Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Lắng nghe để hiểu & thương

Lắng nghe để hiểu & thương

Đăng lúc: 23:58 - 27/03/2016

Một con cú già khôn ngoan sống ở cây đa. Nó càng nhìn thấy sự đời thì càng ít nói. Mà nó càng ít nói thì lại lắng nghe nhiều. Tại sao mình lại không như con cú già khôn ngoan kia? (Khuyết danh).
bo-tat-QTa.jpg
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian...

Khi còn bé thơ, chúng ta được dạy ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’. Và càng nói nhiều thì đó là dấu hiệu phát triển bình thường. Nhưng ít khi nào chúng ta được dạy phải biết lắng nghe. Và phần nhiều, cha mẹ, thầy cô, các bậc phụ huynh, v.v… không để tâm nhiều đến chuyện dạy dỗ cách biết lắng nghe. Tất nhiên, cha mẹ hay các thầy cô có dạy mình phải biết nghe lời. Nhưng ít khi chúng ta được dạy cách biết lắng nghe cho đúng.

Thường khi trong một cuộc đối thoại, chúng ta muốn người đối diện nghe ý kiến của mình muốn phát biểu, hay diễn đạt hơn là mình nên lắng nghe ý tưởng của họ. Nếu đã là vậy, rõ ràng không có sự lắng nghe xảy ra. Mà hễ không có sự lắng nghe, hiểu và cảm thông sẽ không bao giờ được thiết lập. Vợ chồng thường hay gặp phải tình cảnh này, nên có câu nói chọc cười: ‘Ngày xưa chồng nói vợ nghe. Bây giờ chồng nói vợ chê lắm mồm’. Cho nên, biết lắng nghe là nhịp cầu nối đầu tiên cho sự hiểu biết, cảm thông.

Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Theo phẩm Phổ môn trong kinh Pháp hoa, sở dĩ Ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ cứu nạn, mỗi khi chúng sanh bị khổ ách, nguy cấp, nhất tâm niệm danh hiệu của Bồ-tát, Ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách.

Nhiều kinh điển nói về công hạnh của Bồ-tát, về sức uy thần diệu dụng của Ngài, thường hiện thân khắp nơi cứu giúp người đang đau khổ trên trần gian. Nhưng để tu tập theo hạnh nguyện từ bi, cứu khổ của Ngài, thiết nghĩ, chúng ta nên tìm hiểu thêm một số chi tiết về những hạnh nguyện đó.

Trong kinh Pháp hoa nói Ngài thường thị hiện 33 hóa thân. Nhưng theo thiển ý, chắc đây là con số tượng trưng. Ngài được mô tả là một vị Bồ-tát luôn hóa thân cứu khổ mọi loài chúng sinh. Ngài hóa thân là một hiện tượng đặc thù theo tinh thần ‘tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên’, biểu lộ tấm lòng đại từ bi, không phân biệt kẻ thân, người sơ, kẻ thâm tín, người hoài nghi, thậm chí người vô thần, ngoại đạo.

Hiện tượng hóa thân nói lên sự thấu hiểu và cảm thông thật sâu sắc nỗi sợ hãi, mối ưu lo của chúng sinh trong thế giới đảo điên, mộng tưởng. Để được tiếp cận với một chúng sinh đang đau khổ, Ngài hiểu rõ rằng một người xa lạ, dù là một Bồ-tát, sẽ khó có thể đến gần để chúng sinh kia được giãi bày nguồn cơn nỗi khổ của mình.

Theo kinh nghiệm đời thường cho thấy, khi chúng ta đang đau khổ hoặc phiền não mình chỉ muốn chia sẻ với ai biết lắng nghe, thông cảm, và không có ý phê phán, bình phẩm về những điều mình đã làm sai, hay tâm tình mình đang giãi bày, thổ lộ. Và thường mình muốn chia sẻ với người quen biết, dễ thương, hoặc người nào tôn trọng ý tưởng và tình cảnh của mình. Nếu hiểu được điều này, chúng ta có thể đóng vai sứ giả của Đức Quán Thế Âm, lắng nghe mà không phê bình, chỉ trích để giúp làm vơi nỗi khổ của người.

Thật ra, ai trong chúng ta cũng đều có khả năng làm sứ giả Quán Âm, và muốn thành tựu vai trò này đòi hỏi mình phải biết lắng nghe.

Nhưng biết lắng nghe là một nghệ thuật. Nghĩa là chúng ta phải quên mình đi mà chỉ biết nghe người kia đang nói gì. Biết lắng nghe đòi hỏi mình phải biết lắng đọng tâm tư để nghe rõ thông điệp của người mình đang đối diện. Cái bi kịch thường hay xảy ra cho chúng ta là khi mình muốn học hạnh lắng nghe nhưng cứ mỗi khi nghe xong câu chuyện mình lại diễn dịch nó qua lăng kính kinh nghiệm của bản thân, giống như mình nhìn thấy một sự kiện qua cặp kính màu của mình, nên thay vì hiểu và cảm thông, chúng ta lại chỉ trích hay phê phán người đối diện là dở cái này, thiếu cái nọ.

Do đó, hành động lắng nghe của mình bị thất bại. Nếu chúng ta biết lắng nghe qua tâm hạnh từ bi như Bồ-tát Quán Thế Âm, chúng ta biết tôn trọng ý tưởng của người nói và lắng nghe cho kỹ những nỗi khổ đau mà họ đang trải nghiệm, thì công sức lắng nghe của mình sẽ chắc chắn mang lại một kết quả tốt và có thể sẽ làm vơi đi nỗi khổ của người.

Ngoài việc hóa hiện các thân để cứu độ, Ngài còn có khả năng làm cho chúng sinh hết lo sợ (vô úy thí). Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn có nêu lên 14 hoàn cảnh, những trường hợp tượng trưng, mà Ngài đã vận dụng năng lực vô úy để cứu độ. Năng lực vô úy là một khả năng đặc thù mà chỉ có những ai thật định tĩnh, tự tin, và từ bi vô hạn mới có thể làm được. Như một bà mẹ thương con vô cùng mới có thể làm con mình yên tâm dù hoàn cảnh trước mặt đang xảy ra vô cùng bất lợi và nguy hiểm. Sở dĩ chúng ta cảm thấy an lòng, không hoảng sợ, kinh hoàng trước sự hiện diện của Bồ-tát Quán Thế Âm vì Ngài sẵn lòng hy sinh bản thân để cứu độ mọi người.

Chúng ta cũng đã từng nghe qua năng lực vô úy này được các thiền sư thể hiện, như trong câu chuyện sau: Trong thời nội chiến ở Triều Tiên, một vị tướng soái dẫn quân đánh chiếm hết vùng này đến vùng kia, hủy diệt hết những gì cản trở bước tiến của ông ta. Dân chúng trong thành biết đoàn quân của vị tướng đang đánh tới, và nghe tiếng tàn bạo của ông ta nên mọi người đều trốn lánh vào vùng núi cao.

Vị tướng tiến chiếm thành không người và ra lệnh quân lính tìm kiếm dân trong thành khắp nơi. Vài người lính trở về báo cáo chỉ có một thiền sư còn ở lại. Vị tướng quân liền vội vã đến chùa, đi thẳng vào bên trong, rút gươm ra, và nói: “Lão thầy chùa kia, ông không biết ta là ai sao? Ta là người có thể thản nhiên lấy mạng của ông không chớp mắt”. Vị thiền sư nhìn thẳng vào mặt ông tướng soái và bình thản trả lời: “Và tôi, thưa ngài, là người có thể để ngài lấy đầu mà cũng không chớp mắt”. Vị tướng quân nghe xong, liền cúi đầu và bỏ đi.

Sợ hãi là bản năng của con người, ai sinh ra cũng có. Nhưng các bậc thánh, hay như người căn tính yếu kém như chúng ta, nếu biết tu tập tinh chuyên và có lòng từ bi vô lượng, đều có khả năng, không những vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, mà còn khéo giúp người khác an tâm, không lo sợ. Tu tập hạnh từ bi có khả năng giúp mình vượt qua khổ hải và cũng giúp được người vơi bớt khổ đau. Vậy muốn có được năng lực vô úy thì chúng ta không thể thiếu hạnh từ bi.

Tuệ giác của pháp môn lắng nghe, không chỉ nằm trong việc lắng nghe âm thanh, lời nói, ngôn ngữ của người đối diện, mà còn vận dụng hết cả thân tâm mình từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và cả ý căn, để hiểu thấu và thấy rõ từ cử chỉ, hành vi, và sắc diện của họ đang nói lên những gì, mà lời nói, ngôn ngữ chưa diễn đạt, trình bày được hết ý của câu chuyện.

Chỉ cần vận dụng một phần ba (1/3) năng lượng của tuệ giác lắng nghe là chúng ta đã có thể giúp vơi đi nỗi khổ của người khác nhiều lắm rồi. Nhưng tiếc thay, đa số chúng ta thích nói hơn là thích nghe nên năng lượng của tuệ giác lắng nghe ít khi được sử dụng. Sở dĩ, mình thích nói hơn lắng nghe vì bản ngã, hay cái ta, đóng vai trò lớn trong việc thể hiện tầm quan trọng của bản thân, con người mình. Không ai muốn đóng vai trò ‘thấp cổ, bé miệng bao giờ!’. Hiểu rõ được điều này và phải vận dụng nhiều công phu tu tập mới có được chút khả năng lắng nghe vi diệu của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Nhân ngày lễ vía của Đức Bồ-tát, chúng ta hãy cùng nhau vận dụng hết năng lực của mình để nhất tâm tu tập nguyện noi theo công hạnh của Ngài và để xứng đáng làm một sứ giả của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Tháng 10-2015
Tuệ Nghiệp

Sự đau khổ và cách thức diệt trừ

Sự đau khổ và cách thức diệt trừ

Đăng lúc: 19:49 - 26/07/2015

Đức Phật đã mô tả đặc điểm giáo lý của Ngài: “Ta chỉ dạy về đau khổ và cách chấm dứt sự đau khổ”.
Phật pháp, trên tất cả, luôn đưa ra một giải pháp cho vấn đề cơ bản của con người. Cũng theo Phật giáo, sự hiện hữu của con người hàm chứa một sự kiện vô thường: không có hạnh phúc nào và cũng chẳng điều gì có thể kéo dài mãi mãi. Mà luôn luôn là đau khổ (Dukkha) và cái chết.
Bước đầu tiên của Phật đạo dẫn đến thức tỉnh là phải nhận thức rõ điều này là vấn đề trước hết trong sự sống của con người, cần phải nhận biết rằng tất cả đều khổ đau – Dukkha. Đây không phải là quan điểm tiêu cực, bởi trong khi ý thức tính phổ biến của khổ, Phật giáo cũng đưa ra một giải pháp là con đường chấm dứt khổ đau. Chính Đức Phật đã mô tả đặc điểm giáo lý của Ngài: “Ta chỉ dạy về đau khổ và cách chấm dứt sự đau khổ”.
C

Đức Phật thuyết pháp – Tranh PG
Khổ – Dukkha được thể hiện qua 3 hình thức. Hình thức thứ nhất đơn giản là khổ “bình thường”, gây cho con người sự đau đớn về thân xác. Nó cũng là nỗi đau tinh thần: buồn phiền vì không đạt được điều mong muốn; sầu não khi xa cách người yêu mến hoặc mất đi những hoàn cảnh sung sướng. Nó cũng là nhiều tình huống đau đớn mà rõ ràng con người ta đều phải gặp: sinh, già và chết. Nền tảng của hạnh phúc là ý thức rằng không có thú vui hoặc khoái lạc nào mãi mãi vững bền. Dù sớm hoặc muộn, sự thăng trầm của cuộc đời sẽ mang lại sự thay đổi. Có một câu trong Phật giáo nói rằng ngay trong tiếng cười cũng có tiếng khóc, vì rằng tất cả tiếng cười đều vô thường. Tính chất bất ổn này nằm trong loại khổ thứ hai, là sự bất mãn vì thay đổi.
Có vẻ hình như chỉ có cái chết mới chấm dứt đau khổ! Song thực ra chết cũng là một hình thái khác của khổ. Theo Phật giáo, vũ trụ vô cùng rộng lớn so với cái thế giới vật lý trước mắt có thể nhận thức được bằng giác quan, và cái chết chỉ là một phần trong chu trình tái sinh bất tận (samsara). Cái chết tự nó không mang đến sự nghỉ ngơi nào cả vì những hành vi lúc sinh thời để lại những hậu quả cho những kiếp sau, giống như những hành động có ý thức trong những kiếp trước thường ảnh hưởng ít nhiều đến kiếp hiện tại.
Loại thứ ba của khổ là sự tương tác di truyền của hành động và nghiệp, vượt quá tầm nhìn và kinh nghiệm của con người. Trong ý nghĩa này, khổ áp dụng cho vũ trụ với tổng thể của nó và không một sinh linh có tư duy nào – con người, thần linh, ma quỉ, thú vật hoặc sinh vật trong địa ngục – dễ dàng thoát khỏi nó. Như vậy khổ không những nói đến sự đau khổ hàng ngày mà còn nói về thế giới cụ thể với những hình thái đau khổ có thể có và hình như vô tận, không có sự diễn dịch đơn giản nào có thể lột tả đầy đủ ý nghĩa.
Mục tiêu của Đạo Phật là sự chấm dứt hoàn toàn mọi hình thức đau khổ và nhờ vậy đạt được Niết-bàn (nirvana), nghĩa là diệt hết tham, sân, si là những thứ chuyên trói buộc con người ta vào vòng sinh tử. Theo đó, Đức Phật và những ai đã giác ngộ không còn khổ, mà cũng không “lăn lộn” trong vòng luân hồi, vì họ không bao giờ còn tái sinh nữa.
Như đã nói, khổ là tính chất tổng quát của vũ trụ, nhưng sự nổi trội của nó biến thiên theo từng “cảnh giới tồn tại” khác nhau. Ở cõi Tịnh độ giới nơi các đại thánh cư ngụ, ít đau khổ hơn Dục sắc giới là nơi cư ngụ của các thần thấp hơn, con người và các sinh vật khác. Giống như Đức Phật, khi quán thế là Ngài đã bước vào Dục sắc giới. Và cũng vậy, con người có thể vào Tịnh độ (Pure land). Điều này thường được thực hiện bằng thiền định, thông qua những mức độ thâm nhập khác nhau. Hình thức đặc thù của khổ trong tình huống này là không trường tồn do thiền gia không có khả năng duy trì trạng thái nhập định quá lâu. Để đạt được hạnh phúc lâu dài, mỗi cá nhân phải cố gắng hiểu được những quá trình vận hành tổng thể vũ trụ, tức là tái sinh và nghiệp, và chúng có thể bị ảnh hưởng như thế nào.
Giáo lý của Đức Phật được diễn tả súc tích nhất trong Tứ diệu đế (Catvary Aryasatyani, nghĩa là 4 chân lý quí giá), một “công thức” rất phổ biến trong Đạo Phật. Những chân lý này, nói về khổ và sự chấm dứt khổ, phản ánh nội dung giác ngộ của Phật. Theo kinh sách, Ngài đã thuyết pháp “Tứ diệu đế” cho 5 vị cùng tu khổ hạnh trước kia ở Lộc uyển (vườn Nai). Bài thuyết pháp này được gọi là “Chuyển pháp luân” và tạo nên một trong những giáo lý cơ bản nhất của Đạo Phật.
Theo đó, chân lý thứ nhất là sự thật tức thực trạng về khổ (Dukkha): Đức Phật nói rằng tất cả mọi thứ đều là khổ: sinh, già, bệnh, chết, chia ly, ước muốn không đạt, hư hoại – trạng thái của tất cả các hiện tượng thay đổi thường xuyên, có nghĩa bất cứ gì trải qua dù thú vị hay đau đớn, đều là khổ. Khổ là tình trạng tổng quát của vô thường, ảnh hưởng đến mọi vật.
Chân lý thứ hai, nguyên nhân khổ (Samudaya): Ngài giảng rằng sự khổ trỗi lên từ sự mê luyến những thứ như khoái lạc nhục thể, có nhiều hơn hoặc ít hơn, sự sống hoặc sự tự hủy. Sự mê đắm, hoặc tham lam là một phần trong vòng 12 duyên nghiệp của Lý duyên khởi, sinh ra từ cảm giác, cảm giác sinh ra từ tiếp xúc giác quan, tiếp xúc giác quan sinh ra từ 6 cơ quan cảm giác, 6 giác quan sinh ra từ trí óc và hình hài, trí óc và hình hài sinh ra từ ý thức, ý thức sinh ra từ hình thể, hình thể sinh ra từ vô minh, vô minh sinh ra từ khổ, khổ sinh ra do sinh, sinh sinh ra do thành, thành sinh ra từ thu giữ, thu giữ sinh ra từ mê luyến, và cứ thế lại quay vòng tròn. Là một trong những nguyên lý được tán dương nhất của Đạo Phật, Lý duyên khởi hàm chứa nhiệp, nhân quả, biến dịch và tự nguyện và con đường mà tất cả những hiện tượng được sinh ra tồn tại. Nó thường được mô tả là khởi đầu của vô minh.
Chân lý thứ ba (Nirodha): Ngài nói rằng để chấm dứt khổ, sự giải thoát tối cao và cuối cùng là cần phải dập tắt lửa tham, sân, si – khi ấy loại trừ được nguyên nhân khổ. Khi hiểu thấu đáo Lý duyên khởi và rút ra được những hậu quả của nó, khi vòng xích bị chặt đứt và sự mê đắm dẫn đến luân hồi được loại trừ thì khi ấy sự chấm dứt hoàn toàn và rốt ráo khổ mới đạt được. Đức Phật gọi chân lý thứ ba là “sự dừng lại”. Niết bàn không phải là tác dụng do một nguyên nhân nào gây ra, vì nếu nó có nguyên nhân, tất sinh hậu quả, thế là lại rơi vào Lý duyên khởi, nên không thể là một phương tiện thoát khỏi “bàn tay” của nghiệp và luân hồi.
Chân lý thứ tư là Bát chánh đạo (Magga): Ngài đưa ra những yếu tố dẫn đến diệt khổ, bao gồm: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chính tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh kiến, và chánh tư duy. Tám yếu tố này xác định ba điều cơ bản trong việc rèn luyện tâm linh Phật giáo gồm luân lý, định tâm và tuệ giác (Giới-Định-Tuệ).
Người ta cũng thường giảng giải Tứ diệu đế theo cách dùng một phác đồ y học. Ở chân lý 1, con người được chẩn đoán mắc bệnh khổ. Chân lý 2 cho biết mê luyến là nguyên nhân căn bệnh này. Chân lý 3 dự báo cho biết bệnh có thể chữa khỏi. Cuối cùng, chân lý 4 kê toa, dùng bài thuốc “Bát chánh đạo” để hồi phục sức khỏe bệnh nhân. Hoặc cũng có thói quen liên hệ một số hoạt động với Tứ diệu đế, Chân lý 1 đã được “lĩnh hội đầy đủ”. Chân lý 2 cần được tiêu trừ: nó đòi hỏi mê đắm phải được dập tắt. Chân lý 3 phải được nhận thức và biến thành thực tế. Và chân lý 4 là trau dồi, “được chuyển thành hiện thực”, tức là tuân thủ và giữ lấy. 4 bốn chân lý nêu trên xem ra vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh. Một giáo lý rất hoàn chỉnh, lại đầy tính nhân bản mang lại niềm tin, sức sống cho con người, xã hội ở bất kỳ thời đại nào. Toàn bộ Phật pháp có thể coi như là bản chi tiết của Tứ diệu đế chính là như vậy!
Nguyễn Sinh
Lược dịch từ Buddhist Channel

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 8
  • Hôm nay 2,849
  • Tháng hiện tại 39,304
  • Tổng lượt truy cập 23,445,553