Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Đức vua Trần Nhân Tông những dấu ấn sáng ngời của bậc xuất trần đại sĩ

Đức vua Trần Nhân Tông những dấu ấn sáng ngời của bậc xuất trần đại sĩ

Đăng lúc: 21:40 - 26/11/2016

Tưởng niệm lần thứ 708 Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết 11/11 năm Mậu Ngọ (1258) - 11/11 năm Bính Thân (09/12/2016)


Đức vua Trần Nhân Tông những dấu ấn sáng ngời của bậc xuất trần đại sĩ
Những dấu ấn sáng ngời của bậc xuất trần đại sĩ. Đức vua Trần Nhân Tông - Đức Phật hoàng Việt Nam – Tổ tiên tộc Việt!
-Ngài là nhà lãnh đạo kiệt xuất, tài đức kiêm toàn, trực tiếp lãnh đạo cùng toàn dân, hai lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông hung hãn cuồng vọng nhất bấy giờ,(Năm 1285 - 1288), mà vó câu xâm lược đã chiếm gần ¾ thế giới, cả Châu Á lẫn Châu Âu, từ bờ Hắc hải đến Thái bình dương
Đế chế Nguyên Mông chinh phục toàn bộ các nước Á Châu như: Kim, Liêu, Tây hạ, Thổ phồn, Cao ly, Tây tạng, Afganistan, Hồi.
Đức vua Trần Nhân Tông những dấu ấn sáng ngời của bậc xuất trần đại sĩ
Chinh phục toàn bộ các nước vùng Trung Đông, các nước Âu Châu như Đức, Hung, Balan, Tiệp khắc, Liên xô. Trận đánh lần thứ nhì(1285 và lần thứ ba(1288) là lúc họ chiếm trọn Trung Quốc.

Có thể nói, bấy giờ quân Nguyên Mông đông hơn gấp nghìn lần quân Việt. Nhưng lại bị đại bại thảm hại, dưới sự lãnh đạo của Đức Vua Trần Nhân Tông cùng quân dân đại Việt! giữ gìn toàn vẹn quê hương đất nước.
- Ngài là Nhà văn hoá tư tưởng xuất chúng, sớm lấy ý dân, đặt nền dân chủ(Bi-Trí-Dũng) đầu tiên cho nhân loại, qua Hội nghi Diên Hồng-Bình Than, đoàn kết nhân tâm, tổng lực chiến đấu và chiến thắng thần kỳ.
-Ngài là một vị Vua anh minh uy dũng, chỉ duy nhất đã có công thành tựu ba việc lớn cho dân tộc, đó là: “ Dựng Nước - Giữ Nước - Mở Nước” (Các vị khác chỉ thành tựu được một hoặc hai), đem lại thái bình thịnh trị cho dân tộc, toả sáng chân lý an vui hạnh phúc cho nhân loại. Ngài đã để lại cho cháu con tộc Việt.
Xã tắc vạn xuân bền sắc ngọc
Non sông muôn thuở vững âu vàng
Nhật nguyệt sáng soi trang sử Việt
Giang sơn toả chiếu ánh đạo thiêng

- Ngài đã cứu cả nhân loại và quê hương Việt Nam, thoát vòng hận thù chiến tranh đau khổ.
Thời đó Đức vua Trần Nhân Tông và toàn dân tộc Việt, nếu không chiến thắng được giặc dữ đế chế Nguyên Mông, thì chắc chắn rằng:” Chẳng có thế giới sử và lịch sử Việt Nam” như bây giờ! Và thế giới giờ đây sẽ ra sao? Khi bị thống trị bởi những kẻ ác nhân vô minh cường bạo nhất thời đó?
(Về chính sử cách nay trên 700 năm, dưới sự lãnh đạo “Thiên tài” của đức vua Trần Nhân Tông và tổ tiên Phật Việt, nếu không chiến đấu và chiến thắng ác giặc Nguyên Mông, đã chiếm trọn ¾ thế giới, cả Trung đông, cả Châu âu-nước lớn là Liên xô và cả Châu á- nước lớn là Trung quốc, đại quân Nguyên Mông khi tiến vào Bắc kinh, lúc đó Tả thừa tướng Lục Tú Phu phải cõng vua Tống mới 10 tuổi chạy trốn…Cuối cùng, theo khí tiết Nho gia “Quân tử tầu”, vua tôi trầm mình dưới biển mà chết!
Nhưng khi vào Việt Nam, đại quân Mông Cổ đã bị đại bại thảm hại liên tục ba lần, dưới hào khí bất khuất, trí dũng vô song của tổ tiên tộc Việt!
Như trên, nhìn lại mình. Cháu con tộc Việt rất tự hào với tinh thần Bi Trí Dũng của tổ tiên, mà cha ông chúng ta, Đức vua Trần Nhân Tông đã làm được cho nhân loại và dân tộc Việt.

Và nhìn về quê hương Việt Nam, nhớ về cội nguồn, chúng ta vô cùng biết ơn nhớ ơn tiên tổ, và tự hỏi lòng:”Lịch sử thời trần, chiến thắng Nguyên Mông”. Nếu ngược lại, giặc Nguyên thắng, dân Việt thua, thì chắc chắn rằng chẳng có cháu con tộc Việt thời Hồ, thời Lê…cho đến bây giờ!)
- Thời niên thiếu thái tử Trần Khâm- Đức Vua Trần Nhân Tông, phẩm chất như vàng, làu thông kinh điển, thông minh xuất chúng, mười sáu tuổi ăn chay thiền tịnh, đã ba lần từ chối ngôi vương và xin vua cha Trần Thánh Tông để lại ngai vàng cho anh là Đức Việp.
Khi đã lên ngôi cao tột đỉnh, danh lợi tột cùng, Ngài nhẹ cởi áo long bào, để lại ngai vàng cho cháu con tộc Việt, khoác áo nâu sòng, thẳng bước đi lên núi cao rừng rậm Trúc Lâm Yên Tử, sương lam chướng khí. thú dữ độc trùng, đầy hiểm nguy gian khó! Ngài ngồi gần hổ dữ, trên rắn dưới rít, sống chết phút giây! Ngài ăn rau măng, uống nước suối, ngủ giường tre. Sáng tinh sương vào rừng hái thuốc. Chiều xuống núi phân phát thuốc chữa bệnh cho dân, Tối về, ngồi một mình trong Am Dược, chịu lạnh lẽo buốt xương, bên ánh lửa khuya, Ngài tỉ mỉ chọn lựa phân chia: lá, cành, hoa, trái, rễ, củ… gói thành từng thang thuốc. Và Ngài hướng dẫn quân dân thọ trì Bồ tát hạnh, hành trì Thập thiện, Tứ trọng ân… sống yêu thương tương trợ hoà hiếu an vui (Cho nên xã hội thời đó rất an bình hạnh phúc, ít tham dục sân si, cổ sử có ghi “Đêm đến nhà nhà không đóng cửa”. Sáng về ngân vọng tiếng chuông Chùa. Ngát hương từ đất trời dịu mát. Mắt cười tâm toả ánh sen tươi ).
- Ngài xây dựng tinh thần “Lục hoà” và hoá giải đấu thắng với hai nước Chiêm thành và Chân Lạp (Lục Chân Lạp-Thuỷ Chân Lạp). Ngài truyền trao tuệ giác và dạy vua con Trần Anh Tông cách sống và lãnh đạo của một đấng minh quân, dạy vua Chiêm Thành là Chế Mân tấm lòng đại từ bi, bố thí cúng dường trong tinh thần Phật đạo. “Tôi yêu gia tộc hơn bản thân, yêu Tổ quốc hơn gia tộc, và yêu nhân loại trên Tổ quốc”.
-Trước lúc nhập diệt Ngài còn nói pháp độ chúng sanh (đệ tử Bảo Sái). Lúc Ngài hoá thân nhập Niết bàn. Núi rừng Trúc Lâm Yên Tử, hào quang năm sắc rạng ngời, toả ngát hương thơm giới đức, không gian tĩnh lặng, đất trời mây sương thành giải trắng bay lượn lưng chừng tiếc thương!
Lễ Trà Tỳ. Ngài đã để lại trên 500 viên Xá lợi, còn nhỏ như hạt mè hạt gạo thì nhiều vô số. Phật đạo Việt Nam và Thế giới năm châu, một trang chính sử uy linh kỳ tích, hy hữu đến lạ thường!

Cháu con tộc Việt mở dòng chính sử, hướng về nguồn cội, đất Tổ quê hương. Kính đảnh lễ tổ tiên Phật Việt – Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngài viên dung vô ngại, vẹn toàn đức hạnh: “Từ bi Hỷ xả - Thường, Lạc, Ngã, Tịnh – Vô ngã vị tha ”.
Với những công đức Ngài làm được cho nhân loại và dân tộc Việt, đại chúng qui kính tôn xưng Ngài danh hiệu: " Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông". Bồ đề tâm vô uý, chỉ duy bậc nhất thừa. Việc làm của Ngài đối với nhân loại thật là vô lượng vô biên! với dân tộc Việt thật là vô cùng vô tận!
Thật là : “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.” . Và thật là “Thiền Trúc Lâm Yên Tử” - Đạo Phật Việt Nam rạng rỡ muôn phương vang lừng thế giới.
Như Thái tử Tất Đạt Đa, đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, cuộc sống “Chuyển Luân thánh vương” để đi tìm chân lý đạo vàng, đem an vui hạnh phúc cho số đông. Ngài nhiều đời kiếp kiếp tu trì hạnh nguyện Bồ tát,(Bồ tát Thường Bất Khinh…) luôn luôn sống vì tha lực đại Bi-Trí-Dũng. Nói nghĩ và làm tất cả vì lợi ích cho chúng sanh, nên khi chứng thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác - Đấng Thiên Nhân Sư - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài tuyên bố rằng:
“ Như Lai thị hiện vào đời với mục đích duy nhất là: Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến" –(Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.)
Chúng con kính chào quí thiện hữu thập phương ta bà thế giới. Chúng con xin kính lễ quí Chư tôn Thiền Đức Tăng Ni. Kính chào quí Phật tử thiện tri thức…

Kính xin có vài lời chia sẻ hầu chuyện cùng quí Ngài, qua sáng tác Ca khúc “ Phật hoàng Trần Nhân Tông” và những dấu ấn rực rỡ trong hành trạng của bậc xuất trần đại sĩ - Đức Phật hoàng Việt Nam - Đức Vua Trần Nhân Tông.
Kính chúc quí Ngài, những vị “Phật sẽ thành”. Sức khoẻ Bi Trí Dũng, hành trì Bồ tát đạo, phát Bồ đề tâm, hoằng pháp lợi sanh an vui pháp giới.
NAM MÔ PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG.

Tạ Văn Sơn

Chiến đấu với phiền não

Chiến đấu với phiền não

Đăng lúc: 21:09 - 10/11/2015

Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù. Trong tu tập theo con đường của Bụt, chúng ta chiến đấu với phiền não bằng sự kham nhẫn. Chúng ta chiến đấu bằng cách chịu đựng vô số tâm trạng của chúng ta.

Nơi nào có phiền não thì nơi đó có người chiến thắng phiền não. Đây được gọi là chiến đấu với giặc lòng (trong thâm tâm). Để chiến đấu với những kẻ thù bên ngoài thì cần bom đạn và súng ống; họ chiến thắng và chiến bại. Chiến thắng người khác là con đường của thế gian. Chúng ta không chiến đấu với những người khác mà là chiến thắng nội tâm của chúng ta bằng sự kiên trì kham nhẫn và chịu đựng tất cả.
Khi phiền não đến chúng ta không nuôi dưỡng sự oán hận và thù hằn, mà thay vào đó là sự buông bỏ tất cả những hình thái của ác tâm trong hành động và suy nghĩ của chúng ta, tự mình thoát khỏi lòng ghen tị, ác cảm, oán giận. Lòng căm thù chỉ có thể vượt qua bằng sự không nuôi dưỡng oán hận và chịu đựng hận thù.

Hành động tổn thương và trả thù là khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ. Một khi hành động thực hiện xong thì không cần đáp trả bằng báo thù. Đây được gọi là nghiệp (kamma). Trả thù nghĩa là tiếp tục hành động thêm nữa với suy nghĩ: “Anh đã làm điều đó với tôi, tôi sẽ cho anh biết thế nào là lễ độ”. Hận thù không kết thúc như vậy. Nó mang đến sự liên tục theo đuổi trả thù và vì thế hận thù không bao giờ được từ bỏ. Chừng nào mà chúng ta cư xử như vậy thì chuỗi hận thù này vẫn còn không bị phá vỡ. Cho dù chúng ta đi đâu hận thù vẫn tiếp tục.

Bụt (Buddha) đã dạy: Thế gian này, anh có lòng thương (karunā) đối với tất cả mọi người thế gian tuy nhiên người thế gian thì không như vậy với anh. Người khôn ngoan nên nhìn vào điều này và chọn những thứ có giá trị thực sự. Bụt đã được đào tạo trong các loại hình nghệ thuật của chiến tranh như một hoàng tử nhưng Ngài nhận thấy rằng chúng không thật sự hữu ích, chúng bị giới hạn trong chiếu đấu và xâm lược.

Cho nên, trong việc rèn luyện bản thân chúng ta với tư cách là những người từ bỏ thế tục, chúng ta phải học từ bỏ tất cả những điều ác, từ bỏ tất cả những nguyên nhân gây ra sự thù hằn. Chúng ta chiến thắng bản thân mình không chiến thắng những người khác. Chúng ta chiến đấu nhưng chỉ chiến đấu với phiền não; nếu có tham chúng ta chiến đấu với lòng tham; nếu có căm ghét chúng ta chiến đấu với sự căm ghét; nếu có mê lầm chúng ta nỗ lực từ bỏ nó.

Đây được gọi là “Chiến đấu với phiền não”. Chiến đấu với giặc lòng thật khó, thật sự nó khó nhất. Chúng ta trở thành những Tăng sĩ trong Tăng đoàn để quán chiếu điều này, để học nghệ thuật chiến đấu với lòng tham, ác cảm, và sự mê lầm. Đây là trách nhiệm chủ yếu của chúng ta.

Đây là cuộc chiến đấu bên trong, chiến đấu với những phiền não. Nhưng có rất ít người chiến đấu như vậy. Đa số con người chiến đấu với những điều khác, họ ít khi chiến đấu với phiền não. Thậm chí họ hiếm khi trông thấy chúng.

Bụt dạy chúng ta phải từ bỏ tất cả những điều ác và trau dồi đức hạnh. Đây là con đường chân chính. Dạy theo cách này là như Bụt mang chúng ta lên và đặt vào phần đầu của con đường. Đến con đường, có đi trên con đường đó hay không là tùy thuộc vào chúng ta. Công việc của Bụt là kết thúc ngay đó. Ngài chỉ đường nào đúng, đường nào sai. Bấy nhiêu là đủ, phần còn lại tùy thuộc vào chúng ta.

Bây giờ, đến con đường, chúng ta vẫn không biết bất cứ điều gì, chúng ta vẫn không thấy bất cứ thứ gì, cho nên chúng ta phải học. Để học, chúng ta phải vui lòng chịu đựng một chút khó khăn giống như sinh viên trên thế giới. Đủ khó để được hiểu biết và kỹ năng cần thiết để họ theo đuổi sự nghiệp. Họ phải chịu đựng. Khi họ nghĩ không đúng, cảm giác chống đối hay lười biếng, họ phải bắt buộc bản thân trước khi tốt nghiệp và có được một cái nghề. Sự tu tập đối với một Tăng sĩ cũng như vậy. Nếu chúng ta quyết tâm tu tập thiền quán, chắc chắn chúng ta sẽ thấy con đường.

Ngã kiến (ditthimana) là điều có hại. Ditthi nghĩa là sự nhìn hay quan điểm. Tất cả các hình thức của sự nhìn gọi là ditthi: thấy lành là dữ, thấy dữ là lành, v.v… bất cứ cách nào mà chúng ta nhìn thấy mọi thứ. Điều này không sao. Vấn đề nằm ở việc dính mắc vào những cái thấy đó, gọi là cái ta (mana); nắm giữ những cái thấy này như thể chúng là sự thật. Điều này dẫn chúng ta vào vòng sinh tử luân hồi không bao giờ dứt, chỉ vì sự dính mắc. Vì vậy, Bụt đã kêu gọi chúng ta rời bỏ những cái thấy ấy.

Nếu có nhiều người sống với nhau như chúng ta làm ở đây, họ vẫn có thể tu tập thoải mái nếu quan điểm của họ hài hòa. Nếu quan điểm của họ không tốt hay không hài hòa thì ngay cả hai hoặc ba Tăng sĩ thôi là sẽ gặp khó khăn. Khi chúng ta tự hạ mình và buông xả những cái thấy của chúng ta, ngay cả khi có rất nhiều người, chúng ta cùng nhau đến với Tam bảo.

Không đúng để nói rằng sẽ có bất hòa chỉ vì nhiều người. Hãy nhìn một sinh vật nhiều chân. Thoạt nhìn, bạn sẽ nghĩ nó di chuyển khó khăn nhưng thật sự thì không. Nó có thứ tự và sự nhịp nhàng của riêng nó. Trong sự tu tập cũng vậy, nếu chúng ta tu tập như một vị thánh tăng của Bụt đã tu tập thì nó trở nên dễ dàng. Đó là người tu tập tốt, người tu tập chính trực, người tu tập để vượt qua khổ đau, và người tu tập hết mình. Bốn phẩm chất này hình thành sẽ làm cho chúng ta trở thành một thành viên thật sự của đoàn thể xuất sĩ. Thậm chí chúng ta là thành viên trong đoàn thể hàng trăm hay hàng ngàn người, đông bao nhiêu cũng không là vấn đề, chúng ta đi trên cùng một con đường. Chúng ta đến từ những tầng lớp xã hội khác nhau nhưng giống nhau. Mặc dầu quan điểm chúng ta có thể khác, nếu chúng ta tu tập đúng sẽ không có sự bất đồng. Cũng giống như tất cả những con sông và suối đều đổ ra biển… một khi đi vào biển thì tất cả chúng có cùng màu sắc và hương vị. Con người cũng vậy, khi họ đi vào giáo pháp thì nó là một. Mặc dầu họ đến từ những nơi khác nhau nhưng họ đoàn kết và hòa hợp.

Ngã kiến là nguyên nhân của tất cả các tranh chấp và xung đột. Vì thế, Bụt dạy chúng ta buông bỏ ngã kiến, không cho phép cái ta bám víu vào những cái thấy sai lầm.

Bụt đã dạy giá trị của niệm (sati) kiên định. Cho dù chúng ta đang đứng, đi bộ, ngồi hay nằm, bất kỳ ở đâu, chúng ta cần phải có sức mạnh của niệm. Khi có niệm chúng ta thấy bản thân chúng ta, những tâm của riêng mình. Chúng ta thấy “thân trong thân”, “tâm trong tâm”. Nếu chúng ta không có niệm chúng ta không biết bất cứ điều gì, không nhận thức được điều gì đang xảy ra.

Vì vậy, niệm rất quan trọng. Với niệm kiên định, chúng ta sẽ nghe giáo pháp của Bụt mọi lúc. Bởi vì, mắt thấy các hình dáng, tai nghe những âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, cơ thể cảm giác những sự xúc chạm, khi những cảm giác sinh khởi trong tâm v.v… đều là giáo pháp. Vì thế một người có niệm kiên định luôn nghe giáo pháp. Giáo pháp luôn ở đó. Tại sao? Bởi vì niệm, vì chúng ta tỉnh thức.

Sati là niệm, sampajañña là sự tỉnh thức, sự tỉnh thức này là Bụt hiện tại. Khi có niệm tỉnh thức, sự hiểu biết sẽ đi theo. Chúng ta biết những gì đang xảy ra. Khi mắt thấy những hình dáng: hình dáng này phù hợp hay không phù hợp? Khi tai nghe âm thanh: âm thanh này thích hợp hay không thích hợp? Có hại không? Đúng hay sai? Và chúng ta xem xét tương tự như vậy đối với mọi thứ. Hiểu điều này, chúng ta nghe giáo pháp mọi lúc.

Chúng ta cần hiểu rằng ngay bây giờ chúng ta đang học giữa giáo pháp. Dù chúng ta đi tới hay lùi lại, chúng ta đều gặp giáo pháp - đó là tất cả giáo pháp nếu chúng ta có niệm. Ngay cả khi nhìn thấy những con vật chạy quanh trong khu rừng này, chúng ta có thể suy ngẫm và thấy rằng tất cả những con vật này giống như chúng ta. Chúng chạy trốn khổ đau và đuổi theo hạnh phúc giống như con người. Bất cứ thứ gì chúng không thích thì tránh; chúng sợ hãi cái chết, giống như con người. Nếu chúng ta suy ngẫm về điều này, sẽ thấy rằng tất cả chúng sinh trên thế giới này, con người cũng vậy đều giống nhau ở bản năng. Suy nghĩ như vậy được gọi là “tham thiền”, thấy theo sự thật rằng tất cả chúng sinh là bầu bạn với sinh già bệnh chết. Loài vật cũng giống như con người và con người cũng giống như loài vật. Nếu nhìn thấy mọi thứ theo cách như chúng đang là thì tâm của chúng ta sẽ từ bỏ sự quyến luyến vào chúng.

Vì vậy chúng ta phải có niệm. Nếu có niệm chúng ta sẽ thấy trạng thái tâm của mình. Bất cứ điều gì đang nghĩ hoặc cảm giác chúng ta phải biết nó. Sự hiểu biết này được gọi là Bụt, người hiểu biết, người hiểu biết hoàn toàn và trọn vẹn. Khi tâm hiểu biết hoàn toàn, chúng ta tìm ra được sự thực tập đúng đắn.

Cho nên con đường chân thật để thực hành là phải có chánh niệm. Nếu bạn không có chánh niệm trong vòng năm phút, bạn đang điên đảo trong năm phút. Hễ khi nào bạn thiếu chánh niệm là bạn điên đảo. Chánh niệm là cần thiết. Có chánh niệm là biết chính mình, biết những trạng thái tâm và cuộc sống của mình. Chánh niệm là sự hiểu biết và nhận thức rõ, lắng nghe giáo pháp mọi lúc. Sau khi rời khỏi buổi pháp thoại bạn vẫn còn nghe giáo pháp bởi vì giáo pháp hiện diện mọi nơi.

Vì vậy tất cả các bạn hãy thực tập mỗi ngày. Cho dù lười biếng hay siêng năng, thực hành chỉ cần như vậy. Thực hành giáo pháp là không được làm theo tâm trạng của bạn. Nếu bạn thực hành theo tâm trạng thì nó không phải giáo pháp. Bất kể ngày đêm, dù tâm bạn an tịnh hay không… chỉ cần thực hành.

Giống như đứa trẻ đang học viết. Thoạt đầu, nó viết không đẹp - chữ viết không thẳng hàng - chữ viết của đứa trẻ sẽ được cải thiện thông qua luyện tập. Thực hành giáo pháp cũng giống như vậy. Trước tiên bạn vụng về, thỉnh thoảng được yên tĩnh, đôi lúc lại không, bạn không thực sự biết cái gì là cái gì. Một vài người chán nản. Đừng đi chậm lại! Bạn phải kiên trì với thực hành. Sống với nỗ lực, giống như em học sinh: khi em lớn lên sẽ viết tốt hơn. Từ viết xấu em trưởng thành để viết đẹp hơn, tất cả nhờ sự luyện tập từ thời thơ ấu.

Sự thực hành của chúng ta giống như vậy. Cố gắng có chánh niệm mọi lúc: đứng, đi, ngồi hay nằm. Khi thực hiện các nhiệm vụ suôn sẻ và tốt đẹp, chúng ta cảm thấy yên tâm. Khi có sự yên tâm trong công việc chúng ta sẽ dễ có được thiền an tĩnh. Vì vậy, nỗ lực thực hành. Đây là rèn luyện.

Thích Huệ Phát chuyển ngữ
(Trích dịch từ Food for the Heart của Thiền sư Ajahn Chah)

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 38
  • Hôm nay 3,097
  • Tháng hiện tại 60,482
  • Tổng lượt truy cập 23,466,731