Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Cứu người mà không sát vong

Cứu người mà không sát vong

Đăng lúc: 11:06 - 26/09/2017

Khóa tu chỉ có bảy người, trong đó có hai tu sĩ (đã xuất gia từ thuở nhỏ), còn lại là nam cư sĩ. Cả đoàn lặng lẽ lên núi, trú nhờ nơi gian nhà tổ của một ngôi chùa. Chùa xa và nghèo, nên chùa vắng; thuận tiện cho khóa tập; duy chỉ không có người “phục vụ” nên đoàn phải mang theo lương thực-thực phẩm đủ dùng cho hơn một tháng. Mỗi ngày, công việc chính của đoàn là bốn thời thiền tọa, mỗi thời khoảng hai giờ. Thời gian còn lại dành cho việc chẻ củi, lặt rau, bếp núc… Nghĩa là không có thời giờ trống…

aminhhoa.jpg
Ảnh minh họa
Khoảng giữa khóa thiền, một hôm có đôi vợ chồng đến gặp thầy, dắt theo người con gái để nhờ thầy trị bệnh. (Không biết do đâu mà dẫn đến việc nhờ trị bệnh này, vì khóa thiền diễn ra rất âm thầm!). Người con gái khoảng hơn hai mươi tuổi, sắc mặt hồng hào, không có vẻ gì là người có bệnh. Bệnh, theo lời đôi vợ chồng nói, là không hiểu sao, ngày nào người con gái cũng múa hát cười cợt lung tung…

Nhìn chăm chú người con gái giây lát, thầy hỏi: Có phải cháu thích ăn kẹo bánh và cứ chiều chiều, là cháu mới lên cơn, phải không? Đôi vợ chồng thưa: Quả thế thật. Cháu còn thích mặc áo quần đẹp nữa. Gia đình đã đi tìm thầy chữa hơn ba năm rồi mà thầy nào cũng… lắc đầu. Nhờ thầy làm ơn làm phước…

Thầy bảo hai vợ chồng đưa cháu về, vài hôm sau sẽ gặp lại.

Đêm ấy, thầy khó ngủ, cứ đi đi lại lại trước sân chùa…

Trong buổi uống trà sáng hôm sau, mấy huynh đệ được thầy cho biết, người con gái ấy bị một vong trẻ con đeo bám lâu ngày nên mới có những biểu hiện như thích ăn bánh kẹo, thích mặc áo quần mới… Thầy đang phân vân, chưa chọn được cách giải quyết chu toàn.

***

Mấy ngày sau, cả nhà người con gái ấy trở lên núi. Thầy cho bệnh nhân ngồi chính giữa bộ phản gỗ lớn đặt bên phải gian nhà Tổ, hai bên và phía sau bệnh nhân, thầy bảo ba huynh đệ cùng đặt tay lên lưng và hai vai người bệnh; thầy ngồi đối diện với người bệnh. Thầy bắt ấn, lâm râm trì chú rồi nói lớn: Đi, đi ra khỏi đây ngay, đi mà tìm nơi tu tập, nếu không ta sát! Vừa dứt lời, thầy đánh mạnh vào bệnh nhân…

***

Khi khóa thiền sắp kết thúc, gia đình bệnh nhân lại lên núi để báo tin, rằng sinh hoạt của con gái họ đang dần dần trở lại bình thường. Các huynh đệ đều chúc mừng, mong họ thêm vững lòng tin vào Phật pháp. Thầy cũng chân thành bày tỏ, rằng cái vong đeo bám cô gái là một vong hiền, nên thầy mới có thể “gọi” nó rời bỏ khỏi thân thể cô ấy. Và điều khiến thầy phải đắn đo khi trị bệnh, là làm sao vừa giúp được bệnh nhân mà vẫn không làm thương tổn đến cái vong ấy. Bởi vì nó cũng không có ác ý làm hại người bệnh, nó cũng chỉ là nạn nhân của chính những nghiệp quả đã gieo, đang trôi lăn trong dòng luân hồi u u minh minh bất tận. Thầy lưu ý cho tất cả huynh đệ hiểu-nhận sâu sắc rằng, mỗi một ấn quyết và thần chú đều có công năng riêng nhưng điều chủ yếu là phải dùng tâm từ để điều khiển khi sử dụng ấn chú vào những mục đích tốt đẹp nhằm cứu giúp người khác. Nếu đi lệch khỏi động cơ và mục đích ấy, mọi việc làm đều trở nên vô nghĩa, vô ích và có hại cho bản thân, vì nó chỉ làm tăng thêm cái “ngã” mà thôi. Và điều quan trọng nhất đối với mỗi người trong việc nhận thức về những thế giới tồn tại bên cạnh đời sống hàng ngày của con người, là sự tôn trọng đối với họ…

Buổi sớm mai, tiết trời se se. Còn lại mãi trong sâu xa của tất cả huynh đệ ngày ấy, là hình ảnh thầy vừa nâng tách trà nóng, vừa từ tốn: Đức Khổng phu tử đã từng dặn rằng: Kính quỷ thần nhi viễn chi! (Đối với quỷ thần thì kính trọng nhưng nên tránh xa). Ngài còn nói: Đạo thính nhi đồ thuyết, đức chi khí dã (Luận ngữ), có nghĩa là những kẻ vừa mới nghe giảng Đạo rồi đi thuật lại liền sau đó, thì xem như bỏ mất cái đức nơi mình, cũng có nghĩa là, người học Đạo cần phải có sự trải nghiệm chứ không chỉ nghe suông nói suông...
Nguyễn Đông Nhật

Con gà trong góc nhìn Phật giáo

Con gà trong góc nhìn Phật giáo

Đăng lúc: 08:06 - 03/01/2017

Tết Nguyên đán bước sang năm mới 2017 theo chu kỳ can chi là tết Đinh Dậu, Tết con gà. Trong đời thường lẫn văn học nghệ thuật dân gian, hình tượng con gà gắn bó mật thiết với hình ảnh của sự chăm chỉ, dũng mãnh “gà trống gọi mặt trời”, tình mẫu tử “gà mẹ xù lông bảo vệ con” hay như một lời chúc cho cho gia đình con cháu đề huề, vợ chồng mới cưới sớm có con qua bức tranh “Đàn gà mẹ con” của dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Việt Nam cũng là đất nước gắn bó mật thiết với Phật giáo với hơn hai nghìn năm hình thành và phát triển của đạo Phật. Vậy thì con gà có vai trò gì từ góc nhìn Phật giáo hay không? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra và nhất là thời điểm này, Tết con gà Đinh Dậu 2017 đang đến rất gần…

Gà trống – biểu tượng của tham?

Nhằm trả lời câu hỏi này, tháng 2/2016 tác giả Nguyễn Kim Sơn đã có một bài viết về hình tượng con gà trong kinh điển Phật giáo. Có thể đây chỉ là quan điểm cá nhân, nhưng những thông tin cung cấp trong bài viết cũng khá thú vị, đáng để tham khảo.

Theo đó, tác giả Nguyễn Kim Sơn cho rằng, có ba con vật mà kinh điển Phật giáo nói tới nhiều lần và được xem như những biểu tượng quan trọng, đó là con gà trống, rắn độc và con lợn. Ba con vật này là biểu tượng của Tam độc, đó là Tham – Sân - Si (贪、瞋、痴 - tham dục, oán hận và ngu độn). Gọi là Tam độc vì nó là độc tố của tâm, hủy hoại tinh thần và thể xác, ngăn cản con người ngộ đạo. Tam độc là nguồn gốc của khổ đau và phiền não.

Cụ thể, gà trống – biểu tượng của lòng tham. Con gà trống thích một mình quản lãnh đàn gà mái đông như phi tần trong cung vua. Để bảo vệ quyền sở hữu đám gà mái, nó sẵn sàng xù lông dương cựa đánh đuổi bất kỳ con gà trống nào khác xâm nhập lãnh thổ của nó. Đó là tham ái, tham dục.

Gà trống mổ thức ăn nó nhìn thấy như một sự đánh dấu sở hữu, dẫu nó đã no không thể ăn được nữa. Đó là sự tham luyến vật dục không giới hạn. Phật giáo quan niệm “tham” là động cơ gốc, là căn cội của sự thất vọng, không thỏa mãn, bất hạnh, là nguyên nhân của chiến tranh, tàn ác, cướp bóc tranh giành và những thói xấu. Tham tức là khổ. Giảm lòng tham là phép giải độc tố cho tâm, khiến cho nó trong trẻo an lạc.

Rắn độc – biểu tượng của sân hận, giận giữ, oán thù và sự nguy hiểm. Con rắn độc mang sẵn trong mình nó nọc độc. Nó dùng nọc độc để hạ gục con mồi, hạ gục đối phương. Nó dùng độc để tự vệ, dùng độc để đối đãi với kẻ khác và đặc biệt hơn nữa là nó đem độc để đối đãi đời, đối đãi với đời bằng răng nanh và túi nọc độc.

Con rắn độc sẽ có con khác độc hơn trị nó. Thấy rắn độc người ta xa lánh hay tìm cách tiêu diệt nó. Bản thân nó tồn tại với tư cách một nguy cơ nên bất an và không chung sống an hòa, với muôn loài. Lòng sân hận và oán thù trong tâm người là một loại độc tố. Nó thiêu đốt tâm người ta khiến người ta không yên, nó gây ra sự bất hòa, thậm chí là tội ác.

Bản thân kẻ ôm ấp thù hận và sự giận giữ trong lòng cũng tự hủy hoại tâm mình. Đem oán thù mà đáp trả oán thù thì oán thù chỉ càng thêm chồng chất. Người ta thường nói có ba thứ nên quên, đó là tuổi tác, bệnh tật và oán thù. Buông bỏ oán thù, hỷ xả với giận giữ, tha thứ cho lỗi lầm của người khác vừa tốt cho người vừa thải độc được cho tâm ta.

Con lợn – biểu tượng của sự ngu si tăm tối. Người đời đã tổng kết “ngu như lợn”, biểu tượng sinh động của sự ngu. Nó ăn tích mỡ tích thịt và đợi tới ngày bị người ta mổ thịt. Phật giáo không nhấn mạnh sự ngu ở chỗ thiểu năng trí tuệ hay sự kém cỏi có tính di truyền của tính loài. Bản thân sự ngu cũng không phải là tội.

Phật giáo muốn lưu ý tới việc con người chìm đắm trong bến mê mà không tự biết, ở trong sự nguy mà không biết nguy. Người đời chạy theo vật dục mà không biết nó là nguy hiểm, ngày ngày sân hận mà không biết đó là độc nhiễm. Đáng dừng mà không biết dừng.

Cứ yên trong mê mà lầm là sáng suốt khôn ngoan, có năng lực tự thức ngộ mà không biết khởi phát để nhận thức thấu triệt được bản chân của tồn tại nghĩa là si.

Si là nhầm lẫn, u tối, tưởng thỏa được vật dục là sung sướng, tưởng tranh cạnh hơn người là thông minh. Cái trí tuệ mà đẩy con người dài theo tham sân thì đó vẫn là si. Chỉ một trí tuệ bát nhã, thứ trí tuệ giúp người ta giải được độc của tham ái, của sân hận, của u tối lầm lẫn mới là trí tuệ đích thực.

Có hay không sự quả báo cho những người sát sinh gà?

Trong giáo lý của mình, đạo Phật khuyên không nên sát sinh quả báo của việc sát sinh là vô cùng đau khổ, đó cũng chính là lý do tại sao, sát sinh là một trong năm giới cấm mà người Phật tử tại gia khi quy y Tam bảo phải quyết tâm thực hiện. Lý thuyết của Phật giáo sau này khoa học đã chứng minh khi các nghiên cứu cho rằng hầu hết súc vật đều có bộ não và hệ thần kinh như con người.

Chúng cũng có cảm giác, biết nóng lạnh, sợ hãi, tham sống và sợ chết. Khi sợ hãi, nhịp tim của chúng đập mạnh, áp suất máu lên cao, hơi thở hổn hển, thậm chí nhiều con còn chảy nước mắt. Thế nên, tước bỏ mạng sống của một con vật là việc làm không nên và quả báo của việc sát sinh sẽ vô cùng nặng nề.

Quay trở lại với chuyện con gà, cư sĩ Trịnh Tùng trong quyển sách “Nhân quả báo ứng những điều mắt thấy tai nghe” đã viết về sự quả báo cho những người sát sinh gà.

Theo đó, tại Thiên Thai – Đông Bắc có một vị bác sĩ mới ra nghề nhưng rất giỏi. Một ngày nọ, có người phụ nữ hơn 40 tuổi tìm đến khám bệnh. Cô ta bảo bị đau trong yết hầu, nhờ bác sĩ chữa trị.

Bác sĩ xem kỹ bộ dáng của cô, người bệnh nhân này có tiếng nói “Oát, oát” giống như tiếng gà kêu, đồng thời thân thể run run, còn hai tay thì cứ với với như hai cánh của con gà đang đập. Bác sĩ lại khám trong yết hầu của cô, nhưng phía trong yết hầu lại không có bệnh gì cả, việc này khiến vị bác sĩ vô cùng khó hiểu.

Bác sĩ là người Nùng Vĩ, hơn nữa lại là một Phật tử thuần thành. Anh có một gia đình rất hạnh phúc. Mọi người trong gia đình anh từ lớn đến nhỏ đều quy y Tam Bảo, giữ giới tu hành. Anh thấy căn bệnh của người phụ nữ rất giống trạng thái con gà khi bị cắt tiết nên anh đoán ra cô ta đã ăn thịt gà quá nhiều, hai là cô có thể là người buôn bán gà.

Sau khi hỏi kỹ, quả nhiên đúng như những gì anh đã tiên đoán, cô là chủ của một tiệm bán gà ở gần đó. Vì vậy anh nói: “Theo tôi khám thì thấy cô không bệnh về thân, mà đây là bệnh nghiệp, nên có lẽ tôi không có cách để chữa trị cho cô được”. Nghe xong, người phụ nữ này vẫy vẫy hai tay giống như hai cánh gà, miệng thì kêu “oát, oát” giống y như hình trạng con gà đang giẫy chết. Vừa về tới nhà thì cô ngã ngửa ra tắt thở.

Bên cầu Nhật Bản mọc lên tiệm bán gà, lúc mới mở tiệm này do hai người hùn vốn lại làm ăn, nhưng một thời gian sau đó thì tách ra riêng. Khi người chủ được 50 tuổi thì người vợ qua đời, không bao lâu thì đứa con gái đầu và con gái thứ đều lần lượt chết, ông chủ cũng mắc phải căn bệnh quái ác.

Ông đi đủ thầy, tìm đủ thuốc, tốn rất nhiều tiền của nên bệnh mới dần dần bình phục. Bảy năm sau, bệnh ông bỗng nhiên tái phát dữ dội, càng ngày bệnh càng trầm trọng hơn, thuốc bao nhiêu cũng không còn tác dụng nữa. Ông gọi con trai cả cùng con dâu đến bên cạnh và nói: “Ba đau quá! Mau lên, mau lên, các con hãy đuổi những con gà ở xung quanh ba đi!”.

Ông vừa nói vừa tỏ ra rất đau đớn. Con cháu hỏi lý do vì sao ông lại nói như thế, ông nén cơn đau bảo: “ Các con không thấy sao? Do trước kia ba giết gà, nên bây giờ những con gà bị giết nó xúm lại quanh ba. Có con còn dùng chân cào lên mình ba, có con mổ khắp người ba. Đau nhức quá! Các con ơi, làm ơn đuổi những con gà giùm ba đi. Đau quá, sợ quá! Kiếm tiền nhiều để làm gì mà không trị được bệnh đây trời ơi. Không, không nên làm cái nghề này nữa”. Nói xong thì tắt thở, từ đó con cháu ông sợ nên bỏ nghề, không còn dám bán gà nữa.

Những câu chuyện trên có thể có thật hoặc chỉ là một sự đúc kết để hướng tới một thông điệp: Không nên sát sinh! Nhưng dù thế nào thì cũng có thể thấy cho dù bạn là ai, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, có tin nhân quả hay không tin thì bạn vẫn phải chịu sự chi phối của định luật nhân quả.

Gieo nhân thiện gặt quả thiện, gieo nhân ác nhất định sẽ gặt ác báo, không sớm thì muộn. Luật nhân quả không bỏ sót một mảy lông, một bụi trần. Tin sâu và luật nhân quả, ngăn ngừa ý nghĩ ác, lời nói ác và việc làm ác thì cuộc sống của mỗi người mới được an vui trên cõi trần ngắn như chớp mắt này.

Linh Thụy

Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới sau vụ phá dỡ

Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới sau vụ phá dỡ

Đăng lúc: 08:45 - 31/10/2016

Theo chàng trai Việt vừa trở về từ Larung Gar, một số khu nhà đã bị dỡ bỏ và đang xây mới, nhưng toàn bộ học viện vẫn rất đẹp, không thay đổi nhiều so với tưởng tượng ban đầu.



Ngày 19/10, Trần Năm Thương (biệt danh Mèo Già) có chuyến khám phá Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới với 40.000 nhà sư cùng kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà gỗ đỏ ở Larung Gar. Dưới đây là chia sẻ của anh.

Học viện nằm giữa thung lũng biệt lập, cách Thành Đô (Trung Quốc) 650 km. Larung Gar trở thành điểm đến khá nhạy cảm vì từ tháng 5 chính quyền quyết định cấm du khách nước ngoài vào tham quan nên để tới được đây là điều không hề dễ dàng.



Từ Thành Đô chúng tôi di chuyển tới Wangdo, một thị trấn cách Larung Gar 80 km và nghỉ lại. Sáng sớm hôm sau người lái xe đến đưa chúng tôi đi từ sớm, qua điểm kiểm tra của cảnh sát từ khi họ chưa làm việc.



Đến Larung Gar chúng tôi hòa vào dòng người du lịch bản địa và di chuyển vào phía trong học viện. Khung cảnh choáng ngợp của những tòa nhà màu sắc xếp chồng lên cao vút bên sườn đồi đập vào mắt chúng tôi. Một chút tuyết trắng còn vương lại từ đêm qua trên những nóc nhà gỗ càng làm cho khung cảnh thêm ấn tượng.



Buổi chiều nắng lên cả thung lũng bừng sáng trong ánh mặt trời, cuộc sống của các tăng, ni ở đây diễn ra khá nhộn nhịp với những sinh hoạt đời thường từ mua bán, ăn uống, đọc kinh và nghiên cứu học tập.



Để ý kỹ chúng tôi nhận ra một số khu nhà đã bị dỡ bỏ và đang được tiến hành xây mới.



Nhưng toàn bộ học viện vẫn rất đẹp, không thay đổi nhiều so với tưởng tượng của chúng tôi trước khi đến. Nơi đây chắc chắn vẫn là một điểm đến đặc biệt hấp dẫn với những người đam mê khám phá.



Đứng trên sườn đồi cao và mê mẩn ngắm những dãy nhà độc đáo là nơi ăn ở sinh hoạt của các nhà sư đang rực rỡ trong ánh nắng chiều - một trải nghiệm đáng nhớ của mọi người trong chuyến đi.



Khi đã vào bên trong thì chúng tôi đi lại khá thoải mái, khám phá các ngõ ngách và cảm nhận đời sống của các sư trong học viện. Các nhà sư ở đây thường không thích bị chụp ảnh vì người Tây Tạng quan niệm chụp ảnh là bị tổn thọ. Du khách nên lưu ý điều đó để tránh biến mình thành kẻ thô lỗ.



Những con đường trong thung lũng Larung Gar.



Và khi đêm xuống Larung Gar trở nên huyền bí hơn trong ánh đèn phát ra từ hàng nghìn ô cửa nhỏ.

Theo Mèo Già/Vnexpress.net

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Đăng lúc: 11:58 - 19/07/2016

Sáng ngày 18/7/2016, tại chùa Đại Tuệ (Nam Đàn), BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai công tác Phật sự 6 tháng cuối năm 2016.
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TW GHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, Chư Tôn đức Tăng Ni các chùa trong tỉnh.
Lãnh đạo UBND, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh.
6 tháng đầu năm 2016, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác phật sự trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 35 vị Tăng Ni đang sinh hoạt hợp pháp trên địa bàn, có 47 cơ sở thờ tự (46 chùa và 01 Niệm Phật đường), 17/21 đơn vị hành chính có hoạt động của Phật giáo, tham gia Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổ chức thành công Tọa đàm: "Định hướng, phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An".

Ban Trị sự đã quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Lam Sơn( Quỳnh Lưu). Phê chuẩn nhân sự Ban Hộ tự chùa Đồng Tương.Tổ chức khóa an cư kết hạ cho 43 hành giả tại 2 địa điểm, trong đó: Hạ trường chùa Đại Tuệ (29 vị) dành cho Chư Tăng có 28 Tỷ khiêu, 01 Sa di. Hạ trường chùa Cần Linh (12 vị) dành cho Chư Ni có 6 Tỷ khiêu Ni, 1 Thức xoa ma na, 1 Sa di Ni và 4 hình đồng Ni. Giới thiệu 02 vị đi học hệ Cao đẳng tại Học viện Phật giáo Hà Nội , cử các thành viên Ban Hoằng Pháp về tại các chùa, các đạo tràng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa để gặp gỡ đồng bào Phật tử.
Lễ khai bút và trồng cây tại chùa Đại Tuệ nhân dịp đầu xuân. Tổ chức thành công Lễ hội Hương sen xứ Nghệ năm 2016, lễ Phật đản, kỷ niệm 5 năm thành lập Phật giáo Nghệ An, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, thành lập CLB Hương Từ Bi chùa Hồng Phúc, chùa Hà quy tụ trên 50 thành viên, tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, sơ bộ toàn tỉnh có trên 45 ngàn Phật tử đã Quy y. Tổ chức tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN vào ngày 17/4. Các hoạt động văn nghệ Phật giáo được duy trì và ngày càng phát triển ở nhiều nơi, đăng tải kịp thời các tin tức Phật sự tại địa phương

Vận động công tác từ thiện trên 300.000.000đ, tặng ngàn ngàn suất quà trong dịp tết, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Trong công tác bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp NK 2016 – 2021. Được sự hiệp thương của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Ban Trị sự đã tiến hành các cuộc họp giới thiệu Ni sư Thích Diệu Nhẫn - Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, tham gia đại biểu HĐND cấp tỉnh . Đại biểu HĐND cấp huyện có 2 vị, đó là: Đại đức Thích Đồng Tuệ - Trụ trì Chùa Hà, tham gia Đại biểu HĐND huyện Nam Đàn . Đại đức Thích Tuệ Quang - Trưởng Ban Quản lý dự án xây dựng Chùa Gám - TVTL Yên Thành, tham gia Đại biểu HĐND huyện Yên Thành.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, những khó khăn, thách thức và thống nhất một số lưu ý, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Phát biểu bế mạc tại hội nghị Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, chỉ rõ Phật giáo tỉnh nhà cần phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết hoà hợp, vượt qua khó khăn thử thách, khắc phục yếu kém tồn tại, phấn đấu vì sự xương minh của Phật pháp, vì hạnh phúc an lạc cho chúng sinh. Xây dựng mối quan hệ thống nhất về lãnh đạo và tổ chức giữa Ban Trị sự với Tăng Ni, Phật tử thành viên tạo ra một sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết hoà hợp, làm nền tảng cho các hoạt động Phật sự vì Đạo pháp Dân tộc, làm tốt đời đẹp đạo.
Tại hội nghị, Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã tặng hoa chúc mừng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trưởng Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An nhận bằng tiến sỹ Tôn giáo học.

Dịp này, hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư tôn đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo.
Sau đây là một số hình ảnh buổi lễ:











Chư tôn giáo phẩm niệm phật cầu gia hộ














Hội nghị dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An


Toàn cảnh Hội nghị sơ kết










Đại Đức Thích Tâm Thành đọc báo cáo tổng kết Phật Sự 6 tháng đầu năm















Ông : Nguyễn Văn Long -Phó Ban Tôn Giáo phát biểu.




Ban trị sự Phật giáo tỉnh tặng hoa chúc mừng HT . Thích Thanh Nhiễu


Ban tôn giáo cùng các ban ngành tặng hoa chúc mừng.














Thượng Tọa Thích Thọ Lạc - Phó Ban Văn Hóa TW GHPGVN, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An bế mạc buổi lễ tổng kết.







Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Chiếc xe mới

Chiếc xe mới

Đăng lúc: 08:23 - 07/11/2015

Nhà chỉ có mỗi một chiếc xe máy, chỗ làm của hai vợ chồng lại cách nhau như mặt trăng với mặt trời nên nhiều khi rất bí.

Lắm hôm chị lấy xe đạp của con gái, gò lưng đạp, mệt muốn đứt hơi nhưng đến công ty vẫn trễ. Thường thì chị đi ké xe máy của đồng nghiệp; năm bữa nửa tháng lại giành phần đổ vài lít xăng thay bạn. Đằng nào thì cũng bất tiện nên ngay sau khi trang trải xong nợ làm nhà, chị quyết tậu chiếc xe mới.

Anh hào hứng hưởng ứng ý vợ. Nhưng mua xe gì? Theo chị, xe gì cũng được, phương tiện mà, miễn có chiếc xế nổ, vi vu cho mát mặt là sướng rồi. Anh nhăn mặt xua tay, tỏ vẻ không ưng sự dễ dãi như thế. Chị vẫn bảo lưu ý mình bằng cách nói thêm, chỉ cần một chiếc Wave hay Dream là vừa đẹp lại vừa hợp túi tiền với mình. Anh dửng dưng trước nét mặt ngời ngời niềm vui của vợ rồi bất ngờ xổ một câu nặng như chùy:“Quá lạc hậu!”. Chị ngớ người, chẳng biết ngạc nhiên vì lời nhận xét chắc như định đề kia hay bởi chưa hiểu ý chồng. Anh kéo dài sự ngơ ngác của vợ khi thong thả bật lửa châm thuốc rồi rung đùi nhìn làn khói phả từ mồm; lúc lâu mới cất giọng chắc nịch: “Người ta đang đua nhau lên xe hơi; mình bét nhất phải rinh một chiếc tay ga”. Đôi mắt căng tròn của chị bỗng chớp chớp như sực tỉnh; liền đó là giọng rời rạc như hụt hơi; chị loanh quanh xa gần rồi dừng lại ở tâm điểm “đầu tiên” – tiền đâu. Chị bảo, nhà vừa xây xong, còn bao thứ phải sắm; cùng lúc xoay đâu ra gần bốn chục triệu đồng để mua xe Attila hay Air Blade. Chị lung lạc anh bằng kể lể, nào là phải dành tiền đóng tủ bếp và tủ quần áo, cả cái giường sắm từ hồi mới cưới nay đã ọp ẹp, cũng cần thay. Anh cắt phăng cái giọng thỏ thẻ như mưa dầm của chị: “Phải dồn tiền tậu con xe hoành tráng cho nở mày nở mặt với thiên hạ. Còn đồ trong buồng trong bếp, sắm lúc nào chả được!”. Từ chỗ khấp khởi vui với chiếc xe trong tưởng tượng, bỗng chốc chị chới với giống như người nhìn chùm quả ngọt ngoài tầm tay. Năn nỉ chồng xuống thang không được, chị đành giở chiêu cuối cùng – chuyển gánh nặng “tiền đâu” về phía anh. Nhưng anh thoát nhanh với tuyên bố hệt như quân lệnh: “Đã mua thì phải xe tay ga, còn không thì thôi, không bàn lùi!”. Chị thả tay bất lực trước sự kiên định của chồng. Sau hai đêm trằn trọc, tính tới tính lui, chị liều cầm sổ đỏ tới ngân hàng, vay ba mươi lăm triệu đồng. Ngay trong ngày, anh đánh chiếc Air Blade mới cứng về, dựng chễm chệ giữa sân; nhìn vợ, cười trắng răng đỏ lợi. Liền đó, anh trao chìa khóa xe cũ cho chị.

* * *

Có xe là sướng rồi; cũ mới không thành vấn đề; chị nghĩ vậy và vui vui khi một mình một xe. Vậy là hết cảnh phập phồng chờ để đi nhờ xe; chẳng còn phải đạp xe gần mười cây số đến chỗ làm; có chìa khóa xe trong tay, tha hồ vi vu bát ngát; chị lan man trong niềm phấn khởi bất tận. Nhưng thực tế sau đó, chưa hẳn như chị nghĩ. Dù đã thủ riêng chìa khóa xe mới nhưng lắm lúc anh vẫn chạy xe cũ. Đi dự tiệc hay lễ hội, tất nhiên anh bệ vệ ngự trên chiếc xe bóng nhoáng; nếu đón con hay đi tắm biển, anh đổi xe. Đặc biệt, anh tối kỵ chạy xe đẹp dưới trời mưa; anh bảo, nước mưa khác gì a-xít, hại kim loại lắm. Anh về quê, chị bảo lấy xe mới chạy đường dài cho khỏe nhưng anh còn nhìn trời, nghe thời tiết. Nếu nắng ráo, anh nghe lời chị; nếu đang mùa ẩm ướt, anh nhất quyết chạy xe cũ, vì như lời anh: “Về quê, qua đường đồng nhầy nhụa bùn, xót xe lắm!”. Nguyên tắc của anh khi khởi hành là ngồi lên xe nhún nhún mấy cái, nhìn trước ngó sau một lúc rồi mới nổ máy.

* * *

Nếu có giải thưởng dành cho người giữ tốt dùng bền xe máy thì còn lâu mới thoát khỏi tay anh.

Bắt đầu từ việc để xe, rảnh rỗi hay vội vàng đều phải dựng chân chống giữa, đề phòng xe ngã. Dù chạy đường ngắn hay dài, lâu hay mau, cứ về đến nhà là rửa xe. Anh cởi trần, tay cầm vòi nước mở hết cỡ, tay kia nhăm nhăm miếng giẻ tẩm xà phòng, kỳ tới cọ lui cho bằng sạch mới thôi. Nếu có cảm giác, chắc chiếc xe phải rên lên vì đau. Và nữa, bao giờ anh cũng dùng nước máy để rửa xe, dù nhà có giếng khoan. Anh bảo, nước giếng đầy phèn, dây vào hại xe lắm. Sau rửa nước là lau khô rồi anh chĩa hai chiếc quạt quay vù vù nhằm tống khứ những giọt nước ngoan cố bu bám trên xe. Công đoạn cuối cùng là anh đánh xe vào nhà, bật chân chống giữa rồi lấy chiếu đắp lên. Nếu không lau chùi, anh lại ngồi lặng ngắm xe, huýt sáo vang nhà. Lắm lúc anh quanh quẩn bên xe, hết ngắm nghía lại mở nắp kiểm tra xăng nhớt rồi thử phanh, nổ máy bảo dưỡng hoặc đơn giản là chỉ sờ mó. Nếu đo đếm được độ quan tâm anh dành cho người và vật xung quanh thì phần dành cho xe chắc phải kha khá. Thấy chồng mải lăng xăng bận bịu vì chiếc xe, chị ngứa mắt, bảo: “Anh yêu xe hơn con thế kia, không sợ con gái tủi thân à?”. Vẫn không rời miếng giẻ lau đang miết nhẹ trên yên xe, anh gọn lỏn: “Của bền tại người”. Hẳn là thế nhưng mình xài nó, chớ đâu lại hầu nó như vậy – chị nghĩ.

* * *

Cô gái ở trọ bên cạnh thường bồng con qua nhà chị chơi. Thằng bé thấy xe là sà tới, hết nhảy nhót nói cười với chiếc gương chiếu hậu, lại đòi bấm còi rồi bật đèn xi-nhan để nghe kêu tít tít. Những lúc đó, anh không rời mắt khỏi xe và luôn mồm cảnh báo: “Coi chừng nó cào tróc sơn!”; “Chân bẩn thế kia sao lại đứng trên yên!?”. Mẹ con cô hàng xóm tưởng anh đùa, cười toe toét. Lần cuối, thằng bé lò dò tới bên chiếc Air Blade, nhặt chìa khóa ai đánh rơi dưới đất, rạch một đường lên chiếc vè trước. Đường rạch mong manh như sợi tóc, mơ hồ như ảnh ảo, mắt mười phần mười phải nhìn kỹ mới thấy. Nhưng anh nhăn mặt xuýt xoa rồi mắng té tát khiến thằng bé co rúm, khóc thét. Từ đó, nó chẳng bao giờ dám mon men lại gần chiếc xe. Cũng từ đó, nó không thích sang nhà chị chơi. Được mẹ dẫn qua, đặt đâu nó ngồi đấy, không còn táy máy, nghiêng ngó khám phá như mọi khi. Hình như thằng bé không chịu được gò bó, chỉ một lúc là đòi về. Chị lấy bánh và nước ngọt dụ nó ở lại nhưng nó chẳng thèm. Phòng trọ chật như bao diêm và nóng như hỏa lò nên nhiều buổi trưa thằng bé quanh quẩn bên gốc xà cừ trước nhà chị để tránh nóng. Chị đứng trong nhà, đưa tay vẫy vẫy “vào đây con, có quạt nè”; nhưng nó lắc đầu nguầy nguậy. Nhìn ánh mắt cảnh giác lẫn sợ sệt của con trẻ, chị thương nó, trách chồng.

* * *

Với chị, anh cũng chẳng khách sáo. Những khi xe cũ xẹp lốp hay hết xăng, chị bất đắc dĩ phải đi xe mới. Thấy vậy, anh có lời ngay: “Dắt ra dắt vô chỗ gửi xe phải cẩn thận, đừng để trầy xước”. Thường thì anh giành phần dắt xe ra tận đường rồi mới trao chìa khóa xe cho chị. Nhìn anh giúp vợ với vẻ mặt không vui, chị biết động tác chu đáo của anh chưa hẳn vì chị mà vì sợ chiếc xe bị “tổn



thương” khi được dẫn qua lối cửa hẹp. Lắm lúc chạy xe mà chị nghĩ đâu đâu, suýt đụng vào người ta. Ngồi xe đẹp mà đầu óc căng như dây đàn sắp đứt thì sướng ích gì?! Chị bực; rồi đến lúc cũng không thể im lặng đứng nhìn anh suốt ngày quấn quýt vuốt ve chiếc xe. “Mình cưỡi nó; cớ sao lại để nó làm khổ mình như thế!?”. Lời gay gắt của chị khiến anh cứng lưỡi nhưng rồi đâu lại vào đấy.

* * *

Nói anh không nghe, chị đấu tranh bằng hình thức tiêu cực. Những khi xe cũ không chạy được, chị liền túc tắc đi bộ ra chợ hoặc tới nhà bưu điện; còn khi đưa con đi học thì chị cũng chỉ dùng xe đạp. Vừa đi chị vừa chào hỏi, bắt chuyện với bà con xung quanh, cứ như để thông báo “tôi đang đi bộ đây”. Những lúc ấy, người phờ phạc, mồ hôi đẫm áo nhưng chị chẳng hề kêu ca, chẳng thèm nhìn chiếc xe bóng nhoáng dựng chình ình trước cửa. Người ngoài nhìn vào, thắc mắc: “Sao xe đắp chiếu, người lại hành xác thế kia?!”. Chị cười như mếu. Anh ngượng. Đến lúc anh năn nỉ, chị mới hay dùng chiếc xe vốn để chưng hơn để chạy. Tuy nhiên, chuyện người khổ vì xe vẫn chưa hết.

* * *

Một buổi tối, cô ở trọ gần nhà chạy qua mượn xe. Cô đã mời được mẹ vào trông cháu để cô đi làm. Nhưng bà mẹ quê lần đầu vào thăm con nên lớ ngớ, bị nhà xe cho xuống giữa đường tránh ở bên ngoài thành phố; chưa biết xoay xở sao giữa đêm hôm. Cũng may, bà cụ biết cách gọi điện thoại cho con gái, nên cô cần xe để đi đón mẹ gấp. Cô nhờ chị nhưng xe chị đang để ngoài tiệm sửa chữa. Cô chuyển hướng sang anh, thuyết khách như năn nỉ; chị cũng lên tiếng vun vào nhưng bị từ chối khéo: “Anh sắp đi công chuyện”. Cô hàng xóm nấn ná, hình như vẫn chưa hết hy vọng; chị thầm mong anh đổi lời. Nhưng không.

* * *

Cô hàng xóm vừa về thì chị to tiếng, liền một mạch, cứ như sợ anh chen vào: “Công chuyện gì?! Anh tệ lắm! Hôm anh đi du lịch vắng nhà liền mấy ngày, con bị ngộ độc thức ăn phải vào viện cấp cứu; anh biết cô ấy giúp đỡ sao không? Cô bỏ con nhỏ cho chồng, chạy vào viện, thức trắng đêm với em. Vậy mà giờ đây, chỉ có chiếc xe mà anh nỡ…”. Giọng chị nghẹn lại. Anh cúi đầu, im lặng. Chị ức muốn khóc. Lúc lâu anh mới ngước nhìn chị, lí nhí: “Em qua nói với cô ấy đi”. Chị chạy qua bảo cô hàng xóm sang dắt xe nhưng cô đã mượn được xe, đi rồi. Hôm đó và nhiều hôm sau đó, chị nén bực tức trong im lặng. Anh cũng buồn; suốt mấy ngày liền, chẳng thèm để ý đến chiếc xe yêu quý.

* * *

Anh chủ động làm lành rồi đổi chìa khóa xe cho chị. Trước vẻ ngạc nhiên của vợ, anh tươi cười: “ Em chạy xe tay ga hợp hơn; còn anh đi xe gì chả được”. Chị nhìn anh trìu mến, niềm vui ngời trong mắt; tất nhiên chẳng phải vì được chạy xe mới.

Giáo pháp của đức Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không?

Giáo pháp của đức Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không?

Đăng lúc: 19:38 - 12/07/2015

Bạch Thầy, có người hỏi con: Giáo pháp của Phật để lại trải qua thời gian lâu dài, như vậy, xin hỏi có còn nguyên vẹn hay có bị sai lệch hay không? Con không biết phải trả lời sao. Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp giùm con.
Sự sai lệch về mặt văn tự chắc chắn không sao tránh khỏi. Nhưng thật nghĩa yếu lý trong Kinh điển thì không thể nào sai lệch được. Vì kinh Phật, nói cho đủ là khế lý và khế cơ. Khế lý là hợp với lẽ thật muôn đời bất di bất dịch. Khế cơ là phù hợp thích nghi với mọi căn cơ trình độ của chúng sinh. Nói rộng ra là phải thích nghi theo mỗi căn cơ thời đại. Đủ hai nghĩa trên mới gọi là Kinh. Thế nên, Kinh điển là chân lý do những lời Phật nói, thì làm sao sai trái được. Tuy nhiên, như Phật tử đã biết, việc in ấn hay sao chép Kinh điển trải qua nhiều đời hay nhiều lần, thì thật khó tránh khỏi sự sai sót ở nơi văn bản. Người ta thường nói, tam sao thì thất bản là vậy. Nghĩa là một văn bản mà sao đi chép lại nhiều lần, tất nhiên, sẽ khó mà giữ được tính chất nguyên thủy của nó.


Tuy nhiên, sự sai sót về mặt văn tự, tuy cũng quan trọng, nhưng không đáng kể lắm. Vì dẫu sao người đọc cũng còn có thể nhận hiểu được. Điều quan trọng, là sai về phần tôn chỉ yếu lý nội dung của Kinh. Đó mới là điều quan trọng đáng nói. Lý do tại sao có sự sai lệch về phần nội dung này? Sự sai lệch này không phải là do Phật Tổ nói, mà do người ta đánh lừa tráo trở lộng giả thành chân. Với mục đích là người ta lợi dụng nhãn hiệu Phật Tổ để truyền bá tà thuyết ngoại đạo của họ.

Đa số phật tử vì chưa có trình độ Phật học căn bản vững chắc, nên khó phân biệt đâu là kinh Phật chính do Phật nói, và đâu là Kinh ngoại đạo chính do họ ngụy tạo. Thường hễ thấy ngoài bìa đề là chữ Kinh, bên trong có chữ Phật, chữ Tổ, thì phật tử liền vội kính tin cho đó là kinh Phật nói. Tin một cách tuyệt đối mà không cần phải suy nghĩ tìm hiểu phân biệt trong đó nói gì.

Đó là điều thật rất nguy hiểm tai hại. Chúng ta phải hết sức thận trọng khi đọc một quyển Kinh hay một quyển sách. Trước tiên, ta phải biết rõ nội dung của quyển Kinh sách đó nói gì. Có đúng với chân lý mà Phật Tổ chỉ dạy hay không? Muốn đánh giá có phải Kinh Phật nói hay không, thì chúng ta phải y cứ vào đâu? Tất nhiên, chúng ta phải y cứ vào “Tam pháp ấn” hay “Tứ Pháp ấn” hoặc “Nhất thật tướng ấn”.

Tam pháp ấn đó là: “chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch tịnh”. Còn Tứ pháp ấn là: “Khổ, không, vô thường, và vô ngã”. Nhất thật tướng ấn (còn gọi là vô tướng) là pháp bất sinh bất diệt, tức chỉ cho bản thể chân như. Nói cách khác là bản tâm thanh tịnh sáng suốt sẵn có trong mỗi người chúng ta. Chữ ấn có nghĩa là in. Như chúng ta in cái mộc xuống tờ giấy trắng, thì nó sẽ hiện rõ những gì đã khắc trong cái mộc đó. Nếu những lời dạy nào không nằm trong những cái ấn đó, tất nhiên, đó không phải là những lời Phật nói, mà đó là ma nói thuộc tà giáo ngoại đạo.

Cho nên, phật tử phải cẩn thận khi cầm quyển Kinh hay quyển sách lên xem. Trước hết, phải đọc cho thật kỹ nội dung của Kinh hay sách đó nói gì. Có phù hợp với những chân lý nói trên hay không. Hay là những lời giả trá bịa đặt, không phù hợp với chân lý. Việc lộng giả thành chân, ở đời mạt pháp này nhiều lắm. Ma Vương lộng hành đem truyền bá những thứ Kinh sách ngoại đạo mà họ cũng mệnh danh là Phật Tổ nói. Khổ nỗi, phật tử không chịu tìm hiểu kỹ càng, chỉ cần thấy có chữ Phật là đinh ninh Kinh Phật nói. Thế là đem in rồi phổ biến truyền nhau mà đọc. Đó là vô tình phật tử lại tiếp tay truyền bá Kinh sách ngoại đạo rồi. Thật là tội lỗi biết ngần nào! Thế nên, Phật Tổ thường khuyên bảo phật tử chúng ta phải nên cố gắng nghiên tầm học hỏi giáo lý. Có chịu khó học hỏi, thì phật tử mới có thể biện biệt đâu chính, đâu tà, đâu chơn, đâu ngụy. Không nên tin càng, tin vội, tin đại, tin đùa, khi mà chúng ta chưa tìm hiểu cặn kẽ rõ ràng. Đó là điều mà phật tử cần nên ý thức dè dặt cẩn thận. Điều gì chưa rõ, nên tìm những vị thông giỏi giáo lý mà thưa hỏi. Không nên vội vã chưa chi mà lại phổ biến truyền nhau xem, thì thật là đắc tội với Phật pháp lắm vậy! Xin mọi người hãy lưu ý quan tâm cho vấn đề này.

Thích Phước Thái

Chuyển hóa nóng giận

Chuyển hóa nóng giận

Đăng lúc: 20:44 - 29/06/2015

Cần thực tập thêm pháp tu rải tâm từ. Tâm từ càng tăng trưởng thì tâm sân luôn được tưới tẩm làm cho mát dịu.

HỎI: Ba tôi thọ giới Bồ-tát tại gia và tu niệm Phật theo pháp môn Tịnh độ đã nhiều năm nhưng chưa hóa giải được nóng giận. Xin được hướng dẫn cách tu để ba tôi chuyển bớt tâm sân. Tôi được biết có một cách tu, sau khi công phu thì đọc bài nguyện: “Nguyện cho con (chúng sanh) thoát ly nguy hại, nguyện cho con (chúng sanh) thoát ly phiên não, nguyện cho con (chúng sanh) thoát ly khổ ách, nguyện cho con (chúng sanh) an lạc hạnh phúc” có người áp dụng và có kết quả tốt trong việc chuyển hóa nóng giận. Ba tôi có thể ứng dụng pháp này không? Mong quý Báo chia sẻ thêm.

(HẠNH ĐÔNG, wangmo7477@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Hạnh Đông thân mến!

Về căn bản, ba của bạn đã có những nỗ lực tu học thật đáng trân trọng. Mọi pháp tu đúng như Chánh pháp, dù cách tu khác nhau nhưng đều có một điểm chung là thành tựu giới-định-tuệ. Ba của bạn dụng công giữ giới, tu tập niệm Phật đã nhiều năm nhưng còn nhiều nóng giận, có thể vì nhiều nguyên nhân.

Trước hết là biệt nghiệp nóng giận của mỗi người vốn khác nhau. Người nhẹ nghiệp nóng giận thì họ luôn mát mẻ, tươi vui, đời sống nhẹ nhàng dù không tu hành gì nhiều. Ngược lại người nặng nghiệp nóng giận thì dù rất cố gắng tu tập nhưng vẫn không chuyển hóa được nhiều, có lúc không thể kiểm soát hết thân tâm của mình, khiến những cơn giận có nguy cơ bùng phát.

Hiện ba của bạn đã thành tựu giới (nếu giữ các giới trọn vẹn), đã có thành tựu một phần về định (nhờ thực hành niệm Phật) nhưng vì thường nóng giận, nên có thể đoán định rằng ông chưa mấy thành tựu về tuệ. Và điều cần lưu ý là, giới và định sẽ trợ duyên tích cực cho việc chuyển hóa nóng giận, nhưng từ bi và trí tuệ mới thực sự có năng lực nhổ bật gốc rễ nóng giận.

Về tu giới, người tu giữ giới nhưng không tự hào vì mình có giới, thương người chưa biết giữ giới chứ không khinh khi, giữ giới đem lại hạnh phúc chứ không phải trói buộc hay gánh nặng. Khi giữ giới, đặc biệt là tại gia Bồ-tát giới, cần giữ trọn mà thân tâm nhẹ nhàng, an vui và tự tại.

Ba của bạn tu niệm Phật theo pháp môn Tịnh độ. Trong pháp tu này, hai yếu tố được chú trọng đầu tiên là niệm và định. Tiếc rằng, bạn không nói rõ ba của bạn niệm Phật thế nào. Nhưng cần lưu ý là, một số người tuy có niệm Phật mà không có chánh niệm. Vì sao có hiện tượng ấy? Nếu chỉ niệm Phật ngoài miệng, niệm Phật để tính chuỗi, niệm Phật như một thói quen thì chỉ dừng lại nơi hình thức niệm Phật. Niệm Phật theo cách này thì dù tu niệm có bao năm đi nữa cũng không thể chuyển hóa phiền não.

Chỉ khi nào niệm Phật, miệng niệm (thành tiếng hoặc thầm), tai nghe Phật hiệu rõ ràng, tâm ý biết rõ và chuyên nhất vào Phật hiệu. Niệm Phật như thế mới có chánh niệm, nhờ chánh niệm sâu dày khiến cho định lực càng tăng thêm. Năng lực của chánh niệm và chánh định giúp cho hành giả nhận diện về thân tâm một cách tỏ tường, bén nhạy. Nếu tâm có các phiền não, đơn cử như nóng giận thì sẽ thấy rất rõ quá trình hình thành, tồn tại và hoại diệt của chúng. Trong trường hợp này, chính năng lực của chánh niệm sẽ giúp hành giả kiểm soát, hạn chế và chuyển hóa được cơn giận.

Điều cần yếu là chế tác năng lượng từ bi, nhân tố quan trọng nhằm hóa giải nóng giận. Dĩ nhiên, lòng từ có được là nhờ tu tập thiền quán rải tâm từ. Bạn đã biết thực tập “Nguyện cho con (chúng sanh) thoát ly nguy hại, nguyện cho con (chúng sanh) thoát ly phiên não, nguyện cho con (chúng sanh) thoát ly khổ ách, nguyện cho con (chúng sanh) an lạc hạnh phúc”, đây chính là một phần của pháp thiền rải tâm từ. Tâm từ được rải đến khắp chúng sanh, từ thân đến sơ, từ thương đến không thương, từ gần đến xa, bao trùm pháp giới… đạt đến vô lượng. Thiết nghĩ, ba của bạn cần thực tập thêm pháp tu rải tâm từ này. Tâm từ càng tăng trưởng thì tâm sân luôn được tưới tẩm làm cho mát dịu. Tâm từ đạt đến vô lượng thì có khả năng dung nhiếp, hóa giải hoàn toàn sân hận.

Quan trọng nhất là phát huy tuệ giác để thấy rõ sự nóng giận, thù hận, bất mãn cùng các nguy hại của nó. “Một đốm lửa sân có thể thiêu rụi cả rừng công đức”. Quán sát sâu sắc hơn để thấy rõ: Ai giận? Giận ai? Không thực có người giận, không thực có người hay vật (việc) để giận, cũng không thực có cơn giận. Nóng giận như “hoa đốm giữa hư không” do duyên sanh thì cũng do duyên diệt.

Như vậy, ngoài việc tu giới và định (niệm), ba của bạn cần tu tập thêm từ bi và trí tuệ. Chỉ và Quán cần luôn có mặt trong sự tu niệm hàng ngày. Đó chính là phương pháp cốt lõi có thể giúp ba của bạn chuyển hóa được nóng giận cùng với các phiền não khác.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN

Những cấm kỵ khi du lịch Thái Lan

Những cấm kỵ khi du lịch Thái Lan

Đăng lúc: 21:04 - 21/06/2015

Thái Lan là đất nước Phật giáo, rất chú trọng quy tắc lễ nghi. Du khách khi đến thăm mảnh đất này cần nắm được một số quy tắc giao tiếp của người dân nơi đây.
Đối với Hòa thượng Hơn 90% dân số Thái Lan đều theo đạo Phật, họ quy định, mỗi người đàn ông đều phải trải qua hai lần đi tu trong đời. Vì vậy, du khách tới Thái Lan sẽ thường xuyên nhìn thấy cảnh hòa thượng đi lại ngoài đường. Bạn cần lưu ý một số điều để thời gian ở đất nước chùa Vàng được vui trọn vẹn. Vào ngày trời nắng, nếu bạn phải đi qua trước mặt hòa thượng thì bắt buộc phải tránh giẫm phải cái bóng của họ. Bởi theo giáo lý của đạo Phật, cái bóng của Hòa thượng cũng chính là bản thân Hòa thượng đó, nếu bước qua bóng cũng chính là giẫm lên thân thể của họ. Đây là hành vi thể hiện sự bất kính, du khách nên tránh. Ảnh: Tengxun Foxue

Phóng to
Đối với hòa thượng: Hơn 90% dân số Thái Lan theo đạo Phật. Mỗi người đàn ông đều phải trải qua hai lần đi tu trong đời. Vì vậy, du khách tới Thái Lan sẽ thường xuyên nhìn thấy cảnh hòa thượng đi lại ngoài đường. Bạn cần lưu ý một số điều để thời gian ở đất nước chùa vàng được vui trọn vẹn.
Vào ngày trời nắng, nếu bạn phải đi qua trước mặt hòa thượng thì bắt buộc phải tránh giẫm phải bóng của họ. Theo giáo lý của đạo Phật, cái bóng của hòa thượng cũng chính là bản thân vị. Nếu bước qua bóng cũng chính là giẫm lên thân thể của họ. Đây là hành vi thể hiện sự bất kính, du khách nên tránh. Ảnh: Tengxun Foxu.
Bạn không được chạm vào cơ thể của hòa thượng. Đặc biệt, người Thái cấm kị phụ nữ đưa bất kì cái gì cho nhà sư một cách trực tiếp. Nếu muốn đưa một vật gì đó cho nhà sư, người phụ nữ đó phải đưa qua người đàn ông hoặc nhà sư dùng khăn để đỡ lấy đồ vật. Vì vậy, bạn nên tránh chạm vào cơ thể của các vị hòa thượng ở những chỗ đông người. Ảnh: CRI
Bạn không được chạm vào cơ thể của nhà sư. Đặc biệt, người Thái cấm kỵ phụ nữ đưa bất kìỳ cái gì cho nhà sư một cách trực tiếp. Nếu muốn đưa một vật gì cho nhà sư, phụ nữ phải đưa qua người đàn ông, hoặc nhà sư dùng khăn để đỡ lấy đồ vật. Vì vậy, bạn nên tránh chạm vào cơ thể của các vị hòa thượng ở những chỗ đông người. Ảnh: CRI.
Khi tham quan đền chùa Du khách cần chú ý ăn mặc, tuyệt đối không được mặc quần áo ngắn, váy ngắn khi vào chùa. Bạn nên mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự và không đi dép lê. Ảnh: Sina
Khi tham quan đền chùa: Du khách cần chú ý ăn mặc, tuyệt đối không được mặc quần áo ngắn, váy ngắn khi vào chùa. Bạn nên mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự và không đi dép lê. Ảnh: Sina.
Đối với tượng Phật Không được sờ vào tượng Phật, không leo trèo lên bệ ngồi của tượng Phật. Du khách cần thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối với tượng Phật, dù đó là tượng nhỏ hay lớn, mới hay cũ. Nếu bạn mua tượng Phật, không được để tượng chung với túi đựng quần. Người Thái Lan cho rằng, hành vi đó là xúc phạm nghiêm trọng tới sự tôn nghiêm của Phật. Ảnh: Tooopen
Đối với tượng Phật: Không được sờ vào tượng Phật, không leo trèo lên bệ ngồi của tượng Phật. Du khách cần thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối với tượng Phật, dù đó là tượng nhỏ hay lớn, mới hay cũ. Nếu bạn mua tượng Phật, không được để tượng chung với túi đựng quần. Người Thái Lan cho rằng, hành vi đó là xúc phạm nghiêm trọng tới sự tôn nghiêm của Phật. Ảnh: Tooopen.
Đối với Hoàng gia Người Thái Lan rất tôn trọng Hoàng Gia, do đó bạn nên cẩn thận khi thể hiện thái độ đối với Hoàng Gia. Du khách tuyệt đối không nên có hành động chế giễu hay đùa cợt với vua hay các thành viên trong hoàng tộc nếu không bạn sẽ phải chịu những hình phạt rất nặng. Ảnh: Baike
Đối với hoàng gia: Người Thái Lan rất tôn trọng hoàng gia, do đó bạn nên cẩn thận khi thể hiện thái độ Du khách tuyệt đối không nên có hành động chế giễu hay đùa cợt với vua hay các thành viên trong hoàng tộc. Nếu không, bạn sẽ phải chịu những hình phạt rất nặng. Ảnh: Baike.
Khi vào thăm nhà dân Nếu vào thăm nhà người dân Thái, bạn phải bỏ dép và không được giẫm lên ngưỡng cửa khi đi qua đó. Nếu chủ nhân ngồi dưới nền đất, khách cũng nên làm theo như vậy. Khi ngồi bạn không được vắt chéo chân chữ ngũ và làm lộ lòng bàn chân ra ngoài. Ảnh: Tengxun
Khi vào thăm nhà dân: Bạn phải bỏ dép và không được giẫm lên ngưỡng cửa. Nếu chủ nhân ngồi dưới nền đất, khách cũng nên làm theo như vậy. Khi ngồi, bạn không được vắt chéo chân chữ ngũ hay làm lộ lòng bàn chân ra ngoài. Ảnh: Tengxun.
Nếu muốn tặng quà cho người Thái, bạn không nên tặng thuốc lá vì nó làm hại cho sức khỏe con người. Món quá đó phải được gói bọc cẩn thận. Khi trao quà, bạn dùng tay phải để đưa quà cho họ, không được dùng tay trái. Nếu người Thái tặng cho bạn một món quà, bạn nên chắp tay hướng vào họ thể hiện lòng cảm ơn trước khi nhận. Nếu đối phương không chủ động yêu cầu bạn mở quà thì bạn cũng không nên mở quà trước mặt họ. Ảnh: Ton Jakkabhat
Nếu muốn tặng quà cho người Thái, bạn không nên tặng thuốc lá vì hại cho sức khỏe. Món quá phải được gói bọc cẩn thận. Khi trao quà, bạn dùng tay phải để đưa quà cho họ, không được dùng tay trái. Nếu người Thái tặng cho bạn quà, bạn nên chắp tay hướng vào họ thể hiện lòng cảm ơn trước khi nhận. Nếu đối phương không chủ động yêu cầu bạn mở quà, bạn cũng không nên mở trước mặt họ. Ảnh: Ton Jakkabhat.
Không chạm vào đầu người khác Người Thái cho ràng đầu là bộ phận quý giá nhất trên cơ thể người. Do đó bạn không nên sờ hoặc vuốt ve đầu trẻ em hoặc vỗ vai, vỗ lưng người khác đó được coi là những cử chỉ xúc phạm. Ảnh: Sina
Không chạm vào đầu người khác: Người Thái cho ràng đầu là bộ phận quý giá nhất trên cơ thể người. Do đó bạn không nên sờ hoặc vuốt ve đầu trẻ em. Vỗ vai, vỗ lưng người khác cũng là những cử chỉ xúc phạm.
Ngoài ra, có một điều bạn cũng cần lưu ý là người Thái Lan tuyệt đối không dùng bút đỏ để ký tên. Theo tập tục, bút đỏ dùng để ghi tên người đã mất trên nắp quan tài. Ảnh: Sina.

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 11
  • Hôm nay 3,828
  • Tháng hiện tại 40,283
  • Tổng lượt truy cập 23,446,532