Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Làm đẹp

Làm đẹp

Đăng lúc: 17:04 - 11/01/2017

Ngành thẩm mỹ học cho rằng, khi chưa có con người trên trái đất này thì chưa có cái đẹp. Lúc bấy giờ đất đá, sông nước, núi rừng, biển cả, trăng sao… đã có rồi, nhưng chưa có cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, chưa có gì hết! Đến khi con người xuất hiện và phát triển đến chừng mực nào đó, lúc bấy giờ cái đẹp và cái xấu, cái thẩm mỹ và cái phản thẩm mỹ mới được con người xác lập.

lam dep.jpg

Đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, là một cái gì phù hợp với sự sống của con người. Đẹp bao giờ cũng gắn liền với sự sống lý tưởng của con người, không thể có cái đẹp nằm ngoài sự sống. Tức là, nói theo ngôn ngữ Duy thức học, đối tượng nhận thức không thể tách rời chủ thể nhận thức. Cho nên, cái đẹp phải phù hợp với sự sống của chúng ta, chúng ta hằng mơ ước về nó, khát vọng về nó, nó hiện lên trong vùng lung linh của lý tưởng. Cái đẹp ấy chính là vẻ đẹp của nội tâm và ngoại giới, vẻ đẹp của thân tâm con người.
Ở đời ai cũng yêu thích cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, của con người xây dựng nên như những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa... Và cái đẹp ai cũng quan tâm, để ý là vẻ đẹp của con người.

Con người, theo thẩm mỹ học, vốn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất! Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là của sự thăng hoa, cho dù hiện thực có giản dị, có đau thương, gian khổ đi chăng nữa thì nghệ thuật phải trên nguyên tắc của sự thăng hoa, thăng hoa cả chủ thể và đối tượng. Cho nên, con người từ xưa đến nay không ngừng nỗ lực làm đẹp.

Làm đẹp là một nhu cầu của hầu hết mọi người. Người ta có thể làm đẹp bằng nhiều cách: truyền thống, dân gian, cổ điển, có cách làm đẹp hiện đại... Nói chung, có cả trăm ngàn cách làm đẹp, và có người cũng đẹp hẳn ra, nhưng cũng có người làm hoài vẫn không đẹp. Vì sao vậy? Vì cái ‘nguyên mẫu’ nó… không đẹp. Cho nên, làm đẹp không phải là cái tội. Cái tội (nghiệp) là không thể làm cho mình đẹp ra khi mình vốn đã… xấu. Biết làm sao bây giờ? Cha mẹ sinh mình ra cũng đâu muốn mình xấu. Cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn cho mình khuôn mặt đẹp hay xấu thì làm sao mình lựa chọn?

Có người vì ‘xấu’ quá nên mất hết niềm tin, sống trong mặc cảm, tự ti, không dám mơ ước điều gì cao xa, cho dù trong lòng vẫn cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Chẳng biết bày tỏ cùng ai nỗi niềm buồn tênh đó, có người tìm đến chùa để… tâm sự với Phật. Phật thương chúng sinh, chắc sẽ không nói tâm sự của mình cho người khác, nên tha hồ mà kể lể, mà khóc, giấu mặt trong đôi bàn tay bé nhỏ!

Phật thương chúng sinh, nên sẽ giúp. Phật là Đại y vương, có khả năng điều trị cả thân bệnh lẫn tâm bệnh, nên sẽ có cách dạy cho chúng sinh làm đẹp, vì Phật biết rõ, thấy rõ nguyên nhân sâu xa của cái xấu. Nếu mình muốn đẹp mà không biết vì sao mình xấu thì không tài nào làm cho đẹp được. Cho nên, Phật bắt đầu phân tích bệnh lý cho chúng sinh hiểu.

Có 10 nguyên nhân (hay nghiệp nhân) khiến cho chúng sinh nhận lấy kết quả có một thân hình hay khuôn mặt xấu xí.

1. Thường hay nổi cơn thịnh nộ. Thịnh nộ là giận rất dữ dội. Khuôn mặt của người đang giận dữ thì… không đẹp chút nào hết, dù cho người đó là hoa hậu! Lúc đó dù có bao nhiêu lớp son phấn, mỹ phẩm đắt tiền… cũng không thể nào che được cái xấu. Hơn nữa, mỗi khi “nổi cơn thịnh nộ” thì sẽ “quên đi nghĩa tình”. Nghĩa tình đã quên hết thì tha hồ mà làm khổ cho nhau. Kinh Di giáo nói: “Lòng giận tức độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ”. Giận hờn, thịnh nộ không những tàn phá dung nhan hiện tại mà còn thấm vào trong xương, trong máu, tạo thành chủng tử cho đời sau, kiếp sau, sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào cũng xấu xí. Cho nên, muốn đẹp không phải là giải phẫu chỉnh hình mà cần ‘lột bỏ cơn thịnh nộ’.

2. Thường hay ấp ủ oán hận. Chính là nuôi dưỡng, chất chứa hận thù trong lòng. Có người hận cha mẹ, hận anh em, hận bạn bè, hận xã hội và hận luôn chế độ… nhưng cũng có người hận chính bản thân mình. Dù oán hận ai đi nữa thì người khổ đau nhất vẫn chính là mình. “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có”, kinh Pháp cú đã nói vậy. Cho nên, càng ấp ủ, càng nuôi dưỡng, càng chất chứa hận thù thì hận thù càng thêm lớn, càng thêm khổ đau cho đời này và cả đời sau, không khi nào được vui tươi, xinh đẹp. Chỉ có “Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu”. Hận thù trút bỏ rồi thì mình thành con người mới, như người đặt gánh nặng trên vai xuống, bỗng dưng thấy mình nhẹ tênh, sung sướng vô cùng. Khi ấy tự nhiên thấy mình vui tươi, trẻ đẹp ra.

3. Dối gạt người khác. Tức là sống không thật lòng, sống hai mặt, lừa dối người. Những người như vậy, họ chỉ có cái mặt nạ, cái vỏ bọc bên ngoài, còn bên trong xấu xí, lừa dối đủ điều, lừa dối cả người thân của mình. Vì sống với cái vỏ bọc bên ngoài, cho nên có che bao nhiêu lớp cũng lòi cái xấu ra ngoài.

4. Quấy rối chúng sinh. Đó là những người ưa đặt điều thị phi, vu khống, sách nhiễu, khủng bố, chọc ghẹo, xúc phạm… người khác, loài khác; phá vỡ hạnh phúc, gia cang người ta. Người như vậy không những nhận lấy quả báo xấu xí mà còn không bao giờ nhận được sự tôn trọng của người khác, luôn bị người khác coi thường.

5. Không có ái kính đối với cha mẹ. Người biết thương yêu và kính trọng cha mẹ, mặt họ luôn rạng ngời hạnh phúc. Ngược lại, người không biết ái kính cha mẹ chắc chắn là người xấu, không thể đẹp được.

6. Không cung kính Hiền Thánh. Người nào coi thường hình tượng Phật và Bồ-tát, khinh chê người khác lễ lạy Tam bảo, vào chùa thấy Phật không lạy, thấy Tăng không chào, còn tỏ thái độ bất kính, khinh khi, coi thường thì sẽ mất hết phước báo để được xinh đẹp.

7. Xâm đoạt của cải và điền nghiệp của Hiền Thánh. Người nào trộm cắp, chiếm đoạt… tài sản và đất đai của chùa chiền, đền miếu thì bị tổn giảm phước báo nghiêm trọng.

8. Làm tắt đèn đuốc nơi tháp miếu Phật. Đây là hành vi cố tình phá hủy vật dụng thắp sáng, khiến chùa tháp bị tối tăm. Việc làm này bị quả báo mặt mày luôn tăm tối.

9. Chê bai, khinh rẻ người xấu xí. Người nào khởi tâm ngã mạn, khinh chê người xấu, người bị tật nguyền sẽ bị mắc quả báo xấu xí.

10. Tập các ác hạnh. Người nào hay làm các việc ác, tà hạnh như không giữ năm giới, tám giới... sẽ bị quả báo không thể xinh đẹp.

Đó là mười nghiệp hay mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến quả báo xấu xí, không xinh đẹp. Hễ đã gây tạo một trong mười nghiệp trên thì không thể nào xinh đẹp được, cho dù có chỉnh sửa, cắt vá, tạo hình bằng cách nào. Cho nên, để có được thân tướng đoan chánh, nghiêm trang, xinh đẹp thì phải: không sân, không hận, không dối, không quấy, kính yêu cha mẹ, tôn trọng Hiền Thánh, không xâm hại sản nghiệp của Hiền Thánh, không làm tắt đèn đuốc nơi chùa chiền, không khinh rẻ người xấu, không tập các ác hạnh; lại còn phát tâm tô vẽ trang hoàng tượng, tháp Phật, quét dọn tháp miếu Phật, quét dọn đất già-lam, dâng hoa cúng Phật...

Trong mười cách làm đẹp ở trên, hễ làm được một cách thì đẹp được một phần, đẹp được một vẻ, hay nói cách khác là ‘có một vẻ đẹp riêng’. Nếu làm được cả mười thì người ấy nhất định đẹp đến… ‘mười phân vẹn mười’!

Đức Phật nói đại ý, coi những người ‘sắc nước hương trời’, đến nỗi ‘mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da’, khiến ‘chim sa cá lặn’… ấy, phải biết là họ nhờ vào sự thực tập cái nhân lành đời trước, đó là lìa xa mười nghiệp nhân làm xấu, sống theo mười nghiệp nhân làm đẹp. Tùy theo mức độ thực tập tránh xa mười nhân làm xấu, thực hành mười nhân làm đẹp, mà trở nên đẹp người đẹp nết, hay chỉ đẹp người mà không đẹp nết.

Dẫu sao, ông bà mình cũng đã dạy, “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Cho nên, hãy sửa soạn cái tâm, chăm sóc cái tâm cho thật đẹp. Kinh Ma ý dạy rằng: “Cất trăm ngôi chùa chẳng bằng cứu sống một người. Cứu sống người khắp mười phương thiên hạ, chẳng bằng một ngày tu tâm”. Người biết tu tâm dưỡng tính thì đời này, đời sau, khi nào cũng thấy hiền lành, dễ thương, đó là nét đẹp thánh thiện vậy.
Thích Nguyên HùngNgành thẩm mỹ học cho rằng, khi chưa có con người trên trái đất này thì chưa có cái đẹp. Lúc bấy giờ đất đá, sông nước, núi rừng, biển cả, trăng sao… đã có rồi, nhưng chưa có cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, chưa có gì hết! Đến khi con người xuất hiện và phát triển đến chừng mực nào đó, lúc bấy giờ cái đẹp và cái xấu, cái thẩm mỹ và cái phản thẩm mỹ mới được con người xác lập.

lam dep.jpg

Đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, là một cái gì phù hợp với sự sống của con người. Đẹp bao giờ cũng gắn liền với sự sống lý tưởng của con người, không thể có cái đẹp nằm ngoài sự sống. Tức là, nói theo ngôn ngữ Duy thức học, đối tượng nhận thức không thể tách rời chủ thể nhận thức. Cho nên, cái đẹp phải phù hợp với sự sống của chúng ta, chúng ta hằng mơ ước về nó, khát vọng về nó, nó hiện lên trong vùng lung linh của lý tưởng. Cái đẹp ấy chính là vẻ đẹp của nội tâm và ngoại giới, vẻ đẹp của thân tâm con người.
Ở đời ai cũng yêu thích cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, của con người xây dựng nên như những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa... Và cái đẹp ai cũng quan tâm, để ý là vẻ đẹp của con người.

Con người, theo thẩm mỹ học, vốn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất! Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là của sự thăng hoa, cho dù hiện thực có giản dị, có đau thương, gian khổ đi chăng nữa thì nghệ thuật phải trên nguyên tắc của sự thăng hoa, thăng hoa cả chủ thể và đối tượng. Cho nên, con người từ xưa đến nay không ngừng nỗ lực làm đẹp.

Làm đẹp là một nhu cầu của hầu hết mọi người. Người ta có thể làm đẹp bằng nhiều cách: truyền thống, dân gian, cổ điển, có cách làm đẹp hiện đại... Nói chung, có cả trăm ngàn cách làm đẹp, và có người cũng đẹp hẳn ra, nhưng cũng có người làm hoài vẫn không đẹp. Vì sao vậy? Vì cái ‘nguyên mẫu’ nó… không đẹp. Cho nên, làm đẹp không phải là cái tội. Cái tội (nghiệp) là không thể làm cho mình đẹp ra khi mình vốn đã… xấu. Biết làm sao bây giờ? Cha mẹ sinh mình ra cũng đâu muốn mình xấu. Cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn cho mình khuôn mặt đẹp hay xấu thì làm sao mình lựa chọn?

Có người vì ‘xấu’ quá nên mất hết niềm tin, sống trong mặc cảm, tự ti, không dám mơ ước điều gì cao xa, cho dù trong lòng vẫn cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Chẳng biết bày tỏ cùng ai nỗi niềm buồn tênh đó, có người tìm đến chùa để… tâm sự với Phật. Phật thương chúng sinh, chắc sẽ không nói tâm sự của mình cho người khác, nên tha hồ mà kể lể, mà khóc, giấu mặt trong đôi bàn tay bé nhỏ!

Phật thương chúng sinh, nên sẽ giúp. Phật là Đại y vương, có khả năng điều trị cả thân bệnh lẫn tâm bệnh, nên sẽ có cách dạy cho chúng sinh làm đẹp, vì Phật biết rõ, thấy rõ nguyên nhân sâu xa của cái xấu. Nếu mình muốn đẹp mà không biết vì sao mình xấu thì không tài nào làm cho đẹp được. Cho nên, Phật bắt đầu phân tích bệnh lý cho chúng sinh hiểu.

Có 10 nguyên nhân (hay nghiệp nhân) khiến cho chúng sinh nhận lấy kết quả có một thân hình hay khuôn mặt xấu xí.

1. Thường hay nổi cơn thịnh nộ. Thịnh nộ là giận rất dữ dội. Khuôn mặt của người đang giận dữ thì… không đẹp chút nào hết, dù cho người đó là hoa hậu! Lúc đó dù có bao nhiêu lớp son phấn, mỹ phẩm đắt tiền… cũng không thể nào che được cái xấu. Hơn nữa, mỗi khi “nổi cơn thịnh nộ” thì sẽ “quên đi nghĩa tình”. Nghĩa tình đã quên hết thì tha hồ mà làm khổ cho nhau. Kinh Di giáo nói: “Lòng giận tức độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ”. Giận hờn, thịnh nộ không những tàn phá dung nhan hiện tại mà còn thấm vào trong xương, trong máu, tạo thành chủng tử cho đời sau, kiếp sau, sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào cũng xấu xí. Cho nên, muốn đẹp không phải là giải phẫu chỉnh hình mà cần ‘lột bỏ cơn thịnh nộ’.

2. Thường hay ấp ủ oán hận. Chính là nuôi dưỡng, chất chứa hận thù trong lòng. Có người hận cha mẹ, hận anh em, hận bạn bè, hận xã hội và hận luôn chế độ… nhưng cũng có người hận chính bản thân mình. Dù oán hận ai đi nữa thì người khổ đau nhất vẫn chính là mình. “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có”, kinh Pháp cú đã nói vậy. Cho nên, càng ấp ủ, càng nuôi dưỡng, càng chất chứa hận thù thì hận thù càng thêm lớn, càng thêm khổ đau cho đời này và cả đời sau, không khi nào được vui tươi, xinh đẹp. Chỉ có “Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu”. Hận thù trút bỏ rồi thì mình thành con người mới, như người đặt gánh nặng trên vai xuống, bỗng dưng thấy mình nhẹ tênh, sung sướng vô cùng. Khi ấy tự nhiên thấy mình vui tươi, trẻ đẹp ra.

3. Dối gạt người khác. Tức là sống không thật lòng, sống hai mặt, lừa dối người. Những người như vậy, họ chỉ có cái mặt nạ, cái vỏ bọc bên ngoài, còn bên trong xấu xí, lừa dối đủ điều, lừa dối cả người thân của mình. Vì sống với cái vỏ bọc bên ngoài, cho nên có che bao nhiêu lớp cũng lòi cái xấu ra ngoài.

4. Quấy rối chúng sinh. Đó là những người ưa đặt điều thị phi, vu khống, sách nhiễu, khủng bố, chọc ghẹo, xúc phạm… người khác, loài khác; phá vỡ hạnh phúc, gia cang người ta. Người như vậy không những nhận lấy quả báo xấu xí mà còn không bao giờ nhận được sự tôn trọng của người khác, luôn bị người khác coi thường.

5. Không có ái kính đối với cha mẹ. Người biết thương yêu và kính trọng cha mẹ, mặt họ luôn rạng ngời hạnh phúc. Ngược lại, người không biết ái kính cha mẹ chắc chắn là người xấu, không thể đẹp được.

6. Không cung kính Hiền Thánh. Người nào coi thường hình tượng Phật và Bồ-tát, khinh chê người khác lễ lạy Tam bảo, vào chùa thấy Phật không lạy, thấy Tăng không chào, còn tỏ thái độ bất kính, khinh khi, coi thường thì sẽ mất hết phước báo để được xinh đẹp.

7. Xâm đoạt của cải và điền nghiệp của Hiền Thánh. Người nào trộm cắp, chiếm đoạt… tài sản và đất đai của chùa chiền, đền miếu thì bị tổn giảm phước báo nghiêm trọng.

8. Làm tắt đèn đuốc nơi tháp miếu Phật. Đây là hành vi cố tình phá hủy vật dụng thắp sáng, khiến chùa tháp bị tối tăm. Việc làm này bị quả báo mặt mày luôn tăm tối.

9. Chê bai, khinh rẻ người xấu xí. Người nào khởi tâm ngã mạn, khinh chê người xấu, người bị tật nguyền sẽ bị mắc quả báo xấu xí.

10. Tập các ác hạnh. Người nào hay làm các việc ác, tà hạnh như không giữ năm giới, tám giới... sẽ bị quả báo không thể xinh đẹp.

Đó là mười nghiệp hay mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến quả báo xấu xí, không xinh đẹp. Hễ đã gây tạo một trong mười nghiệp trên thì không thể nào xinh đẹp được, cho dù có chỉnh sửa, cắt vá, tạo hình bằng cách nào. Cho nên, để có được thân tướng đoan chánh, nghiêm trang, xinh đẹp thì phải: không sân, không hận, không dối, không quấy, kính yêu cha mẹ, tôn trọng Hiền Thánh, không xâm hại sản nghiệp của Hiền Thánh, không làm tắt đèn đuốc nơi chùa chiền, không khinh rẻ người xấu, không tập các ác hạnh; lại còn phát tâm tô vẽ trang hoàng tượng, tháp Phật, quét dọn tháp miếu Phật, quét dọn đất già-lam, dâng hoa cúng Phật...

Trong mười cách làm đẹp ở trên, hễ làm được một cách thì đẹp được một phần, đẹp được một vẻ, hay nói cách khác là ‘có một vẻ đẹp riêng’. Nếu làm được cả mười thì người ấy nhất định đẹp đến… ‘mười phân vẹn mười’!

Đức Phật nói đại ý, coi những người ‘sắc nước hương trời’, đến nỗi ‘mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da’, khiến ‘chim sa cá lặn’… ấy, phải biết là họ nhờ vào sự thực tập cái nhân lành đời trước, đó là lìa xa mười nghiệp nhân làm xấu, sống theo mười nghiệp nhân làm đẹp. Tùy theo mức độ thực tập tránh xa mười nhân làm xấu, thực hành mười nhân làm đẹp, mà trở nên đẹp người đẹp nết, hay chỉ đẹp người mà không đẹp nết.

Dẫu sao, ông bà mình cũng đã dạy, “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Cho nên, hãy sửa soạn cái tâm, chăm sóc cái tâm cho thật đẹp. Kinh Ma ý dạy rằng: “Cất trăm ngôi chùa chẳng bằng cứu sống một người. Cứu sống người khắp mười phương thiên hạ, chẳng bằng một ngày tu tâm”. Người biết tu tâm dưỡng tính thì đời này, đời sau, khi nào cũng thấy hiền lành, dễ thương, đó là nét đẹp thánh thiện vậy.
Thích Nguyên Hùng

Tự lực là con đường dẫn đến thành công

Tự lực là con đường dẫn đến thành công

Đăng lúc: 06:51 - 29/07/2015

Trong cuộc sống, chúng ta làm việc cũng giống như quả bóng bằng cao su, khi rơi xuống đất nó sẽ tưng lên. Chính vì thế, ta có thể thay đổi nghề nghiệp sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần, lại được ví như những quả bóng bằng thủy tinh, nếu lỡ tay đánh rơi thì chúng sẽ trầy trụa, bị nứt, bị hư hoặc bị vỡ nát. Khi đó, ta khó mà hàn gắn và sửa chữa lại được.


Cũng vậy, khi ta không biết giữ gìn sức khỏe mà lao vào những thú chơi vô ích, thức suốt sáng thâu đêm để cờ bạc, rượu chè, hút chích, đàn điếm mà lãng phí thời gian một cách vô tích sự. Ai đã lỡ vướng vào vòng này thì thân tàn ma dại, sống thì làm khổ gia đình người thân, chết thì bị đọa lạc vào ba đường dữ, chịu khổ báo vô số kiếp không có ngày cùng.
Đến khi trở lại làm người thì thân thể xấu xí, đen đúa, bệnh tật, cô đơn, không người nuôi dưỡng. Gia đình là tổ ấm để chúng ta nương tựa, là nền tảng vững chắc nhằm phát triển một xã hội tốt đẹp.
Một con người tốt, một gia đình đạo đức, một xóm làng sống có nghĩa tình, biết thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, thì thế gian này sẽ là thiên đường hạnh phúc. Ngược lại, nếu ta sống không hiếu thuận với ông bà cha mẹ, không biết kính trên nhường dưới, vợ chồng không biết thông cảm và tha thứ cho nhau, không biết nuôi dạy con cái làm điều thiện lành tốt đẹp, không biết sống có chừng mực đạo đức, “muốn ít biết đủ”, thì ta sẽ dễ dàng bị tha hóa, sa đọa, mà bị dòng đời cuốn trôi.
Một khi con người đã sống thiếu hiểu biết thì rất nguy hại cho gia đình, xã hội, tình cha nghĩa mẹ không còn, tình chồng vợ cũng bị phôi phai, chia lìa, con cái cũng bị ảnh hưởng mà không có chỗ tựa nương. Nói chung, một con người hư hại làm khổ lụy bao nhiêu người thân và làm xã hội thêm nhiều gánh nặng.
Nhiều người dính vào tệ nạn xã hội dẫn đến trộm cướp, lường gạt, giết hại lẫn nhau. Có tệ nạn xã hội, có phạm pháp thì phải có chỗ dung chứa tội nhân, nên cứ thế con người mãi nghèo nàn, lạc hậu và trình trạng đạo đức, nhân phẩm con người càng bị xuống cấp trầm trọng. Đó là nỗi đau chung cả nhân loại phải gánh lấy, dần rồi tình người không còn nữa và con người dễ dàng sống trong vô cảm.
Chính chủ nghĩa tiêu thụ vật chất quá lừng lẫy làm con người mỗi lúc mỗi xa rời nhau, bởi thời gian ngồi lại bên nhau tâm tình, sẻ chia không có. Gia đình là nền tảng của xã hội, vậy mà ba thế hệ ông bà, cha mẹ, con cái không có cơ hội để sống yêu thương, hiểu biết. Xã hội càng nghèo nàn lạc hậu thì con người càng mê tín, mù mờ, càng sống theo chủ nghĩa tiêu thụ vật chất nên tình người dần rồi không còn nữa.
Chính vì vậy mà Phật dạy ta phải “muốn ít biết đủ” để có cơ hội cùng giúp đỡ sẻ chia, mà cùng cảm thông nỗi đau của người khác. Cái gì cần xài ta mới xài, để có dư chút đỉnh mà mở rộng tấm lòng, với tinh thần lá lành đùm lá rách. Khi đau yếu, bệnh hoạn, ta mới thấy sức khỏe là quý. Khi sa cơ, thất thế, ta mới thấy tình người là quan trọng. Vậy mà đa số con người chỉ biết sống vì tiền bạc, tài sản, vật chất mà đành lòng giết hại lẫn nhau.

Thế giới này là một vòng lẩn quẫn của sự hơn thua, phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại. Ta cứ mãi tranh giành các thứ vật chất vô tri phù phiếm xa hoa, mà làm mất đi tình nghĩa của một con người. Vật chất là vô tri, con người là hiểu biết, là tri giác, con người là nền tảng của gia đình và xã hội. Do đó, ta cần sự yêu thương bằng trái tim hiểu biết, biết cảm thông và tha thứ, biết khoan dung và độ lượng, nhưng ta lại mặc tình làm ngơ, dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm.
Cuộc sống này sở dĩ xây dựng mở mang phát triển cũng chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích con người, ấy thế mà có mấy ai có được tấm lòng rộng mở vì tha nhân? Phật dạy, “trong bầu vũ trụ bao la này, từ con người cho đến muôn loài, muôn vật đều phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống”.
Ta không làm ruộng nhưng vẫn có cơm ăn, kẻ thiếu phước thì phải cày sâu cuốc bẩm, phơi mình trong nắng mưa vậy mà đôi khi vẫn bị thiếu ăn. Ta không nuôi tằm, dệt vải, nhưng vẫn có áo quần và ta cứ như thế mà có đủ các thứ phục vụ nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày.
Sức khỏe của ta và những người thân yêu nếu để mất đi thì khó tìm lại được. Bạn bè cũng rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, nó là nhịp cầu nối kết để cùng nhau chia vui, sớt khổ. Có gia đình, có bè bạn, có sức khỏe, ta có thể sống vui, sống khỏe mà cùng nhau gầy dựng sự nghiệp giống nòi nhân loại.
Tinh thần lại càng quan trọng hơn hết, ta có hiểu biết, ta có nhận thức sáng suốt, nên biết tiếp nhận những thứ gì cần thiết. Nhờ vậy, ta sống có định tĩnh chừng mực nên khi được lợi lộc ta không vì nó mà tham đắm, mê mờ. Ngược lại, khi bị mất mát ta cũng không quá sầu bi, khổ não, do đó ít bị hai thứ được mất, hơn thua làm tổn hại tinh thần, nhờ ta thường xuyên biết quay lại chính mình mà thân tâm luôn được an ổn.
Tóm lại, ta muốn thành đạt trong cuộc sống thì trước tiên phải có ý chí và nghị lực, biết tranh thủ tận dụng hoàn cảnh sống của mình vì ta có hai bàn tay và khối óc. Như anh ăn mày cụt tay kia, nếu không được bà già cho một liều thuốc bổ tự lực cánh sinh, thì chắc có lẽ anh sẽ chịu chết chìm trong cuộc đời bần cùng, đói rách. Lần đầu tiên rinh gạch một tay gần hai tiếng đồng hồ, anh chắc phải chịu nhức mỏi, ê ẩm cả người. Nhờ vậy, anh học được cách thức làm người “sống phải có lòng tự trọng”.
Khi còn nhỏ dại, ta đương nhiên phải nương nhờ vào sự giúp đỡ của cha mẹ. Nhưng nếu bất hạnh, ta không có người thân thì sao? Ta vẫn phải chấp nhận một mình đơn độc, tự mình bươn chải, để làm sao có miếng ăn mà tồn tại với đời.
Cũng như có hai đứa bé một con nhà giàu, một con nhà nghèo. Đứa con nhà giàu khi bị té ngã sẽ khóc thét lên, chờ cha mẹ đỡ dậy. Cha mẹ vì thương con nên mọi cái đều đỡ đần chu đáo khiến đứa trẻ trở nên ỷ lại, cái gì cũng đều trông chờ người khác. Ngược lại, đứa trẻ con nhà nghèo khi bị té ngã không có ai nâng đỡ, nó không khóc ré như đứa con nhà giàu, mà tự đứng lên tiếp tục bước đi.
Cũng vậy, ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai mà vững vàng đi tới, không chịu khuất phục bởi một áp lực nào.
Người Phật tử chân chính khi đến với đạo pháp, ban đầu phải nhờ vào tha lực, nhờ sự hướng dẫn của quý Thầy Cô, đến khi hiểu biết rồi phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, hành trì theo chánh Pháp. Chính vì vậy, Lục Tổ Huệ Năng nói, “Khi mê thì Thầy độ - Khi ngộ thì tự độ”.
Nhiều người chỉ hiểu biết suông nên lúc nào cũng van xin cầu cạnh người khác, cứ nghĩ rằng trời Phật sẽ ban ơn hay gia hộ cho mình, nên đành chấp nhận cuộc sống như bèo dạt, mây trôi. Họ chẳng biết suy nghĩ, tìm tòi nghĩa lý sự thật của cuộc đời, thấy ai làm sao thì mình làm vậy mà không biết đúng sai, phải trái. Tuy nhiên, sự sống này ta vẫn cần “tha lực”. Khi chưa có hiểu biết hay đủ khả năng, ta vẫn cần sự trợ giúp của người khác. Khi đã biết rồi thì chính ta phải tự lực vươn lên.
Chính vì vậy mà Phật thường nói, “ta chỉ là người Thầy dẫn đường, còn có chịu tu hay không là do ý chí và nghị lực của mọi người”. Tha lực tuy rất cần thiết cho con người bước đầu vượt qua khó khăn, thử thách nhưng nếu muốn đạt được thành công viên mãn thì ta phải tự lực vươn lên bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 7
  • Hôm nay 118
  • Tháng hiện tại 61,872
  • Tổng lượt truy cập 23,468,121