Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Chén trà chánh niệm

Chén trà chánh niệm

Đăng lúc: 19:14 - 09/12/2017

“Hãy ở đây và ngay bây giờ, và tận hưởng giây phút hiện tại chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta”. Hãy để cho hương thơm của trà lấp đầy khoảng không trong tâm của bạn cho đến khi không còn chỗ cho những suy nghĩ. Hãy để cho “cái tâm hay suy nghĩ” trở thành “cái tâm thưởng trà”.

Đức Pháp chủ gửi thư chúc Tết Đinh Dậu 2017

Đức Pháp chủ gửi thư chúc Tết Đinh Dậu 2017

Đăng lúc: 09:54 - 28/01/2017

THƯ CHÚC TẾT ĐINH DẬU
CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
GỬI TĂNG NI, PHẬT TỬ VIỆT NAM Ở TRONG NƯỚC VÀ Ở NƯỚC NGOÀI

ducphapchu.jpg
Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ

Nam-mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gửi: Các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam; chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Chào đón xuân mới Tết cổ truyền Đinh Dậu - 2017, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài. Kính chúc quý vị một năm mới tràn ngập niềm hoan hỷ vô biên và thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!

Xuân mới nở muôn sắc hoa thơm ngát là nhờ công bồi đắp của thời gian đã qua. Những nỗ lực của Tăng Ni, Phật tử và các cấp Giáo hội trong năm Bính Thân đã tạo ra tiền đề vững chắc cho thành công Phật sự của năm mới sắp tới. Sự trưởng thành của các cấp Giáo hội, những đóng góp to lớn của Tăng Ni, Phật tử xây dựng ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những bài học kinh nghiệm đã được tổng kết tại Đại lễ Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa qua là bài học minh chứng cho hướng đi đúng đắn hợp với thời đại của Phật giáo Việt Nam với phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội trên tinh thần đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.

Xuân này hơn hẳn xuân qua, tôi rất vui mừng khi nhận thấy kết quả thực hiện cải cách hành chính Giáo hội, hầu hết các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trong cả nước đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo nhiệm kỳ 2016-2021. Đó chính là cơ sở vững chắc để chúng ta thực hiện thành công Đại hội đại biểu Phật giáo các tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2017-2022 trong năm 2017 tiến tới tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII, 2017-2022 sẽ được tổ chức vào tháng 11-2017 tại thủ đô Hà Nội. Và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong năm mới Đinh Dậu - 2017 mà Tăng Ni, Phật tử và các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phấn đấu thực hiện thành công rực rỡ. Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII sẽ là đại hội tập trung trí tuệ tập thể của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài để phát huy và làm tỏa sáng tinh hoa hàng ngàn năm Phật giáo Việt Nam nhập thế phục vụ chúng sinh, đồng hành cùng dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.

Nhân dịp năm mới xuân Đinh Dậu, thay mặt chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội, tôi bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các hoạt động Phật sự của Tăng Ni, Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tôi cũng gửi lời kính chúc năm mới sức khỏe, an khang thịnh vượng tới các quý vị lãnh đạo và gia đình, cùng toàn thể đồng bào nhân dân đón xuân Đinh Dậu tiếp tục đổi mới sâu rộng trong đời sống xã hội và đại thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh!

Nam-mô Hoan hỷ tạng Bồ-tát Ma-ha-tát!

ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(Đã ấn ký)

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Tiến trình vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam

Tiến trình vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam

Đăng lúc: 20:40 - 23/09/2016

Sau ngày 30-4-1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, giang san quy về một mối. Trong bối cảnh như vậy, đó là điều kiện thuận lợi cho Phật giáo VN tiến hành công cuộc thống nhất trên cả nước, quy tập các tổ chức hệ phái về “Ngôi nhà chung” của Giáo hội nhằm phát huy sức mạnh hoằng pháp độ sinh.

Hồ sơ tư liệu này là tập hợp có hệ thống các tài liệu và sưu khảo từ những ngày đầu tiên công cuộc thống nhất Phật giáo diễn ra. Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu đến chư Tăng Ni, quý độc giả.

image1.JPG
Chư tôn giáo phẩm các thành viên Ban Vận động tại chùa Quán Sứ,
tham dự Hội nghị kỳ 2, ngày 18-1-1981 - Ảnh Tư liệu của Báo Giác Ngộ
Cuộc họp mặt lịch sử

Trong hai ngày 12 và 13-2-1980, chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo các tổ chức hệ phái Phật giáo trong cả nước đã có cuộc gặp gỡ tại TP.HCM. Hiện diện trong cuộc gặp lịch sử này có các vị cao tăng như: HT.Thích Đức Nhuận, Quyền Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất VN; HT.Thích Đôn Hậu, Chánh Thư ký Viện Tăng thống GHPGVN Thống nhất; HT.Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVN Thống nhất; HT.Thích Minh Nguyệt, Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM; HT.Thích Thế Long, Phó Hội trưởng kiêm Tổng Thư ký Hội Phật giáo Thống nhất VN; HT.Thích Giác Tánh, HT.Thích Trí Nghiêm, Thành viên Hội đồng Giáo phẩm T.Ư GHPGVN Thống nhất; HT.Thích Thiện Hào, Phó Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM; HT.Thích Trí Tịnh, Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVN Thống nhất; HT.Thích Bửu Ý, Viện trưởng Viện Hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền VN; HT.Thích Giới Nghiêm, Tăng thống Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy VN; TT.Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh; TT.Thích Từ Hạnh, Tổng Thư ký Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM; TT.Thích Thanh Tứ, Chánh Văn phòng T.Ư Hội Phật giáo Thống nhất VN; TT.Thích Giác Toàn, Thường trực Trung ương Giáo hội Tăng-già Khất sĩ VN; NS.Huỳnh Liên, Ni trưởng Ni giới Khất sĩ VN; Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện, CS.Võ Đình Cường và CS.Tống Hồ Cầm.

Sáng ngày 12-2-1980, trước lúc khai mạc phiên họp, các ông Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng; Trần Bạch Đằng, Phó Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương và Phạm Quang Hiệu, Ban Tôn giáo Chính phủ đến thăm và nói chuyện. Trong cuộc trao đổi, ông Nguyễn Văn Linh nói rằng đây là buổi gặp mặt đầu tiên của Trung ương Đảng Cộng sản VN với giới lãnh đạo Phật giáo VN, và ông tỏ ý tiếc cuộc gặp gỡ không được diễn ra sớm hơn, bởi vì tình hình đất nước sau ngày giải phóng gặp nhiều vấn đề cấp bách phải giải quyết.

Ông Nguyễn Văn Linh đã dành phần lớn thời gian để trình bày về quan điểm của Đảng Cộng sản VN đối với Phật giáo và nói về nhiệm vụ của Phật giáo đối với dân tộc. Ông nói rằng người cộng sản VN, người đầu tiên là Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì lòng yêu nước, vì mục đích giải phóng dân tộc đã tìm ra con đường cộng sản chủ nghĩa. Người cộng sản VN quan niệm đạo Phật cũng là con đường cứu khổ cứu nạn dân tộc. Tuy đường lối và phương tiện có khác, nhưng vẫn có mục đích chung là mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân VN. Đạo Phật hiện diện trên đất nước ta gần 2.000 năm, lớn lên trong lòng dân tộc, gắn bó với sự tồn vong của dân tộc.

Người cộng sản VN xem đạo Phật là một tôn giáo của dân tộc, và trong khi đấu tranh cho hạnh phúc của dân tộc, người cộng sản VN xem người Phật tử VN như là những người bạn đường, đồng chí trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Phát biểu về nhiệm vụ của người Phật giáo đối với dân tộc, ông nói: “Lịch sử giao phó cho Đảng Cộng sản VN lãnh đạo dân tộc, với sứ mạng đó, chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng các vị lãnh đạo Phật giáo VN và đồng bào Phật tử sẽ phát huy truyền thống yêu nước của mình, tiếp tục đi theo con đường cách mạng, để góp phần vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”.

HT.Thích Trí Thủ thay mặt toàn thể các vị trong buổi họp mặt phát biểu cảm ơn, bày tỏ niềm xúc động trước quan điểm và thái độ chân thành của các vị đại diện Đảng và Nhà nước, Hòa thượng nói: “Đạo Phật và dân tộc gắn liền nhau trong lịch sử. Từ khi du nhập đến nay, đạo Phật xem dân tộc VN là quê hương. Tôi rất xúc động trước những lời phát biểu các vị đại diện Đảng và Chính phủ, và hy vọng những điều đó sẽ được thực hiện tốt đẹp”.

Về vấn đề thống nhất Phật giáo, Hòa thượng khẳng định: “Hôm nay nước nhà đã độc lập thống nhất, Phật giáo không có lý do gì lại duy trì sự phân hóa về mặt tổ chức và sự chia cắt Bắc Nam”.

HT.Thích Đôn Hậu phát biểu: “Thực hiện đại đoàn kết là việc cần thiết đối với Phật giáo cũng như đối với dân tộc. Nguyện vọng của tôi trước sau như một là cần thực hiện thống nhất Phật giáo”.

Trước nguyện vọng thống nhất Phật giáo, ông Trần Bạch Đằng đã phát biểu quan điểm của Đảng và Nhà nước, ông nói: “Việc thống nhất Phật giáo nên hay không nên trong lúc này, và cần phải thống nhất như thế nào, quý vị hoàn toàn tự định đoạt lấy. Đảng và Nhà nước sẵn sàng quan tâm giúp đỡ khi được yêu cầu”.

Tại phiên họp buổi chiều, hoàn toàn có tính cách nội bộ Phật giáo. Toàn thể buổi họp đồng tâm suy cử Đại lão HT.Thích Đức Nhuận và HT.Thích Đôn Hậu, chứng minh buổi họp; HT.Thích Trí Thủ và HT.Thích Minh Nguyệt chủ tọa điều hành buổi họp. TT.Thích Minh Châu, TT.Thích Từ Hạnh và TT.Thích Thanh Tứ làm Thư ký.

Buổi họp mặt đã quyết định thành lập “Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam” (gọi tắt là Ban Vận động) có nhiệm vụ vận động nghiên cứu thực hiện công cuộc thống nhất Phật giáo nước nhà. Ban Vận động là tiêu biểu cho tiếng nói chung của Phật giáo VN. Thành phần Ban Vận động bao gồm các giáo phẩm lãnh đạo các tổ chức, hệ phái Phật giáo và nhân sĩ Phật giáo hiện diện trong buổi họp mặt này, sẽ tiếp tục mời bổ sung vào.

Ban Vận động sẽ chính thức ra mắt tại thủ đô Hà Nội, TP.HCM và cố đô Huế.

Cả ngày 13-2-1980, các vị tham gia phiên họp đã làm việc, trao đổi, bàn bạc, góp ý sửa chữa nội dung dự thảo thông bạch, và kiến nghị gởi Chính phủ và Mặt trận.

Buổi họp tiếp tục bàn những vấn đề chung quanh nhiệm vụ Ban Vận động, bổ sung nhân dự và quyết định xin đặt trụ sở và văn phòng thường trực Ban Vận động tại chùa Quán Sứ - Hà Nội và chùa Xá Lợi - TP.HCM.

Cũng trong phiên họp chiều ngày 13-2-1980, buổi họp mặt có vinh hạnh được đón tiếp Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Phó Thủ tướng Chính phủ; Giáo sư Nguyễn Văn Chì, Chủ tịch UB MTTQVN TP.HCM, Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận TP.HCM, đến thăm viếng và tán thán công việc của các vị lãnh đạo Phật giáo đang làm.

Tiến trình vận động thống nhất Phật giáo VN

Ban Vận động được thành lập với các chức danh: Trưởng ban: HT.Thích Trí Thủ; Các Phó Trưởng ban: HT.Thích Trí Tịnh, HT.Thích Mật Hiển, HT.Thích Bửu Ý, HT.Thích Giới Nghiêm, HT.Thích Minh Nguyệt, HT.Thích Thế Long; Ủy viên Thường trực: HT.Thích Thiện Hào; Chánh Thư ký: TT.Thích Minh Châu; Phó Thư ký: TT.Thích Từ Hạnh, Thích Thanh Tứ; Các Ủy viên: HT.Thích Giác Tánh, HT.Thích Trí Nghiêm, HT.Thích Đạt Hảo, HT.Châu Mum, TT.Thích Thanh Trí, TT.Thích Chánh Trực, TT.Thích Giác Toàn, NS.Huỳnh Liên, CS.Nguyễn Văn Chế, CS.Võ Đình Cường và CS.Tống Hồ Cầm.

Ban Vận động đã ra mắt ngày 9-4-1980 tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Tại buổi lễ ra mắt, HT.Thích Trí Thủ đã tuyên đọc thông bạch của Ban Vận động gởi Tăng Ni, Phật tử cả nước và sau đó, toàn Ban Vận động đã ra mắt các vị Tăng Ni, Phật tử thủ đô.

image2.JPG
Ông Hoàng Tùng, UV Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên huấn T.Ư thăm
và nói chuyện về tình hình đất nước với Ban Vận động tại chùa Quán Sứ - Ảnh Tư liệu của Báo Giác Ngộ

Ngày 15-5-1980, tại chùa Xá Lợi, Ban Vận động đã làm lễ ra mắt trước đông đảo Tăng Ni, Phật tử TP.HCM. Tại buổi lễ, HT.Thích Minh Nguyệt đã đọc diễn văn khai mạc và HT.Thích Trí Thủ đã tuyên đọc thông bạch của Ban Vận động, khẳng định bối cảnh nước nhà đã thống nhất là vận hội mới mở đường cho thống nhất Phật giáo VN. HT.Thích Giới Nghiêm, TT.Thích Giác Toàn, đại diện các tổ chức, hệ phái đã phát biểu bày tỏ hoan hỷ và cảm xúc, nhất trí hoàn toàn với việc thống nhất Phật giáo VN.

Trong ngày 23-5 và 24-5-1980, Ban Vận động đã tổ chức ra mắt tại giảng đường chùa Từ Đàm, Huế và nhận được sự đồng thuận của tất cả Tăng Ni, Phật tử cố đô.

Sau khi lễ ra mắt thành công tốt đẹp, tại Hà Nội, TP.HCM và Huế - mùa thu tháng 8-1980, Ban Vận động đã có cuộc mạn đàm thân mật với 140 đại biểu nhân sĩ, trí thức, Phật tử thuộc nhiều giáo phái tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM)do HT.Thích Trí Thủ chủ trì. Nội dung cuộc mạn đàm xoay quanh vấn đề thống nhất Phật giáo VN, những tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp, các hệ phái đa số đều nói lên những suy nghĩ chân tình trước tình hình thống nhất Phật giáo cùng những băn khoăn như chương trình tu học của Tăng Ni, tính biệt truyền của hệ phái; vấn đề hệ thống và cơ cấu tổ chức của PGVN sau khi thống nhất, vấn đề quản lý chùa chiền, quản lý Tăng, Ni…

Ngày 16-1-1981, Hội nghị kỳ 2 của Ban Vận động đã tiến hành tại Hà Nội. HT.Thích Trí Thủ đã đọc diễn văn khai mạc, nêu rõ quyết tâm tiến hành sớm việc thống nhất Phật giáo VN trong năm 1981. Hội nghị đã thảo luận chương trình hoạt động của Ban trong năm 1981.

Từ ngày 15-3 đến 24-3-1981, Ban Vận động đã lần lượt đến thăm và tiếp xúc 9 hệ phái gồm: Giáo hội Tăng-già Khất sĩ VN, Hội Phật học Nam Việt, Giáo hội Phật giáo cổ truyền VN, GHPGVN Thống nhất, Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy VN, Thiên Thai Giáo Quán tông; Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM; Hội Phật giáo Thống nhất VN và Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước miền Tây Nam Bộ.

Các cuộc tiếp xúc đã diễn ra giữa Ban Vận động và các hệ phái trong bầu không khí cởi mở, chân tình và thẳng thắn. Mọi tâm trạng, tư tưởng của quý vị đều nhìn về một hướng, đó là thống nhất Phật giáo VN là lựa chọn duy nhất và phù hợp nhất trong bối cảnh nước nhà đã thống nhất trọn vẹn, có còn chăng là những ưu tư thứ yếu mà trong quá trình thống nhất sẽ được đồng nhất hoặc cởi bỏ cho phù hợp với tình hình.

Ngày 5-8-1981, tại chùa Xá Lợi (Q.3, TP.HCM), Hội nghị kỳ 3 của Ban Vận động đã họp phiên toàn thể. Đây là hội nghị cuối cùng của Ban Vận động trước khi hội nghị thành lập GHPGVN diễn ra vào đầu tháng 11-1981. Hội nghị đặt dưới sự chứng minh của HT.Thích Đức Nhuận và chủ trì của HT.Thích Trí Thủ cùng các vị giáo phẩm trong Ban Thường trực. Phía khách mời có các ông Nguyễn Quang Huy, Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ; Ung Ngọc Ky, Ủy viên Thường trực UBMTTQVN TP.HCM.

Mục đích của Hội nghị kỳ III lần này là để các vị trong Ban Vận động, lãnh đạo các hệ phái góp ý kiến, thảo luận các phương thức và đường lối thống nhất Phật giáo VN. Hội nghị đã thảo luận góp ý kiến về bản dự thảo văn kiện thống nhất Phật giáo cùng nội dung tổ chức Hội nghị đại biểu Thống nhất Phật giáo VN. Với 4 ngày làm việc trong tình đoàn kết, cảm thông và xây dựng, Hội nghị kỳ III đã thành công viên mãn trong niềm tin mãnh liệt vào tiền đồ rạng rỡ của Phật giáo VN.

Sáng ngày 9-10-1981, tại chùa Xá Lợi đã diễn ra cuộc họp mặt Tăng Ni, Phật tử TP.HCM với Ban Vận động và sự phối hợp của Ban Vận động TP.HCM nhằm chuẩn bị tiến tới Hội nghị đại biểu Thống nhất Phật giáo VN được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 4-11-1981. Cuộc họp mặt quy tụ trên 1.000 Tăng Ni, Phật tử tiêu biểu của các hệ phái, tổ chức Phật giáo.

HT.Thích Trí Tịnh, Trưởng ban Nội dung đọc lời đúc kết các ý kiến đóng góp trong cuộc họp, nói lên được tính nhất quán cao độ và sâu sắc của toàn thể Tăng Ni, Phật tử hiện diện đối với công cuộc thống nhất Phật giáo VN.

Trong gần hai năm, Ban Vận động đã tích cực làm tốt vai trò của mình, thu thập ý kiến của Ban Lãnh đạo các tổ chức, hệ phái Phật giáo trên cả nước để soạn thảo văn kiện căn bản cho sự thống nhất; đồng thời tổ chức hội nghị đại biểu các hệ phái, thảo luận, biểu quyết các văn kiện và thành lập Ban Lãnh đạo Trung ương Lâm thời để triển khai thành lập cơ cấu tổ chức các tỉnh thành. Con đường đó dù có nhiều thuận lợi vì có cùng một điểm chung, đó là nguyện vọng thống nhất Phật giáo trong bối cảnh đất nước thống nhất, độc lập, một sự thống nhất thực sự với trọn vẹn ý nghĩa của nó, nhưng không phải là không gặp một vài sự khó khăn. Nói như HT.Thích Trí Thủ trong trả lời phỏng vấn Báo Giác Ngộ trước thềm hội nghị thống nhất Phật giáo VN, “Chân lý bao giờ cũng thắng”.

Thống nhất Phật giáo VN không chỉ là nguyện vọng mà hơn thế nữa, đó là chân lý tất yếu của Phật giáo VN, “có thống nhất Phật giáo mới đoàn kết được toàn thể Tăng Ni, Phật tử cả nước” để thực hiện những Phật sự trọng đại của Phật giáo VN, như báo cáo của TT.Thích Minh Châu về sứ mệnh của Ban Vận động Thống nhất Phật giáo VN.

Hoàng Hạ tổng hợp

Phật giáo Nghệ An long trọng tổ chức Lễ Mãn Hạ và Vu lan báo hiếu

Phật giáo Nghệ An long trọng tổ chức Lễ Mãn Hạ và Vu lan báo hiếu

Đăng lúc: 21:42 - 29/08/2016

Sáng 29/8, tại Chùa Đại Tuệ (Nam Đàn) BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ Mãn hạ kết thúc 3 tháng An cư Kiết hạ và đại lễ Vu lan báo hiếu. Năm nay khóa an cư kiết hạ dành cho Chư Tăng được đưa lên non thiêng Chùa Đại Tuệ đánh dấu một mốc quan trọng, cũng là nơi để Chư Tăng có một thời gian tĩnh tu một cách tốt đẹp nhất . Trải qua 90 ngày được thực hiện nhiệm vụ của hàng xuất gia đầu Phật đến nay đã kết thúc khóa an cư kiết hạ, Chư Tăng được cộng thêm 1 tuổi Đạo đánh dấu sự tu hành vững chắc trên con đường " Hoằng Pháp Lợi Sanh " .
Về tham dự và chứng minh có : Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, UVTTHĐTS phó trưởng ban TTBVHTW, phó trưởng ban TTBTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Cùng các Chư Tôn Đức trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh , Chư Tôn Đức Tăng Ni hai hạ trường Chùa Đại Tuệ, Chùa Cần Linh
Về phía chính quyền có : Ông Võ Văn Tiến , phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An. Bà Hoàng Thị Quỳnh Anh , phó Giám đốc Sở thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Văn Long , phó ban tôn giáo sở Nội vụ tỉnh Nghệ An.
Đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, UBMTTQVN tỉnh, công an tỉnh, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ cùng đại diện lãnh đạo chính quyền huyện Nam Đàn và địa phương cùng đông đảo bà con phật tử gần xa.
Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An chủ trì buổi lễ .



Lễ Mãn hạ nhằm đánh giá công tác tu tập của Tăng, Ni trong 3 tháng An cư Kiết hạ (tháng tư đến tháng 7 âm lịch) theo truyền thống của Phật giáo. Mùa An cư Kiết hạ năm nay tại Nghệ An có 31 hành giả (30 Tỷ khiêu, 1 Sa di) tại trường hạ chùa Đại Tuệ và 12 vị Chư Ni tại trường hạ chùa Cần Linh. Ban TSGHPGVN Tỉnh đã tạo điều kiện cho các Tăng, Ni tu tập và đã cấp giấy chứng nhận cho Tăng, Ni tham gia tu tập trong lễ Mãn hạ này. Ý nghĩa của truyền thống tu tập trong 3 tháng an cư kiết hạ của người xuất gia, trong đó nhấn mạnh Giới luật là trọng tâm của lời Phật dạy cần phải giữ gìn. Sau khi hoàn thành khóa hạ, chư hành giả được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về Kinh, Luật, Luận và cũng được nghiên cứu về chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tôn giáo - từ đó phát huy hiệu quả cao hơn vai trò của Phật giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong khuôn khổ của chương trình, Ban Trị sự GHPG tỉnh đã tổ chức đại lễ Vu lan báo hiếu, với thời khóa tụng kinh Vu Lan và nghi thức cài hoa hồng. Đây là một nghi lễ bày tỏ lòng hiếu đạo của con cái đối với cha mẹ. Lễ vu lan ngày càng được biết đến như một dịp đền đáp công đức sinh thành . Nhân dịp này Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu ban đạo từ về ý nghĩa Vu Lan báo hiếu công ơn Cha Mẹ .
Vu Lan thắng Hội năm nay với nhiều chương trình phong phú nhằm dâng lên Hai Đấng sinh thành và báo đền ân nghĩa Tổ Tiên Từ ngàn xưa ,truyền thống hiếu thảo đối với Cha Mẹ đã trỡ thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc VN ,Sau lễ Vu Lan hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư Tôn Đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo trên bước đường truyền trì mạng mạch, thắp sáng đèn thiền, truyền đăng tục diệm, tiếp dẫn hậu lai, giúp cho giới cư sĩ tu tập ngày càng tinh tấn.
Sau đây là một số hình ảnh :





































































Thượng Tọa Thích Thọ Lạc đọc diễn văn khai mạc buổi Lễ

Đại Đức Thích Minh Hải đọc báo cáo tổng kết 3 tháng An Cư Kiết Hạ



Đại diện hàng Phật Tử đọc lời cảm niệm về Cha Mẹ



lễ cài hoa hồng lên Chư Tôn Đức Tăng Ni































Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu bao Đạo Từ




































Chụo ảnh lưu niệm.







Chụp ảnh lưu niệm




Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Đăng lúc: 22:58 - 19/07/2016

Sáng ngày 18/7/2016, tại chùa Đại Tuệ (Nam Đàn), BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai công tác Phật sự 6 tháng cuối năm 2016.
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TW GHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, Chư Tôn đức Tăng Ni các chùa trong tỉnh.
Lãnh đạo UBND, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh.
6 tháng đầu năm 2016, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác phật sự trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 35 vị Tăng Ni đang sinh hoạt hợp pháp trên địa bàn, có 47 cơ sở thờ tự (46 chùa và 01 Niệm Phật đường), 17/21 đơn vị hành chính có hoạt động của Phật giáo, tham gia Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổ chức thành công Tọa đàm: "Định hướng, phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An".

Ban Trị sự đã quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Lam Sơn( Quỳnh Lưu). Phê chuẩn nhân sự Ban Hộ tự chùa Đồng Tương.Tổ chức khóa an cư kết hạ cho 43 hành giả tại 2 địa điểm, trong đó: Hạ trường chùa Đại Tuệ (29 vị) dành cho Chư Tăng có 28 Tỷ khiêu, 01 Sa di. Hạ trường chùa Cần Linh (12 vị) dành cho Chư Ni có 6 Tỷ khiêu Ni, 1 Thức xoa ma na, 1 Sa di Ni và 4 hình đồng Ni. Giới thiệu 02 vị đi học hệ Cao đẳng tại Học viện Phật giáo Hà Nội , cử các thành viên Ban Hoằng Pháp về tại các chùa, các đạo tràng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa để gặp gỡ đồng bào Phật tử.
Lễ khai bút và trồng cây tại chùa Đại Tuệ nhân dịp đầu xuân. Tổ chức thành công Lễ hội Hương sen xứ Nghệ năm 2016, lễ Phật đản, kỷ niệm 5 năm thành lập Phật giáo Nghệ An, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, thành lập CLB Hương Từ Bi chùa Hồng Phúc, chùa Hà quy tụ trên 50 thành viên, tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, sơ bộ toàn tỉnh có trên 45 ngàn Phật tử đã Quy y. Tổ chức tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN vào ngày 17/4. Các hoạt động văn nghệ Phật giáo được duy trì và ngày càng phát triển ở nhiều nơi, đăng tải kịp thời các tin tức Phật sự tại địa phương

Vận động công tác từ thiện trên 300.000.000đ, tặng ngàn ngàn suất quà trong dịp tết, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Trong công tác bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp NK 2016 – 2021. Được sự hiệp thương của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Ban Trị sự đã tiến hành các cuộc họp giới thiệu Ni sư Thích Diệu Nhẫn - Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, tham gia đại biểu HĐND cấp tỉnh . Đại biểu HĐND cấp huyện có 2 vị, đó là: Đại đức Thích Đồng Tuệ - Trụ trì Chùa Hà, tham gia Đại biểu HĐND huyện Nam Đàn . Đại đức Thích Tuệ Quang - Trưởng Ban Quản lý dự án xây dựng Chùa Gám - TVTL Yên Thành, tham gia Đại biểu HĐND huyện Yên Thành.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, những khó khăn, thách thức và thống nhất một số lưu ý, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Phát biểu bế mạc tại hội nghị Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, chỉ rõ Phật giáo tỉnh nhà cần phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết hoà hợp, vượt qua khó khăn thử thách, khắc phục yếu kém tồn tại, phấn đấu vì sự xương minh của Phật pháp, vì hạnh phúc an lạc cho chúng sinh. Xây dựng mối quan hệ thống nhất về lãnh đạo và tổ chức giữa Ban Trị sự với Tăng Ni, Phật tử thành viên tạo ra một sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết hoà hợp, làm nền tảng cho các hoạt động Phật sự vì Đạo pháp Dân tộc, làm tốt đời đẹp đạo.
Tại hội nghị, Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã tặng hoa chúc mừng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trưởng Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An nhận bằng tiến sỹ Tôn giáo học.

Dịp này, hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư tôn đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo.
Sau đây là một số hình ảnh buổi lễ:











Chư tôn giáo phẩm niệm phật cầu gia hộ














Hội nghị dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An


Toàn cảnh Hội nghị sơ kết










Đại Đức Thích Tâm Thành đọc báo cáo tổng kết Phật Sự 6 tháng đầu năm















Ông : Nguyễn Văn Long -Phó Ban Tôn Giáo phát biểu.




Ban trị sự Phật giáo tỉnh tặng hoa chúc mừng HT . Thích Thanh Nhiễu


Ban tôn giáo cùng các ban ngành tặng hoa chúc mừng.














Thượng Tọa Thích Thọ Lạc - Phó Ban Văn Hóa TW GHPGVN, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An bế mạc buổi lễ tổng kết.







Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPGVN

Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPGVN

Đăng lúc: 08:23 - 20/05/2016

Gửi Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2560, Dương lịch 2016
Nam-mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gửi: Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư,

Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Mùa Phật đản PL.2560 - DL.2016, Tăng Ni và Phật tử Việt Nam hòa với niềm vui nhân lên gấp bội trong ngày hội của toàn dân tham gia bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Tôi gửi tới chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức, Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài lời chúc mừng đại hoan hỷ, an lạc, thành tựu trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh là cơ hội để nhân loại xác quyết niềm tin vào giáo lý Từ bi, Trí tuệ, và Hòa bình mà vị Đạo sư Giác ngộ - Phật Thích Ca Mâu Ni đã truyền trao từ cách đây 2.600 năm vẫn còn nguyên giá trị và mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của hàng triệu triệu người trên thế giới. Với niềm tin vào Phật - Pháp - Tăng, con người sẽ vượt qua mọi hoàn cảnh để đạt được hạnh phúc, an lạc.

Kính mừng Phật đản, một lần nữa chúng ta khẳng định niềm tin bất động đối với ngôi Tam bảo như trong kinh Tương ưng V, Đức Phật đã dạy: “Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu niềm tin bất động đối với Phật, vị ấy thành tựu niềm tin bất động đối với Pháp, vị ấy thành tựu niềm tin bất động đối với Tăng, vị ấy thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính”. Niềm tin ấy, giống như viên ngọc làm trong nước vẩn đục, tẩy sạch phiền não cấu uế nơi tâm thức của mỗi con người: “Giống như bảo ngọc tinh luyện nước của vương hoàng hoàn vũ ném xuống nước khiến cho các vật rắn, đất phù sa, tảo rong và bùn nhơ lắng đọng xuống đáy sông và biến nước trở nên trong trẻo, trong suốt nhìn thấy tận đáy.

Chính vì thế khi đức tin xuất hiện, mọi trở ngại bị loại bỏ, tha hóa lắng đọng xuống, tinh luyện trả lại yên tĩnh cho tâm hồn; tâm được tinh luyện tạo ước muốn một gia đình bậc Thánh luôn nương tựa như bố thí, giữ gìn giới luật, thực hiện những nhiệm vụ “bố-tát” và khởi sự tiến tu tịnh nghiệp, tham thiền. Chính vì vậy, trạng thái của đức tin được biết đến như một chất tẩy uế đưa đến sự trong sáng của tâm...” (trích trong chú giải Bộ Pháp tụ).

Và cũng với tinh thần niềm tin trong kinh Hoa nghiêm, Đức Phật dạy: “Tin là gốc của đạo, là mẹ đẻ sinh ra các công đức”. Thật vậy, với một niềm tin trong sáng, tích cực, chánh tín là động lực thiết yếu khích lệ, phát huy điều tốt nơi con người, đưa đến sáng tạo, phát huy trí tuệ và dẫn đến hạnh phúc cho mình, cho người và cho cả nhân loại.

Thành tựu mà 35 năm qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được, tiếp nối truyền thống hàng nghìn năm Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, cũng chính là sự đặt trọn niềm tin của các cấp Giáo hội, các sơn môn, hệ phái, Tăng Ni, Phật tử vào ngôi Tam bảo, vào ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tôi cũng tin tưởng rằng, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam không ngừng tinh tấn tu tập, trau dồi Giới - Định - Tuệ, gìn giữ truyền thống pháp môn tu tập tinh hoa của Phật giáo Việt Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tập chứng nghiệm tâm linh của xã hội đặt niềm tin nơi đạo Phật trong thời đại mới.

Với tinh thần nhập thế, nhân mùa Phật đản PL.2560 - DL.2016, Tôi đặc biệt mong muốn toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam với tâm nguyện và trách nhiệm tri ân của những người con Phật, mỗi người bằng những hành động thiết thực nhất hãy bảo vệ môi trường bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu đang đe dọa đời sống của chính chúng ta. Thực hành lời dạy của Đức Phật trong kinh A-hàm, phẩm Kinh Lâm: “Tỷ-kheo nương vào một khu rừng để ở. Vị ấy nghĩ rằng: Ta nương vào khu rừng này để ở, chưa có chính niệm sẽ được chính niệm; tâm chưa định sẽ được định; nếu chưa giải thoát sẽ được giải thoát, các lậu hoặc chưa diệt tận sẽ được diệt tận; chưa chứng đắc Niết-bàn an ổn vô thượng thì sẽ chứng đắc Niết-bàn…Này các Tỷ-kheo, phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch”. Hãy cùng nhau làm cho môi trường xung quanh chúng ta xanh hơn, sạch hơn, và đẹp hơn!

Nguyện cầu ánh sáng từ bi, trí tuệ của Đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni soi sáng khắp muôn nơi trên Trái đất xua tan đi nỗi sợ hãi của khủng bố rình rập, của chiến tranh đe dọa, của thiên tai do biến đổi khí hậu tàn phá, làm cho thế giới hòa bình, chúng sinh được an lạc.

Kính chúc quý vị một mùa Phật đản trọn vẹn niềm hoan hỷ vô biên!

ĐỨC PHÁP CHỦ HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

unnamed (1)

Nhân húy nhật lần thứ 31 của cố Hòa thượng: HT.Thích Hành Trụ (1904-1984)

Đăng lúc: 21:44 - 08/12/2015

HT.Thích Hành Trụ (1904-1984), là bậc cao Tăng thạc đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài có công đức lớn trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài và truyền thừa chính pháp qua việc phiên dịch, ấn hành nhiều kinh luật phổ biến cho Tăng Ni, Phật tử.

Thân thế

Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh (1) đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.


Tôn dung HT.Thích Hành Trụ

Thời kỳ hành đạo
Ngài xuất gia năm 12 tuổi ở chùa làng, đến năm 19 tuổi được Hòa thượng Giải Tường, chùa Phước Sơn thế độ làm đệ tử và học tại đây. Năm 22 tuổi, ngài thọ cụ túc giới và giữ chức thư ký trong chùa.

Với phong cách đĩnh đạc và say mê học hỏi, ngài đã trau giồi kinh luật nội điển cùng Quốc văn ở hầu hết các trường hạ, khóa học được tổ chức bấy giờ ở khắp các đạo tràng chùa Thiên Phước (Thủ Đức) năm 1934; đạo tràng tổ đình Bát Nhã (Phú Yên) năm 1935... Gặp lúc phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển, ngài vào Nam tham học ở học đường Lưỡng Xuyên do các Hòa thượng Khánh Hòa, Khánh Anh, Huệ Quang lãnh đạo.

Năm 1936, ngài được tiến ở làm giáo thọ sau khóa trường hương do Hội Lưỡng Xuyên Phật Học tổ chức tại chùa Long Phước ở Vĩnh Long. Sau đó, ngài được cử ra Huế học tại Phật học đường chùa Tường Vân, rồi đến chùa Tây Thiên với học Tăng cả ba miền tham dự, do quốc sư Phước Huệ làm pháp chủ giảng dạy.

Năm 1940, vì bệnh trầm trọng, ngài phải trở vào Nam điều trị, và ở lại giảng dạy tại Ni trường chùa Kim Sơn ở Phú Nhuận. Năm 1942, ngài được tổ Khánh Hòa bổ về Sóc Trăng làm giáo thọ giảng dạy ở chùa Hiệp Châu, chi hội Kế Sách của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học và chùa Viên Giác tại Vĩnh Long.

]Năm 1945, ngài được Hòa thượng Vạn An đưa về làm giáo thọ giảng dạy tại chùa Hội Phước, huyện Nha Mân, tỉnh Sa Đéc. Trong thời gian ấy, ngài làm Đệ nhất Yết-ma trong Đại giới ðàn chùa An Phước, Châu Đốc. Sau đó, ngài về chùa Long An ở Sa Đéc, tại đây đã kết nghĩa pháp đạo huynh đệ cùng ba vị Khánh Phước, Thới An, Thiện Tường và mở Phật học đường. Chư Tăng khắp lục tỉnh hội tụ về tu học rất đông. Xuất thân từ đây có các Hòa thượng Từ Nhơn, Hòa thượng Huệ Hưng...

Năm 1946, ngài với ba vị sư đệ kết nghĩa lên Sài Gòn hợp nhau lập chùa Tăng Già, hiện nay là chùa Kim Liên, để tiếp độ chúng Tăng tựu về học. Đây là Phật học ðường đầu tiên ở đất Sài Gòn trong phong trào chấn hưng Phật giáo, mở đường cho các Phật học viện sau này phát triển.

Năm 1947, ngài lại cùng ba vị sư đệ dựng nên ngôi già lam thứ hai là chùa Giác Nguyên để chuyển chư Tăng về đây tu học, chùa Tăng Già biến thành trường Phật học dành cho Ni chúng. Hai đạo tràng này ngày thêm vang tiếng và Tăng Ni khắp nơi về học rất đông, góp sức phần lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại đất Sài Gòn bấy giờ. Ngài đảm nhiệm Giám đốc Phật học đường Giác Nguyên và Hóa chủ Phật học Ni trường Tăng già.

Năm 1948, ngài mở Đại giới ðàn tại Phật học đường Giác Nguyên để truyền trao giới pháp cho Tăng, Ni thọ trì tu học. Sau ngài được đề cử làm Trưởng ban Nghi lễ của Giáo hội Tăng Già Nam Việt vào năm 1951, làm chứng minh Đạo sư Hội Phật học Nam Việt tại chùa Xá Lợi - Sài Gòn cho đến cuối đời (1956 - 1984), và làm Trưởng đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới kỳ 4 tại Nam Vang năm 1957.

Năm 1963, ngài khai mở Phật học đường Chánh Giác tại chùa Chánh Giác ở Gia Định do ngài làm Giám đốc kiêm trụ trì. Sau đó, ngài về trụ trì thêm chùa Đông Hưng ở Thủ Thiêm và chọn nơi này làm chốn tĩnh tu nhập thất vào những mùa an cư kiết hạ. Năm 1967 - 1969, ngài làm giới sư các Đại giới ðàn Hải Đức ở Phật học viện Hải Đức (Nha Trang) và Quảng Đức ở Phật học viện Huệ Nghiêm (Sài Gòn).

Năm 1975, 1977 - 1980, liên tiếp ngài làm Đàn đầu Hòa thượng các Đại giới ðàn tại chùa Ấn Quang do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất mở ra để truyền trao giới pháp cho giới tử toàn quốc. Từ năm 1977 - 1981, ngài kiêm chức Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, ngài được cung thỉnh vào làm thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương.

Để lại nhiều tác phẩm phiên dịch, kinh luật...

Nhận thấy thời gian đồng hành với lão bệnh, phát sinh nơi thân tứ đại, từ năm 1976 trở đi, ngài phát nguyện nhập thất an tịnh cho đến khi về cõi Phật. Vào ngày 29 tháng 10 năm Giáp Tý (1984), huyễn thân ngài nhẹ nhàng chuyển hóa. Ngài trụ thế 80 năm, được 59 hạ lạp, để lại trong tâm tưởng đàn hậu tấn niềm tri ân vô hạn bởi một sự nghiệp vô cùng lớn lao.

Ngài có công đức lớn trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài, và truyền thừa chính pháp qua việc phiên dịch, ấn hành nhiều kinh luật phổ biến với các tác phẩm để lại: Sa-di luật giải, Qui Sơn Cảnh Sách, Tứ Phần Giới Bổn Như Thích, Phạm Võng Bồ-tát Giới, Kinh A Di Đà Sớ Sao, Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, Kinh Hiền Nhân, Kinh Trừ Khủng Tai Hoạn, Tỳ-kheo Giới Kinh, Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn, Long Thơ Tịnh Độ, Sơ đẳng Phật học Giáo Khoa Thư, Nghi thức Lễ Sám, Kinh Thi Ca La Việt, Sự Tích Phật Giáng Thế...

Hòa thượng là vị Sư Biểu của hàng cao Tăng đạo cao đức trọng, uy kính trong Tăng già. Công hạnh của ngài mãi còn được sự ngưỡng vọng trong lòng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.

Chú thích:

(1) Dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh là một trong ba dòng thiền lớn tại miền Trung Việt Nam. Nguyên ủy, dòng Thiền Lâm Tế Trung Hoa đến đời pháp thứ 21, thiền sư Vạn Phong Thời Ủy ở chùa Thiên Ðồng đã lập ra bài kệ truyền thừa pháp phái như sau:

Tổ đạo giới định tông/ Phương quảng chứng viên thông/ Hạnh siêu minh thật tế/ Liễu đạt ngộ chân không/ Như nhật quang thường chiếu/ Phổ châu lợi ích đồng/ Tín hương sanh phước huệ/ Tương kế chấn từ phong.

Tổ Minh Hải Pháp Bảo (thuộc thế hệ thứ 34 trong bài kệ truyền pháp trên) người tỉnh Phước Kiến Trung Hoa, sang Quảng Nam thời chúa Nguyễn, khai sơn chùa Chúc Thánh và lập ra dòng kệ truyền thừa pháp phái như sau:

Minh thật pháp toàn chương/ Ấn chơn như thị đồng/ Chúc thánh thọ thiên cữu/ Kỳ quốc tộ địa trường/ Ðắc chánh luật vi tuyên/ Tổ đạo giải hành thông/ Giác hoa Bồ Ðề thọ/ Sung mãn nhân thiên trung.

Dòng thiền truyền thừa của ngài gọi là Lâm Tế Chúc Thánh. Trong dòng Lâm Tế Chúc Thánh, các Tổ dùng bốn câu đầu để đặt pháp danh cho đệ tử và dùng bốn câu kệ sau để đặt pháp tự cho các vị tăng ni. Theo đó, Hòa Thượng Hành Trụ húy (pháp danh) là Thị Thủy nên pháp tự phải bắt đầu bằng chữ tương ứng là chữ Hành. Các vị Tăng đệ tử của Hòa Thượng Hành Trụ tại chùa Ðông Hưng đều có pháp tự bắt đầu bằng chữ Thông (vì pháp danh bắt đầu bằng chữ Ðồng). Thượng tọa Thông Bửu, Phước Nhơn và Thông Ðức cũng thuộc dòng thiền này (đời chữ Ðồng).

Từ trước tới nay, bài kệ trên vẫn được dùng để đặt pháp danh trong dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh, nhưng năm 1979, HT Ðỗng Quán tìm được bài kệ truyền dòng khác được ghi trong gia phả của nhà họ Tạ (họ của tổ Nguyên Thiều).

Minh thật pháp toàn chương/ Ấn chân như thị đồng/ Vạn hữu duy nhất thể/ Quán liễu tâm cảnh không/ Giới hương thành thánh quả/ Giác hải dũng liên hoa/ Tín tấn sanh phước huệ/ Hạnh trí giải viên thông/ Ảnh nguyệt thanh trung thủy/ Vân phi nhật khứ lai/ Ðạt ngộ vi diệu pháp/ Hoằng khai tổ đạo trường.

TT.Thích Ðồng Bổn cung soạn

ImageView

TP. HCM Đại giới đàn Trí Đức chính thức khảo hạch giới tử

Đăng lúc: 19:19 - 23/11/2015

Từ sáng sớm nay, 22-11 (nhằm ngày 11-10-Ất Mùi), gần 500 giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đã vân tập tại Tuyển Phật trường - chùa Huê Nghiêm, P.Bình Khánh, Q.2 tham gia kỳ khảo hạch nhằm tuyển chọn các giới tử đủ điều kiện thọ giới tại các đàn truyền giới của 8 giới trường thuộc Đại giới đàn Trí Đức PL.2559 - DL.2015 do BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức.

Quang lâm chứng minh và tham dự lễ khai mạc kỳ khảo hạch có sự hiện diện của chư tôn đức giáo phẩm: HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM,Trưởng ban Tổ chức Đại giới đàn Trí Đức; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM, Phó ban Thường trực Ban Tổ chức Đại giới đàn Trí Đức; HT.Thích Minh Thông, Phó BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Thiện Minh, Phó Thường trực Ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM; TT.Thích Hiển Đức, Tổng Giám thị; quý Ni trưởng Phân ban Ni giới TP.HCM cùng chư tôn đức BTS GHPGVN TP.HCM, Ban Tổ chức Đại giới đàn, Hội đồng Giám khảo, Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ban Giám thị… đã quang lâm Tuyển Phật trường.

>>> Tuyển Phật trường Huê Nghiêm khảo hạch giới tử Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na


HT.Thích Trí Quảng, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo đã phát biểu khai mạc


Giới tử Tỳ-kheo Bắc tông

HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo đã phát biểu khai mạc nhắc lại thời kỳ Đức Phật xây dựng giáo đoàn và Đức Phật chế định giới luật nhằm bảo vệ những tu sĩ có mục tiêu cao cả.

Hòa thượng nhấn mạnh, kỳ khảo hạch lần này nhằm tuyển chọn những người tài đức, gánh vác Phật sự cho Giáo hội. Hòa thượng nhắc nhở giới tử nếu là những người thật tu thật học, Ban Kiến đàn luôn luôn hỗ trợ còn nếu những người vì mục tiêu khác thì Ban Giám khảo sẽ công minh loại ra khỏi giới trường.

Hòa thượng tin tưởng vào hồng ân của Đức Phật gia hộ để giới tử vượt qua kỳ khảo hạch đạt kết quả tốt để đủ điều kiện được tấn đàn thọ giới tại các giới trường Đại giới đàn Trí Đức.


HT.Thích Trí Quảng thỉnh một hồi kẻng dài khai mạc kỳ khảo hạch


TT.Thích Hiển Đức đánh 3 tiếng kẻng lệnh, Ban Giám khảo chính thức khảo hạch

TT.Thích Hiển Đức, Tổng Giám thị Đại giới đàn Trí Đức, thay mặt Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Ban Giám thị thông báo những nội quy của kỳ khảo hạch, những điều nên và không nên làm đối với giới tử để kỳ thi tuyển diễn ra trang nghiêm và công bằng.

Sau một hồi kẻng dài của HT.Thích Trí Quảng chính thức khai mạc kỳ khảo hạch và 3 tiếng kẻng lệnh của TT.Thích Hiển Đức, đúng 7 giờ 30, Ban Giám khảo tại Tuyển Phật trường chính thức khảo hạch giới tử.

478 giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thuộc các Hệ phái Bắc tông, Nam tông Kinh, Khất sĩ (và 8 tu nữ Hệ phái Nam tông Kinh) bước vào kỳ khảo hạch phần luật, Phật pháp căn bản và phần tụng niệm.


Giới tử trả lời trước Ban Giám khảo


Giới tử Tỳ-kheo Hệ phái Nam tông Kinh trả lời vấn đáp

Tuyển Phật trường chia làm 11 nhóm Giám khảo Tỳ-kheo và 11 nhóm Giám khảo Tỳ-kheo-ni. Từng giới tử lần lượt đối trước Ban Giám khảo trả lời các câu hỏi trực tiếp (vấn đáp).

Nội dung khảo thí Đại giới đàn Trí Đức có hai phần: Ban Giám khảo tập trung vào khảo hạch giới luật, giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni gồm nội dung trong 4 quyển Luật Trường hàng (Tỳ-ni, Sa-di, Oai nghi, Cảnh sách) và khảo hạch nội dung giáo lý trong 4 quyển đầu của bộ Phật học phổ thông và nội dung về tụng niệm.


Giới tử Tỳ-kheo Hệ phái Khất sĩ trả lời trước Ban Giám khảo


Giới tử Tỳ-kheo-ni Hệ phái Khất sĩ

Phụ trách khảo hạch giới tử Tỳ-kheo: HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo; HT.Thích Minh Thông, Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM, đứng đầu Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo (phần luật); HT.Thích Như Niệm, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, đứng đầu Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo (phần Phật pháp căn bản); HT.Thích Thiện Nhân, đứng đầu Giám khảo giới tử Tỳ-kheo Hệ phái Nam tông Kinh (phần luật và Phật pháp căn bản); HT.Thích Giác Hà, đứng đầu Giám khảo giới tử Tỳ-kheo Hệ phái Khất sĩ (phần luật và Phật pháp căn bản);

Phụ trách giới tử Tỳ-kheo-ni: NT.Thích Tịnh Nguyện, Phó ban Thường trực Phân ban Ni giới T.Ư, đứng đầu Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo-ni (phần Luật); NT.Thích Như Châu, Trưởng Phân ban Ni giới TP.HCM, đứng đầu Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo-ni (phần Phật pháp căn bản); NT.Thích Viên Liên, đứng đầu Giám khảo giới tử Tỳ-kheo-ni Hệ phái Khất sĩ (phần luật và Phật pháp căn bản).


Giới tử Tỳ-kheo-ni Bắc tông trả lời khảo hạch của Ban Giám khảo


Tuyển Phật trường diễn ra kỳ khảo hạch trang nghiêm
Tại Tuyển Phật trường, TT.Thích Hiển Đức, Tổng Giám thị Đại giới đàn Trí Đức cho biết: “Tuyển Phật trường Huê Nghiêm sáng nay được tổ chức trang nghiêm tạo niềm tin quý báu cho giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni.

Kỳ khảo hạch đã diễn ra nghiêm túc tạo không gian tĩnh lặng để giới tử tư duy đến giáo điển, luật học của Đức Phật. Các vị trong Ban Giám khảo thực thi nhiệm vụ, chức năng của mình một cách nghiêm túc và tròn vẹn. Qua tinh thần nghiêm túc đó, Ban Giám khảo rất hoan hỷ và hài lòng khi ngồi ở cương vị của mình.

BTS GHPGVN TP.HCM nếu tổ chức các Đại giới đàn sau này, Ban Kiến đàn nên duy trì phong cách tổ chức này để tạo cho giới tử niềm tin trong Chánh pháp”.

Chiều nay, 596 giới tử Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na sẽ vân tập tại Tuyển Phật trường Huê Nghiêm vào lúc 13 giờ để tham gia kỳ khảo hạch.

Kết quả khảo hạch, Ban Kiến đàn sẽ thông báo kèm giấy báo trúng tuyển về đơn vị Phật giáo (BTS GHPGVN quận, huyện) nơi giới tử đăng ký hồ sơ thọ giới.


Giới tử Tỳ-kheo trước Ban Giám khảo


Giới tử Hệ phái Nam tông Kinh và Khất sĩ tại Tuyển Phật trường

Theo chương trình Đại giới đàn Trí Đức, vào lúc 6 giờ ngày 28-11 (nhằm ngày 17-10-Ất Mùi), tất cả các giới tử vượt qua kỳ khảo hạch sẽ vân tập làm thủ tục nhập giới trường học các nghi thức thiền môn để chuẩn bị thọ giới.

Theo đó, giới tử Tỳ-kheo tại giới trường chùa Huệ Nghiêm (Q.Bình Tân); Sa-di tại giới trường chùa Huê Nghiêm (Q.2); Tỳ-kheo-ni tại giới trường chùa Từ Nghiêm (Q.10); Thức-xoa-ma-na tại giới trường chùa Kim Sơn (Q.Phú Nhuận); Sa-di-ni tại giới trường chùa Huê Lâm (Q.11).

Giới tử Tỳ-kheo, Sa-di Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh tại Giới trường biệt truyền chùa Bửu Quang (Q.Thủ Đức); Giới tử Tỳ-kheo, Sa-di Hệ phái Khất sĩ tại giới trường tịnh xá Trung Tâm (Q.Bình Thạnh); Giới tử Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni Hệ phái Khất sĩ tại giới trường tịnh xá Ngọc Phương (Q.Gò Vấp).

Đại giới đàn Trí Đức PL.2559 do BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức từ ngày 1 đến ngày 6-12-2015 (nhằm ngày 20 đến 25-10-Ất Mùi) với 1.082 giới tử từ 24 BTS PG quận, huyện và các tỉnh, thành.

Đại giới đàn Trí Đức chính thức khai mạc vào 8 giờ, ngày 2-12 (nhằm ngày 21-10-Ất Mùi) tại Đại giới trường - chùa Huê Nghiêm, quận 2.
H.Diệu
Ảnh: Bảo Toàn

Đa số các giới tử trả lời khá tốt nội dung khảo hạch

*Giới tử Tỳ-kheo Thích Ngộ Đức, thuộc BTS GHPGVN quận 10: “Tôi được Ban Giám khảo hỏi 3 câu, trong đó có phần giới luật và Phật pháp căn bản. Tôi cũng khá tự tin đánh giá phần trả lời của mình là khá tốt và hy vọng sẽ vượt qua kỳ khảo hạch, có tên trong danh sách trúng tuyển để được thọ giới lần này”.

*Giới tử Tỳ-kheo Thích Hạnh Nguyện thuộc Hệ phái Nam tông Kinh: “Kỳ khảo hạch lần này giới tử đông nhưng Ban Kiến đàn tổ chức rất trang nghiêm, tạo không gian tĩnh lặng cho giới tử tập trung trả lời vấn đáp. Tôi cũng rất hoan hỷ và kỳ vọng với các câu trả lời của mình trước Ban Giám khảo, tôi sẽ đạt được kết quả tốt, hy vọng được thọ giới Đại giới đàn Trí Đức”.

*Giới tử Tỳ-kheo-ni Thích nữ Liên Thuần thuộc Hệ phái Khất sĩ: “Dù có hơi hồi hộp nhưng tôi cũng hoàn thành 4 câu hỏi của Ban Giám khảo đặt ra, trong đó có phần giới luật, Phật pháp và phần về tụng niệm. Tôi cũng có hy vọng sẽ được thọ giới trong Đại giới đàn Trí Đức lần này”.

*Giới tử Tỳ-kheo-ni Thích nữ An Huệ, giới tử tỉnh Lâm Đồng: “Dù thọ giới hơi muộn so với các giới tử khác, tôi vẫn nuôi chí nguyện được thọ giới lần này. Các câu hỏi của Ban Giám khảo đưa ra về phần luật và Phật pháp căn bản tôi trả lời tương đối tốt. Từ tỉnh Lâm Đông, tôi có duyên được tham gia kỳ khảo hạch lần này, tôi hy vọng mình sẽ có tên trong danh sách được thọ giới Đại giới đàn Trí Đức”.

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Đăng lúc: 18:59 - 28/10/2015

Tại vùng lõi của Khu Di tích Quốc gia đặc biệt- Kinh đô Phật giáo của cả nước mà chưa đầy 2 năm đã có nhiều hạng mục xây dựng mới không phép. Trách nhiệm này thuộc về ai?

Cục di sản chưa biết di tích Yên Tử đang bị xâm hại
Khu Danh thắng Yên Tử bị xâm hại nghiêm trọng
"Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi"?!

Khi những lình xình về dự án trùng tu các hạng mục như: Mắt rồng, tháp Tổ, am Dược... tại Khu danh thắng Yên Tử còn đang nóng trên mặt báo thì mới đây dư luận lại bức xúc về việc công ty Tùng Lâm tự ý tháo dỡ điểm thờ tự tại chân ga cáp treo để xây mới nhà văn hóa của Cty ngay trong vùng 1 (vùng bảo vệ đặc biệt của Di tích).
Lý do được phía Cty Tùng Lâm đưa ra là để vào ngày đầu tháng hôm rằm có chỗ làm lễ vái Tam tổ Trúc Lâm. Trước diện tích chỉ đủ cho khoảng mấy chục người, công ty lại hơn trăm người, mỗi một lần làm lễ vẫn phải ngồi hết ra ngoài”.

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Lực lượng liên ngành kiểm tra, lập biên bản tại hiện trường vào chiều 23/10.
Có ý kiến cho rằng, Cty Tùng Lâm cũng chỉ có mong muốn sửa sang lại cho khu vực sân ga cáp treo đẹp đẽ và hiện đại hơn chứ không có mục đích gì. Với mục đích kinh doanh, việc thu hút khách du lịch là yếu tố sống còn của Cty này. Có thể, họ không hiểu đó là vùng cần được bảo vệ như ông Lê Trọng Thanh, Phó Giám đốc Cty Tùng Lâm trả lời phóng viên VietNamNet: "Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi".

Để làm cho kịp, Cty Tùng Lâm đã phớt lờ các quy định của pháp luật, các phê duyệt, sự đồng ý của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, của UBND tỉnh Quảng Ninh về di sản. Dù trước đó Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí đã có Công văn số 2082/UBND-QLĐT yêu cầu Cty Tùng Lâm báo cáo xin phép UBND tỉnh Quảng Ninh theo quy định hiện hành và phải nghiêm túc thực hiện.

Phá dỡ trước, làm công văn sau

Điều đáng nói là, ngày 12/9 Cty Tùng Lâm phá dỡ điểm thờ tự cũ tại chân ga cáp treo mà đến ngày 5/10 Cty mới có Văn bản số 212CV-TL xin UBND TP Uông Bí sửa chữa Nhà Văn hóa Cty. Nghĩa là, xây dựng công trình trước cả tháng rồi mới làm thủ tục?

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Công trình tại vùng lõi di sản nhưng lại đang vừa xây dựng vừa xin phép.
Được biết, Ban Quản lý Rừng và Danh thắng Yên Tử cùng chính quyền phường Thượng Yên Công, UBND TP Uông Bí và các phòng, ban chức năng: Phòng Văn hóa, Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng là những đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là Hàng tuần, hàng quý đều tổ chức các cuộc họp giao ban giữa Cty Tùng Lâm và chính quyền địa phương nhưng một công trình đồ sộ được xây dựng không phép ngay tại vùng lõi của Danh thắng Yên Tử lại dễ dàng bị bỏ qua?

Ông Vũ Đức Yêm, Trưởng ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử phân trần rằng đơn vị quản lý Nhà nước, Ban quản lý Rừng Yên Tử chỉ có nhiệm vụ là hướng dẫn Cty chứ không có trách nhiệm làm hộ

Là đơn vị trực tiếp quản lý trên địa bàn, người đứng đầu Ban quản lý Rừng Yên Tử thừa nhận không biết kiến trúc mới mà Cty Tùng Lâm xin phép sửa chữa là kiến trúc gì; diện tích bao nhiêu... Thậm chí, trong văn bản xin giấy phép, Cty chỉ đề xuất được sửa chữa nhà chờ ga cáp treo 1. Nhưng khi triển khai, họ đập hết để xây dựng một công trình mới hoành tráng, hiện đại, mang dáng dấp hoàn toàn xa lạ với công trình cũ. Sự việc như vậy nhưng Ban Quản lý cũng như chính quyền các cấp không hề nhắc nhở hoặc có động thái gì để công trình được xây dựng một cách ồ ạt, gấp rút.

Liên tục xây dựng không phép

Cách đây hơn 6 năm, theo thống kê của Sở VH-TT-DL Quảng Ninh, Cty Tùng Lâm đã tiến hành xây dựng tới 9 điểm thi công ở Yên Tử không phép. Suối Giải Oan cũng bị dựng cầu, kè đá không phép. Thậm chí, vào thời điểm đó, cơ quan chức năng cho biết còn chưa nhận được bản quy hoạch, thiết kế nào do Tùng Lâm báo cáo.

Công ty giải thích việc dựng ki ốt, cầu, kè đá để khu vực này đỡ lụp xụp hơn, phục vụ khách tham quan thuận lợi hơn. Trong khi công ty cho biết đã xin phép địa phương thì Chủ tịch UBND thị xã Uông Bí khi đó khẳng định chỉ cho phép công ty dựng tay vịn tại các khúc cua nguy hiểm. UBND cũng đã có yêu cầu hoàn trả nguyên trạng nhưng hiện cầu đá này vẫn còn.

Vì sao một công trình xây dựng sai phép ngay trong lòng Di tích quốc gia đặc biệt, dù đã có quyết định phá bỏ nhưng vẫn tồn tại đến bây giờ?

Sự yếu kém trong quản lý được đặt trong bối cảnh hiện địa phương đang dần dần hiện thực hóa việc làm hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho Yên Tử. Ngày 23/9/2014, website của Trung tâm di sản thế giới UNESCO đã đưa hồ sơ Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ di sản thế giới.

Anh Thư

IMG 1038 (Copy)

Đồng hành cùng trại sinh băng rừng vượt núi

Đăng lúc: 21:37 - 17/10/2015

Nằm trong khuôn khổ chương trình “Hội trại tập huấn thanh niên Phật tử toàn quốc 2015” của Ban hướng dẫn Phật tử Trung Ương.
Sáng nay 17/10/2015, ngày thứ hai trong khuôn khổ của chương trình “Hội trại tập huấn Thanh niên Phật tử toàn quốc 2015” các trại sinh có cơ hội tham gia buổi thực hành leo núi nhằm tạo sân chơi bổ ích, năng động rèn luyện sức khoẻ. Qua đây mỗi trại sinh cần phai vượt thử thách về mặt sức khoẻ cũng như nghị lực của bản thân và nhất là tính đồng đội tập thể của trại sinh trong suốt chặng đường hơn 10km đường rừng treo leo hiểm trở đầy gian nan.

Tham gia buổi leo núi có tổng số 30 đoàn, mỗi đoàn trên 30 trại sinh, 7h sáng xuất phát từ Bảo tàng Học viện Phật giáo Việt Nam lên tượng đài Thánh Gióng (Núi Sóc) và sau đó trở về điểm xuất phát.
Lịch trình được chia làm 7 chặng theo quy định của Ban tổ chức, mỗi chặng đều có sân chơi thử sức và tài năng của trại sinh. Với sự sang tạo về ý tưởng, đầu tư công phu về công sức cùng với lòng nhiệt tình, tâm huyết của tuổi trẻ các trại sinh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trên suốt chặng đường.

Mặc dù chặng đường rất gian nan và đầy thử thách nhưng nụ cười hoan hỷ, an lạc, luôn nở trên môi các trại sinh đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp các trại sinh vượt qua những thử thách trên từng chặng đường của mình và cuối cùng tất cả các trại sinh đã an toàn về đích, kết thúc vào lúc 17h cùng ngày.

Xin trân trọng giới thiệu chùm ảnh hoạt động này của các trại sinh:




Thập Bát Công

Hà Tiên: Hành trình Sắc màu Phù Sa với Phật giáo

Hà Tiên: Hành trình Sắc màu Phù Sa với Phật giáo

Đăng lúc: 07:55 - 02/08/2015

Ánh bình minh tỏa rạng ngày 26/07/2015, Đoàn xe đạp xuyên miền Tây 3 “Sắc màu phù sa” đã tạm biệt vùng biên cương Tịnh Biên, An Giang và tiếp tục cuộc hành trình dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam xuôi về Hà Tiên cực Nam Tổ quốc thân yêu.
Đoàn xe đạp vượt quảng đường gần 80 km, bắt đầu lăn bánh vào lúc 05 giờ sáng và 13 giờ cùng ngày, Đoàn đã dừng chân tại Trường Tiểu học Bình San, đường Mạc Cửu, Phường Bình San, Thị xã Hà Tiên.

Sau khi ăn trưa tại Phù Dung Cổ tự và nghỉ ngơi giây lát, sau đó các thành viên Tương lai xanh xuất quân bắt tay vào công việc buổi chiều tại Thị xã Hà Tiên.
Hơn 50 tình nguyện viên Tương Lai xanh, dọn dẹp ao sen cạnh Quảng trường Trung tâm Thị xã Hà Tiên, và tham gia vào công tác Tuyên truyền Bảo vệ môi trường, bảo vệ khu đô thị mới Hà Tiên và tích cực sử dụng bảo hiểm Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe cộng đồng.
17 giờ cùng ngày, các thành viên Tương Lai Xanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 27/07/2015, Đoàn đã kết hợp với Thị đoàn và Ban Trị sự Phật giáo Thị xã Hà Tiên trang trí Nghĩa trang Thị xã Hà Tiên, để đóng góp vào Đại lễ Tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/07/1947 – 27/07/2015).
Sáng ngày 28/07/2015, Đoàn tiếp tục hành trình đảo Phú Quốc và trưa 30/07/2015 về lại Thị xã Hà Tiên và ăn cơm tại Phù Dung Cổ tự.
Sáng sớm ngày 31/07/2015, đoàn bắt đầu xuất quân lăn bánh tại Phù Dung Cổ tự sau khi điểm tâm sáng, và tiếp tục hành trình sang Hậu Giang và Cần Thơ.
Thời gian của mấy buổi ăn cơm tại Phù Dung Cổ Tự, Thượng tọa Thích Vân Phong chia sẻ rằng:
“Những thập niên gần đây, vấn đề môi trường được nhân loại thế giới quan tâm, và cảnh báo càng lúc trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân giới trí thức và tổ chức khắp nơi trên thế giới đã kêu gọi, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để bảo vệ môi trường.
Riêng Phật giáo, nhiều cá nhân và tổ chức cũng có tiếng nói chung với nhân loại thế giới qua những buổi Tọa đàm, Hội thảo nhằm đưa ra những giải pháp tích cực cho vấn đề này.
Những bài viết và những lời chia sẻ Pháp thoại của những nhân vật Phật giáo nổi tiếng như đức Đạt Lai Lạt Ma, Thiền sư Thích Duy Lực, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Bodhi, Sư bà Chứng Nghiêm . . . những phong trào bảo vệ môi trường do chư Tăng, Ni, Phật tử khởi xướng cũng đã hoạt động tích cực trong những thập niên gần đây như ở Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Sirilanka, Đài Loan và Việt Nam . . . vấn đề liên quan đến môi trường cũng đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí, phát thanh truyền hình.
Một số tác phẩm Kinh điển Phật giáo có liên quan đến vấn đề bảo vệ Môi trường như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Địa Tạng. . . Phật giáo chẳng những kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên mà còn bảo vệ môi trường xã hội của loài người qua đạo đức nhân văn”.




















Đoàn xe đạp vượt quảng đường gần 80 km, bắt đầu lăn bánh vào lúc 05 giờ sáng và 13 giờ cùng ngày, Đoàn đã dừng chân tại Trường Tiểu học Bình San, đường Mạc Cửu, Phường Bình San, Thị xã Hà Tiên.
Sau khi ăn trưa tại Phù Dung Cổ tự và nghỉ ngơi giây lát, sau đó các thành viên Tương lai xanh xuất quân bắt tay vào công việc buổi chiều tại Thị xã Hà Tiên.
Hơn 50 tình nguyện viên Tương Lai xanh, dọn dẹp ao sen cạnh Quảng trường Trung tâm Thị xã Hà Tiên, và tham gia vào công tác Tuyên truyền Bảo vệ môi trường, bảo vệ khu đô thị mới Hà Tiên và tích cực sử dụng bảo hiểm Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe cộng đồng.
17 giờ cùng ngày, các thành viên Tương Lai Xanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 27/07/2015, Đoàn đã kết hợp với Thị đoàn và Ban Trị sự Phật giáo Thị xã Hà Tiên trang trí Nghĩa trang Thị xã Hà Tiên, để đóng góp vào Đại lễ Tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/07/1947 – 27/07/2015).
Sáng ngày 28/07/2015, Đoàn tiếp tục hành trình đảo Phú Quốc và trưa 30/07/2015 về lại Thị xã Hà Tiên và ăn cơm tại Phù Dung Cổ tự.
Sáng sớm ngày 31/07/2015, đoàn bắt đầu xuất quân lăn bánh tại Phù Dung Cổ tự sau khi điểm tâm sáng, và tiếp tục hành trình sang Hậu Giang và Cần Thơ.
Thời gian của mấy buổi ăn cơm tại Phù Dung Cổ Tự, Thượng tọa Thích Vân Phong chia sẻ rằng:
“Những thập niên gần đây, vấn đề môi trường được nhân loại thế giới quan tâm, và cảnh báo càng lúc trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân giới trí thức và tổ chức khắp nơi trên thế giới đã kêu gọi, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để bảo vệ môi trường.
Riêng Phật giáo, nhiều cá nhân và tổ chức cũng có tiếng nói chung với nhân loại thế giới qua những buổi Tọa đàm, Hội thảo nhằm đưa ra những giải pháp tích cực cho vấn đề này.
Những bài viết và những lời chia sẻ Pháp thoại của những nhân vật Phật giáo nổi tiếng như đức Đạt Lai Lạt Ma, Thiền sư Thích Duy Lực, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Bodhi, Sư bà Chứng Nghiêm . . . những phong trào bảo vệ môi trường do chư Tăng, Ni, Phật tử khởi xướng cũng đã hoạt động tích cực trong những thập niên gần đây như ở Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Sirilanka, Đài Loan và Việt Nam . . . vấn đề liên quan đến môi trường cũng đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí, phát thanh truyền hình.
Một số tác phẩm Kinh điển Phật giáo có liên quan đến vấn đề bảo vệ Môi trường như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Địa Tạng. . . Phật giáo chẳng những kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên mà còn bảo vệ môi trường xã hội của loài người qua đạo đức nhân văn”.



















Đoàn xe đạp vượt quảng đường gần 80 km, bắt đầu lăn bánh vào lúc 05 giờ sáng và 13 giờ cùng ngày, Đoàn đã dừng chân tại Trường Tiểu học Bình San, đường Mạc Cửu, Phường Bình San, Thị xã Hà Tiên.
Sau khi ăn trưa tại Phù Dung Cổ tự và nghỉ ngơi giây lát, sau đó các thành viên Tương lai xanh xuất quân bắt tay vào công việc buổi chiều tại Thị xã Hà Tiên.
Hơn 50 tình nguyện viên Tương Lai xanh, dọn dẹp ao sen cạnh Quảng trường Trung tâm Thị xã Hà Tiên, và tham gia vào công tác Tuyên truyền Bảo vệ môi trường, bảo vệ khu đô thị mới Hà Tiên và tích cực sử dụng bảo hiểm Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe cộng đồng.
17 giờ cùng ngày, các thành viên Tương Lai Xanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 27/07/2015, Đoàn đã kết hợp với Thị đoàn và Ban Trị sự Phật giáo Thị xã Hà Tiên trang trí Nghĩa trang Thị xã Hà Tiên, để đóng góp vào Đại lễ Tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/07/1947 – 27/07/2015).
Sáng ngày 28/07/2015, Đoàn tiếp tục hành trình đảo Phú Quốc và trưa 30/07/2015 về lại Thị xã Hà Tiên và ăn cơm tại Phù Dung Cổ tự.
Sáng sớm ngày 31/07/2015, đoàn bắt đầu xuất quân lăn bánh tại Phù Dung Cổ tự sau khi điểm tâm sáng, và tiếp tục hành trình sang Hậu Giang và Cần Thơ.
Thời gian của mấy buổi ăn cơm tại Phù Dung Cổ Tự, Thượng tọa Thích Vân Phong chia sẻ rằng:
“Những thập niên gần đây, vấn đề môi trường được nhân loại thế giới quan tâm, và cảnh báo càng lúc trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân giới trí thức và tổ chức khắp nơi trên thế giới đã kêu gọi, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để bảo vệ môi trường.
Riêng Phật giáo, nhiều cá nhân và tổ chức cũng có tiếng nói chung với nhân loại thế giới qua những buổi Tọa đàm, Hội thảo nhằm đưa ra những giải pháp tích cực cho vấn đề này.
Những bài viết và những lời chia sẻ Pháp thoại của những nhân vật Phật giáo nổi tiếng như đức Đạt Lai Lạt Ma, Thiền sư Thích Duy Lực, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Bodhi, Sư bà Chứng Nghiêm . . . những phong trào bảo vệ môi trường do chư Tăng, Ni, Phật tử khởi xướng cũng đã hoạt động tích cực trong những thập niên gần đây như ở Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Sirilanka, Đài Loan và Việt Nam . . . vấn đề liên quan đến môi trường cũng đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí, phát thanh truyền hình.
Một số tác phẩm Kinh điển Phật giáo có liên quan đến vấn đề bảo vệ Môi trường như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Địa Tạng. . . Phật giáo chẳng những kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên mà còn bảo vệ môi trường xã hội của loài người qua đạo đức nhân văn”.





















Đoàn xe đạp vượt quảng đường gần 80 km, bắt đầu lăn bánh vào lúc 05 giờ sáng và 13 giờ cùng ngày, Đoàn đã dừng chân tại Trường Tiểu học Bình San, đường Mạc Cửu, Phường Bình San, Thị xã Hà Tiên.



Sau khi ăn trưa tại Phù Dung Cổ tự và nghỉ ngơi giây lát, sau đó các thành viên Tương lai xanh xuất quân bắt tay vào công việc buổi chiều tại Thị xã Hà Tiên.
Hơn 50 tình nguyện viên Tương Lai xanh, dọn dẹp ao sen cạnh Quảng trường Trung tâm Thị xã Hà Tiên, và tham gia vào công tác Tuyên truyền Bảo vệ môi trường, bảo vệ khu đô thị mới Hà Tiên và tích cực sử dụng bảo hiểm Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe cộng đồng.
17 giờ cùng ngày, các thành viên Tương Lai Xanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 27/07/2015, Đoàn đã kết hợp với Thị đoàn và Ban Trị sự Phật giáo Thị xã Hà Tiên trang trí Nghĩa trang Thị xã Hà Tiên, để đóng góp vào Đại lễ Tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/07/1947 – 27/07/2015).
Sáng ngày 28/07/2015, Đoàn tiếp tục hành trình đảo Phú Quốc và trưa 30/07/2015 về lại Thị xã Hà Tiên và ăn cơm tại Phù Dung Cổ tự.
Sáng sớm ngày 31/07/2015, đoàn bắt đầu xuất quân lăn bánh tại Phù Dung Cổ tự sau khi điểm tâm sáng, và tiếp tục hành trình sang Hậu Giang và Cần Thơ.
Thời gian của mấy buổi ăn cơm tại Phù Dung Cổ Tự, Thượng tọa Thích Vân Phong chia sẻ rằng:
“Những thập niên gần đây, vấn đề môi trường được nhân loại thế giới quan tâm, và cảnh báo càng lúc trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân giới trí thức và tổ chức khắp nơi trên thế giới đã kêu gọi, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để bảo vệ môi trường.
Riêng Phật giáo, nhiều cá nhân và tổ chức cũng có tiếng nói chung với nhân loại thế giới qua những buổi Tọa đàm, Hội thảo nhằm đưa ra những giải pháp tích cực cho vấn đề này.
Những bài viết và những lời chia sẻ Pháp thoại của những nhân vật Phật giáo nổi tiếng như đức Đạt Lai Lạt Ma, Thiền sư Thích Duy Lực, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Bodhi, Sư bà Chứng Nghiêm . . . những phong trào bảo vệ môi trường do chư Tăng, Ni, Phật tử khởi xướng cũng đã hoạt động tích cực trong những thập niên gần đây như ở Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Sirilanka, Đài Loan và Việt Nam . . . vấn đề liên quan đến môi trường cũng đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí, phát thanh truyền hình.
Một số tác phẩm Kinh điển Phật giáo có liên quan đến vấn đề bảo vệ Môi trường như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Địa Tạng. . . Phật giáo chẳng những kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên mà còn bảo vệ môi trường xã hội của loài người qua đạo đức nhân văn”.





















Vân Tuyền

21(17)

Anh hùng Lý Thường Kiệt với tinh thần hộ quốc an dân

Đăng lúc: 07:57 - 28/07/2015

Lý Thường Kiệt tên thật Ngô Tuấn, người ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (hiện là Cơ Xá, Gia Lâm – Hà Nội). Theo sử cũ thì ông quê ở phường Thái Hòa, thành Thăng Long. Do có công lao to lớn dẹp Tống bình Chiêm nên được vua triều Lý kết nghĩa huynh đệ đổi tên là Lý Thường Kiệt.
Ông sinh năm 1019, mất tháng 6 năm Ất Dậu (1105) hưởng thọ 86 tuổi. Ông từng làm quan lớn dưới ba triều đại: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và trực tiếp làm Tổng Trấn Thanh Hoá gần 20 năm (1082-1101).
Ông có công rất lớn trong việc xây dựng và gìn giữ đất nước cũng như việc dẹp Tống, bình Chiêm, chặn đứng các cuộc xâm lược của ngoại bang, đem lại bình yên cho đất nước, hạnh phúc cho mọi người, nên các vua thời Lý tin tưởng, giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng và được nhân dân yêu mến kính phục tôn thờ như vị Thánh sống.
Sau hơn bốn chục năm phụ giúp triều đình nhà Lý phá tan ngoại bang xâm lược nhà Tống và bình Chiêm. Ông đã điều hành chính sự cho đất nước được yên ổn về mọi mặt. Năm 1082, Thái uy Lý Thường Kiệt được phân công về làm Tổng Trấn Thanh Hóa để bảo vệ vùng đất quan trọng ở phía Nam của đất nước.
Ông làm Tổng Trấn Thanh Hóa gần 20 năm (từ 1082 đến 1101), giúp cho tất cả nhân dân được cơm no áo ấm, muôn nhà sống yên vui, hạnh phúc nhờ biết đưa Phật pháp vào trong đời sống gia đình, xã hội và phá bỏ các hủ tục có hại.

Chính ông là người đã thành lập ngôi chùa Linh Xứng tại núi Ngưỡng Sơn, (tức núi người con gái đẹp) ngày nay thuộc xã Hà Ngọc, Huyện Hà Trung Tỉnh Thanh Hóa. Thiền sư Hải Chiếu đã hết lời ngợi ca trong bia Chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn như sau:
Thái úy trong thì sáng suốt khoan hòa, ngoài thì nhân từ giản dị. Những việc đổi dời phong tục, nào có quản công. Làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ quần chúng, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng oai vũ để trừ bọn gian ác, đem minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết dân lấy ấm no làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng cả đến người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ đó mà được an thân. Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự đẹp tốt đều ở đây cả. Giúp chính sự cho ba triều, dẹp yên loạn biên tái, chỉ khoảng vài năm mà tám phương yên lặng, công thật to lớn”.
Ngoài việc làm cho vùng đất tiếp giáp phía Nam của đất nước được yên ổn, vững mạnh, ông còn có công rất lớn trong việc phát triển chùa chiền và trùng tu lại rất nhiều chùa, làm cho đạo Phật ở Thanh Hóa lúc bấy giờ được phát triển hưng thịnh.
Sau khi làm tròn nhiệm vụ ở xứ Thanh và rời khỏi đây chỉ 4 năm, đến năm 1105, vị anh hùng kiệt xuất Lý Thường Kiệt qua đời, thọ 86 tuổi. Đây là duyên khởi Chùa Linh Xứng. Thế cho nên:
“Anh hùng Lý Thường Kiệt khơi nguồn tâm linh, mở trang sử mới cho người dân nước Việt. Phật hoàng Trần Nhân Tông đưa đạo vào đời, phá trừ mê tín làm rạng rỡ tổ tiên”.
Thái úy Lý Thường Kiệt là một vị danh tướng thời Lý. Chiến công của ông đã làm cho quân thù khiếp sợ trên sông Như Nguyệt(nay là sông Cầu thuộc làng Như Nguyệt, Bắc Ninh).
Thái úy Lý Thường Kiệt vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị và ngoại giao tài ba với tên tuổi gắn liền với bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc nước Đại Việt.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Dịch nghĩa:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Bản dịch

Bài thơ trên có lẽ là một bản tuyên ngôn của dân tộc Đại Việt được ghi lại lần đầu tiên thành văn. Chúng ta dù trải qua thời gian dài để nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử, vẫn chưa biết đích xác tác giả bài Tuyên ngôn độc lập, song đến nay nhiều người vẫn công nhận ông là người đã dùng bài thơ trên để làm vũ khí tuyên truyền chống ngoại xâm thành công.
Lịch sử mãi ghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị và ngoại giao tài ba Lý Thường Kiệt, người lãnh đạo quân dân Đại Việt thời Lý, dẹp Tống bình Chiêm thắng lợi. Ông được lịch sử ghi nhận là vị anh hùng kiệt xuất, một con người hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp độc lập của Tổ quốc ở buổi đầu thời giữ nước. Tài năng quân sự kiệt xuất của ông làm cho mọi kẻ thù đều phải khiếp phục và sợ hãi.
Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà Nam quốc sơn hà Nam đế cư là bản mở đầu( tức là Sông núi nước Nam vua Nam ở).Sông núi nước Nam là của người Nam chứ không phải là của người phương Bắc, (tức Trung Quốc ngày nay).
Một lần nữa câu đầu của bài thơ khẳng định chủ quyền của đất nước Đại Việt Sông núi nước Nam vua nam ở. Khẳng định nước Đại Việt là của người Nam, là quyền bất khả xâm phạm về chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Sông núi nước Nam là của người Nam, là của con người đất nước Đại Việt. Đó là một sự thật hiển nhiên, không ai có thể phủ nhận được bởi giang sơn bờ cõi này là do dân tộc ta đã gầy dựng trong bốn ngàn năm văn hiến.
Ngày xưa thời phong kiến, ai cũng công nhận Thần linh thượng đế là đấng tối cao hay còn gọi là “Trời”, thế cho nên làm vua gọi là Thiên tử tức con trời, thay trời để trị vì thiên hạ. Chính vì vậy, ai cũng phải thừa nhận và ghi rõ trong sách trời:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. “Rành rành định phận tại sách trời”.
Câu thứ hai của bài thơ nhấn mạnh tính chất chủ quyền độc lập của đất nước Đại Việt được viết lại trong sách trời.
Đã làm người ai cũng khát khao quyền độc lập tự chủ của một đất nước, thế cho nên dân tộc ta kiên quyết gìn giữ đất nước chống ngoại bang xâm lược phương Bắc, bảo vệ chủ quyền dân tộc Đại Việt. Ý chí ấy được khẳng định qua hai câu kết của bài thơ:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Lời tuyên bố thật hùng hồn và đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm chủ quyền của nước Đại Việt. Nếu chúng bay dám coi thường cả một dân tộc Đại Việt, dám xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại nặng nề.
Đúng với ý nghĩa, Sông núi nước Nam là của người dân Đại Việt là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta thời bấy giờ, tuy chỉ có vỏn vẹn bốn câu nhưng được xác định chủ quyền của một đất nước.
Bản tuyên ngôn ấy được kết tinh đầy đủ bởi ý chí kiên cường và tình đoàn kết dân tộc nước Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nướcđược toả sáng cho đến ngày hôm nay.
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Đại Việt – Việt Nam, sau khi thoát khỏi thời kỳ một ngàn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên sau thời kỳ đó, đất nước ta vẫn còn hứng chịu nhiều cuộc ngoại bang xâm lăng cả phương Bắc lẫn phương Tây, nhưng bất cứ thời đại nào cũng có nhiều anh hùng hào kiệt đứng lên cùng với nhân dân chiến đấu không ngừng, để giành lại nền độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc.
Trong 10 thế kỷ vừa qua, lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010-2010), các nhà nghiên cứu về lịch sử đất nước đã tính ra có ít nhất ba bản tuyên ngôn độc lập xuất hiện bằng thơ ca, văn học để công bố cho thế giới biết chủ quyền độc lập dân tộc nước Đại Việt-Việt Nam.
Sau khi đất nước an ổn không còn giặc ngoại bang xâm lược nữa, Tổng trấn Lý Thường Kiệt lại tiếp tục gánh vác trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước nhằm đem lại lợi ích cơm no áo ấm cho toàn dân.

Ông cho tu bổ đê điều, đường sá và rất nhiềucác công trình công cộng khác để phục vụ cho đời sống kinh tế phát triển chăn nuôi, trồng trọt hoa màu và ruộng lúa, ngoài ra ông cònphát triển thêm nghề đục đá. Và đồng thời cải cách bộ máy hành chính cho phù hợp với thực tế đất nước trong hoàn cảnh không còn chiến tranh.

Với tài năng và những chiến công đã cống hiến cho đất nước, Lý Thường Kiệt xứng đáng là một nhân vật lịch sử kiệt xuất của dân tộc Đại Việt - Việt Nam. Trong những công trạng và sự hy sinh của bản thân ông, ta có thể thấy được sự phi thường của một vị anh hùng lịch sử có một không hai.

Ngoài việc đánh tan quân ngoại xâm, ông giúp cho dân chúng cơm no áo ấm, xây chùa và trùng tu rất nhiều chùa để cho mọi người dân biết tin sâu nhân quả, tin lời Phật dạy mà sống đời đạo đức và dứt ác làm lành.

Tóm lại, anh hùng Lý Thường Kiệt đáng được con cháu của đất nước Việt Nam ngày hôm nay học hỏi và bắt chước noi theo với ba mục đích chính:

1-Tinh thần thứ nhất là vị anh hùng kiệt xuất dẹp Tống bình Chiêm.
2-Cải cách hành chính và xây dựng lại các công trình công cộng, tu bổ đê điều, thúc đẩy chăn nuôi trồng trọt hoa màu, mở mang ruộng đất để phục vụ cho người dân.
3-Xây chùa và sửa sang chùa, để cho mọi người tu học theo lời Phật dạy sống đời đạo đức, tin sâu nhân quả, dứt ác làm lành bằng trái tim yêu thương và hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống.
Ông mất tháng sáu năm Ất Dậu (tức trong khoảng từ 13/7 đến 11/8/1105), thọ 86 tuổi. Nhiều nơi đã lập đền thờ, dựng bia ghi công lao của ông, tiêu biểu nhất là bài văn bia chùa Linh Xứng ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá:
Lý công nước Việt/ Noi dấu tiền nhân/ Cầm quân tất thắng / Trị nước yên dân/Danh lừng Trung Hạ/Tiếng nức xa gần/Vun trồng phúc đức/Quy sùng đạo Phật.


Viết tại Chùa Linh Xứng ngày15 tháng 02 năm 2015

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Tìm bình an cho hiện tại

Tìm bình an cho hiện tại

Đăng lúc: 06:53 - 25/07/2015

Dù giàu có và quyền lực bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu không sống hôm nay, thì bạn không cảm nhận được giá trị của cuộc đời.
Chuyện xưa kể rằng, có một vị vua ngày đêm lo lắng về sự an nguy cho vương quốc của mình, về kho báu và đặc biệt về ngai vàng của mình. Ông không tìm thấy bình an trong cuộc sống; các vị quan trở thành mối nghi ngờ, và tương lai trở thành nỗi ám ảnh sợ hãi cho ông.
Từ chốn cung điện nhìn xuống đám dân nghèo, ông cảm thấy như thèm muốn được như họ, vì ở họ toát lên nỗi đơn sơ, chất phác và không một chút lo lắng cho tương lai. Quá tò mò lối sống của dân nghèo, vị vua quyết định hóa trang thành người ăn mày để tìm hiểu nguyên nhân nào đã làm cho những dân nghèo được bình an như vậy.
Ngày kia, vua giả dạng người ăn mày gõ cửa một người nghèo để xin ăn. Người nghèo mời người ăn mày vào và cùng chia sẻ một ổ bánh mì với thái độ hạnh phúc và yêu đời. Vị vua giả dạng hỏi: “Điều gì đã làm ông hạnh phúc như vậy?”. Người nghèo đáp: “Tôi có một ngày rất tốt. Tôi sửa giày và kiếm đủ tiền để mua ổ bánh cho buổi tối nay”. Vị vua giả dạng hỏi tiếp: “Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu ngày mai ông không kiếm đủ tiền mua bánh mì?”. “Tôi có niềm tin vào mỗi ngày. Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp”, người thợ đáp.
happy-486294-1368273159_600x0.jpg
Sau khi ra về, vị vua muốn thử niềm tin của người thợ giày. Vua ra lệnh cấm những người sửa giày dép hành nghề. Khi biết bộ luật mới ban, người thợ giày nhủ thầm: “Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp”. Ngay lập tức ông thấy một vài phụ nữ đang gánh nước ra chợ bán rau, ông xin được gánh nước thuê cho họ. Và hôm đó, ông kiếm đủ tiền để mua bánh mì cho buổi tối.
Trời tối, vị vua dưới dạng người ăn mày lại tới thăm người nghèo. Người thợ sửa giày vẫn giữ thái độ ung dung, hạnh phúc với ổ bánh mì của mình. Hôm sau, vua cho ra lệnh cấm không cho phép hành nghề gánh nước thuê. Và cứ như thế, người nghèo đã thay đổi nhiều nghề khác nhau, nhưng nơi ông vẫn luôn có sự bình an và tin tưởng vào triết lý sống từng ngày của mình. Còn vị vua vẫn không thể nào hiểu nổi sự bình an và niềm tin của người nghèo kia. Mỗi lần bị cấm hành nghề, người nghèo vẫn thản nhiên tin rằng, “Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp”.
Vì quá tò mò trước triết lý sống của người nghèo này, đức vua ra lệnh và dàn xếp để người nghèo làm lính cho cung điện. Thật đáng thương, người nghèo không được phát lương hằng ngày, mà phải hết tháng ông mới nhận được thù lao. Mặc dù vậy, ông đã bán lưỡi gươm và có đủ tiền để mua bánh mì cho một tháng. Tối đến, ông vẫn có bánh mì và vẫn hạnh phúc.
Vị vua giả dạng tới thăm ông và hỏi, “Hôm nay ông làm nghề gì mà kiếm tiến mua bánh mì?”. “Tôi được làm lính cho vua”, người nghèo đáp. Ông cũng đơn sơ kể rằng: “Làm lính nhưng nhận lương vào cuối tháng, nên tôi đã bán lưỡi gươm thật và đủ tiền để mua bánh mì cho một tháng. Sau khi có lương, tôi sẽ chuộc lại lưỡi gươm thật và như thế tôi sẽ có cuộc sống tốt hơn. Hiện nay tôi đang dùng lưỡi gươm bằng gỗ.” Nhà vua giả dạng hỏi tiếp, “Nhưng nếu ông phải sử dụng tới gươm vào ngày mai thì sao?”. Người thợ sửa giày đợt trước vần thản nhiên: “Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp”.
chuongio1-221617-1368273159_600x0.jpg
Quả thật, hôm sau người ta bắt được một tên trộm và bị kết án xử chém. Vua yêu cầu người nghèo trong trang phục lính thực hiện việc này. Vì nhà vua biết rằng, với lưỡi kiếm gỗ, người đàn ông này sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ. Và như vậy để xem niềm tin vào triết lý sống từng ngày của ông có thể giúp được hay không?
Tên tử tội quỳ xuống chân anh lính và van xin được tha mạng vì còn vợ và con nhỏ. Người đàn ông nhà nghèo trong trang phục lính nhìn đám đông xung quanh và hô lớn: “Lạy Đấng tối cao, nếu người sắp bị hành quyết này là người có tội, thì xin cho con được phép thi hành lệnh của vua. Còn nếu anh ta vô tội, xin hãy biến lưỡi gươm này thành gươm gỗ”. Ngay tức khắc, ông rút lưỡi gươm ra và quả thực thanh gươm bằng sắt đã biến thành gươm gỗ. Đám đông đồng thanh la lên: “Đây là phép lạ”. Vị vua truyền lệnh tha tên ăn trộm đồng thời tiến đến người lính nghèo thú nhận rằng: “Trẫm chính là người ăn mày mỗi tối tại nhà ngươi. Từ nay trở đi, trẫm muốn ngươi là bạn và là quân sư cho trẫm. Ngươi hãy dạy cho ta cách sống lạc quan và bình an”.
Bạn thân mến, “Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp”. Thế đó, cuộc sống chỉ thực sự tồn tại trong hiện tại, chứ không ở trong quá khứ hay trong tương lai. Cái triết lý của người đàn ông nghèo thực sự có giá hơn cả vàng bạc, địa vị, nhan sắc hay quyền lực.
Dù giàu có và quyền lực bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu bạn không sống hôm nay, thì bạn không cảm nhận được giá trị của cuộc đời. Nếu bạn không sống cho giây phút hiện tại, thì cuộc đời của bạn vẫn như là những chuỗi ngày kiếm tìm, rượt bắt cái bóng “an toàn, hạnh phúc” một cách vô vọng. Thật hữu ý và hợp tình khi danh từ tiếng Anh “present” mang nghĩa “quà tặng” và cũng có nghĩa “hiện tại.” Như vậy, hiện tại là quà tặng. Ai không sống trong hiện tại là tự mình khước từ quà tặng của cuộc sống. Đó chính là niềm vui, hạnh phúc sự bình an và tự chủ trong mọi giây phút của cuộc đời mỗi người.

S.T

Srilanka : Tu sĩ Phật Giáo xuất bản truyện tranh chống hạt nhân

Srilanka : Tu sĩ Phật Giáo xuất bản truyện tranh chống hạt nhân

Đăng lúc: 17:52 - 03/07/2015

Sinh ra tại Srialanka, đất nước bị lôi kéo vào những cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ, nhà sư Thalangalle Somasiri cảm thấy vô cùng xúc động sau khi đọc bộ truyện tranh Barefoot Gen của Nhật Bản, câu chuyện kể lại những hậu quả của vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima.
nha-su-pb

Các tu sĩ Phật giáo yêu hòa bình sẽ xuất bản hai tập đầu tiên trong bộ truyện tranh vào mùa xuân này, sau khi dịch chúng sang tiếng Shinhalese, một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi tại Srilanka.

Tu sĩ Somasiri, 55 tuổi, hiện là trụ trì của một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Srilanka, tên là Sama Maha Vihara, trong tiếng Nhật Bản thì đây có nghĩa là “ngôi chùa hòa bình”, tọa lạc tại ngoại ô thủ đô Colombo. Ông đến Nhật Bản vài lần mỗi năm, và tham gia vào công tác truyền bá Phật pháp cho kiều bào tại chùa Lankaji, thuộc quận Chiban gần sân bay quốc tế Narita.

Somasiri trở thành tu sĩ Phật giáo từ lúc 12 tuổi. Lần đầu tiên ông đến Nhật Bản là vào năm 1988, để học tập tại đại học Taisho ở Tokyo. Ông đã từng xuất bản sách giáo khoa và truyện cổ Nhật Bản tại quê hương Srilanka của mình. Somasiri cũng là thành viên của câu lạc bô sáng tác Nhật Bản, một tổ chức bao gồm những nhà văn yêu chuộng hòa bình và đấu tranh cho tự do ngôn luận.

Barefoot Gen được viết bởi tác giả Keiji Nakazawa, xoay quanh nhân vật chính là Gen, một nạn nhân của vụ đánh bom nguyên tử tại Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945. “ Tinh thần và nghị lực vươn lên trong cuộc sống của Gen dạy cho chúng ta những ý nghĩa về hòa bình và lòng dũng cảm”, tu sĩ Somasiri nói.

Xung đột tại Srilanka kéo dài 25 năm, hơn 70.000 người đã thiệt mạng, chùa của tu sĩ Somarisi trở thành nơi trú ẩn tạm thời của những trẻ em mồ côi do chiến tranh và một số nạn nhân của cuộc chiến này.

Xúc động trước ý nghĩa nhân văn của bộ truyện, Somarisi đã đến tham quan Bảo tàng tưởng niệm hòa bình tại Hiroshima vào mùa thu năm ngoái, cùng với những trải nghiệm sẵn có, ông quyết tâm xuất bản bộ truyện tranh này tại Srilanka.

Để tiến hành kế hoạch, ông thường thức dậy lúc hai giờ sáng để dịch truyện và tạm ngưng vào lúc 5 giờ sáng để thực hiện nghi thức công phu sáng. Vào cuối tháng ba, tu sĩ Somarisi đã giới thiệu ấn phẩm bằng tiếng Shihalese đầu tiên của bộ truyện tranh tại chùa Lankaji. Ông đặt mục tiêu sẽ xuất bản trọn bộ 10 tập của bộ truyện tranh trong vòng năm năm. Ông cũng có ý định chuyển ngữ truyện “ Nagasaki no Kane”, viết về những trải nghiệm của một bác sĩ là nạn nhân trong vụ đánh bom nguyên tử tại Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945.

“ Đây là nhiệm vụ của một người con Phật, giống như tôi, tôi làm điều này để mong ước hòa bình đến với tất cả mọi người”, tu sĩ Somarisi cho biết.

Theo Pháp Bảo

(Dịch từ Asahi Shimbun)

Màu áo xanh Phật giáo tiếp sức sĩ tử tới trường thi

Màu áo xanh Phật giáo tiếp sức sĩ tử tới trường thi

Đăng lúc: 17:50 - 03/07/2015

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2015 do Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM tổ chức ra quân hỗ trợ thí sinh phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn từ ngày 28-6 đến 4-7-2015. Là năm thứ 7 chương trình diễn ra với sự chung tay hỗ trợ từ nhiều tự viện, mạnh thường quân và tấm lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ...

1mt.JPG
Tình nguyện viên hướng dẫn các thí sinh đến điểm chùa để trọ - Ảnh: Thanh Tùng
Tất cả cho thí sinh
Điểm “tiếp sức” chùa Pháp Vân (Nguyễn Văn Đậu, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đăng ký hỗ trợ cho 200 thí sinh, phụ huynh. Ngoài ra, chùa còn hỗ trợ suất cơm chay miễn phí cho các tình nguyện viên tiếp sức mùa thi của Ban HDPT TP.HCM và cho các tình nguyện viên một số trường đại học gần chùa.
ĐĐ.Thích Minh Lộc, phụ trách tiếp sức mùa thi tại đây cho biết, được sự quan tâm của thầy trụ trì, nhà chùa hỗ trợ một cách tích cực về vật chất và chỉ đạo làm việc từ rất sớm, làm một cách rất bài bản hệ thống nên đến ngày 28-6, tất cả các khâu chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng đón tiếp thí sinh.
Dù ngày 28-6 mới ra quân nhưng trước đó chùa đã tiếp nhận hỗ trợ cho 10 thí sinh đến từ Trường Dân tộc nội trú ở Đồng Nai - thầy Minh Lộc cho biết thêm.
Còn tại chùa Triêm Phước (Q.Gò Vấp), nơi sẽ hỗ trợ cho 100 thí sinh và phụ huynh, SC.Thích nữ Trung Trí, phụ trách khâu tiếp sức và đón nhận thí sinh tại chùa chia sẻ: “Được sự chỉ đạo của sư phụ trụ trì nên từ trước đó các khâu chuẩn bị đã hoàn thành, việc sắp xếp chỗ ăn ngủ của các em rất chu đáo, có một không gian riêng dành cho các em nghỉ ngơi để thoải mái tinh thần. Các em sinh viên ở chùa đi học cũng dồn phòng để nhường không gian cho thí sinh, rồi quý cô trong chùa cũng kê lại các thứ, sắp xếp ngăn nắp để các em có không gian thoải mái”.
Cô Trung Trí nói, tinh thần rất quan trọng đối với các em khi thi, nên chùa luôn tạo điều kiện mọi mặt, rồi trước ngày thi chùa thường có buổi nói chuyện để khuyến khích, ổn định tâm lý cho các em thi cử thật tốt.
Còn đối với các tình nguyện viên, nhiều khâu đã hoạt động từ nhiều tháng trước nên mọi thứ chỉ đợi ngày ra quân tiếp sức là “vận hành” một cách nhịp nhàng, nhanh chóng.
Bạn Võ Anh Kiệt, đội trưởng đội Hỗ trợ, hiện là sinh viên năm 2 Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cho biết, đội có 34 thành viên trực ở chùa - sẽ chăm lo về ăn ở và hướng dẫn đường đi cho các bạn thí sinh, đồng thời hỗ trợ và phụ công việc thí sinh tại chùa. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp sức thí sinh.
Anh Kiệt chia sẻ rất thích chương trình này, “mình muốn hướng về cái gì đó là Phật giáo, mà ở đây thí sinh được cung cấp chỗ ăn ở miễn phí tại các chùa, có không gian yên tĩnh cho các thí sinh. Hiện tại chưa là Phật tử, nhưng mình rất mến đạo và chương trình này nên quyết định sau này sẽ quy y”.
2mt.JPG
Hướng dẫn các thí sinh khi lên xe buýt - Ảnh: Thanh Tùng
Còn bạn Phạm Thanh Tùng, đội trưởng đội Thông tin, hiện là sinh viên Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II, từng được hỗ trợ từ chương trình khi còn là thí sinh nên bản thân nghĩ mình phải quay lại hỗ trợ các em, bạn hoan hỷ chia sẻ.
“Tham gia chương trình một phần vì đam mê, vì thấy mình còn trẻ nên phải cống hiến, và quan trọng là để giúp các bạn yên tâm thi cử, như những năm trước từng được các anh chị Tiếp sức mùa thi hỗ trợ. Ban ngày thực hiện nhiệm vụ được giao, rồi tối mình xin về chùa Bồ Đề (Bình Thạnh) để trực, vì lúc trước mình được tiếp sức từ ngôi chùa này”, Tùng tâm sự với phóng viên.
Ấn tượng đẹp còn lưu mãi
Gắn bó với chương trình được 7 năm, thầy Nguyễn Văn Giảm, dạy môn Hóa ở Trường THPT Ngô Quyền (huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận) - trưởng đoàn đưa 59 thí sinh của trường đi thi, nhờ hỗ trợ từ chương trình cho biết, các tình nguyện viên, quý thầy, sư cô tiếp đón rất nhiệt tình, tại các chùa thì rất niềm nở, luôn tạo điều kiện cho các em tốt nhất về ăn ở, lo lắng cho các em rất chu đáo mọi mặt. Các em ở ngoài đảo rất khó khăn, khi vô TP.HCM thi đều rất lạ nước lạ cái, nhờ chương trình này mà phụ huynh ở ngoài huyện đảo cũng yên tâm và rất tin tưởng.
“Tôi thay mặt người nhà thí sinh rất cảm ơn Ban HDPT TP.HCM đã tổ chức chương trình này, qua đó giúp đỡ các em ở những vùng xa rất nhiều, đồng thời từ chương trình giúp các em biết về những giá trị tốt đẹp của Phật giáo rất gần gũi với đời sống, là gương để các em noi theo”, thầy Nguyễn Văn Giảm gửi gắm.
Rồi thầy còn khẳng định: “Tôi tâm nguyện hễ còn chương trình này thì tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ hỗ trợ thí sinh đi thi”.
Em Trần Thị Thanh Thúy, lớp 12A1, Trường THPT Ngô Quyền (huyện đảo Phú Quý), thi tại điểm Trường THPT Lê Thánh Tôn, chia sẻ cảm nhận khi lần đầu tiên được tiếp sức: “Em thấy thú vị, thấy biết ơn, nhờ có các anh chị mà em không còn lo lắng dù lần đầu xa nhà đi thi giữa Sài Gòn. Em thấy các anh chị rất nhiệt tình, rất thân thiện, dễ mến, hướng dẫn bạn em rất chu đáo. Nếu đậu đại học em nhất định sẽ tham gia chương trình này”.
3mt.JPG
Dẫn thí sinh qua đường - Ảnh: Thanh Tùng
Riêng với phụ huynh Trần Quốc Khánh (đến từ Bình Thuận) bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên tôi đưa con đi thi và cũng lần đầu đến TP.HCM. Đến đây, tôi thấy tình cảm của các bạn sinh viên, quý thầy, cô rất quý báu, nhiều phụ huynh không có điều kiện đưa con đi thì cũng sẽ rất yên tâm bởi có những người tiếp sức hết sức tận tình, chu đáo.
Tôi mong rằng từ sự giúp đỡ này, các em thí sinh sẽ thấy được sự quan tâm từ quý thầy, cô, cũng như anh chị tình nguyện viên để các em biết trân quý và giữ gìn, nhớ để sau này mình cũng sẽ làm được những việc ý nghĩa...”.
Như Danh

Tương quan giữa cho và nhận

Tương quan giữa cho và nhận

Đăng lúc: 07:10 - 11/06/2015

Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại giảng đường có nóc nhọn.



Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi đến trú xứ của gia chủ Ugga, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Gia chủ Ugga đi đến đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, con nghe như sau từ miệng Thế Tôn: “Ai cho vật khả ý thì nhận được điều khả ý”. Vì thế, con có nấu cháo từ hoa cây sàla và rất nhiều loại món ăn thật là khả ý; con có nhiều loại vải dệt từ Kàsi thật là khả ý. Mong Thế Tôn hãy nhận lấy vì lòng từ ái đối với chúng con.

Thế Tôn nhận lời và nói với Ugga bài kệ tùy hỷ này: “Ai cho vật khả ý, nhận được điều khả ý, đối với bậc Chánh trực, vui lòng đem bố thí, vải mặc và giường nằm, ăn uống các vật dụng, biết được bậc La hán, được ví là phước điền, nên các bậc Chân nhân, thí những vật khó thí, được từ bỏ giải thoát, không làm tâm đắm trước, người thí vật khả ý, nhận được điều khả ý”.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Vua Munda,
phần Cho các vật khả ý, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.382)
LỜI BÀN:

Cho người thực ra đó là cho mình là một nhận thức quen thuộc của những người con Phật. Vì thế, ngoài tấm lòng từ bi bao dung, độ lượng đối với tha nhân, người Phật tử thực hành bố thí với mục đích nhằm vun bồi phước báo cho chính mình.

Thi ân, sẵn sàng cho đi mà không cầu đền đáp là một phạm trù vốn rất xa lạ và khó làm đối với những người vị kỷ, keo kiệt. Càng khó khăn hơn đối với họ khi phải cho những vật khả ý, tức những vật mà mình yêu thích. Đa phần, những đồ vật đem cho thường là những vật thừa thãi, vô dụng nhưng “xả” được như vậy đối với họ cũng là quý hóa lắm rồi.

Người Phật tử thì không như vậy, cho người là một nhiệm vụ, một nghĩa cử thiêng liêng. Vì thế, họ sẵn sàng ban tặng những gì mà chúng sanh cần, kể cả những vật khả ý thậm chí dâng hiến cả thân mạng vốn là một tài sản bất khả xâm phạm. Cho những gì mình thích, mình trân quý mới thực sự là cách cho trọn vẹn và khó làm nhất.

Để đạt được cách cho cao cả như vậy không phải người nào cũng làm được mà phải có trí tuệ, thấu hiểu bản chất của cuộc đời là vô thường và vô ngã. Chính tuệ giác vô ngã đã soi sáng cho hành động bố thí thông thường tiến dần đến Bố thí Ba la mật, một sự ban tặng mà vô cầu, vô điều kiện và vô phân biệt.

Tuy vô cầu, vô điều kiện và vô phân biệt trong khi cho nhưng phước báo của người cho vẫn tròn đủ. Nhân quả trong bố thí rất bình đẳng và đạt đến đỉnh cao nếu người tu tập bố thí đạt đến trình độ Bố thí Ba la mật. Vì vậy, hãy cho tất cả để có được tất cả là lý tưởng, phương châm sống của người con Phật.

Quảng Tánh

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu?

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu?

Đăng lúc: 08:26 - 09/06/2015

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng có thể đã từng gặp phải những chuyện đau thương khốn đốn dẫn đến sự bực bội, khó chịu, phiền muộn khổ đau. Những người khó chịu, họ muốn làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng để tạo ra sự hiểu lầm hoặc mối hiềm thù trực tiếp bằng nhiều hình thức khác nhau. Người khó chịu là người hay kiếm chuyện để gây gổ làm cho mọi người luôn bực tức và phiền não bức bách.

Ảnh minh họa

Như chúng ta ai cũng có thể biết sự đụng chạm giữa con cái đối với cha mẹ, vợ chồng, anh em, bạn bè và đồng nghiệp, ngay khi xảy ra sự việc đau buồn chúng ta do không biết cách kiềm chế bản thân, nên dễ dàng trút đổ những phiền muộn vào người khác. Khi trong ta trỗi dậy những cảm xúc khổ đau, ta dễ dàng bươi móc lỗi của người khác và công khai chỉ trích những sai phạm của họ, trước mặt mọi người.

Trong cuộc sống chúng ta ai cũng có thể đóng vai trò của một người khó chịu, bởi vì đã làm người thì chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết sai lầm dễ dẫn đến làm người khác phiền muộn đau khổ. Bây giờ chúng ta có thể nói ra một vài loại người khó chịu.

Có một loại người rất khó chịu vì cuồng tín, họ tin vào đấng bề trên, họ làm việc say mê và thậm chí giết người vô tội vạ, họ cho rằng chết vì đạo sẽ được lên thiên đàng hưởng phước báo tối cao. Phụ nữ đối với họ chỉ là vật phụ thuộc, có nhiệm vụ sinh con đẻ cái và đáp ứng nhu cầu sung sướng cho họ.

Dạng người khó chịu này không chấp nhận ai, họ chỉ tôn thờ đấng bề trên của họ và muốn mọi người phải theo họ. Nếu họ nắm quyền hành trong tay, chúng ta sẽ không có chọn lựa khác, theo thì sống không theo thì chết, chỉ có vậy thôi!

Một loại nữa cho rằng chết là hết, không có nhân quả nghiệp báo nên khi sống họ mặc tình tạo tác gây ra nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác vì quan niệm mọi thứ sẽ trở về cát bụi. Chính vì vậy, dạng người khó chịu này nếu có ý thức một chút họ sẽ là những công thần dấn thân, hy sinh cho sự nghiệp chung mà sống trung thành với lý tưởng đó.

Người khó chịu theo dạng này nếu không có hiểu biết chân chính sẽ không chấp nhận học thuyết sống chết luân hồi tùy theo nghiệp báo tốt xấu đã gieo tạo. Họ cho rằng tôn giáo là thuốc phiện của nhân loại nên dẫn đến nhiều sai lầm đáng trách, làm tổn hại cho nhiều người.

Một loại người khó chịu khác, suốt đời họ mong muốn đòi hỏi ai cũng phải là một người hoàn hảo, không sai phạm, nên họ rất khó chịu khi thấy người khác phạm phải lỗi lầm. Người khó chịu theo dạng này, họ muốn mọi người cùng theo một khuôn mẫu với mình, ai khác đi thì không chịu, họ không hiểu quy luật duyên sinh nhân quả và sự huân tập của mọi người cũng khác nhau nên có sự sai biệt. Đó là sự chấp trước, chỉ thấy mình là người tốt còn mọi người khác đều xấu hết, nên cuối cùng rơi vào tuyệt vọng, họ không muốn chung sống với mọi người.

Có loại người khó chịu vì họ đang gặp hoàn cảnh bất hạnh, không tìm ra lối thoát như bệnh nan y, gia đình đổ vỡ tan nát, vợ hoặc chồng bỏ rơi, con cái chết chóc, sự nghiệp trắng tay…

Những người khó chịu là hạng người đang bị dính mắc bởi phiền não tham sân si, do họ chấp thân tâm này làm ngã nên muốn chiếm hữu mọi thứ, nhất là các ông vua thời phong kiến, đó là nói về người khó chịu thời xa xưa. Người khó chịu thời nay lại tinh vi hơn nữa, nhờ trình độ khoa học tiến bộ nên các lãnh tụ cường quốc chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên của các nước chậm tiến bộ, lạc hậu. Họ thường tự xưng mình là người khó chịu, vì không chịu khuất phục họ, theo họ hoặc là có thái độ không bằng lòng với họ, là họ tìm cách triệt buộc ngay lịch sử thế giới loài người đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Thế giới ngày hôm nay, sở dĩ chiến tranh binh đao tàn sát giết hại lẫn nhau là bởi do những người khó chịu này.

Với người không có hiểu biết chân chính, không tin tâm mình là Phật, là chủ nhân ông của bao điều họa phúc, họ sống để tham lam, ích kỷ giành giựt chiếm đoạt, để có được nhiều hơn, bất kể mọi người khổ đau như thế nào họ không cần biết, họ chỉ biết rằng họ được ăn trên ngồi trước và nắm quyền sinh sát trong tay. Họ cho rằng đó là ân sủng thượng đế đã dành cho họ. Cuộc sống của họ luôn tạo ra nỗi khổ niềm đau cho mọi người vì quan niệm sai lầm, bởi có một thần linh thượng đế ban phước giáng họa, sắp đặt mọi việc.

Nắm lấy, kéo về mình, cất giữ chất chứa là một thói quen xấu do ngu si chấp ngã thấy mình là trung tâm của vũ trụ. Con người ngay từ nhỏ, khi mới chập chững biết bò, chúng ta cố trườn tới để nắm lấy một đồ vật trước mặt. Nếu nắm lấy được thì bỏ vào miệng không biết phân biệt dơ sạch. Lớn lên, chúng ta nắm bắt chấp giữ và càng khó chịu nhiều hơn khi cảm thấy mình bị thiệt thòi hơn người khác.

Do chấp ngã chúng ta cố nắm lấy bám giữ, tiếc nuối rồi cảm thấy bực bội, khó chịu và nỗi tam bành lục tặc để làm người khác đau khổ. Khi cái ta lớn mạnh mà không được hài lòng vừa ý thì sự thất vọng càng nhiều, và phiền muộn khổ đau không có ngày thôi dứt.

Chúng ta cũng cần phải hiểu rõ, không nắm giữ không có nghĩa là không có gì hết, không có cả một cái chén để ăn cơm. Chúng ta vẫn cầm cái ly để uống nước, nhưng chúng ta không dính mắc vào nó, khi lỡ làm bể cái ly chúng ta vẫn không tiếc rẻ, bực tức hay nổi giận cáu gắt hoặc mắng chửi đánh đập người khác.

Chấp là nguồn gốc sinh ra mọi hệ lụy khổ đau cho con người, dù đó là chấp thiện. Chúng ta không thể muốn mọi người phải giống như mình, càng không thể dùng áp lực để buộc họ phải thay đổi. Cách duy nhất chúng ta có thể giúp họ là biết quay lại chính mình, tìm lại năng lực sẵn có của ta để có sự cảm thông, bao dung và tha thứ mà thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

Chúng ta hãy cảm thông cho người khó chịu với mình, vì họ không làm chủ được bản thân, họ đang đau khổ tột cùng. Vào những lúc như thế họ sẽ trút đổ mọi bực tức, giận hờn cho người khác, thậm chí họ thượng chân hạ cẳng, tạo ra nỗi khổ niềm đau cho nhau.

Người khó chịu không biết cách kiềm chế mình, nên họ lại thêm dầu vào lửa khiến cho sự việc càng thêm oan trái, bởi họ đang trong cơn tuyệt vọng và muốn có sự giúp đỡ. Chúng ta thường cho rằng người này đang ‘giận cá chém thớt’. Nếu quán chiếu sâu sắc, chúng ta sẽ thấy rằng họ đang bế tắc, họ đang trong cơn đau khổ tột cùng không có lối thoát, ta càng phải thương xót họ nhiều hơn. Trong lúc này, dù họ có cố gắng kiềm chế bằng nhiều cách đi nữa, nhưng lời nói của họ khi phát ra giống như dao bén cứa vào từng thớ thịt của người khác.

Khi chúng ta phải đối diện với người khó chịu thường xuyên, nếu không khuyên được họ, tốt hơn ta nên tìm cách tránh xa họ, tránh voi chẳng xấu mặt nào mà. Nhưng vì duyên sự, chúng ta không thể tránh được họ thì ta phải làm sao đây? Lúc này mình phải học cách, chấp nhận đương đầu với hoàn cảnh không mấy hài lòng vừa ý này.

Chúng ta sẽ thấy mình đang rơi vào hoàn cảnh éo le, ta sẽ bị phê bình chỉ trích nặng lời bởi người khó chịu kia, ngay lúc này nếu ta không tỉnh giác thì mọi thứ sẽ đổ vỡ. Nhờ tỉnh giác trong từng phút giây, chúng ta biết mình đang đối diện với lửa sân hận của người khác, nên ta an nhiên bình tĩnh tìm ra lối thoát.

Chúng ta phải ý thức rằng và có sự cảm thông cho người kia, bởi họ đang trong cơn tuyệt vọng, chúng ta dùng tuệ giác của Thế tôn để soi sáng lại chính mình mà có sự cảm thông và tha thứ cho họ. Chúng ta hãy quán sát thân này nhân duyên hòa hợp giả có không thật thể, cái gì là ta, là của ta, ta không chấp thân tâm này làm ngã, thì chẳng có thứ gì làm cho ta lay động mà phiền muộn khổ đau.

Khi đối diện với người khó chịu mình phải biết cách lắng nghe, để tìm ra nguyên nhân, họ đang nói gì, họ đang muốn gì, họ đang tiếc nuối về quá khứ, họ đang mơ mộng đến tương lai mà đánh mất mình trong hiện tại, họ không biết mọi việc tốt xấu, nên hư, thành bại đều do mình tạo ra.

Vào những lúc căng thẳng như thế, chúng ta phải dùng trí tuệ thấy biết đúng như thật để lắng nghe tâm tư của họ, họ đang muốn giải tỏa hết mọi áp lực từ bên ngoài đưa đến, đang đè nặng tâm thức của họ. Chúng ta cần phải quay trở về với thực tại để có sự cảm thông, bao dung và độ lượng, đừng vì tình cảm sâu nặng mà tự đánh mất chính mình.

Chúng ta phải nhìn vào mặt tích cực của họ khi gặp phải người khó chịu, đó cũng là một cơ hội tốt để cho mình thể hiện được sự tu tập từ bấy lâu nay bằng tuệ giác của Như lai. Vì khi nghĩ người tốt, ta sẽ bớt tâm ganh ghét tật đố mà không chỉ trích quá đáng sai lầm của người khác.

Ngày xưa có một câu chuyện như sau: Một vị tổ sư dùng phương tiện thiện xão để chỉ dạy cho người đệ tử của mình. Vị tổ sư ấy dẫn người học trò đến bên hồ chứa nước trong chùa. Sau đó, lấy một ly nhỏ chứa đầy muối rồi chế nước vào khuấy đều bảo người đệ tử uống. Người học trò vừa nhấp thử ngụm nước đã nhăn mặt nói nước mặn đắng, không thể uống được! Vị thầy bình thản lấy thêm một nắm muối khác cũng bằng với số muối trước, rồi bỏ vào hồ nước khuấy đều, bảo người học trò nếm thử. Lần này, người học trò uống thử ly nước mà không cảm thấy khó chịu của sự mặn đắng nữa.

Lúc này, vị thầy mới từ tốn nói tiếp: Sự đau khổ tột cùng giống như người uống đầy ly nước muối mặn. Tuy nhiên, nếu ta biết khôn ngoan sáng suốt hành trì theo lời Phật dạy, giữ giới, thiền định, từ bi thì ta sẽ dùng lượng muối đó pha vào thật nhiều nước, vị mặn của muối bị dòng nước hòa tan, nên ta vẫn uống bình thường mà không cảm thấy khó chịu bởi vị mặn đắng của nó.

Chính vì vậy, mỗi khi gặp điều không được hài lòng như ý, chúng ta hãy mở rộng lòng ra bằng tâm từ bi và trí tuệ để soi sáng lại chính mình thì mọi việc phải quấy, tốt xấu, đúng sai, được mất, hơn thua đều có thể tan hòa vào hư không.

Nói tóm lại, tất cả những người khó chịu dù bất cứ hình thức nào đều do sự chấp ngã thân tâm này là tôi, là ta, thấy thân này thiệt mình, thấy tâm suy tư nghĩ tưởng cũng là mình, nên từ đó ta đấu tranh giành giựt, chiếm đoạt dẫn đến tàn sát giết hại lẫn nhau không thương tiếc.

Có một phương pháp để chuyển hóa người khó chịu, trước nhất là chuyển hóa sự khó chịu của chính mình dựa theo lời Phật dạy. Vì sao chúng ta hay làm người khó chịu? Vì chúng ta không có lòng từ bi rộng lớn, từ là ban vui, bi là cứu khổ.

Muốn vậy ta phải quán tình thương và biết cảm thông, tha thứ. Khi thương yêu kính mến ai, ta sẽ không bao giờ khó chịu với người đó. Tình thương yêu chân thật thường đi đôi với tâm từ bi tức là ban vui và cứu khổ.

Khi có được một trái tim thương yêu có hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống, tâm sẽ dễ dàng trải lòng ra để giúp đỡ người khác và không buồn giận khi người đó vô ơn. Mỗi lần thấy một người khó chịu, ta tự cảm thấy mình cần phải làm điều gì đó, để giúp người ấy có đủ năng lượng thiết lập lại bình yên, hạnh phúc.

Có một người nọ thấy con bọ cạp sắp chết đuối trong một vũng nước. Khi thấy vậy tự nhiên ông ta muốn cứu giúp nó, nên nhanh nhẹn đưa bàn tay ra vớt con bọ cạp khỏi vũng nước, đặt nó vào chỗ an toàn. Con bọ cạp liền chích ông ta một phát đau điếng.

Tuy nhiên vì muốn qua đường, nó lại đi tiếp và cuối cùng lọt vào vũng nước khác. Lần này thấy nó sắp chết đuối, ông ta lại vớt nó lên lần thứ hai và cũng bị nó chích cho một phát nữa. Tay ông lúc này sưng vù, đau điếng.

Một người khác chứng kiến cảnh tượng đó từ đầu đến cuối bèn nói: “Tại sao ông lại dại khờ đến thế? Nên mới bị con bọ cạp chích cho hai lần đau điếng. Ông thật là điên rồ khi phải cứu vớt một con bọ cạp chẳng biết ơn nghĩa là gì!

Người đàn ông vui vẻ trả lời: “Thưa ông, tôi không thể nhìn thấy cảnh con bọ cạp bị chết đuối. Ông biết đó, thói quen và bản tính của con bọ cạp là chích, khi có người khác đụng vào nó đó là phản ứng tự vệ của nó, nó chỉ sống theo tập khí, thói quen mà không có sự quán chiếu. Còn thói quen của tôi là sẵn sàng cứu giúp khi có nhân duyên. Tôi thà chịu đau một chút mà cứu được con bọ cạp.

Suy luận trong trường hợp này, nếu người đàn ông đó dùng trí tuệ lấy một cành cây để vớt con bọ cạp thì sẽ không bị chích. Nhưng ông ta nghĩ rằng cứu một con bọ cạp trong cơn hoạn nạn là điều cần thiết, còn hậu quả như thế nào sẽ tính sau.

Qua bài học của câu chuyện này, đã nói lên tâm từ bi rộng lớn của người đàn ông muốn cứu một sinh mạng khác, dù đó chỉ là một con vật thấp kém. Ở đây cho chúng ta thấy người có tấm lòng rộng mở khi giúp người vật trong cơn nguy khốn, sẽ không có sự tính toán vì ta, người, chúng sinh. Đức tính của ông ta là sự giúp đỡ, sẻ chia bằng tình người trong cuộc sống với trái tim thương yêu và hiểu biết.

Do đó, khi có được tình thương yêu rộng lớn thúc đẩy, chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác, bất kể màu da, tôn giáo, chủng tộc. Nếu chúng ta, ai cũng biết nuôi dưỡng tình thương yêu chân thật bằng sự quán chiếu hằng ngày, ta sẽ thấy người và vật không có ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi. Nhờ vậy, khi sống chung với người khó chịu ta vẫn bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Thích Đạt Ma Phổ Giác

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 58
  • Hôm nay 2,740
  • Tháng hiện tại 39,195
  • Tổng lượt truy cập 23,445,444