Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
TP.HCM: Bế mạc khóa trụ trì, tưởng niệm Đức Phật hoàng

TP.HCM: Bế mạc khóa trụ trì, tưởng niệm Đức Phật hoàng

Đăng lúc: 21:38 - 26/11/2016

Sáng nay, 26-11, chư tôn đức Ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM đã tổ chức bế giảng khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016 và Tưởng niệm lần thứ 708 Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn tại Nhà Truyền thống Văn hóa Phật giáo TP.HCM - chùa Phổ Quang, quận Tân Bình.

ANH BB (4).JPG
Chư tôn giáo phẩm chứng minh
Quang lâm chứng minh, tham dự có sự hiện diện của chư tôn đức giáo phẩm: HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM, Trưởng BTC khóa Bồi dưỡng trụ trì; HT.Thích Viên Giác, HT.Thích Giác Tường, thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS PG TP; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS; cùng chư tôn đức Tăng Ni thuộc ban, viện T.Ư, BTS PG TP, 24 BTS PG quận, huyện cùng hơn 600 Tăng Ni khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016.

Đại diện các Sở, ban, ngành TP có ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN TP; Lê Hoàng Vân, Phó Trưởng ban Tôn giáo TP…

ANH BB (7).JPG
Chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS

ANH BB (5).JPG
Chư tôn đức HĐCM, HĐTS, ban, viện T.Ư

Tại buổi lễ, thay mặt Ban Tổ chức khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016, ĐĐ.Thích Thiện Quý, Chánh Thư ký BTS PG TP báo cáo khóa học của Tăng Ni. Theo đó, khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016 là khóa học nâng cao của Tăng Ni đã có chứng chỉ khóa I-2015.

Khóa học nhằm triển khai giáo điển của Đức Phật quy định trong Tỳ-ni luật tạng hoặc chư Tổ đã chế tác trong các bản thanh quy, thiền môn quy củ, thiền lâm Bảo Huấn… bồi dưỡng kiến thức về hoằng pháp, nghi lễ thiền môn, các pháp yết-ma, hành chánh Giáo hội, soạn thảo văn bản, chính sách, tín ngưỡng tôn giáo… cho chư tôn đức Tăng Ni. Khóa học có hơn 600 Tăng Ni tham dự gồm Tăng Ni đang trụ trì các tự viện và Tăng Ni đại chúng.

Khóa học diễn ra từ ngày 21 đến ngày 26-11-2016 do chư tôn đức giáo phẩm HĐTS, BTS PG TP.HCM, chư tôn đức có kinh nghiệm trong việc quản lý tự viện, hành chánh Giáo hội phụ trách giảng dạy: HT.Thích Trí Quảng, HT.Thích Minh Chơn, HT.Thích Minh Thông, TT.Thích Lệ Trang, TT.Thích Thiện Thống…

ANH BB (10).JPG
HT.Thích Đức Nghiệp ban đạo từ

ANH BB (9).JPG
ĐĐ.Thích Thiện Quý báo cáo công tác giảng dạy

ANH BB (8).JPG
Hơn 600 học viên tham dự

Chương trình khóa học gồm các chuyên đề: Ý nghĩa trụ trì (HT.Thích Trí Quảng), Hoằng pháp truyền thống và hiện đại (HT.Thích Minh Chơn), Các pháp Yết-ma (HT.Thích Minh Thông), Nghi lễ thiền môn (TT.Thích Lệ Trang), Hành chánh Giáo hội (TT.Thích Thiện Thống), Pháp lệnh, tín ngưỡng tôn giáo (ông Lê Hoàng Vân). Sau các buổi học, Tăng Ni học viên đặt câu hỏi và được giảng sư trả lời, thảo luận tại giảng đường.

Khóa học được đánh giá khá nghiêm túc, mỗi buổi học đều có điểm danh. Sau mỗi môn học, học viên làm bài kiểm tra với tinh thần nghiêm túc, cầu học. Bài kiểm tra nộp về đạt 95% so với số lượng Tăng Ni đăng ký tham dự.

Căn cứ vào chất lượng các bài kiểm tra, và học viên tham dự đủ số buổi học theo quy định của Ban Tổ chức, Tăng Ni sẽ được cấp chứng chỉ II.

Ban đạo từ tại buổi lễ, HT.Thích Đức Nghiệp thay mặt chư tôn đức HĐCM, HĐTS GHPGVN tán thán công đức đối với BTS PG TP.HCM đã tổ chức khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016 cho Tăng Ni.

Hòa thượng cũng phát biểu nêu lại hành trạng cuộc đời và đạo nghiệp của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhân Đại lễ tưởng niệm lần thứ 708 ngày Ngài nhập Niết-bàn.

ANH BB (2).JPG
Trang nghiêm lễ đài tôn trí tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

ANH BB (12).JPG
Chư tôn giáo phẩm niêm hương tưởng niệm

ANH BB (13).JPG

ANH BB (14).JPG
Thực hiện khóa lễ tụng niệm

Trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS PG TP, 24 BTS PG quận huyện, quý quan khách và Tăng Ni hướng về lễ đài niêm hương cúng dường Tam bảo, thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã cống hiến cuộc đời cho Dân tộc và Đạo pháp.

TT.Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Nghi lễ TP.HCM đã xướng lễ cúng dường, và thực hiện các nghi thức tưởng niệm. Toàn thể đại chúng nhất tâm đồng thanh tụng niệm cúng dường, tưởng nhớ công đức to lớn của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

ANH BB (15).JPG
Chư tôn đức Tăng Ni, quý khách thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng

Tiểu sử Đức Phật hoàng đã khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vua Trần Nhân Tông (1-11-1308 – 1-11-2016) là một trong những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc.

Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là một vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc Lâm, được xem là đặc trưng của truyền thống Phật giáo Việt Nam.

Qua những cống hiến của Đức vua Trần Nhân Tông đối với Dân tộc và Đạo pháp, nhân dân và Tăng Ni, Phật tử tôn vinh Ngài là vị Vua Phật Việt Nam.

ANH BB (1).JPG
HT.Thích Thiện Tánh phát biểu cảm tạ

ANH BB (11).JPG
Quang cảnh lễ bế giảng khóa Bồi dưỡng trụ trì

Buổi lễ khép lại sau phần phát biểu của HT.Thích Thiện Tánh thay mặt Ban Tổ chức cảm tạ.

* Đọc thêm: 3 điều kiện cần thiết đối với vị trú trì ||

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Đăng lúc: 22:58 - 19/07/2016

Sáng ngày 18/7/2016, tại chùa Đại Tuệ (Nam Đàn), BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai công tác Phật sự 6 tháng cuối năm 2016.
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TW GHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, Chư Tôn đức Tăng Ni các chùa trong tỉnh.
Lãnh đạo UBND, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh.
6 tháng đầu năm 2016, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác phật sự trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 35 vị Tăng Ni đang sinh hoạt hợp pháp trên địa bàn, có 47 cơ sở thờ tự (46 chùa và 01 Niệm Phật đường), 17/21 đơn vị hành chính có hoạt động của Phật giáo, tham gia Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổ chức thành công Tọa đàm: "Định hướng, phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An".

Ban Trị sự đã quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Lam Sơn( Quỳnh Lưu). Phê chuẩn nhân sự Ban Hộ tự chùa Đồng Tương.Tổ chức khóa an cư kết hạ cho 43 hành giả tại 2 địa điểm, trong đó: Hạ trường chùa Đại Tuệ (29 vị) dành cho Chư Tăng có 28 Tỷ khiêu, 01 Sa di. Hạ trường chùa Cần Linh (12 vị) dành cho Chư Ni có 6 Tỷ khiêu Ni, 1 Thức xoa ma na, 1 Sa di Ni và 4 hình đồng Ni. Giới thiệu 02 vị đi học hệ Cao đẳng tại Học viện Phật giáo Hà Nội , cử các thành viên Ban Hoằng Pháp về tại các chùa, các đạo tràng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa để gặp gỡ đồng bào Phật tử.
Lễ khai bút và trồng cây tại chùa Đại Tuệ nhân dịp đầu xuân. Tổ chức thành công Lễ hội Hương sen xứ Nghệ năm 2016, lễ Phật đản, kỷ niệm 5 năm thành lập Phật giáo Nghệ An, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, thành lập CLB Hương Từ Bi chùa Hồng Phúc, chùa Hà quy tụ trên 50 thành viên, tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, sơ bộ toàn tỉnh có trên 45 ngàn Phật tử đã Quy y. Tổ chức tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN vào ngày 17/4. Các hoạt động văn nghệ Phật giáo được duy trì và ngày càng phát triển ở nhiều nơi, đăng tải kịp thời các tin tức Phật sự tại địa phương

Vận động công tác từ thiện trên 300.000.000đ, tặng ngàn ngàn suất quà trong dịp tết, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Trong công tác bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp NK 2016 – 2021. Được sự hiệp thương của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Ban Trị sự đã tiến hành các cuộc họp giới thiệu Ni sư Thích Diệu Nhẫn - Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, tham gia đại biểu HĐND cấp tỉnh . Đại biểu HĐND cấp huyện có 2 vị, đó là: Đại đức Thích Đồng Tuệ - Trụ trì Chùa Hà, tham gia Đại biểu HĐND huyện Nam Đàn . Đại đức Thích Tuệ Quang - Trưởng Ban Quản lý dự án xây dựng Chùa Gám - TVTL Yên Thành, tham gia Đại biểu HĐND huyện Yên Thành.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, những khó khăn, thách thức và thống nhất một số lưu ý, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Phát biểu bế mạc tại hội nghị Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, chỉ rõ Phật giáo tỉnh nhà cần phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết hoà hợp, vượt qua khó khăn thử thách, khắc phục yếu kém tồn tại, phấn đấu vì sự xương minh của Phật pháp, vì hạnh phúc an lạc cho chúng sinh. Xây dựng mối quan hệ thống nhất về lãnh đạo và tổ chức giữa Ban Trị sự với Tăng Ni, Phật tử thành viên tạo ra một sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết hoà hợp, làm nền tảng cho các hoạt động Phật sự vì Đạo pháp Dân tộc, làm tốt đời đẹp đạo.
Tại hội nghị, Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã tặng hoa chúc mừng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trưởng Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An nhận bằng tiến sỹ Tôn giáo học.

Dịp này, hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư tôn đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo.
Sau đây là một số hình ảnh buổi lễ:











Chư tôn giáo phẩm niệm phật cầu gia hộ














Hội nghị dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An


Toàn cảnh Hội nghị sơ kết










Đại Đức Thích Tâm Thành đọc báo cáo tổng kết Phật Sự 6 tháng đầu năm















Ông : Nguyễn Văn Long -Phó Ban Tôn Giáo phát biểu.




Ban trị sự Phật giáo tỉnh tặng hoa chúc mừng HT . Thích Thanh Nhiễu


Ban tôn giáo cùng các ban ngành tặng hoa chúc mừng.














Thượng Tọa Thích Thọ Lạc - Phó Ban Văn Hóa TW GHPGVN, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An bế mạc buổi lễ tổng kết.







Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Tọa đàm 'Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An

Tọa đàm 'Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An

Đăng lúc: 06:14 - 08/05/2016

sáng nay, ngày 07/05/2016, Tọa đàm 'Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An, tại Vinh Plazza, Trong khuôn khổ Lễ hội Phật giáo hương sen Xứ Nghệ năm 2016. Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức Tọa đàm : “Định hướng Phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An” Nội dung Tọa đàm sẽ tập trung các chuyên đề: 1. Phương pháp quản lý Tăng Ni Tự Viện; 2. Phương pháp Nâng cao nhận thức Phật học cho Tăng Ni, Phật tử; 3. Bảo tồn-kế thừa-phát huy văn hóa và nghi lễ Phật giáo Việt Nam.
Đúng 8h.00, Buổi tọa đàm sẽ diển ra, BBT sẽ cập nhật hình ảnh và nội dung buổi tọa đàm này:

Chuyên Đề 1: Phương Pháp quản lý Tăng ni, Tự viện:
- Các vấn đề cần quan tâm và thảo luận cho chuyên đề này như sau:
+ Thực trạng về Tăng Ni Tự viện tại Nghệ An?
+ Vấn đề Tăng ni ngoài tỉnh đến hoạt động tại Nghệ An?
+ Vấn đề giả sư?
+ Vấn đề thụ giới?
+ Vấn đề an cư kết hạ?
+ Vấn đề bổ nhiệm trụ trì?
+ Vấn đề Phục hồi chùa?
+ Vấn đề xây dựng chùa?
+ Vấn đề cải gia vi tự?
+ Vấn đề danh xưng tự viện
+ Vấn đề ban hộ tự?
+ Vấn đề khen thưởng và xử phạt?
+Vấn đề kiện toàn nhân sự và tổ chức Ban trị sự?
+ Vấn đề thờ hinh tượng Phật, bồ tát các nơi đình, đền, miếu thuộc tín ngưỡng dân gian?
+ Công tác quản lý các chùa là di tích lịch sử, văn hóa; các chùa trong khuôn viên có các công trình, di tích, các hoạt động tín ngưỡng dân gian.

Chuyên đề 2: Phương pháp nâng cao nhân thức Phật học cho Tăng ni - Phật tử:
- Các vấn đề cần quan tâm và thảo luận cho chuyên đề này như sau:
+ Thực trạng nhận thức của Tăng Ni, Phật tử về Phật học và thế học?
+ Vấn đề giảng đường và giảng sư?
+ Lựa chọn băng đĩa, website, sách báo, kinh điển sao cho phù hợp?
+ Vấn đề Phật hóa Gia đình?
+ Phương pháp hoằng pháp cho giới trẻ?
+ Phương pháp ứng xử của tổ chức Giáo hội Phật giáo, của tăng, ni và phật tử khi phát hiện các đạo lạ
+. Phương pháp ứng xử của tổ chức Giáo hội Phật giáo, của tăng, ni và phật tử đối với các tư tưởng, cách thức hoạt động không chính thống trong Giáo hội Phật giáo hoặc các tư tưởng, cách thức hoạt động mang màu sắc Phật giáo.
+ Phát huy tư tưởng triết học và khoa học của Phật giáo để truyền bá Phật giáo trong tầng lớp trí thức và thanh niên.
+ Phương pháp thống kê và quản lý tín đồ, Phật tử?
+ Định hướng Phát triển Phật giáo miền núi như thế nào?
+ Vấn đề mở trường đào tạo Tăng Ni và Phật tử?
Chuyên đề 3: Bảo tồn – Kế thừa – Phát huy Văn hóa và Nghi lễ Phật giáo Việt Nam:
- Các vấn đề cần quan tâm và thảo luận cho chuyên đề này như sau:
+ Thực trạng về văn hóa và nghi lễ tại Nghệ An.
+ Nên sử dụng ngôn ngữ, loại linh vật và họa tiết văn hoa như thế nào để phù hợp với cảnh quan, tinh thần Phật giáo và văn hóa Việt?
+ Quy hoạch kiến trúc tự viện và tính ứng dụng của nó theo xu thế hiện đại?
+ Phương pháp ứng xử với chùa di tích lịch sử và di tích kiến trúc văn hóa như thế nào?
+ Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của ban quản lý và Sư trụ trì tại các ngôi chùa di tích lịch sử?
+ Vấn đề pháp phục cho Tăng Ni và Phật tử?
+ Phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý nhà nước và giáo hội?
+ Thực hiện nghi lễ như thế nào để tiết kiệm và phù hợp với thời đại?
+ Phân biệt lễ vật và lễ nghi giữa Phật giáo với tín ngưỡng nhân gian? Như vàng mã, lẽ mạn, rượu bia,…
+ Vấn đề việt hóa và thống nhất nghi lễ như: nghi thức tụng niệm hàng ngày, cầu an, cầu siêu, đám tang, cúng tuần, khoa giáo, sớ sách… trên địa bàn Nghệ An như thế nào?
+ Phương thức bài trí, thờ tự tại tư gia như thế nào cho đúng?.

Tọa Đàm bắt đầu:






Quang lâm chứng minh và tham dự có: HT.Thích Thanh Đàm, UV HĐCM GHPGVN, HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch TT HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An; HT.Thích Chơn Không, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban HDPT T.Ư GHPGVN; TT.Thích Thanh Huân, UV TT HĐTS, Phó Chánh VP I GHPGVN; TT.Thích Thọ Lạc, UV TT HĐTS, Phó ban TT Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, Phó ban TT BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An; chư tôn đức Tăng ni và đông đảo quý Phật tử cùng về tham dự.






Về phía đại biểu khác mời có: TS Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Lê Đình Nghĩa, Vụ trưởng vụ Tôn giáo, ban Dân vận Trung ương; TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); ông Lê Minh Thông, Ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; ông Lưu Công Vinh, Phó giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Nghệ An; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương.






HT Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc buổi Tọa Đàm

GSTS Nguyễn Quốc Tuấn, viện nghiên cứu Tôn giáo viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phát biểu đề dẫn


TT Thích Thọ Lạc, Phó ban Văn Hóa TW GHPGVN, Phó Trưởng Ban BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An


ĐĐ Thích Châu Phong, trưởng ban Pháp Chế, GHPGVN tỉnh Nghệ An


Ban Thư Kí




ĐĐ Thích Đồng Tựu, Ủy Viên Ban Pháp Chế BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An phát biểu về vấn đề giả sư tại địa bàn tỉnh


Ông Nguyễn Văn Long, Phó ban tôn giáo tỉnh phát biểu về nội dung phục hồi và xây dựng chùa, thành lập ban hộ tự, v.v...



ĐĐ Thích Nhuận Hiển

Hội nghị chuyển sang chuyên đề 2


TT Thích Thông Kiên, Trưởng Ban Hướng Dẫn Phật Tử phát biểu về những kinh nghiệm tổ chức khóa tu cho tuổi trẻ và định hướng cho các khóa tu trong tương lai



TT Thích Nhuận Tâm phát biểu về các vấn đề hoằng pháp trong thời đại toàn cầu hóa đa phương tiện.



TT Huệ Vinh, phó ban trị sự, trưởng ban hoằng pháp tp Đà Nẵng, phát biểu về kinh nghiệm hoằng pháp đối với một ngôi chùa trong dòng phát triển mới



Cô Thúy Hồng, Giảng viên trường Đại Học Vinh phát biểu về vấn đề Tuổi trẻ với Phật giáo trong tỉnh Nghệ An



Bà Hoàng Thị Quỳnh Anh, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Nghệ An phát biểu



HT.Thích Chơn Không, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban HDPT T.Ư GHPGVN



Đại Đức Thích Quảng Nguyên, Phó Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Hà Tỉnh




Đại Đức Thích Tâm Hiếu



Đại Đức Thích Quảng Văn



TT Thích Thọ Lạc phát biểu kết luận bế mạc hội nghị



Chụp hình lưu niệm


Tác giả bài viết: BTT

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh

Đăng lúc: 20:29 - 19/04/2016

Sau gần 3 năm thực hiện Quyết định 1742 ngày 12/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban Trị sự Phật giáo tỉnh làm chủ đầu tư các hạng mục công trình văn hóa tại Danh thắng Yên Tử, khu di tích nhà Trần Đông Triều, Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, bằng nguồn vốn xã hội hóa lên đến hàng trăm tỷ đồng, đến nay các công trình sau khi được trùng tu, tôn tạo đã phát huy giá trị văn hóa, trở thành điểm du lịch tâm linh, thắng cảnh thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, tạo nguồn thu ngân sách.

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh Danh thắng Yên Tử sẽ được GHPGVN tỉnh Quảng Ninh triển khai các công trình văn hóa tâm linh
Các công trình mà UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban Quản lý tôn tạo Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư gồm: Chùa Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết, chùa Một Mái, chùa Hoa Yên, các công trình am tháp, mắt Rồng... với tổng số vốn các hạng mục công trình lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Trong đó, chùa Ngọa Vân vừa khánh thành giai đoạn 1 với số vốn trên 90 tỷ đồng; chùa Một Mái trung tu tôn tạo trên 25 tỷ đồng; chùa Hoa Yên trên 80 tỷ đồng; khởi công xây dựng mới chùa Quỳnh trị giá hàng trăm tỷ đồng...

Sau khi hoàn thành các công trình đã thu hút lượng khách du lịch lên đến vài triệu lượt/năm, trong đó phải kể đến khu Danh thắng Yên Tử, chùa Ngọa Vân tại Đông Triều với các điểm nhấn là Chùa Đồng, tượng Phật hoàng và khu am tháp.


Khu mắt Rồng, am tháp tại Yên Tử - điểm dừng chân chiêm bái của nhiều du khách

Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử cho biết, nhờ biết phát huy được nguồn vốn xã hội hóa mà Ban Quản lý tôn tạo Yên Tử đã làm nhiều công trình có giá trị về mặt văn hóa tâm linh, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Kinh nghiệm của Yên Tử trong việc huy động xã hội hóa, là công khai, minh bạch và sử dụng đồng tiền của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp đúng mục đích, xây dựng các công trình đảm bảo về chất lượng và cảnh quan. Điều đáng nói, đối với các công trình mang tính tâm linh, thì Ban Trị sự Phật giáo tỉnh làm chủ đầu tư mới phát huy được nguồn lực xã hội hóa có hiệu quả.


Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa
Ông Nguyễn Văn Thắng (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) cả cuộc đời gắn bó với Danh thắng Yên Tử nói: Trước đây, dân chúng tôi chỉ biết đi rừng, đào của mài, cả sắn để có bữa cơm đạm bạc. Từ năm 2006 đến nay, các cấp chính quyền, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí cùng với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đầu tư nâng cấp hạ tầng, huy động nguồn lưc xã hội hóa để làm các công trình tại Yên Tử như: Chùa Đông, tượng Phật hoàng, chùa Hoa Yên, Một Mái, am tháp... Vì vậy, Yên Tử đã thu hút được nhiều du khách đến thăm quan, lễ bái. Từ đó, người dân chúng tôi phát triển được kinh tế gia đình bằng kinh doanh các mặt hàng phục vụ du khách nên cuộc sống nơi đây đã thay da, đổi thịt.

Cùng với các hạng mục đã được triển khai, trước lễ Phật đản năm nay, tại Danh thắng Yên Tử, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tiếp tục thực hiện chủ đầu tư các công trình hạng mục tâm linh, điển hình là Trung tâm khai hội, cung Trúc Lâm, vườn thiền với số vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Bước đầu số tiền đã được các tổ chức doanh nghiệp cá nhân ủng hộ trên 100 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, công tình sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách khi hành hương về Yên Tử - Kinh đô Phật giáo của cả nước. GHPGVN tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ hoàn thành công trình vào kỷ niệm 710 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

“Chúng tôi thấy Quyết định 1742 mà tỉnh giao các công trình văn hóa tâm linh tại 3 khu di tích quốc gia đặc biệt tại Quảng Ninh cho Giáo hội làm chủ đầu tư là rất hợp lòng dân. Tới đây, khi chúng tôi triển khai các hạng mục tại Yên Tử, ngoài việc tuân thủ các văn bản quy phạm của Nhà nước về quy hoạch, quản lý di sản, chúng tôi tiếp tục huy động tốt nguồn vốn xã hội hóa để đưa công trình sử dụng đúng mục đích, hiệu quả”, Đại đức Thích Đạo Hiển - Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh nói.

Chỉ trong vài năm nữa, sẽ có thêm nhiều công trình văn hóa đậm tính thuần Việt, điểm dừng chân của du khách khi hành hương về Yên Tử. Nơi đây, sẽ tái hiện cuộc đời hành trạng của Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, giới thiệu về những tác phẩm bất hủ của Ngài, tái hiện cuộc sống tu hành của các chư vị Tổ sư thế kỷ thứ 13. Đây là tiền đề để khu Danh thắng Yên Tử trình UNESSCO công nhận di sản văn hóa.

T.Uyên

Chung tay dẹp nạn giả sư khất thực, ăn xin

Chung tay dẹp nạn giả sư khất thực, ăn xin

Đăng lúc: 18:41 - 16/04/2016

Từ đầu tháng 3-2016, việc dẹp nạn ăn xin, giả sư khất thực phi pháp lại được đặt ra. Sở Lao động-Thương binh & Xã hội (LĐ-TB & XH) TP.HCM cùng 24 quận, huyện TP.HCM một lần nữa đã cùng họp bàn, đưa ra các biện pháp giải quyết tình trạng người ăn xin, giả sư khất thực phi pháp tràn lan lâu nay.
Sau buổi họp, các quận huyện, phường xã đã ra quân bắt đầu tổng rà soát, xử lý người ăn xin, giả sư khất thực trên địa bàn TP.HCM. Theo ghi nhận của phóng viên, trên một số tuyến đường trung tâm của TP, các đối tượng này xuất hiện ít hơn so với trước đây.

sugia.jpeg
Theo quan sát của PV Giác Ngộ cũng như phản ánh của bạn đọc, cho đến nay
sau các cuộc điện thoại thông tin về tình trạng giả sư khất thực đến đường dây nóng,
chưa thấy trường hợp nào được giải quyết - Ảnh: Hoàng Triều

Đường dây nóng “24/24”

Để có thể tiếp nhận thông tin từ người dân, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã thiết lập 3 đường dây nóng, gồm: 0903.959.929 (do ông Lê Chu Giang - Trưởng phòng Bảo trợ xã hội - trực tiếp trả lời), (08) 38.292.491 và (08) 35.533.258 nhằm tiếp nhận tin báo về người ăn xin, giả sư khất thực trên địa bàn TP.HCM 24/24. Bên cạnh đó, Sở cũng đề xuất chi 200.000 đồng động viên người dân báo tin và giúp địa phương tập trung các đối tượng ăn xin, giả sư khất thực.

Để xác minh lại đường dây “nóng” có thực sự “nóng” hay không, phóng viên Giác Ngộ trong vai người dân theo chân các đối tượng ăn xin giả sư khất thực trên nhiều tuyến đường TP.HCM như: 3-2 (Q.10), Huỳnh Tấn Phát (Q.7), Âu Cơ (Q.Tân Bình)... Khi phát hiện các đối tượng này, phóng viên lập tức liên hệ tới đường dây “nóng” của Sở, đều được nhân viên bắt máy, giọng nhỏ nhẹ: “đường dây nóng xin nghe”, và tiếp nhận những thông tin cũng như địa điểm mà phóng viên báo có những người ăn xin, giả sư khất thực đang hoạt động. Sau khi báo đường dây “nóng”, phóng viên tiếp tục chờ đợi “Sở” cho người xuống xử lý, tuy nhiên chờ mãi vẫn không thấy bóng dáng những người có trách nhiệm xuất hiện. Các đối tượng vẫn ung dung khất thực rồi mất hút sau đó.

Theo ông Lê Chu Giang, hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thu gom các đối tượng ăn xin, giả sư khất thực. Ông cho biết, khi nhận được thông tin qua đường dây nóng, lực lượng chức năng tới nơi thì các đối tượng đã bỏ đi, hoặc thấy bóng dáng của lực lượng quản lý họ liền lập tức trốn chạy.

Trước đó, ngày 17-2, tại buổi làm việc với Đảng bộ Công an TP.HCM, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã chỉ đạo gắn camera, yêu cầu quản lý người ăn xin ở khu vực trung tâm. Đây là chính sách được nhiều người dân ủng hộ. Tuy nhiên, việc này được thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao vẫn còn là một câu hỏi cần sớm được trả lời.

Tiếp nhận và xử lý thông tin

Bên cạnh việc tiếp nhận thông tin, điều khiến nhiều người dân quan tâm chính là quy trình xử lý của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đối với nguồn thông tin mà người dân cung cấp cho đường dây nóng.

Về phía Phật giáo, GHPGVN TP.HCM đã ra thông báo tạm ngưng việc khất thực và không cấp bất kỳ giấy giới thiệu nào cho các nhà sư đi khất thực. Hiện, những người khất thực trên đường phần lớn là sư giả, nên địa phương có thể dễ dàng xử lý.

Về phía chính quyền, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã đề nghị các quận huyện sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân từ đường dây nóng phải lập tức chuyển tin báo về địa điểm xuất hiện các đối tượng đến các đơn vị phụ trách tại quận, huyện, phường - xã để kịp thời giải quyết. Những người có trách nhiệm tại các đơn vị sẽ mời các đối tượng này về trụ sở lập biên bản để có cơ sở xử lý. Đối với người đau yếu, bệnh tật ở ngoài đường, địa phương sẽ đưa đi chữa trị, hết bệnh sẽ cho tiền về quê.

Bài toán khó lúc này là cần phải có lộ trình và thời gian, cần phải có sự phối hợp xuyên suốt, quyết tâm cao giữa ban ngành các cấp chứ không thể ngày một, ngày hai có thể giải quyết, xóa bỏ hẳn tình trạng người ăn xin, cũng như những đối tượng giả sư khất thực, bán vé số, tăm bông để xin ăn trên địa bàn TP.

Bao giờ mới giải quyết được “nạn” giả sư khất thực, ăn xin?

Sau cuộc họp giao ban giữa các ban ngành của TP.HCM đầu tháng 3, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan đã và đang tiến hành thực hiện quyết tâm kéo giảm vấn nạn ăn xin, giả sư khất thực trên địa bàn trung tâm TP, nhất là trong dịp cao điểm của các ngày lễ lớn, trong đó có ngày 30-4 sắp tới.

Để có thêm thông tin giải quyết nạn giả sư khất thực, xin ăn, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã thiết lập đường dây nóng 24/24. Một trong 3 đường dây nóng như đã nói ở trên do ông Lê Chu Giang, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM trực tiếp tiếp nhận; ông Giang cho biết, riêng số máy này, mỗi ngày trung bình tiếp nhận 15 cuộc gọi phản ánh của người dân.

Ông Giang cũng cho biết thêm, trong thời gian qua, Trung tâm Hỗ trợ xã hội đã tiếp nhận 2.285 trường hợp ăn xin, giả sư khất thực và cơ quan chức năng đã giải quyết cho 1.866 người được hồi gia. Theo đơn vị này, giải quyết vấn nạn ăn xin, giả sư khất thực gặp khó khăn bởi quy định thời gian thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng họ tại trung tâm bảo trợ không quá 3 tháng.

Ông Giang cho rằng nguyên nhân ăn xin cứ như nấm mọc sau mưa là do “công việc nhẹ, thu nhập cao”. Chưa kể, TP.HCM là nơi có nền kinh tế phát triển, người dân sống có nghĩa tình, hay giúp đỡ, cho tiền bạc nên điều này ít nhiều cũng tạo điều kiện để người ăn xin ở các tỉnh khác tìm đến nhiều hơn. Do đó, cần có sự chung tay của toàn xã hội trong việc hỗ trợ cũng như tuyên truyền ý thức cho người dân không nên cho “tiền” khi thấy những người ăn xin, giả sư khất thực, có như vậy vấn nạn này mới có thể sớm được giải quyết.

Vũ Giang

Chùa Phúc Thành, Hưng Châu, Hưng Nguyên, NA, nhận quyết định bàn giao đất.

Chùa Phúc Thành, Hưng Châu, Hưng Nguyên, NA, nhận quyết định bàn giao đất.

Đăng lúc: 20:37 - 28/02/2016

Hôm nay ngày 25/2/2016 ,Căn cứ Quyết định số 125/QĐ-UBND.ĐC ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh về việc giao đất cho Chùa Phúc Thành xã Hưng Châu huyện Hưng Nguyên tại xã Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An để sử dụng vào mục đích xây dựng Chùa Phúc Thành.
Về bàn giao có Ông: Trần Ngọc Đăng : Phó Trưởng phòng Quản lý đất đai
Ông: Trần Bá Thắng : Chuyên viên đã đến bàn giao đất tại hiện trường quyết định số 77/QĐ- STNMT ngày 18/2/2016.
Đại diện các cấp lãnh đạo huyện Hưng Nguyên: Ông Nguyễn Hữu Hà: Trưởng phòng tài nguyên môi trường. Ông ; Phan Hồng Tiến : phó trưởng phòng nội vụ, cùng phái đoàn. Đại diện ủy ban nhân dân xã Hưng Châu, Ông Lê Văn Thịnh : chủ tịch Ủy Ban xã Hưng Châu, cùng phái đoàn. Đại diện xóm 4 xã Hưng Châu: Ông Nguyễn đình Cát : Bí thư chi bộ cùng phái đoàn.
Đại diện cho chùa phúc Thành có: Trụ trì Đại Đức Thích Định Tuệ. Ông Nguyễn Song Tùng: trưởng ban xây dựng, cùng các Phật Tử trong ban hộ trì của Chùa.
Căn cứ các mốc giới đã cắm tại thực địa do đơn vị tư vấn thực hiện đã được các thành viện tham gia giao đất tại hiện trường 13.270,5 m­­­2 cho chùa Phúc Thành xã hưng Châu, huyện Hưng Nguyên để sử dụng vào mục đích xây dựng Chùa Phúc Thành , Hưng Châu, NA.
Chùa Phúc Thành xã Hưng Châu huyện Hưng Nguyên đã nhận đủ diện tích, kích thước, hình thể lô đất được giao tại hiện trường đúng với Trích lục Bản đồ địa chính khu đất ( Đo, chỉnh lý bổ sung ) số 53/2015/BDDC/VPĐK” được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ngày 09/02/2015 và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng khu đất được giao kể từ ngày 25/02/2016. Thời gian sử dụng đất : Ổn định và lâu dài.
Sau lễ bàn giao đất các thành viên tham dự đều thống nhất ký tên đầy đủ vào biên bản bàn giao đất.
Sau đây là một số hình ảnh.































Tác giả bài viết: Ban Truyền Thông

Đức Dalai Lama: "Giáo dục cần cải thiện con người"

Đức Dalai Lama: "Giáo dục cần cải thiện con người"

Đăng lúc: 21:25 - 14/11/2015

Hệ thống giáo dục hiện tại là không đủ và cần phải được thay đổi theo cách mà nó cải thiện phẩm chất bên trong của con người, Đức Dalai Lama phát biểu vào ngày 9-11.


Đức Dalai Lama

"Tôi có nhiều người bạn là những nhà giáo dục, họ cũng cảm thấy hệ thống này là không đủ. Chúng ta phải nghiêm túc nghĩ đến việc cải thiện hệ thống giáo dục thay đổi cả các mặt thể chất và tình cảm của con người", ngài nói.

Khi chỉ ra rằng tất cả những tình huống hủy hoại cuối cùng đều bắt nguồn từ những cảm xúc, ngài nói mọi người nên cố gắng tăng trưởng cảm xúc xây dựng. "Bản chất con người dựa trên lòng từ bi sẽ là tích cực. Nếu con người dựa trên khía cạnh tiêu cực, sẽ không có hy vọng cho sự đổi thay".

Đức Dalai Lama đã phát biểu tại lễ trao giải Abdul Kalam Seva Ratna lần đầu tiên của Hiệp hội Quản lý Madras kết hợp với Abdul Kalam Vision India Movement tại Học viện Âm nhạc.

Bày tỏ về việc con người thuộc thế hệ của mình đã tạo ra rất nhiều vấn đề trên hành tinh này, ngài cho biết con người thuộc thế hệ hiện tại sẽ tìm ra giải pháp và xây dựng một thế kỷ 21 hạnh phúc.

"Con người đã tạo ra các vấn đề nhưng chúng ta cũng có khả năng biến đổi chúng và cuối cùng loại bỏ chúng. Chúng ta cần một cảm giác của sự hiệp nhất. Các quan điểm và đức tin khác nhau, và những thứ như chủng tộc hay đẳng cấp là những vấn đề nhỏ. Những gì chúng ta cần phải ghi nhớ là tất cả chúng ta đều là con người và có quyền có được một cuộc sống hạnh phúc ngang nhau", ngài nói.

Nhớ lại vài lần đến thành phố này trong các năm 1950 và 1960, ngài đã cho thấy sự gia tăng mạnh về số lượng các công trình xây dựng trong thời gian này. "Cần có sự hiện đại hóa trên thế giới nhưng người dân cũng cần phải có một tâm trí yên bình. Người dân sống trong những ngôi nhà lớn nhưng có rất nhiều căng thẳng trong họ. Sự phát triển vật chất chỉ cung cấp tiện nghi vật chất nhưng hiện đại hóa không đem đến bình an nội tại".

Đề cập đến việc Ấn Độ có tiềm năng mang lại sư bình an này, ngài cho biết đây là quốc gia duy nhất - nơi mà tất cả các truyền thống lớn sống chung với nhau và 3.000 năm văn hóa Ấn Độ bắt nguồn từ bất bạo động và hòa hợp tôn giáo.

Văn Công Hưng

Giới thiệu Hội thảo “Phật giáo vùng Mê-Kông: Lịch sử và phát triển”

Giới thiệu Hội thảo “Phật giáo vùng Mê-Kông: Lịch sử và phát triển”

Đăng lúc: 19:25 - 09/11/2015

Ngày 9-11, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học quốc tế “Phật giáo vùng Mê-Kông: Lịch sử và phát triển”.


Quang cảnh buổi họp báo.

Theo đó, hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 13 và 14-11 tại TP Hồ Chí Minh, với gần 150 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý về công tác tôn giáo, giới nghiên cứu Phật học trong nước và quốc tế. Các tham luận tập trung vào nhóm chủ đề Phật giáo vùng Mê-Kông: Quá trình du nhập và phát triển, quá trình giao lưu và hội nhập, di sản và văn hoá, vấn đề bảo vệ môi trường...

Đây là hội thảo khoa học quốc tế về Phật giáo vùng Mê-Kông được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Đáng chú ý là có sự tham dự của hơn 40 học giả đến từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào...

Theo Ban tổ chức, hội thảo được tổ chức nhằm tạo cầu nối học thuật cho Phật giáo tại các quốc gia tiểu vùng Mê-Kông, cùng cam kết tạo ý thức toàn cầu về hoà bình, an ninh môi trường và phát triển bền vững vùng Mê-Kông; đồng thời góp phần vào hợp tác kinh tế, văn hoá, bảo vệ môi trường, giữ gìn các di sản văn hoá của các quốc gia theo mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc.

Hội thảo cũng góp phần làm rõ vai trò của Phật giáo vùng Mê-Kông trong việc duy trì hoà bình, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển bền vững đối với các quốc gia trong và ngoài vùng Mê-Kông, cũng như trao đổi những giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái…

Tin, ảnh: HÙNG KHOA – VŨ GIANG

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Đăng lúc: 18:59 - 28/10/2015

Tại vùng lõi của Khu Di tích Quốc gia đặc biệt- Kinh đô Phật giáo của cả nước mà chưa đầy 2 năm đã có nhiều hạng mục xây dựng mới không phép. Trách nhiệm này thuộc về ai?

Cục di sản chưa biết di tích Yên Tử đang bị xâm hại
Khu Danh thắng Yên Tử bị xâm hại nghiêm trọng
"Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi"?!

Khi những lình xình về dự án trùng tu các hạng mục như: Mắt rồng, tháp Tổ, am Dược... tại Khu danh thắng Yên Tử còn đang nóng trên mặt báo thì mới đây dư luận lại bức xúc về việc công ty Tùng Lâm tự ý tháo dỡ điểm thờ tự tại chân ga cáp treo để xây mới nhà văn hóa của Cty ngay trong vùng 1 (vùng bảo vệ đặc biệt của Di tích).
Lý do được phía Cty Tùng Lâm đưa ra là để vào ngày đầu tháng hôm rằm có chỗ làm lễ vái Tam tổ Trúc Lâm. Trước diện tích chỉ đủ cho khoảng mấy chục người, công ty lại hơn trăm người, mỗi một lần làm lễ vẫn phải ngồi hết ra ngoài”.

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Lực lượng liên ngành kiểm tra, lập biên bản tại hiện trường vào chiều 23/10.
Có ý kiến cho rằng, Cty Tùng Lâm cũng chỉ có mong muốn sửa sang lại cho khu vực sân ga cáp treo đẹp đẽ và hiện đại hơn chứ không có mục đích gì. Với mục đích kinh doanh, việc thu hút khách du lịch là yếu tố sống còn của Cty này. Có thể, họ không hiểu đó là vùng cần được bảo vệ như ông Lê Trọng Thanh, Phó Giám đốc Cty Tùng Lâm trả lời phóng viên VietNamNet: "Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi".

Để làm cho kịp, Cty Tùng Lâm đã phớt lờ các quy định của pháp luật, các phê duyệt, sự đồng ý của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, của UBND tỉnh Quảng Ninh về di sản. Dù trước đó Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí đã có Công văn số 2082/UBND-QLĐT yêu cầu Cty Tùng Lâm báo cáo xin phép UBND tỉnh Quảng Ninh theo quy định hiện hành và phải nghiêm túc thực hiện.

Phá dỡ trước, làm công văn sau

Điều đáng nói là, ngày 12/9 Cty Tùng Lâm phá dỡ điểm thờ tự cũ tại chân ga cáp treo mà đến ngày 5/10 Cty mới có Văn bản số 212CV-TL xin UBND TP Uông Bí sửa chữa Nhà Văn hóa Cty. Nghĩa là, xây dựng công trình trước cả tháng rồi mới làm thủ tục?

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Công trình tại vùng lõi di sản nhưng lại đang vừa xây dựng vừa xin phép.
Được biết, Ban Quản lý Rừng và Danh thắng Yên Tử cùng chính quyền phường Thượng Yên Công, UBND TP Uông Bí và các phòng, ban chức năng: Phòng Văn hóa, Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng là những đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là Hàng tuần, hàng quý đều tổ chức các cuộc họp giao ban giữa Cty Tùng Lâm và chính quyền địa phương nhưng một công trình đồ sộ được xây dựng không phép ngay tại vùng lõi của Danh thắng Yên Tử lại dễ dàng bị bỏ qua?

Ông Vũ Đức Yêm, Trưởng ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử phân trần rằng đơn vị quản lý Nhà nước, Ban quản lý Rừng Yên Tử chỉ có nhiệm vụ là hướng dẫn Cty chứ không có trách nhiệm làm hộ

Là đơn vị trực tiếp quản lý trên địa bàn, người đứng đầu Ban quản lý Rừng Yên Tử thừa nhận không biết kiến trúc mới mà Cty Tùng Lâm xin phép sửa chữa là kiến trúc gì; diện tích bao nhiêu... Thậm chí, trong văn bản xin giấy phép, Cty chỉ đề xuất được sửa chữa nhà chờ ga cáp treo 1. Nhưng khi triển khai, họ đập hết để xây dựng một công trình mới hoành tráng, hiện đại, mang dáng dấp hoàn toàn xa lạ với công trình cũ. Sự việc như vậy nhưng Ban Quản lý cũng như chính quyền các cấp không hề nhắc nhở hoặc có động thái gì để công trình được xây dựng một cách ồ ạt, gấp rút.

Liên tục xây dựng không phép

Cách đây hơn 6 năm, theo thống kê của Sở VH-TT-DL Quảng Ninh, Cty Tùng Lâm đã tiến hành xây dựng tới 9 điểm thi công ở Yên Tử không phép. Suối Giải Oan cũng bị dựng cầu, kè đá không phép. Thậm chí, vào thời điểm đó, cơ quan chức năng cho biết còn chưa nhận được bản quy hoạch, thiết kế nào do Tùng Lâm báo cáo.

Công ty giải thích việc dựng ki ốt, cầu, kè đá để khu vực này đỡ lụp xụp hơn, phục vụ khách tham quan thuận lợi hơn. Trong khi công ty cho biết đã xin phép địa phương thì Chủ tịch UBND thị xã Uông Bí khi đó khẳng định chỉ cho phép công ty dựng tay vịn tại các khúc cua nguy hiểm. UBND cũng đã có yêu cầu hoàn trả nguyên trạng nhưng hiện cầu đá này vẫn còn.

Vì sao một công trình xây dựng sai phép ngay trong lòng Di tích quốc gia đặc biệt, dù đã có quyết định phá bỏ nhưng vẫn tồn tại đến bây giờ?

Sự yếu kém trong quản lý được đặt trong bối cảnh hiện địa phương đang dần dần hiện thực hóa việc làm hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho Yên Tử. Ngày 23/9/2014, website của Trung tâm di sản thế giới UNESCO đã đưa hồ sơ Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ di sản thế giới.

Anh Thư

Một lò sát sinh ở Pháp bị đóng cửa vì một phóng sự video thật khiếp đảm

Một lò sát sinh ở Pháp bị đóng cửa vì một phóng sự video thật khiếp đảm

Đăng lúc: 21:34 - 17/10/2015

Nhật báo Figaro ngày 14 tháng 10, 2015 có một bài báo tố cáo một lò sát sinh tại một quận lỵ ở Pháp vi phạm các quy tắc y tế về việc giết mổ súc vật. Độc giả có thể xem hình ảnh vô cùng hung bạo và độc ác của lò sát sinh này trên Youtube. Đối với những người Phật giáo thì sau khi xem cũng nên liên tưởng đến những miếng ăn ngon của mình...
Một cuốn phim vidéo được tiết lộ đã cho thấy các con ngựa còn sống bị xẻ thịt, các con bò chưa bị gây mê bị treo lủng lẳng bằng một chân, các con heo bị giết bằng hơi ngạt và đã hồi tỉnh trước khi bị đưa vào dây chuyền xẻ thịt... Phóng sự này đã được hiệp hội L.214 thực hiện nhằm tố cáo những phương pháp giết mổ thú vật trong các lò sát sinh. Vị thị trưởng của quận lỵ đã kịp thời phản ứng.

Các hình ảnh đưa ra khiến người ta phải buồn nôn. Sébastien Arsac người thay mặt cho hiệp hội L214 cảnh báo mọi người rằng: "Tôi chưa từng thấy những hình ảnh kinh hoàng đến thế". Hiệp hôi bảo vệ thú vật L.214 đã tìm cách gắn các máy quay phim bên trong lò sát sinh của quận Alès thuộc tỉnh Gard (miền nam nước Pháp). Trong suốt 10 ngày, hiệp hội này đã quay được tất cả 50 giờ phim vidéo, nêu lên những cảnh tượng không sao chịu đựng nổi. Hiệp hội liền phổ biến các hình ảnh vidéo này trên mạng và đã gây nhiều xúc động mạnh.



Các hình ảnh vidéo cho thấy một nhân viên của lò sát sinh cắt chân một con ngựa còn sống, và còn cho biết là lò sát sinh này thuộc quyền quản lý của chính quyền quận lỵ và hàng năm xẻ thịt 3.000 con ngựa, 20.000 con heo, 40.000 con cừu và 6.000 con bò nhằm cung cấp cho các tiệm thịt tại địa phương, các trường trung học đệ nhất và đệ nhị cấp (để làm cơm trưa cho học sinh), các bệnh viện và một đường dây phân phối thực phẩm sạch.

Ngườì ta còn thấy các con ngựa khác chưa được gây mê đúng mức và đã hồi tỉnh trước khi được đưa vào dây chuyền xẻ thịt. Nhiều con ngựa khác kháng cự lại không chịu chui vào lò gây mê, một số bị nhân viên dùng gậy để đập chết, một số khác bị đẩy vào các lò giết, đầu đập vào vách chuồng bằng sắt khi nhân viên dập cửa. Hiệp hội bảy tỏ sự bất nhẫn của mình như sau: "Các con ngựa cho thấy đã tỉnh lại trong khi đang bị treo lủng lẳng bằng một chân trên dây chuyền mổ xẻ và đang bị thọc huyết. Không thấy một nhân viên nào nghĩ đến việc gây mê trở lại các con vật có dấu hiệu đã tỉnh lại".


nguoiphattu.com_sat sinh00.jpg

Lò hơi ngạt


Cuốn phim cho thấy cảnh tượng thật tàn ác của các con heo trong hố hơi ngạt chứa thán khí CO2. Người thay mặt cho hiệp hội L.214 là Sébastien Arsac cho biết: "Cách xông hơi ngạt không đủ mạnh khiến các con heo không bị hôn mê trước khi chết", và ông còn cho biết thêm: "Dù phương pháp giết heo bằng hơi ngạt CO2 là hợp pháp, thế nhưng phương pháp này cũng dự trù là phải nhốt heo vào lò hơi ngạt ít nhất là 120 giây. Thế nhưng tại lò sát sinh này thì đôi khi chỉ giữ heo trong lò 30 giây". Một số heo đã tỉnh lại trong khi đang bị thọc huyết. Giáo sư thú y Moutlon, chuyên gia về luật pháp tại Tòa Án Hành Chánh và Kháng Cáo của hai thành phố Paris và Versailles có nêu lên trong phúc trình của ông như sau: "Trong 30 giây đầu tiên khi bị xông hơi ngạt thì heo phản ứng rất mãnh liệt và 85 giây sau đó thì dường như heo bắt đầu bị hôn mê. [...] Hình ảnh trong phim còn cho thấy là các con heo đã hồi tỉnh lại khi được đưa vào phòng thọc huyết, nhất là đối với các con heo cùng một lô và bị thọc huyết sau cùng.


nguoiphattu.com_sat sinh01.jpg



Dây chuyền xẻ thịt: các con vât còn đang giãy dụa


Các con bò cũng không tránh khỏi những cảnh ác độc đó. Hiệp hội L214 cho biết: "Các con bò không hoàn toàn bị hôn mê nhưng không hề được gây mê thêm lần thứ hai đúng theo luật pháp đã quy định. Chúng bị thọc huyết trong khi còn đứng trên mặt đất hoặc bị treo bằng một chân. Các con bò còn tỉnh bị thọc huyết bằng dao và giẫy chết thật lâu. Các con cừu thì bị nhốt vào các lồng sắt quay tròn và bị thọc huyết sống, trong cùng một gian phòng và trước mặt chúng là các con trừu khác đang bị xẻ thịt. Chúng được lôi ra khỏi lồng nhưng vẫn còn sống, nhiều con cố gắng đứng lên dù cổ họng đã bị cắt đứt".

Video giết hại động vật một cách dã man.






Hiệp hội L214 còn bày tỏ sự bất nhẫn của mình như sau: "Chỉ vì những sự khiếm khuyết trên đây mà hầu hết các con thú trong lò sát sinh này phải gánh chịu cảnh hấp hối kéo dài và một cái chết vô cùng hung bạo trước những đôi mắt vô tình của các nhân viên giết mổ. Họ không tuân thủ các thể lệ y tế sơ đẳng nhất và bất chấp sự khổ đau của thú vật. Do đó hiệp hội L214 đã yêu cầu "phải tức khắc rút giấy phép của lò sát sinh này, ít nhất là với tư cách tạm thời".



Trong khi đó thì hiệp hội làm thủ tục đưa lò sát sinh này ra Toà Án Tối Cao của quận Alès vì các hành vi độc ác đối với súc vật. Hiệp hội này còn đưa ra một bản thỉnh cầu trên trang mạng Change.org để làm hậu thuẫn cho đơn xin đóng cửa lò sát sinh.

Tòa thị sảnh của quận Alès phản ứng nhanh chóng và cho biết là sau khi các hình ảnh trên đây được phổ biến thì vị thị trưởng của quận lỵ là Max Roustan cho biết là mình "rất xúc động trước các hình ảnh đó và quyết định tạm đóng cửa ngay lò sát sinh này với lý do là để bảo quản, và đồng thời cho tổ chức một cuộc điều tra nội bộ về mặt hành chánh, liên quan đến sự kiện có thể là lò sát sinh đã không tôn trọng các tiêu chuẩn giết mổ súc vật". Vị thị trưởng cho biết thêm: "Nếu cuộc điều tra nội bộ xác nhận các lỗi lầm thật sự đã xảy ra thì sau đó sẽ quyết định về các biện pháp trừng phạt, có thể đưa đến việc đóng cửa vĩnh viễn lò sát sinh Alès".

Tòa báo Figaro có tiếp xúc với lò sát sinh này, thế nhưng chỉ nhận được một câu phát biểu cụt ngủn: "Chúng tôi không muốn bình phẩm gì cả về các cuốn vidéo đó".


Bures-Sur-Yvette, 15.10.15

Mathilde Golla

Hoang Phong chuyển ngữ

Nghệ An: khai mạc Hội nghị tập huấn cho Tăng, Ni, Phật tử trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: khai mạc Hội nghị tập huấn cho Tăng, Ni, Phật tử trên địa bàn tỉnh.

Đăng lúc: 23:01 - 16/10/2015

Sáng nay 16/10/2015, tại nhà hội trường nhà khách Nghệ An, số 4 Phan Đăng Lưu, Tp.Vinh, Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An khai mạc Hội nghị tập huấn chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về tôn giáo; hiến chương và các quy định của giáo hội cho Tăng, Ni, Phật tử trên địa bàn Thành phố Vinh năm 2015.


Về phía đại biểu tỉnh Nghệ An có ông Lê Xuân Đại, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Ông Lưu Công Vinh, Phó giám đốc sở nội vụ - Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh. TT.Thích Thọ Lạc, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An cùng Tăng,Ni trong BTS, các ông bà đại diện các ban ngành các cấp tham dự .

Tập huấn chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của giáo hội cho Tăng, Ni, và 800 Phật tử trên địa bàn Nghệ An, đợt này Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An tổ chức tập huấn từ ngày 16/10/2015 cho đến hết ngày 26/10/2015 tại bốn điểm trong tỉnh:
+ Điểm thứ nhất: từ ngày 16 và 17/10/2015 tại nhà khách Nghệ An,số 4 Phan Đăng Lưu,thành phố Vinh. (Bao gồm :Tp Vinh, Nghi Lộc, TX Cửa Lò)
+ Điểm thứ hai: từ ngày 19 và 20/10/2015 tại Khánh sạn Đại Dương,xã Diễn Thành,huyện Diễn Châu.
(Bao gồm các huyện : Diễn Châu ,TX Hoàng Mai)
+ Điểm thứ ba: từ ngày 23 và 24/10/2015 tại thị xã Thái Hòa.
(bao gồm: TX Thái Hòa, huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn,Tân Kỳ)
+ Điểm thứ hai: từ ngày 25 và 26/10/2015 tại nhà khách huyện ủy Đô Lương.
(Bao gồm các huyện :Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương)

Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 tôn giáo hợp pháp: Công giáo và Phật giáo, ngoài ra có một số tín đồ các tôn giáo khác, trong đó, có 46 ngôi chùa và 01 niệm Phật đường, số lượng chùa có sư trụ trì 24 chùa, với khoảng 30-45 ngàn phật tử, có một số cơ sở có nguồn gốc Phật giáo đang thực hiện các thủ tục để tiếp tục xin phục hồi.



ông Lê Xuân Đại, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu khai mạc hội nghị.
Thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, những năm qua cấp ủy chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An đã thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác tôn giáo, tạo điều kiện thuận lơi cho các tôn giáo hoạt động hợp pháp trên địa bàn.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Long, phó Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ đã phổ biến, trao đổi các nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm chính sách của Đảng ta về tôn giáo; Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo; Nghị định 92/2012/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lện Tín ngưỡng tôn giáo và một số văn bản liên quan hoạt động tôn giáo.Tình hình hoạt động Phật giáo;Công tác Quản lý Nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Đại diện BTS GHPG tỉnh Nghệ An,thầy Thích Định Tuệ giảng các chuyên đề “ Hiến chương sửa đổi lần V; Nội quy tăng sự Trung ương GHPG Việt Nam; Quy chế hoạt động BTS GHPG cấp tỉnh,cấp thành phố trực thuộc TW; Quy chế hoạt động và các văn bản quan trọng của BTS tỉnh hội.

Qua lớp tập huấn, các đại biểu nâng cao nhận thức về công tác tôn giáo nói chung và kỹ năng, nghiệp vụ trong quản lý Nhà nước đối với công tác tôn giáo Phật giáo nói riêng. Từ đó giải quyết tốt các vấn đề về tôn giáo, nêu cao tinh thần cảnh giác và lợi dụng tôn giáo với các hoạt động trái với luật pháp, gây mất ổn định an ninh chính trị ở địa phương.


Đại biểu tham dự hội nghị
Mục đích hội nghị sẽ giúp Tăng, Ni, Ban hộ tự, Phật tử trên địa bàn tỉnh hiểu đầy đủ về chính sách tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Trên cơ sở đó thực sự yên tâm, tin tưởng, nhất là chuyển biến về thái độ, trách nhiệm, tôn trọng chấp hành pháp luật, tôn trọng hợp tác với chính quyền trong công tác tôn giáo nhằm đảm bảo tốt nhất quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào có đạo và phát huy tích cực của các tôn giáo, đoàn kết với nhân dân xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, bình yên.
Vũ Thái Quảng.

Buông thì được, giữ là mất

Buông thì được, giữ là mất

Đăng lúc: 06:19 - 08/07/2015

Bài giảng của Hòa thượng Thích Trí Quảng tại Trường hạ chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương, ngày 15/06/2015)
Chúng ta sợ buông, mất, nên ráng giữ. Nhưng tôi khẳng định rằng buông thì được, giữ là mất. Trang tin phatgiao.org.vn trích đăng bài giảng của Hòa thượng Thích Trí Quảng tại Trường hạ chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương, ngày 15/06/2015)

Hôm nay, tôi rất vui khi thấy Phật giáo tỉnh nhà đã trải qua ba mươi mùa an cư, mà số lượng Tăng Ni an cư còn đông hơn và năm nay đạt đến đỉnh cao, có trên sáu trăm tăng, ni về an cư, đó là tín hiệu đáng mừng cho Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo tỉnh Bình Dương nói riêng.

Tôi nhớ lại vào năm 1960, tôi thọ Đại giới và phát nguyện trong mùa an cư, không đi ra khỏi chùa Ấn Quang để thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức. Năm 1963, với tư cách là giảng sư Hoằng pháp, tôi không an cư và tiếp tục vận động cho Phật giáo trong cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp Phật giáo của Chính phủ Ngô Đình Diệm.

Sau đó, có đủ duyên, tôi sang Nhật nghiên cứu cách tổ chức, quản lý của Phật giáo Nhật. Trở về nước, năm 1975, đất nước độc lập và thống nhất. Trong thời gian này, tôi vẫn tiếp tục an cư, không ra khỏi chùa.

Đến năm 1983, Phật giáo Việt Nam thống nhất cả nước, tôi được các vị Trưởng lão đề cử làm Trưởng ban Hoằng pháp trong Nhiệm kỳ đầu. Năm đó, tôi cũng theo thông lệ, không ra khỏi chùa để an cư. Hòa thượng Trí Thủ nói với tôi rằng trong mùa an cư, tăng, ni có điều kiện tập hợp một chỗ và có nhu cầu học Phật. Nếu thầy cấm túc an cư, rồi mãn mùa an cư, thầy hoằng pháp, giảng cho ai. Lời cảnh báo của ngài khiến tôi suy nghĩ, không cấm túc an cư thì trái luật Phật, nhưng cấm túc an cư thì không thể làm công tác Hoằng pháp được. Cuối cùng, nhớ lời Hòa thượng Thiện Hòa dạy rằng khi chúng ta đi Hoằng pháp là làm việc tăng sai, coi như chúng ta vẫn cấm túc an cư thì không phạm lỗi không an cư.

Vì vậy, tôi nhắc đại chúng nếu không được tăng sai làm việc, nên ở yên một chỗ để an cư. Vị nào do tăng sai làm phật sự, có thể xuất ngoại, nhưng nhớ rằng đi đến điểm tăng sai rồi về, nếu đi chỗ khác là phạm luật. Điều này quan trọng, nếu quý vị cố giữ, sống trong Chánh pháp Phật, thì Phật pháp hưng thạnh và bản thân ta cũng từng bước tạo được công đức và phát triển được giới, định, tuệ.


Đến năm 1999, tôi suy nghĩ trong khoảng thời gian gần hai mươi năm qua, tôi đã hoàn thành trách nhiệm Trưởng ban Hoằng pháp trải qua nhiều Nhiệm kỳ và tuổi cũng bắt đầu lớn, nên tôi muốn trao gánh nặng hoằng pháp cho người sau tiếp nối. Nhưng các vị Hòa thượng nói rằng lớn tuổi có thể ít đi, nhưng còn uy tín, có thể sử dụng uy tín để hộ trì Chánh pháp. Vì vậy, tôi tiếp tục làm hoằng pháp đến năm 2007, thì có nhu cầu mới là Phật giáo chúng ta chuẩn bị lễ Vesak ở Việt Nam.

Tôi được Giáo hội đề cử làm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế, giao việc hoằng pháp cho Hòa thượng Bảo Nghiêm ở miền Bắc. Từ đó, tôi hạn chế việc đi thăm các Trường hạ miền Bắc. Nhưng riêng đối với chùa Hội Khánh, mỗi năm một lần, đến mùa an cư, tôi đến thăm, vì nơi này ghi dấu kỷ niệm đẹp trong đời tôi. Thật vậy, ở ngôi tổ đình này, trước kia Hòa thượng Từ Văn xuất thân từ tổ đình Huê Nghiêm và sau này, Hòa thượng Trí Tấn cũng xuất thân từ Huê Nghiêm. Vì vậy, trong truyền thống tông môn, nơi đây có mối liên hệ mật thiết với tôi, nên dù tôi không làm công tác hoằng pháp, nhưng các thầy tỉnh nhà xuống thỉnh tôi về đây thuyết giảng, tôi nghĩ không thể không đi.

Tôi muốn nói với quý vị nên nhận thấy điều này trong việc tu hành của chúng ta. Điều này là gì. Kinh Pháp hoa ghi rằng khi ánh quang của Phật Thích Ca chiếu đến Bồ-tát Diệu Âm, Bồ-tát liền thưa với đức Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí ở phương Đông rằng ngài phải qua Ta-bà. Tôi suy nghĩ tại sao Phật khác mời, Diệu Âm không đi, nhưng Đức Thích Ca mời thì phải đi. Chúng ta cần tìm nghĩa lý sâu xa đó để sống.

Tôi nhận ra điều thứ nhất là thế giới Ta-bà đầy rẫy ác nghiệp, gọi là ngũ trược ác thế. Vì vậy, Đức cổ Phật chỉ cho chúng ta thấy thế giới này an lành, thế giới kia an lành, thế giới nọ hoàn toàn an vui, nhưng riêng thế giới Ta-bà toàn là khổ với khổ. Vì vậy, tất cả các người tu khác, các vị Bồ-tát khác đều có nguyện sanh về thế giới an lành. Thật vậy, trong kinh Pháp hoa cũng nói các Bồ-tát nguyện sanh thế giới an lành, sanh ở chỗ có Phật, chỗ khác khổ và không có Phật thì không tới, vì ai cũng sợ khổ.

Trong lúc đó, Đức Thích Ca hành Bồ-tát đạo chọn con đường khác, chỗ nào có khổ, Ngài tới. Vì ở Ta-bà không có Bồ-tát nào tới, nhưng Đức Thích Ca thấy chúng sanh Ta-bà thật đáng thương, không ai dìu dắt họ ra khỏi sinh tử. Cho nên Đức Thích Ca nguyện dấn thân vào thế giới Ta-bà để cứu độ chúng sanh cho đến khi Ngài thành Vô thượng Đẳng giác. Vì vậy, trong kinh Di Đà nói mười phương Phật gia hộ cho Đức Phật Thích Ca, vì Ngài làm việc khó làm, không ai làm, nhưng Ngài làm và làm được. Nghĩa là ở Ta-bà, Đức Thích Ca thành tựu quả vị Vô thượng Bồ-đề và Ngài khai phương tiện, dìu dắt chúng sanh ra khỏi Nhà lửa tam giới. Đó là việc khó làm mà Đức Phật Thích Ca đã thành tựu viên mãn, còn những việc dễ, để người khác làm.

Một con người có năng lực siêu tuyệt như Đức Thích Ca mời thì chắc chắn ai cũng đi, đó là bài học lớn cho chúng ta noi theo.

Học Phật, tăng ni nên phát đại tâm, tu đại hạnh, làm những việc khó làm, tôi nghĩ các Hòa thượng lớn đều thương mến. Riêng tôi, nhiều người mời, tôi không đi, nhưng Hòa thượng Trí Tấn ở tỉnh này mời, tôi đi. Nhớ lại vào những năm thống nhất Phật giáo là thời kỳ hoằng pháp còn rất khó khăn, không dễ như ngày nay, vì tỉnh Bình Dương lúc đó là tỉnh nghèo khổ và khó khăn nhất, cho nên, việc tu hành phải gác sang một bên. Nhưng Hòa thượng Trí Tấn đứng ra gánh vác phật sự tỉnh này, nên tôi phải ủng hộ, hợp tác với ngài.

Diệu Âm nguyện đến Ta-bà. Học hạnh của ngài, chỗ nào khó khăn có nhu cầu, chúng ta sẵn lòng tới. Học hạnh của Đức Phật Thích Ca, làm việc khó làm, chúng ta nguyện sẵn lòng dấn thân, dù gian lao, khó nhọc cũng không từ chối.

Ngày nay, tỉnh Bình Dương đã tập hợp được hơn sáu trăm tăng ni an cư, nếu tôi không tới đây cũng không sao, vì đã có nhiều người đến. Chúng ta phải phát tâm tu đại hạnh là đồng nguyện với Phật Thích Ca, chắc chắn chúng ta làm được.

Khi Đức Phật Thích Ca mời Bồ-tát Diệu Âm, Ngài phóng hai luồng hào quang từ vô kiến đảnh tướng và bạch hào tướng. Tướng bạch hào ở giữa hai chân mày là trí tướng. Do công đức tu hành trải vô số kiếp, Phật thành tựu tướng trí tuệ này. Ánh sáng trí tuệ chiếu thấu muôn sự muôn vật, nên Phật thấy đúng như thật. Ngài biết rõ chúng sanh nghĩ gì, có khả năng gì, nghiệp gì mà tạo thành con người đau khổ hay an vui trên thế gian. Vì vậy, khi nói kinh Pháp hoa, Ngài sử dụng trí tướng hay sự hiểu biết rọi xuống tứ sanh lục đạo mười phương, chứng tỏ những gì Ngài nói là chân thật.

Ngoài ra, vô kiến đảnh tướng nằm ở đỉnh đầu Phật phóng hào quang màu vàng. Vô kiến đảnh tướng tiêu biểu cho đức tướng hay tướng đại nhân. Phật được tôn xưng là bậc đại nhân, vì Ngài cảm hóa người bằng đức hạnh, bằng tình thương bao la, bằng lòng kính trọng bình đẳng.

Trí tướng, nói cho dễ hiểu là người học giỏi, nghe nhiều. Đức tướng tiêu biểu cho người đức hạnh. Người giỏi, người giàu không phải lúc nào cũng được người khác quý mến. Nhưng người khiêm tốn, kính trọng người khác, luôn được nhiều người quý trọng. Học hạnh của Phật Thích Ca, chúng ta nên sống khiêm cung, hiền lành, tôn trọng mọi người, chắc chắn người sẽ đến với chúng ta dễ dàng hơn.

Để điều động Diệu Âm Bồ-tát, Phật sử dụng cả trí tướng và đức tướng. Nghĩa là với tài năng siêu việt, Phật hiểu rõ quá trình hành đạo và khả năng của Bồ-tát Diệu Âm, cũng như đức hạnh toàn thiện của Phật đã thúc đẩy Diệu Âm tự nhiên phải đến với Phật.

Quý vị muốn làm phật sự quan trọng, tuy không có đức tướng như Phật Thích Ca, nhưng mình có tâm quý trọng người, thì người cũng sẽ tới.

Tôi nhớ Hòa thượng Trí Tịnh ít đi, nhưng nghe Hòa thượng Huê Nghiêm tịch, ngài cũng chống gậy đi tới hộ niệm. Hòa thượng Huê Nghiêm không học nhiều, nhưng ngài chuyên tu, là người có đức hạnh.

Học Phật, chúng ta phải trau dồi đức hạnh để giống Phật Thích Ca, thì mười phương Phật sẽ hộ niệm, phật sự dù khó khăn, chúng ta cũng thành công.

Xưa kia, Hòa thượng Trí Tấn gánh vác phật sự tỉnh Bình Dương vào thời kỳ khó khăn nhất, nhưng Giáo hội ở tỉnh nhà chúng ta đã thành lập được sớm nhất. Kế đến là Hòa thượng Minh Thiện cũng không học giỏi, nhưng có đức hạnh. Tôi nhớ có lần Hòa thượng Minh Thiện tới Trường Cao cấp gặp tôi, với tấm lòng thành khẩn, quỳ xuống lạy tôi và nói rằng con thỉnh thầy về Bình Dương thuyết pháp. Tôi không thể từ chối.

Đức hạnh rất quan trọng. Chúng ta học giỏi, nhưng thiếu đức hạnh, khó được người hợp tác. Có đức hạnh, người sẽ cảm thông và hết lòng với mình, thì thành công dễ dàng.

Sau đó, thầy Thiện Duyên cũng là đệ tử của Hòa thượng Trí Tấn, học lớp hoằng pháp đầu tiên, đến thưa, khiến tôi vô cùng cảm động, rằng con nguyện về Bù Đăng, Bù Đốp là vùng vô cùng khó khăn. Chính tâm hồn như thế, đạo đức như thế làm cho người dễ chấp nhận, dễ hợp tác.

Có lẽ tỉnh Bình Dương từng thế hệ kế tiếp học được hạnh đức của các vị đi trước, làm cho người dễ hợp tác và duy trì được hoạt động phật sự tỉnh nhà. Được như vậy, tôi tin phật sự tỉnh Bình Dương không thua kém các tỉnh khác.

Ngoài ra, lần này tôi mang theo một bộ sách là Hai mươi mùa an cư, tức hai mươi năm tôi đi hoằng pháp trong mùa mưa và tập hợp tất cả những bài giảng khi thăm viếng các trường hạ từ Nam đến Bắc, từ Cà Mau đến Móng Cái. Bộ sách này được in ra, vì có một số thầy thưa rằng Hòa thượng không đi giảng nữa, nhưng cho phép tập hợp những bài thuyết giảng để người sau tham khảo, làm tài liệu cho sự nghiệp hoằng pháp.

Lần này, tôi lên đây, đem theo 50 bộ sách Hai mươi mùa an cư để tặng trường hạ. Tôi nhớ trường hạ này có khoảng năm mươi hành giả, nhưng hôm nay, số tăng ni an cư đông quá, trên 600 vị. Vì vậy, nếu quý vị có nhu cầu tham khảo, lập danh sách, tôi sẽ cung cấp đầy đủ để quý vị làm hành trang hoằng pháp trong mùa mưa.

Tôi làm Trưởng ban Hoằng pháp 26 năm, nhưng trừ những năm đầu, vì điều kiện chưa cho phép, không đi hoằng pháp được. Vì vậy, còn 20 năm hoằng pháp khắp mọi miền đất nước. Những bài pháp được tập hợp lại trong bộ sách này giúp quý vị có tư lương hoằng pháp, nhất là những vị chịu cực đi hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa. Và đó cũng là nguyện của Bồ-tát Diệu Âm vào Ta-bà, cũng đồng nguyện với Phật Thích Ca hành Bồ-tát đạo ở Ta-bà, thành tựu quả vị Vô thượng Đẳng giác.

Sau đây, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm tu hành. Từ trước cho đến nay, nhiều người an cư thường dành cho việc học nhiều, nhưng riêng tôi, dành thì giờ tu để được sở đắc nào đó trên bước đường lập hạnh theo Phật. Vì đối với tôi, học nhiều cũng tốt, nhưng thực tập được lời Phật dạy, được kết quả tốt hơn và cũng là mục tiêu của người tu.

Tăng, ni ngày nay đa số có học vị. Ở thời tôi, tìm được một sư có bằng tú tài cũng khó, nhưng nay, tìm sư có tiến sĩ không khó. Học viện Phật giáo chúng ta có trên một trăm tu sĩ có bằng tiến sĩ. Phải nói tìm người có học vị dễ, tìm người tu có kết quả tốt thật khó. Học Phật pháp và ứng dụng vào việc tu hành có kết quả thì cần hơn.

Tu có kết quả là sao. Việc thứ nhất, trong mùa an cư, chư Tăng cố gắng thực tập bài học đầu tiên mà Phật dạy là buông bỏ. Ngay như gánh nặng hoằng pháp, trong mùa an cư, tôi cũng dừng lại, buông xuống. Tất cả chúng ta có thể buông xuống và dừng lại, để tâm chúng ta được lắng yên.

Thật vậy, Phật dạy năm thầy Tỳ-kheo ở Lộc Uyển rằng các ông ở yên tu, không đi khất thực. Phật khất thực cho ăn. Các ông tập buông bỏ tất cả mọi việc, không nghĩ gì, vì các ông tu lâu, có mắt nhìn và suy nghĩ đủ thứ chuyện này chuyện kia, làm sao đắc đạo, giải thoát. Thấy nhiều, nghĩ nhiều, dẫn đến khen chê người, chẳng được lợi ích chút nào.

Phật dạy năm Tỳ-kheo quán Không, nghĩa là không nắm bắt được bất cứ cái gì, cái gì cũng rời khỏi tầm tay của chúng ta. Vì vậy, trong tay chúng ta không giữ, trong tâm chúng ta cũng không nắm giữ. Pháp này nghe đơn giản, nhưng thực hành được cũng khó.

Thật vậy, thử hỏi trong mùa an cư, một số nội thiền ở yên, tay buông, nhưng tâm thực sự buông chưa. Đang an cư ở đây, nhưng tâm nghĩ không biết chùa mình, bổn đạo mình bây giờ ra sao, không biết trở về, chùa còn hay mất. Tâm không buông, vì chúng ta sợ buông, mất, nên ráng giữ. Nhưng tôi khẳng định rằng buông thì được, giữ là mất.

Có người nói năm 1975, đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, Phật giáo sẽ bị hạn chế cho đến không tồn tại. Họ bỏ ra nước người để tu, vì ở đây không được tu. Sau mấy chục năm, họ trở về, gặp lại tôi, nói rằng tưởng ở đây không tu được, nhưng thấy các thầy làm việc nhiều hơn xưa, phát triển được sinh hoạt tu học.

Phật dạy chúng ta buông bỏ trước, phải thực hiện cho được ba pháp: Không, vô tác và vô nguyện. Trong thời gian an cư, để lòng trống không, không nghĩ gì là vô tác, tức tác ý không có, khởi ý không có; vô nguyện là ham muốn không có. Để lòng yên tĩnh, sẽ nhận được hạnh phúc tràn dâng trong cuộc sống, đó là bài học ban đầu mà tôi áp dụng năm 1960.

Khi tâm đứng yên, tôi có cảm giác kỳ diệu là mình không mong muốn, không có nhu cầu, tâm hồn mình thật thanh thản. Tâm hồn thanh thản là vô tác, vô nguyện, không tác ý, thì sức khỏe của mình lại tốt hơn, dù ăn ít hơn.

Thực tập được pháp này, tôi khám phá ra nhu cầu vật chất không nhiều như tham cầu của con người. Ba tháng an cư, chúng ta không giữ tiền, không làm, nhưng vẫn sống bình thường, hay sống tốt hơn. Đó là kinh nghiệm mà tôi muốn chia sẻ. Ăn ít, nhưng khỏe mạnh hơn và đầu óc sáng suốt hơn. Từ đó, tôi nhận thấy trong cuộc sống, hay trong kinh nghiệm tu hành, một ngày chúng ta ăn một chén cơm, cơ thể không đòi hỏi nhiều. Ngày nay, khoa học cho chúng ta biết ăn nhiều dễ sinh bệnh. Ăn nhiều, thừa chất béo, chất đạm khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, đau nhức.

An cư, ăn một bữa, không bị thấp khớp, đó là sự thật trên bước đường tu. Thật vậy, tự nhiên mới một tháng đầu an cư, bệnh thấp khớp biến mất, vì nhờ ít ăn, nên không bệnh nữa. Thứ hai là mình ăn ít, nhưng gia công lễ sám, tụng niệm nhiều, là cơ thể mình vận động nhiều, nên các chất độc trong cơ thể theo mồ hôi thoát ra, không cần uống thuốc giải độc.

Có thầy nói chưa vô hạ, bị ngứa ngáy, khó chịu, nhưng vô hạ, hết bệnh này. Nếu nghĩ đơn giản là nhờ lạy Phật mà chuyển nghiệp cũng được. Khi tôi ở Nhật, thấy người ta ứng dụng chữa bệnh này bằng cách trời nóng, tắm xong thì xông hơi cho thoát chất độc ra.

Trời nóng, đắp y lạy Phật, ướt áo, thải được chất độc, trở thành khỏe. Ăn ít đạm, lại vận động, nên thấy nhẹ nhàng, khinh an, là tu một tháng, tâm giải thoát và tướng giải thoát hiện ra. Không còn ý thức nhu cầu, nên người thấy mình, họ không lo sợ. Còn lúc các thầy xây chùa, trong lòng nghĩ đến tiền, nên người thấy mình, họ sợ mình mượn tiền, xin tiền. Đó là kinh nghiệm mà tôi có được, khi mình không có nhu cầu, người không e ngại mình, nên mình được giải thoát. Còn lo lắng, tính toán, buồn phiền thì sẽ hiện ra tướng này.

Vị Hòa thượng kế bên vừa hỏi tôi Việt Nam Quốc Tự xây dựng tới đâu rồi. Tôi trả lời không lo, các phật sự tùy duyên mà thành. Chúng ta quán sát nhân duyên, theo đó làm đạo, được giải thoát. Các duyên sanh, việc sanh, các duyên diệt, việc tự diệt; không phải mình muốn mà được. Buông bỏ hết, không ham muốn gì hết. Các thầy hỏi làm sao xin được Việt Nam Quốc Tự. Tôi nói không xin, nhưng duyên tới thì được.

Điều quan trọng Phật dạy để tâm hồn thật yên tĩnh để chúng ta thấy duyên sanh, duyên diệt. Và Phật dạy rằng người nào thấy nhân duyên sanh diệt là thấy pháp, hay thấy chân lý. Tu hành hơn nhau ở điểm này. Khi nhân duyên sanh, ta biết ngày tháng nào đó, người nào sẽ đem giao Việt Nam Quốc Tự. Duyên chưa tới, xin cũng không được.

Đọc lịch sử ghi rằng có nhà sư Ấn Độ thấy có chùa Nam Hoa, nhưng ngài nhìn xa hơn, thấy phải năm trăm năm sau, mới có vị cao tăng đến đây xây chùa. Quả thật, năm trăm năm sau, Tổ Huệ Năng xây chùa Nam Hoa và mở đạo tràng tu Thiền, tạo thành sức sống mãnh liệt của Thiền, phát triển mạnh qua đến Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản. Thấy duyên rõ ràng là như vậy.

Giống như các Hòa thượng trước không làm được chùa này. Phải đợi đến Thượng tọa Huệ Thông làm Trưởng BTS, mới xây dựng được chùa Hội Khánh. Còn Hòa thượng Trí Tấn chỉ kiết giới, ở giảng đường bên kia.

Đối với việc lớn hơn nữa là hiện thân làm giáo chủ cõi Ta-bà này để hóa độ chúng sanh, Phật Thích Ca nói phải chờ Đức Phật Di Lặc ra đời mới làm được. Ca Diếp ngộ ý chỉ này, nên Phật truyền y bát cho ngài và ngài vào núi Kê Túc nhập định, chờ Phật Di Lặc ra đời mới đem trao y bát.

Các vị cao tăng hành đạo, tâm yên tĩnh, quán sát nhân duyên mà hành đạo. Không mong cầu, không ham muốn, cái gì tới sẽ tới. Việc của Di Lặc phải để Di Lặc làm. Thể hiện ý này, Phật nói rằng trái non không hái, vì ăn không được. Ở Nam Hoa thì phải chờ năm trăm năm sau có Lục Tổ đến, mới làm được. Tham vọng mà tới, coi chừng mang họa.

Mùa an cư, các thầy lắng lòng yên tĩnh, thành tựu cho được ba pháp Không, vô tác, vô nguyện. Tâm trí chúng ta lắng yên, thấy nhân duyên từ quá khứ cho đến hiện tại và vị lai, thấy điều gì đáng làm, chúng ta làm, chắc chắn đạt kết quả tốt đẹp.

Trong mùa hạ, tôi mong chư Tăng giữ tâm trí lắng yên, từng bước vào Thiền định, thế giới chân thật của Phật, Bồ-tát mở ra cho chúng ta và từ đây tu hành, mới nói được Chánh pháp Như Lai. Cầu mong chư hành giả an cư khám phá được yếu chỉ Phật nói để truyền bá Chánh pháp làm lợi lạc cho chúng hữu tình.

HT.Thích Trí Quảng

Nghị quyết Hội nghị công tác Tăng sự toàn quốc 2015

Nghị quyết Hội nghị công tác Tăng sự toàn quốc 2015

Đăng lúc: 17:51 - 03/07/2015

Hội nghị công tác Tăng sự toàn quốc 2015 diễn ra từ ngày 26, 27-6-2015, được tổ chức tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình dưới sự chứng minh của Trưởng lão HT.Thích Thanh Dũng, Phó Thư ký Ban Thường trực HĐCM T.Ư GHPGVN, cùng chư tôn đức Ban Thường trực HĐCM: HT.Thích Thanh Đàm, HT.Thích Giác Tường, HT.Thích Thanh Dục và HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS T.Ư GHPGVN.
Hội nghị đặt dưới sự chủ tọa của HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Tăng sự T.Ư; HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Tăng sự T.Ư, cùng quý Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS.
Tại phiên khai mạc, hội nghị được vinh dự đón tiếp PGS.TS Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Lam, Phó trưởng ban Dân vận T.Ư; Thiếu tướng Hoàng Cao Tánh, Cục trưởng A88-Bộ Công an; ông Đinh Văn Điến, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đến dự, tặng hoa chúc mừng và phát biểu tại hội nghị.
hn tang su.JPG
Hội nghị Tăng sự toàn quốc năm 2015 - phiên bế mạc, chiều 27-6
Sau 2 ngày làm việc, hội nghị được nghe báo cáo tổng hợp công tác Tăng sự hiện nay của Ban Thư ký, các báo cáo tham luận của Ban Tăng sự các tỉnh, thành phố và các đại biểu tham dự hội nghị. Hội nghị đã thảo luận và nhất trí quyết nghị:
1. Hội nghị nhất trí với bản báo cáo tổng hợp công tác Tăng sự do Ban Thư ký trình bày, ghi nhận các đề xuất trong các báo cáo, tiếp thu các ý kiến phát biểu và ý kiến chỉ đạo của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN tại hội nghị.
2. Nhất trí nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động trong công tác phối hợp điều hành giữa Ban Tăng sự T.Ư với Ban Tăng sự các địa phương, với Ban Pháp chế T.Ư, Ban Kiểm soát T.Ư, Ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư, Ban Văn hóa T.Ư, các Ban chuyên môn của HĐTS và Sơn môn, Hệ phái trong lĩnh vực Tăng sự. Có thông tư hướng dẫn chi tiết để thể chế hóa việc thực hiện các quy định quản lý Tăng sự theo đúng Nội quy Ban Tăng sự T.Ư nhiệm kỳ VII (2012-2017).
3. Ban Tăng sự T.Ư thành lập Hội đồng biên soạn xây dựng một mẫu tiêu chuẩn thống nhất về tổ chức Giới đàn dựa trên cơ sở giới luật, Nội quy Ban Tăng sự T.Ư và phù hợp với truyền thống hệ phái, văn hóa Phật giáo của khu vực để làm tiêu chuẩn bắt buộc y cứ thực hiện.
4. Ban Tăng sự T.Ư thể chế hóa việc an cư, xuất gia, thọ giới, nghiệp sư, y chỉ sư, quản lý tự viện bằng một thông tư hướng dẫn chi tiết có cân nhắc yếu tố đặc thù của từng khu vực, hệ phái.
5. Ban Tăng sự các địa phương xây dựng bộ quy chuẩn đối với việc bổ nhiệm trụ trì dựa trên Nội quy Ban Tăng sự T.Ư và tình hình thực tế địa phương, đệ trình Ban Tăng sự T.Ư xem xét trình Ban Thường trực HĐTS phê chuẩn và phổ biến thực hiện.
6. Thống nhất việc tấn phong Giáo phẩm căn cứ vào hạ lạp theo đúng quy định của Hiến chương GHPGVN và Nội quy Ban Tăng sự T.Ư. Ban Tăng sự T.Ư sẽ xây dựng tiêu chuẩn được xét đặc cách tấn phong (đối tượng được đặc cách, thành tích đóng góp cho Giáo hội và đất nước; khung giới hạn hạ lạp được xét đặc cách tấn phong…).
7. Ban Tăng sự T.Ư xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện thiết lập phần mềm quản lý và cấp đổi Giấy chứng nhận Tăng Ni, Chứng điệp thọ giới, An cư kiết hạ mới (thiết lập phần mềm, mẫu Giấy chứng nhận Tăng Ni, Chứng điệp thọ giới, An cư kiết hạ, lộ trình thời gian thực hiện) và kế hoạch tổ chức tổng thống kê Tăng Ni, tự viện toàn quốc đệ trình Ban Thường trực HĐTS trong phiên họp gần nhất.
8. Ban Tăng sự T.Ư sẽ ban hành văn bản quy định để chấn chỉnh tệ nạn khất thực phi pháp, nạn giả danh hình thức tu sĩ Phật giáo.
9. Ban Tăng sự T.Ư sẽ tiếp tục làm việc với Ban Tăng sự, Ban Trị sự các tỉnh, thành phố để triển khai và thực hiện triệt để nghị quyết của Hội nghị Tăng sự này.
Hội nghị kết thúc vào hồi 16g30 ngày 27-6-2015 trong tinh thần hoan hỷ và quyết tâm cao.
CHỦ TỌA
(đã ký)
HT.THÍCH THIỆN PHÁP

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 17
  • Hôm nay 3,846
  • Tháng hiện tại 40,301
  • Tổng lượt truy cập 23,446,550