng, là cơ hội để các Phật tử xa gần trở về nguồn cội tổ tiên, truy niệm ân đức sâu dày của các bậc sinh thành, cúng dường, bố thí, phóng sanh, tắm mình trong dòng sữa pháp Hiếu ân,... Đặc biệt, mỗi hành giả về dự khóa tu được thực hành thọ trì "nắm cơm Mục Liên", tái hiện hình ảnh ngài Mục Kiền Liên dâng cơm cứu mẹ, và cầu nguyện pháp giới chúng sanh xả bỏ xan tham, thoát ly tam đồ khổ.
Khóa lễ chiều nay sẽ tiếp tục chương trình Thuyết pháp siêu độ và quy y cho các hương linh Cửu huyền thất tổ. Buổi tối, sẽ diễn ra đêm Văn nghệ cúng dường, Bông hồng cài áo, chủ đề "Cha mẹ là mãi mãi".





Cung nghinh chư tôn đức Tăng Ni khai khóa tu.






















Cung thỉnh ĐĐ. Thích Tuệ Minh ban pháp thoại chủ đề "Ân đức sinh thành"




Cung thỉnh chư Tôn đức Tăng ni hành lễ cúng ngọ, cầu siêu, truy tiến chư tiên linh








Lễ trai tăng cúng dường.


















TT. Thích Quảng Nguyên, chứng trai, ban đạo từ.






Gieo giống phước điền.




Quán niệm, thọ "nắm cơm Mục Liên", nuôi dưỡng lòng Hiếu đạo.










Nam mô Vu Lan hội thượng Phật Bồ tát.

Chuyện con cá

Chuyện con cá

Đăng lúc: 08:33 - 03/08/2016

Hóa ra trong những góc chợ nhỏ nhoi, dơ bẩn, đều có những số phận và tấm lòng.
Tôi rất thích phóng sanh. Nhưng tôi thường ra chợ bất cứ lúc nào thuận tiện thời gian, và mua những con cá, con ếch nằm trong những cái thau, rổ mà tôi biết chắc một lát nữa thôi chúng nó sẽ bị người ta mua về cho vô nồi, vô chảo. Có khi tôi vừa mua thì một bà xách giỏ trờ tới. Chị bán cá trả lời: “Cô này mua hết rồi, thím Ba ơi!”. Tôi thở phào nhìn lũ cá trườn trườn trong thau: “Hú vía nghen con. Hí hí chậm 5 phút thôi là tụi bây vô giỏ của bả rồi!”.

Tôi mua cá xong chạy xe thật nhanh lên dốc cầu gần đó, vừa chạy vừa niệm Phật và thì thầm với lũ cá: “Tụi con nghe má Hai niệm Phật nè, rồi nhớ kiếp sau nếu được đầu thai làm người thì tìm về với Tam bảo nghe hôn. Vô chùa quy y, tụng kinh, lạy Phật, làm công quả, làm từ thiện, sống tử tế nghe hôn! Nam-mô A Di Đà Phật, Nam-mô A Di Đà Phật…”. Tới dốc cầu, tôi dừng xe, mở miệng túi ni-lông trút cá xuống dòng sông nước đầy ăm ắp, miệng vẫn niệm Phật và mắt vui sướng nhìn lũ cá tung tăng trong dòng chảy mát rượi. Nhiều con ngoi đầu lên thở, loanh quanh rất lâu mới chịu đi. Tôi tưởng tượng chúng đang chào tôi. Tôi vẫy tay: “Bơi lẹ đi con. Bye bye. A Di Đà Phật!”. Tiếng Tây tiếng ta gì cũng nói tùm lum vì lòng vui quá.

Nhưng còn một niềm vui và ngạc nhiên nữa. Mấy chị trong chợ khi biết tôi mua cá phóng sanh liền bán với giá cực kỳ rẻ. Có lần tôi thấy hai con cá lóc nằm chơ vơ trong thau, tội quá nên hỏi mua luôn, thì chị nói: “Bảy chục ngàn”. Nhưng khi biết mục đích của tôi, thì chị hạ xuống ngay 35.000đ, khỏi cần tôi trả giá. Chị còn cười tươi: “Em không lời một cắc. Sau này cô có lên cực lạc thiên đường thì cho em đu theo cô nghen. Em biết làm nghề này tội lắm cô ơi! Nhưng hình như là cái nghiệp, bỏ không được. Mà điều, ai mua phóng sanh là em mừng lắm, cho em bớt tội”.

Một chị khác bán rau củ (đồ la-ghim) trong chợ, một bữa vui miệng tâm sự: “Cô biết hồi trước em bán cái gì không? Bán cá đó. Bên quận 1. Bán đắt dữ lắm, nhưng không biết tại sao bao nhiêu tiền cứ bị người ta gạt mất, mỗi lần mấy chục triệu chứ đâu có ít. Em nghĩ chắc là tại bán cá gây nghiệp? Em quyết định chuyển nghề, về Nhà Bè bán đồ la-ghim nè. Hồi mới chưa có khách, bán ế lắm, có lúc em thối chí muốn trở lại bán cá. Nhưng ráng, ráng chút nữa… và cầu xin Trời Phật phù hộ cho con… Giờ khỏe rồi. Em mừng mình thoát khỏi cái nghiệp sát sanh”. Tôi thật bất ngờ. Và cảm thương một con người quyết tâm chuyển nghiệp. Chẳng những vậy, nghe tôi nói nấu cơm từ thiện là chị bán thiệt rẻ, và còn thức khuya gọt củ, lặt rau giùm tôi, rồi mới đem giao hàng tận nhà. Nhờ thế, tôi không mất nhiều thời gian và sức khỏe trong chế biến. Tôi cảm động lắm. Và quyết định mua hàng của chị thường xuyên hơn nữa để giúp chị yên tâm chuyển nghiệp.

Hóa ra trong những góc chợ nhỏ nhoi, dơ bẩn, đều có những số phận và tấm lòng. Họ sống bình dị, ít ăn học, đôi khi lăn lóc như chính những con cá mà họ bán, họ giết hàng ngày. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm của tuệ giác, vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức. Biết. Và sợ nữa. Nhưng chuyển nghiệp được hay không thì tùy điều kiện và nghị lực mỗi người. Tuy nhiên, cứ BIẾT cái đã. Cái BIẾT ấy sớm muộn cũng sẽ kéo họ ra khỏi vũng lầy. Chỉ sợ không biết thôi, chứ đã biết rồi thì có hy vọng.
Diệu Kim

Có nên cho trẻ nhỏ quy y?

Có nên cho trẻ nhỏ quy y?

Đăng lúc: 16:33 - 20/07/2016

HỎI: Hiện tôi thấy nhiều bậc cha mẹ cho con cái quy y Tam bảo rất sớm, mới 1 hoặc 2 tuổi đã quy y. Tôi nghĩ, người quy y Tam bảo thì phải hiểu ý nghĩa quy y, phải hiểu về ngũ giới, mà trẻ em làm sao hiểu được điều đó? Và những bé quy y từ nhỏ, khi lớn lên hiểu biết về quy y Tam bảo cùng ngũ giới thì có cần quy y và phát nguyện giữ giới lại không?

(PHẠM LONG, long_p97@yahoo.com.vn)

- Quy y mà không thọ giới được không?
- Quy y một lần là đủ
- Mẫu phái quy y Tam-bảo
ĐÁP: Bạn Phạm Long thân mến!
Vấn đề quy y Tam bảo cho trẻ nhỏ, thậm chí khi còn trong thai đã có từ thời Đức Phật. Kinh Trung bộ II (kinh Vương tử Bồ-đề, số 85) đã ghi lại chi tiết vấn đề này.

Theo kinh văn, lúc Thế Tôn sống giữa dân chúng Bhagga, tại Sunsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Bấy giờ, vương tử Bồ-đề (Bodhi) có một ngôi lâu đài tên Kokanada dựng lên không bao lâu và chưa được một Sa-môn, một Bà-la-môn hay một hạng người nào ở cả. Rồi vương tử Bodhi gọi thanh niên Sanjikaputta đi đến chỗ Thế Tôn, mời Ngài ngày mai dùng cơm cùng với chúng Tỷ-kheo tại lâu đài Kokanada.

Thế Tôn nhận lời và ngày mai đi đến lâu đài của vương tử Bồ-đề thọ trai. Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp, vương tử Bồ-đề đã nói: “Ôi, thật là Phật! Ôi, thật là Pháp! Ôi, thật là khéo thuyết pháp thay!” nhưng vương tử không nói thêm “Tôi quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng” như thông thường đối với những người khác.

Thanh niên Sanjikaputta đã nhắc lại điều này, nhân đó, vương tử Bồ-đề đã giải thích cho Sanjikaputta rõ: “Này Sanjikaputta, chớ có nói như vậy! Này Sanjikaputta, chớ có nói như vậy! Này Sanjikaputta, mặt trước mặt đối diện với mẫu thân của ta, ta tự nghe như sau: Một thời, này Sanjikaputta, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tu viện Ghosita. Mẫu thân ta đang mang thai, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, mẫu thân ta bạch với Thế Tôn: ‘Bạch Thế Tôn, đứa con này của con, dù là con trai hay con gái, cũng xin quy y với Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận nó làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, nó trọn đời quy ngưỡng’.

Lại một thời, này Sanjikaputta, Thế Tôn trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Rồi người vú của ta, ẵm ta bên hông, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, người vú của ta bạch Thế Tôn: ‘Bạch Thế Tôn, vương tử Bồ-đề nay xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận vương tử này làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, xin trọn đời quy ngưỡng’. Và nay, này Sanjikaputta, lần thứ ba ta quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng”.

Như vậy, quy y cho trẻ lúc còn mang thai hay khi còn thơ ấu là điều cần làm. Tuy bấy giờ trẻ chưa nhận thức mấy về ý nghĩa quy y nhưng gia đình đã gieo trồng được hạt giống lành vào tâm thức con trẻ đồng thời đứa trẻ cũng nhận được năng lượng bi mẫn gia hộ của Tam bảo. Sự kết nối và giao cảm tâm linh sơ khai ấy đã được Đức Phật chấp nhận.

Cần thấy rõ rằng, lễ quy y Tam bảo và trao truyền năm giới tuy được thực hiện chung nhưng kỳ thực đó là hai vấn đề khác biệt nhau. Người quy y Tam bảo có thể chưa thọ giới hay thọ từ một đến hết cả năm giới. Nên trong trường hợp quy y cho trẻ nhỏ thì chỉ có quy y mà không thọ giới. Và dĩ nhiên, sau khi đứa trẻ đó lớn lên trong sự gia hộ của Tam bảo, nhận thức được sự cao quý của giáo pháp, cần đối trước Tam bảo phát tâm quy y và nguyện giữ năm giới. Cũng giống như vương tử Bồ-đề, lúc còn trong bào thai đã được mẹ cho quy y, rồi tuổi thơ được cho quy y thêm lần nữa, khi trưởng thành nhận thức được giáo pháp, chính vương tử đã phát tâm quy y Tam bảo.

Chúc bạn tinh tấn!

Nhiên Như - Quảng Tánh

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Đăng lúc: 22:58 - 19/07/2016

Sáng ngày 18/7/2016, tại chùa Đại Tuệ (Nam Đàn), BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai công tác Phật sự 6 tháng cuối năm 2016.
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TW GHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, Chư Tôn đức Tăng Ni các chùa trong tỉnh.
Lãnh đạo UBND, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh.
6 tháng đầu năm 2016, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác phật sự trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 35 vị Tăng Ni đang sinh hoạt hợp pháp trên địa bàn, có 47 cơ sở thờ tự (46 chùa và 01 Niệm Phật đường), 17/21 đơn vị hành chính có hoạt động của Phật giáo, tham gia Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổ chức thành công Tọa đàm: "Định hướng, phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An".

Ban Trị sự đã quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Lam Sơn( Quỳnh Lưu). Phê chuẩn nhân sự Ban Hộ tự chùa Đồng Tương.Tổ chức khóa an cư kết hạ cho 43 hành giả tại 2 địa điểm, trong đó: Hạ trường chùa Đại Tuệ (29 vị) dành cho Chư Tăng có 28 Tỷ khiêu, 01 Sa di. Hạ trường chùa Cần Linh (12 vị) dành cho Chư Ni có 6 Tỷ khiêu Ni, 1 Thức xoa ma na, 1 Sa di Ni và 4 hình đồng Ni. Giới thiệu 02 vị đi học hệ Cao đẳng tại Học viện Phật giáo Hà Nội , cử các thành viên Ban Hoằng Pháp về tại các chùa, các đạo tràng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa để gặp gỡ đồng bào Phật tử.
Lễ khai bút và trồng cây tại chùa Đại Tuệ nhân dịp đầu xuân. Tổ chức thành công Lễ hội Hương sen xứ Nghệ năm 2016, lễ Phật đản, kỷ niệm 5 năm thành lập Phật giáo Nghệ An, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, thành lập CLB Hương Từ Bi chùa Hồng Phúc, chùa Hà quy tụ trên 50 thành viên, tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, sơ bộ toàn tỉnh có trên 45 ngàn Phật tử đã Quy y. Tổ chức tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN vào ngày 17/4. Các hoạt động văn nghệ Phật giáo được duy trì và ngày càng phát triển ở nhiều nơi, đăng tải kịp thời các tin tức Phật sự tại địa phương

Vận động công tác từ thiện trên 300.000.000đ, tặng ngàn ngàn suất quà trong dịp tết, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Trong công tác bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp NK 2016 – 2021. Được sự hiệp thương của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Ban Trị sự đã tiến hành các cuộc họp giới thiệu Ni sư Thích Diệu Nhẫn - Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, tham gia đại biểu HĐND cấp tỉnh . Đại biểu HĐND cấp huyện có 2 vị, đó là: Đại đức Thích Đồng Tuệ - Trụ trì Chùa Hà, tham gia Đại biểu HĐND huyện Nam Đàn . Đại đức Thích Tuệ Quang - Trưởng Ban Quản lý dự án xây dựng Chùa Gám - TVTL Yên Thành, tham gia Đại biểu HĐND huyện Yên Thành.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, những khó khăn, thách thức và thống nhất một số lưu ý, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Phát biểu bế mạc tại hội nghị Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, chỉ rõ Phật giáo tỉnh nhà cần phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết hoà hợp, vượt qua khó khăn thử thách, khắc phục yếu kém tồn tại, phấn đấu vì sự xương minh của Phật pháp, vì hạnh phúc an lạc cho chúng sinh. Xây dựng mối quan hệ thống nhất về lãnh đạo và tổ chức giữa Ban Trị sự với Tăng Ni, Phật tử thành viên tạo ra một sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết hoà hợp, làm nền tảng cho các hoạt động Phật sự vì Đạo pháp Dân tộc, làm tốt đời đẹp đạo.
Tại hội nghị, Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã tặng hoa chúc mừng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trưởng Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An nhận bằng tiến sỹ Tôn giáo học.

Dịp này, hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư tôn đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo.
Sau đây là một số hình ảnh buổi lễ:











Chư tôn giáo phẩm niệm phật cầu gia hộ














Hội nghị dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An


Toàn cảnh Hội nghị sơ kết










Đại Đức Thích Tâm Thành đọc báo cáo tổng kết Phật Sự 6 tháng đầu năm















Ông : Nguyễn Văn Long -Phó Ban Tôn Giáo phát biểu.




Ban trị sự Phật giáo tỉnh tặng hoa chúc mừng HT . Thích Thanh Nhiễu


Ban tôn giáo cùng các ban ngành tặng hoa chúc mừng.














Thượng Tọa Thích Thọ Lạc - Phó Ban Văn Hóa TW GHPGVN, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An bế mạc buổi lễ tổng kết.







Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 16
  • Hôm nay 3,972
  • Tháng hiện tại 40,427
  • Tổng lượt truy cập 23,446,676