Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới sau vụ phá dỡ

Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới sau vụ phá dỡ

Đăng lúc: 19:45 - 31/10/2016

Theo chàng trai Việt vừa trở về từ Larung Gar, một số khu nhà đã bị dỡ bỏ và đang xây mới, nhưng toàn bộ học viện vẫn rất đẹp, không thay đổi nhiều so với tưởng tượng ban đầu.



Ngày 19/10, Trần Năm Thương (biệt danh Mèo Già) có chuyến khám phá Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới với 40.000 nhà sư cùng kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà gỗ đỏ ở Larung Gar. Dưới đây là chia sẻ của anh.

Học viện nằm giữa thung lũng biệt lập, cách Thành Đô (Trung Quốc) 650 km. Larung Gar trở thành điểm đến khá nhạy cảm vì từ tháng 5 chính quyền quyết định cấm du khách nước ngoài vào tham quan nên để tới được đây là điều không hề dễ dàng.



Từ Thành Đô chúng tôi di chuyển tới Wangdo, một thị trấn cách Larung Gar 80 km và nghỉ lại. Sáng sớm hôm sau người lái xe đến đưa chúng tôi đi từ sớm, qua điểm kiểm tra của cảnh sát từ khi họ chưa làm việc.



Đến Larung Gar chúng tôi hòa vào dòng người du lịch bản địa và di chuyển vào phía trong học viện. Khung cảnh choáng ngợp của những tòa nhà màu sắc xếp chồng lên cao vút bên sườn đồi đập vào mắt chúng tôi. Một chút tuyết trắng còn vương lại từ đêm qua trên những nóc nhà gỗ càng làm cho khung cảnh thêm ấn tượng.



Buổi chiều nắng lên cả thung lũng bừng sáng trong ánh mặt trời, cuộc sống của các tăng, ni ở đây diễn ra khá nhộn nhịp với những sinh hoạt đời thường từ mua bán, ăn uống, đọc kinh và nghiên cứu học tập.



Để ý kỹ chúng tôi nhận ra một số khu nhà đã bị dỡ bỏ và đang được tiến hành xây mới.



Nhưng toàn bộ học viện vẫn rất đẹp, không thay đổi nhiều so với tưởng tượng của chúng tôi trước khi đến. Nơi đây chắc chắn vẫn là một điểm đến đặc biệt hấp dẫn với những người đam mê khám phá.



Đứng trên sườn đồi cao và mê mẩn ngắm những dãy nhà độc đáo là nơi ăn ở sinh hoạt của các nhà sư đang rực rỡ trong ánh nắng chiều - một trải nghiệm đáng nhớ của mọi người trong chuyến đi.



Khi đã vào bên trong thì chúng tôi đi lại khá thoải mái, khám phá các ngõ ngách và cảm nhận đời sống của các sư trong học viện. Các nhà sư ở đây thường không thích bị chụp ảnh vì người Tây Tạng quan niệm chụp ảnh là bị tổn thọ. Du khách nên lưu ý điều đó để tránh biến mình thành kẻ thô lỗ.



Những con đường trong thung lũng Larung Gar.



Và khi đêm xuống Larung Gar trở nên huyền bí hơn trong ánh đèn phát ra từ hàng nghìn ô cửa nhỏ.

Theo Mèo Già/Vnexpress.net

Phương cách đối phó với bệnh tật

Phương cách đối phó với bệnh tật

Đăng lúc: 19:58 - 21/10/2016

Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh. Một khi ta đã được sinh ra trong vòng luân hồi với thân chịu ảnh hưởng của những xung đột tâm lý và nghiệp, thì bệnh là điều chắc chắn phải xảy ra. Đó là bản chất của thân - nó già đi và bệnh. Cuối cùng nó sẽ hoàn toàn ngừng hoạt động. Nó chết và tâm thức đi tái sinh.
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Phản ứng thông thường của chúng ta đối với bệnh là cảm thấy thương thân, trách người và sân hận. Các phản ứng này chỉ khiến bản thân chúng ta và người xung quanh thêm khổ sở. Chúng có chữa được bệnh không? Không, dĩ nhiên là không.

sick-monk-with-buddha-and-ananda.jpg
Đức Phật chăm sóc một Tỳ-kheo bị bệnh - Tranh PGNN

Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần tìm hiểu nguồn gốc của bệnh. Bệnh xảy ra khi con người phải sinh ra trong vòng luân hồi. Một khi đã được sinh ra, chúng ta sẽ phải có bệnh, trừ khi cái chết đã đến trước rồi. Nguyên nhân gì khiến ta tái sinh trong vòng luân hồi? Chính là tâm bám víu vào tham, sân, si và nghiệp (các hành động ở thân, ở miệng và ở ý). Những thứ này hợp lại để thành nguyên nhân chính: là sự bám víu vào ngã, là vô minh. Vô minh khiến ta không hiểu về bản chất của thực tại. Do đó giải thoát bản thân khỏi sự vô minh này là điều tiên quyết.

Phần đông chúng ta đồng ý, “Đúng, đúng, tôi phải loại bỏ si mê. Nhưng, tôi sẽ làm điều đó sau này. Hiện giờ tôi đang mạnh khỏe. Tôi trẻ trung và cuộc đời đang ở phía trước. Tôi có thể làm rất nhiều thứ. Tôi muốn ở bên cạnh những người tôi quan tâm. Tôi cần trải nghiệm cuộc sống. Tôi muốn có một nghề nghiệp. Tôi muốn du lịch. Tôi muốn có những dục lạc mới. Tôi muốn sáng tạo nghệ thuật, hay thể thao. Tôi muốn làm điều này và điều nọ. Tôi sẽ quan tâm về vòng luân hồi sau này”.

Qua hàng tỷ kiếp, chúng ta đã dùng dằng khi đối mặt với nguyên nhân gây ra đau khổ cho ta. Sự dùng dằng kéo dài và những lời biện hộ đã đưa chúng ta đi đâu? Chúng ta cứ tiếp tục nói như thế từ kiếp này sang kiếp khác. Tại sao chúng ta trì hoãn? Bởi vì tham ái.

Khổ bắt nguồn từ si mê và tham ái. Để loại bỏ chúng, trước tiên chúng ta phải thấy toàn cảnh luân hồi như thế nào một cách rõ ràng. Điều này liên quan đến việc phát triển lòng can đảm to lớn để quán sát nội tâm, để truy tìm nguồn gốc của luân hồi, các giải pháp khác (giải thoát), và con đường đến giải thoát. Chúng ta phải học về và dồn sức lực vào việc nhận thức bản chất tột cùng của thực tại, sự trống vắng của hiện hữu của tất cả mọi người và mọi vật. Chỉ có như thế, thì chúng ta mới có thể loại bỏ si mê là nguồn gốc tạo ra sinh, già, bệnh và chết.

Tôi sẽ nói thêm về những cách quen thuộc để đối phó với bệnh, nhưng vì theo sát giáo lý của Đức Phật, tôi muốn trước hết bàn đến đề tài này trong cái nhìn đúng đắn. Bỏ qua việc giải thích vòng luân hồi để giúp bạn được ích lợi đối với những vấn đề ngay trước mắt sẽ là dối gạt bạn. Tái sinh trong luân hồi mới đích thực là vấn đề và nhận thức được bản chất thực sự của thực tại một cách trực tiếp mới là giải pháp của vấn đề. Tuy nhiên, cho tới khi chúng ta đạt đến điểm đó, cho tới khi chúng ta nhận thức được sự trống vắng của hiện hữu, thì đây là một số cách khác để đối phó với bệnh hoạn:

1. Bấm nút dừng sợ hãi

Hãy quán sát tâm và nhìn xem chúng ta phản ứng như thế nào đối với bệnh. Tôi không biết bạn có giống như thế không, nhưng khi bệnh, tâm tôi rất sợ hãi và thường nghĩ đến “tình trạng tệ hại nhất” để kết luận. Thí dụ, tôi có cảm giác lạ ở ngực thì liền nghĩ rằng tôi sẽ bị đột quỵ. “Nếu tim có vấn đề khi tôi đang ở trong thất của mình thì sẽ như thế nào? Biết có ai tìm ra tôi kịp không? Liệu họ có đưa tôi đến bệnh viện đủ nhanh không? Ở Mỹ, chúng tôi không có chương trình bảo trợ sức khỏe rẻ tiền, nên những tổn phí về sức khỏe sẽ như thế nào?”. Chỉ là một cảm giác khác lạ nhỏ, nhưng tâm tôi đã phóng đại nó, “Liệu bệnh tim này có đe dọa cuộc sống của tôi không!”. Lại một màn khác: bụng của ta hơi khó chịu, ta liền nghĩ, “Đây chắc là ung thư bao tử rồi”. Khi đầu gối ta đau lúc ngồi thiền, ta liền nghĩ, “Tôi phải chuyển tư thế ngay lập tức, nếu không tôi sẽ bị tàn phế cả đời”. Tâm của bạn có trở nên hoang dại và tạo ra những câu chuyện khủng khiếp như thế không?

Lúc bắt đầu, chỉ là một cảm giác khó chịu ở trong thân - một cảm giác vật lý. Tùy thuộc vào việc chúng ta xem cảm giác vật lý đó như thế nào, chúng ta có thể tạo ra rất nhiều khổ tâm. Nếu chúng ta có thể bấm cái nút “Dừng lại” trên tâm sợ hãi và chỉ ý thức về cảm giác vật lý, ta sẽ không tạo ra phiền não cho tâm. Đó chỉ là một cảm giác, không có gì đáng sợ. Chúng ta không phải căng thẳng. Cảm giác chỉ là cảm giác, hãy để nó như thế.

Khi hành thiền, chúng ta trải nghiệm những cảm giác vật lý khác. Nếu ta gán cho một cảm giác là “đau”, thì mọi thứ thực sự bắt đầu đau. Tuy nhiên, nếu ta chỉ nói “cảm giác”, và không tạo ra một cái tưởng mạnh mẽ hay hình dung trong tâm về đầu gối của mình, thì nó chỉ là cảm giác. Hãy quán niệm: Đâu là cảm giác? Đâu là thân?

Hãy thử nghiệm nhiều cách với cái đau nơi thân khi hành thiền, thay vì lặp lại thói quen trở nên căng thẳng và sợ hãi khi đau.

2. Điều gì khiến cảm giác này là “của tôi”?

Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì đã khiến bạn căng thẳng, sợ hãi khi bạn trải nghiệm một cảm giác nào đó? Nếu quán sát, ta sẽ thấy đó là vì ta gán cho nó là của tôi, “Tôi đau. Lưng tôi nhói buốt”. Ngay khi được dán nhãn “của tôi”, thì một cảm giác mạnh mẽ về “cái tôi” phát khởi, và cảm giác đau đó trở thành ghê gớm. Trong lúc hành thiền, chúng ta có thể tự hỏi mình, “Điều gì khiến cảm giác này là của tôi? Cái gì là tôi hay của tôi trong cảm giác này?”. Khi tâm quán chiếu sâu xa về điều này, là cách ta chất vấn ý thức mạnh mẽ về một “cái tôi” bền vững. “Cái tôi” và “Của tôi” có hiện hữu đúng như ta tưởng không? Từ đó ta quán về sự không có mặt của một hiện hữu độc lập hay một chủ thể thường hằng.

3. Hãy nghĩ, “Tốt! Bệnh cũng tốt!”

Một cách khác để đối phó với bệnh là hãy nghĩ, “Tôi bệnh à, tốt thôi!”. Đây là một cực đoan đối nghịch với cách chúng ta thường suy nghĩ phải không? Thuốc chữa của Pháp đối với hầu hết những khó khăn của chúng ta đều chính là sự đối nghịch lại đối với những gì tâm ta thường tự động nghĩ. Đức Phật khuyên ta làm ngược lại với những gì mà bản ngã muốn làm. Trong trường hợp này khi bệnh, ta nên nhủ, “Tốt! Có bệnh tôi cũng vui!”.

Có thể bạn sẽ nghĩ, “Điên à? Làm sao có thể nói, tôi vui khi bị bệnh?”. Hãy nhìn sự việc theo cách này: bệnh của ta là do nghiệp xấu mà ta đã tạo ra trong quá khứ. Giờ thì nghiệp đó đã ra quả dưới hình thức bệnh, nó không còn che mờ tâm trí ta nữa. Có thể nghiệp xấu đó có năng lực khiến ta phải tái sinh đọa vào những nơi ghê gớm (như địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh) một thời gian dài, nhưng thay vào đó giờ nó chỉ trổ quả mà nếu so sánh thì ít khổ hơn nhiều. Nếu ta quán chiếu như thế, thì căn bệnh mà ta hiện đang mang thực sự trở nên khá bình thường. Không có gì phải làm ầm ĩ. Không đến nỗi tệ; nếu so với một kiếp sống đọa đày hàng tỷ kiếp, thì việc này chỉ như cơn gió nhẹ! Thực ra, nếu có thể thanh tịnh hóa những nghiệp xấu đáng kinh của ta dễ dàng như thế, thì ta không màng nếu có phải bệnh nặng hơn chút đỉnh!

Một sư tỷ của tôi lúc đang nhập thất, bị một mụt hạch to nổi lên ở miệng. Rất đau. Khi cô đang đi bách bộ sau một thời khóa thiền, cô gặp sư phụ chúng tôi, ngài Lama Zopa Rinpoche. Ngài hỏi, “Cô khỏe không?”. Cô rên rỉ, “Con bị mụt hạch…”. Rinpoche trả lời, “Tốt! Tuyệt vời! Cô may mắn quá!”. Dĩ nhiên, cô chẳng muốn nghe những lời như thế. Cô cần những lời thương hại. Nhưng Rinpoche lại tiếp, “Tốt quá! Cô đang trả quả cho những nghiệp xấu đến nỗi có thể khiến cô phải đọa đày, chỉ bằng bị một mụt hạch. Cô thật may mắn!”.

Nếu nhìn sự việc theo cách đó, ta sẽ nhận thấy rằng căn bệnh hay cái đau mình đang mang thực sự không quá tệ. Ta có thể chịu đựng khi nghĩ rằng nó còn có thể trổ nghiệp tệ hơn. Thêm nữa, ta cảm thấy may mắn vì nghiệp này đã chín, nó không còn ám ảnh tâm trí ta nữa. Không còn bị nó che mờ tâm, thì việc thực hiện được con đường giải thoát sẽ dễ dàng hơn. Đây là một phương cách khác mà ta có thể sử dụng khi đau bệnh.

4. Hãy tử tế với người

Mấy năm trước đây, một người bạn tôi ở tuổi chớm ba mươi đi khám bệnh vì cô không thấy khỏe. Bác sĩ chẩn đoán là cô đang mắc một căn bệnh nan y, cô sẽ phải bệnh một thời gian dài và có thể phải chết.

Phản ứng tức thì của cô bạn ngay lúc đó, dĩ nhiên, là sợ hãi, phiền muộn. Cô bắt đầu rơi vào trạng thái trầm cảm, tự thương hại và cáu gắt. Rồi bất chợt, cô dừng lại và tự hỏi, “Nếu Đức Đạt-lai Lạt-ma ở trong hoàn cảnh như mình, thì ngài sẽ cảm thấy thế nào? Ngài sẽ ứng xử thế nào trong hoàn cảnh đó?”. Suy nghĩ nhiều về điều đó, cuối cùng cô nghĩ là ngài sẽ kết luận, “Hãy sống tử tế”.

Do đó, cô chấp nhận “Hãy sống tử tế” như một câu châm ngôn. Cô nghĩ, “Mình sẽ phải vào ở trong bệnh viện một thời gian và sẽ gặp đủ loại người ở đó - y tá, y sĩ, điều trị viên, bác sĩ, nhân công, các bệnh nhân khác, người thân trong gia đình và nhiều người khác nữa. Tôi sẽ tử tế với tất cả mọi người”. Cô quyết tâm sẽ tử tế với tất cả những ai cô gặp trong quá trình ở bệnh viện và ở khu điều trị.

Một khi tâm đã quyết sống tử tế, nó trở nên bình an. Cô đã chấp nhận bệnh của mình, và cô đã có phương thức hành động, đó là sống tử tế. Cô nhận ra rằng dầu khi bị bệnh, cuộc đời của cô cũng có thể mang lại lợi ích cho người. Cô có thể chia sẻ sự tử tế với người khác để cải tiến chất lượng cuộc sống của họ. Cô có thể là một bệnh nhân biết hợp tác, vui vẻ và biết ơn, người có thể mang hạnh phúc đến cho các nhân viên bệnh viện và các bệnh nhân khác.

Cuối cùng câu chuyện kết thúc là, sau khi bác sĩ của cô làm thêm các xét nghiệm, ông thông báo là sự chẩn đoán đầu tiên không chính xác: Cô không bị bệnh hiểm nghèo đến thế. Dĩ nhiên là cô thấy nhẹ nhõm khi nghe như thế, nhưng cô nói rằng việc rèn luyện tâm để đối mặt với bệnh là một kinh nghiệm quý báu đối với cô. Giờ bệnh không còn nguy hiểm đến tính mệnh thì việc tử tế với mọi người càng trở nên dễ dàng hơn.

5. Luyện tâm để sống cho xứng đáng

Trong những năm 1987 và 1988 khi sống tại Singapore, tôi được gặp một thanh niên trẻ rất dễ thương, nhưng đang đối mặt với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Anh đang ở vào những năm cuối của tuổi hai mươi mà trước khi phát bệnh, cuộc đời anh tràn đầy niềm vui. Anh vừa được nhận vào học cao học tại một trường đại học ở Mỹ, và anh đang rất háo hức được du học xa. Nhưng sau khi ngã bệnh, tất cả mọi dự tính đều ngưng giữa dòng. Một lần tôi đến thăm, anh buồn rầu nói, “Giờ con chỉ là người vô dụng. Muốn ngồi dậy đi ra khỏi phòng cũng không được”. Chúng tôi đang ngồi cạnh cửa sổ, nên tôi nói, “Hãy nhìn ra cửa sổ. Có rất nhiều người lái xe qua lại, hay di chuyển đến các nhà ga, bận rộn đi chỗ này, chỗ kia. Anh có nghĩ là cuộc sống của họ rất xứng đáng? Họ có thể bận rộn đi đây, đi đó với bao nhiêu công việc, nhưng có phải vì thế mà cuộc đời của họ đáng sống hơn không?”. Rồi tôi tiếp tục giải thích rằng một cuộc đời đáng sống không phải là nhờ luôn bận rộn. Sống xứng đáng tùy thuộc vào việc ta sử dụng tâm mình như thế nào. Ngay như thân ta có bị bại liệt, nếu ta dùng tâm trí mình để hành Pháp, thì cuộc sống của ta cũng trở nên rất hữu ích. Không cần phải đủ sức khỏe mới hành Pháp được.

Dĩ nhiên, nếu có sức khỏe thì việc tu tập sẽ dễ dàng hơn, tuy nhiên nếu bệnh, ta vẫn có thể sử dụng bất cứ thời gian nào, năng lực nào còn lại để tu hành. Ngay cả khi ta không thể ngồi dậy nổi, phải nằm liệt giường, ngay cả khi ta bị hôn mê nhiều giờ, ngay cả khi ta yếu sức, không còn nhìn thấy rõ, ta vẫn có thể nghĩ đến những điều thiện lành và quán tưởng đến bản chất thực sự của thực tại. Chúng ta có thể quán về nghiệp và an trú trong Tam bảo (Phật, Pháp và Tăng). Có bao nhiêu pháp hành ta có thể thực hành ngay cả khi ta đang đau bệnh. Khi ta lợi dụng hoàn cảnh này để thực hành những điều Phật dạy, là ta đang khiến cuộc sống của mình tràn đầy ý nghĩa.

Đừng nghĩ rằng cuộc đời của bạn có ý nghĩa chỉ vì bạn chạy đây chạy đó làm những việc không tên. Đừng nghĩ rằng vì có tiền, vì bận rộn công việc, sở hữu bao nhiêu thứ và có biết bao bạn bè là chất lượng của một cuộc sống có ý nghĩa. Đôi khi, nhìn bề ngoài cuộc sống của chúng ta có vẻ tuyệt vời. Chúng ta có nhiều bằng khen, nhiều của cải vật chất để làm biểu tượng cho những nỗ lực của ta, nhưng trong quá trình tạo ra chúng, ta có thể đã tạo ra bao nghiệp xấu ác. Nghiệp xấu đó không phải là sản phẩm hữu ích trong các hoạt động của ta. Thí dụ, do có nhiều ham muốn hay tham vọng chấp ngã để được danh tiếng, chúng ta có thể dối trá, lường gạt người khác. Ta có thể nói xấu người khác, làm bại hoại danh tiếng của họ, phá hủy tình bằng hữu và nói xấu kẻ khác để đạt được điều mình muốn. Dù ta có thể thỏa mãn những ước vọng của mình, tất cả những dấu hiệu thành công bên ngoài rồi sẽ phai nhòa, đến khi ra đi, chỉ có nghiệp sẽ đi theo ta mà thôi.

Trái lại, chúng ta có thể bị bệnh, phải nằm một chỗ, nhưng nếu ta dùng tâm mình để tạo ra những nghiệp xây dựng tích cực, là ta đang tạo ra nhân cho sự tái sinh tốt đẹp. Nếu ta quán từ bi, hành thiền cũng như chỉ bày cho người hành thiền khi đang nằm một chỗ, tâm ta sẽ trở nên gần gũi hơn với giác ngộ, giải thoát. Về lâu về dài, điều đó làm cho cuộc sống của chúng ta vô cùng ý nghĩa.

Chớ coi thường sức mạnh của tâm. Tâm rất dũng mãnh. Ngay cả khi ta bệnh, uy lực của những tư tưởng tích cực mà ta tạo tác cũng có thể ảnh hưởng đến những người quanh ta. Những tư tưởng và tình cảm tử tế, khôn ngoan cũng có thể mang đến các sự tái sinh tốt đẹp và đưa ta đến con đường giác ngộ.

Ni sư THUBTEN CHODRON
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Từ Dealing With Life’s Issues)

Phật giáo Nghệ An long trọng tổ chức Lễ Mãn Hạ và Vu lan báo hiếu

Phật giáo Nghệ An long trọng tổ chức Lễ Mãn Hạ và Vu lan báo hiếu

Đăng lúc: 21:42 - 29/08/2016

Sáng 29/8, tại Chùa Đại Tuệ (Nam Đàn) BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ Mãn hạ kết thúc 3 tháng An cư Kiết hạ và đại lễ Vu lan báo hiếu. Năm nay khóa an cư kiết hạ dành cho Chư Tăng được đưa lên non thiêng Chùa Đại Tuệ đánh dấu một mốc quan trọng, cũng là nơi để Chư Tăng có một thời gian tĩnh tu một cách tốt đẹp nhất . Trải qua 90 ngày được thực hiện nhiệm vụ của hàng xuất gia đầu Phật đến nay đã kết thúc khóa an cư kiết hạ, Chư Tăng được cộng thêm 1 tuổi Đạo đánh dấu sự tu hành vững chắc trên con đường " Hoằng Pháp Lợi Sanh " .
Về tham dự và chứng minh có : Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, UVTTHĐTS phó trưởng ban TTBVHTW, phó trưởng ban TTBTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Cùng các Chư Tôn Đức trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh , Chư Tôn Đức Tăng Ni hai hạ trường Chùa Đại Tuệ, Chùa Cần Linh
Về phía chính quyền có : Ông Võ Văn Tiến , phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An. Bà Hoàng Thị Quỳnh Anh , phó Giám đốc Sở thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Văn Long , phó ban tôn giáo sở Nội vụ tỉnh Nghệ An.
Đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, UBMTTQVN tỉnh, công an tỉnh, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ cùng đại diện lãnh đạo chính quyền huyện Nam Đàn và địa phương cùng đông đảo bà con phật tử gần xa.
Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An chủ trì buổi lễ .



Lễ Mãn hạ nhằm đánh giá công tác tu tập của Tăng, Ni trong 3 tháng An cư Kiết hạ (tháng tư đến tháng 7 âm lịch) theo truyền thống của Phật giáo. Mùa An cư Kiết hạ năm nay tại Nghệ An có 31 hành giả (30 Tỷ khiêu, 1 Sa di) tại trường hạ chùa Đại Tuệ và 12 vị Chư Ni tại trường hạ chùa Cần Linh. Ban TSGHPGVN Tỉnh đã tạo điều kiện cho các Tăng, Ni tu tập và đã cấp giấy chứng nhận cho Tăng, Ni tham gia tu tập trong lễ Mãn hạ này. Ý nghĩa của truyền thống tu tập trong 3 tháng an cư kiết hạ của người xuất gia, trong đó nhấn mạnh Giới luật là trọng tâm của lời Phật dạy cần phải giữ gìn. Sau khi hoàn thành khóa hạ, chư hành giả được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về Kinh, Luật, Luận và cũng được nghiên cứu về chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tôn giáo - từ đó phát huy hiệu quả cao hơn vai trò của Phật giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong khuôn khổ của chương trình, Ban Trị sự GHPG tỉnh đã tổ chức đại lễ Vu lan báo hiếu, với thời khóa tụng kinh Vu Lan và nghi thức cài hoa hồng. Đây là một nghi lễ bày tỏ lòng hiếu đạo của con cái đối với cha mẹ. Lễ vu lan ngày càng được biết đến như một dịp đền đáp công đức sinh thành . Nhân dịp này Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu ban đạo từ về ý nghĩa Vu Lan báo hiếu công ơn Cha Mẹ .
Vu Lan thắng Hội năm nay với nhiều chương trình phong phú nhằm dâng lên Hai Đấng sinh thành và báo đền ân nghĩa Tổ Tiên Từ ngàn xưa ,truyền thống hiếu thảo đối với Cha Mẹ đã trỡ thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc VN ,Sau lễ Vu Lan hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư Tôn Đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo trên bước đường truyền trì mạng mạch, thắp sáng đèn thiền, truyền đăng tục diệm, tiếp dẫn hậu lai, giúp cho giới cư sĩ tu tập ngày càng tinh tấn.
Sau đây là một số hình ảnh :





































































Thượng Tọa Thích Thọ Lạc đọc diễn văn khai mạc buổi Lễ

Đại Đức Thích Minh Hải đọc báo cáo tổng kết 3 tháng An Cư Kiết Hạ



Đại diện hàng Phật Tử đọc lời cảm niệm về Cha Mẹ



lễ cài hoa hồng lên Chư Tôn Đức Tăng Ni































Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu bao Đạo Từ




































Chụo ảnh lưu niệm.







Chụp ảnh lưu niệm




Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Trung Quốc phá dỡ nhà cửa ở học viện Phật giáo lớn nhất thế giới

Trung Quốc phá dỡ nhà cửa ở học viện Phật giáo lớn nhất thế giới

Đăng lúc: 07:53 - 23/07/2016

Để đảm bảo về an toàn hỏa hoạn, Trung Quốc đã phá dỡ Học viện Phật giáo Larung Gar, Tây Tạng.
Hôm 20/7 vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành phá dỡ các trung tâm nghiên cứu Phật giáo và khu nhà ở tại đây. Thông tin trên đã gây nên bức xúc cho nhiều người trên toàn thế giới.

Theo kế hoạch, chính quyền sẽ bắt đầu tiến hành phá dỡ từ ngày 25/7 nhưng vì một vài lý do, kế hoạch đã được tiến hành sớm 5 ngày.

Trung Quốc phá dỡ nhà cửa ở học viện Phật giáo lớn nhất thế giới - Ảnh 1.
Những ngôi nhà gỗ đỏ nổi tiếng tại Larung Gar đang bị phá dỡ.

Theo đài BBC Anh Quốc, đây là một phần trong kế hoạch giảm dân số lớn tại đây. Khu vực có diện tích không lớn, lại nằm ở độ cao 4,000m so với mặt nước biển mà có khoảng 10,000 tăng ni thường trú (tạm trú có thể gần 40.000 người). Chưa kể từ năm 2011, khu vực đã mở cửa cho du khách nên số người tới đây cũng rất đông.

Việc phá dỡ là một phần trong chiến dịch cắt giảm dân số xuống còn 5.000 người vào tháng 9/2017. Đã có 60-70% ngôi nhà bị đánh dấu phá bỏ. Chính quyền lo ngại việc quá tải dân số có thể dẫn tới các vấn đề an toàn và hỏa hoạn.

"Việc phá dỡ khu Học viện Phật giáo được tiến hành từ 8h sáng khi những người được chính quyền cử xuống bắt đầu tiến hành phá bỏ các khu nhà chính phủ không cho phép lưu trú", một nhà sư giấu tên chia sẻ.

Hiện tại, nhiều người dân Tây Tạng đang kêu gọi mọi người từ khắp nơi ký tên nhằm yêu cầu can thiệp vào việc phá dỡ học viện. Học viện đã đóng cửa với du khách nước ngoài kể từ ngày 16/6.

Trung Quốc phá dỡ nhà cửa ở học viện Phật giáo lớn nhất thế giới - Ảnh 2.
Khu vực ngổn ngang với đống đổ nát.

Từ lâu, học viện Phật Giáo Larung Gar, nằm trong thung lũng Larung, Tây Tạng đã nổi tiếng không chỉ với những người theo đạo Phật mà còn với dân du lịch muốn khám phá những vùng đất mới. Nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng, cách thị trấn Sertar 15 km, Học viện Phật giáo Larung Gar là trung tâm Phật giáo lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất thế giới.

Trung Quốc phá dỡ nhà cửa ở học viện Phật giáo lớn nhất thế giới - Ảnh 3.
Trong mắt họ, Tây Tạng chứa đầy những điều huyền bí và học viện Phật Giáo Larung Gar là một nơi không thể bỏ qua khi tới đây.

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Đăng lúc: 22:58 - 19/07/2016

Sáng ngày 18/7/2016, tại chùa Đại Tuệ (Nam Đàn), BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai công tác Phật sự 6 tháng cuối năm 2016.
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TW GHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, Chư Tôn đức Tăng Ni các chùa trong tỉnh.
Lãnh đạo UBND, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh.
6 tháng đầu năm 2016, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác phật sự trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 35 vị Tăng Ni đang sinh hoạt hợp pháp trên địa bàn, có 47 cơ sở thờ tự (46 chùa và 01 Niệm Phật đường), 17/21 đơn vị hành chính có hoạt động của Phật giáo, tham gia Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổ chức thành công Tọa đàm: "Định hướng, phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An".

Ban Trị sự đã quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Lam Sơn( Quỳnh Lưu). Phê chuẩn nhân sự Ban Hộ tự chùa Đồng Tương.Tổ chức khóa an cư kết hạ cho 43 hành giả tại 2 địa điểm, trong đó: Hạ trường chùa Đại Tuệ (29 vị) dành cho Chư Tăng có 28 Tỷ khiêu, 01 Sa di. Hạ trường chùa Cần Linh (12 vị) dành cho Chư Ni có 6 Tỷ khiêu Ni, 1 Thức xoa ma na, 1 Sa di Ni và 4 hình đồng Ni. Giới thiệu 02 vị đi học hệ Cao đẳng tại Học viện Phật giáo Hà Nội , cử các thành viên Ban Hoằng Pháp về tại các chùa, các đạo tràng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa để gặp gỡ đồng bào Phật tử.
Lễ khai bút và trồng cây tại chùa Đại Tuệ nhân dịp đầu xuân. Tổ chức thành công Lễ hội Hương sen xứ Nghệ năm 2016, lễ Phật đản, kỷ niệm 5 năm thành lập Phật giáo Nghệ An, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, thành lập CLB Hương Từ Bi chùa Hồng Phúc, chùa Hà quy tụ trên 50 thành viên, tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, sơ bộ toàn tỉnh có trên 45 ngàn Phật tử đã Quy y. Tổ chức tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN vào ngày 17/4. Các hoạt động văn nghệ Phật giáo được duy trì và ngày càng phát triển ở nhiều nơi, đăng tải kịp thời các tin tức Phật sự tại địa phương

Vận động công tác từ thiện trên 300.000.000đ, tặng ngàn ngàn suất quà trong dịp tết, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Trong công tác bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp NK 2016 – 2021. Được sự hiệp thương của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Ban Trị sự đã tiến hành các cuộc họp giới thiệu Ni sư Thích Diệu Nhẫn - Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, tham gia đại biểu HĐND cấp tỉnh . Đại biểu HĐND cấp huyện có 2 vị, đó là: Đại đức Thích Đồng Tuệ - Trụ trì Chùa Hà, tham gia Đại biểu HĐND huyện Nam Đàn . Đại đức Thích Tuệ Quang - Trưởng Ban Quản lý dự án xây dựng Chùa Gám - TVTL Yên Thành, tham gia Đại biểu HĐND huyện Yên Thành.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, những khó khăn, thách thức và thống nhất một số lưu ý, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Phát biểu bế mạc tại hội nghị Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, chỉ rõ Phật giáo tỉnh nhà cần phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết hoà hợp, vượt qua khó khăn thử thách, khắc phục yếu kém tồn tại, phấn đấu vì sự xương minh của Phật pháp, vì hạnh phúc an lạc cho chúng sinh. Xây dựng mối quan hệ thống nhất về lãnh đạo và tổ chức giữa Ban Trị sự với Tăng Ni, Phật tử thành viên tạo ra một sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết hoà hợp, làm nền tảng cho các hoạt động Phật sự vì Đạo pháp Dân tộc, làm tốt đời đẹp đạo.
Tại hội nghị, Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã tặng hoa chúc mừng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trưởng Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An nhận bằng tiến sỹ Tôn giáo học.

Dịp này, hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư tôn đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo.
Sau đây là một số hình ảnh buổi lễ:











Chư tôn giáo phẩm niệm phật cầu gia hộ














Hội nghị dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An


Toàn cảnh Hội nghị sơ kết










Đại Đức Thích Tâm Thành đọc báo cáo tổng kết Phật Sự 6 tháng đầu năm















Ông : Nguyễn Văn Long -Phó Ban Tôn Giáo phát biểu.




Ban trị sự Phật giáo tỉnh tặng hoa chúc mừng HT . Thích Thanh Nhiễu


Ban tôn giáo cùng các ban ngành tặng hoa chúc mừng.














Thượng Tọa Thích Thọ Lạc - Phó Ban Văn Hóa TW GHPGVN, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An bế mạc buổi lễ tổng kết.







Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Dấu ấn những ngôi chùa linh thiêng ở Luang Prabang

Dấu ấn những ngôi chùa linh thiêng ở Luang Prabang

Đăng lúc: 06:30 - 30/06/2016

Ảnh: DulichVTV
Dấu ấn của Phật giáo để lại rõ nét nhất chính là những mái chùa làng linh thiêng có mặt khắp nơi trên đất nước Triệu Voi.
Kỳ 1: Đường đến đất nước Triệu voi và cánh đồng chum bí ẩn

Kỳ 2: Động Phật Pak Ou linh thiêng và kỳ bí

Cũng giống như một số quốc gia lân bang, Phật giáo được du nhập vào Lào từ rất sớm.

Lịch sử ghi lại rằng, vào khoảng thế kỷ thứ VIII sau Công Nguyên, một nhóm người Môn, một tộc người có xuất nguồn ở khu vực biên giới Thái Lan và Myanmar, đã di cư xuống vùng đất Tây Lào.

Ngoài kinh Phật và những vật phẩm liên quan đến Phật giáo ra, trong hành trình di dân lịch sử này, những người Môn còn mang theo những tu sĩ am hiểu Phật giáo từ Srilanka và tại đây họ đã truyền bá Phật pháp Tiểu thừa Theravada cho cư dân bản địa. Đến thế kỷ XIII, công việc truyền bá Phật giáo đến vùng đất này cơ bản đã hoàn tất.

Sau hơn 1.500 năm tồn tại song hành cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo với tinh thần bao dung, quảng độ đã từng bước thẩm thấu và trở thành một phần không thể thiếu trong tiến trình phát triển của dân tộc Lào. Cho đến ngay nay, dấu ấn mà Phật giáo để lại rõ nét nhất chính là những mái chùa làng có mặt khắp nơi trên đất nước này.
Skip in 6...Ad finishes in 15 seconds

Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có khoảng 6.300 ngôi chùa lớn nhỏ nằm rải rát trên khắp đất nước. Và mỗi ngôi chùa, tùy theo vị trí tọa lạc, đặc điểm dân cư mà nó mang trong mình một trọng trách, một chức năng rất riêng.

Tọa lạc trên đại lộ Si - Sa- Vang -Vong, cạnh tòa nhà bảo tàng hoàng gia Luang Prabang, nơi xưa kia là cung điện, là trung tâm kinh tế- văn hóa của quốc gia này trong một thời gian dài nên chùa Wat Mai Suwannaphumaham có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của cổ thành này.

Được xây dựng vào năm 1780 bởi vua A-Na-Rút của Vương quốc Luang Prabang, chùa Wat Mai Suwannaphumaham một thời được xem như là ngôi chùa dành riêng cho Hoàng Gia và giới quý tộc, các thương gia giàu có.

Trong khi nhiều ngôi chùa khác bị phá hủy trong cuộc chiến giữa vương quốc Luang Prabang và đội quân cờ đen, một nhóm vũ trang được bị triều đình phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ xếp vào dạng phản loạn, vào năm 1887, thì chùa Wat Mai Suwannaphumaham hầu như vẫn giữ được nét kiến trúc nguyên thủy vốn có và đó chính là lý do mà ngôi chùa này trở nên thiêng liêng đối với người dân cố đô.


Wat Mai Suwannaphumaham, ngôi chùa linh thiêng của những người dân buôn bán - Ảnh: wikipedia
Như đã nói, do nằm ngay vị trí trung tâm của cố đô xưa, nên chùa Wat Mai Suwannaphumaham bao đời nay được xem như là điểm tựa tâm linh dành riêng cho những người buôn bán.

Bao thăng trầm của lịch sử đã đến rồi đi, song dấu tích về vai trò dẫn dắt thương mại của ngôi chùa Wat Mai Suwannaphumaham dường như vẫn còn đó thông qua hàng loạt những bức tranh được các họa sĩ Phật giáo cẩn thận khắc in vào tường.

Và có lẽ, đó cũng chính là lý do mà ngôi chợ Luang Prabang bao đời nay vẫn tồn tại một cách lặng lẽ dưới bóng ngôi cổ tự linh thiêng mặc cho biến thiên của thời gian và thời cuộc.

Người dân địa phương cho biết, trước đây chợ chỉ họp ban ngày.

Tuy nhiên, khi mà cố đô Luang Prabang được Unesco công nhận là thành phố di sản, ngành công nghiệp du lịch phát triển thì ngôi chợ này chuyển sang họp vào ban đêm để phục vụ cho khách du lịch.


Kiến trúc bên trong chùa

Tượng Phật - Ảnh: wikipedia
Mặc dù có sự thay đổi về thời gian, song không gian của ngôi chợ vẫn không hề thay đổi, vẫn lặng lẽ thu mình bên mái chùa làng linh thiêng của các thế hệ tiểu thương bản địa.

Và cũng giống như những ngôi chợ mà chúng tôi có dịp tiếp cận trong hành trình khám phá đất nước Triệu Voi, cung cách buôn bán ở ngôi chợ đêm này diễn ra trong một không gian khá bình lặng, giống như lối sống thường nhật của đại bộ phận người dân trên mảnh đất này.

Bân cạnh chùa chùa Wat Mai Suwannaphumaham ra, ở cố đô Luang Prabang còn có một ngôi chùa khác cũng có vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của của thành phố, đó là chùa Wat Xieng Thong.

Nếu như chùa Wat Mai Suwannaphumaham được ví như là biểu tượng dành cho giới tiểu thương thì Wat Xiêng Thong được xem như một bảo tàng nghệ thuật, nơi lưu giữ những tinh hoa kiến trúc, nghệ thuật hội họa của Phật giáo nói riêng và của dân tộc Lào nói chung.

Nằm ở cuối đường Sakkarin, gần với ngã ba tiếp giáp giữa sông Mê Kông và sông Nam Khan, chùa Wat Xiêng Thông được xây dựng năm 1560 dưới thời vua Setthathirat.

Cùng với chùa Wat Mai Suwannaphumaham, chùa Wat Xieng Thong là một trong hai ngôi cổ tự được Đội quân cờ đen không cho phá hủy vào năm 1887.


Chùa Wat Xieng Thong
Tương truyền, sở dĩ ngôi chùa Wat Xieng Thong không bị phá hủy là do một trong những thủ lĩnh của đội quân này có một thời gian tu tập ở đây trước khi gia nhập lực lượng này.

Chùa Wat Xieng Thong có khuôn viên khá rộng với nhiều hạng mục lớn nhỏ, bao gồm một chánh điện mang phong cách kiến trúc đặc trưng của Luang Prabang cổ với mái lợp ba tầng hạ sâu hướng về mặt đất.


Ngoài cổng chùa
Bên ngoài khu vực chánh điện, người xưa cho xây dựng một số nguyện đường nhỏ, mang phong cách kiến trúc pha lẫn giữa lối kiến trúc đặc trưng của dân tộc Lào và kiến trúc Phật giáo tiểu thừa Theravada và là nơi khi xưa, các nhà sư dùng làm nơi tịnh tâm nghĩ về đạo pháp trong mùa an cư kiết hạ.

Bên cạnh kiến trúc độc đáo trường tồn qua hàng thế kỷ ra, chùa Wat Xiêng Thông còn khiến nhiều người ngạc nhiên với hàng loạt bức tranh đa sắc màu về lịch sử Phật giáo và lịch sử dân tộc. Tất cả đều được các họa sĩ cẩn thận dùng miễng sành, sứ lắp ghép lại với nhau hoặc trực tiếp vẽ lên tường. Đây được xem như là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo vào loại bậc nhất trên đất nước Triệu Voi.


Tượng phật bên trong chùa - Ảnh: Visit Laos
Cũng giống như nhiều dân tộc sống trên ban đảo Đông Dương, trước khi đạo Phật xuất hiện, cư dân cổ có khuynh hướng đa thần. Và khuynh hướng ấy vẫn âm thầm tồn tại bên cạnh đạo Phật cho đến ngày nay.

Và đó là lý do mà trong ngôi nhà này, người ta cho lưu giữ rất nhiều bức tượng, tranh vẽ về các vị thần trong truyền thuyết của các dân tộc Lào bên cạnh những bức tượng Phật có tuổi đời hàng trăm năm tuổi.

Thời gian trôi qua, lịch sử dân tộc Lào trải qua nhiều biến động, song tính cách hiền hòa của người dân Lào dường như không thay đổi. Đây là một minh chứng rõ nét cho thấy giá trị của đạo Pháp dường như đã trở thành thành tố quan trọng hình thành nên giá trị con người ở đất nước này, cho dù họ là ai, làm nghề gì.

Và trong quá trình hình thành nên giá trị con người Lào hàng ngàn năm qua có vai trò của những mái chùa làng. Lưu giữ ký ức của những ngôi chùa mang trên mình nét đặc trưng riêng như chùa Wat Mai Suwannaphumaham và chùa Wat Xiêng Thong là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên đất nước Triệu Voi.

Nguyễn Minh

Chiêm ngưỡng 5 tu viện Phật giáo đẹp nhất châu Á

Chiêm ngưỡng 5 tu viện Phật giáo đẹp nhất châu Á

Đăng lúc: 15:33 - 06/06/2016

Không chỉ là địa danh tôn giáo, những tu viện dưới đây còn là những kiệt tác kiến trúc đẹp nhất châu Á.

5. Tu viện Taung Kalat, Myanmar
Chiem nguong 5 tu vien Phat giao dep nhat chau A
Du khách phải đi chân trần vượt qua 777 bậc thang để lên đến tu viện trên đỉnh núi.
Tu viện Taung Kalat nằm trên đỉnh núi Popa - một ngọn núi lửa đã tắt với chiều cao 1.500m so với mực nước biển. Muốn lên tới tu viện trên đỉnh núi, bạn được yêu cầu phải bỏ vớ và giày để đi chân trần vượt qua 777 bậc thang. Bạn cũng có thể bắt gặp rất nhiều khỉ trên đường đi và nên giữ hành lý cũng như đồ ăn cẩn thận để tránh bị chúng giật mất.
4. Tu viện Phugta Gompa, Ấn Độ
Chiem nguong 5 tu vien Phat giao dep nhat chau A-Hinh-2
Tu viện Phugta Gompa được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, bùn, đá và gỗ.
Tu viện Phugta Gompa nằm ẩn mình trên hẻm núi cao 3.800m ở khu Đông Nam Zanska thuộc dãy núi Himalaya. Đây là nơi ở của khoảng 70 tu sĩ với cấu trúc đặc biệt, được xây dựng từ thế kỷ XII bởi Lama Gangsem Sherap Sampo. Điều đáng kinh ngạc là dù được xây dựng bằng gạch, bùn, đá và gỗ, tu viện này vẫn tồn tại hàng trăm năm qua.
3. Tu viện Ki, Ấn Độ
Chiem nguong 5 tu vien Phat giao dep nhat chau A-Hinh-3
Đây là nơi đào tạo 300 Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng.
Tu viện Ki (đánh vần là Ki, Key hoặc Kee) nằm trong ngôi làng Ki thuộc dãy núi Himalaya. Tu viện Phật giáo Tây Tạng này nằm trên đỉnh của một ngọn đồi cao 4.166m so với mực nước biển, nhìn xuống thung lũng Spiti. Nó là trung tâm đào tạo tôn giáo cho Lạt Ma và từng chứng kiến nhiều cuộc tấn công của quân Mông Cổ và nhiều quân đội khác.
2. Tu viện Paro Taktsang, Bhutan
Chiem nguong 5 tu vien Phat giao dep nhat chau A-Hinh-4
Tương truyền Guru Rinpoche đã cưỡi hổ bay lên vách đá Paro để ngồi thiền suốt ba năm, ba tháng, ba ngày và ba giờ liên tục ở 13 hang động.
Paro Taktsang hay còn gọi là tu viện Hang Hổ nằm chênh vênh bên một vách đá 3.000m ở thung lũng Paro thuộc dãy Himalaya. Theo truyền thuyết, Guru Rinpoche, người được coi là đức Phật thứ hai, đã đến vách đá này bằng cách cưỡi trên lưng một con hổ rồi ngồi thiền định trong các hang động. Tu viện này được xây dựng từ năm 1692 và được trùng tu vào năm 1998. Nơi đây có những khóa tu rất nghiêm ngặt và cách duy nhất để đến đây là đi bộ hoặc cưỡi la.
1. Tu viện Thiksey, Ấn Độ
Chiem nguong 5 tu vien Phat giao dep nhat chau A-Hinh-5
Tu viện Thiksey có kiến trúc rất giống cung điện Potala ở Lhasa.
Là tu viện lớn thứ hai ở bang Ladakh (Ấn Độ), Thiksey gây chú ý bởi nó nằm biệt lập trên một ngọn đồi, bao quanh là hoang mạc cát khổng lồ. Nó bao gồm nhiều tòa nhà có tứ tự cao dần. Một số người liên tưởng nó giống một thị trấn nhỏ màu trắng như trong cổ tích. Đây là một điểm tham quan yêu thích của khách du lịch, nhiều người đánh giá là tu viện đẹp nhất trong khu vực. Một trong những điểm cao nhất ở đây là chùa Di Lặc, trong đó có một bức tượng Phật Di Lặc cao 15m. Nó được xây dựng để kỷ niệm chuyến thăm của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào năm 1970, và mất 4 năm mới hoàn thành.
Mai Hạ (Theo Detechter)

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh

Đăng lúc: 20:29 - 19/04/2016

Sau gần 3 năm thực hiện Quyết định 1742 ngày 12/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban Trị sự Phật giáo tỉnh làm chủ đầu tư các hạng mục công trình văn hóa tại Danh thắng Yên Tử, khu di tích nhà Trần Đông Triều, Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, bằng nguồn vốn xã hội hóa lên đến hàng trăm tỷ đồng, đến nay các công trình sau khi được trùng tu, tôn tạo đã phát huy giá trị văn hóa, trở thành điểm du lịch tâm linh, thắng cảnh thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, tạo nguồn thu ngân sách.

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh Danh thắng Yên Tử sẽ được GHPGVN tỉnh Quảng Ninh triển khai các công trình văn hóa tâm linh
Các công trình mà UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban Quản lý tôn tạo Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư gồm: Chùa Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết, chùa Một Mái, chùa Hoa Yên, các công trình am tháp, mắt Rồng... với tổng số vốn các hạng mục công trình lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Trong đó, chùa Ngọa Vân vừa khánh thành giai đoạn 1 với số vốn trên 90 tỷ đồng; chùa Một Mái trung tu tôn tạo trên 25 tỷ đồng; chùa Hoa Yên trên 80 tỷ đồng; khởi công xây dựng mới chùa Quỳnh trị giá hàng trăm tỷ đồng...

Sau khi hoàn thành các công trình đã thu hút lượng khách du lịch lên đến vài triệu lượt/năm, trong đó phải kể đến khu Danh thắng Yên Tử, chùa Ngọa Vân tại Đông Triều với các điểm nhấn là Chùa Đồng, tượng Phật hoàng và khu am tháp.


Khu mắt Rồng, am tháp tại Yên Tử - điểm dừng chân chiêm bái của nhiều du khách

Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử cho biết, nhờ biết phát huy được nguồn vốn xã hội hóa mà Ban Quản lý tôn tạo Yên Tử đã làm nhiều công trình có giá trị về mặt văn hóa tâm linh, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Kinh nghiệm của Yên Tử trong việc huy động xã hội hóa, là công khai, minh bạch và sử dụng đồng tiền của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp đúng mục đích, xây dựng các công trình đảm bảo về chất lượng và cảnh quan. Điều đáng nói, đối với các công trình mang tính tâm linh, thì Ban Trị sự Phật giáo tỉnh làm chủ đầu tư mới phát huy được nguồn lực xã hội hóa có hiệu quả.


Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa
Ông Nguyễn Văn Thắng (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) cả cuộc đời gắn bó với Danh thắng Yên Tử nói: Trước đây, dân chúng tôi chỉ biết đi rừng, đào của mài, cả sắn để có bữa cơm đạm bạc. Từ năm 2006 đến nay, các cấp chính quyền, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí cùng với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đầu tư nâng cấp hạ tầng, huy động nguồn lưc xã hội hóa để làm các công trình tại Yên Tử như: Chùa Đông, tượng Phật hoàng, chùa Hoa Yên, Một Mái, am tháp... Vì vậy, Yên Tử đã thu hút được nhiều du khách đến thăm quan, lễ bái. Từ đó, người dân chúng tôi phát triển được kinh tế gia đình bằng kinh doanh các mặt hàng phục vụ du khách nên cuộc sống nơi đây đã thay da, đổi thịt.

Cùng với các hạng mục đã được triển khai, trước lễ Phật đản năm nay, tại Danh thắng Yên Tử, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tiếp tục thực hiện chủ đầu tư các công trình hạng mục tâm linh, điển hình là Trung tâm khai hội, cung Trúc Lâm, vườn thiền với số vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Bước đầu số tiền đã được các tổ chức doanh nghiệp cá nhân ủng hộ trên 100 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, công tình sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách khi hành hương về Yên Tử - Kinh đô Phật giáo của cả nước. GHPGVN tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ hoàn thành công trình vào kỷ niệm 710 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

“Chúng tôi thấy Quyết định 1742 mà tỉnh giao các công trình văn hóa tâm linh tại 3 khu di tích quốc gia đặc biệt tại Quảng Ninh cho Giáo hội làm chủ đầu tư là rất hợp lòng dân. Tới đây, khi chúng tôi triển khai các hạng mục tại Yên Tử, ngoài việc tuân thủ các văn bản quy phạm của Nhà nước về quy hoạch, quản lý di sản, chúng tôi tiếp tục huy động tốt nguồn vốn xã hội hóa để đưa công trình sử dụng đúng mục đích, hiệu quả”, Đại đức Thích Đạo Hiển - Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh nói.

Chỉ trong vài năm nữa, sẽ có thêm nhiều công trình văn hóa đậm tính thuần Việt, điểm dừng chân của du khách khi hành hương về Yên Tử. Nơi đây, sẽ tái hiện cuộc đời hành trạng của Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, giới thiệu về những tác phẩm bất hủ của Ngài, tái hiện cuộc sống tu hành của các chư vị Tổ sư thế kỷ thứ 13. Đây là tiền đề để khu Danh thắng Yên Tử trình UNESSCO công nhận di sản văn hóa.

T.Uyên

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Đăng lúc: 18:59 - 28/10/2015

Tại vùng lõi của Khu Di tích Quốc gia đặc biệt- Kinh đô Phật giáo của cả nước mà chưa đầy 2 năm đã có nhiều hạng mục xây dựng mới không phép. Trách nhiệm này thuộc về ai?

Cục di sản chưa biết di tích Yên Tử đang bị xâm hại
Khu Danh thắng Yên Tử bị xâm hại nghiêm trọng
"Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi"?!

Khi những lình xình về dự án trùng tu các hạng mục như: Mắt rồng, tháp Tổ, am Dược... tại Khu danh thắng Yên Tử còn đang nóng trên mặt báo thì mới đây dư luận lại bức xúc về việc công ty Tùng Lâm tự ý tháo dỡ điểm thờ tự tại chân ga cáp treo để xây mới nhà văn hóa của Cty ngay trong vùng 1 (vùng bảo vệ đặc biệt của Di tích).
Lý do được phía Cty Tùng Lâm đưa ra là để vào ngày đầu tháng hôm rằm có chỗ làm lễ vái Tam tổ Trúc Lâm. Trước diện tích chỉ đủ cho khoảng mấy chục người, công ty lại hơn trăm người, mỗi một lần làm lễ vẫn phải ngồi hết ra ngoài”.

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Lực lượng liên ngành kiểm tra, lập biên bản tại hiện trường vào chiều 23/10.
Có ý kiến cho rằng, Cty Tùng Lâm cũng chỉ có mong muốn sửa sang lại cho khu vực sân ga cáp treo đẹp đẽ và hiện đại hơn chứ không có mục đích gì. Với mục đích kinh doanh, việc thu hút khách du lịch là yếu tố sống còn của Cty này. Có thể, họ không hiểu đó là vùng cần được bảo vệ như ông Lê Trọng Thanh, Phó Giám đốc Cty Tùng Lâm trả lời phóng viên VietNamNet: "Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi".

Để làm cho kịp, Cty Tùng Lâm đã phớt lờ các quy định của pháp luật, các phê duyệt, sự đồng ý của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, của UBND tỉnh Quảng Ninh về di sản. Dù trước đó Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí đã có Công văn số 2082/UBND-QLĐT yêu cầu Cty Tùng Lâm báo cáo xin phép UBND tỉnh Quảng Ninh theo quy định hiện hành và phải nghiêm túc thực hiện.

Phá dỡ trước, làm công văn sau

Điều đáng nói là, ngày 12/9 Cty Tùng Lâm phá dỡ điểm thờ tự cũ tại chân ga cáp treo mà đến ngày 5/10 Cty mới có Văn bản số 212CV-TL xin UBND TP Uông Bí sửa chữa Nhà Văn hóa Cty. Nghĩa là, xây dựng công trình trước cả tháng rồi mới làm thủ tục?

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Công trình tại vùng lõi di sản nhưng lại đang vừa xây dựng vừa xin phép.
Được biết, Ban Quản lý Rừng và Danh thắng Yên Tử cùng chính quyền phường Thượng Yên Công, UBND TP Uông Bí và các phòng, ban chức năng: Phòng Văn hóa, Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng là những đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là Hàng tuần, hàng quý đều tổ chức các cuộc họp giao ban giữa Cty Tùng Lâm và chính quyền địa phương nhưng một công trình đồ sộ được xây dựng không phép ngay tại vùng lõi của Danh thắng Yên Tử lại dễ dàng bị bỏ qua?

Ông Vũ Đức Yêm, Trưởng ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử phân trần rằng đơn vị quản lý Nhà nước, Ban quản lý Rừng Yên Tử chỉ có nhiệm vụ là hướng dẫn Cty chứ không có trách nhiệm làm hộ

Là đơn vị trực tiếp quản lý trên địa bàn, người đứng đầu Ban quản lý Rừng Yên Tử thừa nhận không biết kiến trúc mới mà Cty Tùng Lâm xin phép sửa chữa là kiến trúc gì; diện tích bao nhiêu... Thậm chí, trong văn bản xin giấy phép, Cty chỉ đề xuất được sửa chữa nhà chờ ga cáp treo 1. Nhưng khi triển khai, họ đập hết để xây dựng một công trình mới hoành tráng, hiện đại, mang dáng dấp hoàn toàn xa lạ với công trình cũ. Sự việc như vậy nhưng Ban Quản lý cũng như chính quyền các cấp không hề nhắc nhở hoặc có động thái gì để công trình được xây dựng một cách ồ ạt, gấp rút.

Liên tục xây dựng không phép

Cách đây hơn 6 năm, theo thống kê của Sở VH-TT-DL Quảng Ninh, Cty Tùng Lâm đã tiến hành xây dựng tới 9 điểm thi công ở Yên Tử không phép. Suối Giải Oan cũng bị dựng cầu, kè đá không phép. Thậm chí, vào thời điểm đó, cơ quan chức năng cho biết còn chưa nhận được bản quy hoạch, thiết kế nào do Tùng Lâm báo cáo.

Công ty giải thích việc dựng ki ốt, cầu, kè đá để khu vực này đỡ lụp xụp hơn, phục vụ khách tham quan thuận lợi hơn. Trong khi công ty cho biết đã xin phép địa phương thì Chủ tịch UBND thị xã Uông Bí khi đó khẳng định chỉ cho phép công ty dựng tay vịn tại các khúc cua nguy hiểm. UBND cũng đã có yêu cầu hoàn trả nguyên trạng nhưng hiện cầu đá này vẫn còn.

Vì sao một công trình xây dựng sai phép ngay trong lòng Di tích quốc gia đặc biệt, dù đã có quyết định phá bỏ nhưng vẫn tồn tại đến bây giờ?

Sự yếu kém trong quản lý được đặt trong bối cảnh hiện địa phương đang dần dần hiện thực hóa việc làm hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho Yên Tử. Ngày 23/9/2014, website của Trung tâm di sản thế giới UNESCO đã đưa hồ sơ Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ di sản thế giới.

Anh Thư

Nói không có thời gian Để niệm Phật là tự lừa dối mình

Nói không có thời gian Để niệm Phật là tự lừa dối mình

Đăng lúc: 08:58 - 17/07/2015

Thời gian luôn là vấn đề quan trọng đối với người học Phật. Trong cuộc sống, chúng ta luôn tất bật bởi công việc, từ việc nhà cho đến công sở, chính vì vậy chúng ta không đủ thời gian để sống cho riêng mình, huống gì là niệm Phật. Chúng ta gọi đó là nhịp sống thời đại. Nhịp sống này đã đẩy con người đến trạng thái đánh mất mình và biến con người trở thành một cổ máy tạo tác vô cùng kinh dị!
Có khi nào chúng ta thử hỏi lại mình, là chúng ta đã làm được những gì cho chúng ta khi đang sống trong cái thế giới không chắc thật này? Hay là chúng ta làm ra rất nhiều máy móc chỉ để phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người: Nào là tivi, đầu đĩa, phim màn ảnh rộng; nào là nhạc cụ, sân vận động, hý trường; và rất nhiều khu du lịch sầm uất đã mọc lên v.v… Đương nhiên là con người sản xuất ra để giải trí. Thế thì nó đã ngốn hết của chúng ta bao nhiêu thời gian trong ngày? Chắc chắn là không phải ít! Vậy mà chúng ta lúc nào cũng than bận quá, nhất là khi được ai đó khuyên bảo rằng, hãy dành một ít thời gian để sống đích thực cho mình.
Trong nhịp sống thời đại, quả thật thì chúng ta có bận, nhưng xét cho cùng là do chúng ta không biết xếp đặt thời gian chứ không phải chúng ta không có thời gian, hơn nữa chúng ta vẫn chưa nhận thức chuẩn xác về những điều thiết thực quan trọng hơn mà chúng ta cần phải để tâm trong đời sống ngắn ngũi này. Chỉ khi nào nhận ra chân giá trị đích thực của cuộc sống, khi đó chúng ta sẽ không còn ta thán: “Thời gian đâu nữa mà niệm Phật?”
Mặc khác, cho dù chúng ta có tất bật với công việc (như chúng ta tự quan trọng hóa nó ) thì ít ra chúng ta vẫn còn có thời gian để ăn uống, tắm giặt, lái xe v.v… nữa chứ! Thiết nghĩ, trong khoảng thời gian để làm những việc này, chúng ta vẫn có thể niệm Phật giống như hình ảnh của ông Mã thợ rèn mà chúng tôi đã đề cập trong sách này.
Do chúng ta chưa nhận thức đúng đắn về lý vô thường, mặc dầu trong đời sống đôi khi chúng ta cũng buộc miệng nói đến vô thường. Khi nhận thức sâu sắc về lý vô thường, chúng ta mới có thể khởi lòng thương hại bản thân mình và khi đó chúng ta sẽ biết phải làm gì chứ phải không đợi người khác khuyên răn nhắc nhở.

Chúng ta niệm Phật là niệm ở trong tâm, là niệm nơi miệng. Chúng ta cho rằng, làm bất cứ điều gì như nấu ăn, tắm giặt, hay lái xe… thì cũng phải để tâm trí vào mới được việc, do đó chúng ta luôn miệng từ chối lời khuyên niệm Phật của người thân, thế nhưng trong khi làm những công việc đó, thậm chí là đang làm những công việc cần sự tập trung tinh thần cao hơn, thì đầu óc chúng ta vẫn nghĩ ngợi trăm ngàn thứ chuyện trên trời dưới nước vẫn không sao. Như vậy chúng ta khướt từ việc niệm Phật chỉ vì nghiệp chướng của chúng ta chứ không phải vì đang bận việc.
Một thực tế đáng tiếc nữa, đó là khi niệm Phật thì chúng ta cho rằng vọng tưởng tràn về cùng khắp khiến không thể nào niệm được, còn khi vui chơi, giải trí thì chúng ta mặc tình cho ngũ dục cuốn trôi. Điều này có nghĩa là chúng ta vẫn luôn “dành phần ưu tiên” cho vô minh phiền não chiếm một vị trí xứng đáng trong tâm hồn mỗi chúng ta. Quả thật là nghịch lý khi vô minh phiền não, sắc trần ngũ dục, vọng tưởng điên đão từng giờ từng khắc che lấp bản tâm thanh tịnh chúng ta thì chúng ta lại nuôi dưỡng nó, còn công phu trì danh niệm Phật là phương tiện thù thắng để thoát ly luân hồi sanh tử, hướng về thế giới Cực Lạc, một thế giới an vui vĩnh viễn thì chúng ta lại không đối hoài đến, chúng ta cho rằng “không có thời gian”. Nếu phải dùng một câu nói cho có hình tượng, có lẽ chúng ta phải nói rằng: “Chúng ta có dư thời gian cho địa ngục, nhưng chúng ta chưa từng dành một chút thời gian đúng nghĩa cho chính mình”.
Trong cuộc sống người đời vẫn thường bảo nhau, có việc gì đó thì hãy từ từ mà làm, đừng vội, không khéo sẽ hỏng việc. Đúng vậy, tất cả mọi công việc liên quan đến sinh nhai, chúng ta không thể nóng vội mà thành, nóng vội ở đây là khi chúng ta chưa nắm vững căn nguyên cũng như phương thức làm việc, hoặc chưa hiểu biết đối tác thì đừng vội vàng tiến hành. Nhưng đó là những công việc thường tình ở thế gian. Còn việc tu hành hầu mong thoát khỏi luân hồi sanh tử là việc trọng đại, cấp bách như “cứu lửa cháy đầu” do vậy chúng ta cần phải kịp thời nhận ra và tranh thủ với cái giới hạn của kiếp người vô cùng ngắn ngũi này.
Thăng hoa đời sống tâm linh là một việc làm cấp bách mà chúng ta không nên do dự hay hỗn đãi. Nhiều người cho rằng, đi học giáo lý hay lên chùa niệm Phật, ảnh hưởng nhiều đến công việc và đời sống gia đình. Thật sự thì không phải vậy! Nếu biết sắp xếp thời gian hợp lý hoặc biết phương cách tu niệm, thì nó hồn tồn không ảnh hưởng đến công việc, ngược lại việc tu niệm còn hỗ trợ tích cực cho công việc thường ngày của chúng ta nữa.
Ngày nay, nhịp sống thời đại đã khiến cho con người phải hối hả gấp gáp như chính những cổ máy tại các công trường hay xí nghiệp mà họ đang công tác. Con người gần như không còn tự quyết định cho đời sống bản thân của mình nữa và gần như họ đã quên đi chính mình. Họ không biết rằng, chính con người mới là tác nhân đã biến nhịp sống trở nên nặng nề hay thanh thản. Hơn bao giờ hết, lúc này là lúc chúng ta cần phải dành cho bản thân mình khoảng thời gian nhất định để hướng vọng về thế giới tâm linh, vì không ai biết được mình sẽ sống được bao lâu, khỏe mạnh được bao lâu. Người xưa nói: “Đời người như bóng câu qua cửa sổ” cũng nhằm khuyên chúng ta chớ phí phạm thời giờ mà hãy thiết thực hơn khi đã thấu hiểu vòng xoay của bánh xe luân hồi sanh tử.
Thật ra loài người chúng ta rất cần mẫn, năng động, linh hoạt nhưng đáng tiếc, thay vì hướng nội khám phá vô minh phiền não ở đâu, thay vì biến tâm điên đảo vọng tưởng trở nên trí tuệ thanh tịnh, thì nhân loại lại miệt mài tạo tác để phục vụ bản năng dục vọng của mình. Trong cuộc sống hiện tại, chúng ta hãy thử xem trên thế giới lồi người đã tạo tác những gì trong một phút, để chúng ta có thể nhân đó rút ra vài nhận xét!
Chỉ trong một phút, con người đã sản xuất ra 61.000 lít rượu vang, 220.000 lít bia, 0.4 tấn ca cao, 11 tấn cà phê bột. Trong một phút, người ta đã đánh bắt 117 tấn cá, chế biến ra thực phẩm từ 314 tấn thịt các loại, sản xuất 14 tấn xúc xích thịt heo, 7 triệu quả trứng gia cầm, 680 ngàn ổ bánh mì ăn sáng. Trong một phút con người sản xuất ra 165 chiếc xe đạp, 62 chiếc ô tô, 178 tivi, 181 radio, 7.935 đôi giày, 126 máy điện thoại, 15 tấn thuốc lá. Trong một phút trên thế giới có 272 em bé chào đời, 100 người chết. Trong một phút con người đã uống 3,5 triệu lít nước các loại và thải ra 4 triệu lít nước tiểu. Đây là kết quả công trình nghiên cứu của nhà khoa học Đức (Jurgen Gansere) được công bố trên Tạp chí SZ Magazin với các thống kê tương đối chuẩn của những cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc vào năm 2001.
Đọc qua những con số này, chắc có lẽ tất cả chúng ta đều cảm thấy bất ngờ và bàng hồng trước sự tạo tác khủng khiếp của con người. Tuy nhiên những con số đã được thống kê này, theo chúng tôi, nó vẫn là con số tượng trưng chưa đầy đủ. Bởi vì trên thực tế hiện nay thì 2/3 dân số thế giới thuộc về những quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Ở các quốc gia này, việc sản xuất không qui mô và không chính thức, chẳng hạn như ở Việt Nam, có đến 90% đệ tử lưu linh chỉ uống rượu đế, đây là loại rượu được nấu đại trà trong nhân dân, hầu hết không đăng ký bản quyền công nghệ, không giấy phép kinh doanh, vì đây là mặt hàng bán lẻ, tự tiêu thụ. Bia cũng thế, những loại bia “hơi”, bia “tươi” được sản xuất đại trà ở các địa phương và được khoản 90% giới bình dân sử dụng. Việc đánh bắt cá và sử dụng các loại thịt cũng thế. Do vậy chúng ta khó có thể thống kê chính xác là con người đã tạo tác ra những gì trong một phút.
Khi đọc qua những con số lược kê trên đây, chúng ta đã thấy quá khủng khiếp. Vậy mà nó vẫn chưa thấm tháp gì so với những con số tương đối chuẩn mà con người đã tạo tác. Chúng ta nên nhớ rằng, những số liệu vừa rồi chỉ được thống kê và công bố từ năm 2001 và chúng ta đều biết, sau mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi một năm, con người luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn trước, như ở Việt Nam mức độ tăng trưởng là 7.2%, ở Trung Quốc còn khủng khiếp hơn nữa 10 -11%, cứ mỗi phần trăm tăng trưởng thì con số sản xuất và tiêu thụ càng tăng lên, kể cả mức “tăng trưởng” về sinh và tử! Do vậy nếu tính đến năm 2007 này thì những con số tượng trưng cho sự sanh tử và tạo tác của con người quả là không thể nghĩ bàn…
Có thể nói những con số nóng bỏng nêu trên đã khiến cho những người dù có thờ ơ hay ít quan tâm đến diễn biến chung quanh cũng phải giật mình. Những con số khủng khiếp đó cũng nhằm khuyến cáo chúng ta rằng, thế giới và con người đang rất lấy làm tự hào trước những thành tựu và tăng trưởng, nhưng thật ra đó chỉ là kết quả của sự tạo tác không ngoài mục đích phục vụ ngũ dục của con người.
Cái thân xác hư huyễn đáng thương của loài người cứ mỗi phút lại vay mượn biết bao nhiêu vật chất của thế giới xung quanh. Trong đó có biết bao nhiêu sinh mạng của các loại cầm thú để thỏa mãn dục vọng. Bên cạnh đó là một con số khổng lồ ẩn tàng trong cuộc sống mà chúng ta chưa nghĩ tới, đó là đã có biết bao nhiêu máu và mồ hôi đã đổ ra để có được những sản vật đó? Đồng thời trên thế gian này, ngay trong thời đại này, còn có những con số đầy cảm xúc mà một khi nhắc đến khiến chúng ta phải chạnh lòng: Song song với sự tăng trưởng, còn có bao nhiêu người phải chết đói, bao nhiêu người hiện không có nhà cửa và bao nhiêu cô gái phải bán thân v.v… Nghĩ đến đây chúng ta sẽ nhận ra, những con số vừa được thống kê đã không còn khô khốc nữa, mà là những con số sống động, đó là một bài thuyết pháp hùng hồn về sự tạo tác triền miên của con người và về sự xa rời bổn tâm thanh tịnh của chúng sanh thời mạt pháp. Đó là chướng nạn trong cõi Ta bà! Thời gian trôi qua như tên bắn còn con người thì mãi mê tạo tác, chưa từng có một phút giây dừng nghĩ, chưa từng có một phút giây quay đầu lại với chính mình. Nghĩ đến đây có lẽ tất cả chúng ta đều muốn chấp tay mà niệm “ Nam mô A Di Đà Phật” có phải vậy không?
Riêng con số sinh tử thì mỗi ngày thế giới phải tiễn biệt khoảng 150.000 đồng loại đến nơi an nghỉ cuối cùng. Và ngay bây giờ, ngày mai, ngày mốt, bữa kia, hay sang năm, sang năm nữa thì cũng đến lượt chính ta sẽ rơi vào bản phong thần khô khốc đó? Trong số chúng ta, tuy chưa ai biết ngày giờ năm tháng mình sẽ đi theo tiếng gọi vô thường, nhưng chúng ta biết một điều chắc chắn rằng: Điều này nhất định sẽ đến!
Đây là điều hiển nhiên, nên ít ai nghĩ đến, hoặc rất ngại khi nghĩ đến. Nhiều người lại cho rằng, có nghĩ tới nó cũng đến mà không nghĩ tới thì nó cũng đến, suy nghĩ làm gì cho mệt, sanh – lão – bệnh – tử mà! Đúng vậy, người ta có thể không nghĩ đến vì trước mắt họ còn biết bao công việc cụ thể phải làm. Thế nhưng, là Phật tử như chúng ta, khi đã biết có luân hồi sanh tử, có tứ sanh lục đạo, thì không thể thờ ơ mà không bàn đến. Mọi người sống trên thế gian này nếu chưa chứng được Thánh quả, chưa giải thoát khỏi khổ đau sanh tử luân hồi, chưa đạt đến cảnh giới Niết bàn, Cực Lạc, thì bắt buộc phải nghĩ đến để tìm cách tự cứu lấy mình.
Trước sự thật phủ phàng này, Phật tử chúng ta phải sống như thế nào để tự cứu lấy mình? Chúng ta không nên lưỡng lự, chần chừ, phung phí thời gian nữa, mà hãy bắt đầu cho một ngày mai tươi sáng hơn, trí tuệ hơn, bình an hơn bằng câu “Nam mô A Di Đà Phật”. Chúng ta phải tranh thủ bất cứ thời gian nào, bất cứ ở đâu có thể niệm Phật được là chúng ta niệm Phật. Không cần phải đợi đến chùa chúng ta mới tu, không cần phải đến chùa chúng ta mới niệm Phật, vì Phật ở khắp mọi nơi, Phật ở ngay cả trong tâm ta. Nếu thuận duyên đến chùa, ở đó có Thầy, có đạo hữu cộng tu thì chúng ta dễ tinh tấn hơn, nhưng không có điều kiện đến chùa thì cứ ở nhà mà thành tâm gắng sức công phu niệm Phật.

Thích Thiện Phụng
Chân Thật Niệm Phật Cực Lạc Hiện Tiền

Đối mặt với sự ra đi đột ngột của người thân

Đối mặt với sự ra đi đột ngột của người thân

Đăng lúc: 08:17 - 12/07/2015

Ni Sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles. Ni sư hoàn thành Cử Nhân Lịch Sử tại Đại Học UCLA năm 1971. Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sư trở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại USC về Giáo Dục và dạy học ở Hệ Thống Các Trường tại thành phố Los Angeles.
Năm 1975, Ni sư tham dự một khóa tu thiền của Ngài Lama Yeshe và ngài Zopa Rinpoche. Sau đó Ni sư qua Nepal tiếp tục tu học và hành thiền tại Tu Viện Kopan. Năm 1977, Ni sư được Ngài Kyabje Ling Rinpoche cho xuất gia tại Dharamsala, Ấn Độ, và năm 1986 Ni sư thọ đại giới tại Đài Loan.
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta và đặc biệt thiện xảo trong việc giải thích chúng bằng những phương cách dễ hiểu và dễ thực hành. Ni Sư nổi tiếng với những bài Pháp đầy ý nhị, nhẹ nhàng, chân thật và rõ ràng.
***

Hình minh họa

Dưới đây là bài pháp thoại của Ni Sư Thubten Chodron trong chương trình hoằng pháp qua video: Bodhisattva’s Breakfast Corner của tu viện Sravasti Abbey
02-01-15
***
Năm ngoái có một số người đã viết thư cho chúng tôi hoặc vì họ có người thân vừa mất đi trong một tai nạn bất ngờ hoặc là vì con họ đã đột ngột ra đi. Hoặc cả hai như trong trường hợp con họ bị mất trong một tai nạn. Dĩ nhiên điều đó gây đau đớn khôn cùng cho gia đình của nạn nhân.
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt. Khi chúng ta thấy ai đó hôm nay, chúng ta nghĩ là họ cũng phải có mặt ngày hôm sau vì thông thường là như thế: họ có mặt hôm nay, thì họ sẽ có mặt ngày hôm sau hay hôm sau nữa, vì thế chúng ta không hề nghĩ là có thể họ sẽ không có mặt ở đây nữa. Dầu về mặt tri thức, chúng ta vẫn biết là người có mặt hôm nay có thể không có mặt trong ngày mai, vì không ai sống mãi, nhưng ta lại ngạc nhiên vì sự vắng mặt của họ.
Ngay đối với cha tôi, người vừa ra đi năm ngoái ở tuổi 93. Tất cả chúng tôi đều biết ông sẽ ra đi vì ở tuổi 93 chắc chắn là ông không thể sống lâu hơn nữa, nhưng vì ông chết do một tai nạn là ăn bị nghẹn. Phản ứng đầu tiên của tôi là kêu lên “Nhưng tôi vừa gặp người hôm qua mà!” vì ngày hôm trước đó chúng tôi vừa quay một video về ông. Vì thế, ngay trong trường hợp bạn đã chuẩn bị cho việc ai đó sắp ra đi, bạn cũng không thể dễ dàng chấp nhận.
Đối với sự ra đi đột ngột của con cái, ta càng khó chấp nhận hơn, vì dường như điều đó đi ngược lại với cái ‘trật tự tự nhiên’. Đó là người già phải đi trước rồi mới đến người trẻ, là cha mẹ phải ra đi trước con, cho nên khi con ra đi trước cha mẹ thì trật tự đó bị đảo lộn. Vì thế chúng ta thường thấy có sự xung đột giữa những điều chúng ta biết dựa trên tri thức và những gì tự động xảy ra trong cuộc sống. Thí dụ chúng ta biết mọi người đều phải chết nhưng khi nghe ai đó ra đi, ta lại ngạc nhiên. Hoặc chúng ta biết rằng tuổi tác không phải là yếu tố dự báo khi nào ta ra đi nhưng khi có người trẻ tuổi mất đi, chúng ta đều ngạc nhiên. Cho nên có sự khác biệt giữa những gì ta biết và những gì thực sự xảy ra. Vì thế trong Phật giáo ứng dụng, chúng ta cố gắng đưa những gì chúng ta biết đến gần hơn với những gì thực sự là.
Chúng ta biết là cái chết sẽ đến với tất cả. Chết là điều tự nhiên chứ không phải là trái tự nhiên, vì ngay khi ai đó vừa được sinh ra, chúng ta biết rồi lúc nào đó họ sẽ chết vì không có ai sống mãi. Chết chỉ là một phần tự nhiên của cuộc sống, không phải vì ai đó làm điều gì sai trái mà họ phải chết, phải bị đau khổ hay bất cứ điều gì tương tự như thế. Chỉ là thân chúng ta vô thường, và chỉ có thể được duy trì đến một mức độ nào đó rồi thì nó cũng phải hư hoại. Chúng ta phải thực sự hiểu điều đó và quán tưởng về nó.
Người cha trước đây đã viết thư cho chúng tôi nhờ giúp đỡ, tư vấn về vấn đề này, đã có lần email cho chúng tôi nói rằng, dầu ông không phải là người theo một tôn giáo nào, nhưng cái chết đột ngột của con trai khiến ông nhận ra rằng sự sống rất ngắn ngủi, tạm bợ. Tôi nghĩ đó là một nhận thức khôn ngoan. Nếu đó là điều tâm bạn thực sự cảm nhận được trong khi trải qua kinh nghiệm đau đớn của việc mất đi đứa con thì cuối cùng cuộc đời của bạn và những người chung quanh sẽ thực sự được hữu ích, được tăng trưởng. Vì khi ta nhận thức được rằng tất cả rồi sẽ chết, thì chúng ta sẽ thấy những chuyện tủn mủm, vụn vặt mà ta vẫn tranh cãi với nhau là phi lý. Nếu tất cả chúng ta sẽ ra đi thì có gì quan trọng trong việc ai sẽ là người lau dọn nhà, bạn hay tôi, tại sao chúng ta phải cãi nhau về những chuyện trẻ con, ngu ngốc đó. Khi biết mình sẽ chết, thì ta không còn thì giờ để hờn giận ai nữa. Có thể có ai đó đã làm tổn thương, làm hại ta trong quá khứ, nhưng khi chúng ta quán tưởng về cái chết của mình, của người, thì có ai còn muốn khư khư giữ lấy sự giận hờn, oán trách trong tâm nữa, vì tất cả đều vô nghĩa. Vì thế khi chúng ta ý thức được về cái chết, điều đó thực sự giúp chúng ta sống một cách sinh động hơn -tôi đoán rằng những người còn lại trong gia đình như cha mẹ, anh chị em sẽ quý trọng nhau hơn sau sự mất mát đó. Vì họ đã nhận thức được điều đó.
Trong cuộc sống ai cũng bận rộn: cha mẹ thì phải đi làm, trẻ em thì phải đến trường, ai cũng có công việc, không có thì giờ để trò chuyện với nhau. Nhưng khi bạn thấy là cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào thì chúng ta sẽ chọn lựa khác đi, ta sẽ biết điều gì quan trọng hơn, cần làm trước hơn. Và chúng ta sẽ thấy là con người quan trọng hơn tất cả mọi thứ.
Thương yêu hay tử tế với nhau quan trọng hơn là sự nổi tiếng, sự đúng sai, hay quyền lực. Khi ta thực sự nghĩ đến điều này, thì chúng ta sẽ dừng lại, và thấy rằng con người và muôn vật đều giống nhau, đều quan trọng, vì tất cả đều có cảm xúc. Vậy ta có thể làm gì để giúp họ được hạnh phúc, để biểu lộ tình thương yêu đối với họ. Đừng nghĩ là họ phải biết mình yêu thương họ, mà cứ sống thản nhiên, không cần biểu lộ tình cảm. Và việc cần biểu lộ tình thương yêu không chỉ đối với người thân trong gia đình mà còn cả đối với bạn bè, đồng nghiệp, hay bất cứ ai mà chúng ta gặp. Hãy bày tỏ sự trân quý đối với những ai chúng ta gặp ở bất cứ thời điểm nào, ở trước mắt chúng ta, chứ đừng sống thản nhiên, coi mọi thứ là điều tự nhiên. Vì chỉ có giây phút trước mắt là giây phút chúng ta thực sự sống. Cứ bận rộn với thứ này, việc nọ thì cả cuộc đời ta sẽ vùi trong những thứ đó. Sự liên kết với con người và biểu lộ sự quan tâm, sự mong ước cho họ được hạnh phúc, đó mới thực sự là những điều quan trọng. Tôi ít nghe ai đó trước khi từ giã cõi đời lại nói, “Tôi thật tiếc đã không làm thêm nhiều giờ tăng ca”, hay “Tiếc là tôi đã không nổi tiếng hơn nữa”, hay “Giá mà tôi đã thắng trong cuộc tranh cãi hai mươi năm về trước”. Thật thế, không ai nghĩ như thế cả. Nhưng ai cũng nuối tiếc là mình đã không kết nối với người thân yêu hơn, đã không sống trọn vẹn hơn. Đó là điều mà tất cả chúng ta đều có thể học được từ cái chết bất ngờ của người thân, là điều mà tất cả chúng ta đều phải trải qua, chắc chắn như thế. Chúng ta sẽ chứng kiến sự ra đi của người thân, chứng kiến sự ra đi của chính mình. Vì thế hãy để cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn.
Khi một người ra đi đột ngột, chúng ta thường hỏi tại sao điều này lại xảy ra. Nhưng tôi không nghĩ là câu trả lời có thể giúp người ta bớt khổ đau hơn. Nó có thể giải thích sự việc, giống như trong Phật giáo, chúng ta cũng có cách giải thích, nhưng tôi nghĩ rằng câu hỏi tại sao không phải là câu hỏi mà trong thâm tâm chúng ta muốn hỏi. Tôi nghĩ điều mà thâm tâm ta muốn biết là làm sao để biểu lộ, diễn tả sự quan tâm, tình thương yêu không chỉ cho người đã mất mà cả cho những người còn sống quanh ta.
Nếu chúng ta quan tâm đến người đã chết, tốt hơn hết chúng ta tiễn họ đi với tình thương yêu. Chúng ta tin rằng có tái sinh. Người thân của ta có cuộc sống khác, nên ta có thể cầu cho người ra đi được có một cuộc sống kế tiếp tốt đẹp. Cầu cho họ tái sinh với lòng từ bi, có đức hạnh, có trí tuệ, và dùng trí tuệ đó một cách có đạo đức. Cầu cho họ được tái sinh trong một môi trường, hoàn cảnh sống tốt đẹp hầu trưởng dưỡng các đức tính của họ, và mong họ cũng có thể trưởng dưỡng đức tính của những người họ tiếp cận. Vì thế tôi nghĩ thái độ đúng đắn đối với sự ra đi đột ngột của người thân là dầu chúng ta có buồn đau vì người đã mất, chúng ta nên tiễn đưa họ với tất cả những lời chúc phúc tốt lành. Không chỉ cầu cho kiếp tái sinh của họ được giàu sang, đầy đủ thực phẩm, chỗ trú ngụ, vân vân -dĩ nhiên, chúng ta luôn mong cho họ những điều đó- nhưng hãy nghĩ đến những giá trị nội tâm mà họ có thể được đón nhận. Mong rằng trong cuộc sống kế tiếp, họ có thể sống có ý nghĩa, có thể đóng góp, phụng sự cho người, cho xã hội, để họ có thể biểu lộ sự quan tâm, tử tế đối với bất cứ ai mà họ tiếp cận trong cuộc sống kế tiếp. Và niềm tin này rất hữu ích khi chúng ta gửi gấm những ý nghĩ này theo với người chết vì chúng ảnh hưởng đến tiềm thức của họ trong kiếp sống tới một cách tích cực. Tôi nghĩ đó là điều rất hữu ích cho bản thân và tha nhân.
Trở lại vấn đề thực sự hàm ân đối với nhiều thứ. Trong Phật giáo có câu nói: “Ly đã bể”. Bạn có thể dùng câu này để nói về nhiều thứ, thí dụ, cái loa đã bể. Việc dùng cái ly hay cái tách chỉ là một thí dụ điển hình. Ly vẫn còn đây, nhưng chúng ta biết rằng nó có thể bể. Nếu chúng ta biết rằng một ngày kia ly sẽ bể thì chúng ta không sống với hy vọng rằng cái ly sẽ không bể, rằng nó sẽ luôn có mặt ở đây. Nếu không hy vọng như thế thì chúng ta sẽ trân trọng cái ly hơn, nhưng khi ly có bể thì ta cũng thản nhiên vì ta đã biết như thế. Chúng ta thích chất liệu của ly, nhưng chúng ta không bám víu vào nó, không nói rằng, “Đây là cái ly quý báu của tôi. Chớ có đụng đến ly của tôi, chứ đừng nói đến việc làm bể ly của tôi”. Biết rằng ly đã bể, chúng ta sẽ biết trân quý khi nó còn có mặt. Rồi khi nó vỡ đi, ta cũng không hối tiếc. Không đau khổ. Tương tự chúng ta không hối tiếc đối với quá khứ vì ta đã có những kỷ niệm đáng nhớ với người thân. Chúng ta không đau khổ vì quá khứ đã qua đi, chúng ta đã trải nghiệm nó. Không đau khổ cho hiện tại vì hiện tại có thể chấm dứt trong nháy mắt. Tôi nghĩ cái mà chúng ta hối tiếc hướng tới tương lai, cái tương lai mà ta phác hoại một đằng nhưng nó đã xảy ra đằng khác. Chúng ta nghĩ là sẽ có cái ly trong tương lai, nên ta bám víu vào nó, gắn kết với nó, rồi khi ly bể, ta bực tức, giận dữ. Cũng thế đối với con người, ta cũng nghĩ là người thân phải/sẽ có mặt bên ta, nhất là đối với cha mẹ. Bậc cha mẹ đã nghĩ là đứa con sẽ luôn có mặt bên mình, suốt cuộc đời mình, và nó sẽ chứng kiến sự ra đi của mình. Khi chúng ta hối tiếc, khổ đau cho tương lai vì những gì ta nghĩ là sẽ xảy ra, đã không xảy ra, đó là tà kiến. Cho nên nói cách khác là chúng ta đang đau khổ, hối tiếc cho một điều không có thật, không hiện hữu. Chúng ta không đau khổ, hối tiếc cho cái gì đã xảy ra mà hối tiếc cho những gì chưa xảy ra. Vì thế giờ chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ của mình. Ý nghĩ của chúng ta về tương lai sẽ phải thay đổi. Mặc dầu chúng ta mất đi một người thân mà chúng ta rất mực thương yêu, nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể có một tương lai tốt đẹp. Vì tình thương yêu không phải là cái gì cố định, hạn chế mà bạn đã cho ai rồi thì không thể cho người khác. Tình thương yêu là thứ mà bạn càng chia sẻ nhiều, bạn sẽ có nhiều hơn. Và ở đây tôi không nói về tình thương yêu lãng mạn của trai gái, mà tôi nói về sự quan tâm, lo lắng, tình thân ái mà con người có thể dành cho nhau, vì tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc, không ai muốn khổ đau. Với loại tình thương này chúng ta càng cho nhiều người thì nó càng phát triển, trái tim ta sẽ càng rộng lớn hơn, cuộc sống của ta đầy đủ ý nghĩa hơn. Vì chúng ta biết rằng loại tình thương này có thể được chia sẻ với nhiều, nhiều người, vì nó không phải là cái cố định. Vì thế, có thể cái tương lai mà chúng ta nghĩ là nó sẽ có mặt, nhưng lại không có mặt, nó có thể là một tương lai khác, một tương lai tốt đẹp không chỉ cho chúng ta mà cho cả người đã mất vì chúng ta đã tiễn họ đi với tình thương yêu, với những lời nguyện cầu và những hoài vọng tốt đẹp.
Diệu Liên Lý Thu Linh
Theo Thư viện Hoa Sen

26 di tích cổ nên đến một lần trong đời

26 di tích cổ nên đến một lần trong đời

Đăng lúc: 07:36 - 26/06/2015

Hàng năm, những di tích cổ như Vạn Lý Trường Thành, bức tường Hadrian, hang động Long Môn… thu hút đông đảo khách du lịch trên khắp thế giới.

grab14345062184 Copy 298568082

Nepal: đang khắc phục Chùa Tháp Swayambhunath sau trận động đất

Đăng lúc: 06:21 - 18/06/2015

Một trong những ngôi Cổ tự và Bảo tháp được tôn kính và linh thiêng nhất ở Nepal đã bị thiệt hại trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Những nhà Bảo tồn hy vọng sẽ khắc phục Bảo Tháp trước mùa mưa.
Chùa Tháp Swayambhunath còn được gọi là chùa Khỉ (bởi nơi đây có nhiều khỉ cư trú, đặc biệt là ban đêm), ngôi Cổ tự tọa lạc trên một ngọn đồi được bao phủ bởi rặng cây xanh ở phía Tây thung lũng Kathmandu, nơi thu hút du khách thập phương hành hương trãi qua 1.400 năm qua. Đỉnh Bảo Tháp cao vút với sắc huỳnh kim lấp lánh và mái vòm màu trắng vươn lên trên ngọn đồi, hòa lẫn bầu trời mây bay bãng lãng, từ xa xa đã dễ dàng nhìn thấy.

Chùa Tháp Swayambhunath được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1979.

Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu, chia sẻ rằng: “Bảo Tháp Swayambhunath đã bị ảnh hưởng trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Chúng ta phải khẩn trương khắc phục những vết của Bảo Tháp trước mùa mưa”.

Dân Nepal và người nước ngoài cùng làm công việc dọn dẹp các mảnh vỡ của Thánh tích này sau trọng động đất vào ngày 25/04/2015 đã cướp đi hơn 8.500 người, bị thương 23.000 người và hàng trăm nghìn người vô gia cư, đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Các trận động đất kinh hoàng đã tàn phá các di sản cổ xưa của Nepal, đây là trung tâm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của nhiều người dân địa phương, bởi Thánh tích này là một hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, một nơi thu ngoại tệ, góp ngân sách cho địa phương.

Theo tài liệu của UNESCO, hơn 30 di tích trong thung lũng Kathmandu đã bị thiệt hại trong trận động đất, và đã phát hiện thêm 120 di tích khác bị một phần thiệt hại.

Ông Christian Manhart, Giám đốc UNESCO tại Kathmandu và đồng nghiệp ước tính sẽ mất ít nhất $ 160,000,000 để sửa chữa và khôi phục 1.000 di tích bị hư hỏng, và bị phá hủy bao gồm Tu viện, Đền miếu công trình văn hóa lịch sử trên khắp cả nước. Đối với quốc gia đa Tôn giáo sắc tộc này, việc phục dựng lại là một ưu tiên đặc biệt.

Ông David Andolfatto, Nhà khảo cổ học và sử học nghệ thuật, một chuyên gia tư vấn của UNESCO, cho biết: “Chúng tôi đang kiểm kê các di tích di sản làm từ đá, đất nung và cất giữ tạm trong ngôi Cổ Tự. Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi hiện nay là ngăn chặn để chúng không bị cướp đi.

Bình nhật mỗi buổi sáng cư dân địa phương và du khách hành hương đi nhiễu quanh Đại bảo tháp Swayambhu, nhưng bây giờ họ không thể đến Thánh tích này được bởi không an toàn”.

Sau trận động đất, Ông David Andolfatto vội vã ra đường, nhảy vọt lên xe đạp của mình để đi kiểm tra Bảo tháp Swayambhu, nằm ở phía tây của thành phố Kathmandu. Ông đã dành thời gian quý báu của mình cho việc bảo vệ Thánh tích này cho đến hôm nay.

Cùng với việc khắc phục sửa chữa các vết nứt của Bảo Tháp, Ông là người nỗ lực giám sát những bích họa có nguy cơ mất dạng tại một ngôi Cổ tự nhỏ có tên là Shantipur. Điều này đòi hỏi sự phối hợp cẩn thận với chư tôn đức Phật giáo địa phương, và chỉ có các vị Giáo phẩm Phật giáo mới hiểu rõ được những chi tiết nơi tôn nghiêm bên trong ngôi Cổ tự nhỏ này.

Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu nói: “Trong trận động đất kinh hoàng vừa qua, tại Trung tâm Thủ đô, Bảo tàng Hanuman Dhoka Palace cũng chịu chung số phận trong tình trạng thảm khốc. Các bức tường và mái nhà bị rã tan.

Quân đội và các công nhân đang bảo vệ các địa điểm di tích, họ đang củng cố các bức tường và việc tìm kiếm các bộ phận khác của để bảo vệ trước khi cơn mưa đến.

Theo UNESCO đánh giá thiệt hại của trận động đất được tập trung ở thung lũng Kathmandu, một vị trí đặc biệt trong lịch sử Nam Á. Trong khi Phật giáo Ấn Độ phần lớn bị biến mất vào khoảng thế kỷ 12, nhưng Phật giáo tại Kathmandu vẫn phát triển mạnh (Năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã dần dà bị tiêu hủy. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ). Chúng tôi đã nghiên cứu lịch sử Phật giáo và Ấn Độ giáo tuyệt vời.

Ví dụ, một số Tự viện Phật giáo có khả năng phát triển ở đó và lan rộng khắp châu Á, những truyền thống này vẫn sôi động cho đến khi trận động đất rung chuyển đã lật đổ hàng chục công trình.

Hằng ngày mọi người đến các Tự viện Phật giáo để chiêm bái, sinh hoạt Tín ngưỡng Chánh tín, thưởng thức nghệ thuật kiến trúc, một tách Trà đạo, màu xanh biếc của những ngọn đồi núi xum xuê hùng vĩ. . .

UNESCO và Bộ Văn hóa Nepal đang tập trung vào việc củng cố di tích bị hư hỏng và có nguy cơ sụp đổ trong mùa mưa sắp tới, mưa kéo dài suốt mùa hè. Sau đó, họ sẽ chuyển sang phục hồi cấu trúc sụp đổ, kể cả nhà lịch sử.

Có những bản vẽ kiến trúc rộng lớn, cung cấp một cơ sở vững chắc để xây dựng lại. May mắn thay, hiện số tài chính quyên góp lên đến 400.000 USD và tổng cộng $ 2.000.000 từ các quốc gia Sri Lanka, Đức, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác”.

Theo chuyên gia Andolfatto tự tin rằng: “Người Nepal sẽ vượt qua những bi kịch và phục hồi di tích lịch sử văn hóa Tôn giáo một cách nhanh chóng bởi nhu cầu tối cần thiết bởi yếu tố tâm linh và về tinh thần dân tộc của họ”.















Thích Vân Phong(Theo Geographic. Ảnh: Niranjan Shrestha)

Sài Gòn vào top 10 thành phố lý tưởng để ăn chay

Sài Gòn vào top 10 thành phố lý tưởng để ăn chay

Đăng lúc: 05:56 - 14/05/2015

rang tư vấn du lịch Whenonearth của Mỹ đánh giá không khó để tìm các nhà hàng phục vụ món ăn chay ở Sài Gòn và xếp thành phố đứng thứ 4 trong danh sách điểm đến lý tưởng để ăn chay.

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 15
  • Hôm nay 2,984
  • Tháng hiện tại 39,439
  • Tổng lượt truy cập 23,445,688