Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
IMG 7642

Ngày hội khai bút đầu xuân và phát khánh treo xe ôtô tại chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 05:06 - 11/02/2019

Sáng nay, ngày 07 Tết Kỷ Hợi, chùa Đức Hậu đã long trọng tổ chức lễ Khai bút, cho chữ đầu xuân và phát khánh treo xe ôtô. Dưới sự chứng minh của Chư Tôn Đức Tăng cùng đông đảo quý Phật tử, đạo hữu gần xa về tham dự. Đây là hoạt động được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh nét truyền thống tốt đẹp của người dân xứ Nghệ.

IMG 9406

Trường tiểu học Nghi Đức tổ chức buổi học ngoại khóa tại chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 09:45 - 05/04/2018

Tại đây, các em học sinh và thầy cô giáo đã được ĐĐ.Thích Minh Lâm chia sẻ về đạo đức nhà Phật - Tứ trọng ân: Ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân quốc gia xã hội và ân chúng sanh vạn loài. Đồng thời, các em được học những bài hát, câu thơ ngắn về các ân trên và thư giãn bởi các trò chơi sôi động.
Buổi hoạt động ngoại khóa tại chùa đầy ý nghĩa đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng thầy cô giáo và các em học sinh. Đây là cơ hội cho các em được tiếp cận với giáo lý nhà Phật và áp dụng vào đời sống hàng ngày.

Thư chúc Tết xuân Mậu Tuất của Đức Pháp chủ GHPGVN

Thư chúc Tết xuân Mậu Tuất của Đức Pháp chủ GHPGVN

Đăng lúc: 23:46 - 16/02/2018

Nhân dịp chào đón Xuân mới Mậu Tuất, Dương lịch 2018, Phật lịch 2562, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tôi có lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng năm mới đại hoan hỷ, an lạc, cát tường tới các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
-----------------------

THƯ CHÚC TẾT XUÂN MẬU TUẤT
CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 01 tháng Giêng năm Mậu Tuất

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính gửi: Các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Nhân dịp chào đón Xuân mới Mậu Tuất, Dương lịch 2018, Phật lịch 2562, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tôi có lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng năm mới đại hoan hỷ, an lạc, cát tường tới các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Cả nước đón Xuân mới trong niềm vui đại thắng lợi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác kinh tế APEC 2017 đưa đất nước bước lên một tầm cao mới trong hội nhập quốc tế. Giáo hội tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII diễn ra từ ngày 19 – 22/11/2017 tại Thủ đô Hà Nội đã là ngày hội lớn của Tăng Ni, Phật tử với tinh thần đoàn kết, hòa hợp, quyết tâm thực hiện khẩu hiệu: "Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”. Đại hội đã khẳng định tính thống nhất ý chí và hành động của toàn Giáo hội, qua đó cũng khẳng định nền tảng phát triển vững chắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong những chặng đường tiếp theo của thế kỷ 21, luôn gắn bó đồng hành với dân tộc.

Xuân về rộn rã khắp muôn nơi, chào đón xuân mới Mậu Tuất với sức sống mới, các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam phấn khởi tập trung triển khai 09 mục tiêu phương hướng trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội VIII đã đề ra, tổ chức nhân sự các Ban, Viện Trung ương các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi đã được Đại hội VIII thông qua. Đó là cơ sở để các cấp Giáo hội, Ban, Viện Trung ương và Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử bằng trí tuệ tập thể, sáng tạo trong điều hành, đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh các hoạt động Phật sự thiết thực đưa ánh sáng giáo lý từ bi, trí tuệ của Đạo Phật vào thực tiễn cuộc sống trong sự nghiệp Hoằng dương Chính pháp làm ích đạo, lợi đời.

Nhân dịp đầu Xuân Mậu Tuất, thay mặt các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử, Tôi bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và gửi lời kính chúc năm mới tới Quý vị Lãnh đạo, cùng toàn thể nhân dân đón Xuân Mậu Tuất: An khang, thịnh vượng.

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ tát Ma ha tát.

ĐỨC PHÁP CHỦ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

(đã ký)

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

IMG 2422

Công bố quyết định phục hồi chùa Long Đồng

Đăng lúc: 00:39 - 10/02/2018

Sáng ngày 02 tháng 02 năm 2018, chùa Long Đồng (xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên) tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh về việc phục hồi chùa.

Làm chủ thời gian của chính mình

Làm chủ thời gian của chính mình

Đăng lúc: 10:18 - 24/06/2017

Dzigar Kongtrul Rinpoche sinh ra ở miền Bắc Ấn Độ, nhưng hiện sống ở miền Nam Colorado, Hoa Kỳ. Ông là sáng lập viên của Mangala Shri Bhuti, tổ chức chuyên nghiên cứu và thực hành giáo lý của dòng truyền thừa Longchen Nyingthik thuộc Phật giáo Tây Tạng.
*

Biết nhìn nhận thực tại

Ngày nay, những người ở độ tuổi bảy mươi vẫn thấy mình còn thời giờ để tiêu pha. Tôi không biết do đâu mà họ được vậy. Có lẽ vì trong các xã hội tân tiến, người ta sống khỏe hơn, luôn hoạt động và di chuyển nhiều hơn, nhờ thực phẩm tốt hơn, có nhiều thuốc bổ và nhiều phương pháp chữa bệnh hơn. Người già cũng có nhiều thứ để giải trí, để bận rộn hơn như: các tour du thuyền, các hội thảo và nhiều loại hoạt động thể lực khác. Bạn sẽ nghe họ nói, “Những người bốn mươi là người ba mươi mới, và những người năm mươi là bốn mươi mới…”. Ai cũng cố gắng để giữ được sự trẻ trung hay cái nhìn trẻ trung. Cách suy nghĩ này đã thay đổi quan điểm và cách chúng ta liên tưởng đến tuổi già.

hourglass.jpg
Việc chúng ta sử dụng thời gian như thế nào tùy thuộc vào việc ta sắp xếp thời gian,
và việc đó lại tùy thuộc vào việc ta phác họa cuộc sống của mình như thế nào - Ảnh minh họa

Khi tôi mới đến phương Tây, phần đông đệ tử của tôi đều khá trẻ, chỉ trừ một nhóm phụ nữ rất chí thành ở độ tuổi bốn mươi hay lớn hơn. Họ lập nhóm để học pháp, mà họ vui vẻ gọi nhau là nhóm Các bà lão. Khi tôi hỏi một đệ tử khác, trong độ tuổi bảy mươi, có muốn gia nhập với nhóm Các bà lão không, thì người này nổi giận. Con người thường như thế, tưởng là mọi thứ đều vĩnh viễn.

Trong các nền văn hóa truyền thống, bảy mươi đã coi là già, và người ta không có vấn đề gì khi nói lên điều đó. Các nền văn hóa này xem tuổi già là lúc để ta sửa soạn cho cái chết. Nhiều người thời tuổi trẻ có những hành động ngông cuồng, bất thiện thường bắt đầu chỉnh sửa lại, và hướng đến việc thực hành tâm linh lúc tuổi xế chiều. Thay vì tiếp tục làm điều bất thiện, họ dốc hết những năm tháng còn lại trong đời để đọc kinh, lễ sám. Tôi thấy những điều này thường xảy ra, ngay nơi bản thân tôi.

Ở Tây Tạng, khi cha mẹ già đi, con cái sẽ nói, “Cha/mẹ già rồi, hãy lo trì tụng kinh kệ, đi chùa chiền!”. Điều này có hai lợi thế: con cái biết làm thế thì cha mẹ khỏi vướng bận họ, nhưng đó cũng là do áp lực của xã hội thúc đẩy người ta chuẩn bị cho cái chết. Khi người già chuẩn bị cho điều đó; nó giúp họ ở tư thế sẵn sàng.

Biết nhìn nhận thực tại tốt hơn là bắt nó phải theo ý mình. Biết chăm sóc thân là điều khôn ngoan; ta không muốn già, không muốn bất lực trước tuổi. Ta không muốn đánh mất lòng tin yêu cuộc sống, sự nhiệt tâm. Nhưng chăm chú lo kéo dài cuộc sống hơn là chấp nhận cái chết là vô vọng. Tuổi trẻ chóng qua, rồi đến tuổi trung niên, rồi tuổi già. Tóm gọn lại là thế. Rinpoche Patrul khuyên ta nhìn sự xoay vần của cuộc sống như thời gian của một ngày: trẻ con ở buổi bình minh, tuổi mới lớn là những giờ phút của buổi sáng, trưởng thành buổi trưa, và già nua buổi hoàng hôn. Nếu bạn muốn chuẩn bị tâm thức cho cái chết, thì việc quán sát thời gian là điều nên làm.

Lập thời dụng biểu

Bản tính tôi không phải là người có óc tổ chức, nhưng mấy năm trước đây tôi nhận thấy nếu tôi không biết làm chủ thời gian, thì nó sẽ làm chủ tôi. Vì thế, giờ tôi làm đầy thời gian biểu của mình với càng nhiều pháp hành càng tốt. Tôi lên kế hoạch cho cả năm - điền đầy cả cuốn lịch với quyết tâm, rồi tôi thực hành theo đó. Tôi biết mình có tất cả bao nhiêu giờ trong ngày và tôi dành thời gian để làm các việc đó. Tôi nhận định, đây là cuộc đời tôi, nếu tôi không làm chủ nó thì ai sẽ làm đây. Tôi thấy mình suy nghĩ nhiều về thời gian, quán sát mình còn bao nhiêu thời gian và mình muốn làm gì với chúng.

Thực tế ra mà nói, ta chỉ có hai mươi bốn giờ một ngày. Vậy ta muốn dùng chúng vào việc gì? Ta cần thời gian để ngủ. Nhưng thực sự ta cần ngủ bao nhiêu tiếng? Bảy hay tám tiếng không thích hợp với ta rồi, trừ khi ta đang ở tuổi mới lớn. Đa số đều có việc làm. Ta thường phải làm cơ bản tám, chín tiếng một ngày. Vậy là ta chỉ còn lại bảy hay tám giờ. Nhưng rồi ta còn những bổn phận đối với gia đình, ta cần dành thời gian với họ. Như thế với thời gian còn lại, ta làm thế nào để tu tập trong đời sống?

Tôi là người thuộc về đêm, nên tôi hành thiền vào đêm khuya. Có người lại thích bắt đầu trước bình minh. Đó là những giờ yên tĩnh - những giờ dễ tu tập - vì người khác đang yên giấc hay có thể cũng đang tu tập. Đôi khi thực hành vào ban đêm tôi cũng cảm thấy buồn ngủ, nhưng qua giai đoạn đó, tôi tìm được nguồn năng lực mới giúp tôi hoàn tất được việc thực hành của mình. Bất cứ điều gì có thể giúp ta tập trung sẽ tạo năng lực, đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của ta. Trước đây tôi thường bị mất ngủ, nhưng giờ khi đã có thời gian thực hành thường xuyên, tôi thường có giấc ngủ sâu.

Thiết lập mục tiêu rõ ràng

Nếu ta có nguyện vọng thực hành, ta cần thiết lập mục tiêu rõ ràng để thực hiện điều đó. Tâm lưỡng lự không giúp gì cho ta. Ở Tây Tạng có câu nói: Yi nyi te tsom. Yi nyi, có nghĩa là khi ta có hai tâm, sẽ có sự mâu thuẫn trong lựa chọn. Ta sẽ không chắc chắn nên phải làm gì. Ta có thể muốn tu tập nhưng không đủ ý chí để thực hiện điều đó.

Nhiều người muốn tu tập mà không tìm ra thời gian. Điều đó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của họ. Trong trường hợp đó, ta cần tự hỏi điều gì đã cản trở ta thực hiện ý nguyện của mình? Ta có sống tốt không, hay chỉ lây lất qua ngày? Ta sử dụng thời gian của mình như thế nào? Ta có biết đúng, sai? Ta có hướng tham vọng của mình đến một đời sống có ý nghĩa, hay tránh né nó? Nếu đúng, thì tại sao lại như vậy?

Việc chúng ta sử dụng thời gian như thế nào tùy thuộc vào việc ta sắp xếp thời gian, và việc đó lại tùy thuộc vào việc ta phác họa cuộc sống của mình như thế nào. Một khi ta đã trả lời được những câu hỏi này, và đã quyết định rõ ràng để có thời gian thực hành trong cuộc sống, thì ta phải cố gắng hết sức hơn là để tâm chạy rông, vô tổ chức, chỉ đợi điều gì đó xảy ra cho mình.

Đề phòng sự xao lãng

Sự xao lãng ngụy trang dưới nhiều hình thức. Đôi khi ta cảm thấy như mình phải gánh vác chuyện của người khác. Nếu ta có khuynh hướng hay làm việc đó thì thế nào cũng có người bằng cách này hay cách khác, níu áo ta. Họ cần một lời khuyên, nhưng họ không thực sự lắng nghe ta. Họ chỉ muốn có chỗ để giải tỏa, trút bầu tâm sự. Họ cảm thấy căng thẳng, rồi khiến ta bị căng thẳng lây, rốt cục không có ai được lợi lộc gì. Hoặc giả, trong công việc, nếu chúng ta quá chú trọng đến chi tiết và muốn mọi thứ phải hoàn hảo, thì có thể ta chẳng bao giờ làm xong chuyện gì, mà cũng không còn thời giờ để tu tập. Chúng ta cũng có thể cảm thấy mình là người duy nhất biết làm bất cứ việc gì, nên cuối cùng là ta phải gánh vác mọi việc. Có người lại không bao giờ biết từ chối. Các hình thức gây xao lãng này còn chưa kể đến nhu cầu phải được giải trí, được tiêu khiển không ngừng của ta, cũng như những thứ xa lạ, đòi hỏi nhiều sự quan tâm mà ta mang vào cuộc sống của mình như là thú nuôi, các hệ thống giải trí cá nhân và các loại máy vi tính cầu kỳ.

Ngay cả trong các khóa tu, người ta cũng tìm đủ cách để bận rộn, để lẩn tránh việc tu tập, như mỗi ngày bỏ ra hằng giờ để lên danh sách mua sắm. Ở Ấn Độ, người ta nói, “Bạn chỉ cần hai chiếc bánh mì mỗi ngày”. Tôi không nghĩ điều đó có nghĩa là ta phải qua ngày bằng hai chiếc bánh mì, như một nhà tu khổ hạnh. Đây chỉ là ám chỉ cho sự buông xả. Thực sự chúng ta cần gì? Đã bao lần ta bị xao lãng bởi các tham vọng, bởi sự tìm tòi phương cách để đạt được chúng? Chúng ta có thể giải phóng bản thân khỏi những xao lãng này bằng cách không cần đến chúng? Dầu với lý do gì, đổ lỗi cho người khác vì sự xao lãng của mình đều không hay ho gì. Kunchyen Longchenpa đã nói, “Các tham vọng thì vô hạn; chỉ khi ta buông chúng thì chúng mới biến mất”.

Tâm cởi mở - bình an

Nếu không có mục tiêu, ta chỉ loanh quanh như một con hổ bất an, không thể tìm thấy yên ổn trong bất cứ thứ gì. Ta lăn trở trên giường, vặn truyền hình, chuyển đổi các kênh, ăn khi không đói, rồi điện thoại liên miên. Ta định làm gì thế? Ta đang cố gắng để kết nối với thế giới vật chất bên ngoài. Nhưng làm sao ta có thể làm điều đó, khi ta còn chưa thể kết nối với nội tâm mình?

Những lúc ta không cảm thấy kết nối với nội tâm là lúc tốt nhất để tu tập. Khi tâm ta không bình ổn, cũng giống như khi bị đau răng. Ta bị hành hạ, chi phối bởi tư tưởng, tình cảm và sự sợ hãi. Ta cũng nghĩ ra đủ thứ cảm xúc vật lý. Tôi đau cổ, rồi nhảy qua đau lưng, đau chân. Rồi bỗng nhiên, ta nghe tiếng nói bên tai, hay mắt ta đang ngứa? Sự thật hơi đáng ngờ, phải không bạn?

Ta cần thời gian để năng lượng bất ổn, căng thẳng này hạ xuống nơi thân. Khi thân an, tâm an. Khi tâm an, các cảm xúc an, và ta cảm nhận sự tự tại, thư giãn, hay shenjong. Khi tâm thư giãn, nó có mặt cho ta, phục vụ ta hay ít nhất cũng giúp ta hiểu việc gì đang xảy ra. Không gian của shenjong ít có biến động, nên tư tưởng, cảm xúc không thể xô đẩy, làm tổn hại ta như chúng thường làm. Tất cả những nỗi mệt nhọc tan biến đi. Tâm ta trong sáng. Thân cảm thấy nhẹ nhàng như mảy lông.

Cần có sức mạnh và sự rõ ràng

Ta cần chút ít sức mạnh để chống lại thói quen chạy theo ngoại cảnh, ngay cả khi ta đã mất khá nhiều thời gian vào đó. Đừng như chú cá heo bơi theo dòng nước, dầu đã bơi nửa đường vào miệng gấu, thay vì thối lui ra, lại nghĩ, “Dầu gì, ta cũng đi được nửa chặng đường”. Thoát ra được sự xao lãng đòi hỏi ta phải có ý chí và sự rõ ràng.

Có nhiều người nói, “Tôi quá lười và quá yêu bản thân nên không thể bỏ thì giờ tu tập”. Loại người lười biếng và thiếu ý chí như vậy sẽ chẳng bao giờ được giải thoát. Đức Phật đã nói, loài ruồi, giòi, vi trùng, nếu chúng có khả năng khao khát được giác ngộ, chúng cũng sẽ làm được. Thật đáng xấu hổ nếu điều đó xảy ra, phải không? Giòi mà còn đạt được giác ngộ huống là ta. Trong kinh nói, “Vạn pháp do duyên khởi”. Các duyên mà ta cần được tạo ra do ý chí và sự rõ ràng của dự tính, và cách ta áp dụng chúng trong đời sống.

Không phải là ta không tinh tấn. Chuông báo thức reo, 4 giờ sáng. Nhiệt độ đã xuống hàng đơn vị. Chúng ta không muốn ngồi dậy, nhưng đó là ngày thứ hai và ta sẽ phải lãnh hậu quả, nếu không ngồi dậy. Phải dậy thôi. Rồi phải quét tuyết trên cửa xe, làm ấm xe, và thẳng tới chỗ làm, ở đó chín hay mười tiếng. Phải làm những việc này mỗi sáng cũng cần chút tầm nhìn, chút ý chí và sự sáng suốt. Nếu ta có thể làm tất cả những thứ đó, chắc chắn ta sẽ tìm ra được thời gian để thực hành.

Cánh đồng xoài hiện đại

Nếu ta có thể quán sát thời gian một cách thực tế, xếp đặt thời khóa biểu, tránh sự xao lãng với ý chí, tâm sáng suốt, và suy nghĩ về những gì khiến cuộc sống có ý nghĩa, chúng ta chắc chắn sẽ tìm ra thời gian để thực hành, để thư giãn tâm. Thông thường, khi thư giãn có nghĩa là đem tâm ra khỏi những công việc hàng ngày, nằm nghỉ ngơi, xem truyền hình hay ngủ nghỉ. Thường thư giãn có nghĩa là tách ra khỏi những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng dầu ta có bỏ ra nửa cuộc đời để ngủ vẫn chẳng bao giờ thấy thư giãn. Đó là vì ta không chú tâm vào việc thư giãn tâm.

Có gì giúp ta thư giãn hơn là sự buông bỏ những âu lo, những toan tính? Có cách gì tốt hơn là quan sát Bồ-đề tâm để giảm thiểu sự bám víu? Để giải phóng những hy vọng và sợ hãi, có gì tốt hơn là hãy để chúng khởi lên, rồi tự chúng hoại diệt một cách tự nhiên trong không gian của tâm cởi mở? Thiền tạo không gian cho mọi thứ: tất cả những hy vọng, sợ hãi, âu lo cũng như niềm vui và khát vọng. Không cần phải kiểm soát tư tưởng, vì khi thực hành, ta đã tự nguyện để chúng như chúng là - không phán xét chúng tốt hay xấu, có ích hay có hại, tâm linh hay vật chất. Có những hoạt động nào khác có thể hỗ trợ cho tâm và các phát khởi của nó theo cách này không? Chắc chắn là không.

Điều duy nhất ta cần để thực hành là tìm một nơi yên tĩnh để ngồi: một căn phòng, một ghế ngồi nơi công viên, hay chính chiếc giường của mình. Trong các kinh diễn tả một cánh đồng xoài yên tĩnh như là một nơi lý tưởng để thực hành. Đức Phật và các đệ tử của Ngài đã hành thiền ở những nơi như thế. Nếu bạn nghĩ về điều đó, đang giữa một ngày bận rộn, bất cứ một chỗ yên tĩnh nào để ngồi cũng có thể là cánh đồng xoài hiện đại.

DZIGAR KONGTRUL RINPOCHE
Diệu Liên Lý Thu Linh
(Chuyển ngữ từ Take charge of your practice, Tricycle, 5-5-2017)

Nét đẹp trì bình khất thực trên đất Thái Lan

Nét đẹp trì bình khất thực trên đất Thái Lan

Đăng lúc: 07:27 - 08/03/2017

Có thể khẳng định, vấn nạn giả sư đã cướp đi cơ hội - phương tiện để mang hình ảnh đẹp của những nhà sư lặng lẽ xếp thành hàng trì bình vào những buổi sáng: bước vào cuộc đời, vào từng ngõ ngách xóm làng để tạo duyên cho người gieo duyên với Tam bảo ngay trên chính trên quê hương Việt Nam mình.
tribinh.jpg
Nét đẹp trì bình và gieo duyên với Tam bảo của người dân nước Phật giáo - Ảnh: Pixabay

Tôi đã trì bình khất thực ở Thái Lan...

Tôi đã từng yêu quý chiếc y và hình ảnh của một nhà sư ôm bát trì bình ngang qua nhà mình khi còn rất nhỏ, đó như là hình ảnh đánh thức hạt giống lành trong tiềm thức rồi sau đó phát tâm xuất gia để được trở thành hình ảnh đó. Thực sự không còn niềm hạnh phúc nào bằng khi tự mình đắp y mang bát đi khất thực trì bình vào những buổi sớm mai một cách tự do và không sợ bị dòm ngó thật-giả, đúng-sai như một sự thực tập đức hạnh khiêm cung cần có và tự nhắc mình là Khất sĩ - xin ăn tu học, lấy phẩm thực để nuôi thân, pháp hành để nuôi trí.

Với cơ duyên du học tại Thái Lan, ngoài những ngày học chính thức tại trường, vào những ngày cuối tuần hoặc ngày Phật nhật (4 ngày trong tháng - như ngày rằm tại VN) thì tôi có nhiều cơ hội để tiếp xúc và thực tập truyền thống tốt đẹp này ngay tại thủ đô Bangkok - một thành phố hiện đại bậc nhất của Thái Lan.

Khi trời vừa hừng sáng, đúng 5 giờ sáng là tôi thức dậy vệ sinh cá nhân, lấy y, ôm bát - bát ở đây được làm bằng bạc hoặc nhôm và được bao bọc bên ngoài bởi chiếc thẩu mây và có dây đeo ngang bên vai phải để đỡ mỏi tay khi ôm bát đi đường dài quanh khu vực chùa nơi mình cư trú hoặc xa hơn.

Vừa bước ra khỏi cổng là đã thấy người dân trải những chiếc chiếu nhỏ, quỳ bên lề đường, đặt một mâm thức ăn trước mặt để đợi Tăng đoàn đi ngang qua mà dâng cúng. Điều đặc biệt là họ phải thức dậy thật sớm, sớm hơn các nhà sư để chuẩn bị thức ăn cúng dường, thường là cơm, xôi, trái cây và vài cái bánh để thể hiện tấm lòng tôn kính cũng như sự chuẩn bị chu đáo cho phẩm thực cúng dường của mình. Đôi khi những Phật tử này phải thức cả đêm để gói bánh và ngồi canh nồi cơm chín.

Khi thấy các sư đi ngang qua, lần lượt người dân không ai bảo ai, tự lấy thức ăn bỏ vào trong bát dâng lên cúng dường và nhờ các sư chú nguyện.

Khi ấy, mọi người vừa thấy tôi bước đến thì nở nụ cười như ra hiệu muốn cúng dường, và thế là tôi nhẹ nhàng đứng lại để họ quỳ xuống chắp tay trang nghiêm theo nghi thức truyền thống cúng dường của người Thái. Sau khi bỏ thức ăn vào bát cho chư Tăng và mỗi tín chủ sẽ thọ nhận lại lời kinh cầu nguyện sớm mai từ sự gia tâm chú nguyện của Tăng đoàn (riêng tôi thì những ngày đầu còn nhiều bỡ ngỡ nên chưa thể tụng kinh bằng tiếng Pali, khi ấy tôi nhẹ nhàng tụng phẩm hồi hướng công đức bằng tiếng Việt để gửi trao năng lượng bình an đến họ - NV), cứ thế tôi lại thấy họ cười và hoan hỷ vô cùng như để bắt đầu một ngày mới ngập tràn niềm tin.

Sau khi nhận đủ thức ăn, tôi quay người trở lại con đường cũ để trở về chùa thọ dụng phần thực phẩm mà mình đã nhận được và phần nào còn dư lại tôi để dùng chung với thức ăn độ ngọ được nấu vào buổi trưa. Riêng, vào những ngày lễ lớn, thức ăn cúng dường hơi nhiều thì các vị cư sĩ hay còn gọi là hộ bát xách giỏ đi theo bên cạnh nhà sư trong lúc trì bình để hỗ trợ chư Tăng xách đồ, sau khi được chú nguyện xong thì họ mang chuỗi thức ăn dư về lại cho những người nghèo khó trong xóm hoặc gửi đến các trung tâm nuôi trẻ mồ côi - phúc lợi xã hội gần chùa như một sự cho - nhận tiếp nối, đầy nhân văn.

Xong buổi sáng khất thực vào ngày cuối tuần tại đất nước Thái Lan, tôi lại lên đường tiếp tục đi dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo trong vùng. Lớp học được bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng cuối tuần, hôm nào các em cũng tập trung lại từ rất sớm tại phòng học trong khu ký túc xá mà mình đang ở. Thấy tôi đến, các em vội đứng lên chắp tay chào và quỳ xuống làm lễ (lạy) theo truyền thống. Theo đó, sẽ có hai em đại diện dùng thau nước sạch và khăn để lau chân cho nhà sư mà cũng vừa là thầy giáo của mình để thể hiện niềm tôn kính.

Sở dĩ có truyền thống đó vì tại Thái Lan, Tăng sĩ đóng vai trò hết sức quan trọng trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước, tạo nên một mối liên hệ mật thiết lâu đời giữa các Tăng sĩ và quần chúng nơi mình đang ở. Các ngôi chùa sẽ là những trung tâm văn hóa, học thuật và giáo dục, trong đó các nhà sư luôn được coi là thầy giáo về mặt tâm linh lẫn học thức ở đời - để hướng dẫn, dìu dắt, nuôi dưỡng những thế hệ tiếp nối, phụng sự đất nước mình trên tinh thần đạo đức nhà Phật. Ngoài ra, Tăng sĩ còn được xem như “thẩm phán” để khuyên nhủ, giải quyết và giúp đỡ những mối quan hệ bất hòa trong gia đình và xã hội khi chưa thật sự cần đến sự can thiệp của pháp luật.

Mong ước đơn sơ của một Khất sĩ

Phải chăng, trăm vạn ngôn từ có khi không bằng một hình ảnh thảnh thơi bình dị thật sự chín muồi của một Tăng sĩ nhẹ nhàng, tươi mát, thật tu, thật học, đắp y - mang bát bước đi trên những cung đường đầy tấp nập của chợ-đời để trao truyền, tiếp nối và thức tỉnh cái duyên của đạo cho những ai đã gieo trồng từ vô thủy vô chung?

Thực ra, sự bình dị, khiêm cung từ lời nói đến hành động là bản chất vốn có của người xuất gia học Phật, khi luôn thấy mình nhỏ bé, cầu học và biết dừng lại đúng lúc - đó là những yếu tố trọng yếu cần có ở những người tu trẻ như tôi, thấy rằng phép khất thực là cách tự dạy, tự học, tự nhắc mình hữu hiệu nhất bằng thân giáo để yểm trợ và dưỡng nuôi chính mình từ bài học không lời mà mình phải ôn, phải luyện mỗi ngày từ các bậc tiền nhân đi trước. Khi ấy các ngài cũng đã từng mang đạo vào đời bằng chính đôi chân, bằng mảnh y, bằng chiếc bát của Phật để vân du trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này.

Mơ rằng, một ngày nào đó tôi và những huynh đệ có thể lại được tiếp tục thực hiện phép khất thực ngay trên chính quê hương mình chứ không phải thực hiện ở một nơi nào khác hay tại một đất nước nào đó như đã kể trên. Biết rằng vẫn còn nhiều những bất cập, những khó khăn nhưng đừng vì sự lợi dụng của những người giả sư để rồi “thỏa hiệp”, đánh mất đi hình ảnh thiêng liêng, bài học đạo-đời giá trị mà đã ít nhiều làm bừng tỉnh biết bao con tim khi có duyên lành được hội ngộ, được nhìn thấy và đem lòng kính phục, tiếp nối - trở thành những “thạch trụ tòng lâm” mai sau.

Và rằng đừng để phép khất thực được xem là điều tế nhị nữa, khi đấy là món ăn thực dưỡng tâm linh hết sức quan trọng và rất cần thiết cho những người xuất gia trẻ, chuyên chở bài học khiêm cung, bình dị và tập nhận diện chính mình giữa một xã hội ngày càng thêm trăm điều cám dỗ...

VG (9)

Nạn giả sư & nỗi lòng Tăng Ni trẻ

Đăng lúc: 09:06 - 01/03/2017

Hiện tượng giả dạng tu sĩ Phật giáo đi khất thực, xin ăn, kéo theo đó là các dịch vụ mê tín, bán bùa chú, xin xăm bói quẻ hiện nay tập trung tại các đền, chùa,… trong dịp lễ hội, ngày rằm để xin tiền bố thí của khách hành hương đã trở thành một vấn nạn nhức nhối, gây tổn thương đối với những người xuất gia chân chính - xuất phát bởi những lý tưởng cao đẹp!
VG (9).jpg
Người giả sư "làm ăn" trước chùa dịp Xuân Đinh Dậu - Ảnh: Vũ Giang

Tâm tình của “người trong cuộc”

Có dịp đi ra đường tôi đều đắp y theo truyền thống hệ phái Khất sĩ và nhiều lần đi bộ ngang qua những con đường mà ngày nào cũng xuất hiện người giả sư khất thực, tôi lại “đón nhận” ánh mắt dè chừng, thiếu thiện cảm của mọi người chung quanh (như chính mình là người đang ăn xin và sẽ làm phiền đến họ).

Phần lớn những người dân chưa hiểu nhiều về đạo Phật hay chưa có dịp đi chùa để hiểu biết đúng về người xuất gia, thì người giả sư sẽ vô tình tạo nên cho số đông những khái niệm không tốt về người tu. Tất nhiên, không thể trách người dân bởi thông qua những hình ảnh mà họ bắt gặp thường ngày từ những người giả dạng “đầu tròn áo vuông” để xin tiền, bán nhang, xem bói toán,... trên những cung đường hay tại các đình đền, chợ búa.

Có lần tôi hướng dẫn một nhóm Phật tử trẻ đi chùa lễ Phật vào ngày rằm đầu năm, nhưng khi bước vào gần tới cổng đã thấy một nhóm “nhà sư” đắp y giống mình đứng xin tiền. Khi ấy tôi vội nhanh chân bước vào trong sự ngượng ngùng, e dè và chợt thấy thương kính vô cùng chiếc y của Phật mà mình đang mặc trên người, trong đó còn có sự tổn thương tự đáy lòng khi nghĩ về những người mượn y Phật để làm xấu hình ảnh người tu ngoài kia.

Đi vào bên trong chùa lễ Phật xong, tôi bước ra sân trước để đứng chờ mọi người ra về thì có hai mẹ con đi ngang qua, đứa bé vô tình chỉ tay vào tôi rồi kêu mẹ cho tiền ông sư, thấy thế người mẹ vội lấy ít tiền lẻ ra và đưa cho tôi như một sự bố thí theo lời yêu cầu của đứa con.

Khi ấy, tôi cảm thấy áy náy vô cùng nhưng cũng kịp nhẹ nhàng từ chối, hướng dẫn vị đó là nên đem vào chùa để bỏ thùng công đức. Tất nhiên, tôi biết trong tâm thức của đứa bé lúc này đang hình dung tôi như những người giả sư đắp y ăn xin phía trước cổng mà bé thường được mẹ hướng dẫn cho tiền khi có dịp đi chùa.

Nỗi lòng Tăng Ni trẻ

Trò chuyện với các thầy, các sư cô trẻ có cùng chung nỗi ưu tư về vấn đề này thì biết, các vị ấy, mỗi người một câu chuyện cũng “dở khóc dở cười” như tôi, nhưng đáng để suy ngẫm trên bước đường tu học thường ngày dưới sự tương tác giữa mình với xã hội hiện nay.

Như thầy Thích Thanh Đạo (du học Tăng tại Thái Lan) kể lại - vào Tết Nguyên đán cách đây vài năm, thầy Đạo có dịp về thăm gia đình sau những năm tu học ở tu viện. “Khi đang dùng bữa cơm chay thân mật với gia đình thì bỗng xuất hiện một “sư thầy” đang mang trên người bộ đồ nâu, đầu cạo láng. Thấy thế, mọi người trong gia đình không mấy vui khi bị làm phiền về việc “vị thầy” mời mọc mua nhang ủng hộ và xin tiền lì xì”, thầy Thanh Đạo nhớ lại.

Khi vị khách đó vừa đi, người thân quay sang thầy Đạo hỏi: “Ủa, ở chùa cực khổ đến mức phải đi xin như vậy à?”.

“Lúc ấy, tôi cảm thấy nghẹn lòng và buồn vô cùng khi có những thành phần không tốt đã lợi dụng “chiếc áo xuất sĩ” để trục lợi cá nhân, với mục đích phục vụ nhu cầu cá nhân nhưng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của những người xung quanh, ngay cả với người thân tôi - có người xuất gia như tôi”, thầy Thích Thanh Đạo chia sẻ.

Hay câu chuyện cũng của một Tăng sinh đang học tại Thái Lan là thầy Thích Chúc Tâm. “Khi còn là một Tăng sĩ trẻ tại Đà Lạt, được thầy bổn sư gửi lên Sài Gòn để theo học tại trường Phật học, trong những ngày đầu còn bỡ ngỡ nơi đất khách và khí hậu nóng gắt khó chịu, tôi và vị sư cùng phòng quyết định đi kiếm mua cây quạt. Sau một hồi tìm kiếm, chúng tôi dừng lại ở trước tiệm bán đồ điện tử, chủ tiệm lúc ấy đang ở trong nhà xem truyền hình, tôi với gọi từ bên ngoài - Chú ơi - như ý để hỏi thăm giá cả”, ĐĐ.Chúc Tâm kể.

Thầy Tâm hồi tưởng tiếp - người bán đồ nhìn ra với ánh mắt và thái độ không vui, kèm theo đó là cử chỉ vẫy tay bảo rằng “đi đi, ở đây không có gì cả, không mua gì cả” và họ vẫn cứ tiếp tục xem truyền hình, không thèm để ý gì.

“Khi ấy, tôi khựng lại, quay qua nhìn sư bạn mà khá ngỡ ngàng với sự “phản hồi” từ chủ tiệm như thế. Thấy sư bạn ngại quá nên bảo tôi đi sang tiệm khác, nhưng tôi muốn đính chính lại, nên gọi thêm lần nữa - Chú ơi! Thầy muốn mua quạt - thì họ mới ra tiếp đón, tôi cũng nhẹ nhàng giải thích cho họ hiểu được thật-giả trong xã hội hiện nay mà chú đã nhiều lần bị làm phiền rồi “ám ảnh” nghĩ ai trong hình tướng tu sĩ cũng chỉ tới để quyên góp xây chùa hoặc bán nhang, thực chất là người giả sư đi “hành nghề”.

Từ vài ví dụ rất nhỏ trên trong bức tranh người giả sư vẫn hoạt động hàng ngày cũng như đang rộ lên trong mỗi mùa lễ hội - có thể kết luận, đây là vấn nạn chứ không còn là vấn đề bình thường, có thể cho qua, vì kéo theo đó là các hệ lụy ảnh hưởng trầm trọng đến tâm tư và sự mặc cảm cá nhân của tu sĩ trẻ khi vô tình bị đối xử, bị nhìn nhận thiếu thiện cảm mà nguyên nhân là từ các thành phần bất hảo, giả danh.

Thiết nghĩ, nếu không kịp thời lên tiếng và ngăn chặn thì đến một ngày, hình ảnh của những người xuất gia trẻ dấn thân vào đời sẽ bị mọi người hiểu lầm, ám thị rằng đấy cũng là hình ảnh của sự đi xin tiền, xấu xí mà ai cũng dè chừng, tránh né chứ không phải thiêng liêng như vốn dĩ...

Giác Minh Luật

Gặp người giả sư, tôi sẽ...

Trong trao đổi ngắn với CTV Giác Ngộ, hai Phật tử trẻ đã “gặp nhau” khi gợi ý một phương pháp ứng xử với nạn sư giả một cách nhẹ nhàng...

a Xuan Phuc.jpg
* Bạn Trịnh Hoàng Xuân Phúc (Bình Dương): Đối với những người không phải là tín đồ Phật giáo, đa số họ không quan tâm việc sư thật - giả mà suy nghĩ đơn giản rằng cứ thấy ai ăn mặc như người tu hành và ôm bình bát là bố thí tiền hầu mong đặng phước. Còn đối với bản thân tôi - một Phật tử tại gia, khi gặp những vị khất thực (thường là ở chợ) bất kể thật hay giả, tôi tuyệt đối không cúng dường tiền mà bố thí vật thực như củ khoai, vài món trái cây hay thực phẩm chay vì tôi nghĩ rằng mình là con nhà Phật mà đạo Phật là đạo từ bi.

Bản thân học theo hạnh của ngài Thường Bất Khinh Bồ-tát, tâm niệm theo lời Phật dạy rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và sẽ thành Phật ở tương lai, thay vì chửi bới hay mắng đuổi những người giả sư thì tôi lại hành động và hướng dẫn mọi người xung quanh thực hành bố thí đúng pháp. Có như vậy, theo thời gian, những người giả sư không còn đất sống vì thứ họ muốn nhận chính là tiền.

Bên cạnh đó, thiết nghĩ quý Ban Trị sự GHPGVN ở mỗi tỉnh, thành trên cả nước nên thiết lập một đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về tình trạng giả sư nói riêng cũng như các vấn đề liên quan đến Phật giáo tỉnh nhà nói chung.

a Suong Lac.jpg
* Phật tử Sương Lạc (Mỹ Tho, Tiền Giang): Nếu gặp người giả sư khất thực tôi vẫn chắp tay trước ngực và chào. Có lần tôi gặp sư giả tại chợ Mỹ Tho lúc đang ngồi trên xe máy, họ đi đến chỗ tôi và đứng im vài giây. Khi đó tôi xuống xe chắp tay chào và nói “Nam-mô A Di Đà Phật”. Họ thấy vậy tiếp tục đứng im. Tôi lấy mấy trái ổi trên xe định bỏ vào bát (mặc dù biết giả nhưng tôi vẫn muốn cho), vị đó lắc đầu và bỏ đi luôn.

Tôi có tìm hiểu và được biết rằng, những vị sư nếu có đi khất thực cũng tuyệt đối không nhận tiền, bởi đó là luật Phật. Do vậy, Phật tử khi cúng dường quý thầy, quý sư cũng phải có hiểu biết, để không tiếp tay cho nạn giả sư tồn tại (bằng cách bỏ tiền vào bình bát của họ). Mỗi Phật tử am hiểu giới luật, văn hóa Phật giáo thì những hiện tượng giả danh Phật giáo tự khắc sẽ bị đẩy lùi...

Trúc Nhi

Đức Pháp chủ gửi thư chúc Tết Đinh Dậu 2017

Đức Pháp chủ gửi thư chúc Tết Đinh Dậu 2017

Đăng lúc: 21:54 - 27/01/2017

THƯ CHÚC TẾT ĐINH DẬU
CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
GỬI TĂNG NI, PHẬT TỬ VIỆT NAM Ở TRONG NƯỚC VÀ Ở NƯỚC NGOÀI

ducphapchu.jpg
Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ

Nam-mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gửi: Các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam; chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Chào đón xuân mới Tết cổ truyền Đinh Dậu - 2017, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài. Kính chúc quý vị một năm mới tràn ngập niềm hoan hỷ vô biên và thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!

Xuân mới nở muôn sắc hoa thơm ngát là nhờ công bồi đắp của thời gian đã qua. Những nỗ lực của Tăng Ni, Phật tử và các cấp Giáo hội trong năm Bính Thân đã tạo ra tiền đề vững chắc cho thành công Phật sự của năm mới sắp tới. Sự trưởng thành của các cấp Giáo hội, những đóng góp to lớn của Tăng Ni, Phật tử xây dựng ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những bài học kinh nghiệm đã được tổng kết tại Đại lễ Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa qua là bài học minh chứng cho hướng đi đúng đắn hợp với thời đại của Phật giáo Việt Nam với phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội trên tinh thần đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.

Xuân này hơn hẳn xuân qua, tôi rất vui mừng khi nhận thấy kết quả thực hiện cải cách hành chính Giáo hội, hầu hết các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trong cả nước đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo nhiệm kỳ 2016-2021. Đó chính là cơ sở vững chắc để chúng ta thực hiện thành công Đại hội đại biểu Phật giáo các tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2017-2022 trong năm 2017 tiến tới tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII, 2017-2022 sẽ được tổ chức vào tháng 11-2017 tại thủ đô Hà Nội. Và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong năm mới Đinh Dậu - 2017 mà Tăng Ni, Phật tử và các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phấn đấu thực hiện thành công rực rỡ. Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII sẽ là đại hội tập trung trí tuệ tập thể của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài để phát huy và làm tỏa sáng tinh hoa hàng ngàn năm Phật giáo Việt Nam nhập thế phục vụ chúng sinh, đồng hành cùng dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.

Nhân dịp năm mới xuân Đinh Dậu, thay mặt chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội, tôi bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các hoạt động Phật sự của Tăng Ni, Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tôi cũng gửi lời kính chúc năm mới sức khỏe, an khang thịnh vượng tới các quý vị lãnh đạo và gia đình, cùng toàn thể đồng bào nhân dân đón xuân Đinh Dậu tiếp tục đổi mới sâu rộng trong đời sống xã hội và đại thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh!

Nam-mô Hoan hỷ tạng Bồ-tát Ma-ha-tát!

ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(Đã ấn ký)

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Chùa Đức Hậu - Tổng kết công tác Phật sự & Tất niên cuối năm Bính Thân (2016)

Chùa Đức Hậu - Tổng kết công tác Phật sự & Tất niên cuối năm Bính Thân (2016)

Đăng lúc: 09:04 - 17/01/2017

Hòa chung không khí đón mừng tết cổ truyền của dân tộc ngày 18/12/ năm Bính Thân - 2016 , Chùa Đức Hậu, Nghi Đức, Tp Vinh đã tổ chức lễ tổng kết Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ và lễ ẩm thực tất niên năm Bính Thân trong không khí trang nghiêm, không khí rộn ràng của ngày lễ ẩm thực cuối năm. Do Đại Đức Thích Định Tuệ tổ chức, với sự chứng minh của Đại Đức Thích Minh Lâm, Đại Đức Thích Quảng Tâm, sự góp mặt của Ông : Nguyễn Văn Long : phó phòng nội vụ và các Em trong gia đình vườn Tuệ với gần 500 Phật Tử về tham dự.
Đúng 1h các Phật tử trong Đạo Tràng đã vân tập về Chùa dự lễ tổng kết năm 2016 , Sau nghi thức niệm hương bạch Phật tại chánh điện, lễ tạ sám hối các Chư Vị Phật, Chư Vị Bồ Tát, Hộ Phấp Long Thiên trong không khí trang nghiêm thanh tịnh cúng Hương Linh Ông Bà tổ tiên và tất niên , Trong năm qua Chùa Đức Hậu Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã tổ chức nhiều hoạt động như một ngày Tu An lạc vào những ngày đầu tháng, tu bát Quan Trai ,lớp học Giáo Lý hàng tuần vào tối thứ bảy, , sinh hoạt gia đình vườn Tuệ theo định kỳ. Tổ chức các ngày Đại Lễ lớn như Phật Đản ,Vu Lan ,Cầu siêu cho các Thai Nhi ,Tu thiền , niệm Phật, ,Ngày Đức Phật thành Đạo . Tất cả những sự tu học của Phật tử và Ban Hộ Trì trong Đạo Tràng của 1 năm qua với tinh thần và không khí ấm áp, hoan hỉ, thấm tình Đạo vị.
Công tác từ thiện, nấu cháo từ thiện tại bệnh Viện Ung Bước đã duy trì được 5 năm nay Đạo Tràng đã ủng hộ dồng bào lũ lụt trong và ngoài tỉnh .Thăm và tặng quà cho những gia đình nghèo trong dịp tết 2016 có 150 suất quà với tổng giá trị : 65.200.000 đ.
Cấp học bổng và phát quà cho những học sinh nghèo học giỏi có 70 suất : tổng trị giá : 17.600.000đ.Thăm và tặng quà cho các em tại BV Nhi nhân ngày quốc tế 1/6 với tổng trị giá: 15.145.000đ. Thăm và tặng quà cho các em tại Trung tâm khuyết tật tại Nghi Phú với số tiền : 5.000.000đ. và bánh kẹo do Phật tử Kiên cúng dường. Tổ chức tết trung thu cho các cháu ở Chùa là : 1.220.000đ.Ngày 27/7 thương binh liệt sỹ: 20.505.000đ. Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt tại Quảng Bình gồm : gạo , chăn, dầu ăn, đường, xúp, áo quần, tiền mặt , số tiền : 288.086.000đ. Ủng hộ đồng bào ngập lụt tại hương sơn Hà Tĩnh trị giá: 132.050.000đ. Chương trình hành hương Phật tích Ấn Độ , đắp chăn ấm cho người nghèo tại đất Phật: với số tiền là; 220.000.000 VNĐ.
Và một số hoạt động khác như nhấu cháo từ thiện tại Bv Ung Bướu môĩ tháng 3 ngày. Nấu cháo cho Bệnh viện Hưng Nguyên mỗi tháng 1 ngày.Tổng giá trị từ thiện mà Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã làm trong năm 2016; là khoảng 818.919.000đ/ 1 năm
Để có những thành quả trên là nhờ sự hướng dẫn dìu dắt của Thầy Đại Đức Thích Định Tuệ đã tạo mọi duyên lành cho các Phật Tử trong Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ làm tốt các phận sự trên. Thầy nêu lên những ưu, khuyết điểm và đúc kết nhiều kinh nghiệm trong quá trình tu tập 1 năm qua và động viên các Phật Tử trong Đạo Tràng sẽ làm tốt công tác Phật sự và hạn chế trong năm 2016, và đưa ra phương hướng hoạt động công tácPhật Sự tốt hơn trong năm 2017.
Sau lễ tổng kết Đạo Tràng Hương Sen đã dự lễ ẩm thực do các Chúng trong Đạo Tràng đảm nhận và thực hiện, các món ăn đa dạng ngon , đẹp và hấp dẫn như : Bún huế, bánh bao, bánh cuốn. xôi nhiều màu, chè, các loại bánh đặc sản của các vùng miền.. v..v. thể hiện những món chay dân gian, phục vụ bà con Phật Tử trong niềm vui hoan hỉ của mọi người.

Sau đây là một số hình ảnh:






























































































Tác giả bài viết: Hồng Nga

Kế thừa và phát huy rực rỡ mạch sống của Đạo Pháp

Kế thừa và phát huy rực rỡ mạch sống của Đạo Pháp

Đăng lúc: 08:07 - 28/11/2016

Phật giáo đã du nhập vào đất nước Việt Nam rất sớm, từ đầu thế kỷ thứ I, trong lúc người dân Việt đang khổ đau dưới sự cai trị tàn khốc của nhà Hán. Hành đạo trong một nước có bối cảnh lịch sử như vậy, các nhà truyền giáo mang tinh thần từ bi vô ngã vị tha của đạo Phật đã dễ dàng nhập thân hành động, đóng góp trí tuệ và công sức cho sự sống còn của dân tộc.

Sử liệu cho thấy sự gắn bó mật thiết của Phật giáo với vận mệnh dân tộc, khổ nhục cùng cam, vinh quang cùng hưởng trong suốt chiều dài lịch sử hơn hai ngàn năm. Mối tương quan sâu đậm này đã hình thành một Phật giáo Việt Nam đầy sức sống với những nét đặc sắc chưa từng thấy.
Trong quá trình phát triển, khởi thủy từ miền Bắc Việt Nam, Phật giáo đã lần truyền xuống miền Trung và miền Nam. Đến miền Nam, thì lại gặp Phật giáo Nam tông (do Phật giáo Khmer truyền đến) đang sinh hoạt mạnh.

pgvn.jpg
Phật giáo đã du nhập vào đất nước Việt Nam rất sớm, từ đầu thế kỷ thứ I
và đồng cam cộng khổ cùng dân tộc... - Ảnh minh họa từ internet

Chúng ta đều biết hai hệ phái Phật giáo Bắc tông và Nam tông có sự khác biệt về tư tưởng và hình thức tu học. Vì vậy, khi Phật giáo Bắc tông phát triển sinh hoạt ở miền Nam Việt Nam, đồng thời gặp gỡ hoạt động có sẵn của Phật giáo Nam tông, điều này đã gợi cho Tăng Ni, Phật tử ý nghĩ cũng là đệ tử Phật mà tại sao không hợp nhất lại, để có sự cách biệt như vậy. Ý niệm thống nhất Phật giáo nảy mầm từ thời điểm giao thoa sơ khởi giữa hai hệ Phật giáo như vậy.

Tuy nhiên, trong khi Phật giáo chưa thống nhất được hai hệ phái Bắc tông và Nam tông thì đất nước ta bị Pháp xâm chiếm, vì nhà Nguyễn đã cắt sáu tỉnh Nam Kỳ đặt dưới sự đô hộ của thực dân Pháp.

Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, đạo Phật bị chèn ép tối đa. Hầu hết các ngôi chùa lớn ở thành phố Sài Gòn như chùa Khải Tường ở gần nhà thờ Đức Bà, chùa Từ Ân, hay những chùa được sắc tứ ở thời Nguyễn đều bị thực dân Pháp phá hủy toàn bộ.

Dù giới Phật giáo mang niềm khao khát thống nhất mãnh liệt đến đâu chăng nữa, nhưng đứng trước hoàn cảnh nghiệt ngã ấy, cũng đành bó tay. Và từ đó dẫn đến tình trạng Phật giáo bị tan rã, từng chùa phải sinh hoạt riêng lẻ, không thể có lãnh đạo chung cho hoạt động Phật giáo. Có thể nói Phật giáo gần như im lìm, chẳng còn chút sức sống.

Tình trạng Phật giáo suy đồi kéo dài mãi đến thế kỷ XX mới có những vị danh tăng xuất hiện như Hòa thượng Thiện Chiếu, Hòa thượng Khánh Hòa, Hòa thượng Khánh Anh, Hòa thượng Từ Phong… Và Phật giáo bắt đầu hoạt động trở lại với sự sáng lập Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học. Sau đó, các hội đoàn khác lần lượt ra đời như Hội Lưỡng Xuyên Phật học, Hội Phật học Nam Việt, Giáo hội Tăng-già Nam Việt, Hội Lục hòa Tăng, Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ. Riêng tại thành phố Sài Gòn lúc ấy, Phật giáo bừng sống với trên 20 hội hoạt động.

Nhưng phải đợi đến ngày đất nước được giải phóng mới mở ra cơ hội thuận tiện để giới Phật giáo thực hiện nguyện vọng thống nhất. Thật vậy, khi đất nước độc lập, các tổ chức quần chúng cũng đều thống nhất. Phật giáo Việt Nam được coi là một tôn giáo gắn liền với dân tộc; vì thế không thể tồn tại tình trạng phân chia Nam Bắc, phân hóa cục bộ nhiều tập đoàn, hệ phái. Đó là quan điểm chung của Tăng Ni, Phật tử cả nước và đã trở thành hiện thực với sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào ngày 7-11-1981, có đầy đủ đại biểu của 9 tập đoàn Phật giáo đại diện cho toàn thể Tăng tín đồ Việt Nam (9 tập đoàn gồm: Giáo hội Phật giáo Cổ truyền VN, GHPGVN Thống nhất, Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy VN, Thiên Thai Giáo Quán tông, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ VN, Hội Thống nhất Phật giáo VN, Hội Phật học Nam Việt, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước và Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM).

Thành thật mà nói, việc điều hòa sinh hoạt Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn thập niên đầu mới thành lập có phần khó khăn, vì Tăng Ni, Phật tử vẫn còn quen với nếp sinh hoạt theo từng hệ phái riêng lẻ, thường được gọi là biệt truyền. Các hình thức Phật giáo biệt truyền khi hội nhập vào tổ chức thống nhất, sống chung với nhau, đương nhiên cảm thấy bỡ ngỡ, bị ràng buộc, khó thích hợp trong giai đoạn đầu.

Nhưng với thời gian, mọi người con Phật đều ý thức rằng họ cùng tôn thờ một đấng Thế Tôn, cùng sống chung trong một đất nước, nên cần có một mẫu số chung cho sinh hoạt đạo pháp. Ý niệm đúng đắn ấy đã là kim chỉ nam hoạt động của Giáo hội, thể hiện qua phương châm: “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức”, nhưng vẫn tôn trọng sự tu hành của biệt truyền đúng Chánh pháp.

Thấm nhuần sâu sắc tinh thần thống nhất tổ chức mà Giáo hội đề ra, Tăng Ni, Phật tử tham gia hoạt động không còn ý nghĩ mình thuộc Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ, hoặc thuộc Phật giáo cổ truyền. Tất cả đều hòa hợp cùng sinh hoạt chung trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức Phật giáo duy nhất hợp pháp tồn tại trong nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đặt dưới quyền giám sát của Giáo hội, tất cả tu sĩ đều lãnh thẻ Tăng tịch do Giáo hội cấp phát. Tất cả văn kiện, thủ tục liên quan đến hoạt động đạo pháp đều phải thông qua Giáo hội duyệt xét. Không thể có một hoạt động nào của Phật giáo nằm ngoài Giáo hội.

Về ý nghĩa thống nhất lãnh đạo, chúng ta nhận thấy Hội đồng Trị sự gồm đủ chư tôn đức thuộc mọi hệ phái. Tuy nhiên, vì sinh hoạt theo nghị quyết, tức giải pháp do tập thể lãnh đạo quyết định, nên khi một vấn đề nào được tập thể duyệt xét, chấp thuận, thì tất cả đều phải chấp hành.

Nhờ thống nhất lãnh đạo như vậy, ý thức độc tôn không thể tồn tại. Từ đó, muốn ý kiến đề xuất của mình được chấp nhận, thành viên ấy phải tranh thủ được sự đồng tình của đại chúng thì mới thành quyết định chung của tập thể, mới có giá trị.

Về sự lợi ích của việc tôn trọng hình thái biệt truyền, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là biệt truyền. Ngoài sự thống nhất tư tưởng về giáo pháp, chúng ta còn thấy kinh nghiệm tu hành, sở đắc của từng vị cao tăng khác nhau được truyền thừa qua các đệ tử. Phần biệt truyền này của các sơn môn hệ phái vẫn được Giáo hội tôn trọng. Nhờ vậy, giáo lý Phật chỉ có một, mà sinh hoạt biệt truyền, hay phần tu chứng, đắc pháp thì muôn màu muôn vẻ tạo thành sự hiện hữu nhiều vị danh tăng trong Giáo hội. Chính những kiến thức đa dạng của các bậc danh tăng đã đáp ứng được yêu cầu tri thức của xã hội hiện đại.

Hoạt động của Giáo hội trên cơ sở thống nhất ý chí và hành động, thống nhất tổ chức và lãnh đạo, đồng thời vẫn tôn trọng giáo pháp biệt truyền. Nền tảng thống nhất một cách đúng đắn và vững chắc như vậy, đã đóng góp không ít cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Thật vậy, với sự nỗ lực hoàn thiện, trau dồi đạo hạnh và phát triển Phật sự, các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành quả đáng kể, ghi đậm dấu mốc lịch sử của quá trình thành lập và phát triển của Giáo hội trải qua 7 nhiệm kỳ, điển hình là Giáo hội đã thành lập 63 Ban Trị sự ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đồng thời các Đại giới đàn trang nghiêm trao truyền giới pháp đã được tổ chức ở nhiều tỉnh thành của cả ba miền Nam, Trung, Bắc góp phần xương minh Phật pháp.

Các hoạt động Phật sự tại vùng miền núi Tây Bắc, đại ngàn Tây Nguyên, vùng sông nước miền Tây Nam Bộ cũng được phát triển rõ nét, nói lên hoạt động nhập thế tích cực của Giáo hội trong thời hiện đại.

Đặc biệt là các hội Phật tử Việt Nam tại nước ngoài như Cộng hòa Séc, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Hungary, Ukraine, Ba Lan, Nhật Bản đã được Giáo hội tổ chức và đang hoạt động tốt đẹp.

Về đối ngoại, mối liên hệ giữa Phật giáo Việt Nam với các tổ chức Phật giáo trên thế giới ngày càng mở rộng qua những hội nghị, những cuộc viếng thăm, trao đổi văn hóa, tư tưởng…

Ngoài ra, còn nhiều thành quả đáng trân trọng thuộc các lãnh vực như hoằng pháp, đào tạo giảng sư, văn hóa, các khóa tu tổ chức cho Phật tử trên mọi miền đất nước...

Riêng thành phố Hồ Chí Minh, Thành hội Phật giáo đã được thành lập ngày 4-6-1982, do HT.Thích Trí Tịnh làm Trưởng ban. Đến năm 1998, Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM có nhiều thắng duyên cho Phật giáo thành phố tự đứng lên bằng đôi chân của mình, nghĩa là không nhận sự công trợ của Nhà nước nữa.
Thật vậy, mỗi năm, hoạt động của Phật giáo TP thuộc nhiều lãnh vực đều tự phát triển mạnh mẽ. Ban Trị sự Phật giáo TP đã phối hợp khéo léo với Ban Trị sự Phật giáo 24 quận huyện TP.HCM hoàn thành tốt đẹp công tác thống kê tự viện, lập danh bộ Tăng Ni và cấp Giấy chứng nhận Tăng sĩ chính thức của Giáo hội.

Sự thành công trong việc quản lý cơ sở và thành viên đã tạo cho Phật giáo TP.HCM sức mạnh về tổ chức, về con người và nhiều lãnh vực hoạt động quan trọng.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều ngôi chùa được trùng tu, hoặc xây dựng mới. Đáng kể nhất là ba ngôi chùa tiêu biểu cho ba hệ phái Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ đã được xây dựng với quy mô rộng lớn, trang nghiêm.

Đó là chùa Huê Nghiêm, quận 2, trong khuôn viên rộng hơn 30.000 mét vuông, được bao bọc bởi quần thể vườn cây xanh rộng lớn, tạo nên không khí trong lành cho cư dân và Phật tử về tu tập tại khu đô thị mới phát triển.

Ngôi chùa thứ hai là Pháp viện Minh Đăng Quang có quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng của Hệ phái Khất sĩ miền Nam. Chùa tọa lạc tại quận 2 trong khu diện tích rộng hơn 37.000 mét vuông, với những tầng tháp cao vút và những tòa nhà dành cho nhiều sinh hoạt của chùa.

Ngôi chùa thứ ba là tổ đình Bửu Long trong khuôn viên rộng hơn 11.000 mét vuông, tọa lạc trên ngọn đồi phía Tây, sông Đồng Nai, thuộc quận 9, TP.HCM, với cảnh quan thoáng mát, thanh tịnh.

Và phải kể đến ngôi Việt Nam Quốc Tự mang dấu ấn lịch sử của Phật giáo Việt Nam. Chùa sắp hoàn thành việc xây dựng để đưa vào hoạt động của Phật giáo thành phố trong năm tới.

Về hệ thống giáo dục, Phật giáo TP.HCM cũng quan tâm nhiều đến việc đào tạo Tăng tài. Từ lớp sơ cấp đến trung cấp, cao đẳng Phật học đã có hàng ngàn Tăng Ni đang theo học, hoặc đã tốt nghiệp.

Và trên hết, Học viện Phật giáo TP.HCM đã phát triển vượt trội. Cố HT.Minh Châu làm Viện trưởng trong 5 khóa từ 1994-2005. Tăng Ni tốt nghiệp cử nhân của 5 khóa này là 1.057 vị.

Năm 2005-2011: 1.477 Tăng Ni tốt nghiệp cử nhân chính quy.

Năm 2009-2015: 938 Tăng Ni tốt nghiệp cử nhân chính quy và 261 Tăng Ni tốt nghiệp cử nhân hệ đào tạo từ xa.

Năm 2013-2019: 931 Tăng Ni đang học cử nhân chính quy và 450 Tăng Ni đang học cử nhân hệ đào tạo từ xa.

Chương trình cao học, năm 2011-2015: 8 Tăng Ni tốt nghiệp thạc sĩ. 42 Tăng Ni đang làm luận văn thạc sĩ.

Học viện Phật giáo TP.HCM cũng liên kết với Trường Đại học Sư phạm TP.HCM mở khóa Sư phạm Giáo dục Mầm non khóa I (2015-2019) tại Học viện. Khóa học có 97 Ni sinh.

Từ năm 2005, chương trình cử nhân hệ 4 năm được đổi thành chương trình hệ Tín chỉ. Điều đặc biệt chưa từng có, Học viện TP.HCM đã mở khóa đào tạo thạc sĩ và từng khóa, số lượng Tăng Ni theo học tăng mạnh. Ngoài ra, vấn đề bức bách của Giáo hội, nhất là tại TP.HCM, Tăng Ni theo học các trường Phật học đã phải ở nhà dân, vì các tự viện không thể đáp ứng việc lưu trú. Điều này đã gây ra nhiều bất tiện và không tốt cho việc tu học của Tăng Ni.

Học viện Phật giáo TP.HCM đã giải quyết được tình trạng khó khăn trên cho Tăng Ni. Học viện TP đã sớm hoàn thành các tòa nhà tiện nghi cho Tăng Ni sinh nội trú, chăm lo đầy đủ đời sống vật chất và việc học hành một cách tốt nhất có thể. Đó là điều ước mơ của Tăng Ni, Phật tử từ lâu và đến ngày nay, Phật giáo thành phố đã biến niềm mong ước đó trở thành hiện thực.

Trong các trường lớp nói trên có đủ màu áo của những tu sĩ thuộc tất cả hệ phái, sơn môn, đều cùng học tập chung, tạo thành sự cảm thông, hiểu biết nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Có thể nói đó là biểu tượng tốt đẹp nhất chưa từng có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, một thành quả do sự thống nhất mang đến.

Nhìn thành quả tốt đẹp về giáo dục ngày nay gợi chúng ta nhớ lại tình trạng giáo dục vào trước năm 1945. Ở thời đó, phải nói là khó kiếm được một tu sĩ Phật giáo có trình độ sơ cấp, đừng nói chi đến trình độ cao hơn.

Ngày nay, Giáo hội đã đào tạo được số lượng tu sĩ đáng kể có kiến thức, tốt nghiệp từ phổ thông đến đại học, trên đại học, cũng như các Tăng Ni tốt nghiệp ở nước ngoài về. Điều này khẳng định một tương lai tươi sáng của Phật giáo Việt Nam trên bước đường hoằng truyền Chánh pháp.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến thành quả ấn tượng về hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo TP.HCM. Thể hiện sâu sắc tinh thần từ bi vô ngã vị tha của Phật dạy, trong 35 năm qua, hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo TP được thực hiện từ sự đóng góp của các mạnh thường quân và các Ban Từ thiện cơ hữu như: Từ thiện xã hội Báo Giác Ngộ, Từ thiện xã hội Ban Hướng dẫn Phật tử, Từ thiện xã hội Gia đình Phật tử, Từ thiện xã hội Ban Phật giáo Quốc tế, Từ thiện xã hội Ban Trị sự 24 quận/huyện. Tất cả đều thực hiện việc từ thiện dưới mọi hình thức như: Tuệ Tĩnh đường, các trường nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ bị chất độc da cam, các lớp học tình thương, các nhà dưỡng lão, các trung tâm cai nghiện và nuôi người bị nhiễm HIV, ủng hộ đồng bào bị thiên tai trong và ngoài nước.

Ngoài những công tác từ thiện trên, những công tác phúc lợi xã hội khác như: xây cầu bê-tông, đắp đường giao thông nông thôn, đóng giếng nước sạch, hiến máu nhân đạo, đóng góp các quỹ từ thiện vì người nghèo, học sinh hiếu học, giúp phụ nữ nghèo vượt khó, tặng xe đạp cho học sinh, xe lăn, xe lắc cho bệnh nhân nghèo, tặng xuồng ghe, hỗ trợ áo quan, hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo bị đục thủy tinh thể, bệnh tim nhi, phát quà Tết, quà Trung thu cho các cháu thiếu nhi, nồi cháo tình thương, bữa ăn từ thiện cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa…

Những việc làm nói trên cho thấy Phật giáo TP đã hoàn thành rất tốt hoạt động từ thiện xã hội, chẳng những giảm bớt gánh nặng cho công quỹ Nhà nước mà còn góp phần tích cực cho an sinh xã hội.

Theo báo cáo của Ban Trị sự PG TP.HCM vào năm 1982-1987, số tiền đóng góp cho từ thiện xã hội được gần 3 tỷ đồng. Và từ năm 1997 cho đến nay, hoạt động từ thiện xã hội luôn tăng vượt bậc. Cụ thể là: 1997-2012: hơn 1.182 tỷ đồng. Từ 2013 - 6 tháng đầu 2016: hơn 1.204 tỷ đồng và nhiều ngoại tệ, cùng hơn 100 ca hiến máu nhân đạo.

Tổng cộng thành quả từ thiện hơn 2.500 tỷ đồng, tức tăng gấp 833 lần so với thời kỳ đầu mới thành lập, Phật giáo TP.HCM đã đóng vai trò hậu thuẫn mạnh mẽ cho hoạt động từ thiện của Trung ương Giáo hội trong suốt 35 năm qua và cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển khối Đại đoàn kết dân tộc Việt Nam thêm bền vững.

Những thành quả mà Phật giáo đã đạt được khẳng định rằng chủ trương và đường hướng hoạt động của Giáo hội thực sự đúng đắn. Vì vậy, những hoạt động Đạo pháp cũng đã góp phần xây dựng xã hội, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp đáng quý.

Tóm lại, Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của những thành quả lợi ích thiết thực quan trọng, đã tạo lập được trong suốt chiều dài lịch sử gần hai ngàn năm.

Kỷ niệm Giáo hội Phật giáo Việt Nam trải qua chặng đường dài 35 năm, đã đánh dấu một bước trưởng thành đáng trân trọng về nhận thức và hành động của Tăng Ni, Phật tử; đồng thời thể hiện sự hiểu biết sâu sắc tinh thần thống nhất và đoàn kết, cùng nhau thực hiện truyền thống tốt đạo đẹp đời do Giáo hội đề ra.

Chúng tôi kỳ vọng trong tương lai với bối cảnh nhiều thuận lợi cho hoạt động của Giáo hội, cũng như dựa trên nền tảng tốt đẹp đã tạo dựng được, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sẽ phục vụ hữu hiệu hơn nữa cho Đạo pháp và Dân tộc, nâng cao vị trí của Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc và trong cộng đồng quốc tế.
HT.Thích Trí Quảng
(Phó Pháp chủ GHPGVN)

nhap thap (41)

Tin, ảnh đặc biệt: Lễ truy niệm, cung tống kim quan HT.Thích Chơn Thiện nhập bảo tháp

Đăng lúc: 01:47 - 17/11/2016

Sáng nay, 17-11 (18-10-Bính Thân), tại lễ đường nơi tôn trí kim quan HT.Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN (chùa Tường Vân, P.Thủy Xuân, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã trang nghiêm và xúc động diễn ra lễ truy niệm Hòa thượng tân viên tịch, tiễn biệt vị giáo phẩm lãnh đạo cao cấp của Giáo hội, bậc Thầy của nhiều thế hệ Tăng Ni, Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

nhap thap (7).jpg
Giác linh đường nơi tôn trí kim quan Hòa thượng tân viên tịch

Từ 5 giờ sáng, hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà và các tỉnh thành đã vân tập về tổ đình Tường Vân. Đúng 6 giờ, chư tôn đức Ban Nghi lễ đã cử hành lễ phát hành. HT.Thích Huệ Ấn, Thành viên HĐCM, Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhà làm sám chủ, thực hành pháp sự theo truyền thống nghi lễ thiêng liêng của thiền môn cố đô.

Đúng 7 giờ, Ban Tổ chức tang lễ và môn đồ pháp quyến tác bạch cung thỉnh chư tôn đức HĐCM, HĐTS GHPGVN quang lâm Giác linh đường cử hành lễ truy niệm.

nhap thap (67).jpg
Chư tôn giáo phẩm và đại diện lãnh đạo chính quyền trước Giác linh đài

HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế và chư tôn giáo phẩm thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, cùng chư giáo phẩm Phó Chủ tịch HĐTS: HT.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Bảo Nghiêm, HT.Thích Gia Quang; chư giáo phẩm Ban Thường trực HĐTS, lãnh đạo các Ban ngành, Viện Trung ương, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành… đã tham dự.

Đại diện lãnh đạo chính quyền dự lễ có các ông Phan Thanh Bình, UV Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội; Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQVN; Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nhà cùng lãnh đạo các ban ngành trung ương và địa phương.

nhap thap (31).JPG
HT.Thích Bảo Nghiêm cung tuyên tiểu sử

HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã cung tuyên tiểu sử Trưởng lão HT.Thích Chơn Thiện. (bấm vào đây để đọc toàn văn)

Thay mặt Trung ương Giáo hội, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã đối trước Giác linh đài đọc lời tưởng niệm của Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN bái biệt một vị giáo phẩm lãnh đạo cao cấp của Giáo hội, nhà giáo dục Phật giáo, một học giả, nhà hoạt động xã hội có nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa cho Đạo pháp và Dân tộc. (xem toàn văn lời tưởng niệm tại đây)

nhap thap (5).jpg
HT.Thích Thiện Nhơn đọc lời tưởng niệm

Ông Phan Thanh Bình đọc điếu văn của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có đoạn: “Là một cao Tăng chân tu, dù là ở cương vị chức sắc cao cấp của Giáo hội, một công dân hay là người Đại biểu của Nhân dân, Hòa thượng đều tận tâm, tận lực cống hiến vì nước vì dân và luôn là tấm gương tiêu biểu của Giáo hội, là cầu nối cho sự gắn bó, hòa quyện giữa đạo và đời, sống trọn theo tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

nhap thap (34).jpg
Ông Phan Thanh Bình đọc lời truy niệm của Quốc hội

Ông Phan Thành Bình cũng bày tỏ niềm kính tiếc đối với sự ra đi của Hòa thương và cho đó là một tổn thất nặng nề, để lại nhiều tiếc thương sâu sắc đối với Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tăng Ni tín đồ Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.

Lời cảm tạ của Ban Tổ chức do HT.Thích Chơn Hương, Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã khép lại lễ truy niệm.

Chư tôn đức giáo phẩm, các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương và tỉnh đã đối trước Giác linh đài cố Hòa thượng thành kính dâng hương tưởng niệm lần cuối cùng.

nhap thap (16).jpg
HT.Thích Đức Phương đang thực hiện nghi thức phất trần kim quan

Ban Nghi lễ đã trang nghiêm cung thỉnh HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM thực hiện nghi thức phất trần. Sau đó, kim quan của Hòa thượng đã được cung thỉnh rời Giác linh đường, di chuyển trang nghiêm, hướng về bảo tháp trong tiếng niệm Phật đồng thanh của đông đảo Tăng Ni, Phật tử và âm vọng của chuông trống Bát-nhã trầm hùng liên hồi.

Lúc kim quan Hòa thượng được cung thỉnh rời Giác linh đường, trời bỗng đổ cơn mưa, liền sau đó lại chợt tạnh, như khóc tiễn ngài về cõi tịch diệt.

9 giờ 30, kim quan Hòa thượng được cung thỉnh nhập bảo tháp vô tung, chư tôn đức Tăng Ni, quan khách và Phật tử đã xúc động rải hoa lần lượt tiễn biệt một vị giáo phẩm, bậc Thầy khả kính.

Cũng trong sáng nay, tại trụ sở Trung ương GHPGVN, chùa Quán Sứ, Hà Nội đã trang nghiêm diễn ra lễ tưởng niệm HT.Thích Chơn Thiện với sự tham dự của chư vị giáo phẩm, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc VN, Quốc hội và các ban ngành đoàn thể.

Sau đây là những hình ảnh do nhóm phóng viên Báo Giác Ngộ thực hiện, từ Huế gởi về tòa soạn:

Lễ phát hành:

IMG_8069.JPG

nhap thap (41).JPG

nhap thap (66).jpg

nhap thap (9).jpg

nhap thap (8).jpg

nhap thap (10).jpg

Lễ truy niệm của Trung ương Giáo hội, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam:

nhap thap (35).jpg

nhap thap (26).jpg

nhap thap (27).jpg

nhap thap (28).JPG

nhap thap (4).jpg

nhap thap (12).jpg

nhap thap (30).jpg

nhap thap (32).jpg

nhap thap (31).JPG

img_9465.jpg

nhap thap (1).jpg

nhap thap (36).jpg

nhap thap (6).jpg

Lễ phất trần:

nhap thap (39).jpg

nhap thap (40).jpg

nhap thap (16).jpg

nhap thap (38).jpg

Cung thỉnh lư hương, long vị, di ảnh và y bát thượng giá, phụng tống kim quan nhập bảo tháp:

a bo sung (2).jpg

a bo sung (3).jpg

nhapthap-13.jpg

nhap thap (14).jpg

nhap thap (15).jpg

nhap thap (17).jpg

nhap thap (18).jpg

nhap thap (47).jpg

nhap thap (48).jpg

nhap thap (49).jpg

nhap thap (19).jpg

nhap thap (44).jpg

nhap thap (46).jpg

a bo sung (4).jpg

nhap thap (53).jpg

nhap thap (57).jpg

a bo sung (5).jpg

nhap thap (58).jpg

nhap thap (43).jpg

nhap thap (29).jpg

a bo sung (7).jpg

a bo sung (6).jpg

a bo sung (8).jpg

a bo sung (9).jpg

a bo sung (10).jpg

nhap thap (61).jpg

nhap thap (54).jpg

nhap thap (20).jpg

nhap thap (63).jpg

Rải hoa tiễn biệt:

nhap thap (25).jpg

nhap thap (21).jpg

nhap thap (22).jpg

nhap thap (23).jpg

nhap thap (24).jpg

a bo sung (11).jpg

nhap thap (62).jpg

a bo sung (12).jpg

15036656_959096687528266_7951465041584008705_n.jpg

a bo sung (1).jpg
Lễ an vị Giác linh

Quảng Điền - Quảng Hậu

VG (8)

TP.HCM: Trọng thể lễ mit-tinh kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN

Đăng lúc: 11:13 - 05/11/2016

Đông đảo quý khách, Tăng Ni, Phật tử đến Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM tham dự lễ mit-tinh kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN (7-11-1981 – 7-11-2016) diễn ra trọng thể do Trung ương Giáo hội kết hợp Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức vào sáng nay, 5-11.

aaa (3).JPG
Chư tôn đức niêm hương tạ Tam bảo

aaa (4).JPG
Tại chánh điện mới của Công trình Việt Nam Quốc Tự
Dự lễ mit-tinh có sự hiện diện chư tôn giáo phẩm: HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự PG TP.HCM, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ tại TP.HCM và chư tôn đức HĐCM; HT.Yoshimizu Daichi, nguyên Hội trưởng Hội Tịnh độ tông - Nhật Bản; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, cùng chư tôn đức Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, Văn phòng II TƯGH; ban, viện T.Ư; BTS PG TP.HCM, BTS PG các tỉnh, thành; BTS PG quận, huyện, Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại TP.HCM, Trường TCPH TP, chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử các tự viện TP.HCM tham dự.

Đại diện các cơ quan ban, ngành có sự hiện diện của ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước CHXHCNVN; Thượng tướng Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Công an; Lê Thanh Hải, nguyên UV Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Đỗ Văn Phớn, Phó Vụ trưởng Vụ Tôn giáo Ban Dân vận T.Ư; Võ Văn Thiện, Trưởng ban Công tác phía Nam - Ủy ban T.ƯMTTQVN; Huỳnh Cách Mạng, Phó Chủ tịch UBND TP; bà Nguyễn Thị Lệ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP; ông Nguyễn Hoàng Năng, Chủ tịch UBMTTQVN TP; Phạm Quang Đồng, Trưởng ban Tôn giáo TP; Đặng Quốc Toàn, Bí thư Quận ủy Q.10, đại diện các tôn giáo bạn, cùng đại diện các ban, ngành đoàn thể TP, Q.10.

Tri ân Tam bảo, chư tôn đức tiền bối hữu công, trước khi chính thức khai mạc lễ mit-tinh, chư tôn đức giáo phẩm đã niêm hương trước tôn tượng Đức Bổn sư Thích Ca tại chánh điện mới của Việt Nam Quốc Tự.

aaa (5).JPG
Nghi thức chào Quốc kỳ, Đạo kỳ

aaa (6).JPG
Không khí thiêng liêng của Đại lễ

Le ky niem 35 nam (9).JPG
HT.Thích Trí Quảng tuyên đọc Thông điệp Đại lễ của Đức Pháp chủ GHPGVN

Sau nghi thức chào Quốc kỳ, Đạo kỳ, HT.Thích Trí Quảng tuyên đọc Thông điệp Đại lễ của Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão HT.Thích Phổ Tuệ gửi Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử trong nước và ở nước ngoài, lời chúc mừng đại hoan hỷ, đại đoàn kết hòa hợp, đại thành tựu trong sứ mệnh phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của GHPGVN nhân Đại lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN.

Thông điệp gửi gắm, Giáo hội cần phải phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại văn hóa tôn giáo, chăm lo đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thông qua đó giới thiệu tới bạn bè quốc tế hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định nhằm xây dựng và phát triển đất nước, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

“Nhân Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN, tôi tha thiết mong muốn các cấp Giáo hội, các Ban, Viện ở Trung ương và địa phương, các sơn môn, hệ phái, Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử hãy nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm để trang nghiêm Giáo hội. Hơn lúc nào hết, Tăng Ni cần phải trau dồi giới đức, phẩm hạnh của một Tỷ-kheo, hạnh nguyện của một sứ giả Như Lai hành Bồ-tát đạo, tùy duyên bất biến giữ gìn giá trị nhân văn, bản sắc và sự trong sáng của đạo Phật trong thời đại ngày nay”, thông điệp nhấn mạnh.

aaa (7).JPG
Đại lễ mit-tinh diễn ra trang trọng

aaa (8).JPG
Nhiều đại diện cơ quan, ban, ngành T.Ư, TP.HCM tham dự

aaa (16).JPG
HT.Thích Thiện Nhơn đọc diễn văn Đại lễ 35 năm thành lập GHPGVN

Tiếp đó, HT.Thích Thiện Nhơn đọc diễn văn Đại lễ 35 năm thành lập GHPGVN, Hòa thượng nêu quá trình hình thành và phát triển GHPGVN trong 35 năm qua, đồng thời thành kính tri ân đến chư tôn đức tiền bối lãnh đạo Giáo hội qua các thời kỳ đã cống hiến công đức to lớn xây dựng Giáo hội.

Qua đó, cho thấy 35 năm qua, GHPGVN luôn đoàn kết, hòa hợp các Hệ phái Phật giáo trong ngôi nhà chung GHPGVN và vui mừng với những thành tựu Phật sự 35 năm qua của Tăng Ni, Phật tử cả nước với 13 ban, viện, 63 Ban Trị sự PG tại 63 tỉnh, thành. Hòa thượng tin tưởng với đường hướng đồng hành cùng dân tộc, GHPGVN tiếp tục làm lợi tích cho Đạo pháp và Dân tộc, chúng sinh, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.

aaa (14).JPG
Chư tôn đức tham dự

aaa (12).JPG
Đại diện các ban, ngành TP

aaa (19).JPG
ĐĐ.Thích Quang Thạnh báo cáo đôi nét thành tựu của Phật giáo TP.HCM

ĐĐ.Thích Quang Thạnh, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM báo cáo đôi nét thành tựu của Phật giáo TP.HCM. Báo cáo cho biết, thời kỳ đầu mới thành lập GHPGVN trên nền tảng 28 Ban Trị sự PG tỉnh, thành, THPG TP.HCM giữ vai trò tiên phong và quan trọng nhất cho sự nghiệp hình thành, phát triển mọi công tác Phật sự tại địa bàn TP nói riêng và cả nước nói chung.

Tại TP.HCM, sau nhiệm kỳ I kết thúc, kể từ nhiệm kỳ II đến nhiệm kỳ V, THPG TP do HT.Thích Thiện Hào làm Trưởng ban Trị sự, đến tháng 9-1997, HT.Thích Trí Quảng đảm nhiệm Quyền Trưởng ban, tháng 2-2000, HT.Thích Trí Quảng chính thức đảm nhiệm Trưởng BTS PG TP, từ đó đến nay với chủ trương “trẻ hóa năng lực”, hoạt động Phật sự BTS PG TP phát triển ổn định toàn diện với 12 ban, ngành trực thuộc. Hiện nay, TP có 1.325 cơ sở Giáo hội, 8.700 Tăng Ni và trên 15.000 Phật tử. Công tác từ thiện xã hội trong 35 năm qua đạt hơn 2.600 tỷ đồng.

aaa (13).JPG
Chư tôn đức Ni

aaa (18).JPG
Đại diện các cơ quan, ban, ngành T.Ư, TP.HCM tham dự

Do những thành tích đáng trân trọng của Phật giáo TP, HĐTS GHPGVN, UBND TP, UBMTTQVN TP đã tặng Bằng Tuyên dương công đức, Bằng khen đến tập thể BTS PG TP, các cá nhân.

Đại diện giới Tăng Ni, Phật tử trẻ, tại lễ mit-tinh, ĐĐ.Thích Thiện Quý, Chánh Thư ký BTS PG TP đã phát biểu tri ân chư tôn thiền đức tiền bối hữu công đã đặt nền móng vững chắc cho GHPGVN. Tăng Ni, Phật tử trẻ kế thừa hôm nay, nguyện cống hiến đức, tài, tri thức của mình để tiếp tục xây dựng, phát triển GHPGVN trong thời đại hội nhập, đáp đền công ơn to lớn của chư tôn thiền đức tiền bối.

aaa (33).JPG
ĐĐ.Thích Thiện Quý đại diện Tăng Ni trẻ phát biểu tri ân

aaa (34).JPG
Ông Nguyễn Hoàng Năng, đại diện các cấp chính quyền phát biểu

Tại lễ mit-tinh, ông Nguyễn Hoàng Năng, đại diện các cấp chính quyền phát biểu, ghi nhận và trân trọng thành quả của GHPGVN đạt được trong 35 năm qua. “Phật giáo Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thời kỳ nào Phật giáo cũng lấy đức từ bi, hỷ, xả, lấy chân -thiện-mỹ để giáo hóa chúng sanh, lấy trí tuệ và phụng sự đất nước làm sự nghiệp và phương châm hành đạo; giáo lý Phật giáo đã thấm nhuần trong đời sống của đông đảo nhân dân, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đã góp phần hun đúc nên những giá trị của con người Việt Nam, lịch sử Việt Nam ghi nhận Phật giáo Việt Nam có những đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp bảo vệ, và xây dựng đất nước…

Trong xu thế hội nhập của đất nước, MTTQVN tin tưởng Giáo hội cần phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc , chăm lo đời sống, tâm linh cho cộng đồng Phật tử và người mộ đạo. Mong rằng, Tăng Ni, Phật tử cần trau dồi giới đức và phẩm hạnh gìn giữ giá trị nhân văn bản sắc và sự trong sáng của Đạo Phật Việt Nam”, ông Năng nhấn mạnh.

aaa (28).JPG
HT.Thích Trí Quảng nhận Bằng Tuyên dương công đức của TƯGH

aaa (31).JPG
Ông Huỳnh Cách Mạng trao Bằng khen của Ủy ban Nhân dân TP

aaa (29).JPG
HT.Thích Trí Quảng nhận Bằng khen

Đại lễ mit-tinh Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, Ban Tổ chức đón nhận nhiều lẵng hoa chúc mừng của HĐTS GHPGVN, TƯ MTTQVN, Ban Dân vận T.Ư, Ban Tôn giáo Chính phủ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, gia đình nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, Thượng tướng Phạm Dũng, gia đình Thiếu tướng Trần Quốc Liêm, các tổng lãnh sự quán các nước tại TP.HCM, các ban, viện T.Ư, BTS PG các tỉnh, thành…

Tại lễ mit-tinh, Ban Tổ chức trao 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" của Ủy ban MTTQVN TP.HCM.

Đại lễ mit-tinh Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN kết thúc sau phần phát biểu cảm tạ của HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Tổ chức.

Dịp này, Ban Tổ chức triển lãm hình ảnh thành tựu nổi bật của các ban, ngành T.Ư và TP.HCM, một số ảnh các ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ đổi mới của Nhiếp ảnh Võ Văn Tường và ảnh nghệ thuật Phật giáo gắn với môi trường của các họa sĩ TP.HCM (phóng viên Giác Ngộ Online sẽ cập nhật thông tin đến bạn đọc)

Kính mời bạn đọc xem thêm chùm ảnh Đại lễ:

aaa (21).JPG
HT.Thích Thiện Pháp trao lẵng hoa chúc mừng của HĐTS GHPGVN

aaa (22).JPG
Ông Võ Văn Thiện trao tặng hoa của TƯMTTQVN

aaa (24).JPG
Ông Trần Tấn Hùng trao tặng lẵng hoa của Ban Tôn giáo Chính phủ

aaa (25).JPG
Bà Võ Thị Dung đại diện Thành ủy TP.HCM tặng hoa chúc mừng

aaa (26).JPG
Ông Đặng Quốc Toàn tặng hoa của Quận ủy Quận 10

aaa (12).JPG

aaa (9).JPG
Quý khách tham dự Đại lễ

aaa (8).JPG
Quý khách và đông đảo Tăng Ni, Phật tử

aaa (20).JPG
HT.Daichi từ Nhật Bản

aaa (32).JPG
Chư tôn đức nhận Bằng khen của UBND TP

aaa (15).JPG
Đại diện các tôn giáo bạn

aaa (27).JPG
TT.Thích Thiện Thống đọc quyết định Tuyên dương công đức cho BTS PG TP

aaa (2).JPG
BTS PG TP trao bảng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" TP

aaa (35).JPG
HT.Thích Thiện Tánh phát biểu cảm tạ

aaa (10).JPG
Hội trường Việt Nam Quốc Tự không đủ không gian cho Đại lễ

VG (10).JPG

VG (4).JPG
Đông đảo chư tôn đức Tăng Ni tham dự Đại lễ

VG (5).JPG

VG (6).JPG

VG (9).JPG
Đại lễ diễn ra trang nghiêm, trọng thể

VG (8).JPG
Quang cảnh Đại lễ Mit-tinh sáng nay

_MG_3418.JPG
Do sáng sớm nay trời mưa, Ban Tổ chức phải tổ chức trong hội trường
thay vì ngoài trời như dự kiến

VG (11).JPG
Phật tử phải ngồi ngoài sân

VG (12).JPG
Sân trước Việt Nam Quốc Tự sáng nay

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn, V.Giang

ImageView

6 giờ sáng mai, 5-11, Mít-tinh tại Việt Nam Quốc Tự

Đăng lúc: 09:49 - 04/11/2016

Theo đó, lễ mit-tinh chính thức chào mừng Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN sẽ diễn ra vào lúc 6 giờ, ngày 5-11-2016 tại Việt Nam Quốc Tự - ngôi chùa mang dấu ấn lịch sử của GHPGVN do TƯGH kết hợp với BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức.

Chuan bi cho dai le (1).jpg
Lễ đài tại Việt Nam Quốc Tự
Theo khảo sát của phóng viên Giác Ngộ online, chiều nay, lễ trường Việt Nam Quốc Tự đã được thiết trí trang nghiêm, khu vực sân trước Việt Nam Quốc Tự đã được dọn thông thoáng sẵn sàng cho Đại lễ ngày mai.

Bên ngoài Việt Nam Quốc Tự cũng đã thiết trí cổng chào trang nghiêm, pa-no, cờ Phật giáo được trang hoàng bên ngoài khu vực Việt Nam Quốc Tự.

Trước đó, Ban Tổ chức cũng họp, phân công cụ thể công tác trật tự, bố trí người hướng dẫn chỗ đậu xe ô-tô, xe máy… cho người đến tham gia Đại lễ.

Cong tac chuan bi (1).jpg
Cổng chào mừng 35 năm thành lập GHPGVN tại Việt Nam Quốc Tự

Theo dự kiến của Ban Tổ chức, Đại lễ sẽ có 5.000 Tăng Ni, Phật tử tham dự trong sự kiện trọng đại này. Ngay sau lễ mit-tinh chính thức, Ban Hoằng pháp T.Ư kết hợp Ban HDPT T.Ư tổ chức hội thảo “Phát triển Đạo pháp bằng tinh thần Đoàn kết - Trách nhiệm - Kỷ cương”.

Thêm những hình ảnh chuẩn bị cho Đại lễ tại Việt Nam Quốc Từ do PV Giác Ngộ ghi nhận trong chiều nay, 4-11-2016:

Chuan bi cho dai le (2).jpg

Chuan bi cho dai le (3).jpg
Lễ đài chính tại Việt Nam Quốc Tự

Chuan bi cho dai le (4).jpg
Trang trí triển lãm hoạt động Phật sự của BTS PG TP.HCM

Chuan bi cho dai le (5).jpg
Trang trí triển lãm hoạt động Phật sự của Ban Hoằng pháp PG TP.HCM

Chuan bi cho dai le (6).jpg
Cắm hoa trang trí cho bục phát biểu

Chuan bi cho dai le (7).jpg
Không gian hội thảo Ban Hoằng pháp và Ban Hướng dẫn Phật tử tại hội trường tầng trệt

Chuan bi cho dai le (8).jpg
Hàng ghế chủ tọa đã được huẩn bị hoàn tất

Chuan bi cho dai le (9).jpg
Trang trí hoa nơi tôn tượng Đức Phật Thích Ca

Chuan bi cho dai le (10).jpg
Hòa thượng Trưởng BTC khảo sát hội trường diễn ra hội thảo

Chuan bi cho dai le (11).jpg
Không gian triển lãm Ban Phật giáo Quốc tế T.Ư

Chuan bi cho dai le (12).jpg

Chuan bi cho dai le (13).jpg
Hòa thượng Daichi (Nhật Bản) tham quan cùng Hòa thượng Trưởng ban Phật giáo Quốc tế

Chuan bi cho dai le (14).jpg

Chuan bi cho dai le (15).jpg

Chuan bi cho dai le (16).jpg

Chuan bi cho dai le (17).jpg
Hòa thượng Trưởng BTC tham quan, khảo sát và chỉ đạo các khâu chuẩn bị

Chuan bi cho dai le (18).jpg
Khảo sát phòng họp

Chuan bi cho dai le (19).jpg
Hệ thống âm thanh nơi diễn ra mít-tinh đã sẵn sàng

Chuan bi cho dai le (20).jpg
Những đầu việc cuối cùng cho buổi lễ ngày mai sẽ hoàn thành trong hôm nay, 4-11

>> Xem thêm: Lễ trường Việt Nam Quốc Tự trước ngày diễn ra Đại lễ ||

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn

Hội thảo “GHPGVN 35 năm hình thành và phát triển”

Hội thảo “GHPGVN 35 năm hình thành và phát triển”

Đăng lúc: 10:35 - 02/11/2016

Sáng nay, 2-11, tại Học viện PGVN tại TP.HCM (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) chính thức khai mạc Hội thảo khoa học “GHPGVN 35 năm hình thành và phát triển” do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam kết hợp Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức, đây là một trong các sự kiện hướng đến Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN.

ANHB (10).JPG
HT.Thích Trí Quảng phát biểu khai mạc hội thảo
Hội thảo có sự hiện diện chứng minh, tham dự của chư tôn đức giáo phẩm: HT.TS Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Viện Trưởng Viện nghiên cứu Phật học VN, Trưởng BTC Hội thảo; cùng chư tôn đức giáo phẩm HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN cùng chư tôn đức Ban Thường trực HĐTS, Viện nghiên cứu PHVN, Hội đồng Điều hành Học viện PGVN tại TP.HCM, đại diện ban, viện T.Ư...

Hội thảo có sự hiện diện của ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; Trần Tấn Hùng, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Nguyễn Ngọc Phong, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP.HCM; Phó GS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH & NV TP, đồng Trưởng BTC Hội thảo, cùng các học giả, nhà nghiên cứu.

Phát biểu khai mạc, HT.Thích Trí Quảng nhấn mạnh: “Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại, với chủ trương Phật giáo đồng hành cùng với dân tộc, các Giáo hội Phật giáo của Việt Nam trước đây đã nỗ lực thống nhất Phật giáo 5 lần. Mỗi lần thống nhất Phật giáo, dù ở phạm vi vùng miền hay ở phạm vi quốc gia, đều có chung mục đích hướng đến là thiết lập con đường xây dựng Phật giáo toàn quốc vững mạnh. GHPGVN phát triển toàn diện như ngày hôm nay chính là thành quả tất yếu của tiến trình lịch sử đó”.

Hòa thượng khẳng định, Hội thảo khoa học “GHPGVN 35 năm hình thành và phát triển” thu hút nhiều học giả của Việt Nam gồm các Tăng sĩ Phật giáo và nhân sĩ trí thức, mở ra một triển vọng mới trong việc hợp tác nghiên cứu liên ngành và đa ngành về những vấn đề Phật giáo cũng như mối quan hệ giữa Phật giáo với xã hội ngày nay. Đồng thời tin tưởng, dưới góc độ nghiên cứu liên ngành và các góc tiếp cận khác nhau cùng với sự nhiệt huyết và hiểu biết sâu sắc của các học giả, các vấn đề nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của GHPGVN được sáng tỏ hơn, các giá trị đóng góp tích cực và vô cùng to lớn của GHPGVN sẽ được khẳng định nhiều hơn. Những kết quả nghiên cứu và ý tưởng đạt được qua Hội thảo này sẽ tạo nguồn cảm hứng và tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo đồng hành với dân tộc, Phật giáo nhập thế, Phật giáo và trách nhiệm xã hội và nhiều chủ đề mang tính thời sự khác.

ANHB (12).JPG
PGS.TS Võ Văn Sen phát biểu chào mừng

ANHB (14).JPG
Chư tôn đức Tăng Ni tham dự hội thảo
Sau phát biểu chào mừng của PGs.TS Võ Văn Sen, TT.TS Thích Nhật Từ, Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu PHVN trình bày đề dẫn hội thảo. Theo đó, Ban Tổ chức hội thảo thu hút 120 bài tham luận của chư tôn đức, học giả, nhà nghiên cứu gởi đến, Ban Tổ chức đã chọn ra 80 bài có nội dung phù hợp với 4 nhóm chủ đề.

Các diễn giả, nhà nghiên cứu tập trung trình bày tham luận, thảo luận tại 4 nhóm diễn đàn: Các phong trào thống nhất Phật giáo và sự hình thành GHPGVN, Các hệ phái trực thuộc và các hoạt động tiêu biểu của GHPGVN, GHPGVN đồng hành cùng dân tộc và phụng sự nhân sinh, GHPGVN từ tinh thần dân tộc đến hội nhập thế giới. Từ góc độ nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại, với nhiều phương pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích, chứng minh, chư tôn đức Tăng Ni, các học giả, nhà nghiên cứu khẳng định sự thống nhất các Hệ phái, tổ chức Phật giáo Việt Nam hình thành một tổ chức duy nhất GHPGVN - là một quy luật tất yếu. Mục đích của hội thảo để các học giả, nhà nghiên cứu đánh giá khách quan, độc lập về những đóng góp của GHPGVN trong sứ mệnh tiếp nối truyền thống của Phật giáo Việt Nam hơn 2000 năm lịch sử luôn đồng hành cùng dân tộc với tinh thần “Hộ quốc an dân” và phụng sự nhân sinh.

ANHB (5).JPG
Chư tôn đức chủ tọa đoàn và quý khách

ANHB (13).JPG
Quý khách, học giả, nhà nghiên cứu

Phiên khai mạc, HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN đã trình bày tham luận với đề tài: “Tính ưu việt của công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam”. Các phiên thảo luận của hội thảo, chư tôn đức, các diễn giả, học giả, nhà nghiên cứu: HT.TS.Thích Gia Quang, HT.TS.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Thiện Tánh, HT.TS.Thích Giác Toàn, HT.Thích Thường Quang, TT.TS.Thích Hạnh Bình, TT.TS.Thích Quang Thạnh, TT.TS.Thích Giác Duyên, GS.TS.Ngô Văn Lệ, SC.Ths.TN Đồng Hòa, NS.TN Như Thảo, TS.Nguyễn Quốc Tuấn, PGS.TS Trần Hồng Liên, GS.TS Nguyễn Hồng Dương, TS.Nguyễn Nghị Thanh, PGS.TS Lê Cung, HT.Thích Minh Thiện, TT.Thích Huệ Thông, PGS.TS Nguyễn Công Lý, ĐĐ.TS Nguyên Hạnh, PGS.TS Phan Thị Hồng, PGS.TS Đặng Văn Thắng, PGS.TS Đỗ Thu Hà, NT.Thích nữ Huệ Từ, NS.TS Thích nữ Như Nguyệt, Ths.Đinh Thị Phương… trình bày tham luận, thảo luận tại 4 diễn đàn với các nhóm chủ đề trên.

ANHB (15).JPG
TT.Thích Nhật Từ trình bày đề dẫn hội thảo

ANHB (9).JPG
Toàn cảnh hội thảo khoa học "GHPGVN 35 năm hình thành và phát triển"

ANHB (16).JPG
HT.Thích Thiện Nhơn phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo, HT.Thích Thiện Nhơn nêu đôi nét về tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, sự đóng góp của các hệ phái Phật giáo Việt Nam trong công cuộc thống nhất Phật giáo dẫn đến thành lập GHPGVN. Trong suốt quá trình hình thành, phát triển của mình, GHPGVN luôn gắn liền với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc. Hòa thượng tin tưởng với nhiều phương pháp nghiên cứu, sáng tạo, góc nhìn đa diện, các học giả đánh giá khách quan sự đóng góp to lớn của GHPGVN trong lòng dân tộc.

ANHB (19).JPG
HT.Thích Thanh Nhiễu trình bày tham luận tại phiên khai mạc

ANHB (21).JPG
Chủ tọa diễn đàn "Các phong trào thống nhất PG và sự hình thành GHPGVN"

ANHB (23).JPG
Tại diễn đàn "GHPGVN: Các hệ phái trực thuộc và các hoạt động tiêu biểu"

ANHB (25).JPG
TT.Thích Hạnh Bình tại diễn đàn "Đồng hành cùng dân tộc và phụng sự nhân sinh"

ANHB (22).JPG
Thảo luận tại diễn đàn "Các phong trào thống nhất PG và sự hình thành GHPGVN"

ANHB (1).JPG
Diễn đàn "GHPGVN: Từ tinh thần dân tộc đến hội nhập thế giới"

Các phiên trình bày tham luận, thảo luận, Hội thảo làm sáng rõ các phong trào thống nhất Phật giáo và tiến trình lịch sử dẫn đến sự hình thành GHPGVN, đó là 4 dấu mốc thống nhất Phật giáo quan trọng tại Việt Nam trong thời cận đại: Sự ra đời của “Tổng hội Phật giáo Việt Nam” vào năm 1951, năm 1958, các sơn môn pháp phái ở miền Bắc thành lập “Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam”. Biến cố Phật giáo năm 1963 đã thúc đẩy lãnh đạo Phật giáo ở miền Trung và miền Nam thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) với 13 tổ chức Phật giáo tại miền Trung và miền Nam vào đầu tháng 4 năm 1964.

Đất nước hoàn toàn thống nhất vào 30-4-1975, điều kiện khách quan thuận lợi, lãnh đạo Phật giáo Việt Nam sau vài năm vận động đã thống nhất Phật giáo thành hiện thực. Sự ra đời của GHPGVN vào ngày 7-11-1981 từ 9 hệ phái, tổ chức Phật giáo là sự ra đời tất yếu.

ANH AA (5).JPG
HT.Thích Minh Thiện trình bày tham luận

ANH AA (4).JPG
ĐĐ.TS Thích Nguyên Hạnh với "Dấu ấn Đại tạng kinh Việt Nam"

ANH AA (3).JPG
Ths.Dương Hoàng Lộc trình bày tham luận

Khẳng định mạnh mẽ sự đóng góp của các Hệ phái PG trong ngôi nhà GHPGVN, sự đóng góp này không chỉ với tư cách thành viên sáng lập, mà còn góp phần tạo nên những thành tựu và phát triển nhất định của Phật giáo Việt Nam. Cùng với GHPGVN, tổ chức Phật giáo hợp pháp duy nhất tại Việt Nam, các hệ phái Phật giáo trực thuộc Giáo hội đã hội nhập toàn diện. Các hệ phái trong ngôi nhà GHPGVN đã chứng minh sự phát triển bền vững của mình trong lòng Phật giáo và dân tộc Việt Nam. Ban Tổ chức hội thảo và các nhà nghiên cứu còn nhấn mạnh các đóng góp của GHPGVN về các lĩnh vực: văn hóa, ngoại giao quốc tế và từ thiện xã hội… của 13 Ban, Viện.

Khẳng định truyền thống hộ quốc an dân có từ nghìn đời, chủ trương nhập thế của Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, theo khuynh hướng đồng hành cùng dân tộc. Đó là sự đồng hành của Phật giáo Việt Nam trong khối đoàn kết dân tộc, đã có những đóng góp to lớn về văn hóa và xã hội của đất nước.

ANH AA (6).JPG
NNC.Trần Đình Sơn đóng góp thảo luận

ANH AA (7).JPG
PGS.TS Lê Cung thảo luận

Hội thảo cũng đề cập đến những thuận lợi và thách thức của tiến trình hội nhập thế giới mà GHPGVN đã, đang và tiếp tục thực hiện từ nền tảng của tinh thần dân tộc.Tính ưu việt của GHPGVN trong việc đề cao tinh thần dân tộc, phục vụ dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã dựa vào “bản sắc dân tộc” để hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu, nhằm tạo nên hình ảnh đất nước con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, khép lại quá khứ, xóa bỏ hận thù, vượt qua dị biệt, hài hòa hợp tác vì lợi ích chung của các dân tộc.

ANH AA (10).JPG
HT.Thích Giác Toàn chia sẻ kỷ niệm về thời kỳ thành lập GHPGVN cùng chư tôn đức

ANH AA (13).JPG
HT.Thích Thiện Tâm chia sẻ kỷ niệm

Tại phiên bế mạc, HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Thiện Tâm, đồng Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN với tư cách là chứng nhân lịch sử đã chia sẻ những kỷ niệm với chư tôn giáo phẩm trong các hệ phái Phật giáo Việt Nam và Hội nghị thống nhất Phật giáo thành lập GHPGVN (4 đến 7-11-1981).

PGS.TS Võ Văn Sen nhận xét, hội thảo không những khẳng định thành tựu, đóng góp to lớn của GHPGVN xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc mà còn khẳng định lớn lao hơn, đó là GHPGVN là hạt nhân, nền tảng trong nền văn minh mới, văn minh thời đại hội nhập.

ANH AA (15).JPG
TS.Nguyễn Quốc Tuấn nhận xét hội thảo

ANH AA (9).JPG
Phiên bế mạc

TS.Nguyễn Quốc Tuấn, Viện Trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo VN nhận định, hội thảo thu được kết quả tốt đẹp - đề cập toàn diện sự phát triển 35 năm của GHPGVN. Hội thảo không chỉ khẳng định được thành tựu của GHPGVN mà còn nghiêm túc đặt ra nhiều vấn đề, làm thế nào để GHPGVN là một thực thể, thiết chế hùng mạnh, hóa giải nhiều thách thức, xây dựng, kiện toàn hệ thống Giáo hội phát triển mạnh mẽ, uyển chuyển, đáp ứng trước đòi hỏi mới của xã hội hội nhập.

ANH AA (16).JPG
HT.Thích Trí Quảng phát biểu đúc kết hội thảo

Trong lời phát biểu đúc kết hội thảo, HT.Thích Trí Quảng đã cảm ơn sự đóng góp tích cực của chư tôn đức, học giả, nhà nghiên cứu, thiện tri thức, đặc biệt Trường ĐH KHXH & NV TP góp phần cho thành công của hội thảo.

Hòa thượng nêu lại những bài học kinh nghiệm thăng trầm trong việc thống nhất Phật giáo trong nước và quốc tế, khát vọng thống nhất Phật giáo Việt Nam từ 5 lần thống nhất. GHPGVN có thế đứng trong lòng dân tộc với sự đóng góp cho xã hội… đó là sự hy sinh, cống hiến công đức to lớn của chư tôn tiền bối cho đạo pháp và dân tộc.

ANH AA (14).JPG
PGS.TS Võ Văn Sen

ANH AA (12).JPG

ANH AA (11).JPG
Chư tôn đức Tăng Ni tham gia phiên bế mạc hội thảo

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn

Phương cách đối phó với bệnh tật

Phương cách đối phó với bệnh tật

Đăng lúc: 08:58 - 21/10/2016

Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh. Một khi ta đã được sinh ra trong vòng luân hồi với thân chịu ảnh hưởng của những xung đột tâm lý và nghiệp, thì bệnh là điều chắc chắn phải xảy ra. Đó là bản chất của thân - nó già đi và bệnh. Cuối cùng nó sẽ hoàn toàn ngừng hoạt động. Nó chết và tâm thức đi tái sinh.
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Phản ứng thông thường của chúng ta đối với bệnh là cảm thấy thương thân, trách người và sân hận. Các phản ứng này chỉ khiến bản thân chúng ta và người xung quanh thêm khổ sở. Chúng có chữa được bệnh không? Không, dĩ nhiên là không.

sick-monk-with-buddha-and-ananda.jpg
Đức Phật chăm sóc một Tỳ-kheo bị bệnh - Tranh PGNN

Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần tìm hiểu nguồn gốc của bệnh. Bệnh xảy ra khi con người phải sinh ra trong vòng luân hồi. Một khi đã được sinh ra, chúng ta sẽ phải có bệnh, trừ khi cái chết đã đến trước rồi. Nguyên nhân gì khiến ta tái sinh trong vòng luân hồi? Chính là tâm bám víu vào tham, sân, si và nghiệp (các hành động ở thân, ở miệng và ở ý). Những thứ này hợp lại để thành nguyên nhân chính: là sự bám víu vào ngã, là vô minh. Vô minh khiến ta không hiểu về bản chất của thực tại. Do đó giải thoát bản thân khỏi sự vô minh này là điều tiên quyết.

Phần đông chúng ta đồng ý, “Đúng, đúng, tôi phải loại bỏ si mê. Nhưng, tôi sẽ làm điều đó sau này. Hiện giờ tôi đang mạnh khỏe. Tôi trẻ trung và cuộc đời đang ở phía trước. Tôi có thể làm rất nhiều thứ. Tôi muốn ở bên cạnh những người tôi quan tâm. Tôi cần trải nghiệm cuộc sống. Tôi muốn có một nghề nghiệp. Tôi muốn du lịch. Tôi muốn có những dục lạc mới. Tôi muốn sáng tạo nghệ thuật, hay thể thao. Tôi muốn làm điều này và điều nọ. Tôi sẽ quan tâm về vòng luân hồi sau này”.

Qua hàng tỷ kiếp, chúng ta đã dùng dằng khi đối mặt với nguyên nhân gây ra đau khổ cho ta. Sự dùng dằng kéo dài và những lời biện hộ đã đưa chúng ta đi đâu? Chúng ta cứ tiếp tục nói như thế từ kiếp này sang kiếp khác. Tại sao chúng ta trì hoãn? Bởi vì tham ái.

Khổ bắt nguồn từ si mê và tham ái. Để loại bỏ chúng, trước tiên chúng ta phải thấy toàn cảnh luân hồi như thế nào một cách rõ ràng. Điều này liên quan đến việc phát triển lòng can đảm to lớn để quán sát nội tâm, để truy tìm nguồn gốc của luân hồi, các giải pháp khác (giải thoát), và con đường đến giải thoát. Chúng ta phải học về và dồn sức lực vào việc nhận thức bản chất tột cùng của thực tại, sự trống vắng của hiện hữu của tất cả mọi người và mọi vật. Chỉ có như thế, thì chúng ta mới có thể loại bỏ si mê là nguồn gốc tạo ra sinh, già, bệnh và chết.

Tôi sẽ nói thêm về những cách quen thuộc để đối phó với bệnh, nhưng vì theo sát giáo lý của Đức Phật, tôi muốn trước hết bàn đến đề tài này trong cái nhìn đúng đắn. Bỏ qua việc giải thích vòng luân hồi để giúp bạn được ích lợi đối với những vấn đề ngay trước mắt sẽ là dối gạt bạn. Tái sinh trong luân hồi mới đích thực là vấn đề và nhận thức được bản chất thực sự của thực tại một cách trực tiếp mới là giải pháp của vấn đề. Tuy nhiên, cho tới khi chúng ta đạt đến điểm đó, cho tới khi chúng ta nhận thức được sự trống vắng của hiện hữu, thì đây là một số cách khác để đối phó với bệnh hoạn:

1. Bấm nút dừng sợ hãi

Hãy quán sát tâm và nhìn xem chúng ta phản ứng như thế nào đối với bệnh. Tôi không biết bạn có giống như thế không, nhưng khi bệnh, tâm tôi rất sợ hãi và thường nghĩ đến “tình trạng tệ hại nhất” để kết luận. Thí dụ, tôi có cảm giác lạ ở ngực thì liền nghĩ rằng tôi sẽ bị đột quỵ. “Nếu tim có vấn đề khi tôi đang ở trong thất của mình thì sẽ như thế nào? Biết có ai tìm ra tôi kịp không? Liệu họ có đưa tôi đến bệnh viện đủ nhanh không? Ở Mỹ, chúng tôi không có chương trình bảo trợ sức khỏe rẻ tiền, nên những tổn phí về sức khỏe sẽ như thế nào?”. Chỉ là một cảm giác khác lạ nhỏ, nhưng tâm tôi đã phóng đại nó, “Liệu bệnh tim này có đe dọa cuộc sống của tôi không!”. Lại một màn khác: bụng của ta hơi khó chịu, ta liền nghĩ, “Đây chắc là ung thư bao tử rồi”. Khi đầu gối ta đau lúc ngồi thiền, ta liền nghĩ, “Tôi phải chuyển tư thế ngay lập tức, nếu không tôi sẽ bị tàn phế cả đời”. Tâm của bạn có trở nên hoang dại và tạo ra những câu chuyện khủng khiếp như thế không?

Lúc bắt đầu, chỉ là một cảm giác khó chịu ở trong thân - một cảm giác vật lý. Tùy thuộc vào việc chúng ta xem cảm giác vật lý đó như thế nào, chúng ta có thể tạo ra rất nhiều khổ tâm. Nếu chúng ta có thể bấm cái nút “Dừng lại” trên tâm sợ hãi và chỉ ý thức về cảm giác vật lý, ta sẽ không tạo ra phiền não cho tâm. Đó chỉ là một cảm giác, không có gì đáng sợ. Chúng ta không phải căng thẳng. Cảm giác chỉ là cảm giác, hãy để nó như thế.

Khi hành thiền, chúng ta trải nghiệm những cảm giác vật lý khác. Nếu ta gán cho một cảm giác là “đau”, thì mọi thứ thực sự bắt đầu đau. Tuy nhiên, nếu ta chỉ nói “cảm giác”, và không tạo ra một cái tưởng mạnh mẽ hay hình dung trong tâm về đầu gối của mình, thì nó chỉ là cảm giác. Hãy quán niệm: Đâu là cảm giác? Đâu là thân?

Hãy thử nghiệm nhiều cách với cái đau nơi thân khi hành thiền, thay vì lặp lại thói quen trở nên căng thẳng và sợ hãi khi đau.

2. Điều gì khiến cảm giác này là “của tôi”?

Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì đã khiến bạn căng thẳng, sợ hãi khi bạn trải nghiệm một cảm giác nào đó? Nếu quán sát, ta sẽ thấy đó là vì ta gán cho nó là của tôi, “Tôi đau. Lưng tôi nhói buốt”. Ngay khi được dán nhãn “của tôi”, thì một cảm giác mạnh mẽ về “cái tôi” phát khởi, và cảm giác đau đó trở thành ghê gớm. Trong lúc hành thiền, chúng ta có thể tự hỏi mình, “Điều gì khiến cảm giác này là của tôi? Cái gì là tôi hay của tôi trong cảm giác này?”. Khi tâm quán chiếu sâu xa về điều này, là cách ta chất vấn ý thức mạnh mẽ về một “cái tôi” bền vững. “Cái tôi” và “Của tôi” có hiện hữu đúng như ta tưởng không? Từ đó ta quán về sự không có mặt của một hiện hữu độc lập hay một chủ thể thường hằng.

3. Hãy nghĩ, “Tốt! Bệnh cũng tốt!”

Một cách khác để đối phó với bệnh là hãy nghĩ, “Tôi bệnh à, tốt thôi!”. Đây là một cực đoan đối nghịch với cách chúng ta thường suy nghĩ phải không? Thuốc chữa của Pháp đối với hầu hết những khó khăn của chúng ta đều chính là sự đối nghịch lại đối với những gì tâm ta thường tự động nghĩ. Đức Phật khuyên ta làm ngược lại với những gì mà bản ngã muốn làm. Trong trường hợp này khi bệnh, ta nên nhủ, “Tốt! Có bệnh tôi cũng vui!”.

Có thể bạn sẽ nghĩ, “Điên à? Làm sao có thể nói, tôi vui khi bị bệnh?”. Hãy nhìn sự việc theo cách này: bệnh của ta là do nghiệp xấu mà ta đã tạo ra trong quá khứ. Giờ thì nghiệp đó đã ra quả dưới hình thức bệnh, nó không còn che mờ tâm trí ta nữa. Có thể nghiệp xấu đó có năng lực khiến ta phải tái sinh đọa vào những nơi ghê gớm (như địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh) một thời gian dài, nhưng thay vào đó giờ nó chỉ trổ quả mà nếu so sánh thì ít khổ hơn nhiều. Nếu ta quán chiếu như thế, thì căn bệnh mà ta hiện đang mang thực sự trở nên khá bình thường. Không có gì phải làm ầm ĩ. Không đến nỗi tệ; nếu so với một kiếp sống đọa đày hàng tỷ kiếp, thì việc này chỉ như cơn gió nhẹ! Thực ra, nếu có thể thanh tịnh hóa những nghiệp xấu đáng kinh của ta dễ dàng như thế, thì ta không màng nếu có phải bệnh nặng hơn chút đỉnh!

Một sư tỷ của tôi lúc đang nhập thất, bị một mụt hạch to nổi lên ở miệng. Rất đau. Khi cô đang đi bách bộ sau một thời khóa thiền, cô gặp sư phụ chúng tôi, ngài Lama Zopa Rinpoche. Ngài hỏi, “Cô khỏe không?”. Cô rên rỉ, “Con bị mụt hạch…”. Rinpoche trả lời, “Tốt! Tuyệt vời! Cô may mắn quá!”. Dĩ nhiên, cô chẳng muốn nghe những lời như thế. Cô cần những lời thương hại. Nhưng Rinpoche lại tiếp, “Tốt quá! Cô đang trả quả cho những nghiệp xấu đến nỗi có thể khiến cô phải đọa đày, chỉ bằng bị một mụt hạch. Cô thật may mắn!”.

Nếu nhìn sự việc theo cách đó, ta sẽ nhận thấy rằng căn bệnh hay cái đau mình đang mang thực sự không quá tệ. Ta có thể chịu đựng khi nghĩ rằng nó còn có thể trổ nghiệp tệ hơn. Thêm nữa, ta cảm thấy may mắn vì nghiệp này đã chín, nó không còn ám ảnh tâm trí ta nữa. Không còn bị nó che mờ tâm, thì việc thực hiện được con đường giải thoát sẽ dễ dàng hơn. Đây là một phương cách khác mà ta có thể sử dụng khi đau bệnh.

4. Hãy tử tế với người

Mấy năm trước đây, một người bạn tôi ở tuổi chớm ba mươi đi khám bệnh vì cô không thấy khỏe. Bác sĩ chẩn đoán là cô đang mắc một căn bệnh nan y, cô sẽ phải bệnh một thời gian dài và có thể phải chết.

Phản ứng tức thì của cô bạn ngay lúc đó, dĩ nhiên, là sợ hãi, phiền muộn. Cô bắt đầu rơi vào trạng thái trầm cảm, tự thương hại và cáu gắt. Rồi bất chợt, cô dừng lại và tự hỏi, “Nếu Đức Đạt-lai Lạt-ma ở trong hoàn cảnh như mình, thì ngài sẽ cảm thấy thế nào? Ngài sẽ ứng xử thế nào trong hoàn cảnh đó?”. Suy nghĩ nhiều về điều đó, cuối cùng cô nghĩ là ngài sẽ kết luận, “Hãy sống tử tế”.

Do đó, cô chấp nhận “Hãy sống tử tế” như một câu châm ngôn. Cô nghĩ, “Mình sẽ phải vào ở trong bệnh viện một thời gian và sẽ gặp đủ loại người ở đó - y tá, y sĩ, điều trị viên, bác sĩ, nhân công, các bệnh nhân khác, người thân trong gia đình và nhiều người khác nữa. Tôi sẽ tử tế với tất cả mọi người”. Cô quyết tâm sẽ tử tế với tất cả những ai cô gặp trong quá trình ở bệnh viện và ở khu điều trị.

Một khi tâm đã quyết sống tử tế, nó trở nên bình an. Cô đã chấp nhận bệnh của mình, và cô đã có phương thức hành động, đó là sống tử tế. Cô nhận ra rằng dầu khi bị bệnh, cuộc đời của cô cũng có thể mang lại lợi ích cho người. Cô có thể chia sẻ sự tử tế với người khác để cải tiến chất lượng cuộc sống của họ. Cô có thể là một bệnh nhân biết hợp tác, vui vẻ và biết ơn, người có thể mang hạnh phúc đến cho các nhân viên bệnh viện và các bệnh nhân khác.

Cuối cùng câu chuyện kết thúc là, sau khi bác sĩ của cô làm thêm các xét nghiệm, ông thông báo là sự chẩn đoán đầu tiên không chính xác: Cô không bị bệnh hiểm nghèo đến thế. Dĩ nhiên là cô thấy nhẹ nhõm khi nghe như thế, nhưng cô nói rằng việc rèn luyện tâm để đối mặt với bệnh là một kinh nghiệm quý báu đối với cô. Giờ bệnh không còn nguy hiểm đến tính mệnh thì việc tử tế với mọi người càng trở nên dễ dàng hơn.

5. Luyện tâm để sống cho xứng đáng

Trong những năm 1987 và 1988 khi sống tại Singapore, tôi được gặp một thanh niên trẻ rất dễ thương, nhưng đang đối mặt với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Anh đang ở vào những năm cuối của tuổi hai mươi mà trước khi phát bệnh, cuộc đời anh tràn đầy niềm vui. Anh vừa được nhận vào học cao học tại một trường đại học ở Mỹ, và anh đang rất háo hức được du học xa. Nhưng sau khi ngã bệnh, tất cả mọi dự tính đều ngưng giữa dòng. Một lần tôi đến thăm, anh buồn rầu nói, “Giờ con chỉ là người vô dụng. Muốn ngồi dậy đi ra khỏi phòng cũng không được”. Chúng tôi đang ngồi cạnh cửa sổ, nên tôi nói, “Hãy nhìn ra cửa sổ. Có rất nhiều người lái xe qua lại, hay di chuyển đến các nhà ga, bận rộn đi chỗ này, chỗ kia. Anh có nghĩ là cuộc sống của họ rất xứng đáng? Họ có thể bận rộn đi đây, đi đó với bao nhiêu công việc, nhưng có phải vì thế mà cuộc đời của họ đáng sống hơn không?”. Rồi tôi tiếp tục giải thích rằng một cuộc đời đáng sống không phải là nhờ luôn bận rộn. Sống xứng đáng tùy thuộc vào việc ta sử dụng tâm mình như thế nào. Ngay như thân ta có bị bại liệt, nếu ta dùng tâm trí mình để hành Pháp, thì cuộc sống của ta cũng trở nên rất hữu ích. Không cần phải đủ sức khỏe mới hành Pháp được.

Dĩ nhiên, nếu có sức khỏe thì việc tu tập sẽ dễ dàng hơn, tuy nhiên nếu bệnh, ta vẫn có thể sử dụng bất cứ thời gian nào, năng lực nào còn lại để tu hành. Ngay cả khi ta không thể ngồi dậy nổi, phải nằm liệt giường, ngay cả khi ta bị hôn mê nhiều giờ, ngay cả khi ta yếu sức, không còn nhìn thấy rõ, ta vẫn có thể nghĩ đến những điều thiện lành và quán tưởng đến bản chất thực sự của thực tại. Chúng ta có thể quán về nghiệp và an trú trong Tam bảo (Phật, Pháp và Tăng). Có bao nhiêu pháp hành ta có thể thực hành ngay cả khi ta đang đau bệnh. Khi ta lợi dụng hoàn cảnh này để thực hành những điều Phật dạy, là ta đang khiến cuộc sống của mình tràn đầy ý nghĩa.

Đừng nghĩ rằng cuộc đời của bạn có ý nghĩa chỉ vì bạn chạy đây chạy đó làm những việc không tên. Đừng nghĩ rằng vì có tiền, vì bận rộn công việc, sở hữu bao nhiêu thứ và có biết bao bạn bè là chất lượng của một cuộc sống có ý nghĩa. Đôi khi, nhìn bề ngoài cuộc sống của chúng ta có vẻ tuyệt vời. Chúng ta có nhiều bằng khen, nhiều của cải vật chất để làm biểu tượng cho những nỗ lực của ta, nhưng trong quá trình tạo ra chúng, ta có thể đã tạo ra bao nghiệp xấu ác. Nghiệp xấu đó không phải là sản phẩm hữu ích trong các hoạt động của ta. Thí dụ, do có nhiều ham muốn hay tham vọng chấp ngã để được danh tiếng, chúng ta có thể dối trá, lường gạt người khác. Ta có thể nói xấu người khác, làm bại hoại danh tiếng của họ, phá hủy tình bằng hữu và nói xấu kẻ khác để đạt được điều mình muốn. Dù ta có thể thỏa mãn những ước vọng của mình, tất cả những dấu hiệu thành công bên ngoài rồi sẽ phai nhòa, đến khi ra đi, chỉ có nghiệp sẽ đi theo ta mà thôi.

Trái lại, chúng ta có thể bị bệnh, phải nằm một chỗ, nhưng nếu ta dùng tâm mình để tạo ra những nghiệp xây dựng tích cực, là ta đang tạo ra nhân cho sự tái sinh tốt đẹp. Nếu ta quán từ bi, hành thiền cũng như chỉ bày cho người hành thiền khi đang nằm một chỗ, tâm ta sẽ trở nên gần gũi hơn với giác ngộ, giải thoát. Về lâu về dài, điều đó làm cho cuộc sống của chúng ta vô cùng ý nghĩa.

Chớ coi thường sức mạnh của tâm. Tâm rất dũng mãnh. Ngay cả khi ta bệnh, uy lực của những tư tưởng tích cực mà ta tạo tác cũng có thể ảnh hưởng đến những người quanh ta. Những tư tưởng và tình cảm tử tế, khôn ngoan cũng có thể mang đến các sự tái sinh tốt đẹp và đưa ta đến con đường giác ngộ.

Ni sư THUBTEN CHODRON
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Từ Dealing With Life’s Issues)

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 9
  • Hôm nay 3,288
  • Tháng hiện tại 39,743
  • Tổng lượt truy cập 23,445,992