Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Chùa Phúc Thành, Hưng Châu, Hưng Nguyên, NA, nhận quyết định bàn giao đất.

Chùa Phúc Thành, Hưng Châu, Hưng Nguyên, NA, nhận quyết định bàn giao đất.

Đăng lúc: 20:37 - 28/02/2016

Hôm nay ngày 25/2/2016 ,Căn cứ Quyết định số 125/QĐ-UBND.ĐC ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh về việc giao đất cho Chùa Phúc Thành xã Hưng Châu huyện Hưng Nguyên tại xã Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An để sử dụng vào mục đích xây dựng Chùa Phúc Thành.
Về bàn giao có Ông: Trần Ngọc Đăng : Phó Trưởng phòng Quản lý đất đai
Ông: Trần Bá Thắng : Chuyên viên đã đến bàn giao đất tại hiện trường quyết định số 77/QĐ- STNMT ngày 18/2/2016.
Đại diện các cấp lãnh đạo huyện Hưng Nguyên: Ông Nguyễn Hữu Hà: Trưởng phòng tài nguyên môi trường. Ông ; Phan Hồng Tiến : phó trưởng phòng nội vụ, cùng phái đoàn. Đại diện ủy ban nhân dân xã Hưng Châu, Ông Lê Văn Thịnh : chủ tịch Ủy Ban xã Hưng Châu, cùng phái đoàn. Đại diện xóm 4 xã Hưng Châu: Ông Nguyễn đình Cát : Bí thư chi bộ cùng phái đoàn.
Đại diện cho chùa phúc Thành có: Trụ trì Đại Đức Thích Định Tuệ. Ông Nguyễn Song Tùng: trưởng ban xây dựng, cùng các Phật Tử trong ban hộ trì của Chùa.
Căn cứ các mốc giới đã cắm tại thực địa do đơn vị tư vấn thực hiện đã được các thành viện tham gia giao đất tại hiện trường 13.270,5 m­­­2 cho chùa Phúc Thành xã hưng Châu, huyện Hưng Nguyên để sử dụng vào mục đích xây dựng Chùa Phúc Thành , Hưng Châu, NA.
Chùa Phúc Thành xã Hưng Châu huyện Hưng Nguyên đã nhận đủ diện tích, kích thước, hình thể lô đất được giao tại hiện trường đúng với Trích lục Bản đồ địa chính khu đất ( Đo, chỉnh lý bổ sung ) số 53/2015/BDDC/VPĐK” được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ngày 09/02/2015 và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng khu đất được giao kể từ ngày 25/02/2016. Thời gian sử dụng đất : Ổn định và lâu dài.
Sau lễ bàn giao đất các thành viên tham dự đều thống nhất ký tên đầy đủ vào biên bản bàn giao đất.
Sau đây là một số hình ảnh.































Tác giả bài viết: Ban Truyền Thông

Cấu trúc khổng lồ được phát hiện tại Angkor Wat

Cấu trúc khổng lồ được phát hiện tại Angkor Wat

Đăng lúc: 19:26 - 13/12/2015

Angkor Wat, di tích tôn giáo lớn nhất trên thế giới, phức tạp hơn nhiều so với những gì mà các nhà nghiên cứu ban đầu đã nghĩ.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một cấu trúc rất lớn ở phía nam của ngôi chùa Phật giáo, cũng như một loạt các nhà dân và các cấu trúc pháo đài bằng gỗ.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Sydney đã sử dụng radar xâm nhập mặt đất, công nghệ quét laser trong không khí (LiDAR), và khai quật có mục tiêu để khám phá sự thật về Angkor Wat ở Campuchia.


Một góc Angkor Wat

Là một phần của Dự án Angkor Vĩ đại hơn, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng các khoảng sân chùa lớn hơn nhiều so với tưởng tượng đầu tiên, và họ phát hiện ra một cấu trúc rộng lớn dài 1.500m ở phía nam của khu phức hợp. Nó thực sự là gì, hay mục đích của nó, vẫn chưa được phát hiện.

"Cấu trúc này, có kích thước hơn 1.500m x 600m, là phát hiện gây ấn tượng nhất liên quan đến Angkor Wat cho đến nay", Roland Fletcher, một trong những người đứng đầu của nhóm nghiên cứu cho biết. "Chức năng của nó vẫn chưa được biết và cho đến nay, không có gì tương đương với nó được biết đến trong thế giới Angkor".

Cấu trúc pháo đài cũng đã được tìm thấy. Các cấu trúc bằng gỗ bao quanh khu phức hợp Angkor Wat cung cấp những đầu mối cách thức mà ngôi chùa trong nỗ lực đối phó với người láng giềng Autthaya.

"Angkor Wat là điển hình đầu tiên và duy nhất được biết đến của một ngôi đền Angkor được sửa đổi một cách hệ thống để sử dụng trong một khả năng phòng thủ", Fletcher nói. Ông nói thêm: "Các bằng chứng cho thấy nó là một sự kiện muộn trong lịch sử của Angkor, hoặc giữa năm 1297 và 1585, hoặc có lẽ giữa 1585 và những năm 1630. Hoặc đây là công trình xây dựng lớn cuối cùng thuộc hệ thống phòng thủ của Angkor Wat hay có lẽ là biểu hiện của sự kết thúc của nó".

Những khám phá mới, được công bố trong Antiquity, nêu chi tiết các kết quả của những ngôi nhà nhỏ xung quanh các khu vực lân cận, cũng như một mạng lưới đường bộ và ao hồ. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây có thể đã là nơi sinh sống cho những người làm việc trong ngôi đền.

Fletcher cho biết: "Điều này thách thức sự hiểu biết truyền thống của chúng ta về hệ thống cấp bậc xã hội của cộng đồng Angkor Wat và cho thấy rằng khuôn viên ngôi đền, bao quanh bởi hào nước và tường, có thể không có được độc quyền bảo quản bởi những người giàu có hay tầng lớp tăng lữ".

Người ta cho rằng vua Suryavarman II đã xây dựng ngôi đền trong thế kỷ 12, và nó đã được xây dựng cho tang lễ của ông. Ngôi đền quay mặt về phía tây biểu thị cho ánh mặt trời và cái chết.

Văn Công Hưng

Tìm thấy tranh Bồ-tát Quán Thế Âm thuộc thế kỷ 16

Tìm thấy tranh Bồ-tát Quán Thế Âm thuộc thế kỷ 16

Đăng lúc: 10:51 - 01/12/2015

Đức Quán Thế Âm Bồ-tát đang ngồi bắt chéo chân trên một hoa sen với một ấn tượng đức hạnh và dịu dàng. Đôi mắt từ bi của Ngài đang hướng về Thiện Tài Đồng Tử đang cung kính chắp tay.

Trong lúc Bồ-tát đang thuyết pháp cho nhà sư trẻ, thần Karttikeya mạnh mẽ đang bảo vệ Ngài. Một đóa sen vàng nở từ mặt nước và một con chim trên bầu trời đang ngậm một bông hoa trong miệng làm tăng thêm vẻ đẹp cho bức tranh.

vch 1.jpg
Bức tranh này, gần đây đã được tìm thấy ở Nhật Bản, được cho là đã được vẽ tại Hàn Quốc vào giữa thế kỷ 16 trong triều đại Joseon (ảnh).

Có 4 bức tranh Quán Thế Âm Bồ-tát như thế này được vẽ trong triều đại trên đã được tìm thấy cho đến nay.

Bức tranh vừa mới tìm thấy này là duy nhất trong số 4 bức miêu tả Bồ-tát trong tư thế chân bắt chéo.

Bồ-tát Quán Thế Âm trong các bức tranh vẽ trong triều đại Goryeo thường uốn cong một chân lên và hạ chân kia xuống. Trong các bức tranh được vẽ trong triều đại Joseon, Ngài thường nâng một đầu gối về phía trước và đặt một tay lên đó.

"Gần đây, một bức tranh Quán Thế Âm Bồ-tát rất độc đáo đã được tìm thấy trong một ngôi chùa tại Kamakura, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản", Jeong Woo-take, giám đốc Bảo tàng Đại học Dongguk, một chuyên gia về tranh Phật giáo, nói.

"Dựa trên các kỹ thuật được sử dụng để vẽ khuôn mặt bầu bĩnh, phác thảo rõ ràng, và phân cấp của hoa sen, tôi cho rằng bức tranh được vẽ vào giữa thế kỷ 16". Theo Jeong, có 6-7 bản in gỗ tương tự như bức tranh này, bao gồm cả những bức trong chùa Guin, nhưng một bức tranh như thế này chưa bao giờ được tìm thấy.

Bức tranh mới được tìm thấy này được vẽ trên vải gai có kích thước 119,2 cm x 70,9 cm. Bức tranh có đặc điểm điển hình của tranh Phật giáo; nền đỏ và một phác thảo vàng được vẽ một cách cẩn thận. Jeong đánh giá bức tranh khi cho rằng, "Bức tranh này là một ví dụ đại diện của Hàn Quốc diễn giải lại các bức tranh của Trung Quốc. Nó bổ sung vào sự đa dạng của bức tranh Phật giáo được vẽ trong giai đoạn đầu triều đại Joseon".

Văn Công Hưng

Phát hiện đôi bàn chân Phật lớn nhất

Phát hiện đôi bàn chân Phật lớn nhất

Đăng lúc: 21:24 - 12/11/2015

Đôi bàn chân Phật (padha) bằng đá lớn nhất đã được tìm thấy ở Cuddapah thuộc bang Andhra Pradesh.
Một người chỉ huy thuộc Tổng công ty Vận tải Đường bộ Bang Andhra Pradesh (APSRTC) đam mê khảo cổ học gần đây đã tìm thấy đôi bàn chân Phật lớn nhất (ảnh) và đã được xác định niên đại bởi nhà khảo cổ Dr E. Siva Nagi Reddy.
chanphat.jpg

Siva Nagi Reddy, CEO của trung tâm văn hóa Vijayawada cho biết: "Trong cuộc khảo sát gần đây được tiến hành bởi Y. Ramakrishna Reddy thuộc APSRTC và tôi - chúng tôi nhận đã thấy sự tồn tại của tấm padha Phật lớn nhất cho đến nay được phát hiện ở toàn bộ miền Nam Ấn Độ.

Đây là một địa điểm Phật giáo mới được phát hiện nằm cách 3 km từ làng Khajipet trong thị trấn Mydukur huyện YSR Cuddapah. Địa điểm này có từ thời kỳ Satavahana thuộc thế kỷ thứ 2".

Khi được người dân địa phương thông báo Ramakrishna Reddy, Siva Nagi Reddy và kỹ sư Chandrasekhar Reddy đã kiểm tra địa điểm và phát hiện 2 tấm padha với biểu tượng Astamangala (Cát tường) được chạm nổi trên bức tường ghép của đền thờ thần Siva trên ngọn đồi nhỏ.

Ramakrishna Reddy và bạn bè của mình đến từ thành phố Hyderabad thường xuyên viếng thăm đền thờ Siva trước khi người dân địa phương thông báo cho họ về việc đào bới của những thợ săn kho báu. Họ đã tìm thấy những viên gạch lớn kích thước 30cm x 15cm x 7cm và nền móng của tháp tròn cùng với những mảnh nồi.

Cơ quan Khảo cổ Ấn Độ cũng như cảnh sát đã được yêu cầu bảo vệ hiện trường khỏi những thợ săn kho báu.

Văn Công Hưng (Theo Deccan Chronicle)

Hệ thống ẩn trong tượng Phật đá lớn nhất thế giới

Hệ thống ẩn trong tượng Phật đá lớn nhất thế giới

Đăng lúc: 09:24 - 16/07/2015

Bức tượng Lạc Sơn Đại Phật cao 71 mét ở Trung Quốc được xem là tượng đá lớn nhất thế giới, với hệ thống thoát nước ẩn trong người giúp tượng Phật tránh khỏi sự xói mòn nghiêm trọng và phong hóa suốt hàng thiên niên kỷ.

Tượng đá Lạc Sơn Đại Phật. Ảnh: Wikipedia
Nằm cách thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc 160 km về phía nam, bức tượng Lạc Sơn Đại Phật hơn 1.300 tuổi được tạc vào núi Lăng Vân là tượng Phật làm bằng đá lớn nhất nhất thế giới.

Bức tượng đối diện núi Nga Mi ở phía đông thành phố Lạc Sơn. Đây là nơi giao nhau của ba con sông Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y. Bức tượng tạc một tu sĩ đang mỉm cười, dáng ngồi bình thản, hai tay để trên đầu gối, mắt nhìn chăm chú qua sông.

Đây được cho là tượng Phật Di Lặc, đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Nin (người sáng lập của Phật giáo), tượng trưng cho sự sáng suốt và hạnh phúc. Việc tôn thờ Phật Di Lặc đặc biệt phổ biến giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 7. Hiện nay, hình ảnh của Phật Di Lặc vẫn còn xuất hiện trong những ngôi chùa khắp Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.

Sự hấp dẫn của tượng Phật không chỉ nằm ở kích thước mà còn thể hiện qua kiến trúc khéo léo. Toàn bộ bức tượng được làm từ đá, ngoại trừ phần tai làm từ gỗ phủ đất sét. Tóc của Phật là 1.021 vòng xoắn đá gắn vào đầu.

Mái tóc tượng Phật có 1.021 vòng xoắn. Ảnh: Chi King/Flickr
Chiều cao bức tượng bằng tòa nhà mười tầng (71 mét), phần đầu cao 15 mét, vai rộng 28 mét, lông mày dài 5,5 mét, mũi cao 6 mét, tai dài 7 mét có khả năng giữ hai người bên trong, mỗi bàn chân trần dài 11m, rộng 8,5m, đủ lớn cho hơn 100 người ngồi. Trong tư thế đứng thẳng, tượng Phật sẽ ngang bằng với tượng Nữ thần Tự do của Mỹ. Phật ngồi ở tư thế đối xứng, tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.

Hệ thống thoát nước khéo léo

Dù có nhiều phần nhỏ bị hư hại nhưng đáng ngạc nhiên là bức tượng vẫn còn nguyên vẹn, nhờ vào hệ thống thoát nước ngầm, giúp các phần bên trong luôn khô ráo. Một số đoạn thoát nước ẩn trong tóc, cổ, và nhiều rãnh phía sau tai, ngực. Hệ thống này giúp tượng Phật tránh khỏi sự xói mòn nghiêm trọng và phong hóa suốt hàng thiên niên kỷ. Lúc đầu bức tượng được bảo vệ bởi 13 tầng gác làm bằng gỗ lớn, nhưng chúng đã bị phá hủy vào cuối triều đại nhà Minh, khiến bức tượng không còn được che chắn nữa.

Bức tượng Lạc Sơn Đại Phật được khởi công xây dựng vào năm 713 thời nhà Đường, do nhà sư Hải Thông người Trung Quốc chỉ huy. Ông hy vọng rằng tượng Phật có thể giúp làm cho nước sông chảy êm đềm, tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông.

Theo truyền thuyết, một số quan chức chính quyền địa phương muốn lấy số tiền quyên góp xây tượng Phật từ Hải Thông, nhưng nhà sư này tuyên bố thà mù mắt chứ không chịu mất tiền.

Khi ngân khố dành cho công trình không còn, nhà sư đã tự khoét mắt để thể hiện sự chân thành và tận tâm vào công việc. Cuối cùng ông cũng gom đủ số tiền sau 20 năm đi quyên góp và tiết kiệm. Khi ông qua đời, hai đệ tử của ông tiếp tục cho xây dựng công trình và hoàn thành năm 803.

Kể từ khi xây xong tượng Phật, dòng nước sông hung dữ trở nên hiền hòa. Theo giải thích của các nhà khoa học, trong quá trình xây dựng, đá từ vách núi rơi xuống đáy sông, thay đổi dòng chảy, khiến con sông an toàn hơn. Nhờ đó tàu bè có thể yên tâm qua lại.

Nhà sư Hải Tông, người có công xây dựng tượng Lạc Sơn Đại Phật. Ảnh: David Schroeter/Flickr

Ngoài tượng Lạc Sơn Đại Phật, hàng nghìn tượng Phật nhỏ được người dân chạm khắc xung quanh bức tượng khổng lồ này, tạo thành một bảo tàng điêu khắc trên núi của Phật giáo.

Khu vực Nga My bao gồm bức tượng Lạc Sơn Đại Phật được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1996. Hiện nay, bức tượng Phật luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Trung Quốc.

Lê Hùng (vnexpress.net)

Xe hoa Phat dan

Cờ Phật giáo bằng hoa tươi lớn nhất châu Á

Đăng lúc: 16:12 - 25/04/2015

Lá cờ có kích thước 15×4 m, được kết từ 255.800 bông hoa tươi thể hiện sự đoàn kết và thống nhất của Phật giáo năm châu, đã lập kỷ lục Việt Nam và châu Á.

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 11
  • Hôm nay 3,181
  • Tháng hiện tại 60,566
  • Tổng lượt truy cập 23,466,815