Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ dâng hương tại Chùa Hương Tích - Hà Tĩnh

Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ dâng hương tại Chùa Hương Tích - Hà Tĩnh

Đăng lúc: 08:10 - 31/01/2017

Lễ chùa đầu Xuân để cầu tài cầu lộc, cầu may mắn bình yên, dường như là nét văn hóa tâm linh không thể thiếu của mỗi người dân Việt. Vì vậy, hằng năm mỗi độ xuân về Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã có truyền thống dâng hương cầu nguyện tại Chùa Hương Tích - Hà Tĩnh vào ngày mùng 3 Tết.

Làm đẹp

Làm đẹp

Đăng lúc: 17:04 - 11/01/2017

Ngành thẩm mỹ học cho rằng, khi chưa có con người trên trái đất này thì chưa có cái đẹp. Lúc bấy giờ đất đá, sông nước, núi rừng, biển cả, trăng sao… đã có rồi, nhưng chưa có cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, chưa có gì hết! Đến khi con người xuất hiện và phát triển đến chừng mực nào đó, lúc bấy giờ cái đẹp và cái xấu, cái thẩm mỹ và cái phản thẩm mỹ mới được con người xác lập.

lam dep.jpg

Đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, là một cái gì phù hợp với sự sống của con người. Đẹp bao giờ cũng gắn liền với sự sống lý tưởng của con người, không thể có cái đẹp nằm ngoài sự sống. Tức là, nói theo ngôn ngữ Duy thức học, đối tượng nhận thức không thể tách rời chủ thể nhận thức. Cho nên, cái đẹp phải phù hợp với sự sống của chúng ta, chúng ta hằng mơ ước về nó, khát vọng về nó, nó hiện lên trong vùng lung linh của lý tưởng. Cái đẹp ấy chính là vẻ đẹp của nội tâm và ngoại giới, vẻ đẹp của thân tâm con người.
Ở đời ai cũng yêu thích cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, của con người xây dựng nên như những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa... Và cái đẹp ai cũng quan tâm, để ý là vẻ đẹp của con người.

Con người, theo thẩm mỹ học, vốn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất! Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là của sự thăng hoa, cho dù hiện thực có giản dị, có đau thương, gian khổ đi chăng nữa thì nghệ thuật phải trên nguyên tắc của sự thăng hoa, thăng hoa cả chủ thể và đối tượng. Cho nên, con người từ xưa đến nay không ngừng nỗ lực làm đẹp.

Làm đẹp là một nhu cầu của hầu hết mọi người. Người ta có thể làm đẹp bằng nhiều cách: truyền thống, dân gian, cổ điển, có cách làm đẹp hiện đại... Nói chung, có cả trăm ngàn cách làm đẹp, và có người cũng đẹp hẳn ra, nhưng cũng có người làm hoài vẫn không đẹp. Vì sao vậy? Vì cái ‘nguyên mẫu’ nó… không đẹp. Cho nên, làm đẹp không phải là cái tội. Cái tội (nghiệp) là không thể làm cho mình đẹp ra khi mình vốn đã… xấu. Biết làm sao bây giờ? Cha mẹ sinh mình ra cũng đâu muốn mình xấu. Cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn cho mình khuôn mặt đẹp hay xấu thì làm sao mình lựa chọn?

Có người vì ‘xấu’ quá nên mất hết niềm tin, sống trong mặc cảm, tự ti, không dám mơ ước điều gì cao xa, cho dù trong lòng vẫn cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Chẳng biết bày tỏ cùng ai nỗi niềm buồn tênh đó, có người tìm đến chùa để… tâm sự với Phật. Phật thương chúng sinh, chắc sẽ không nói tâm sự của mình cho người khác, nên tha hồ mà kể lể, mà khóc, giấu mặt trong đôi bàn tay bé nhỏ!

Phật thương chúng sinh, nên sẽ giúp. Phật là Đại y vương, có khả năng điều trị cả thân bệnh lẫn tâm bệnh, nên sẽ có cách dạy cho chúng sinh làm đẹp, vì Phật biết rõ, thấy rõ nguyên nhân sâu xa của cái xấu. Nếu mình muốn đẹp mà không biết vì sao mình xấu thì không tài nào làm cho đẹp được. Cho nên, Phật bắt đầu phân tích bệnh lý cho chúng sinh hiểu.

Có 10 nguyên nhân (hay nghiệp nhân) khiến cho chúng sinh nhận lấy kết quả có một thân hình hay khuôn mặt xấu xí.

1. Thường hay nổi cơn thịnh nộ. Thịnh nộ là giận rất dữ dội. Khuôn mặt của người đang giận dữ thì… không đẹp chút nào hết, dù cho người đó là hoa hậu! Lúc đó dù có bao nhiêu lớp son phấn, mỹ phẩm đắt tiền… cũng không thể nào che được cái xấu. Hơn nữa, mỗi khi “nổi cơn thịnh nộ” thì sẽ “quên đi nghĩa tình”. Nghĩa tình đã quên hết thì tha hồ mà làm khổ cho nhau. Kinh Di giáo nói: “Lòng giận tức độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ”. Giận hờn, thịnh nộ không những tàn phá dung nhan hiện tại mà còn thấm vào trong xương, trong máu, tạo thành chủng tử cho đời sau, kiếp sau, sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào cũng xấu xí. Cho nên, muốn đẹp không phải là giải phẫu chỉnh hình mà cần ‘lột bỏ cơn thịnh nộ’.

2. Thường hay ấp ủ oán hận. Chính là nuôi dưỡng, chất chứa hận thù trong lòng. Có người hận cha mẹ, hận anh em, hận bạn bè, hận xã hội và hận luôn chế độ… nhưng cũng có người hận chính bản thân mình. Dù oán hận ai đi nữa thì người khổ đau nhất vẫn chính là mình. “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có”, kinh Pháp cú đã nói vậy. Cho nên, càng ấp ủ, càng nuôi dưỡng, càng chất chứa hận thù thì hận thù càng thêm lớn, càng thêm khổ đau cho đời này và cả đời sau, không khi nào được vui tươi, xinh đẹp. Chỉ có “Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu”. Hận thù trút bỏ rồi thì mình thành con người mới, như người đặt gánh nặng trên vai xuống, bỗng dưng thấy mình nhẹ tênh, sung sướng vô cùng. Khi ấy tự nhiên thấy mình vui tươi, trẻ đẹp ra.

3. Dối gạt người khác. Tức là sống không thật lòng, sống hai mặt, lừa dối người. Những người như vậy, họ chỉ có cái mặt nạ, cái vỏ bọc bên ngoài, còn bên trong xấu xí, lừa dối đủ điều, lừa dối cả người thân của mình. Vì sống với cái vỏ bọc bên ngoài, cho nên có che bao nhiêu lớp cũng lòi cái xấu ra ngoài.

4. Quấy rối chúng sinh. Đó là những người ưa đặt điều thị phi, vu khống, sách nhiễu, khủng bố, chọc ghẹo, xúc phạm… người khác, loài khác; phá vỡ hạnh phúc, gia cang người ta. Người như vậy không những nhận lấy quả báo xấu xí mà còn không bao giờ nhận được sự tôn trọng của người khác, luôn bị người khác coi thường.

5. Không có ái kính đối với cha mẹ. Người biết thương yêu và kính trọng cha mẹ, mặt họ luôn rạng ngời hạnh phúc. Ngược lại, người không biết ái kính cha mẹ chắc chắn là người xấu, không thể đẹp được.

6. Không cung kính Hiền Thánh. Người nào coi thường hình tượng Phật và Bồ-tát, khinh chê người khác lễ lạy Tam bảo, vào chùa thấy Phật không lạy, thấy Tăng không chào, còn tỏ thái độ bất kính, khinh khi, coi thường thì sẽ mất hết phước báo để được xinh đẹp.

7. Xâm đoạt của cải và điền nghiệp của Hiền Thánh. Người nào trộm cắp, chiếm đoạt… tài sản và đất đai của chùa chiền, đền miếu thì bị tổn giảm phước báo nghiêm trọng.

8. Làm tắt đèn đuốc nơi tháp miếu Phật. Đây là hành vi cố tình phá hủy vật dụng thắp sáng, khiến chùa tháp bị tối tăm. Việc làm này bị quả báo mặt mày luôn tăm tối.

9. Chê bai, khinh rẻ người xấu xí. Người nào khởi tâm ngã mạn, khinh chê người xấu, người bị tật nguyền sẽ bị mắc quả báo xấu xí.

10. Tập các ác hạnh. Người nào hay làm các việc ác, tà hạnh như không giữ năm giới, tám giới... sẽ bị quả báo không thể xinh đẹp.

Đó là mười nghiệp hay mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến quả báo xấu xí, không xinh đẹp. Hễ đã gây tạo một trong mười nghiệp trên thì không thể nào xinh đẹp được, cho dù có chỉnh sửa, cắt vá, tạo hình bằng cách nào. Cho nên, để có được thân tướng đoan chánh, nghiêm trang, xinh đẹp thì phải: không sân, không hận, không dối, không quấy, kính yêu cha mẹ, tôn trọng Hiền Thánh, không xâm hại sản nghiệp của Hiền Thánh, không làm tắt đèn đuốc nơi chùa chiền, không khinh rẻ người xấu, không tập các ác hạnh; lại còn phát tâm tô vẽ trang hoàng tượng, tháp Phật, quét dọn tháp miếu Phật, quét dọn đất già-lam, dâng hoa cúng Phật...

Trong mười cách làm đẹp ở trên, hễ làm được một cách thì đẹp được một phần, đẹp được một vẻ, hay nói cách khác là ‘có một vẻ đẹp riêng’. Nếu làm được cả mười thì người ấy nhất định đẹp đến… ‘mười phân vẹn mười’!

Đức Phật nói đại ý, coi những người ‘sắc nước hương trời’, đến nỗi ‘mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da’, khiến ‘chim sa cá lặn’… ấy, phải biết là họ nhờ vào sự thực tập cái nhân lành đời trước, đó là lìa xa mười nghiệp nhân làm xấu, sống theo mười nghiệp nhân làm đẹp. Tùy theo mức độ thực tập tránh xa mười nhân làm xấu, thực hành mười nhân làm đẹp, mà trở nên đẹp người đẹp nết, hay chỉ đẹp người mà không đẹp nết.

Dẫu sao, ông bà mình cũng đã dạy, “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Cho nên, hãy sửa soạn cái tâm, chăm sóc cái tâm cho thật đẹp. Kinh Ma ý dạy rằng: “Cất trăm ngôi chùa chẳng bằng cứu sống một người. Cứu sống người khắp mười phương thiên hạ, chẳng bằng một ngày tu tâm”. Người biết tu tâm dưỡng tính thì đời này, đời sau, khi nào cũng thấy hiền lành, dễ thương, đó là nét đẹp thánh thiện vậy.
Thích Nguyên HùngNgành thẩm mỹ học cho rằng, khi chưa có con người trên trái đất này thì chưa có cái đẹp. Lúc bấy giờ đất đá, sông nước, núi rừng, biển cả, trăng sao… đã có rồi, nhưng chưa có cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, chưa có gì hết! Đến khi con người xuất hiện và phát triển đến chừng mực nào đó, lúc bấy giờ cái đẹp và cái xấu, cái thẩm mỹ và cái phản thẩm mỹ mới được con người xác lập.

lam dep.jpg

Đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, là một cái gì phù hợp với sự sống của con người. Đẹp bao giờ cũng gắn liền với sự sống lý tưởng của con người, không thể có cái đẹp nằm ngoài sự sống. Tức là, nói theo ngôn ngữ Duy thức học, đối tượng nhận thức không thể tách rời chủ thể nhận thức. Cho nên, cái đẹp phải phù hợp với sự sống của chúng ta, chúng ta hằng mơ ước về nó, khát vọng về nó, nó hiện lên trong vùng lung linh của lý tưởng. Cái đẹp ấy chính là vẻ đẹp của nội tâm và ngoại giới, vẻ đẹp của thân tâm con người.
Ở đời ai cũng yêu thích cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, của con người xây dựng nên như những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa... Và cái đẹp ai cũng quan tâm, để ý là vẻ đẹp của con người.

Con người, theo thẩm mỹ học, vốn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất! Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là của sự thăng hoa, cho dù hiện thực có giản dị, có đau thương, gian khổ đi chăng nữa thì nghệ thuật phải trên nguyên tắc của sự thăng hoa, thăng hoa cả chủ thể và đối tượng. Cho nên, con người từ xưa đến nay không ngừng nỗ lực làm đẹp.

Làm đẹp là một nhu cầu của hầu hết mọi người. Người ta có thể làm đẹp bằng nhiều cách: truyền thống, dân gian, cổ điển, có cách làm đẹp hiện đại... Nói chung, có cả trăm ngàn cách làm đẹp, và có người cũng đẹp hẳn ra, nhưng cũng có người làm hoài vẫn không đẹp. Vì sao vậy? Vì cái ‘nguyên mẫu’ nó… không đẹp. Cho nên, làm đẹp không phải là cái tội. Cái tội (nghiệp) là không thể làm cho mình đẹp ra khi mình vốn đã… xấu. Biết làm sao bây giờ? Cha mẹ sinh mình ra cũng đâu muốn mình xấu. Cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn cho mình khuôn mặt đẹp hay xấu thì làm sao mình lựa chọn?

Có người vì ‘xấu’ quá nên mất hết niềm tin, sống trong mặc cảm, tự ti, không dám mơ ước điều gì cao xa, cho dù trong lòng vẫn cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Chẳng biết bày tỏ cùng ai nỗi niềm buồn tênh đó, có người tìm đến chùa để… tâm sự với Phật. Phật thương chúng sinh, chắc sẽ không nói tâm sự của mình cho người khác, nên tha hồ mà kể lể, mà khóc, giấu mặt trong đôi bàn tay bé nhỏ!

Phật thương chúng sinh, nên sẽ giúp. Phật là Đại y vương, có khả năng điều trị cả thân bệnh lẫn tâm bệnh, nên sẽ có cách dạy cho chúng sinh làm đẹp, vì Phật biết rõ, thấy rõ nguyên nhân sâu xa của cái xấu. Nếu mình muốn đẹp mà không biết vì sao mình xấu thì không tài nào làm cho đẹp được. Cho nên, Phật bắt đầu phân tích bệnh lý cho chúng sinh hiểu.

Có 10 nguyên nhân (hay nghiệp nhân) khiến cho chúng sinh nhận lấy kết quả có một thân hình hay khuôn mặt xấu xí.

1. Thường hay nổi cơn thịnh nộ. Thịnh nộ là giận rất dữ dội. Khuôn mặt của người đang giận dữ thì… không đẹp chút nào hết, dù cho người đó là hoa hậu! Lúc đó dù có bao nhiêu lớp son phấn, mỹ phẩm đắt tiền… cũng không thể nào che được cái xấu. Hơn nữa, mỗi khi “nổi cơn thịnh nộ” thì sẽ “quên đi nghĩa tình”. Nghĩa tình đã quên hết thì tha hồ mà làm khổ cho nhau. Kinh Di giáo nói: “Lòng giận tức độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ”. Giận hờn, thịnh nộ không những tàn phá dung nhan hiện tại mà còn thấm vào trong xương, trong máu, tạo thành chủng tử cho đời sau, kiếp sau, sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào cũng xấu xí. Cho nên, muốn đẹp không phải là giải phẫu chỉnh hình mà cần ‘lột bỏ cơn thịnh nộ’.

2. Thường hay ấp ủ oán hận. Chính là nuôi dưỡng, chất chứa hận thù trong lòng. Có người hận cha mẹ, hận anh em, hận bạn bè, hận xã hội và hận luôn chế độ… nhưng cũng có người hận chính bản thân mình. Dù oán hận ai đi nữa thì người khổ đau nhất vẫn chính là mình. “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có”, kinh Pháp cú đã nói vậy. Cho nên, càng ấp ủ, càng nuôi dưỡng, càng chất chứa hận thù thì hận thù càng thêm lớn, càng thêm khổ đau cho đời này và cả đời sau, không khi nào được vui tươi, xinh đẹp. Chỉ có “Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu”. Hận thù trút bỏ rồi thì mình thành con người mới, như người đặt gánh nặng trên vai xuống, bỗng dưng thấy mình nhẹ tênh, sung sướng vô cùng. Khi ấy tự nhiên thấy mình vui tươi, trẻ đẹp ra.

3. Dối gạt người khác. Tức là sống không thật lòng, sống hai mặt, lừa dối người. Những người như vậy, họ chỉ có cái mặt nạ, cái vỏ bọc bên ngoài, còn bên trong xấu xí, lừa dối đủ điều, lừa dối cả người thân của mình. Vì sống với cái vỏ bọc bên ngoài, cho nên có che bao nhiêu lớp cũng lòi cái xấu ra ngoài.

4. Quấy rối chúng sinh. Đó là những người ưa đặt điều thị phi, vu khống, sách nhiễu, khủng bố, chọc ghẹo, xúc phạm… người khác, loài khác; phá vỡ hạnh phúc, gia cang người ta. Người như vậy không những nhận lấy quả báo xấu xí mà còn không bao giờ nhận được sự tôn trọng của người khác, luôn bị người khác coi thường.

5. Không có ái kính đối với cha mẹ. Người biết thương yêu và kính trọng cha mẹ, mặt họ luôn rạng ngời hạnh phúc. Ngược lại, người không biết ái kính cha mẹ chắc chắn là người xấu, không thể đẹp được.

6. Không cung kính Hiền Thánh. Người nào coi thường hình tượng Phật và Bồ-tát, khinh chê người khác lễ lạy Tam bảo, vào chùa thấy Phật không lạy, thấy Tăng không chào, còn tỏ thái độ bất kính, khinh khi, coi thường thì sẽ mất hết phước báo để được xinh đẹp.

7. Xâm đoạt của cải và điền nghiệp của Hiền Thánh. Người nào trộm cắp, chiếm đoạt… tài sản và đất đai của chùa chiền, đền miếu thì bị tổn giảm phước báo nghiêm trọng.

8. Làm tắt đèn đuốc nơi tháp miếu Phật. Đây là hành vi cố tình phá hủy vật dụng thắp sáng, khiến chùa tháp bị tối tăm. Việc làm này bị quả báo mặt mày luôn tăm tối.

9. Chê bai, khinh rẻ người xấu xí. Người nào khởi tâm ngã mạn, khinh chê người xấu, người bị tật nguyền sẽ bị mắc quả báo xấu xí.

10. Tập các ác hạnh. Người nào hay làm các việc ác, tà hạnh như không giữ năm giới, tám giới... sẽ bị quả báo không thể xinh đẹp.

Đó là mười nghiệp hay mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến quả báo xấu xí, không xinh đẹp. Hễ đã gây tạo một trong mười nghiệp trên thì không thể nào xinh đẹp được, cho dù có chỉnh sửa, cắt vá, tạo hình bằng cách nào. Cho nên, để có được thân tướng đoan chánh, nghiêm trang, xinh đẹp thì phải: không sân, không hận, không dối, không quấy, kính yêu cha mẹ, tôn trọng Hiền Thánh, không xâm hại sản nghiệp của Hiền Thánh, không làm tắt đèn đuốc nơi chùa chiền, không khinh rẻ người xấu, không tập các ác hạnh; lại còn phát tâm tô vẽ trang hoàng tượng, tháp Phật, quét dọn tháp miếu Phật, quét dọn đất già-lam, dâng hoa cúng Phật...

Trong mười cách làm đẹp ở trên, hễ làm được một cách thì đẹp được một phần, đẹp được một vẻ, hay nói cách khác là ‘có một vẻ đẹp riêng’. Nếu làm được cả mười thì người ấy nhất định đẹp đến… ‘mười phân vẹn mười’!

Đức Phật nói đại ý, coi những người ‘sắc nước hương trời’, đến nỗi ‘mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da’, khiến ‘chim sa cá lặn’… ấy, phải biết là họ nhờ vào sự thực tập cái nhân lành đời trước, đó là lìa xa mười nghiệp nhân làm xấu, sống theo mười nghiệp nhân làm đẹp. Tùy theo mức độ thực tập tránh xa mười nhân làm xấu, thực hành mười nhân làm đẹp, mà trở nên đẹp người đẹp nết, hay chỉ đẹp người mà không đẹp nết.

Dẫu sao, ông bà mình cũng đã dạy, “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Cho nên, hãy sửa soạn cái tâm, chăm sóc cái tâm cho thật đẹp. Kinh Ma ý dạy rằng: “Cất trăm ngôi chùa chẳng bằng cứu sống một người. Cứu sống người khắp mười phương thiên hạ, chẳng bằng một ngày tu tâm”. Người biết tu tâm dưỡng tính thì đời này, đời sau, khi nào cũng thấy hiền lành, dễ thương, đó là nét đẹp thánh thiện vậy.
Thích Nguyên Hùng

Quả báo kinh hãi mang đến cho tội tà dâm

Quả báo kinh hãi mang đến cho tội tà dâm

Đăng lúc: 11:30 - 08/12/2016

Sự lạc thú từ tội tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng tội nghiệp mang lại thì thật to như núi. Đối với những người phạm tội tà dâm, một số thì bị mất mạng, một số thì bị mất chức vị, một số hủy hoại gia đình và một số thì bị tuyệt tự. Một người có thể có mệnh phú quý, nhưng nếu phạm tội tà dâm, anh ta có thể trở nên khốn khổ lao đao suốt cuộc đời.





Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân chính là tội tà dâm. Hành vi này trời đất không dung, quỷ thần phẫn nộ. Ngay khi một ý niệm dâm dục khởi phát, thậm chí trước khi hành vi nào đó xảy ra, đã là phạm tội lỗi lớn (tạo nghiệp to lớn). Nếu phạm lỗi, không chỉ người đó đã gây ra tai họa lớn cho chính mình, mà còn mang tới bất hạnh cho con cái họ.

pham_toi_ta_dam.jpg

Sự lạc thú từ tội tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng tội nghiệp mang lại thì thật to như núi. Đối với những người phạm tội tà dâm, một số thì bị mất mạng, một số thì bị mất chức vị, một số hủy hoại gia đình và một số thì bị tuyệt tự. Một người có thể có mệnh phú quý, nhưng nếu phạm tội tà dâm, anh ta có thể trở nên khốn khổ lao đao suốt cuộc đời. Một người có thể có mệnh được hưởng phúc và thọ, nhưng nếu phạm tội tà dâm, anh ta có thể bị tật nguyền hay chết yểu. Một người có thể có vợ hiền thục và tiết hạnh, nhưng nếu phạm tội tà dâm, bạn đời của anh ta có thể trở nên lẳng lơ và phóng đãng.

Trong quá khứ, một số người có công năng có thể nhìn thấy rằng quả báo với tội tà dâm là nghiêm trọng nhất.

Lấy ví dụ, thông dâm với vợ người khác, hay làm ô uế con gái nhà người ta sẽ bị đày đọa dưới địa ngục trong 500 năm. Sau đó, anh ta có thể phải mang thân trâu ngựa trong 500 năm nữa, trước khi được chuyển sinh thành người. Thậm chí khi thành người, anh ta có thể phải làm nghề kỹ nữ. Nếu ai đó bày mưu thông dâm với một góa phụ hay ni cô, làm bại hoại nhân luân, người đó sẽ phải chịu khổ dưới địa ngục trong 800 năm. Sau đó, anh ta có thể đầu thai thành lợn hoặc dê để bị mổ lấy thịt trong 800 năm tiếp theo. Đến khi lại được mang thân người, anh ta có thể bị đau khổ vì tàn tật. Quyến rũ người có địa vị cao hay trẻ nhỏ, làm bại hoại cương thường, sẽ khiến người đó chịu khổ dưới địa ngục trong 1.500 năm. Đến khi lại được mang thân người, người đó có thể bị chết trong bụng mẹ hay chết non, tức là có một đời sống cực ngắn.nguoiphattu.com

Tất nhiên, những quả báo này không phải là toàn bộ, mà có thể khác nhau tùy theo trường hợp. Tuy nhiên, điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tội tà dâm.

Mặc dù quả báo với tội tà dâm là cực kỳ nghiêm trọng, nó thậm chí còn nghiêm trọng hơn với những người xúi giục người khác. Sự đau khổ trong địa ngục là ngoài sức mô tả. Một khi vào ngục vô gián, thì sẽ không còn đường ra nữa. Sự hưởng lạc và phóng túng nơi nhân gian chỉ là rất ngắn ngủi, vì thế chúng ta không nên làm ngơ với những gì sẽ chờ đợi chúng ta sau khi chết. Một người khôn ngoan nên hiểu rõ điều này.

Theo: http://chanhkien.org/

Sự tà dâm là sự hành dâm, sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Sự tà dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện trí chê trách; tà dâm là ác nghiệp, do đó gọi là ác nghiệp tà dâm. Nếu người đàn ông và người đàn bà là vợ chồng của nhau, đúng theo phong tục tập quán, được hai bên cha mẹ, bà con dòng họ công nhận, được chính quyền chấp thuận đúng theo luật, được mọi người đều công nhận… thì sự hành dâm, sự quan hệ tình dục giữa vợ chồng của nhau không gọi là tà dâm, bởi vì đó là việc bình thường của những người tại gia, cũng không bị mọi người chê trách.

Người nào tạo ác nghiệp tà dâm với vợ, chồng, con người khác; nếu có tội nặng, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp tà dâm ấy cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh), chịu quả khổ của ác nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác nghiệp ấy mới thoát được khỏi cõi ác giới.nguoiphattu.com

Sau khi thoát khỏi cõi ác giới, nếu trường hợp thiện nghiệp nào khác cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau làm người; và trường hợp, nếu người nào tạo ác nghiệp tà dâm có tội nhẹ, sau khi người ấy chết, ác nghiệp tà dâm ấy không có khả năng cho quả tái sinh kiếp sau, mà thiện nghiệp nào khác cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau làm người; thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ còn phải chịu quả xấu của ác nghiệp tà dâm từ kiếp quá khứ.

Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải về 20 quả xấu của ác nghiệp tà dâm từ kiếp quá khứ như sau:

1- Là người có nhiều người oan trái.

2- Là người có nhiều người thù ghét.

3- Là người nghèo khổ, thiếu thốn.

4- Là người ngủ không được an lạc.

5- Là người thức không được an lạc.

6- Là người không tránh khỏi 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh).

7- Là người ái nam, ái nữ (không phải đàn ông, cũng không phải đàn bà).

8- Là người có tính hay nóng giận.

9- Là người sinh vào dòng họ thấp hèn, hạng người thấp hèn.

10- Là người có tính không minh bạch, hay che giấu tội lỗi.

11- Là người có thân hình tật nguyền, xấu xí.

12- Là người có sắc diện mặt mày sầu não, khổ tâm.

13- Là người bị mọi người coi thường khinh bỉ, không tin tưởng.

14- Là người khuyết tật: Đui mù, câm điếc,...

15- Sinh làm người đàn bà (tiền kiếp là người đàn ông).

16- Là người có nhiều chứng bệnh đáng ghê sợ.

17- Là người không biết đủ, sống khổ cực.

18- Là người sống nơi nào cũng không được an lạc.

19- Là người gặp nhiều tai hại, oan trái với mọi người.

20- Là người sống xa người thân yêu, hay bị ruồng bỏ.

Đó là 20 quả xấu của ác nghiệp tà dâm từ kiếp quá khứ.


(Tỳ Khưu Hộ Pháp)

20 điều dạy bạn khi tức giận

20 điều dạy bạn khi tức giận

Đăng lúc: 22:17 - 05/11/2016

Tâm tốt nhưng miệng nói những lời không tốt tất cả Phước Đức làm được đều tiêu tan.



Người khôn nói ít, nghe nhiều, lựa lời đối đáp, lựa điều hỏi han.
Trước người hiền ngõ khôn ngoan, Nhường trên một bước, rộng đường dễ đi
Chuyện người, chớ nói làm chi, Chuyện mình, mình biết vậy thì mới khôn.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác… thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan. Làm ơn hay bị mắc oán, cũng do cái miệng nầy hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người. “Thần khẩu nó hại xác phàm, Người nào nói quá họa làm khổ thân. Lỡ chân gượng được đỡ lên. Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi”.

1. Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo
Người khác nhục mạ bạn, bạn nên coi như được bội phục, người khác làm tổn thương bạn, bạn nên coi như họ đến để thành tựu bạn.
Làm tổn thương người khác chính là tiêu xài công đức phát tài của mình, một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, thì chính là mang tiền đến đưa cho người khác.
Ngược lại, một người có thể nhẫn nhục, chính là liên tục thu tiền. Người đại nhẫn giống như mở ngân hàng, có thể thu nạp từ trăm sông.
Trong mấy chục năm của cuộc đời, có rất nhiều chuyện và lời lẽ khiến chúng ta cảm động. Vì thế, chúng ta cũng nên nỗ lực tìm cách khiến người khác cảm động.
2. Trên thế giời này có một loại kinh doanh luôn lỗ vốn, chính là tức giận
Mọi người thường không chịu nhận sai, mọi thứ đều nói là lỗi của người khác, cho rằng mình mới là đúng. Kỳ thực không chịu nhận sai chính là một sai lầm.
Người mình nhận lỗi có thể là bố mẹ, bạn bè, người ngoài xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái và với cả người đối xử không tốt với mình. Bạn sẽ thấy rằng mình sẽ chẳng mất đi cái gì, mà ngược lại sẽ thấy được sự độ lượng của mình.
Nhẫn lỗi là một phẩm chất tốt, cũng là một loại tu hành.

3. Cái gì cũng không thể nhẫn nại, thành tựu của bạn sẽ bị giới hạn
Nhẫn nhịn cũng chính là điều mà con người gọi là bền chí, nghị lực. Cần phải nhẫn để được vừa lòng đẹp ý, tại sao vậy?
Người xưa dạy “một điều nhịn, chín điều lành”, cũng lại nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Quả thực, nhẫn nhịn có thể khiến tâm chúng ta trở nên thanh tịnh, khoảng trời trước mặt cũng sẽ trở nên rộng mở bao la.

4. Niệm giận vừa khởi lên, triệu cửa nghiệp chướng liền khai mở
Một khi tâm oán giận vừa khởi lên thì trí tuệ sẽ không còn, lý tính bị che mất. Do đó sẽ xử trí theo cảm tính, không chỉ làm tổn thương mình, mà còn hữu ý hoặc vô ý gây thù kết oán với người khác.
Nếu không thể hóa giải thù oán, khi nhân duyên chín muồi, báo ứng sẽ hiện ngay trước mắt, oan oan tương báo, quả báo sẽ ngày càng tàn khốc hơn.
Đừng nói những điều làm tổn thương nhau

5. Thân thể, tâm trạng của con người cùng với tự nhiên dung thành một bức họa
Thất tình lục dục làm nhiễu loạn tự nhiên, nhiễu loạn thân thể người. Trong đó tức giận, nổi cáu là gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Có người nói, tuổi thọ trung bình của con người lẽ ra phải là 200 tuổi, chính là do những phiền não của bản thân đã làm cho thân thể bị hư hại; người luôn sống trong cảnh giới đại từ bi thì không già, không yếu, không mê, không tà, khộng tiêm nhiễm – đây mới là niềm vui thật sự.
6. Thường cảm ơn trong lòng
Mặc dù người khác nhục mạ, phỉ báng, hãm hại bạn, cũng vẫn nên dùng thiện tâm để đối đãi, và tự đáy lòng mình cảm ơn họ.
Thực sự thì sự sỉ nhục, phỉ báng, và hãm hại của người khác, chính là để tiêu trừ nghiệp lực mà mình đã tạo ra trong đời này. Vậy nên quyết không thể để tâm oán hận nổi lên. Nếu vẫn còn tâm oán hận, thì không những không thể tiêu nghiệp, mà ngược lại còn làm cho nghiệp tăng lên.
7. Bạn hỏi Phật ngày nào tốt; Phật hỏi xem bạn có ngày nào bình yên?
Cuộc đời giống như một cái cặp da, khi cần dùng thì mới lấy, khi không dùng thì bỏ nó ra; lúc cần bỏ xuồng thì lại không bỏ, giống như mang theo hành lý nặng trĩu, không thể tự tại.
Những năm tháng của cuộc đời có hạn, vậy nên nhận sai, tôn trọng, bao dung thì mới có thể bình thản, buông bỏ mới có thể tự tại!
8. Nổi cáu là tối kỵ của tu hành, là đốt cháy rừng công đức của mình
Nếu không sửa đổi tính xấu này, thì vô luận là một ngày có niệm bao nhiêu bộ kinh, có thuyết bao nhiêu lần Pháp, thì bạn cũng không thể ra khỏi tam giới. Phát cáu là biểu hiện của vô minh, chính là không minh bạch.

9. Bất thiện, ác ý với người khác chính là chà đạp chính mình
Nếu ác ý với người người khác, thì người bị hại chỉ chịu 3/10, mà chính chúng ta mới phải gánh chịu phần nhiều 7/10, đó chính là chà đạp chính mình mà không tự biết.
Miệng để nói lời hay ý đẹp
Một câu nói ra khỏi miệng, gây sự tổn thương, thì chính mình là người gánh chịu phần lớn sự tổn thương đó. Bạn muốn mình khỏe mạnh, trường thọ và tràn đầy trí huệ, thì bạn phải dùng tấm lòng yêu mến để đối đãi với tất cả mọi người. Biết cho đi, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế.
10. Lời nói làm tổn thương người khác, còn nghiêm trọng hơn cả giết người
Đây là sự thật mà rất ít người biết! Khẩu tạo nghiệp là dễ xảy ra nhất, mà cũng là tạo thành nhiều nhất, quả báo kiếp sau sẽ vô cùng thảm thiết.
Nhẫn thì sẽ có thể xử lý và hóa giải, có thể biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có chuyện gì.
Có thể nhẫn, thì có thể phân biệt được tốt xấu, thiện ác, thị phi của thế gian. Vào buổi tối mỗi ngày trước khi đi ngủ, hãy tự hỏi chính mình: “Hôm nay mình có tức giận không?”.

Sưu tầm.

Hãy chạm tới giá trị của từng trái tim

Hãy chạm tới giá trị của từng trái tim

Đăng lúc: 21:55 - 10/10/2016

Đầu tuần qua, ngày 26-9, rapper, nhà thơ, nhà sản xuất phim kiêm nghệ sĩ hùng biện nổi tiếng người Mỹ Prince Ea đã đăng trên tài khoản Facebook của mình đoạn video clip dài 5 phút về một phiên tòa giả định, trong đó “bị cáo” là hệ thống giáo dục hiện đại. Video clip “I just sued the school system!” - (Tôi kiện hệ thống giáo dục!) ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng trên toàn thế giới, chỉ sau 24 giờ đã có 7 triệu lượt xem; đến nay con số đó gần chạm ngưỡng 16 triệu với khoảng 200.000 lượt thích, 40.000 bình luận.
Prince Ea buộc tội sự lỗi thời của hệ thống giáo dục, cho rằng học sinh đang bị ép vào khuôn mẫu, bị đánh giá không đúng về khả năng. Ông so sánh hệ thống giáo dục với sự phát triển của xe hơi, điện thoại trong 150 năm qua và kết luận: “Lớp học ngày nay không khác gì 150 năm trước, hệ thống giáo dục đang tạo ra những con robot thay vì kích thích sự sáng tạo”. Ông nhấn mạnh: “Nếu bác sĩ phát thuốc giống hệt nhau cho mọi bệnh nhân, thì sẽ thật thảm kịch, rất nhiều người sẽ bệnh nặng”.

Quả thực, việc giáo dục hướng đến cá nhân nghe như một giấc mơ; song giấc mơ đó, những đất nước như Phần Lan, Singapore ngày nay đã làm được.

Prince Ea nhận thấy hệ thống giáo dục “không mấy thay đổi trong suốt 150 năm qua”. Nhưng nếu trông xa hơn nữa, hơn 2.500 năm về trước, có lẽ ông đã nghĩ khác: giáo dục hiện đại đã không học được những cái hay của tiền nhân, bằng cách “chạm tới giá trị của từng trái tim trong từng lớp học”, như những thánh nhân Ấn Độ cổ đại đã từng làm.

Trở lại Ấn Độ thời Đức Phật, nền giáo dục hướng đến từng cá nhân theo kiểu Upanisad - đến gần và ngồi xuống bên thầy. Xem lại kinh văn, chúng ta thấy cách dạy hướng đến từng cá nhân thời ấy rất thịnh hành, có thể phát huy hết khả năng tiềm ẩn của học trò, không cứng nhắc, khuôn mẫu theo kiểu “bắt cá leo cây”. Trong Jataka - kinh Tiểu bộ, chúng ta thường thấy hình ảnh Bồ-tát (tiền thân Đức Phật) được giáo dục theo cách này và luôn đạt được những kết quả tốt đẹp.

Bản thân Đức Phật cũng luôn hướng đến lối giáo dục thích hợp với căn cơ của mỗi người. Ngài ví chúng sanh cũng như hoa sen, có hoa còn ngập trong bùn, có hoa tuy đã ngoi lên khỏi bùn nhưng vẫn còn trong nước, có hoa vươn lên khỏi bùn khỏi nước và tỏa hương ngạt ngào. Pháp của Ngài do đó trở thành phương tiện thích hợp với mỗi người. Người thích dịu ngọt, người ưa cứng rắn, người mê bay bổng, kẻ chịu giản đơn… trong phương tiện của Ngài đều có đủ. Đặc biệt, Đức Phật không chỉ đợi học trò đến ngồi gần bên cạnh để được nghe giảng mà Ngài còn chủ động đến tìm học trò khi biết chắc rằng người học trò đó có khả năng hiểu và sáng tỏ, thực chứng những lời Ngài dạy. Khi trong giảng đường, lúc dưới bóng cây, lắm khi ngay cả bên vệ đường, Đức Phật đều có thể thuyết pháp. Lối giáo dục của Ngài hết sức linh động, sinh động và hiệu quả, luôn “chạm tới giá trị của từng trái tim”.

Hệ thống giáo dục hiện đại quả thực “lỗi thời” - như cách nói của Prince Ea. Trong khi đó, lối giáo dục của Đức Phật tuy “cổ” nhưng không “lỗi”, như một trong năm đặc tính giáo pháp của Ngài - siêu việt thời gian - nên ngày nay chúng ta cần phải học tâp.

Tuy nhiên, Đức Phật không dạy cho học trò trở thành học giả, nhồi nhét cho họ đầy ắp kiến thức; Ngài luôn hướng học trò đến sự thực hành, thực chứng - học đi đôi với hành. Đó là điều mà hệ thống giáo dục ngày nay, nhất là ở nước ta - kể cả Phật giáo - ít nhiều đánh mất…

Quảng Kiến

Trách nhiệm ở nơi mình

Trách nhiệm ở nơi mình

Đăng lúc: 20:49 - 12/06/2016

Bạn phải rèn tánh can đảm để nhìn nhận khi mình phạm lỗi là do thiếu sót của mình.

Theo bản tính con người, tất cả chúng ta đều có khuynh hướng đổ lỗi, trách móc người khác vì những thiếu sót hay bất hạnh của mình. Có bao giờ bạn nghĩ lại rằng chính mình phải chịu trách nhiệm về những vấn đề của mình? Nỗi muộn phiền, bất hạnh của bạn không phải do lời nguyền của ai đó dành cho gia đình bạn, và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mà chúng cũng không phải do tội của vị tổ tông nào đó đã đội mồ lên để ám bạn. Nỗi khổ đau của bạn cũng không do Thượng đế hay ma quỷ nào tạo ra. Chính bạn là người tạo khổ cho mình. Chính bạn là người gây bất hạnh cho mình. Chính bạn mới có thể giải thoát cho mình.

Bạn phải tập gánh trách nhiệm cho cuộc đời mình và thừa nhận khuyết điểm của bản thân chứ không oán trách hay phiền hà người khác. Hãy nhớ câu nói của người xưa: “Kẻ vô học luôn đổ lỗi cho người; kẻ có chút học thức tự trách mình, còn người trí không đổ lỗi cho gì cả”.

Là người trí, bạn phải tập tự giải quyết vấn đề của mình mà không trách móc ai cả. Nếu mỗi cá nhân đều cố gắng tự sửa lỗi mình, thì thế giới này sẽ được bình an. Nhưng phần đông chẳng mảy may cố gắng để nhận thức rằng chính họ mới phải chịu trách nhiệm cho rất nhiều bất hạnh xảy ra cho mình. Họ thích tránh né. Họ nhìn ra ngoài để tìm kiếm nguồn gốc vấn đề vì họ miễn cưỡng, không muốn thừa nhận những thiếu sót của bản thân.

Tâm con người thường dễ tự dối mình, nên không ai muốn thừa nhận những yếu kém của bản thân. Họ sẽ tìm lý do gì đó để biện hộ cho hành động của mình và tạo ra ảo tưởng rằng mình không có lỗi. Nếu ta thực sự muốn được giải thoát, ta phải có can đảm thừa nhận sự yếu kém của mình. Đức Phật đã nói: “Thật dễ thấy lỗi người/ Quá khó để nhận ra lỗi mình”.

Bạn phải rèn tánh can đảm để nhìn nhận khi mình phạm lỗi là do thiếu sót của mình. Bạn phải thừa nhận là mình sai. Đừng bắt chước theo kẻ ngu luôn đổ lỗi cho người. Đừng lấy người làm bia đỡ đạn cho mình - làm vậy thật đáng trách. Hãy nhớ rằng bạn có thể thể lừa dối một số người trong một khoảng thời gian, nhưng không thể lừa dối tất cả mọi người, ở mọi lúc. Đức Phật đã dạy: “Kẻ ngu mà không nhận mình ngu, mới thực sự là ngu. Còn người ngu nhưng biết mình ngu thì trong mức độ nào đó cũng là khôn”.

Hãy nhìn nhận sự yếu kém của mình. Đừng trách móc người khác. Bạn phải nhận thức rằng bạn chịu trách nhiệm cho những bất hạnh và khó khăn xảy đến cho bạn. Bạn phải hiểu rằng cách bạn suy nghĩ cũng tạo ra những điều kiện khiến khó khăn xảy đến với bạn. Bạn phải luôn nhớ rằng, bạn có trách nhiệm đối với những vấn đề của mình. Bạn phải luôn nhớ rằng, bạn có trách nhiệm đối với bất cứ điều gì xảy ra cho bạn. “Không phải thế giới có vấn đề, mà vấn đề là ở chúng ta”.

Bạn phải chịu trách nhiệm về mối liên hệ với người khác

Hãy nhớ rằng bất cứ điều gì xảy ra, bạn sẽ không cảm thấy bị tổn thương nếu bạn biết cách giữ tâm thanh thản. Bạn bị tổn thương chỉ vì thái độ tình cảm mà bạn chấp trước đối với bản thân và đối với người. Nếu bạn thương yêu, tử tế với ai, bạn sẽ được đáp trả bằng thái độ thương yêu, tử tế. Nếu bạn tỏ thái độ hằn học, chắc chắn không bao giờ bạn được đáp trả bằng tình thương yêu. Một người sân hận chỉ thở ra khí độc và tự hại mình hơn là hại người. Người trí không để lòng sân khởi lên đáp trả lại sân thì sẽ không bị tổn thương. Hãy nhớ rằng không ai có thể làm tổn thương bạn trừ khi bạn để cho họ làm thế. Khi người khác trách móc, đổ lỗi cho bạn, nhưng bạn một lòng vững tin nơi Pháp (chân lý), thì Pháp sẽ bảo vệ bạn khỏi những sự tấn công, đả kích bất công. Đức Phật đã thuyết: “Ai xâm hại người lành/ Trong sạch, không nhiễm ô/ Điều xấu sẽ rơi ngay kẻ ấy/ Giống như tung bụi ngược chiều gió”.

Nếu bạn để cho người khác thỏa mãn ý nguyện muốn làm tổn thương bạn, thì bạn là người chịu trách nhiệm.

Đừng trách người - Hãy nhận trách nhiệm

Bạn phải tập canh giữ tâm bằng cách duy trì một quan điểm đúng đắn để không có bất cứ điều gì xảy ra ở bên ngoài có thể khiến bạn chao đảo. Bạn đang gặp khó. Nhưng bạn không nên trách móc hoàn cảnh khi sự việc không theo ý mình. Bạn không nên nghĩ rằng mình kém may mắn, là nạn nhân của số mệnh, hay do tâm địa ác độc của người. Không cần biết lý do của bạn là gì, bạn không nên cố gắng đun đẩy trách nhiệm của mình, bằng cách đổ lỗi cho hoàn cảnh. Hãy cố gắng giải quyết vấn đề của bạn một cách vui vẻ. Trong những lúc khó khăn, hãy sống lạc quan. Can đảm chấp nhận thay đổi nếu cần thiết, nhưng cũng phải đủ kiên quyết không chấp nhận điều gì bạn không thể thay đổi. Cần có đủ khôn ngoan để hiểu những vấn đề trong cuộc sống, giống như mọi người khác. Nhưng cũng phải khôn đủ để đối mặt với một số vấn đề mà không cảm thấy bất lực, khổ đau. Những khó khăn là thách thức để chúng ta vượt qua. Những người cố gắng phục vụ người khác gặp nhiều phiền phức hơn những kẻ không làm gì, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người tốt nên chạnh lòng. Họ cần phải có trí tuệ để nhận thức rằng việc phục vụ không vì tự ngã sẽ có phần thưởng riêng của nó.

“Yêu thương mà không có trí tuệ hoặc có trí tuệ mà không có tình thương đều không thể mang đến một cuộc sống tốt đẹp” (B. Russel).

Bạn phải chịu trách nhiệm về sự bình an nội tâm của mình

Bạn phải học cách bảo vệ sự bình an, thanh tịnh mà bạn đã tạo ra được trong tâm mình. Để gìn giữ nội tâm thanh tịnh, bạn phải biết lúc nào cần đầu hàng; lúc nào phải dẹp bỏ tự ái qua một bên, lúc nào phải che lấp cái ngã giả tạo, lúc nào phải thay đổi thái độ ương ngạnh, hay tà kiến và lúc nào phải thực hành kiên nhẫn. Bạn không nên để kẻ khác tước đoạt sự an bình nội tâm của mình. Bạn có thể duy trì điều đó nếu bạn biết cách hành động khôn ngoan. Trí tuệ xuất hiện khi ta nhận biết vô minh. “Con người không phải là một thiên thần gãy cánh, mà là một sinh vật đang vươn lên”.

Thái độ đúng đắn đối với sự chỉ trích

Bạn phải học cách bảo vệ mình khỏi những chỉ trích bất công và tận dụng những góp ý có tính xây dựng. Bạn phải xem xét một cách vô tư, khách quan những góp ý của người đối với mình. Nếu sự phê bình, góp ý là chính xác, có cơ sở, xuất phát từ thiện ý, thì hãy chấp nhận chúng và sửa đổi. Tuy nhiên, nếu sự chỉ trích, phê bình bất công, không có cơ sở, xuất phát do ác ý, thì bạn không phải chấp nhận chúng. Nếu bạn biết cách ứng xử của mình là đúng, được người trí, có văn hóa chấp nhận, thì đừng lo lắng về sự chỉ trích không có cơ sở đó. Việc bạn hiểu đúng về cả hai sự phê bình có tính xây dựng và ác ý mới là điều quan trọng. Đức Phật đã dạy: “Trên đời này không có ai là không có lỗi”.

Đừng mong đợi điều gì thì không có gì làm bạn thất vọng

Bạn có thể bảo vệ mình khỏi thất vọng bằng cách không mong đợi điều gì quá đáng. Nếu bạn không trông đợi gì, thì không có gì làm bạn thất vọng. Đừng mong đợi phần thưởng cho những gì bạn đã làm được. Hãy làm điều thiện một cách bất vụ lợi bằng lòng tử tế. Nếu bạn có thể giúp đỡ người khác mà không trông đợi sự đáp trả nào, thì bạn không có gì để phải thất vọng. Bạn sẽ là người vĩ đại! Nguồn hạnh phúc phát khởi trong tâm do làm việc thiện chính là phần thưởng lớn của bạn. Hạnh phúc đó khiến ta cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Có lẽ bản tính bạn là người tốt, bạn không làm hại đến ai. Dầu vậy bạn vẫn bị người khác chê trách. Bạn phải đối đầu với những khó khăn, thất vọng dầu luôn giúp đỡ và làm điều tốt cho người. Lúc đó bạn có thể nghĩ, “Nếu làm tốt được tốt, làm xấu bị điều xấu, thì tại sao tôi phải gặp tai ương khi tôi hoàn toàn không có lỗi gì? Tại sao tôi có quá nhiều bất hạnh? Quá nhiều thất vọng? Tại sao tôi bị người khác trách móc, phàn nàn dầu tôi làm điều tốt cho họ?”. Câu trả lời đơn giản là khi bạn thực hiện một số việc tốt, bạn phải đối mặt với một số năng lực xấu, một số ma lực. Nếu không, thì là bạn đang gánh chịu một nghiệp xấu đã trổ quả.

Hãy tiếp tục làm điều tốt, rồi dần dần bạn sẽ thoát khỏi những tai ương đó. Hãy nhớ là chính bạn đã tạo ra sự thất vọng cho bản thân và chỉ có bạn mới có thể vượt qua được những thất vọng này, bằng cách quán chiếu về bản chất của nghiệp (hành động và phản ứng) và bản chất của cuộc sống như Đức Phật đã từng mô tả: “Nếu bạn có thể bảo vệ bản thân thì bạn có thể bảo vệ người khác”.

Nguyên tác HT.K. Sri Dhammananda
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

(Từ You Are Responsible, trích trong quyển Purpose of Life, Nxb Kong Meng San Phor Kark See Monastery, Awaken Publishing & Design, Singapore)


Về tác giả: HT.K. Sri Dhammananda sinh năm 1919 tai miền Nam Tích Lan. Năm 12 tuổi, ngài xuất gia làm Sa-di, với pháp hiệu Dhammananda, có nghĩa là “người trải nghiệm được hạnh phúc nhờ nương tựa vào Pháp”. Ngài thọ Đại giới năm 1940, sau đó hoàn tất chương trình cao hoc tại Ấn Độ. Năm 1952, ngài được chọn đi Ma Lai đê hỗ trợ cac nhu cầu vê tôn giáo của các Phật tử người Sinhalese ở xứ này.

Nguyên là một vị lãnh đạo trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy ơ Ma Lai và Singapore, ngài là tác giả của hơn 70 đầu sách về đạo Pháp, được dịch ra hơn 16 ngôn ngữ. Là một Pháp sư nổi tiếng, ngài thường được mời đến giảng pháp tại Mỹ, Úc, Anh, Âu châu va nhiều quốc gia khác ở châu Á. Ngài đã an nhiên ra đi ở tuổi 87 vào năm 2006.

Bất mãn nhưng phải tuỳ duyên

Bất mãn nhưng phải tuỳ duyên

Đăng lúc: 11:04 - 15/12/2015

Phật Giáo Việt Nam - Xưa và nay, xã hội là một trường đời hỗn hợp luôn dung chứa những gì có được trong cuộc sống, cái ác lúc nào cũng nhiều hơn cái thiện nên dẫn đến nhiều bất công vô lý.

Người tin theo thần quyền thì oán trách đấng tối cao sao quá thiên vị với một thiểu số con người. Người tin theo truyền thống cõi này là tạm bợ và có cõi khác là vĩnh hằng nên trước khi chết phải giết hết người thân và chôn theo tài sản để hưởng phúc lạc ở cõi đó. Người tà kiến không tin nhân quả công bằng nên mặc tình gây tạo tội lỗi, để rồi khi mất thân người phải đọa vào ác thú. Người chấp có linh hồn bất tử, nên khi có địa vị, quyền thế thì mặc tình bóc lột kẻ dưới để phục vụ cho riêng mình. Những kiến chấp như kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, lớn hiếp nhỏ chỉ vì mục đích phục vụ cho “cái tôi” này. Nên xưa nay, người sống vì lợi ích chung rất hiếm, nhưng không phải là không có. Một người lãnh đạo đất nước nếu biết dùng tài năng đúng chỗ, biết sắp xếp mọi việc hợp lý theo khả năng của từng ban ngành, đoàn thể thì mọi người sẽ sống an vui, hạnh phúc. Cuộc sống này mỗi người đều có vị trí và chức năng khác nhau, phải nương vào nhau để bảo tồn cho nhau nên chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có. Cho nên, biết bao người phải chết trong cuồng si, mê muội vì không thấu rõ sự thật cuộc đời. Trong lịch sử nhân loại của Trung Quốc, có một vị tướng tài ba, lỗi lạc tên là Khuất Nguyên, ngài có nhiều dự án tiến bộ để cải cách nền văn hóa, giáo dục, pháp luật và các vấn đề chính trị. Ngài có tâm huyết muốn làm cho nước nhà được mở mang và phát triển một cách tốt đẹp, nhưng không được nhà vua chấp nhận bởi một số người dua dối, nịnh bợ ngăn cản. Khuất Nguyên vì nghĩ rằng việc làm của mình là chân chánh nhưng không được chấp nhận nên đâm ra phiền muộn, khổ đau, dẫn đến bực tức, bất mãn với triều đình; cuối cùng chịu không nổi, ngài từ bỏ quan quyền, không làm việc. Cuộc sống xã hội luôn tồn tại và phát triển theo lý nhân duyên-nhân quả, con người không thể muốn mọi vấn đề, sự việc diễn ra theo sự sắp xếp của mình. Ai suy nghĩ rằng mình là người tốt và có thể thay đổi được mọi sự việc theo sự hiểu biết của mình thì đó là một lầm lẫn rất lớn. Khuất Nguyên vì suy nghĩ rằng những kế sách của mình là đúng, là tốt, có thể giúp ích cho nhiều người, tại sao nhà vua không chấp nhận. Việc trái ý, nghịch lòng và thường xuyên xảy ra những điều bất như ý là chuyện thường xảy ra trong đời sống con người, ai khéo biết thì cuộc sống có phần an nhàn, tự tại. Khuất Nguyên là một kẻ sĩ nhưng không biết kiên nhẫn chờ đợi thời cơ, lại chấp trước quá nặng nề nên không làm chủ bản thân, dẫn đến ngông cuồng, thất tha, thất thiểu trong sự uất ức tột cùng. Ông ta rày đây mai đó như kẻ mất hồn trong trạng thái buồn chán, khổ đau. Trong lúc vật vờ, nửa tỉnh nửa say, ông gặp một lão chăn bò cũng là một triết gia ẩn dật lâu năm. Lão chăn bò hỏi ông, “có phải là ngài Tam Phu đại nhân không?” Ông ta gật đầu. “Vì cớ sao ngài tiều tụy thế này, vóc dáng y như người bệnh lâu, có phải ngài bất mãn một điều gì đó?” “Phải! Đời đục cả, chỉ một mình ta trong - Đời say cả, chỉ một mình ta tỉnh.” “Đời say sao ông không say với người, đời đục thì ông đục theo, cớ gì phải tỉnh khi người ta say?” Nói xong, lão chăn bò bồi thêm cho một bài triết lý về sự đời:
Sông Tương nước chảy trong veo,
Thì ta lội xuống rửa lèo mũ ta.
Sông Tương nước chảy đục ngầu,
Thì ta lội xuống rửa chân của mình.
Cuộc đời là vậy đó! Nước đục thì ta rửa chân, nước trong thì nấu cơm, giặt mũ. Sự vật ở mức độ nào thì ta tiếp ứng theo mức độ đó sẽ luôn thấy hài hòa, vui vẻ. Hoàn cảnh xã hội có nhiều người ý thức được trách nhiệm chung thì ta sẵn sàng dấn thân phục vụ để cùng nhau tiến bộ. Ngược lại, sự sống nếu không thuận buồm xuôi gió thì ta an nhẫn chờ thời, chớ một mình chống chọi dễ mang họa vào thân. Sau khi khuyên nhủ Khuất Nguyên xong, lão chăn bò bỏ đi nơi khác. Người có chí lớn khi được ai đó khuyên lơn liền thức tỉnh, thay đổi cách sống, nhưng Khuất Nguyên vì không còn thấy ai là người tốt cả, có sống cũng vô tích sự, nên ông đã trầm mình xuống sông mà chết. Hoàn cảnh môi trường nơi ta đang sống thường đem đến cho ta những điều không được hài lòng, như ý. Ta nên can đảm nhìn vào sự thật và chấp nhận nó như một thực tại. Ta chấp nhận nó không phải để đầu hàng, chịu thua mà bởi vì cuộc sống này ta phải khéo tùy duyên, tùy thời để có điều kiện đóng góp lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội. Cuộc sống thế gian này là một chuỗi dài nhân duyên tốt và xấu, nếu ta không biết lạc quan nhìn đời với cặp mắt sáng suốt thì ta sẽ bị chôn vùi theo năm tháng. Nếu chúng ta biết nhận thức đúng đắn, suy xét mọi việc tường tận, sâu sắc và kiên nhẫn chờ đợi thì mọi việc tốt đẹp sẽ đến với ta trong nay mai.
Những điều trái ý, nghịch lòng, bất như ý luôn xảy ra trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nó dễ làm cho con người buồn chán, bất mãn, tuyệt vọng. Nếu ta không khéo tu để chuyển hóa chúng thì ta sẽ rơi vào vòng si mê, điên dại. Bất mãn là thái độ không hài lòng, vừa ý trong hoàn cảnh hiện tại, do các tư tưởng và hành động xấu ác chiếm nhiều hơn. Người không có chiều sâu về tu tập hoặc quá cố chấp cái thấy, cái hiểu của mình nên muốn đưa ra ứng dụng mà không được mọi người chấp nhận sẽ dễ dẫn đến cuồng điên, dại dột. Khuất nguyên vì quá vội vã muốn đưa sáng kiến của mình để phục vụ nhân loại nhưng không được vua chấp nhận; thay vì an nhẫn chờ thời và cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình, ông bất mãn không đúng chỗ nên thất vọng, khổ đau đến cùng cực. Quá vội vã sẽ đưa ta tới sai lầm nghiêm trọng. Sai lầm thì không an ổn, thất vọng thì không còn niềm tin để sống và khổ đau làm cho ta tiều tụy, héo mòn, bệnh hoạn và kết cục ta bị hủy diệt nhanh chóng. Chúng ta nên có tư duy sáng suốt, không vội vã, bất mãn mà cố gắng tìm cách thuyết phục bằng hành động thực tế. Buồn khổ, phiền muộn, bực tức hay ghét ai trong vội vã thì ta dễ bức xúc vì thấy ai cũng là người xấu, nên ôm hận thiên thu mà chịu chết một cách oan uổng và đáng tiếc.
Tại sao ta hay vội vã trong mọi công việc? Đi cũng vội vã, ngồi cũng lăng xăng, nằm cũng lật đật, ăn uống cũng vội vã cho qua mau để tranh thủ việc khác. Mạng sống của chúng ta dài hay ngắn, an hay không an đều tùy thuộc vào sự định tĩnh của ta. Mỗi ngày ta có 24 giờ, 8 giờ cho ngủ nghỉ, 8 giờ cho làm việc, 8 giờ còn lại cho ăn uống và hưởng thụ. Ta chỉ dành một giờ cho quán chiếu, chiêm nghiệm cuộc sống, hết lòng tận tụy trong mọi công việc thì ta sẽ biết được cái gì nên làm và cái gì không nên. Nhờ có quán chiếu hằng ngày như thế nên tâm ta có định tĩnh, có tĩnh lặng sâu, nên các dấy niệm bất mãn, hận thù không có cơ hội phát sinh và ta không bị áp lực của sân hận, do đó biết sống tùy duyên, tùy thời mà thân tâm ta không bệnh hoạn nên mạng sống lâu dài. Ngài Khuất Nguyên vì không biết sống tùy duyên, tùy thời mà cố chấp quá mức, nên thân tâm bị bốc lửa sân hận rồi đâm đầu xuống sông mà chết. Chết như vậy chẳng giúp ích gì được cho ai mà lại còn hại mình vì tâm niệm sân hận quá lớn, nên chắc chắn kiếp tái sinh tới sẽ bị đọa vào địa ngục, chịu nhiều đau khổ, cùng cực vì cái thấy sai lầm.
Chúng ta có quyền bất mãn nhưng không bi quan, yếm thế mà cần phải bền chí, kiên trì làm một việc gì đó thật sự có lợi lạc cho nhiều người. Thế gian là một trường đời ngang trái, thuận theo cũng chết, đi ngược lại cũng chết, chỉ có biết mới có thể tồn tại lâu dài. Do đó, ta phải biết chuyển hóa tâm niệm xấu bằng cách buông xả chúng, không nên để chúng âm ỉ sôi sục bên trong mà tạo ra nội kết chán chường, thất vọng. Cuộc đời không hoàn toàn buồn chán, khổ đau như nhiều người thường lầm tưởng. Chúng ta có thể nghe tiếng gió thổi, thông reo, tiếng chim kêu ríu rít như một bản nhạc lòng hòa cùng niềm vui của nhân loại, không nên quy kết cuộc đời là hoàn toàn đau khổ, vô tình dẫn ta đến chán nản, phiền muộn, khổ đau mà nguyền rủa cuộc đời sao quá bất công. Cuộc đời vẫn đẹp và trong sáng như những vì sao, chỉ có tâm ta vẩn đục làm lu mờ lý trí. Ai còn đang vướng mắc trong cái vòng lẩn quẩn ấy hãy nên sáng suốt vượt qua. Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao dù đạn bom vẫn gầm thét trong trời đất bao la này. Có hiểu biết chân chánh, có niềm tin vững chắc, ta vẫn vui với dòng đời ngang trái mà không làm tổn hại cho ai.


Thích Đạt Ma Phổ Giác

Ba câu chuyện kể về thứ đáng sợ nhất trên đời

Ba câu chuyện kể về thứ đáng sợ nhất trên đời

Đăng lúc: 21:23 - 04/12/2015

Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?”

Thiền sư đáp: “Dục vọng!”
Người đó lộ vẻ hoài nghi.
Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể vài câu chuyện cho ông nghe vậy”.


Truyện thứ nhất: Bạc vàng đáng sợ

Một vị tăng nhân hốt hoảng từ trong rừng chạy đến, vừa khéo gặp hai người bạn vô cùng thân thiết đang tản bộ bên rừng. Họ hỏi vị tăng nhân: “Chuyện gì mà ông hốt hoảng quá vậy?”.
Vị tăng nhân nói: “Thật là kinh khủng, tôi đào được một đống vàng ở trong rừng!”.
Hai người bạn, không nhịn được liền nói: “Thật đúng là tên đại ngốc! Đào được vàng, việc tốt như thế mà ông lại cho là kinh khủng, thật không thể hiểu nổi!”.
Thế là họ lại hỏi vị tăng nhân kia: “Ông đào được vàng ở đâu? Chỉ cho chúng tôi xem với!”.
Vị tăng nhân nói: “Thứ xấu xa như thế, các ông không sợ sao? Nó sẽ nuốt chửng người ta đấy!”.
Hai người kia gạt phăng, hùng hổ nói: “Chúng tôi không sợ, ông mau mau chỉ chỗ xem nào!”.
Vị tăng nhân nói: “Chính là bên dưới cái cây ở bìa rừng phía tây”.
Hai người bạn liền lập tức tìm đến chỗ vị tăng nhân vừa chỉ, quả nhiên phát hiện được số vàng đó. Người này liền nói với người kia rằng: “Tên hòa thượng đó đúng là ngốc thật, thứ vàng bạc mà mọi người đều khao khát đang ở ngay trước mắt, thế mà lại trở thành quái vật ăn thịt người”. Người kia cũng gật đầu đồng tình.


(Ảnh theo NTDTV)
Thế là họ bàn với nhau làm thế nào để chuyển số vàng này về nhà. Một người trong đó nói: “Ban ngày mà đem nó về thật không an toàn cho lắm, hay là đêm đến chúng ta mới vận chuyển, vậy sẽ chắc ăn hơn. Tôi ở lại đây canh chừng, ông hãy về mang chút cơm rau trở lại, chúng ta ăn cơm rồi đợi đến trời tối mới chuyển số vàng này về nhà”.
Người kia liền làm theo người bạn nói. Người ở lại nghĩ : “Nếu như số vàng này đều thuộc về sở hữu của riêng ta thì hay biết mấy! Đợi hắn quay lại, ta hãy dùng cây gậy gỗ đánh chết đi, vậy thì toàn bộ số vàng này là của ta hết rồi”.
Thế là khi người bạn đem cơm rau đến khu rừng, người kia liền từ phía sau lưng dùng gậy gỗ đánh mạnh vào đầu khiến ông ta chết ngay tại chỗ, sau còn nói rằng: “Bằng hữu ơi, chính là số vàng này buộc tôi phải làm như vậy”.
Sau đó ông ta vớ lấy thức ăn mà người bạn mang đến, ăn ngấu nghiến. Chưa được bao lâu, người này cảm thấy rất khó chịu, trong bụng giống như bị lửa thiêu đốt. Khi đó, ông ta mới biết rằng mình đã bị trúng độc. Trước lúc chết, ông mới nói rằng: “Lời hòa thượng đó nói quả thật không sai!”.
Đây thật là ứng với lời người xưa để lại: Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn. Đều là họa do lòng tham đưa đến, chính dục vọng đã khiến người bạn thân nhất trở thành kẻ thù không đội trời chung.

Truyện thứ hai: Người nông dân mua đất

Có một người nông dân muốn mua đất, ông ta nghe nói một người ở vùng khác có đất muốn bán, liền quyết định đến đó hỏi thăm. Người bán đất nói với ông ta rằng: “Chỉ cần giao một nghìn lạng bạc, ta sẽ cho ông thời gian một ngày, bắt đầu tính từ lúc mặt trời mọc, đến khi mặt trời lặn xuống núi, ông có thể dùng bước chân khoanh tròn được bao nhiêu đất, thì số đất đó sẽ chính là của ông, nhưng nếu ông không trở về nơi khởi điểm, thì ngay cả một tấc đất ông cũng sẽ không có được”.
Người nông dân đó nghĩ thầm: “Nếu như hôm nay ta vất vả một chút, đi nhiều đường hơn một chút, thì chẳng phải có thể đi được vòng rất lớn, theo đó sẽ có được một mảnh đất rất lớn hay sao? Làm ăn như vậy quả thật là rất có lợi!”. Thế là ông ta liền ký kết giao ước cùng người chủ đất đó.


(Ảnh theo Epochtimes)
Mặt trời vừa mới nhô lên, ông ta liền cất bước thật dài đi nhanh về phía trước; đến giữa trưa, bước chân của ông vẫn không dừng lại giây phút nào, cứ mãi đi về phía trước, trong lòng nghĩ: “Hãy ráng chịu đựng một hôm nay, sau này sẽ có thể hưởng thụ hồi báo của vất vả hôm nay mang đến rồi”.
Ông ta cứ thế tiếp tục đi về phía trước, đến khi mặt trời sắp lặn rồi mới chịu quay trở về, trong lòng vô cùng lo lắng, bởi vì nếu như không về kịp thì một tấc đất cũng chẳng có. Thế là ông ta vội vàng trở về theo đường tắt. Tuy nhiên, mặt trời sắp xuống núi, ông ta đành phải liều mạng mà chạy, cuối cùng chỉ còn thiếu vài bước thì đến vạch khởi điểm, nhưng sức lực đã cạn kiệt, ông ngã nhào xuống nơi đó.
Dục vọng của con người và ranh giới với hiện thực mãi mãi cũng không cách nào vượt qua được, bởi lòng tham là vô đáy. Con người mãi mãi không biết thỏa mãn, đây chính là khuyết điểm lớn nhất trong nhân cách.

Truyện thứ ba: Phật và ma

Có một họa sĩ rất nổi tiếng, ông muốn vẽ Phật và ma, nhưng không tìm được người làm mẫu phù hợp, vì đầu óc ông không tài nào tưởng tượng ra nổi hình dáng của Phật, nên rất lo lắng. Trong một lần tình cờ, ông lên chùa bái lạy, vô tình nhìn thấy một hòa thượng. Khí chất trên vị hòa thượng này đã thu hút người họa sĩ sâu sắc. Vậy là ông liền đi tìm vị hòa thượng đó, hứa cho hòa thượng một số tiền lớn để làm người mẫu cho ông.
Về sau, tác phẩm của họa sĩ đã hoàn thành, gây chấn động ở vùng đó. Nhà họa sĩ nói: “Đó là bức tranh vừa ý nhất mà tôi từng vẽ qua, bởi người làm mẫu cho tôi quả khiến người ta vừa nhìn thấy nhất định cho rằng anh ta chính là Phật, loại khí chất thanh thoát an lành trên người anh có thể cảm động bất kì ai”.


(Ảnh: theo Epochtimes)
Người họa sĩ sau đó đã cho vị hòa thượng đó rất nhiều tiền như lời đã hứa.
Cũng nhờ bức tranh này, mọi người không còn gọi ông là họa sĩ nữa, mà gọi ông là “họa Thánh”.
Bẵng đi một thời gian, họa sĩ chuẩn bị bắt tay vào việc vẽ ma, nhưng điều này lại trở thành một vấn đề khó của ông, vì chẳng biết tìm hình tượng ma quỷ ở đâu. Ông đã hỏi thăm rất nhiều nơi, tìm rất nhiều người có vẻ ngoài hung dữ, nhưng không ai vừa ý cả.
Cuối cùng, ông tìm được trong nhà tù một tù nhân rất phù hợp với đối tượng ông cần vẽ. Họa sĩ vô cùng mừng rỡ, nhưng khi ông đối diện phạm nhân đó, người này đột nhiên khóc lóc đau khổ trước mặt ông.
Nhà họa sĩ rất lấy làm kinh ngạc, liền hỏi rõ ngọn ngành.
Người phạm nhân đó nói: “Tại sao lần trước khi người mà ông tìm để vẽ Phật là tôi, bây giờ khi vẽ ma quỷ, người ông tìm đến vẫn là tôi!”
Người họa sĩ giật cả mình, thế là ông lại nhìn kỹ người phạm nhân đó, rồi nói: “Sao lại có thể chứ? Người mà tôi tìm để vẽ Phật ấy khí chất phi phàm, còn cậu xem ra chính là một hình tượng ma quỷ thuần túy, sao lại có thể là cùng một người được? Điều này thật kì lạ, quả thật khiến người ta không thể nào lý giải được”.
Người kia đau khổ bi ai nói: “Chính là ông đã khiến tôi từ Phật biến thành ma quỷ”.
Họa sĩ nói: “Sao cậu lại nói như vậy, tôi vốn đâu có làm gì đối với cậu đâu”.
Ngươi đó nói: “Kể từ sau khi tôi nhận được số tiền ông cho, liền đi đến những chốn ăn chơi đàng điếm để tìm thú vui, mặc sức tiêu xài. Đến sau này, tiền tiêu sạch hết, mà tôi lại đã quen với cuộc sống đó rồi, dục vọng đã khởi phát mà không thể thu hồi lại được. Thế là tôi liền giật tiền người ta, còn giết người nữa, chỉ cần có được tiền, chuyện xấu gì tôi cũng có thể làm, kết quả đã thành ra bộ dạng này của ngày hôm nay đây”.
Người họa sĩ nghe xong những lời này, cảm khái vạn phần, ông sợ hãi than rằng bản tính con người trước dục vọng lại biến đổi mau chóng đến thế. Con người chính là yếu nhược như vậy đó. Thế là ông áy náy quăng cây bút vẽ xuống đất, từ đó về sau không còn vẽ bức tranh nào nữa.
Con người ta, một khi rơi vào trong cạm bẫy “theo đuổi ham muốn vật chất”, thì rất dễ đánh mất bản thân mình, muốn thoát ra khỏi đã trở thành mục tiêu rất khó khăn, vậy nên bản tính con người không thể đi cùng với lòng tham.
Thiền sư kể xong mấy câu chuyện, nhắm nghiền mắt lại không nói gì cả, còn người kia đã biết được đáp án từ trong những câu chuyện này: Thì ra điều đáng sợ nhất trên cõi đời này chính là dục vọng, dục vọng của người ta càng nhiều, thì sẽ càng không thỏa mãn, vậy nên sẽ càng không vui vẻ và phiền não vì thế cũng sẽ càng nhiều hơn.

Tâm hồng danh chiếu ra miền Cực lạc

Tâm hồng danh chiếu ra miền Cực lạc

Đăng lúc: 08:56 - 29/11/2015

Hãy tưởng đến cảnh, người Phật tử ngang qua ngọn núi, thấy một tượng Phật liền dừng chân lễ bái. Lễ xong tới gần, chạm tay vào, bỗng giật mình. Hư không. Tìm hiểu mới hay tượng Phật cổ này vốn bị kẻ ác phá hủy, những nghệ sĩ đích thực tiếc nuối liền cúng dường bằng cách dùng ánh sáng 3D chiếu ra một hình tượng Phật (ảo) y như cũ.

Con người cũng đang liên tục phát xuất ý niệm (chiếu ra) từ vọng tâm, chiếu vào nhau, “mặc định” tính cách cho nhau. Cho đến một ngày tu hành chứng quả, vọng tâm vụt tắt, an trú trong chân tâm và do đó trước mắt “họ” chúng sanh đều mất, thay vào ai cũng đều cùng Phật (tánh).

anhmh.jpeg
Vọng tâm mỗi chúng ta có đầy đủ đức tính của bất cứ người nào; nói ngược lại, thực chất phàm nhân trên trái đất là do vọng tâm ta chiếu (ảnh) ra mà có. Người kia báng Phật, trong ta có chủng tử này, chỉ là nhờ công phu nên không khởi hiện. Mụ B độc ác - trong vọng tâm ta có chủng tử này; anh X hiền lương nhẫn nhịn - vọng tâm ta có đức tính này; cô hàng xóm hay xỏ xiên ganh tỵ - vọng tâm ta cũng chứa mẫu hình này, v.v... và v.v... Hết thảy nói chung, bởi là hàng xóm, là họ không thân thích lắm với ta nên cũng ảnh hưởng không nhiều với bản mệnh của ta.

Ta tác ý đến đối tượng, đối tượng liền thay đổi. Ta tác ý xấu đến nước, nước chuyển xấu (độc), và ngược lại; điều này khoa học đã chứng minh. Ta tác ý đến người, người biến đổi chăng? Có. Bởi người đa phần là nước, là từ vô vàn phân tử cấu thành. Tác ý đến cục đá, cục đá biến đổi chăng? Là có. Chỉ do mắt ta không nhìn thấy thôi. Bởi cục đá là duyên hội tụ của các hạt lượng tử. Các hạt siêu nhỏ ấy luôn không ngừng dao động song mắt thường nào có thấy. Nghệ sĩ nhiếp ảnh, chưa nói họ chụp cảnh động, chụp tĩnh vật cùng một góc, sẽ có sự khác nhau. Là do mỗi người tác ý vào tĩnh vật ý niệm không đồng. Chẳng những người, cục đá, nước bị ảnh hưởng theo ý nghĩ, mà cả vũ trụ đang biến đổi theo ý niệm tác khởi từ tâm chúng sanh trong các cõi.

Ngược lại, cái tạo nên bản tính cố hữu của ta lại chính là sự cộng gộp của những người ít nhiều có mối liên hệ (thông qua lục căn) với ta đó. Chẳng hạn Z hay rượu chè, thiếu trách nhiệm với gia đình và cơ quan. Ban đầu chỉ là thói quen, nhưng làng xóm hễ thấy Z hoặc nghe đến tên Z liền khởi ý nghĩ: ờ, gã ấy nát rượu lắm, bê trễ lắm; họ giữ chặt ý nghĩ này. Hỏi trong tất cả những người quen thân với Z, mấy người có cái nhìn tiến bộ. Kể đến những người mới quen Z, nghe qua liền nắm ngay ý nghĩ (mang tính “chân lý” đám đông) đó, vậy là Z nhận thêm từ trường xấu. Điều này thực sự nghiêm trọng. Z không biết đang sống bởi sự quy định nghiệp xấu từ cảm quan (“vô thức tập thể”) quanh mình. Ý niệm tạo vật chất, tạo cảnh giới, bởi xét đến cùng ý niệm cũng là vật chất, một loại vật chất mắt thường không thể thấy. Sự hội tụ của ý niệm sẽ kết thành năng lượng siêu nhiên dẫn dắt tương lai của chúng sanh.

Hồi tôi ở Thủy Dương, có hai mẹ con, mỗi lần đứa con gây gổ với ai hay rượu chè be bét, bà liền tung câu: “Ôi Ch. ơi tau chết theo mi. Tau chết theo mi liền Ch. ơi”. Rồi tối đó Ch. tông xe vào cột điện chết. Đưa xác Ch. về đến nhà độ nửa tiếng, bà mẹ nom vẫn tỉnh táo, mua nhang về, bỗng hét “Ôi Ch. ơi...” và chết. Hai quan tài đặt song song trong ngôi nhà nhỏ. Quá thảm! Xưa nghe câu cửa miệng của bà mẹ trên đến mỏi tai, chả để ý, bây giờ học Phật, nhớ lại chuyện này tôi không phải giật mình, mà rùng mình!

Trở lại với Z, y cứ thế nát rượu, cứ thế bê trễ trách nhiệm với gia đình xã hội, để rồi chút ý chí mong manh không thể chống lại “trường năng lượng” chung quanh. Rõ hơn, ta có thể xem Z như một tác phẩm tượng mới hơi hướm hình dạng, được trưng diện để mọi người cùng tô đắp, đa phần sẽ theo hình dạng hiển lộ ban đầu. Mỗi người góp vào một bay hồ, Z lần một hiện rõ hình dạng và nhân cách. Bây giờ hãy nghĩ khác. Rằng Z chuyển đến một nơi xa xôi, (tốt nhất gần thiên nhiên), tạm thời không gặp không liên lạc với những người quen cũ. Lâu dần họ sẽ quên Z. Z tới vùng đất mới với những người mới, họ có cái nhìn khác về Z. Cốt yếu là ngay từ lúc gặp hàng xóm, Z phải chỉnh sửa thân tâm, gieo ấn tượng tốt. Người ta nhìn Z khác đi, đẹp đẽ sinh khí hơn, có ích hơn, một lan ra mười người… cứ thế Z tự nhiên được bao bọc bởi một trường năng lượng sạch. Nhưng đây chưa là cứu cánh, chưa thể nói Z đổi được tương lai xán lạn.

Làm sao thoát khỏi vòng nghiệp lực để cải đổi vận mạng? Muốn làm chủ nghiệp lực, dĩ nhiên phải tu, chân thành hướng về Phật, sẽ được sống trong vầng hào quang tịnh khiết. Ý dẫn đầu các pháp. Cải đổi vận mạng, phải từ gốc cải đổi ý niệm, từ bất thiện qua thiện, từ thiện quy về kinh điển, quy về một câu chú, câu Phật hiệu, từ có (niệm ấy) trở về vô niệm. Tâm rỗng rang. Tuy, niệm Phật, không hẳn ai cũng biết cách. Đơn giản nhất cũng phải nghe rõ chữ mình niệm, từng câu nối nhau không đứt. Hơn thế, nếu cứ duy trì tâm niệm này dễ rơi vào tâm đề phòng (vọng niệm), khởi bực lúc niệm xấu xen vào, theo đó niệm ác bị coi khinh, bị đè nén để thế vào niệm thiện v.v...; là ta đã đặt vào đó một “người quan sát”, để tạo nên hoặc tiếp nguồn năng lượng cho cái gọi vọng tâm. Xét ở thiền, ban đầu ta khởi ý diệt trừ vọng ác thay bằng vọng thiện; lúc thiện niệm đã tăng, một niệm ác khởi sẽ làm ta khó chịu hơn trước.

Rốt ráo ở thế gian pháp, chân tâm trở thành vọng tâm là bởi ta đặt vào người quan sát (bát phong), thực tế chân tâm vốn dĩ cũng là cuộc tương tục của ý niệm (tịnh khiết). Bởi, thường trong nhà Thiền hay nghe câu: Chân tâm vô niệm! Một bậc chân tu từng khai thị: “Chớ nghĩ không có một niệm gì mơi được gọi chân tâm, đấy chỉ là cảnh giới vô tưởng thiên, ở đây vô niệm cần phải hiểu là không tà niệm, không có niệm phân biệt thiện ác, chẳng dính hai bên, trung đạo cũng không lập, khi đó thì niệm niệm đều tuôn chảy tương ứng với tự tánh bất nhị, đấy là cái theo ngài Huệ Năng gọi là Đạo tự nhiên, theo Krishnamurti thì là trạng thái sáng tạo khi không còn người quan sát - vốn khi không tự dựng ra để tự triền phược mình, xung đột với chính mình, nhưng đấy chẳng phải là chỗ kẻ sơ cơ có thể sờ đến được; trong kinh Hoa nghiêm gọi là vô công dụng đạo, chính là cảnh giới sơ trụ Bồ-tát. Kẻ sơ học tưởng chỉ nên biết qua thôi còn chỗ dụng công của mình phải nên y pháp của ngài Thần Tú mơi là đắc lực: Ngày ngày thường lau chùi chớ để dính bụi”.

Cũng là từ lý kinh “phiền não tức Bồ-đề”, chân vọng vốn không hai. Lúc vào tu, Phật pháp sẽ soi thấy mình xấu, vậy là người quan sát liền bê về một người tốt đòi thay vào bằng được. Giống như ta thừa tiền (phước) nên thuê một người về gác cổng nhà mình; từ đây tạo nên tâm phân biệt, tâm đề phòng lúc nào không hay. Bên trong luôn đề phòng niệm xấu ác, rồi đề phòng bất cứ niệm gì ngoài kinh; bên ngoài thì đề phòng kẻ trộm, nhà lúc nào cũng khóa, đồ vật hở chút là sợ đánh cắp. Lý này tưởng trái ngược thiền, song là cần thiết tham khảo đối với những người đã, tạm gọi vào được công phu.

Quán niệm, ta phải phân định thiện hay bất thiện, cái nào giữ cái nào không, dần dà mới vượt lên niệm thiện niệm ác. Niệm Phật thì ngay từ lúc nhập môn đã không cần phân biệt niệm thuộc loại gì, giữ hay không, cứ mặc nhiên luồn vào câu Phật hiệu (theo vọng tâm).

Hễ khởi niệm là thay bằng “A Di Đà Phật”; thay một cách nhẹ nhàng; kết hợp có hình ảnh xấu hiện lên, ta luồn ngay vào khuôn mặt Phật, Bồ-tát hoặc Tổ sư Đại đức thờ phụng trong nhà. Sự thế vào này dĩ nhiên niệm vọng không biết (đã bị thay); “người quan sát” cũng không biết, nên dần dà nó thành đồ thừa, tự khắc tự sa thải.

Tâm giống như dòng nước tuôn chảy không ngừng, việc của ta là gửi vào câu Phật hiệu, gửi càng lúc càng dày, đến một lúc sông tâm không (còn) thấy nước cũng không thấy rác, mà toàn “A Di Đà Phật”. Thể tánh của sông vốn là nước, giờ thể tánh của sông tâm là “hồng danh”. Dòng sông tâm thức A Di Đà Phật mênh mông sáng rực không bờ bến, ào ạt chảy về Tây phương Cực lạc; là cảnh giới Tam muội (minh tâm).

Vũ trụ chuyển động không ngừng, trái đất chuyển động không ngừng, tâm ta cũng không ngừng vọng động. Nó vọng động bởi quá nhiều tạp niệm. Ai đó hãy thử ngồi xuống nhắm mắt cố tĩnh tâm, cố gắng không nghĩ gì mới biết thế nào là tạp niệm. Tâm ta nghĩ quá nhiều, mà phần lớn đều bất thiện. Người dừng được tất thảy vọng niệm, chỉ khởi một câu chú hay câu Phật hiệu A Di Đà, dần dần pháp đó cũng mờ, mất dần, trả lại sự trong lặng tuyệt tĩnh mà tâm vẫn hằng sáng, họ có thể ngồi như vậy hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, thậm chí nhiều thế kỷ, gọi là cảnh giới Niết-bàn, muốn tác ý “sống” trở lại thì sống, muốn về cõi Phật thì về, muốn để lại nhục thân bất hoại thì để. An nhiên cùng cực.

Bởi là tâm phóng chiếu, người tu thực sự đạt định thì nhìn đâu cũng yên bình. Hành giả Tịnh tông nhìn ai cũng thấy (tâm họ) là A Di Đà Phật. Bởi là tâm phóng chiếu, nhỡ có bị chửi, thì với họ, người chửi kia thực đang niệm hồng danh; nhỡ ai đó đang báng pháp mình theo, thì với họ người kia cũng thực đang niệm A Di Đà Phật vậy.
Hồ Dụy

Lời nói yêu thương qua lời Phật dạy

Lời nói yêu thương qua lời Phật dạy

Đăng lúc: 16:37 - 08/08/2015

Lời nói là sự biểu lộ phẩm giá và nhân cách của một con người. Người ta có thể thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn và cũng có thể ghét nhau vì lời nói, vậy nói sao cho vừa lòng nhau. Lựa lời là chúng ta biết chọn lọc những từ ngữ diễn đạt thích hợp với vai vế của từng người, từng sắc thái hoàn cảnh khác nhau.

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 14
  • Hôm nay 3,809
  • Tháng hiện tại 40,264
  • Tổng lượt truy cập 23,446,513