Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Sắc màu chốn thiền môn

Sắc màu chốn thiền môn

Đăng lúc: 06:38 - 19/10/2015

Chính tại nơi này, một vùng ngoại ô thành phố, tôi đã tìm được cho mình một chốn bình yên. Chốn bình yên với những gam màu vẽ nên cuộc sống, những sắc màu bình dị, đơn sơ và thanh khiết như chính tâm hồn của những người thầy đáng kính. Rồi mai đây giữa dòng đời xuôi ngược, dẫu đắng lòng trước thay đổi thịnh suy, tôi sẽ không bao giờ quên những gì đang hiện hữu.



Khi vạn vật còn đang chìm trong giấc ngủ mơ màng, khi đàn gà con còn chưa muốn bước ra khỏi cửa chuồng để kiếm ăn, khi ông mặt trời còn chưa trở mình vươn vai thức dậy phía hừng đông thì hồi chuông báo thức đã vang lên, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng đại hồng chung ngân vang phá tan màn đêm tĩnh mịch. Trong màu vàng y rực rỡ, quý thầy đã tập trung về chánh điện để tụng thời kinh khuya. Màu vàng y thanh tịnh trang nghiêm, màu vàng sẫm của đất đỏ bazan, đó cũng chính là màu của sự nhẫn chịu. Nhẫn như đất, dẫu có ai thải vào đất hay vứt lên đất bất cứ thứ gì, đất cũng không nhàm chán hay giận dữ, đất âm thầm chuyển hóa.

Sau thời kinh khuya, mọi người cùng nhau quét dọn sân chùa. Khi âm thanh xào xạc của nhát chổi vừa ngưng thì vạn vật đã chuyển mình thức dậy. Tiếng chim đã bắt đầu réo rắt đầu cành, ánh nắng vàng xua tan giọt sương đầu ngọn cỏ. Trong bầu không khí trong lành ấy, chư Tăng và Phật tử xếp hàng lần lượt vào trai đường để dùng cơm. Dùng cơm sáng xong, tất cả cùng bắt tay vào công việc trong chùa, mỗi người một việc, không ai giống ai, có giống nhau chăng là nụ cười luôn nở trên môi của mỗi người khi chấp tác, hoặc giống nhau là sự nhiệt tình, năng nổ và hết mình trong công việc của mọi người.

Ấn tượng làm sao những buổi trưa hè của những ngày lễ, chủ nhật hay khóa tu, trong một sự hỗn độn màu sắc và âm thanh của thập phương bá tánh, những chiếc áo nâu và áo lam đang âm thầm làm việc, đẫm mồ hôi dưới trời nắng gắt. Vài vị thầy đang hướng dẫn cho các bạn nhóm Hộ pháp viên phát cơm cho Phật tử về chùa. Để có những phần cơm này, quý thầy và Phật tử trong chùa phải chuẩn bị từ đêm hôm trước. Nếu màu áo lam và áo nâu xen kẽ nhau trong khu vực nhà bếp với niềm vui phụng sự thì đâu đó vài tà áo lam và nâu đang lom khom nhặt những hộp cơm đã sử dụng xong với ước mong sân chùa được khang trang, sạch sẽ. Có lẽ từ quý thầy cho đến Phật tử trong chùa, ai cũng ý thức được những điều mình đang làm đem lại lợi ích gì và có ý nghĩa như thế nào.

Thế rồi dòng người đông đúc cũng đổ về muôn ngả, ánh nắng chiều soi rọi khắp lối đi, tiếng kinh chiều đồng vọng vang lên, khiến người lữ khách dừng chân nơi chốn thiền môn thanh tịnh, tìm lại sự bình yên trong sâu thẳm tâm hồn. Có ai đó đang ngồi nơi góc sân chùa, lắng nghe từng lời kinh tiếng kệ. Màu hoàng hôn buông phủ muôn nơi, nhưng không buồn bã thê lương mà an bình tĩnh lặng. Tiếng mõ vang đều được điểm xuyết thêm tiếng chuông ngân, càng làm cho không gian thêm trầm lắng. Có ai đó muốn dừng lại cuộc rong chơi, để ngồi đây lắng nghe niềm an lạc đang lan tỏa trong từng hơi thở. Thời kinh rồi cũng qua đi, mọi người cùng ngồi im, lắng nghe tâm mình hướng về Đức Phật. Phút tĩnh lặng tuy ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để mọi người lấy lại năng lượng sau một ngày dài mệt nhọc và nhìn lại chính bản thân mình.

Sau thời kinh tối, ánh đèn khu Tăng xá lại sáng rực lên, soi rọi cho những hành giả xuất gia tìm về với lời dạy của Thế Tôn trong từng trang kinh sách. Trong màu nâu sòng giản dị, các thầy học hỏi và nghiên cứu giáo lý của đức Phật để sau này tiếp bước dấu chân xưa, gánh vác trọng trách thiêng liêng mà đức Thế Tôn và các bậc Tổ sư khi xưa truyền lại. Đâu đó trong ánh đèn phố thị ngoài kia, có người đang chén tạc chén thù bên mâm cỗ, có người đang say đắm ái ân. Nhưng tại đây cũng có những người còn rất trẻ mà lòng tràn đầy nhiệt huyết, đang âm thầm nuôi dưỡng thiện tâm, đang gầy dựng những hoài bão, ước mơ tốt đời đẹp đạo. Ngày cũng dần tàn mà ánh đèn đêm vẫn còn rực sáng, thế nhưng có người vẫn dành một ít thời gian còn lại của ngày để tĩnh lặng tâm tư, nhìn lại chính mình và sau đó chìm vào giấc ngủ bình yên.

Dẫu biết rằng, dòng đời còn quá nhiều ngang trái, có lắm người mượn đạo tạo đời, làm nhiều điều không đúng với chánh pháp, làm mất đi hình ảnh thiêng liêng và cao cả của chư Tăng. Thỉnh thoảng những hình ảnh, tin tức không hay được đăng tải trên các ph ương tiện truyền thông đại chúng. Thế nhưng chắc chắn rằng đâu đó vẫn còn rất nhiều những người thầy vững tin vào con đường giải thoát, đang giữ mình khỏi những cám dỗ xa hoa và tìm về với ánh đạo thiêng của Phật Đà. Có những người thầy tuy tuổi đời còn rất trẻ và tuổi đạo không cao, nhưng luôn ấp ủ những hoài bảo cao vời muốn giúp đời vơi đi khổ não. Và ở một nơi xa xôi nào đó, có những người con Phật vì chúng sanh vì Phật pháp hành đạo độ đời. Nguyện cầu những hình ảnh này vẫn tồn tại mãi mãi với thời gian, sẽ không bao giờ phai nhạt. Nhân loại luôn được an vui hạnh phúc trong ánh sáng từ bi.

Kính Đức.

Chùm ảnh: Những khoảnh khắc bình yên ở Pakistan

Chùm ảnh: Những khoảnh khắc bình yên ở Pakistan

Đăng lúc: 21:42 - 19/07/2015

Nhắc đến Pakistan chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đây là một đất nước bất ổn với đầy rẫy những cảnh xung đột và bạo lực. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả những gì đang diễn ra ở đất nước này.
Dưới đây là những hình ảnh đời thường ở Pakistan do các phóng viên quốc tế ghi lại. Hy vọng những con người nơi đây sẽ sớm được hưởng cuộc sống yên bình và hạnh phúc.
[IMG]
Trẻ em Pakistan chơi trò đẩy bánh xe lúc hoàng hôn đang buông xuống thành phố Lahore.
[IMG]
Cô bé Mamouna Qamar 4 tuổi nắm tay 2 người anh trai của cô Shazaib (6 tuổi) và Zaman (7 tuổi) đứng chờ cha mẹ trên một con đường nhỏ ở Islamabad, Pakistan.
[IMG]
Một bé gái được mẹ ẵm trên tay đi theo cha vào một khu ổ chuột ở ngoại ô thủ đô Islamabad.
[IMG]
Trẻ em Pakistan chạy theo chiếc xe đạp của người đàn ông bán bong bóng. Đối với một đứa trẻ, bong bóng luôn là một món đồ chơi đầy hấp dẫn.
[IMG]
Một cậu bé đang ăn bắp luộc và cầm chiếc bong bóng hình trái tim trên tay ở một khu dân cư nghèo gần Islamabad.
[IMG]
Các em bé Pakistan chơi đùa bên chiếc xe kéo bằng gỗ ở ngoại ô Islamabad. Những nụ cười thật hồn nhiên và đáng yêu.
[IMG]
Một bé gái đang quấn lại chiếc khăn quấn đầu khi đang đứng cùng những cô gái khác ở một khu ổ chuột ngoại ô Islamabad.
[IMG]
Trẻ em Pakistan ở lớp học tiếng Anh ngoài trời trong một khu ổ chuột gần Islamabad.
[IMG]
Nghệ sĩ đường phố và chú khỉ đang chờ đợi khán giả đến xem màn trình diễn của mình.
[IMG]
Một bé gái người Afghanistan tị nạn ở Pakistan trở về nhà trong khu ổ chuột ngoại ô Islamabad.
[IMG]
Bé gái Aysha Gulfeyaz, 3 tuổi, uống nước từ một giếng nước bơm tay gần Islamabad.
[IMG]
Các bé gái Pakistan vui đùa khi đang mang củi về nhà trong khu ổ chuột ở ngoại ô Islamabad.
[IMG]
2 bé gái người Afghanistan và một cô bé Pakistan đang tham dự lớp học hàng ngày để đọc kinh Koran trong một ngôi đền ở ngoại ô Islamabad.
[IMG]
Các bé trai Pakistan tham gia lớp học đọc kinh Koran trong một ngôi đền gần Islamabad.
[IMG]
Các bé gái Afghanistan ngồi bên dưới một chiếc xe kéo bằng gỗ trong một khu ổ chuột ở ngoại ô Islamabad.
[IMG]
Một cậu bé Pakistan đang chơi đu quay. Dòng chữ trên chiếc lồng đu quay được viết bằng ngôn ngữ Urdu, nghĩa là “Chúc mừng lễ hội Eid, từ London đến Hoa Kỳ”. Eid là một lễ hội đánh dấu kết thúc tháng chay Ramadan của người Hồi Giáo.
[IMG]
Các bé gái Pakistan đang làm việc trong một xướng gạch ở ngoại ô Islamabad.
[IMG]
Các cậu bé Afghanistan đang chơi game bên dưới một tầng hầm ở một khu ổ chuột gần Islamabad.
[IMG]
Các bé trai Pakistan tụ tập xem cá cảnh trên xe đạp của một người bán cá dạo.
[IMG]
Mohammed Ali, 5 tuổi, đứng kế mẹ của cậu khi đang xếp hàng cùng những người khác để chờ nhận gạo ở một địa điểm phát hàng cứu trợ ở đền thờ Beri Iman ở Islamabad.
[IMG]
Một người đàn ông đang chở phần đầu của một xe tải trên chiếc xe kéo của anh ta đi trên đường ở thành phố Rawalpindi, một thành phố gần Islamabad.
[IMG]
Trẻ em Pakistan vui đùa trên một ngọn đồi ở ngoại ô thủ đô.
[IMG]
Một thợ cắt tóc hè phố (phải) đang phục vụ khách hàng (trong gương) ở Gujranwala, gần Lahore, thành phố lớn thứ 2 ở Pakistan và là một trung tâm văn hóa.
[IMG]
Trẻ em Pakistan đang qua sông trên một chiếc cáp treo trên không.
[IMG]
Trẻ em Pakistan nhìn qua cửa của một chiếc xe kéo, các em đang vui chơi cùng nhau trên một khoảng đất trống ở khu ổ chuột ngoại ô Islamabad.
[IMG]
Một bé gái đang đứng chờ mẹ cô nhận gạo cứu trợ ở đền Beri Iman.
[IMG]
Một bé gái đang dắt chú ngựa của gia đình đi trong một khu ổ chuột ở ngoại ô Islamabad.
[IMG]
2 cậu bé bán túi ni-lông kiếm sống đánh nhau tại một khu chợ ở Islamabad.
[IMG]
Hai cô bé người Afghanistan giặt đồ trên một con suối ở ngoại ô thủ đô Islamabad.
[IMG]
Các bé gái người Afghanistan cùng nhau vui chơi ở một khu ổ chuột ngoại ô Islamabad.
Lê Vương Thịnh
Theo Tinhte.vn, nguồn: Boston.com

Srilanka : Tu sĩ Phật Giáo xuất bản truyện tranh chống hạt nhân

Srilanka : Tu sĩ Phật Giáo xuất bản truyện tranh chống hạt nhân

Đăng lúc: 06:52 - 03/07/2015

Sinh ra tại Srialanka, đất nước bị lôi kéo vào những cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ, nhà sư Thalangalle Somasiri cảm thấy vô cùng xúc động sau khi đọc bộ truyện tranh Barefoot Gen của Nhật Bản, câu chuyện kể lại những hậu quả của vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima.
nha-su-pb

Các tu sĩ Phật giáo yêu hòa bình sẽ xuất bản hai tập đầu tiên trong bộ truyện tranh vào mùa xuân này, sau khi dịch chúng sang tiếng Shinhalese, một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi tại Srilanka.

Tu sĩ Somasiri, 55 tuổi, hiện là trụ trì của một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Srilanka, tên là Sama Maha Vihara, trong tiếng Nhật Bản thì đây có nghĩa là “ngôi chùa hòa bình”, tọa lạc tại ngoại ô thủ đô Colombo. Ông đến Nhật Bản vài lần mỗi năm, và tham gia vào công tác truyền bá Phật pháp cho kiều bào tại chùa Lankaji, thuộc quận Chiban gần sân bay quốc tế Narita.

Somasiri trở thành tu sĩ Phật giáo từ lúc 12 tuổi. Lần đầu tiên ông đến Nhật Bản là vào năm 1988, để học tập tại đại học Taisho ở Tokyo. Ông đã từng xuất bản sách giáo khoa và truyện cổ Nhật Bản tại quê hương Srilanka của mình. Somasiri cũng là thành viên của câu lạc bô sáng tác Nhật Bản, một tổ chức bao gồm những nhà văn yêu chuộng hòa bình và đấu tranh cho tự do ngôn luận.

Barefoot Gen được viết bởi tác giả Keiji Nakazawa, xoay quanh nhân vật chính là Gen, một nạn nhân của vụ đánh bom nguyên tử tại Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945. “ Tinh thần và nghị lực vươn lên trong cuộc sống của Gen dạy cho chúng ta những ý nghĩa về hòa bình và lòng dũng cảm”, tu sĩ Somasiri nói.

Xung đột tại Srilanka kéo dài 25 năm, hơn 70.000 người đã thiệt mạng, chùa của tu sĩ Somarisi trở thành nơi trú ẩn tạm thời của những trẻ em mồ côi do chiến tranh và một số nạn nhân của cuộc chiến này.

Xúc động trước ý nghĩa nhân văn của bộ truyện, Somarisi đã đến tham quan Bảo tàng tưởng niệm hòa bình tại Hiroshima vào mùa thu năm ngoái, cùng với những trải nghiệm sẵn có, ông quyết tâm xuất bản bộ truyện tranh này tại Srilanka.

Để tiến hành kế hoạch, ông thường thức dậy lúc hai giờ sáng để dịch truyện và tạm ngưng vào lúc 5 giờ sáng để thực hiện nghi thức công phu sáng. Vào cuối tháng ba, tu sĩ Somarisi đã giới thiệu ấn phẩm bằng tiếng Shihalese đầu tiên của bộ truyện tranh tại chùa Lankaji. Ông đặt mục tiêu sẽ xuất bản trọn bộ 10 tập của bộ truyện tranh trong vòng năm năm. Ông cũng có ý định chuyển ngữ truyện “ Nagasaki no Kane”, viết về những trải nghiệm của một bác sĩ là nạn nhân trong vụ đánh bom nguyên tử tại Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945.

“ Đây là nhiệm vụ của một người con Phật, giống như tôi, tôi làm điều này để mong ước hòa bình đến với tất cả mọi người”, tu sĩ Somarisi cho biết.

Theo Pháp Bảo

(Dịch từ Asahi Shimbun)

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 10
  • Hôm nay 4,369
  • Tháng hiện tại 61,875
  • Tổng lượt truy cập 23,468,124