Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Sau thời Chánh pháp

Sau thời Chánh pháp

Đăng lúc: 09:29 - 31/07/2016

Đời tương lai, sẽ có Tỳ-kheo cạo bỏ râu tóc mà tập theo gia nghiệp...

Thời Thế Tôn tại thế, các đệ tử tại gia cũng như xuất gia đa phần đều tu tập tinh tấn, dễ dàng chứng đắc các Thánh vị. Tuy vậy, Thế Tôn và Trưởng lão Đại Ca-diếp vẫn canh cánh bên lòng về tương lai Phật pháp, sợ ngày sau ít người nỗ lực tu hành. Đến nay, đọc lại những lời dự báo của Thế Tôn, khiến cho chúng ta phải suy ngẫm thật nhiều.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Ca-diếp:

- Nay thầy tuổi đã già, không còn trai tráng nữa, hãy nên nhận thức ăn uống và y phục của các trưởng giả.

Đại Ca-diếp bạch Phật:

- Con không kham nhận y thực ấy. Nay con mặc áo nạp này tùy thời khất thực, vui sướng vô cùng. Vì sao? Tương lai sẽ có các Tỳ-kheo, thân thể nhu nhuyến, tâm tham đắm y thực tốt đẹp rồi thối chuyển việc tham thiền, lại không chịu khổ. Họ lại sẽ nói rằng: ‘Các Tỳ-kheo ở thời Phật quá khứ, cũng nhận lời người thỉnh, nhận y thực của người. Vì sao chúng ta không làm theo pháp của Thánh nhân ngày xưa?’. Vì họ tham đắm y thực, nên sẽ bỏ pháp phục, làm cư sĩ, khiến các Hiền Thánh không còn oai thần nữa. Bốn bộ chúng dần dần giảm bớt. Thánh chúng đã giảm ít thì chùa chiền của Như Lai sẽ bị hủy hoại. Vì chùa Như Lai đã bị hủy hoại thì kinh pháp sẽ bị thất lạc. Khi ấy chúng sanh không còn tinh quang nữa, đã không có tinh quang thì thọ mạng sẽ ngắn ngủi. Khi ấy, chúng sanh kia mạng chung đều rơi vào ba đường ác. Cũng như ngày nay, chúng sanh vì phước nhiều nên đều sanh lên trời, đời tương lai vì làm tội nhiều sẽ vào địa ngục.

Thế Tôn bảo:

- Lành thay, lành thay! Ca-diếp có nhiều lợi ích, thầy làm bạn tốt, làm phước điền cho người đời. Ca-diếp, thầy nên biết! Sau khi Ta nhập Niết-bàn hơn ngàn năm, sẽ có các Tỳ-kheo thối chuyển việc tham thiền, chẳng hành pháp đầu-đà nữa, cũng không khất thực, mặc áo vá, mà tham nhận y thực của trưởng giả thỉnh. Cũng chẳng ở dưới gốc cây, nơi vắng vẻ, ưa thích trang hoàng nhà cửa, cũng không dùng đại tiểu tiện làm thuốc, chỉ đắm trước các dược thảo cực kỳ ngon ngọt, hoặc trong đó tham đắm tài sản, lẫn tiếc nhà cửa, thường cãi vã nhau.

Bấy giờ đàn-việt, thí chủ dốc lòng tin Phật pháp, ưa thích bố thí chẳng tiếc của cải. Khi ấy, đàn-việt thí chủ sau khi mạng chung đều sanh lên trời; còn Tỳ-kheo giải đãi, chết sẽ vào địa ngục. Như thế, này Ca-diếp! Tất cả các hành thảy đều vô thường, không được bền lâu. Lại nữa, Ca-diếp nên biết! Đời tương lai, sẽ có Tỳ-kheo cạo bỏ râu tóc mà tập theo gia nghiệp, tay trái bồng con trai, tay phải ôm con gái, lại cầm đàn sáo, đi khất thực trên các đường phố. Bấy giờ đàn-việt thí chủ thọ phước vô cùng, huống gì ngày nay có những người chí thành khất thực. Như thế, này Ca-diếp! Tất cả các hành vô thường, không được bền lâu.

Ca-diếp nên biết, đời tương lai hoặc có Sa-môn Tỳ-kheo sẽ bỏ Tám chánh đạo và Bảy pháp như nay Ta đã tu tập pháp bảo ấy trong bao vô số kiếp. Các Tỳ-kheo đời tương lai dùng ca khúc, ở trong chúng khất thực để tự nuôi sống. Song các đàn-việt thí chủ cúng thức ăn cho các Tỳ-kheo ấy cũng còn được phước, huống gì ngày nay mà không được phước sao?”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 41.Mạc úy [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.77)

Những biểu hiện như: Tỳ-kheo thối chuyển việc tham thiền, tham đắm tài sản, thường cãi vã nhau; Tỳ-kheo cạo bỏ râu tóc mà tập theo gia nghiệp; Sa-môn bỏ Tám chánh đạo; dùng ca khúc, ở trong chúng khất thực để tự nuôi sống… là dấu hiệu buồn cho thấy đã qua thời Chánh pháp.

Đúng là, “Tất cả các hành thảy đều vô thường, không được bền lâu”. Hình ảnh tương phản “thí chủ tu hạnh bố thí sinh lên cõi trời, Tỳ-kheo giải đãi chết sẽ vào địa ngục” đã chỉ rõ, nhân quả rất rõ ràng. Những ai siêng năng tu tập, hộ trì Phật pháp vẫn gặt hái được phước quả. Còn những ai không thực tâm tu hành mà còn nặng nợ tín thí thì tất yếu phải chịu đọa lạc.
Quảng Tánh

Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng

Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng

Đăng lúc: 16:27 - 20/07/2016

Trung Quốc tấn công Phật Giáo Tây Tạng cũng xem như tấn công vào người Tây Tạng. Gần đây chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, phát biểu: "Các tổ chức Tôn Giáo phải theo đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc".

Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Theo báo cáo ngày 10.5.2016 của tổ chức Free Tibet và Tibet Watch (trụ sở chính tại UK), Trung Quốc đang cố gắng điều khiển Phật Giáo Tây Tạng theo mục đích riêng của họ. Chính quyền đặt camera giám sát các hoạt động trong các tu viện, lập đồn cảnh sát canh bên ngoài, thường xuyên kiểm tra với các quy định 'Tuỳ tiện', giám sát và đàn áp Tăng, Ni đưa đến 143 người tự thiêu để phản đối (tính từ năm 1980-2008) và hàng loạt cuộc biểu tình. Bên cạnh đó mua chuộc các tổ chức Tôn giáo bằng quà cáp, cúng dường hoặc đối xử đặc ân, biến các tu viện thành các địa điểm du lịch, trung tâm giáo dục, hoạt động chính trị, thậm chí là thương mại. 2 tu viện điển hình là Labrang Monastery và Kirti Monastery. Các buổi cầu nguyện hoặc tụ tập đông người vì mục đích Tôn Giáo có lực lượng an ninh giám sát và biến thành các nơi tham quan cho du khách.
Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Thông tin chia sẻ đến những người quan tâm, chia sẻ với Phật tử Tây Tạng cũng như góp với họ một tiếng nói. Mong chúng ta đừng khởi tâm sân hận, học tập người bạn Tây Tạng hướng từ tâm đến những người đang gây ác nghiệp.
Gần đây, sự điều khiển nâng lên tầm cao mới là can thiệp vào sự tái sinh và lựa chọn Đức Dalai Lama tiếp theo (Ngài Dalai Lama hiện nay thứ 14). Trung Quốc tự bổ nhiệm vị trí Dalai Lama tiếp theo một cách thách thức và thiếu minh bạch, cũng không quan tâm các dấu hiệu tái sanh của một Dalai Lama. Bên cạnh đó luôn tìm cách xúc phạm và cho rằng Ngài Dalai Lama hiện tại là kẻ phản bội.
Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Trên 1 diễn đàn, 1 Phật tử Tây Tạng trả lời các bạn bè quốc tế là người Tây Tạng không muốn dùng bạo lực hay gây ra cuộc chiến tranh vũ trang để dành chủ quyền. Họ cho rằng chiến tranh vũ trang sẽ mang lại đau khổ hơn, gây nghiệp xấu, và kéo theo oan trái qua các đời sau. Họ sẽ đấu tranh ôn hoà với từ tâm.
Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Một vài thiền viện trung thành với Ngài Dalai Lama 14 và không khoan nhượng với Trung Quốc (Tibet's intolorable monasteries), đi đầu là tu viện Shak Rongpo Gaden Dargyeling Monastery, đã cố gắng ngăn chặn các nổ lực lật đổ hay phá hoại Phật Giáo Tây Tạng của chính quyền Trung Quốc.
Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Phật Giáo Tây Tạng là một phần văn hoá xã hội không thể tách rời trong cuộc sống thường nhật của người Tây Tạng. Các chính sách tấn công vào Phật Giáo Tây Tạng của Trung Quốc đồng nghĩa với đe dọa người dân Tây Tạng.
(Theo worldreligionnews.com)

32 Tướng Tốt Của Bậc Đại Nhân

32 Tướng Tốt Của Bậc Đại Nhân

Đăng lúc: 23:51 - 17/05/2016

Sau khi Thái tử Tất-Đạt-Đa đản sinh, vua cha Tịnh-Phạn triệu tập các vị tinh thông tướng số đến tiên đoán vận mệnh cho Thái tử. Các vị xem tướng xong, đồng tâu lên rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt của một Bậc Đại nhân, thật hiếm có trên đời. Đây là những dấu hiệu báo trước Ngài sẽ là Bậc vĩ nhân đệ nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua, sẽ là vị Chuyển luân Thánh vương; nếu xuất gia tu hành, Ngài sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ”.

Lắng nghe để hiểu & thương

Lắng nghe để hiểu & thương

Đăng lúc: 10:58 - 28/03/2016

Một con cú già khôn ngoan sống ở cây đa. Nó càng nhìn thấy sự đời thì càng ít nói. Mà nó càng ít nói thì lại lắng nghe nhiều. Tại sao mình lại không như con cú già khôn ngoan kia? (Khuyết danh).
bo-tat-QTa.jpg
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian...

Khi còn bé thơ, chúng ta được dạy ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’. Và càng nói nhiều thì đó là dấu hiệu phát triển bình thường. Nhưng ít khi nào chúng ta được dạy phải biết lắng nghe. Và phần nhiều, cha mẹ, thầy cô, các bậc phụ huynh, v.v… không để tâm nhiều đến chuyện dạy dỗ cách biết lắng nghe. Tất nhiên, cha mẹ hay các thầy cô có dạy mình phải biết nghe lời. Nhưng ít khi chúng ta được dạy cách biết lắng nghe cho đúng.

Thường khi trong một cuộc đối thoại, chúng ta muốn người đối diện nghe ý kiến của mình muốn phát biểu, hay diễn đạt hơn là mình nên lắng nghe ý tưởng của họ. Nếu đã là vậy, rõ ràng không có sự lắng nghe xảy ra. Mà hễ không có sự lắng nghe, hiểu và cảm thông sẽ không bao giờ được thiết lập. Vợ chồng thường hay gặp phải tình cảnh này, nên có câu nói chọc cười: ‘Ngày xưa chồng nói vợ nghe. Bây giờ chồng nói vợ chê lắm mồm’. Cho nên, biết lắng nghe là nhịp cầu nối đầu tiên cho sự hiểu biết, cảm thông.

Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Theo phẩm Phổ môn trong kinh Pháp hoa, sở dĩ Ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ cứu nạn, mỗi khi chúng sanh bị khổ ách, nguy cấp, nhất tâm niệm danh hiệu của Bồ-tát, Ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách.

Nhiều kinh điển nói về công hạnh của Bồ-tát, về sức uy thần diệu dụng của Ngài, thường hiện thân khắp nơi cứu giúp người đang đau khổ trên trần gian. Nhưng để tu tập theo hạnh nguyện từ bi, cứu khổ của Ngài, thiết nghĩ, chúng ta nên tìm hiểu thêm một số chi tiết về những hạnh nguyện đó.

Trong kinh Pháp hoa nói Ngài thường thị hiện 33 hóa thân. Nhưng theo thiển ý, chắc đây là con số tượng trưng. Ngài được mô tả là một vị Bồ-tát luôn hóa thân cứu khổ mọi loài chúng sinh. Ngài hóa thân là một hiện tượng đặc thù theo tinh thần ‘tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên’, biểu lộ tấm lòng đại từ bi, không phân biệt kẻ thân, người sơ, kẻ thâm tín, người hoài nghi, thậm chí người vô thần, ngoại đạo.

Hiện tượng hóa thân nói lên sự thấu hiểu và cảm thông thật sâu sắc nỗi sợ hãi, mối ưu lo của chúng sinh trong thế giới đảo điên, mộng tưởng. Để được tiếp cận với một chúng sinh đang đau khổ, Ngài hiểu rõ rằng một người xa lạ, dù là một Bồ-tát, sẽ khó có thể đến gần để chúng sinh kia được giãi bày nguồn cơn nỗi khổ của mình.

Theo kinh nghiệm đời thường cho thấy, khi chúng ta đang đau khổ hoặc phiền não mình chỉ muốn chia sẻ với ai biết lắng nghe, thông cảm, và không có ý phê phán, bình phẩm về những điều mình đã làm sai, hay tâm tình mình đang giãi bày, thổ lộ. Và thường mình muốn chia sẻ với người quen biết, dễ thương, hoặc người nào tôn trọng ý tưởng và tình cảnh của mình. Nếu hiểu được điều này, chúng ta có thể đóng vai sứ giả của Đức Quán Thế Âm, lắng nghe mà không phê bình, chỉ trích để giúp làm vơi nỗi khổ của người.

Thật ra, ai trong chúng ta cũng đều có khả năng làm sứ giả Quán Âm, và muốn thành tựu vai trò này đòi hỏi mình phải biết lắng nghe.

Nhưng biết lắng nghe là một nghệ thuật. Nghĩa là chúng ta phải quên mình đi mà chỉ biết nghe người kia đang nói gì. Biết lắng nghe đòi hỏi mình phải biết lắng đọng tâm tư để nghe rõ thông điệp của người mình đang đối diện. Cái bi kịch thường hay xảy ra cho chúng ta là khi mình muốn học hạnh lắng nghe nhưng cứ mỗi khi nghe xong câu chuyện mình lại diễn dịch nó qua lăng kính kinh nghiệm của bản thân, giống như mình nhìn thấy một sự kiện qua cặp kính màu của mình, nên thay vì hiểu và cảm thông, chúng ta lại chỉ trích hay phê phán người đối diện là dở cái này, thiếu cái nọ.

Do đó, hành động lắng nghe của mình bị thất bại. Nếu chúng ta biết lắng nghe qua tâm hạnh từ bi như Bồ-tát Quán Thế Âm, chúng ta biết tôn trọng ý tưởng của người nói và lắng nghe cho kỹ những nỗi khổ đau mà họ đang trải nghiệm, thì công sức lắng nghe của mình sẽ chắc chắn mang lại một kết quả tốt và có thể sẽ làm vơi đi nỗi khổ của người.

Ngoài việc hóa hiện các thân để cứu độ, Ngài còn có khả năng làm cho chúng sinh hết lo sợ (vô úy thí). Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn có nêu lên 14 hoàn cảnh, những trường hợp tượng trưng, mà Ngài đã vận dụng năng lực vô úy để cứu độ. Năng lực vô úy là một khả năng đặc thù mà chỉ có những ai thật định tĩnh, tự tin, và từ bi vô hạn mới có thể làm được. Như một bà mẹ thương con vô cùng mới có thể làm con mình yên tâm dù hoàn cảnh trước mặt đang xảy ra vô cùng bất lợi và nguy hiểm. Sở dĩ chúng ta cảm thấy an lòng, không hoảng sợ, kinh hoàng trước sự hiện diện của Bồ-tát Quán Thế Âm vì Ngài sẵn lòng hy sinh bản thân để cứu độ mọi người.

Chúng ta cũng đã từng nghe qua năng lực vô úy này được các thiền sư thể hiện, như trong câu chuyện sau: Trong thời nội chiến ở Triều Tiên, một vị tướng soái dẫn quân đánh chiếm hết vùng này đến vùng kia, hủy diệt hết những gì cản trở bước tiến của ông ta. Dân chúng trong thành biết đoàn quân của vị tướng đang đánh tới, và nghe tiếng tàn bạo của ông ta nên mọi người đều trốn lánh vào vùng núi cao.

Vị tướng tiến chiếm thành không người và ra lệnh quân lính tìm kiếm dân trong thành khắp nơi. Vài người lính trở về báo cáo chỉ có một thiền sư còn ở lại. Vị tướng quân liền vội vã đến chùa, đi thẳng vào bên trong, rút gươm ra, và nói: “Lão thầy chùa kia, ông không biết ta là ai sao? Ta là người có thể thản nhiên lấy mạng của ông không chớp mắt”. Vị thiền sư nhìn thẳng vào mặt ông tướng soái và bình thản trả lời: “Và tôi, thưa ngài, là người có thể để ngài lấy đầu mà cũng không chớp mắt”. Vị tướng quân nghe xong, liền cúi đầu và bỏ đi.

Sợ hãi là bản năng của con người, ai sinh ra cũng có. Nhưng các bậc thánh, hay như người căn tính yếu kém như chúng ta, nếu biết tu tập tinh chuyên và có lòng từ bi vô lượng, đều có khả năng, không những vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, mà còn khéo giúp người khác an tâm, không lo sợ. Tu tập hạnh từ bi có khả năng giúp mình vượt qua khổ hải và cũng giúp được người vơi bớt khổ đau. Vậy muốn có được năng lực vô úy thì chúng ta không thể thiếu hạnh từ bi.

Tuệ giác của pháp môn lắng nghe, không chỉ nằm trong việc lắng nghe âm thanh, lời nói, ngôn ngữ của người đối diện, mà còn vận dụng hết cả thân tâm mình từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và cả ý căn, để hiểu thấu và thấy rõ từ cử chỉ, hành vi, và sắc diện của họ đang nói lên những gì, mà lời nói, ngôn ngữ chưa diễn đạt, trình bày được hết ý của câu chuyện.

Chỉ cần vận dụng một phần ba (1/3) năng lượng của tuệ giác lắng nghe là chúng ta đã có thể giúp vơi đi nỗi khổ của người khác nhiều lắm rồi. Nhưng tiếc thay, đa số chúng ta thích nói hơn là thích nghe nên năng lượng của tuệ giác lắng nghe ít khi được sử dụng. Sở dĩ, mình thích nói hơn lắng nghe vì bản ngã, hay cái ta, đóng vai trò lớn trong việc thể hiện tầm quan trọng của bản thân, con người mình. Không ai muốn đóng vai trò ‘thấp cổ, bé miệng bao giờ!’. Hiểu rõ được điều này và phải vận dụng nhiều công phu tu tập mới có được chút khả năng lắng nghe vi diệu của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Nhân ngày lễ vía của Đức Bồ-tát, chúng ta hãy cùng nhau vận dụng hết năng lực của mình để nhất tâm tu tập nguyện noi theo công hạnh của Ngài và để xứng đáng làm một sứ giả của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Tháng 10-2015
Tuệ Nghiệp

Một lò sát sinh ở Pháp bị đóng cửa vì một phóng sự video thật khiếp đảm

Một lò sát sinh ở Pháp bị đóng cửa vì một phóng sự video thật khiếp đảm

Đăng lúc: 21:34 - 17/10/2015

Nhật báo Figaro ngày 14 tháng 10, 2015 có một bài báo tố cáo một lò sát sinh tại một quận lỵ ở Pháp vi phạm các quy tắc y tế về việc giết mổ súc vật. Độc giả có thể xem hình ảnh vô cùng hung bạo và độc ác của lò sát sinh này trên Youtube. Đối với những người Phật giáo thì sau khi xem cũng nên liên tưởng đến những miếng ăn ngon của mình...
Một cuốn phim vidéo được tiết lộ đã cho thấy các con ngựa còn sống bị xẻ thịt, các con bò chưa bị gây mê bị treo lủng lẳng bằng một chân, các con heo bị giết bằng hơi ngạt và đã hồi tỉnh trước khi bị đưa vào dây chuyền xẻ thịt... Phóng sự này đã được hiệp hội L.214 thực hiện nhằm tố cáo những phương pháp giết mổ thú vật trong các lò sát sinh. Vị thị trưởng của quận lỵ đã kịp thời phản ứng.

Các hình ảnh đưa ra khiến người ta phải buồn nôn. Sébastien Arsac người thay mặt cho hiệp hội L214 cảnh báo mọi người rằng: "Tôi chưa từng thấy những hình ảnh kinh hoàng đến thế". Hiệp hôi bảo vệ thú vật L.214 đã tìm cách gắn các máy quay phim bên trong lò sát sinh của quận Alès thuộc tỉnh Gard (miền nam nước Pháp). Trong suốt 10 ngày, hiệp hội này đã quay được tất cả 50 giờ phim vidéo, nêu lên những cảnh tượng không sao chịu đựng nổi. Hiệp hội liền phổ biến các hình ảnh vidéo này trên mạng và đã gây nhiều xúc động mạnh.



Các hình ảnh vidéo cho thấy một nhân viên của lò sát sinh cắt chân một con ngựa còn sống, và còn cho biết là lò sát sinh này thuộc quyền quản lý của chính quyền quận lỵ và hàng năm xẻ thịt 3.000 con ngựa, 20.000 con heo, 40.000 con cừu và 6.000 con bò nhằm cung cấp cho các tiệm thịt tại địa phương, các trường trung học đệ nhất và đệ nhị cấp (để làm cơm trưa cho học sinh), các bệnh viện và một đường dây phân phối thực phẩm sạch.

Ngườì ta còn thấy các con ngựa khác chưa được gây mê đúng mức và đã hồi tỉnh trước khi được đưa vào dây chuyền xẻ thịt. Nhiều con ngựa khác kháng cự lại không chịu chui vào lò gây mê, một số bị nhân viên dùng gậy để đập chết, một số khác bị đẩy vào các lò giết, đầu đập vào vách chuồng bằng sắt khi nhân viên dập cửa. Hiệp hội bảy tỏ sự bất nhẫn của mình như sau: "Các con ngựa cho thấy đã tỉnh lại trong khi đang bị treo lủng lẳng bằng một chân trên dây chuyền mổ xẻ và đang bị thọc huyết. Không thấy một nhân viên nào nghĩ đến việc gây mê trở lại các con vật có dấu hiệu đã tỉnh lại".


nguoiphattu.com_sat sinh00.jpg

Lò hơi ngạt


Cuốn phim cho thấy cảnh tượng thật tàn ác của các con heo trong hố hơi ngạt chứa thán khí CO2. Người thay mặt cho hiệp hội L.214 là Sébastien Arsac cho biết: "Cách xông hơi ngạt không đủ mạnh khiến các con heo không bị hôn mê trước khi chết", và ông còn cho biết thêm: "Dù phương pháp giết heo bằng hơi ngạt CO2 là hợp pháp, thế nhưng phương pháp này cũng dự trù là phải nhốt heo vào lò hơi ngạt ít nhất là 120 giây. Thế nhưng tại lò sát sinh này thì đôi khi chỉ giữ heo trong lò 30 giây". Một số heo đã tỉnh lại trong khi đang bị thọc huyết. Giáo sư thú y Moutlon, chuyên gia về luật pháp tại Tòa Án Hành Chánh và Kháng Cáo của hai thành phố Paris và Versailles có nêu lên trong phúc trình của ông như sau: "Trong 30 giây đầu tiên khi bị xông hơi ngạt thì heo phản ứng rất mãnh liệt và 85 giây sau đó thì dường như heo bắt đầu bị hôn mê. [...] Hình ảnh trong phim còn cho thấy là các con heo đã hồi tỉnh lại khi được đưa vào phòng thọc huyết, nhất là đối với các con heo cùng một lô và bị thọc huyết sau cùng.


nguoiphattu.com_sat sinh01.jpg



Dây chuyền xẻ thịt: các con vât còn đang giãy dụa


Các con bò cũng không tránh khỏi những cảnh ác độc đó. Hiệp hội L214 cho biết: "Các con bò không hoàn toàn bị hôn mê nhưng không hề được gây mê thêm lần thứ hai đúng theo luật pháp đã quy định. Chúng bị thọc huyết trong khi còn đứng trên mặt đất hoặc bị treo bằng một chân. Các con bò còn tỉnh bị thọc huyết bằng dao và giẫy chết thật lâu. Các con cừu thì bị nhốt vào các lồng sắt quay tròn và bị thọc huyết sống, trong cùng một gian phòng và trước mặt chúng là các con trừu khác đang bị xẻ thịt. Chúng được lôi ra khỏi lồng nhưng vẫn còn sống, nhiều con cố gắng đứng lên dù cổ họng đã bị cắt đứt".

Video giết hại động vật một cách dã man.






Hiệp hội L214 còn bày tỏ sự bất nhẫn của mình như sau: "Chỉ vì những sự khiếm khuyết trên đây mà hầu hết các con thú trong lò sát sinh này phải gánh chịu cảnh hấp hối kéo dài và một cái chết vô cùng hung bạo trước những đôi mắt vô tình của các nhân viên giết mổ. Họ không tuân thủ các thể lệ y tế sơ đẳng nhất và bất chấp sự khổ đau của thú vật. Do đó hiệp hội L214 đã yêu cầu "phải tức khắc rút giấy phép của lò sát sinh này, ít nhất là với tư cách tạm thời".



Trong khi đó thì hiệp hội làm thủ tục đưa lò sát sinh này ra Toà Án Tối Cao của quận Alès vì các hành vi độc ác đối với súc vật. Hiệp hội này còn đưa ra một bản thỉnh cầu trên trang mạng Change.org để làm hậu thuẫn cho đơn xin đóng cửa lò sát sinh.

Tòa thị sảnh của quận Alès phản ứng nhanh chóng và cho biết là sau khi các hình ảnh trên đây được phổ biến thì vị thị trưởng của quận lỵ là Max Roustan cho biết là mình "rất xúc động trước các hình ảnh đó và quyết định tạm đóng cửa ngay lò sát sinh này với lý do là để bảo quản, và đồng thời cho tổ chức một cuộc điều tra nội bộ về mặt hành chánh, liên quan đến sự kiện có thể là lò sát sinh đã không tôn trọng các tiêu chuẩn giết mổ súc vật". Vị thị trưởng cho biết thêm: "Nếu cuộc điều tra nội bộ xác nhận các lỗi lầm thật sự đã xảy ra thì sau đó sẽ quyết định về các biện pháp trừng phạt, có thể đưa đến việc đóng cửa vĩnh viễn lò sát sinh Alès".

Tòa báo Figaro có tiếp xúc với lò sát sinh này, thế nhưng chỉ nhận được một câu phát biểu cụt ngủn: "Chúng tôi không muốn bình phẩm gì cả về các cuốn vidéo đó".


Bures-Sur-Yvette, 15.10.15

Mathilde Golla

Hoang Phong chuyển ngữ

Bạch Mã Cổ Tự ngôi Già lam đầu tiên Phật giáo Trung Quốc

Bạch Mã Cổ Tự ngôi Già lam đầu tiên Phật giáo Trung Quốc

Đăng lúc: 06:49 - 29/07/2015

Ngôi Thánh địa Già lam Bạch Mã, ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc, tọa lạc khoảng 6 dặm Anh, cách Thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc.
Ngôi Già lam Bạch Mã Cổ Tự được sáng lập từ thời Minh Đế của triều đại Đông Hán (từ năm 29 sau Công Nguyên đến năm 75 sau Công Nguyên), gắn liền với truyền thuyết thần kỳ về sự kiến tạo thuở sơ khai.
Theo sử Trung Hoa ghi chép, vào thời Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình, Hán Minh Đế nằm mộng thấy một cảnh sơn xuyên tú lệ, vân thủy hữu tình và có một Thần nhân lấp lánh hoàng kim quang lâm cung điện. Khi tỉnh mộng, Hán Minh Đế triệu tập các quan cận thần đến để chia sẻ về giấc mơ của mình. Đại thần Phó nghị tâu rằng: “Muôn tâu Bệ Hạ! Vào ngày 08 tháng 04 năm thứ 24 thời Chu Chiêu Vương (971 trước Công nguyên) triều đại nhà Chu, tam thiên đại thiên thế giới đều chấn động. Ban đêm có những ánh hào quang ngũ sắc chiếu khắp trời Tây”.

Vị Thái sử họ Tô suy đoán rằng: “Đây là dấu hiệu của sự Đản sinh của một vị Đại Thánh ở Thiên Trúc. Vị Thánh nhân này lâm phàm để cứu khổ chúng sinh. Giáo pháp của Ngài sau một nghìn năm thì có thể bén rễ vào đất Trung thổ này. Giờ đây đã đến thời kỳ tiếp nhận ánh sáng đó. Hạ thần nghe nói có một vị Thánh ở Tây Vức, được thế gian tôn sùng kính ngưỡng tôn xưng là “Phật Thế tôn” mà Bệ hạ nằm mơ thấy”.
Trăm nghe không bằng mắt thấy, Hán Minh Đế chiếu chỉ cho một phái đoàn 12 người sang tận Tây Vức để tìm Phật Thế tôn để cầu Chính pháp Như Lai.
Đoàn 12 người đã trãi quan bao gian khó hiểm nguy, cuối cùng đến quốc gia Đại Nguyệt Thị (Tai Yueshi), vùng Tây Vức, nơi Phật Pháp hưng thịnh, giáo lý Phật đà được phổ cập từ Thành thị đến nông thôn, Vua quan cho đến thứ dân điều mộ đạo tu hiền, cơ sở tự viện Phật giáo có mặt khắp nơi. Đoàn người đã đảnh lễ và cung thỉnh hai vị Thánh tăng Thiên Trúc, Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan về Trung Nguyên (Trung Hoa), đoàn mang về một số Kinh và tượng Phật. Năm thứ 10, niên hiệu Vĩnh Bình, triều Hán Minh Đế (67 sau Công nguyên), đoàn 12 người mới quay trở về Lạc Dương, Kinh đô của triều đại Đông Hán.
Hán Minh Đế vui mừng khôn xiết, thỉnh nhị vị Thánh Tăng vào cung thỉnh vấn, và sau đó đưa nhị vị Thánh Tăng nhập Già lam Tịnh địa Hồng Lô Tự, một Dinh thự quan chức của Bộ Ngoại Giao, và chiếu chỉ cho nhị vị Thánh Tăng dịch những các bộ kinh Tứ Thập Nhị Chương, Thập Ðịa Ðoạn Kết, Phật Bổn Sanh, Pháp hải Tạng, Phật Bổn Hạnh. . .
Ca Diếp Ma đằng và Trúc Pháp Lan, Nhị vị Thánh Tăng đã dịch kinh và hoằng truyền Chính pháp Như Lai tại Bạch Mã Tự. Những bản kinh của nhị vị Thánh Tăng dịch từ Phạn sang Hán được sự trân quý và luôn cất giữ trong Đại Điện để chư Tăng và Phật tử Lễ bái Tôn thờ Pháp bảo.
Đến thời Đại Đường, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên, Trung Hoa Phật giáo Quốc đạo, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự cực thịnh, chư Tăng có hơn một nghìn.
Vào thời nổi loạn của An Sử (755-763), Phật giáo bị pháp nạn, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự bị pháp hoại trầm trọng.
Đến thời Hội Xương (840-846) tru diệt Phật giáo, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự chỉ còn tàn tích lưu lại với những mảnh đá vỡ khắc chữ.
Thời Tống Thái Tông (939 -997), Vua Gia Tĩnh nhà Minh (1507- 1567) và vua Khang Hy nhà Thanh (1662-1722) cũng đã liên tục việc trùng tu kiến thiết ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự được nguy nga tráng lệ cho đến nay.
Ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự đã được 1.943 tuổi, ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, và được xem là “Cái nôi của Phật giáo” của Phật giáo Trung Quốc.
Chùm ảnh Ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự, ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, và được xem là “Cái nôi của Phật giáo” của Phật giáo Trung Quốc, trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc cùng vòng quanh thưởng lãm:


































































































































































































































































































Thích Vân Phong

Người chân thật tu hành không nên xem truyền hình

Người chân thật tu hành không nên xem truyền hình

Đăng lúc: 07:38 - 30/06/2015

Người chân thật tu hành không nên xem truyền hình. Truyền hình thời đại hiện nay là dấu hiệu của ma vương. Bạn qua lại với nó thì phiền não sẽ to. Vô số chúng sanh trên thế giới này từ nhỏ đã kết giao mật thiết với nó, mỗi ngày không rời khỏi. Chúng ta phải cảnh giác cao độ. Không chỉ đó là ma vương, tương lai e rằng càng hung hơn, tà ác hơn.


Hiện nay theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, nghệ thuật kịch sân khấu dần dần bị suy tàn, đều biến thành phim truyền hình nhiều tập. Hiện nay người viết kịch bản phim truyền hình nhiều tập không tuân thủ theo nguyên tắc của Khổng Lão Phu Tử. Nội dung truyền hình nước ngoài thì khỏi cần nói nữa.
Trước đây, tiên sinh Phương Đông Mỹ nói với quan chức bộ giáo dục Đài Loan, ngày hôm đó đúng lúc tôi ở trong nhà thầy, tôi nghe thấy họ nói chuyện. “Nước Mỹ hiện nay là quốc gia mạnh nhất trên thế giới. Thời xưa La Mã là nước mạnh nhất, nhưng nay La Mã đã mất nước rồi”. Vị quan chức này thỉnh giáo với thầy Phương: “Nước Mỹ tương lai mất nước, nhân tố đứng đầu là gì?” Thầy Phương không hề do dự, không cần suy nghĩ, trả lời rất dứt khoát, đó là “Truyền hình”. Nước Mỹ tương lai mất nước nhân tố đứng đầu là truyền hình. Nội dung truyền hình của họ hoàn toàn là thập ác nghiệp, phát hình 24 giờ. Trẻ con, người trẻ tuổi hằng ngày xem những thứ này. Ở nước Mỹ, trẻ con hai, ba tháng tuổi là mắt đã mở thật to để xem truyền hình. Bạn nói, vậy có nguy không?. Cho nên, ngày nay nước Mỹ vấn đề thanh thiếu niên nghiêm trọng như vậy. Họ cũng không biết nguyên nhân này là xuất phát từ truyền hình. Hiện nay vấn đề con cái giết cha mẹ, học trò giết thầy cô, giết bạn học vô cùng nghiêm trọng, đây là do truyền hình tạo nên. Cho nên thời đó tại Đài Loan, thầy Phương cảnh báo Đài Loan phải cẩn thận! Nếu như không tiến hành phòng bị, nếu đi theo vết xe đổ của người Mỹ thì Đài Loan cũng sẽ tiêu mất, toàn bộ hủy sạch.

Trích Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ giảng ký (phần 31)
Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh giảng ký (tập 43)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Ấn Độ: Chùm ảnh Hiệp hội Dhomey, Pháp tổ chức Sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tu viện Main

Ấn Độ: Chùm ảnh Hiệp hội Dhomey, Pháp tổ chức Sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tu viện Main

Đăng lúc: 08:01 - 24/06/2015

Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, Dharamsala đưa tin – 22/06/2015 đã diễn ra buổi lễ mừng Sinh nhật Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma, do Hiệp hội Dhomey, Pháp tổ chức tại Tu viện Main, Dharamsla, Ấn Độ.
Ông Virbhadra Singh, Bộ trưởng Bộ Himachal Pradesh, Ấn Độ cho biết: “Tôi tham dự Lễ mừng Sinh nhật Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma với tất cả lòng chí thành cung kính ngưỡng mộ lòng Từ bi, đức Đại hùng lực của vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng, Ngài không chỉ dẫn dắt nhân dân Tây Tạng trên hành trình xây dựng xã hội an lạc hạnh phúc mà cho cả nhân loại thế giới nói chung.
Đức Đạt Lai Lạt Ma không những được sự ngưỡng mộ của các lãnh đạo Chính phủ Tây Tạng lưu vong, mà còn là một kiến trúc sư của nền hòa bình, sự tĩnh lặng bình yên, tình hữu nghị thiện chí giữa các quốc gia, trong đó Ngài được công nhận bởi cộng đồng nhân loại thế giới.
Chúng tôi vô cùng hạnh phúc được sự hiện diện của đức Đạt Lai Lạt Ma, Chính phủ Tây Tạng lưu vong, cộng đồng Tây Tạng cùng hòa mình chung sống hài hòa tại Dharamshala, bang Himachal Pradesh chúng tôi đang lãnh đạo”.
Ông Edward John, một nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng Canada, hồi tưởng lại chuyến công du hoằng pháp tại Australia của đức Đạt Lai Lạt Ma, nơi Ngài gặp gỡ với một nhóm người bản địa, và chia sẻ về Văn hóa ngôn ngữ của họ, tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy chung cho gia đình nhân loại.
“Trong thâm tâm tôi vô cùng ngưỡng mộ và tri ân Ngài, cho con cháu và hơn 370 triệu người dân bản địa trên toàn thế giới, làm thế nào cùng nhắn gửi Thông điệp cho nhau”.
Ông cung kính dâng lên món quà Sinh nhật, một tấm khăn choàng màu sắc cổ truyền Canada, như một dấu hiệu của lòng biết ơn sâu sắc đến đức Đạt Lai Lạt Ma.
Trong bài phát biểu, đức Đạt Lai Lạt Ma đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về hoàn cảnh của người dân bản địa ở các nước khác nhau. Ngài nói rằng những thổ dân phải được giáo dục, để họ có thể học hỏi, hòa mình với nếp sống văn minh hiện đại.
Nói về việc bảo tồn truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, Ngài nhấn mạnh rằng: “Ngôn ngữ văn tự là điều kiện tiên quyết để bảo tồn truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc. Khi nói đến cộng đồng Tây Tạng, tôi vô cùng tri ân và tự hào về tổ tiên của mình để có một kịch bản Tây Tạng rất phong phú”.
Ngài nhớ lại buổi chia sẻ với những người bản xứ da đen với tinh thần cảm xúc. Ngài bày tỏ nỗi buồn của mình khi người đàn ônglại tin rằng bộ não của người đàn ông da đen hạn chế hơn bộ não của người đàn ông da trắng. Đề cập đến vấn đề mặc cảm tự ty của thổ dân, Ngài nói rằng Trung Quốc đã đối xử với người Tây Tạng rất thiếu văn minh. Có phải người Tây Tạng không biết kềm chế bởi cơ hội hạn chế, họ sẽ có được ngang bằng với người dân Trung Quốc. Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự bình đẳng, dân chủ, văn minh.
Ngài tiếp tục chia sẻ về ý nghĩa của sự đoàn kết và phụ thuộc lẫn nhau. Ngài nói rằng: “Mình là Trung tâm” là nguyên nhân, cội gốc của tất cả những rắc rối trên thế giới. Do thái độ ích kỷ, thế giới không bao giờ hết tạo ra vấn đề. Chúng ta sống trong một cộng đồng mà chúng ta không không thể hòa nhập thì tự chúng ta bị cô lập, do đó chúng ta phải phụ thuộc vào người khác. Hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào sự tích cực lành mạnh của nhân loại thế giới”.
Chia sẻ cảm nghĩ của mình về hạnh phúc, Ngài nói rằng bản chất thực sự của nhân loại đang bị thương hại từ người sáng tạo ra thế giới, mình là hiện thân của tình yêu và lòng từ bi. Tình yêu và lòng từ bi là bẩm sinh trong mỗi con người, vì được nuôi dưỡng bằng tình thương yêu của người mẹ.
Nếu thiếu tình yêu thương và lòng từ bi, đối với hệ thống giáo dục hiện nay nếu chỉ tập trung vào nhu cầu vật chất, Ngài nhấn mạnh sự cần thiết để mang lại sự tập trung bằng giá trị bên trong của tiềm năng tri thức và đạo đức của con người.
Chùm ảnh Hiệp hội Dhomey, Pháp tổ Sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tu viện Main Dharamsla, Ấn Độ. Trân trọng kính mời quý bạn đọc cùng chia sẻ:

Ông Virbhadra Singh, Bộ trưởng Bộ Himachal Pradesh, Ấn Độ dâng lễ mừng Sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma, theo nghi lễ truyền thống Tây Tạng


Một nhóm Sinh viên Mỹ tham dự Lễ mừng Sinh nhật Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma


Đức Đạt Lai Lạt Ma và Ông Virbhadra Singh, Bộ trưởng Bộ Himachal Pradesh, Ấn Độ xem triển lãm Văn hóa PG Tây Tạng, dịp Lễ mừng Sinh nhật Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma


Đức Đạt Lai Lạt Ma và các vị khách đặc biệt tham quan phòng sách báo, Văn hóa phẩm PG Tây Tạng, dịp Lễ mừng Sinh nhật Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma


Đức Đạt Lai Lạt Ma trao tặng Ông Virbhadra Singh, Bộ trưởng Bộ Himachal Pradesh, Ấn Độ, một bức tranh Tôn giả Shantarakshita (Tịch Hộ), Tiến sĩ Lobsang Sangay (洛桑森格- Lạc Tang Sâm Cách), Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), cầm bức tranh Tôn giả chiêm ngưỡng, và quan khách đặc biệt, dịp lễ mừng Sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma


Quan cảnh tiệc mừng Sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma


Một trong hàng nghìn người tham dự lễ mừng Sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma


Đức Đạt Lai Lạt Ma và Ông Virbhadra Singh, Bộ trưởng Bộ Himachal Pradesh,Ấn Độ cắt bánh Sinh nhật khánh tuế chúc thọ bát tuần cho Ngài, lễ mừng Sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma


Ông Virbhadra Singh, Bộ trưởng Bộ Himachal Pradesh, Ấn Độ cung kính dâng bánh Sinh nhật, Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma


Quan cảnh Lễ Mừng Sinh nhật, Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma thật trang nghiêm long trọng, lễ mừng Sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma


Một Thanh niên mặc trang phục truyền thống dân tộc Tây Tạng quỳ gối, ngâm những vần Thơ kính mừng Sinh nhật, Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma


Một số thành viên đứng che ô trong cơn mưa, cùng tham dự lễ mừng Sinh nhật, Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma, lễ mừng Sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma


Đội Văn hóa Nghệ thuật Tây Tạng biểu diễn một vũ khúc truyền thống dân tộc, kính mừng Sinh nhật, Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma


Đức Đạt Lai Lạt Ma choàng khăn truyền thống Canada, món quà Sinh nhật 80 tuổi, lễ mừng Sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma


Thế hệ trẻ Sinh viên Phật giáo Tây Tạng cung kính chắp tay mừng Sinh nhật, Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma


Đức Đạt Lai Lạt Ma tay cầm đĩa DVD, và Cư sĩ Virbhadra Singh, Bộ trưởng Bộ Himachal Pradesh, Ấn Độ, giới thiệu nội dung phim tài liệu về cuộc sống của các trẻ em Trường TCV Làng thượng Trẻ em Tây Tạng, Dharamsla, Ấn Độ, đây là quà tặng Sinh nhật đức Đạt Lai Lạt Ma 80 tuổi. 22/06/2015





Đức Đạt Lai Lạt Ma và Cư sĩ Virbhadra Singh, Bộ trưởng Bộ Himachal Pradesh, Ấn Độ, cùng quan chức cao cấp Ấn Độ, Tây Tạng lưu vong xem phim tài liệu về cuộc sống của các trẻ em Trường TCV Làng thượng Trẻ em Tây Tạng, Dharamsla, Ấn Độ. 22/06/2015

Thích Vân Phong (Tin từ VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong - Ảnh: Tenzin Cheojor)

5 điều cần ghi nhớ khi cuộc sống trở nên tồi tệ

5 điều cần ghi nhớ khi cuộc sống trở nên tồi tệ

Đăng lúc: 08:36 - 06/06/2015

Có những lúc mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta dường như đều rơi xuống tận đáy của hố đen. Bạn sẽ làm gì?để thoát ra? Bạn biết không, sức mạnh tinh thần có một ảnh hưởng vô cùng to lớn. Chỉ cần nghĩ thoáng đi một chút thì trong bất cứ tình huống dù tồi tệ đến mấy, bạn cũng sẽ tìm ra được ánh sáng và sự giải thoát.
Thất bại là một phần của sự trưởng thành

Đôi khi cuộc sống đóng lại một cánh cửa để báo hiệu rằng đó là lúc bạn phải tiến thêm một bước nữa. Có thể xem là một điều may mắn bởi hầu như ai trong chúng ta cũng đều có tâm lý ù lì, không thích thay đổi khi mọi thứ đã trở nên quá quen thuộc và an toàn, chỉ đến khi tình thế bắt buộc thì ta mới chịu vận động hay động não.

Khi mọi thứ không như ý bạn muốn, đừng bao giờ quên nhắc nhở bản thân rằng không có thất bại nào là vô nghĩa. Vực dậy từ chỗ mình đã ngã xuống và rút ra bài học nhớ đời. Bạn vật lộn đối đầu với vấn đề không có nghĩa là bạn thua cuộc. Hãy nhớ rằng mỗi chiến thắng vinh quang đều cần đến cả quá trình đấu tranh gian khổ. Do vậy, cứ kiên nhẫn và tích cực lên rồi bạn sẽ thấy mọi thứ cuối cùng sẽ đâu lại vào đấy cả thôi.

Cuộc sống luôn có hai dạng của thất bại: thất bại khiến ta đau khổ tột cùng và thất bại làm ta thay đổi. Khi đối diện với cuộc sống, thay vì cứ trốn tránh chúng, thì việc đương đầu, chấp nhận những thất bại đều khiến cho ta trưởng thành hơn.



Mọi thứ trong cuộc sống này đều là tạm thời

Mưa rồi lại tạnh. Vết thương hở cũng có ngày lại lành. Sau bóng tối sẽ luôn có chút ánh sáng – Đó là những suy nghĩ chúng ta luôn dặn dò bản thân mỗi ngày nhưng lại mau chóng quên đi để rồi lại chọn cách tin rằng những thứ không may hay những điều xấu xa sẽ mãi theo ta cho đến tận cuối đời.

68474

Chẳng có gì có thể tồn tại mãi mãi được bạn ơi. Cho nên nếu bạn đang vui vẻ, hãy cố gắng mà tận hưởng cho hết mình. Còn nếu bạn đang gặp chuyện không vui cũng đừng quá lo lắng vì nó cũng sẽ qua mau thôi. Mỗi giây mỗi phút trong đời ta đều là một sự bắt đầu mới hay một kết thúc mới. Đời cho ta rất nhiều cơ hội, chỉ là ta có biết nắm lấy chúng và tận dụng được chúng hay không mà thôi.

Lo lắng và than vãn chẳng giải quyết được vấn đề

Những người càng hay than vãn thì càng chẳng làm nên được chuyện gì cả. Thà cứ cố gắng nhưng thất bại để học được một bài học hay còn hơn chỉ ngồi đó than và chẳng làm gì để thay đổi tình hình. Làm sao bạn biết được kết quả sẽ ra sao nếu như bạn không dám thử? Và dù sao đi nữa thì hãy luôn nhớ rằng, hạnh phúc thật sự chỉ đến khi nào bạn ngừng than thở và bắt đầu biết trân trọng, biết ơn những điều mình đang có hiện tại.

Những vết sẹo là minh chứng của sức mạnh

Đừng xấu hổ bởi những vết sẹo mà cuộc đời mang lại cho bạn. Mỗi vết sẹo bạn có chứng tỏ rằng đau đớn không còn nữa và vết thương đã liền thịt, cũng có nghĩa là bạn đã vượt qua được những nỗi đau, rút ra những bài học, trở nên mạnh mẽ hơn để tiếp tục bước về phía trước. Đừng để thất bại trong quá khứ khiến cho bạn trở nên lo sợ với tất thảy những thử thách trong cuộc đời. Hãy nghĩ rằng vết sẹo – những thất bại, tổn thương bạn từng trải qua – là dấu hiệu của sức mạnh. Vâng, tôi đã làm được, tôi đã vượt qua, và những vết sẹo sẽ luôn nhắc nhở tôi cố gắng trở thành một con người tốt hơn.

Mỗi sự cố gắng dù nhỏ đều đẩy giúp ta vượt lên phía trước

Trong cuộc sống, sự kiên nhẫn không hẳn là chờ đợi, nó là khả năng để giữ một tinh thần vững chãi, một thái độ tích cực trong suốt quá trình cố gắng để thực hiện một việc gì đó. Vì thế, nếu như bạn đã quyết định cố gắng, hãy dành thời gian và cố gắng cho đến cùng. Bởi sau cùng những thứ bạn muốn, bạn sẽ làm cho bằng được dù có đối mặt với thất bại hay những chỉ trích, phản đối của người khác. Bạn biết rằng mỗi sự cố gắng đều không hề lãng phí. Khi bạn cố gắng hết mình, một là nó cho ta một bài học sâu sắc từ thất bại, hai là nó mang cho ta kết quả thành công ngoài mong đợi. Dù thế nào đi nữa, sự cố gắng cũng rất xứng đáng mà, phải không?

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 11
  • Hôm nay 2,857
  • Tháng hiện tại 39,312
  • Tổng lượt truy cập 23,445,561