Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Đức vua Phật tử Thái Lan Bhumibol Adulyadej băng hà

Đức vua Phật tử Thái Lan Bhumibol Adulyadej băng hà

Đăng lúc: 10:43 - 14/10/2016

Theo thông báo của Hoàng gia Thái Lan chiều tối 13-10, Đức vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej (Rama IX) đã băng hà lúc 15 giờ 52 phút hôm nay 13-10 sau thời gian bệnh nặng phải điều trị ở bệnh viện Sirijai.

IMG_0361.JPG
Đức vua Thái Lan là một Phật tử thuần thành

"Quốc vương phải điều trị ở bệnh viện Siriraj kể từ ngày 3-10-2014 đến nay. Dù được các bác sĩ nỗ lực chăm sóc nhưng bệnh tình quốc vương trở nặng và ngài đã băng hà trong yên bình lúc 15 giờ 52 phút chiều 13-10, hưởng thọ 89 tuổi, trị vì 70 năm", báo chí dẫn thông tin từ Hoàng gia Thái Lan đưa tin.
Vị vua Bhumibol có thời gian ở ngôi lâu dài nhất trong lịch sử Thái Lan, hơn 70 năm, ngài là một Phật tử thuần thành, từng xuất gia trở thành tu sĩ có thời hạn theo truyền thống văn hóa Thái Lan, ngài được nhân dân kính ngưỡng, yêu quý bởi đời sống gần gũi, đạo đức, trí tuệ và công bằng.

2td.jpg
Ngài có thời gian xuất gia theo truyền thống văn hóa Thái Lan

Trong biến cố chính trị trước đây ở Thái Lan đưa đến việc dân chúng biểu tình đòi thủ tướng Thaksin Shinawatra từ chức, ông Thaksin Shinawatra đã tố cáo những người chống ông là "chỉ trích vua". Liền sau đó, Đức vua Bhumibol Adulyadej đã phản ứng, ngài xác quyết: "Nói rằng không được chỉ trích vua là nhục mạ nền quân chủ. Chính vua mong muốn nghe nhiều hơn nữa những lời chỉ trích." Câu nói nổi tiếng ấy được báo chí đưa tin khắp thế giới. (Francis Deron, Roi et citoyen, Le Monde 7-6-2006).

Đức vua Bhumibol Adulyadej có một vai trò rất lớn đối với đất nước Thái Lan, cũng chính bởi thái độ đó nên ngài luôn được nhân dân Thái yêu quý.

Đức vua Bhumibol Adulyadej sinh ngày 5-12-1927 tại Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ) khi thân phụ ngài đang theo học ngành y tại Đại học Harvard. Sau đó, ngài trải qua tuổi thơ ấu và giai đoạn trưởng thành đầu tiên ở Thụy Sĩ, học tập và lấy bằng cử nhân Luật và Khoa học Chính trị của Đại học Lausanne.

s3.reutersmedia.net.jpg
Ngài là một vị vua được mọi tầng lớp nhân dân thái yêu kính

Quốc vương Bhumibol Adulyadej lên ngôi ngày 9-6-1946, kế vị anh trai là vua Ananda Mahidol và tại vì từ đó đến nay.

Đức vua Bhumibol Adulyadej cùng Hoàng hậu Sirikit Kityakara hạ sinh được 4 người con, trong đó có một hoàng tử. Đối với người dân Thái Lan, Quốc vương Bhumibol Adulyadej là vị vua đáng kính, người đã cống hiến trọn đời mình cho nhân dân và dân tộc Thái. Trong suốt 70 năm tại vị, ngài đã đi khắp đất nước, đặc biệt quan tâm những vùng nghèo xa xôi nơi người dân sống trong đói khổ.

vua-4_ztaa_jpg_width_485_amp;encoder_wic_amp;subsampling_444.jpg
Suốt 70 ở ngôi, ngài luôn quan tâm tới đời sống của người dân nghèo
Ngài đồng thời chủ trương hơn 2.000 dự án về lương thực, dinh dưỡng đã làm thay đổi chất lượng sống của nông dân nghèo. Ở Thái Lan, đi đâu cũng thấy hình ảnh của ngài, nhà nào hầu như cũng treo hình ngài như một biểu tượng của đạo đức và lòng nhân ái, từ bi rộng lớn của một vị thánh.

Giác Ngộ online xin trân trọng giới thiệu một số hình ảnh về Đức vua lúc ngài xuất gia trở thành tu sĩ theo truyền thống văn hóa Vương quốc Thái Lan.

thailandnews_201310269271970_ARNuvFQEfAOTfCuiUtZeVRYtWHHPUofiDSAsZiUc_jpeg.jpg

1308582679.jpg

IMG_2372.JPG

monk-king-bhumibol.jpg

Princess_Sri_Sangwal_and_Monk-King_Bhumibol_)1.JPG

Diệu Nghiêm tổng hợp

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Đăng lúc: 11:58 - 19/07/2016

Sáng ngày 18/7/2016, tại chùa Đại Tuệ (Nam Đàn), BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai công tác Phật sự 6 tháng cuối năm 2016.
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TW GHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, Chư Tôn đức Tăng Ni các chùa trong tỉnh.
Lãnh đạo UBND, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh.
6 tháng đầu năm 2016, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác phật sự trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 35 vị Tăng Ni đang sinh hoạt hợp pháp trên địa bàn, có 47 cơ sở thờ tự (46 chùa và 01 Niệm Phật đường), 17/21 đơn vị hành chính có hoạt động của Phật giáo, tham gia Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổ chức thành công Tọa đàm: "Định hướng, phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An".

Ban Trị sự đã quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Lam Sơn( Quỳnh Lưu). Phê chuẩn nhân sự Ban Hộ tự chùa Đồng Tương.Tổ chức khóa an cư kết hạ cho 43 hành giả tại 2 địa điểm, trong đó: Hạ trường chùa Đại Tuệ (29 vị) dành cho Chư Tăng có 28 Tỷ khiêu, 01 Sa di. Hạ trường chùa Cần Linh (12 vị) dành cho Chư Ni có 6 Tỷ khiêu Ni, 1 Thức xoa ma na, 1 Sa di Ni và 4 hình đồng Ni. Giới thiệu 02 vị đi học hệ Cao đẳng tại Học viện Phật giáo Hà Nội , cử các thành viên Ban Hoằng Pháp về tại các chùa, các đạo tràng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa để gặp gỡ đồng bào Phật tử.
Lễ khai bút và trồng cây tại chùa Đại Tuệ nhân dịp đầu xuân. Tổ chức thành công Lễ hội Hương sen xứ Nghệ năm 2016, lễ Phật đản, kỷ niệm 5 năm thành lập Phật giáo Nghệ An, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, thành lập CLB Hương Từ Bi chùa Hồng Phúc, chùa Hà quy tụ trên 50 thành viên, tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, sơ bộ toàn tỉnh có trên 45 ngàn Phật tử đã Quy y. Tổ chức tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN vào ngày 17/4. Các hoạt động văn nghệ Phật giáo được duy trì và ngày càng phát triển ở nhiều nơi, đăng tải kịp thời các tin tức Phật sự tại địa phương

Vận động công tác từ thiện trên 300.000.000đ, tặng ngàn ngàn suất quà trong dịp tết, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Trong công tác bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp NK 2016 – 2021. Được sự hiệp thương của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Ban Trị sự đã tiến hành các cuộc họp giới thiệu Ni sư Thích Diệu Nhẫn - Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, tham gia đại biểu HĐND cấp tỉnh . Đại biểu HĐND cấp huyện có 2 vị, đó là: Đại đức Thích Đồng Tuệ - Trụ trì Chùa Hà, tham gia Đại biểu HĐND huyện Nam Đàn . Đại đức Thích Tuệ Quang - Trưởng Ban Quản lý dự án xây dựng Chùa Gám - TVTL Yên Thành, tham gia Đại biểu HĐND huyện Yên Thành.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, những khó khăn, thách thức và thống nhất một số lưu ý, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Phát biểu bế mạc tại hội nghị Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, chỉ rõ Phật giáo tỉnh nhà cần phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết hoà hợp, vượt qua khó khăn thử thách, khắc phục yếu kém tồn tại, phấn đấu vì sự xương minh của Phật pháp, vì hạnh phúc an lạc cho chúng sinh. Xây dựng mối quan hệ thống nhất về lãnh đạo và tổ chức giữa Ban Trị sự với Tăng Ni, Phật tử thành viên tạo ra một sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết hoà hợp, làm nền tảng cho các hoạt động Phật sự vì Đạo pháp Dân tộc, làm tốt đời đẹp đạo.
Tại hội nghị, Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã tặng hoa chúc mừng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trưởng Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An nhận bằng tiến sỹ Tôn giáo học.

Dịp này, hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư tôn đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo.
Sau đây là một số hình ảnh buổi lễ:











Chư tôn giáo phẩm niệm phật cầu gia hộ














Hội nghị dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An


Toàn cảnh Hội nghị sơ kết










Đại Đức Thích Tâm Thành đọc báo cáo tổng kết Phật Sự 6 tháng đầu năm















Ông : Nguyễn Văn Long -Phó Ban Tôn Giáo phát biểu.




Ban trị sự Phật giáo tỉnh tặng hoa chúc mừng HT . Thích Thanh Nhiễu


Ban tôn giáo cùng các ban ngành tặng hoa chúc mừng.














Thượng Tọa Thích Thọ Lạc - Phó Ban Văn Hóa TW GHPGVN, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An bế mạc buổi lễ tổng kết.







Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Dính mắc tài vật thật là khó bỏ

Dính mắc tài vật thật là khó bỏ

Đăng lúc: 10:18 - 30/06/2016

Biểu hiện đầu tiên của tu tập là phát tâm buông xả. Sơ tâm hùng tráng là nguyện buông hết. Người xuất gia thì từ bỏ gia đình, sự nghiệp thế gian dấn thân trên đường đạo. Người tại gia thì nhờ buông bỏ mà trở nên nhẹ nhàng với mọi thứ, không còn cố bám víu hơn thua giành giật như xưa. Nếu giữ vững được sơ tâm như vậy thì quý hóa biết bao.

Dính mắc tài vật thật là khó bỏ
Chỉ tại cái tâm vô thường, nguyện xưa không chắc, nên có người chỉ buông được lúc đầu. Vì nhiều nguyên nhân, về sau họ lại dính mắc, thích đủ thứ, nên đường đạo lại lắm nỗi gian truân. Khoan nói đến những dính mắc nhỏ nhiệm vô hình khó biết như bám víu bản ngã, những thứ bình thường như tài vật, lợi danh một thời phù phiếm nhẹ hơn tơ nhưng nay lại cột chặt vào mình. Nên Thế Tôn, tuy dạy chúng Tỳ-kheo mà như tự sự về những trải nghiệm “Dính mắc tài vật thật là khó bỏ”.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ta ở trong chúng này, nếu có một người nghĩ điều gì, Ta đều biết rõ. Về sau người này ở trong đại chúng, không vì ăn uống mà nói lời hư vọng, nhưng hoặc vào lúc khác, Ta xem thấy người này vì sanh tâm nhiễm trước, nghĩ nhớ tài vật nên ở trong đại chúng nói lời hư dối. Sở dĩ như thế, này các Tỳ-kheo, vì dính mắc tài vật thật là khó bỏ, khiến người đọa vào ba đường ác, chẳng được đến chỗ vô vi. Thế nên, này các Tỳ-kheo, đã sanh tâm này liền nên rời bỏ, dù người chưa sanh chớ có khởi lòng dính mắc tài vật. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 11, Bất đãi, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.125)

Tất cả cũng “vì sanh tâm nhiễm trước, nghĩ nhớ tài vật” nên thành ra dính mắc. Tâm tham nhiễm vốn là bản chất của chúng sinh. Được huân tập từ nhiều đời kiếp nên tham ái rất sâu dày. Khi phát nguyện dũng mãnh, hay những lúc tâm an tịnh với chánh niệm cao độ, hoặc những khi tuệ vụt lóe sáng thì tham ái tạm thời lắng xuống. Tuy vậy, tất cả chỉ như lấy đá đè cỏ tranh, nếu không duy trì chánh niệm thường trực thì tham ái lại trỗi dậy, mọi hệ lụy cũng bắt đầu từ đây.

Trong pháp thoại này Thế Tôn đã chỉ rõ. Một vị Tỳ-kheo nguyện làm khất sĩ thanh bần với ba y và một bát nhưng rồi vì tham đắm tài vật mà nói lời hư dối. Từ tham sinh ra dối trá, từ hư dối nên sợ hãi, ưu phiền. Trong quá trình hành đạo, sự hư dối thô phù mình và người đều dễ nhận ra. Nhưng có những sự tham đắm và hư dối chính mình cũng khó nhận biết vì tự huyễn rằng đó là phương tiện, làm đạo cần như thế. Thành ra không ít người, vì xây dựng kiên cố hay những dự án kỷ lục mà rơi vào nợ nần, thất hứa khiến tín đồ mất niềm tin, bản thân thì lo âu, phiền não.

Lời cảnh tỉnh “Dính mắc tài vật thật là khó bỏ” của Thế Tôn vốn lặp đi lặp lại nhiều lần trong các giáo huấn của Ngài nhưng xem ra vẫn là công án cho rất nhiều người. Ở thời đại mà vật dục lên ngôi, đời sống xã hội được nâng cao, sự cúng dường hậu hĩ thì thực hành “muốn ít, biết đủ” càng trở nên khó khăn gấp bội. Đành rằng, tài vật rất cần cho sự tu tập và hành đạo nhưng cũng đừng để dính mắc, vì dính mắc “khiến người đọa vào ba đường ác, chẳng được đến chỗ vô vi”.

Tự dặn lòng, tâm tâm niệm niệm, hãy cố gắng, chuyên cần, tinh tấn nếu “đã sanh tâm này liền nên rời bỏ, chưa sanh chớ có khởi lòng dính mắc tài vật”. Được như vậy thì đời tu trở nên nhẹ nhàng. Giữ được sơ tâm buông xả thì đường đạo sẽ thảnh thơi. Ta đến với cuộc đời từ hai bàn tay trắng và chắc chắn sẽ ra đi với bàn tay không. Chẳng ai mang theo được thứ gì ngoài nghiệp lực của mình. Nhẹ thì nổi lên cao, nặng thì chìm xuống là lẽ đương nhiên. Ai khéo tu, không dính, không nặng, không chìm thì sẽ sang bờ kia.

Quảng Tánh

Bất mãn nhưng phải tuỳ duyên

Bất mãn nhưng phải tuỳ duyên

Đăng lúc: 23:04 - 14/12/2015

Phật Giáo Việt Nam - Xưa và nay, xã hội là một trường đời hỗn hợp luôn dung chứa những gì có được trong cuộc sống, cái ác lúc nào cũng nhiều hơn cái thiện nên dẫn đến nhiều bất công vô lý.

Người tin theo thần quyền thì oán trách đấng tối cao sao quá thiên vị với một thiểu số con người. Người tin theo truyền thống cõi này là tạm bợ và có cõi khác là vĩnh hằng nên trước khi chết phải giết hết người thân và chôn theo tài sản để hưởng phúc lạc ở cõi đó. Người tà kiến không tin nhân quả công bằng nên mặc tình gây tạo tội lỗi, để rồi khi mất thân người phải đọa vào ác thú. Người chấp có linh hồn bất tử, nên khi có địa vị, quyền thế thì mặc tình bóc lột kẻ dưới để phục vụ cho riêng mình. Những kiến chấp như kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, lớn hiếp nhỏ chỉ vì mục đích phục vụ cho “cái tôi” này. Nên xưa nay, người sống vì lợi ích chung rất hiếm, nhưng không phải là không có. Một người lãnh đạo đất nước nếu biết dùng tài năng đúng chỗ, biết sắp xếp mọi việc hợp lý theo khả năng của từng ban ngành, đoàn thể thì mọi người sẽ sống an vui, hạnh phúc. Cuộc sống này mỗi người đều có vị trí và chức năng khác nhau, phải nương vào nhau để bảo tồn cho nhau nên chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có. Cho nên, biết bao người phải chết trong cuồng si, mê muội vì không thấu rõ sự thật cuộc đời. Trong lịch sử nhân loại của Trung Quốc, có một vị tướng tài ba, lỗi lạc tên là Khuất Nguyên, ngài có nhiều dự án tiến bộ để cải cách nền văn hóa, giáo dục, pháp luật và các vấn đề chính trị. Ngài có tâm huyết muốn làm cho nước nhà được mở mang và phát triển một cách tốt đẹp, nhưng không được nhà vua chấp nhận bởi một số người dua dối, nịnh bợ ngăn cản. Khuất Nguyên vì nghĩ rằng việc làm của mình là chân chánh nhưng không được chấp nhận nên đâm ra phiền muộn, khổ đau, dẫn đến bực tức, bất mãn với triều đình; cuối cùng chịu không nổi, ngài từ bỏ quan quyền, không làm việc. Cuộc sống xã hội luôn tồn tại và phát triển theo lý nhân duyên-nhân quả, con người không thể muốn mọi vấn đề, sự việc diễn ra theo sự sắp xếp của mình. Ai suy nghĩ rằng mình là người tốt và có thể thay đổi được mọi sự việc theo sự hiểu biết của mình thì đó là một lầm lẫn rất lớn. Khuất Nguyên vì suy nghĩ rằng những kế sách của mình là đúng, là tốt, có thể giúp ích cho nhiều người, tại sao nhà vua không chấp nhận. Việc trái ý, nghịch lòng và thường xuyên xảy ra những điều bất như ý là chuyện thường xảy ra trong đời sống con người, ai khéo biết thì cuộc sống có phần an nhàn, tự tại. Khuất Nguyên là một kẻ sĩ nhưng không biết kiên nhẫn chờ đợi thời cơ, lại chấp trước quá nặng nề nên không làm chủ bản thân, dẫn đến ngông cuồng, thất tha, thất thiểu trong sự uất ức tột cùng. Ông ta rày đây mai đó như kẻ mất hồn trong trạng thái buồn chán, khổ đau. Trong lúc vật vờ, nửa tỉnh nửa say, ông gặp một lão chăn bò cũng là một triết gia ẩn dật lâu năm. Lão chăn bò hỏi ông, “có phải là ngài Tam Phu đại nhân không?” Ông ta gật đầu. “Vì cớ sao ngài tiều tụy thế này, vóc dáng y như người bệnh lâu, có phải ngài bất mãn một điều gì đó?” “Phải! Đời đục cả, chỉ một mình ta trong - Đời say cả, chỉ một mình ta tỉnh.” “Đời say sao ông không say với người, đời đục thì ông đục theo, cớ gì phải tỉnh khi người ta say?” Nói xong, lão chăn bò bồi thêm cho một bài triết lý về sự đời:
Sông Tương nước chảy trong veo,
Thì ta lội xuống rửa lèo mũ ta.
Sông Tương nước chảy đục ngầu,
Thì ta lội xuống rửa chân của mình.
Cuộc đời là vậy đó! Nước đục thì ta rửa chân, nước trong thì nấu cơm, giặt mũ. Sự vật ở mức độ nào thì ta tiếp ứng theo mức độ đó sẽ luôn thấy hài hòa, vui vẻ. Hoàn cảnh xã hội có nhiều người ý thức được trách nhiệm chung thì ta sẵn sàng dấn thân phục vụ để cùng nhau tiến bộ. Ngược lại, sự sống nếu không thuận buồm xuôi gió thì ta an nhẫn chờ thời, chớ một mình chống chọi dễ mang họa vào thân. Sau khi khuyên nhủ Khuất Nguyên xong, lão chăn bò bỏ đi nơi khác. Người có chí lớn khi được ai đó khuyên lơn liền thức tỉnh, thay đổi cách sống, nhưng Khuất Nguyên vì không còn thấy ai là người tốt cả, có sống cũng vô tích sự, nên ông đã trầm mình xuống sông mà chết. Hoàn cảnh môi trường nơi ta đang sống thường đem đến cho ta những điều không được hài lòng, như ý. Ta nên can đảm nhìn vào sự thật và chấp nhận nó như một thực tại. Ta chấp nhận nó không phải để đầu hàng, chịu thua mà bởi vì cuộc sống này ta phải khéo tùy duyên, tùy thời để có điều kiện đóng góp lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội. Cuộc sống thế gian này là một chuỗi dài nhân duyên tốt và xấu, nếu ta không biết lạc quan nhìn đời với cặp mắt sáng suốt thì ta sẽ bị chôn vùi theo năm tháng. Nếu chúng ta biết nhận thức đúng đắn, suy xét mọi việc tường tận, sâu sắc và kiên nhẫn chờ đợi thì mọi việc tốt đẹp sẽ đến với ta trong nay mai.
Những điều trái ý, nghịch lòng, bất như ý luôn xảy ra trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nó dễ làm cho con người buồn chán, bất mãn, tuyệt vọng. Nếu ta không khéo tu để chuyển hóa chúng thì ta sẽ rơi vào vòng si mê, điên dại. Bất mãn là thái độ không hài lòng, vừa ý trong hoàn cảnh hiện tại, do các tư tưởng và hành động xấu ác chiếm nhiều hơn. Người không có chiều sâu về tu tập hoặc quá cố chấp cái thấy, cái hiểu của mình nên muốn đưa ra ứng dụng mà không được mọi người chấp nhận sẽ dễ dẫn đến cuồng điên, dại dột. Khuất nguyên vì quá vội vã muốn đưa sáng kiến của mình để phục vụ nhân loại nhưng không được vua chấp nhận; thay vì an nhẫn chờ thời và cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình, ông bất mãn không đúng chỗ nên thất vọng, khổ đau đến cùng cực. Quá vội vã sẽ đưa ta tới sai lầm nghiêm trọng. Sai lầm thì không an ổn, thất vọng thì không còn niềm tin để sống và khổ đau làm cho ta tiều tụy, héo mòn, bệnh hoạn và kết cục ta bị hủy diệt nhanh chóng. Chúng ta nên có tư duy sáng suốt, không vội vã, bất mãn mà cố gắng tìm cách thuyết phục bằng hành động thực tế. Buồn khổ, phiền muộn, bực tức hay ghét ai trong vội vã thì ta dễ bức xúc vì thấy ai cũng là người xấu, nên ôm hận thiên thu mà chịu chết một cách oan uổng và đáng tiếc.
Tại sao ta hay vội vã trong mọi công việc? Đi cũng vội vã, ngồi cũng lăng xăng, nằm cũng lật đật, ăn uống cũng vội vã cho qua mau để tranh thủ việc khác. Mạng sống của chúng ta dài hay ngắn, an hay không an đều tùy thuộc vào sự định tĩnh của ta. Mỗi ngày ta có 24 giờ, 8 giờ cho ngủ nghỉ, 8 giờ cho làm việc, 8 giờ còn lại cho ăn uống và hưởng thụ. Ta chỉ dành một giờ cho quán chiếu, chiêm nghiệm cuộc sống, hết lòng tận tụy trong mọi công việc thì ta sẽ biết được cái gì nên làm và cái gì không nên. Nhờ có quán chiếu hằng ngày như thế nên tâm ta có định tĩnh, có tĩnh lặng sâu, nên các dấy niệm bất mãn, hận thù không có cơ hội phát sinh và ta không bị áp lực của sân hận, do đó biết sống tùy duyên, tùy thời mà thân tâm ta không bệnh hoạn nên mạng sống lâu dài. Ngài Khuất Nguyên vì không biết sống tùy duyên, tùy thời mà cố chấp quá mức, nên thân tâm bị bốc lửa sân hận rồi đâm đầu xuống sông mà chết. Chết như vậy chẳng giúp ích gì được cho ai mà lại còn hại mình vì tâm niệm sân hận quá lớn, nên chắc chắn kiếp tái sinh tới sẽ bị đọa vào địa ngục, chịu nhiều đau khổ, cùng cực vì cái thấy sai lầm.
Chúng ta có quyền bất mãn nhưng không bi quan, yếm thế mà cần phải bền chí, kiên trì làm một việc gì đó thật sự có lợi lạc cho nhiều người. Thế gian là một trường đời ngang trái, thuận theo cũng chết, đi ngược lại cũng chết, chỉ có biết mới có thể tồn tại lâu dài. Do đó, ta phải biết chuyển hóa tâm niệm xấu bằng cách buông xả chúng, không nên để chúng âm ỉ sôi sục bên trong mà tạo ra nội kết chán chường, thất vọng. Cuộc đời không hoàn toàn buồn chán, khổ đau như nhiều người thường lầm tưởng. Chúng ta có thể nghe tiếng gió thổi, thông reo, tiếng chim kêu ríu rít như một bản nhạc lòng hòa cùng niềm vui của nhân loại, không nên quy kết cuộc đời là hoàn toàn đau khổ, vô tình dẫn ta đến chán nản, phiền muộn, khổ đau mà nguyền rủa cuộc đời sao quá bất công. Cuộc đời vẫn đẹp và trong sáng như những vì sao, chỉ có tâm ta vẩn đục làm lu mờ lý trí. Ai còn đang vướng mắc trong cái vòng lẩn quẩn ấy hãy nên sáng suốt vượt qua. Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao dù đạn bom vẫn gầm thét trong trời đất bao la này. Có hiểu biết chân chánh, có niềm tin vững chắc, ta vẫn vui với dòng đời ngang trái mà không làm tổn hại cho ai.


Thích Đạt Ma Phổ Giác

Cấu trúc khổng lồ được phát hiện tại Angkor Wat

Cấu trúc khổng lồ được phát hiện tại Angkor Wat

Đăng lúc: 07:26 - 13/12/2015

Angkor Wat, di tích tôn giáo lớn nhất trên thế giới, phức tạp hơn nhiều so với những gì mà các nhà nghiên cứu ban đầu đã nghĩ.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một cấu trúc rất lớn ở phía nam của ngôi chùa Phật giáo, cũng như một loạt các nhà dân và các cấu trúc pháo đài bằng gỗ.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Sydney đã sử dụng radar xâm nhập mặt đất, công nghệ quét laser trong không khí (LiDAR), và khai quật có mục tiêu để khám phá sự thật về Angkor Wat ở Campuchia.


Một góc Angkor Wat

Là một phần của Dự án Angkor Vĩ đại hơn, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng các khoảng sân chùa lớn hơn nhiều so với tưởng tượng đầu tiên, và họ phát hiện ra một cấu trúc rộng lớn dài 1.500m ở phía nam của khu phức hợp. Nó thực sự là gì, hay mục đích của nó, vẫn chưa được phát hiện.

"Cấu trúc này, có kích thước hơn 1.500m x 600m, là phát hiện gây ấn tượng nhất liên quan đến Angkor Wat cho đến nay", Roland Fletcher, một trong những người đứng đầu của nhóm nghiên cứu cho biết. "Chức năng của nó vẫn chưa được biết và cho đến nay, không có gì tương đương với nó được biết đến trong thế giới Angkor".

Cấu trúc pháo đài cũng đã được tìm thấy. Các cấu trúc bằng gỗ bao quanh khu phức hợp Angkor Wat cung cấp những đầu mối cách thức mà ngôi chùa trong nỗ lực đối phó với người láng giềng Autthaya.

"Angkor Wat là điển hình đầu tiên và duy nhất được biết đến của một ngôi đền Angkor được sửa đổi một cách hệ thống để sử dụng trong một khả năng phòng thủ", Fletcher nói. Ông nói thêm: "Các bằng chứng cho thấy nó là một sự kiện muộn trong lịch sử của Angkor, hoặc giữa năm 1297 và 1585, hoặc có lẽ giữa 1585 và những năm 1630. Hoặc đây là công trình xây dựng lớn cuối cùng thuộc hệ thống phòng thủ của Angkor Wat hay có lẽ là biểu hiện của sự kết thúc của nó".

Những khám phá mới, được công bố trong Antiquity, nêu chi tiết các kết quả của những ngôi nhà nhỏ xung quanh các khu vực lân cận, cũng như một mạng lưới đường bộ và ao hồ. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây có thể đã là nơi sinh sống cho những người làm việc trong ngôi đền.

Fletcher cho biết: "Điều này thách thức sự hiểu biết truyền thống của chúng ta về hệ thống cấp bậc xã hội của cộng đồng Angkor Wat và cho thấy rằng khuôn viên ngôi đền, bao quanh bởi hào nước và tường, có thể không có được độc quyền bảo quản bởi những người giàu có hay tầng lớp tăng lữ".

Người ta cho rằng vua Suryavarman II đã xây dựng ngôi đền trong thế kỷ 12, và nó đã được xây dựng cho tang lễ của ông. Ngôi đền quay mặt về phía tây biểu thị cho ánh mặt trời và cái chết.

Văn Công Hưng

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Đăng lúc: 07:59 - 28/10/2015

Tại vùng lõi của Khu Di tích Quốc gia đặc biệt- Kinh đô Phật giáo của cả nước mà chưa đầy 2 năm đã có nhiều hạng mục xây dựng mới không phép. Trách nhiệm này thuộc về ai?

Cục di sản chưa biết di tích Yên Tử đang bị xâm hại
Khu Danh thắng Yên Tử bị xâm hại nghiêm trọng
"Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi"?!

Khi những lình xình về dự án trùng tu các hạng mục như: Mắt rồng, tháp Tổ, am Dược... tại Khu danh thắng Yên Tử còn đang nóng trên mặt báo thì mới đây dư luận lại bức xúc về việc công ty Tùng Lâm tự ý tháo dỡ điểm thờ tự tại chân ga cáp treo để xây mới nhà văn hóa của Cty ngay trong vùng 1 (vùng bảo vệ đặc biệt của Di tích).
Lý do được phía Cty Tùng Lâm đưa ra là để vào ngày đầu tháng hôm rằm có chỗ làm lễ vái Tam tổ Trúc Lâm. Trước diện tích chỉ đủ cho khoảng mấy chục người, công ty lại hơn trăm người, mỗi một lần làm lễ vẫn phải ngồi hết ra ngoài”.

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Lực lượng liên ngành kiểm tra, lập biên bản tại hiện trường vào chiều 23/10.
Có ý kiến cho rằng, Cty Tùng Lâm cũng chỉ có mong muốn sửa sang lại cho khu vực sân ga cáp treo đẹp đẽ và hiện đại hơn chứ không có mục đích gì. Với mục đích kinh doanh, việc thu hút khách du lịch là yếu tố sống còn của Cty này. Có thể, họ không hiểu đó là vùng cần được bảo vệ như ông Lê Trọng Thanh, Phó Giám đốc Cty Tùng Lâm trả lời phóng viên VietNamNet: "Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi".

Để làm cho kịp, Cty Tùng Lâm đã phớt lờ các quy định của pháp luật, các phê duyệt, sự đồng ý của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, của UBND tỉnh Quảng Ninh về di sản. Dù trước đó Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí đã có Công văn số 2082/UBND-QLĐT yêu cầu Cty Tùng Lâm báo cáo xin phép UBND tỉnh Quảng Ninh theo quy định hiện hành và phải nghiêm túc thực hiện.

Phá dỡ trước, làm công văn sau

Điều đáng nói là, ngày 12/9 Cty Tùng Lâm phá dỡ điểm thờ tự cũ tại chân ga cáp treo mà đến ngày 5/10 Cty mới có Văn bản số 212CV-TL xin UBND TP Uông Bí sửa chữa Nhà Văn hóa Cty. Nghĩa là, xây dựng công trình trước cả tháng rồi mới làm thủ tục?

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Công trình tại vùng lõi di sản nhưng lại đang vừa xây dựng vừa xin phép.
Được biết, Ban Quản lý Rừng và Danh thắng Yên Tử cùng chính quyền phường Thượng Yên Công, UBND TP Uông Bí và các phòng, ban chức năng: Phòng Văn hóa, Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng là những đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là Hàng tuần, hàng quý đều tổ chức các cuộc họp giao ban giữa Cty Tùng Lâm và chính quyền địa phương nhưng một công trình đồ sộ được xây dựng không phép ngay tại vùng lõi của Danh thắng Yên Tử lại dễ dàng bị bỏ qua?

Ông Vũ Đức Yêm, Trưởng ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử phân trần rằng đơn vị quản lý Nhà nước, Ban quản lý Rừng Yên Tử chỉ có nhiệm vụ là hướng dẫn Cty chứ không có trách nhiệm làm hộ

Là đơn vị trực tiếp quản lý trên địa bàn, người đứng đầu Ban quản lý Rừng Yên Tử thừa nhận không biết kiến trúc mới mà Cty Tùng Lâm xin phép sửa chữa là kiến trúc gì; diện tích bao nhiêu... Thậm chí, trong văn bản xin giấy phép, Cty chỉ đề xuất được sửa chữa nhà chờ ga cáp treo 1. Nhưng khi triển khai, họ đập hết để xây dựng một công trình mới hoành tráng, hiện đại, mang dáng dấp hoàn toàn xa lạ với công trình cũ. Sự việc như vậy nhưng Ban Quản lý cũng như chính quyền các cấp không hề nhắc nhở hoặc có động thái gì để công trình được xây dựng một cách ồ ạt, gấp rút.

Liên tục xây dựng không phép

Cách đây hơn 6 năm, theo thống kê của Sở VH-TT-DL Quảng Ninh, Cty Tùng Lâm đã tiến hành xây dựng tới 9 điểm thi công ở Yên Tử không phép. Suối Giải Oan cũng bị dựng cầu, kè đá không phép. Thậm chí, vào thời điểm đó, cơ quan chức năng cho biết còn chưa nhận được bản quy hoạch, thiết kế nào do Tùng Lâm báo cáo.

Công ty giải thích việc dựng ki ốt, cầu, kè đá để khu vực này đỡ lụp xụp hơn, phục vụ khách tham quan thuận lợi hơn. Trong khi công ty cho biết đã xin phép địa phương thì Chủ tịch UBND thị xã Uông Bí khi đó khẳng định chỉ cho phép công ty dựng tay vịn tại các khúc cua nguy hiểm. UBND cũng đã có yêu cầu hoàn trả nguyên trạng nhưng hiện cầu đá này vẫn còn.

Vì sao một công trình xây dựng sai phép ngay trong lòng Di tích quốc gia đặc biệt, dù đã có quyết định phá bỏ nhưng vẫn tồn tại đến bây giờ?

Sự yếu kém trong quản lý được đặt trong bối cảnh hiện địa phương đang dần dần hiện thực hóa việc làm hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho Yên Tử. Ngày 23/9/2014, website của Trung tâm di sản thế giới UNESCO đã đưa hồ sơ Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ di sản thế giới.

Anh Thư

Hiểu về hạnh tinh tấn

Hiểu về hạnh tinh tấn

Đăng lúc: 06:29 - 19/10/2015

Lời Phật dạy trong kinh Bồ Tát Bổn Hạnh: “Tánh biếng nhác đem lại hậu quả vô cùng tai hại. Nếu người ở đời mà biếng nhác thì cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, tài sản nghiệp nhà không phát triển. Nếu hàng xuất gia mà biếng nhác thì không thể vượt ra khỏi bể khổ sanh tử. Do đó biết rằng tất cả kết quả tốt đẹp đều phát sanh từ hạnh tinh tấn.”


Vậy tinh tấn là gì? Tinh là tinh chuyên, thuần nhất, không xen tạp; Tấn là đi tới không thối lui.

Tinh tấn là luôn luôn chuyên tâm nhất trí, cố gắng không ngừng để tiến tới một mục đích toàn thiện, tốt đẹp, sáng sủa, an vui. Còn theo nghĩa thông thường, tinh tấn nghĩa là siêng năng, chuyên cần. Nhưng trong chữ tinh tấn có hàm nghĩa chuyên cần, siêng năng để đạt một mục đích chân chính tốt đẹp chứ không phải siêng năng chuyên cần trong mục đích không tốt đẹp, hẹp hòi, ích kỷ. Ví như người triệu phú chăm lo làm giàu, để thu lợi về mình cho nhiều, như thế không được gọi là chánh tinh tấn; Chàng trai si tình, chuyên tâm trì chí làm những việc kinh thiên động địa để được lòng người yêu, như thế không phải là chánh tinh tấn; Người ham mê cờ bạc, ngồi liền mấy ngày đêm, mặc dù lưng đã mỏi, đầu đã nặng nhưng cố đánh thêm vài ván nữa, như thế cũng không được gọi là chánh tinh tấn. Tất cả những ví dụ trên được gọi là “Tà tinh tấn”.

Trong giáo lý đạo Phật tinh tấn thường có trong các phạm trù như: 01 tâm sở thiện trong 51 tâm sở; “Tứ như ý túc, Tứ chánh cần, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất thánh tài (Thất Bồ Đề Phần), Bát chánh đạo,”trong 37 phẩm trợ đạo;…

Như vậy, tinh tấn rất cần thiết không những cho người tu học Phật mà còn cho các hạng người trong các ngành nghề sĩ, nông, công, thương. Một học sinh không siêng năng, chăm chỉ học hành thì không có kiến thức cũng như trình độ hiểu biết dẫn đến trong cuộc sống gặp nhiều khó khăn, hơn thế nữa là góp phần tăng thêm những tệ nạn trong xã hội; Một người nông dân không chịu khó, siêng năng cày cấy, gieo hạt giống tốt, chăm sóc, bón phân, thường xuyên nhổ cỏ, tưới nước,… thì sẽ không có vụ mùa để thu hoạch; Một người công nhân không chịu khó, cần mẫn làm việc thì sẽ không có cơm ăn, áo mặc dễ dẫn đến mất việc và thất nghiệp lâu dài lâm vào những tệ nạn xã hội; Một người thương buôn không chịu khó đi đây, đi đó để học hỏi, không chịu khó tìm ra những chính sách, chiến lược kinh doanh,… thì dễ dẫn đến phá sản. Cũng vậy đối với một hành giả tu học Phật pháp mà biếng nhác thì sẽ mất pháp bảo. Bởi vì, một người phát tâm học Phật là để giải thoát khỏi sanh tử luân hồi hoặc ít nhất là thoát khỏi bốn đường ác (A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Muốn giải thoát thì phải tinh tấn đoạn trừ tham sân si. Tuy nhiên, tinh tấn ở đây phải được hiểu cho thật đúng nghĩa là không phải tinh tấn khổ hạnh ép xác, bởi vì nó có hại, không đưa đến yểm ly, ly tham, giác ngộ, niết-bàn. Sự hành thân hoại thể ấy chỉ đưa đến việc chấm dứt sự sống chứ không thể chấm dứt phiền não, giải thoát sinh tử khổ đau giống như trường hợp của Thái tử Tất-đạt-đa và 5 anh em ông Kiều Trần Như phải tu khổ hạnh 6 năm trong rừng chỉ uổng công chứ không đem lại kết quả tốt đẹp như mong muốn. Mặt khác chúng ta phải tinh tấn đoạn trừ phiền não bằng cách thường kiểm soát ba nghiệp trong sáu thời. Sớm tối mỗi ngày, từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến tối, từ tối đến sáng, cho đến một giờ một khắc, một niệm một sát-na, hành giả phải kiểm soát ba nghiệp. Ban đầu thực tập kiểm soát được trong một ngày đêm hành giả tạo tác bao nhiêu nghiệp thiện, ba nhiêu nghiệp bất thiện. Rồi từ đó dần dần kiểm soát đừng để tạo tác các nghiệp bất thiện bằng những lời Phật dạy như quán tứ niệm xứ, quán nhân duyên nghiệp báo, quán về quả khổ của ác nghiệp trong ba đường ác,… Sự thực tập kiểm soát cũng như các phương pháp đoạn trừ phiền não phải được áp dụng hằng ngày trong các công việc, thời khóa công phu, trong các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Được như vậy thì mới gọi là tinh tấn. Cũng ví như một người trồng lúa ngoài những việc cày cấy, gieo giống, tưới nước, bón phân,… còn phải thường xuyên dọn cho sạch cỏ thì cây lúa mới phát triển và cho hạt tốt được. Cỏ ở đây được ví như phiền não, thường xuyên dọn cỏ nghĩa là thường xuyên làm sạch phiền não trong tâm của mỗi hành giả vậy.

Nói tóm lại, người tu hành không có tinh tấn chẳng khác gì kẻ muốn vượt qua bể rộng mà không có thuyền bè. Do đó cần phải tinh tấn, vì tinh tấn là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy ta tiến mau trên đường thiện. Không có tinh tấn dù hành giả có sáng suốt bao nhiêu, có nhân từ đức hạnh bao nhiêu, hành giả cũng không làm được việc gì có lợi cho mình, cho xã hội. Cho nên,lời dặn cuối cùng của Đức Thế Tôn với các đệ tử trước khi Ngài từ giả cõi đời để nhập niết bàn là:

“Hỡi các đệ tử hãy tinh tấn lên để được giải thoát”.

Tâm Tri

Cục trưởng Mỹ thuật: 'Tượng Phật ở Thái Bình sập do làm tùy hứng'

Cục trưởng Mỹ thuật: 'Tượng Phật ở Thái Bình sập do làm tùy hứng'

Đăng lúc: 21:57 - 16/07/2015

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa) cho biết, không riêng bức tượng Phật mới bị sập ở Thái Bình mà rất nhiều địa phương có tình trạng tự ý xây dựng các tượng đài, công trình tôn giáo.
Tượng Phật trăm tấn đang thi công bất ngờ đổ sập / Tượng Phật trăm tấn đổ do lực đỡ yếu
- Ông đánh giá thế nào về việc công trình tượng Phật nặng hàng trăm tấn đang xây dựng ở chùa Sóc (Quỳnh Phụ, Thái Bình) bị đổ sập?

- Tượng đài được xây dựng khi không có phép, tồn tại đã là một khuyết điểm, giờ còn sập đổ nữa thì cần phải truy cứu trách nhiệm. Dù chi phí xây dựng do xã hội hoá nhưng tiền nào cũng từ dân mà ra. Ở đây, lỗi truy căn nguyên từ cấp xã đến huyện. Các đơn vị như Phòng Văn hoá, Xây dựng, UBND huyện... phải nắm được công trình nào sắp hoặc đang thi công trên địa bàn để kiểm tra, xem xét cho dừng nếu không có giấy phép.

vi-kien-thanh-6397-1436859161.jpg
Cục trưởng cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm Vi Kiến Thành.
Hậu quả to lớn nhất của việc bức tượng Phật sụp đổ là tác động rất xấu đến mặt tình cảm, tâm linh của người dân. Họ gửi gắm tình cảm, tâm tư vào Phật giáo, tin theo thuyết giáo của nhà chùa mà bây giờ biểu tượng cho niềm tin ấy bị một số người làm không đúng quy định gây đổ sập thì ảnh hưởng về tinh thần là khó đo đếm nổi.

- Tượng đài nói chung muốn xây dựng phải theo quy trình như thế nào?

- Đầu tiên, lãnh đạo địa phương sau khi đồng ý xây dựng công trình, sẽ giao cho một chủ đầu tư thực hiện. Đơn vị này cần xây dựng một dự án thiết kế, chi phí, bộ máy vận hành... rồi trình lên các cấp. Công trình ở cấp nào sẽ do chủ tịch UBND cấp đó duyệt. Các phòng/sở Văn hoá, Xây dựng là đơn vị thụ lý hồ sơ, thẩm tra, tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, các công trình xây ở trung tâm hành chính lớn, khu di tích lịch sử văn hoá, trước khi UBND tỉnh cấp giấy phép còn phải xin ý kiến của Bộ Văn hoá.

Ngay từ phác thảo bước một đã phải có sa bàn, mô hình của không gian kiến trúc và mẫu tượng. Sau đó đến bước dựng mẫu xem hình thức, nghệ thuật, cấu trúc ra sao rồi phóng đất sét tỷ lệ 1:1. Từ bản 1:1 này, người ta sẽ tính kết cấu sắt thép, xây dựng thế nào cho đảm bảo bền vững rồi mới chọn chất liệu đá, đồng hay bê tông.

Mỗi bước đều có hội đồng thẩm định do UBND lập gồm các nhà điêu khắc, xây dựng, kiến trúc sư, hoạ sĩ…, nhằm đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho tượng đài. Công trình cấp quốc gia thì hội đồng cấp trung ương. Công trình địa phương thì thành viên hội đồng có thể là chuyên gia của địa phương đó. Để đảm bảo chất lượng công trình, địa phương có thể mời chuyên gia trung ương vào hội đồng và có trách nhiệm theo công trình từ lúc làm đề án đến sau khi nghiệm thu.

Tượng Phật ở Thái Bình hoàn toàn không thực hiện các quy trình trên, làm tuỳ tiện, tuỳ hứng, không tính toán kết cấu hay lập hội đồng chuyên gia thẩm định... nên mới dẫn đến hậu quả bị đổ sập như vậy.

IMG-3096-JPG-6924-1436882248-4724-143693
Công trình tượng Phật ở Thái Bình sập sau 2 năm xây dựng. Ảnh: Giang Chinh.
- Qua thực tế kiểm tra, theo dõi, Cục Mỹ thuật đánh giá như thế nào về tình trạng tự ý xây dựng tượng đài và công trình tôn giáo ở các địa phương?

- Tượng Phật ở Thái Bình đổ, người ta mới biết nó chưa được cấp phép xây dựng. Thực trạng này hiện nay khá phổ biến, chủ yếu là các công trình tôn giáo.

Nhiều địa phương cho rằng tượng đài tôn giáo theo ngạch riêng, xây trong khuôn viên của chùa thì do nhà chùa thực hiện. Cục Mỹ thuật nhiều lần nhận được văn bản từ các địa phương, hỏi về việc tượng tôn giáo có chịu điều chỉnh của Nghị định 113? Chúng tôi xin khẳng định lại, đây là điều đương nhiên.

Nghị định 113 về hoạt động mỹ thuật quy định, tượng đài muốn xây dựng phải được UBND tỉnh/huyện cấp phép. Nghị định này cũng nêu rõ tượng đài là tượng được xây dựng ở ngoài trời, có phần đài, phần tượng, có quy mô, kích thước lớn, mang tính biểu tượng trong đó gồm cả tượng tôn giáo...

Một cái nhà xây lên với nhiều công năng khác nhau như bệnh viện, trường học… nhưng bản chất vẫn là cái nhà và phải tuân theo đúng Luật Xây dựng. Tượng đài cũng như thế.

Quỳnh Trang (thực hiện)

phat 2(1)

Tu để chuyển hóa phiền muộn khổ đau

Đăng lúc: 19:38 - 09/06/2015

Như chúng ta đã biết, đã làm người ai cũng đều có những tâm niệm xấu ác cho nên chúng ta cần phải tu, cần phải sửa, cần phải chừa bỏ như tham lam, sân hận, si mê, kiêu ngạo, nghi ngờ, đố kỵ, tị hiềm, ganh ghét, hơn thua, cố chấp, che giấu, bỏn sẻn, keo kiệt, ích kỷ, dối trá gạt gẫm, lười biếng ăn không ngồi rồi. Chúng ta cần phải chuyển hóa từ bỏ những tâm niệm trên, như vậy mới gọi là người tu hành chân chính?

Thường những chướng duyên nghịch cảnh là điều lợi ích trên con đường tu đối với các vị đang hành Bồ-tát đạo, vì đó là cơ hội để Bồ-tát biết cách an nhẫn, để vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời. Ngược lại, những người chưa đủ niềm tin về nhân quả, sẽ cho đó là chướng duyên, nên đa phần đều oán trời trách đất và không kham nhẫn để vượt qua mà phải chịu nhiều phiền muộn khổ đau.
Tục ngữ Việt Nam có câu: Thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Câu nói này dân gian cho rằng tu tập tại gia là việc dễ nhất, bởi vì các thành viên trong gia đình đều là những người thân yêu, nên mọi việc đều có thể cảm thông và tha thứ hơn, dễ bỏ qua những lỗi lầm sai trái, như cha mẹ thương con, vợ chồng thương yêu, anh chị em vui vẻ thuận thảo với nhau.

Kế đến, khi ra chợ làm ăn mua bán, mà muốn tu thực là không phải dễ, bởi vì những người ở ngoài chợ tập trung nhiều thành phần khác nhau, mua bán giống như làm dâu trăm họ, nếu không khéo một chút thì mất mối! Vô chùa tu lại càng khó hơn, bởi vì giới luật nhà chùa, khắc khe nghiêm ngặt, thường được sự giám sát của các bậc đạo cao đức trọng, sống muốn ít biết đủ, ăn chay và đi ngược lại sự ham muốn của người đời.

Nhưng thực chất tu ở chùa là dễ dàng nhất, bởi vì không phải lo chuyện tính kế sinh nhai, không bận rộn hay bị tiêm nhiễm chuyện thế gian, có thầy lành bạn tốt sách tấn tu hành. Còn tu tập tại gia là việc khó khăn nhất, bởi vì người trong gia đình quá quen thuộc, cho nên dễ lờn mặt, khó tu khó sửa, tình cảm luyến ái nặng nề, không người nhắc nhở, khuyến khích tu tập, do đó mà bụt nhà không linh, không thiêng là vậy đó.

Hơn nữa cuộc sống thế gian của người tại gia, đủ thứ cám dỗ, và rất nhiều cái bẫy đang giăng sẵn chực chờ nào là bẫy tiền tài, bẫy danh vọng, bẫy sắc đẹp, bẫy ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều, vã lại với đủ thứ phiền não, khổ đau cuộc đời, suốt ngày bận rộn với công kia việc nọ, không có thời giờ, thì thử hỏi làm sao tu được?

Tu chợ so với tu nhà thì ít khó hơn, bởi vì mỗi ngày chỉ đi chợ chừng một tiếng đồng hồ là nhiều, có khi mỗi tuần chỉ đi chợ năm ba ngày, tu ngoài chợ chỉ cần nhỏ nhẹ, tế nhị, bán đúng giá thuận mua vừa bán, thường thì người mua dễ bị lầm hơn.

Vậy theo quan niệm nào mới thật sự là đúng? Thật ra mỗi chỗ mỗi nơi đều có cái khó riêng của nó, ai có duyên tu trong điều kiện nào thì chỗ đó là số một. Tu chợ, tu tại gia rất cần thiết cho đại đa số quần chúng bởi vì nó là nhân tố nền tảng đối với gia đình và xã hội. Tóm lại, bất cứ hoàn cảnh nào, dù dễ hay khó, chúng ta phải cố gắng tu vì đó là quyền lợi của bản thân, mình không biết tu thì sẽ gánh chịu hậu quả khổ đau, tu được mình sẽ an lạc, hạnh phúc!

Phật dạy yêu thương xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được như ý khổ. Nhờ có khổ như vậy nên chúng ta mới đến chùa tìm hiểu học hỏi, mong sao để được hết khổ. Nhưng phần đông rơi vào tình trạng lấy cảnh chùa làm nơi trốn tránh cuộc đời, trốn tránh trách nhiệm, bổn phận đối với gia đình người thân.

Tu học là nhằm mục đích để tỉnh thức, nhận ra những điều sai lầm mà trước đây mình không hề hay biết. Ai cũng muốn được thương yêu một cách bình đẳng. Ngày nay, vợ chồng ly dị là chuyện thường. Sống chung mà không biết thương yêu nhau, chỉ làm khổ nhau thì tốt hơn là nên ly dị. Nhưng nhiều khi ly dị xong ta lại cảm thấy cô đơn, muốn đi tìm một người tình khác để yêu, để cưới và để rồi lại ly dị. Tại sao lại như vậy, tại vì mình không biết nhường nhịn và sẻ chia, không biết cảm thông và tha thứ cho nhau.

Nhiều lúc khổ quá, muốn đi tu, nhưng tu làm sao cho yên khi tình cảm dành cho nhau vẫn còn ướt át? Và chúng ta nên nhớ tu không phải là dứt hết tình nghĩa, mà là thay đổi quan niệm sống để không quá bi lụy trong tình yêu. Nếu chúng ta dứt hết tình cảm thì đâu còn là người nữa, tu như vậy vô tình chúng ta ví mình như gỗ đá và trốn tránh cuộc đời?

Tu là sửa, là chuyển hóa, là thay đổi, là từ bỏ, chuyển khổ đau thành an vui hạnh phúc, chuyển tình thương yêu ích kỷ, thành tình thương yêu bình đẳng, vị tha. Vào chùa học đạo mà chỉ biết thương Phật tượng, Phật gỗ mà không biết thương yêu giúp đỡ mọi người thì đó chưa phải là người tu hành chân chính.

Có khi nào trong cuộc sống với bộn bề công việc, ta biết dừng lại để tự hỏi chính mình sinh ra đời để làm gì? Chắc chắn ai cũng nói rằng để lập gia đình, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường? Ðể gầy dựng sự nghiệp tương lai cho bản thân và gia đình? Từ quan niệm đó chúng ta chạy theo tiền tài, danh lợi, địa vị, tình yêu, sắc đẹp, của cải, và ăn sung mặc sướng nên ta mặc tình gieo tạo tội lỗi!

Thật chất ta lớn lên lấy vợ lấy chồng không phải để thỏa mãn tình cảm nhục dục hay lấp vá khoảng trống cô đơn, mà là để học sự thương yêu trong hiểu biết và biết cách hòa hợp của hai trái tim, khi sống chung với nhau trong một mái ấm gia đình.

Tất cả mọi người trên thế gian này ai cũng phải điều biết "tu tâm", nghĩa là chúng ta chừa bỏ những tâm niệm xấu ác có tính cách làm tổn hại cho người và vật. Nhờ vậy, chúng ta ngày càng mở rộng tấm lòng từ bi rộng lớn, để đem niềm vui làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh, bằng tình người trong cuộc sống.

Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thân và gia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy. Chúng ta đã gieo nhân trước kia thì giờ đây gặt quả, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, kết quả tốt hay xấu khi hội đủ nhân duyên quả báo liền đến.

Trong cuộc sống của chúng ta ai cũng mong cầu hạnh phúc nên suốt đời cứ mãi tìm kiếm để vượt qua hai điều thiếu thốn: Thứ nhất là thiếu thốn về vật chất và thứ hai là thiếu thốn về tinh thần. Người thiếu thốn về vật chất thì cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, có khi không nhà cửa hoặc có thì với túp lều lụp sụp, thân phải khổ sở nhọc nhằn làm thuê làm mướn, đầu tắt mặt tối mà nợ nần vẫn chồng chất.

Người thiếu thốn về tinh thần thì tham lam, ích kỷ, gian xảo, dối trá, ganh ghét tật đố, lường gạt, đầu trộm đuôi cướp gây ra nhiều tội lỗi làm tổn hại đến gia đình người thân và xã hội. Thế gian con người chỉ lo thiếu thốn về vật chất, mà ít ai nghĩ ngợi và lo lắng đến tinh thần!
Gia đình người thân biết tu tâm, thì mới được bình yên, an vui, hạnh phúc. Xã hội biết tu tâm, thì đất nước mới an cư lạc nghiệp trên tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.Thế giới ai cũng biết tu tâm, thì mọi người sống trong hòa bình. Phật tử biết tu tâm, mới mau vượt qua biển khổ sông mê.
Một người biết làm lành, tránh xa những điều xấu ác thì người ấy trở nên hiền từ và đức độ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì mọi người đều được bình yên, hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì tất cả mọi người đều sống trong an lạc, thái bình. Hết thảy mọi người đều tránh dữ làm lành, thì chúng ta sẽ sống trong thế giới đại đồng, hưởng trọn vẹn niềm vui cực lạc.
Tâm là "cái hiểu biết phân biệt tốt xấu, đúng sai", hay gọi là phần tinh thần. Tâm không có hình tướng dài, ngắn, vuông, tròn, hay có màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng, đen, nâu. Chúng ta không thể dùng con mắt mà thấy được tâm; cũng không thể dùng tay chơn sờ mó rờ đụng được tâm; chỉ thấy cái tác dụng của nó qua mắt tai mũi lưỡi thân ý, nên biết có tâm.
Cũng như "điện", người ta không thể thấy nghe hay rờ mó được điện; chỉ do thấy cái tác dụng của nó mà biết có điện. Như cho điện vào bóng đèn thì thấy đèn sáng, cho điện vào quạt thì thấy quạt xoay, cho điện vào bàn ủi thì thấy nóng, cho điện vào tủ lạnh thì thể lỏng đông đặc lại v.v…. Chính vì vậy mà người ta biết là có điện. Tâm Phật chúng ta cũng lại như thế, vì nó có tác dụng thấy, nghe hay biết mà không dấy niệm phân biệt tốt xấu, đúng sai v.v… nên chúng ta biết có tâm.
Nhưng tâm chia ra làm hai phần: Tâm chơn còn gọi là tâm thường biết rõ ràng, tâm vọng còn gọi là tâm phân biệt hư dối. Tâm chơn thì không thể dùng lời nói luận bàn, hay ý thức suy nghĩ mà được, chỉ thấy nghe hay biết mà không vọng động, hình ảnh sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó. Tâm vọng hư dối là hay suy nghĩ phân biệt tốt xấu, đúng sai, ta người…..
Chúng ta làm chủ bản thân qua suy nghĩ, lời nói rồi dẫn đến hành động chân chính bằng sự tỉnh giác trong từng phút giây, nên ta có thể cảm nhận được bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Người Phật tử chân chính sẽ nhìn thấy tất cả mọi sự việc xãy ra, đều có thể giúp cho chúng ta đạt được bình yên, hạnh phúc trong giờ phút hiện tại bằng cách buông xả mọi tâm niệm xấu ác.Nếu ai cũng sống và thấy như vậy, thì việc tu hành của mình sẽ mau chóng thành tựu, vì chúng ta thấy ai cũng là người ơn của mình, không thấy ai là kẻ thù chỉ có người chưa thông cảm với ta mà thôi.
Khi chúng ta đã biết thế nào là tu tâm rồi, việc kế tiếp là phải cố gắng sửa đổi tâm tính của chúng ta, phải quyết chí chừa bỏ những thói hư, tật xấu, phải chiến thắng những tâm niệm tham lam, sân hận, si mê, phải từ bỏ những lời nói ác độc, ganh tị, đố kỵ, phải vứt đi những hành động xấu xa tội lỗi, và sát sinh hại vật.
Chúng ta vì không chịu tham cứu kinh điển, học hỏi suy xét, quán chiếu lời Phật dạy, nên ta mới mắc phải những sai lầm đáng trách như vậy, vì chúng ta không có niềm tin sâu sắc đối với nhân quả.

Phật dạy hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp. Chúng ta muốn tu tâm dưỡng tánh trước tiên phải tin sâu nhân quả, hãy tự mình quán chiếu, soi sáng lại chính mình để nhìn thấy rõ những tâm niệm sai lầm mà tìm cách chuyển hóa thay đổi theo thời gian, bởi vì, ”giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
Kế đến chúng ta từng bước dẹp bỏ tâm xấu xa độc ác, phát triển tâm từ bi trí tuệ. Tu là điều kiện tất yếu không chỉ dành riêng cho Phật tử mà tất cả mọi người muốn hết khổ được vui đều phải tu, không ai có thể ban phước giáng họa cho ta.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 6
  • Hôm nay 3,263
  • Tháng hiện tại 39,718
  • Tổng lượt truy cập 23,445,967