Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Mong muốn chính đáng

Mong muốn chính đáng

Đăng lúc: 21:10 - 12/10/2016

Người học Phật ai cũng biết, để thăng hoa tiến đạo thì phải thiểu dục, muốn ít. Vì ham muốn là cội nguồn của mọi khổ đau. Nhưng trong đường đạo bước đầu cũng cần thiết lập những mong muốn chính đáng. Dục định trong giáo lý Tứ như ý túc là một điển hình. Đó là lòng mong muốn, là nhiệt tình, là khát khao loại bỏ mọi thứ ngăn che thiền định, loại bỏ mọi lòng dục về các trần để đi vào thiền định.


Mong muốn chính đáng
Ở pháp thoại dưới đây Thế Tôn cũng răn dạy “Tỳ-kheo của Ta cũng nghĩ đến năm việc đáng muốn. Thế nào là năm? Nghĩa là: Cấm giới, đa văn, thành tựu tam-muội, trí tuệ, trí tuệ giải thoát. Đó là Tỳ-kheo có năm việc đáng mong muốn này”. Mong muốn chính đáng chính là hoài bão, sự phát thệ hướng đến điều thiện, un đúc chí nguyện tu tập để vượt qua mọi chướng ngại nhằm chứng đạt Thánh quả.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Đàn bà có năm dục tưởng. Thế nào là năm? Sanh nhà hào quý, được gả cho nhà phú quý, chồng sẽ làm theo lời, có nhiều con cái, ở nhà tất cả do một mình mình.

Đó là, này các Tỳ-kheo! Đàn bà có tư tưởng về năm việc đáng muốn này. Như thế, này Tỳ-kheo! Tỳ-kheo của Ta cũng nghĩ đến năm việc đáng muốn. Thế nào là năm? Nghĩa là: Cấm giới, đa văn, thành tựu tam-muội, trí tuệ, trí tuệ giải thoát. Đó là Tỳ-kheo có năm việc đáng mong muốn này.

Thế Tôn liền nói kệ: “Ta sanh dòng hào tộc/ Cũng về nhà phú quý/ Hay sai khiến ông chồng/ Chẳng phước, không đạt được. Khiến ta nhiều con cái/ Hương hoa tự trang sức/ Tuy có tưởng niệm này/ Không phước khó thu được. Tín, giới mà thành tựu/ Tam-muội không di động/ Trí tuệ cũng thành tựu/ Giải đãi thì chẳng được. Muốn được thành đạo quả/ Chẳng dạo vực sanh tử/ Mong muốn đến Niết-bàn/ Giải đãi thì chẳng được”.

Như thế, các Tỳ-kheo! Nên tìm phương tiện thực hành pháp lành, trừ bỏ pháp bất thiện, dần dần tiến tới, không có tâm hối hận giữa chừng. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 35.Tà tư,

VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.363)

Trong nỗ lực loại trừ những ham muốn của thế thường, Tỳ-kheo vẫn luôn mong muốn được thành tựu Thánh giới. Người có giới thì luôn an ổn. Giới là nền tảng của định và tuệ. Sống trọn vẹn với Thánh giới là một phúc phần, là mong muốn chính đáng.

Kế đến là mong muốn đa văn. Đa văn không đơn thuần chỉ là nghe nhiều mà chính là thấu triệt giáo pháp, thông cả pháp học lẫn pháp hành. Người học Phật luôn mong muốn hiểu để tin và thực hành đúng Chánh pháp.

Thành tựu Thánh giới và tin hiểu Chánh pháp tức là “con đã có đường đi” rồi. Thực hành Pháp để thành tựu tam-muội, tức chánh định là một việc vô cùng khó khăn. Các chướng ngại tâm rất nhiều nên mong muốn loại bỏ ngăn che, trở ngại để thành tựu thiền định thật chính đáng.

Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Định tuệ vốn tương tức, hỗ tương và làm nên nhau. Trí tuệ có nhiều cấp độ, ở đây là thấy rõ và tin sâu về nhân quả, về bốn sự thật, về duyên khởi… Tuệ này do tư duy, quán chiếu mà thành tựu.

Trí tuệ giải thoát chính là liễu tri, phá tan màn vô minh, diệt tận mọi tham ái và chấp thủ. Bậc Thánh A-la-hán trở lên mới có trí tuệ giải thoát này. Thành tựu trí tuệ giải thoát là đã sang bờ kia.

Đặc biệt là, để những mong muốn chính đáng ấy được thành tựu, hành giả phải nỗ lực, tinh cần. Thế Tôn đã nhấn mạnh “Giải đãi thì chẳng được”. Nên tinh tấn, chuyên cần thực hành Pháp một cách bền bỉ là yếu tố quan trọng để thành tựu phạm hạnh, giải thoát.

Quảng Tánh

Thông Báo: HÀNH HƯƠNG PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ- THEO DẤU CHÂN PHẬT

Thông Báo: HÀNH HƯƠNG PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ- THEO DẤU CHÂN PHẬT

Đăng lúc: 18:43 - 06/09/2016

Khát khao được trở về hành hương và chiêm bái trên quê hương của đức Phật, đó là tâm nguyện cao cả và thiêng liêng nhất trong niềm tin tín ngưỡng tâm linh mà mỗi người con Phật chúng ta hằng ao ước và mong mỏi!
Trên tinh thần đó, Đạo Tràng sẽ tổ chức chuyến “hành hương đất Phật”- năm 2016, từ ngày 16/10 đến ngày 29/10/ Al, nhằm để tạo duyên lành cho quý Tăng-Ni, cùng Phật tử, có cơ hội để được Chiêm bái - tu tập và tìm hiểu về giá trị lịch sử của những Thánh tích Phật Giáo tại đất nước Ấn Độ, nơi mảnh đất thiêng liêng đã khơi nguồn ánh sáng Đạo Vàng.

Suy nghiệm lời Phật: Mong muốn chính đáng

Suy nghiệm lời Phật: Mong muốn chính đáng

Đăng lúc: 21:16 - 30/05/2016

Người học Phật ai cũng biết, để thăng hoa tiến đạo thì phải thiểu dục, muốn ít. Vì ham muốn là cội nguồn của mọi khổ đau. Nhưng trong đường đạo bước đầu cũng cần thiết lập những mong muốn chính đáng. Dục định trong giáo lý Tứ như ý túc là một điển hình. Đó là lòng mong muốn, là nhiệt tình, là khát khao loại bỏ mọi thứ ngăn che thiền định, loại bỏ mọi lòng dục về các trần để đi vào thiền định.
conduonggiacngo.jpg
Đức Phật - Bậc Giác ngộ hoàn toàn, Trí và Bi viên mãn

Ở pháp thoại dưới đây Thế Tôn cũng răn dạy “Tỳ-kheo của Ta cũng nghĩ đến năm việc đáng muốn. Thế nào là năm? Nghĩa là: Cấm giới, đa văn, thành tựu tam-muội, trí tuệ, trí tuệ giải thoát. Đó là Tỳ-kheo có năm việc đáng mong muốn này”. Mong muốn chính đáng chính là hoài bão, sự phát thệ hướng đến điều thiện, un đúc chí nguyện tu tập để vượt qua mọi chướng ngại nhằm chứng đạt Thánh quả.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Đàn bà có năm dục tưởng. Thế nào là năm? Sanh nhà hào quý, được gả cho nhà phú quý, chồng sẽ làm theo lời, có nhiều con cái, ở nhà tất cả do một mình mình.

Đó là, này các Tỳ-kheo! Đàn bà có tư tưởng về năm việc đáng muốn này. Như thế, này Tỳ-kheo! Tỳ-kheo của Ta cũng nghĩ đến năm việc đáng muốn. Thế nào là năm? Nghĩa là: Cấm giới, đa văn, thành tựu tam-muội, trí tuệ, trí tuệ giải thoát. Đó là Tỳ-kheo có năm việc đáng mong muốn này.

Thế Tôn liền nói kệ: “Ta sanh dòng hào tộc/ Cũng về nhà phú quý/ Hay sai khiến ông chồng/ Chẳng phước, không đạt được. Khiến ta nhiều con cái/ Hương hoa tự trang sức/ Tuy có tưởng niệm này/ Không phước khó thu được. Tín, giới mà thành tựu/ Tam-muội không di động/ Trí tuệ cũng thành tựu/ Giải đãi thì chẳng được. Muốn được thành đạo quả/ Chẳng dạo vực sanh tử/ Mong muốn đến Niết-bàn/ Giải đãi thì chẳng được”.

Như thế, các Tỳ-kheo! Nên tìm phương tiện thực hành pháp lành, trừ bỏ pháp bất thiện, dần dần tiến tới, không có tâm hối hận giữa chừng. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 35.Tà tư,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.363)

Trong nỗ lực loại trừ những ham muốn của thế thường, Tỳ-kheo vẫn luôn mong muốn được thành tựu Thánh giới. Người có giới thì luôn an ổn. Giới là nền tảng của định và tuệ. Sống trọn vẹn với Thánh giới là một phúc phần, là mong muốn chính đáng.

Kế đến là mong muốn đa văn. Đa văn không đơn thuần chỉ là nghe nhiều mà chính là thấu triệt giáo pháp, thông cả pháp học lẫn pháp hành. Người học Phật luôn mong muốn hiểu để tin và thực hành đúng Chánh pháp.

Thành tựu Thánh giới và tin hiểu Chánh pháp tức là “con đã có đường đi” rồi. Thực hành Pháp để thành tựu tam-muội, tức chánh định là một việc vô cùng khó khăn. Các chướng ngại tâm rất nhiều nên mong muốn loại bỏ ngăn che, trở ngại để thành tựu thiền định thật chính đáng.

Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Định tuệ vốn tương tức, hỗ tương và làm nên nhau. Trí tuệ có nhiều cấp độ, ở đây là thấy rõ và tin sâu về nhân quả, về bốn sự thật, về duyên khởi… Tuệ này do tư duy, quán chiếu mà thành tựu.

Trí tuệ giải thoát chính là liễu tri, phá tan màn vô minh, diệt tận mọi tham ái và chấp thủ. Bậc Thánh A-la-hán trở lên mới có trí tuệ giải thoát này. Thành tựu trí tuệ giải thoát là đã sang bờ kia.

Đặc biệt là, để những mong muốn chính đáng ấy được thành tựu, hành giả phải nỗ lực, tinh cần. Thế Tôn đã nhấn mạnh “Giải đãi thì chẳng được”. Nên tinh tấn, chuyên cần thực hành Pháp một cách bền bỉ là yếu tố quan trọng để thành tựu phạm hạnh, giải thoát.
Quảng Tánh

tải xuống

Người tu không sợ "đói"

Đăng lúc: 18:54 - 29/10/2015

Bước tiếp những bước chân của sứ giả Như Lai về với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên ải, phiên dậu của non sông vì nơi đó thật sự cần chúng ta, bao trái tim chân chất đang đợi chờ, mời gọi sự dấn thân của tu sĩ trẻ.

Về với các em thiếu nhi bản Sán Sả Hồ, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang trong mùa Trung Thu vừa qua đã lưu lại trong tôi một cảm nhận sâu sắc về tấm lòng của người dân vùng cao và càng làm cho tôi cảm nhận sâu hơn lời dạy của Hòa Thượng Thiền Tâm trong thời kỳ khó khăn trước đổi mới rằng “Người tu không sợ đói”.

Trong thời gian đó sinh hoạt ở các chùa gặp nhiều khó khăn, các thầy phải tăng gia sản xuất để duy trì đời sống, phật tử đến chùa cũng rất ít, công việc phật sự gặp nhiều trở ngại làm cho không ít người hoang mang dao động kể cả các vị xuất gia…

Trong một lần nói chuyện với các tu sĩ tịnh xứ Hương Nghiêm Hòa thượng đã sách tấn…”Người tu không sợ đói”. Ngài kể lại câu chuyện rằng: "Vào một ngày Hòa thượng ngồi thiền tọa trên một ngọn đồi cho đến buổi trưa có hai em nhỏ chăn bò ở đồi cỏ bên cạnh đã đem một phần lon cơm trộn khoai mà các em đem theo để ăn đến cúng dường cho ngài”. Nơi vùng đồi núi cô quạnh chỉ có cỏ cây, đàn bò và hai đứa trẻ chăn bò nhưng hai em vẫn phát tâm dâng cơm cúng cho Hòa thượng rồi mới dùng… Điều Hòa thượng chia sẻ và sách tấn ấy đã làm cho rất nhiều tu sĩ trẻ chúng con lúc đó giữ vững niềm tin, vững bước trên bước đường tu tập của mình và chúng con nhớ mãi cho đến tận hôm nay.

Đem ánh trăng niềm tin hy vọng về với trẻ em vùng cao là chương trình mà Hội Sự Nghiệp Từ Thiện Minh Đức thực hiện suốt trong bảy năm qua. Năm nay chương trình về với trẻ em bản làng vùng cao nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn, lần đầu tiên trẻ em trong toàn xã ai cũng được khám nha, ai cũng được phát quà dự liên hoa văn nghệ, đốt lửa trại, phá cỗ mừng đón Trung Thu trong niềm tin yêu hy vọng. Buổi chiều đến với núi rừng vùng cao sao thanh thoát đến vậy… trong thời gian đợi các bạn Thiện Nguyện Viên Trẻ chuẩn bị cho khâu tổ chức văn nghệ và phát quà vào buổi tối, tôi đã đi dạo ra ngoài cổng ủy Ban xã để ngắm nhìn phong cảnh núi đồi trùng điệp ở nơi đây.

Ngồi nơi triền dốc trước cổng ủy Ban để ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên và cho lòng ngực mở toang hít thở trọn vẹn bầu không khí trong lành không ô nhiễm. Các em học sinh lại đến quây quần bên tôi, hỏi thăm :“Thầy có mệt không ?” “mấy hôm nay thấy Thầy vất vả vì chúng con quá !”

“Mấy hôm nay chúng cháu vui lắm, mong đợi đoàn về tổ chức trung thu mà chẳng nhắm mắt ngủ được”…thế mới biết các cháu rất vui và mong đợi chương trình như vậy, nên công lặn lội vượt chặng đường xa của đoàn đến với các em là điều nên làm.

Thầy trò chuyện vãng vui tươi, các em lại nêu đề nghị “Thầy ơi thầy ở lại đây, ngày mai đừng về thầy nhá !” “Nhà chúng con sắp ăn cơm mới rồi thầy ở lại ăn cơm với chúng con đi” “Thầy ở lại đây luôn với chúng con thầy nhá, chúng con chẳng muốn thầy về đâu”. Thế rồi các em lại khóc, những giọt nước mắt chân thành lăn tròn trên đôi má của các em làm cho tôi xao xuyến, bùi ngùi… Tôi hỏi “ Thầy là thầy tu, sức khỏe thầy lại không tốt, không làm ra tiền, thầy ở lại đây lấy gì mà sống?” Các em ríu rít trả lời trong tiếng nấc và tiếp tục mời gọi “Thầy ở lại đi, chúng con sẽ nuôi thầy” “thầy ở lại đi, chúng con sẽ hái rau nuôi thầy, không cho thầy đói đâu” “Ở đây với chúng con có cái ăn mà thầy”… những lời nói chân thành chất phát được thốt ra tự đáy lòng của các em làm chúng tôi không cầm được nước mắt. Những con người ở đây họ thật lòng như vậy, không khách sáo màu mè, bụng nghĩ sao thì nói vậy, thực sự mong muốn thầy ở lại, và thực sự không để thầy phải đói.

Trong tâm khảm chúng tôi lại nhớ đến lời sách tấn của Hòa thượng năm xưa… “Người tu thật sự không bao giờ sợ đói”. Sợ là sợ chúng ta không thật tu mà thôi. Người cư sĩ hộ pháp không bao giờ để điều đó xảy ra… Đạo pháp màu nhiệm là thế đấy. Bao nhiêu tấm lòng của những người tu sĩ muốn dấn thân vùng cao, vùng sâu, vùng xa ở nơi đó những người Phật tử khát khao ánh đạo đang chờ đón và mời gọi chúng ta. Ở nơi đó có những khó khăn thật sự nhưng người cư sĩ và Hộ Pháp không bao giờ để “Người tu phải đói”. Hãy đến và hãy đi để trải nghiệm điều màu nhiệm cao cả này.

Bước tiếp những bước chân của sứ giả Như Lai về với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên ải, phiên dậu của non sông vì nơi đó thật sự cần chúng ta, bao trái tim chân chất đó vẫn đợi chờ, mời gọi sự dấn thân của tu sĩ trẻ chúng ta.

Chia sẻ để cùng nhau vững tin và vững bước hơn trên hành trình hoằng hóa chúng sanh. Hãy tin, hãy bước và hãy đến với bao người !

Thích Giải Hiền

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 118
  • Hôm nay 1,052
  • Tháng hiện tại 62,806
  • Tổng lượt truy cập 23,469,055