Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
IMG 1089

Vu Lan - Mùa Báo Hiếu về trên Xứ Nghệ

Đăng lúc: 22:03 - 24/08/2017

Cứ mỗi độ Hạ về, khi những đợt mưa ngâu kéo dài dai dẵng như làm lòng người càng thêm nặng trĩu bao nỗi nhớ mong, trong chờ đến ngày rằm tháng bảy, ngày lễ hội Vu lan, ngày chư Tăng tự tứ, ngày chư Phật hoan hỉ, ngày xá tội vong nhân, ngày cho những ai muốn báo đền ơn sâu nghĩa cả mà mình đã phải trót mang. Bởi lẽ trong mỗi chúng ta từ thuở lọt lòng cho đến ngày khôn lớn thì ta đã cưu mang không biết bao nhiêu là ân nghĩa. Ân đất nước, ân thí chủ, ân sư trưởng, và ân cha nghĩa mẹ mà trong đạo Phật thường gọi là tứ trọng ân. Hôm nay chúng tađang sống trong đất nước thanh bình, nhưng trên mảnh đất này đã có biết bao giọt

Khi có Phật trong đời…

Khi có Phật trong đời…

Đăng lúc: 19:09 - 27/05/2016

Đến một lúc nào đó, khi hội đủ nhân duyên - có khi là thuận duyên như gặp thầy hiền và bạn tốt, nhưng cũng có khi là nghịch duyên như khổ đau chồng chất, ta được gặp Phật - gặp lời dạy của Ngài thông qua hình ảnh một ngôi chùa, một nhà sư, một người khoác áo lam hiền lành..., làm cho ta ngộ ra, thấy một con đường khác, sáng hơn. Từ đó, ta thầm cám ơn, ta niệm niệm: Phật pháp cứu đời tôi!

cophat.jpg
Bước chân tỉnh thức - bước chân đi vào đời vững chãi, thảnh thơi...
Gặp Phật & thấy Phật

Người học Phật ai cũng nằm lòng câu “thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Nhắc hoài câu này để nhớ rằng, phải trân quý con đường tu học - sửa chữa ba nghiệp (ý, ngữ, thân) mỗi ngày, đừng xao lãng. Vì như nội hàm của câu ấy: được thân người không dễ, mà lại còn nghe được Phật pháp (theo nghĩa hiểu, tin và đang hành) thì phải tinh tấn, đừng tu theo kiểu phong trào, được chăng hay chớ.

Thực tế, trong cuộc sống có những người không biết quý thân mình nên đã nghĩ, nói và làm những việc tạo ra sự cay đắng cho tự thân và người khác. Theo đó, đã gây khổ cho bản thân, làm hại người khác, loài khác một cách bất chấp. Sở dĩ họ có hành động ấy vì họ không tin nhân quả, nghĩa là họ không nghe lọt tai lời phải, lời Phật dạy, không thấy mọi thứ đều có nhân-duyên - từ đó đưa tới những biểu hiện trong hiện tại và tương lai (quả).

Không nghe được Phật pháp thì sẽ không quý thân người theo nghĩa sống buông thả, buông lung tâm ý, lời nói, hành động. Sống ngoài luật nhân quả thì sẽ sống theo kiểu... luật rừng, trong đầu lúc nào cũng bị dắt dẫn bởi suy nghĩ “mạnh được yếu thua” và càn quấy với mọi thứ xung quanh, mưu mẹo và lươn lẹo để “được” - thỏa mãn những mong muốn ngoài quy luật nhân-duyên-quả bằng sự tham lam, sân hận và si mê một cách vô độ. Cái thấy như vậy thực ra là “mất” chứ không phải “được”, bởi đã vay thì phải trả, đã gieo gió tránh làm sao được việc gặt bão.

Thực ra, gặp Phật là gặp một lời khuyên đúng đắn, gặp ai đó hé mở cho mình một cái nhìn để “hồi đầu hướng thiện”. Khi đó, người xuôi theo lối sống buông lung, phóng túng... bỗng giật mình vì thấy: là người ai cũng có nỗi khổ niềm đau. Và thấy, nỗi khổ ấy do mình tác tạo từ những điệp trùng nhân-duyên trong quá khứ và hiện tại, ngay phút giây đang sống này. Cái giật mình ấy như một sự bừng tỉnh bởi tiếng chuông đại hồng - là lời nhắc đầy năng lượng bi và trí của một người nào đó đã có duyên lành với mình trên bước đường sinh tử này. Lâu nay mình quên mất sự thật về khổ và nguồn cơn của khổ vốn do mình tạo ác nghiệp - do vậy mình đã sống một cách mê muội, càng tham lam, càng sân si thì càng khổ nhiều hơn.

Gặp Phật và thấy con đường sáng, có nghĩa là đã thấy bên trong có Phật tánh, có sự vững chãi và thảnh thơi, chỉ cần mình dừng lại và nhìn sâu vào chính mình. Cái mình của trước khi gặp Phật và thấy Phật chính là cái tôi cần được vỗ về, cưng chìu tới mức hư đốn. Cái mình của sau khi gặp Phật và thấy Phật chính là hạ bản thân xuống, luôn biết sám hối vì “con nay đã tạo bao ác nghiệp”, để từ đó nâng dần sự chịu đựng và tình thương lên, khiến tâm an định, trí sáng suốt hơn.

Vượt thoát khổ đau trong hiện tại

Là con Phật, chắc ai cũng biết “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”? Khi đã thấy Phật, gặp Phật thì mình sống theo con đường Bồ-tát, tu học Phật và dấn thân vào đời để trải nghiệm lời Phật dạy bằng thực tế cuộc sống. Khi đó, trong mỗi suy nghĩ, lời nói, hành động - ta đều nhớ rằng sẽ gieo vào đất tâm mình hạt giống (xấu hoặc tốt). Nếu thực sống trong ý thức bảo hộ tự thân cũng chính là bảo hộ muôn loài như một vị Bồ-tát thì ta sẽ biết sợ gieo-trồng nhân xấu, bởi ta thấy trong sự gieo-trồng ấy có ngày gặt hái những quả đắng cay tất yếu.

Khi mê thì ta muốn tranh giành, bất chấp, ta tham lam vô độ và... ta sợ gặp rủi ro, sợ những điều bất như ý. Đó là tâm lý của chúng sinh, sợ quả xấu nhưng quên mất quả xấu tốt là do nhân-duyên đã và đang tác tạo, thành ra cứ sợ hãi miết, khổ đau hoài.

Khi ngộ, ta thấy nỗi đau nếu có thì là do ta đã gây tạo nhân xấu trước đó, do ta sửa ý-ngữ-thân chưa có giỏi nên vẫn còn thọ cảm sự bất như ý bằng một tâm thế yếu đuối, chứa đựng nỗi sợ hãi, vì thế mình còn khổ. Biết điều này thì ta sẽ lùi lại, dừng lại và đừng thèm loay hoay nữa, mà sẽ bắt đầu ngồi yên, lễ Phật - sám hối, tác ý thiện, định tĩnh thân tâm cho tới khi bên trong không còn những lao xao sợ hãi nữa.

Có một sự thật mà những ai có thực tập Phật pháp đều thấy được đó là, ngay khi ta chấp nhận được tất cả các biểu hiện ở hiện tại bằng sự quán chiếu nhân-duyên-quả thì ta sẽ đoạn được ác và nỗi sợ hãi. Nhìn cho rõ cái đang là bằng tình thương và sự hiểu biết thì con ma chạy trốn nỗi khổ niềm đau trong ta sẽ tự biến mất và mình trở nên vững chãi (mạnh mẽ, không sợ hãi).

Sự vững chãi sẽ đưa tới thảnh thơi trong tâm hồn, nghĩa là sẽ bình an. Thấy việc gì đến-đi đều có lý của nó, lúc đó mình liền thong dong, như đang đi dạo trong cõi Ta-bà, đi trong nỗi khổ cũng giống như đi trong hạnh phúc, không bị tác động nhiều. Để có được sự vững chãi thì trước đó ta cần thực tập thảnh thơi (dừng lại, ngồi yên, ngắm nhìn những biểu hiện cùng những tâm hành tương ưng trong ta). Khi có sự vững chãi thì ta càng thảnh thơi, làm gì hay có điều gì tới cũng không làm ta nôn nóng, không làm ta phải rượt đuổi theo nó hay bị nó rượt đuổi. Đó chính là sự nương nhau biểu hiện theo lý duyên sinh: cái này có (sự thảnh thơi) thì cái kia có (sự vững chãi) và ngược lại.

Do vậy, để vượt thoát khổ đau thì bắt buộc mỗi người phải thực tập bỏ bớt, buông dần để có thời gian chăm sóc thân tâm bằng cách dừng lại và nhìn sâu vào lòng những biểu hiện ngay trong hiện tại. Nói cách khác, đó là sự thực tập chánh niệm để nhận diện sự thật, thấy nguồn cơn và vượt qua nó bằng năng lượng thương yêu, hiểu biết.

Thông thường, chúng ta lười làm mà thích hưởng thụ. Đó là tánh tham, là không sống trong luật nhân quả. Tánh này vẫn còn trong khi học và tu Phật, do vậy nhiều người... thích cầu nguyện và mong được ban phước thay vì dấn thân làm phước, hành thiền để có được kết quả tốt đẹp. Người thực sự thấy Phật, thương mình thì không nên làm vậy, ngược lại sẽ gia tâm thực hành sửa ý-ngữ-thân một cách tinh tấn mỗi ngày, phát nguyện tinh tấn không chỉ đời này mà trong vô lượng vô thỉ kiếp nữa, cho đến khi giác ngộ hoàn toàn, như Phật đã từng tuyên dương: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”.

Thiết nghĩ, là con Phật, nhớ điều đó, tin điều đó thì sẽ từng bước cởi bỏ những ràng buộc nơi thân và nơi tâm, sẽ từ từ làm cho mình trở nên tự do hơn, giải thoát hơn ngay trong từng phút giây hiện tại chứ không phải sống theo cách đợi tới khi xả báo thân này mới chứng đắc quả vị gì đó cao siêu!
Lưu Đình Long

Giải mã bí mật hạnh phúc của người dân Bhutan

Giải mã bí mật hạnh phúc của người dân Bhutan

Đăng lúc: 19:58 - 13/05/2016

Nhiều người gọi Bhutan là “vương quốc bị bỏ quên” vì ít người lui tới, nhưng nơi đây lại chứa đựng chiếc chìa khóa quan trọng về hạnh phúc của con người.

Bhutan được thế giới mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Điều này làm cả thế giới muốn biết bí mật hạnh phúc của người dân đất nước này là gì. Hai tác giả Barry Petersen và T. Sean Herbert đã có chuyến đi đến Bhutan để khám phá bí mật này, với bài viết được đăng trên trang tin CBS News giữa tháng 4 vừa qua.
Mot vong xoay tai thanh pho Thimphu, khong co den giao thong.jpg
Một vòng xoay tại thành phố Thimphu không có đèn giao thông

Hòa nhập và gìn giữ bản sắc riêng

Nằm giữa hai quốc gia lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, kinh tế Bhutan chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Theo Hiến pháp của Bhutan, diện tích rừng phủ xanh phải chiếm 60%, nhưng trên thực tế mức độ phủ xanh hiện tại là đến 72%.

“Rời máy bay, hít một hơi thật sâu những làn khí trong lành thuần khiết, bạn sẽ có cảm giác hơi thở của quá khứ ngay trong hiện tại này”, tác giả bài viết chia sẻ.

Khắp nơi trên đất nước Bhutan, bạn sẽ thấy rất nhiều hình ảnh những vị tu sĩ và lá cờ Phật giáo. Theo quy định của hoàng gia, kể cả những tòa nhà mới được kiến tạo cũng phải được trang trí với điêu khắc truyền thống và các tạo vật linh thiêng của quốc gia.

Tại đây, số lượng khách sạn có trang bị thang máy không nhiều nhưng công nghệ đã “xâm nhập” vào nơi này hiệu quả và mạnh mẽ hơn bất kỳ “kẻ xâm lấn” nào khác. Điện thoại di động có mặt nơi nơi. “Tôi dùng điện thoại mỗi ngày để sắp xếp các cuộc hẹn, kiểm tra email và hoàn thành các bài báo khi thời gian gấp rút”, Tshering Choeki - một nhà báo tự do cho biết.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với một người anh em của đương kim quốc vương, hoàng tử Dasho Jigyel - người từng học tập tại Trường Đại học Oxford (Anh quốc) và tại Hoa Kỳ về những thay đổi tác động đến văn hóa và các mặt khác của đời sống ở Bhutan, ngài cho biết: “Giống như hai thái cực cùng tồn tại, với sự toàn cầu hóa, chúng tôi mở cửa hội nhập vì chúng tôi không thể bơi ngược con sóng. Quay lại những năm tháng trước đây, chúng tôi còn không có cả giày và vớ nhưng hiện tại thật sự là một cuộc cách mạng”.

Cuộc cách mạng này diễn ra nhiều thế kỷ nhưng với đất nước Bhutan, không có gì là vội vã. Ở đây, không có đèn giao thông, không có McDonalds, Burger Kings hay Starbucks gì cả.

Karen Beardsley, Giáo sư Fulbright dạy tại Đại học Hoàng gia Thimphu cho rằng: Bhutan “từ chối” việc đánh mất “nhân dạng” của quốc gia mình. Đó là lý do họ không chào đón các thương hiệu toàn cầu của Hoa Kỳ. “Tôi cho rằng, giữ gìn đặc trưng văn hóa của mình là điều rất quan trọng và người Bhutan nhất tâm với điều này, rằng sự nhan nhản các cửa hiệu nói trên có thể làm bạn cảm giác như bạn đang ở Hoa Kỳ”; và tất nhiên người Bhutan cũng không mong muốn điều này.

Nơi chứa đựng chiếc chìa khóa của cuộc sống hạnh phúc

Khi được hỏi về sự khác biệt trong sinh hoạt và dạy học giữa Hoa Kỳ và Bhutan, Beardsley chia sẻ: Không như sự vội vã và bám chặt vào thời gian, cuộc sống nơi này rất thư thái và bình yên. Con người ở đây cũng thật tuyệt vời.

Hiện tại, Bhutan giới hạn số lượng du khách quốc tế đến quốc gia mình. Năm ngoái chỉ có 57.000 du khách đến đây, con số này chỉ nhỉnh hơn số người đến Disney World trong một ngày.

Thap nen trong cac tu vien Phat giao o Bhutan.jpg
Nến thắp trong các tu viện Phật giáo ở Bhutan

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, nhà nước Bhutan đã bắt đầu thay thế chỉ số tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bằng chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia” (gross national happiness).

“Tại Hoa Kỳ, người ta phải áp lực mua nhà đẹp, sắm xe sang, còn ở Bhutan, người ta hài lòng và hạnh phúc với những gì họ có. Họ ít chú trọng đến khía cạnh vật chất nhưng lại tận hưởng cuộc sống và thiên nhiên xung quanh nhiều hơn”, chia sẻ của hai du khách Hoa Kỳ (có tên là Brendan Madden and Tatiana Gregorek) đang du lịch tại Bhutan khi Petersen hỏi họ học được gì từ chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia” của Bhutan.

Để thúc đẩy chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia”, hoàng tử Dasho khẳng định: “Là em trai của quốc vương, tôi luôn cố gắng đại diện cho con người và đất nước mình bằng hết khả năng của mình. Và với cương vị Chủ tịch Ủy ban Olympic, tôi phải đảm bảo rằng nhiều thanh niên của Bhutan nhận được lợi ích tích cực từ các môn thể thao được tổ chức”.

“Vậy xin hỏi, điều gì làm hoàng tử thấy hạnh phúc?” - “À, hạnh phúc là một khái niệm tương đối nhưng với tôi, có được những nguồn năng lượng tích cực xung quanh tôi và cảm thấy hài lòng với bản thân mình là hạnh phúc”.

Karma Tshiteem, người có sứ mệnh đảm bảo chỉ số hạnh phúc quốc gia khi được hỏi: “Ông thấy dành thời gian cho gia đình, cho hạnh phúc của mình quan trọng như thế nào?”, đã trả lời: “Rất quan trọng và đây là những điều ưu tiên hàng đầu. Có những điều quan trọng giúp mang lại hạnh phúc cho mỗi người và chúng ta cần đầu tư nhiều thời gian vào đó hơn là tiền bạc”.

“Vậy ông nghĩ giá trị quan trọng nhất của hạnh phúc là gì?” - “Đó là yêu thương, lòng từ bi và sự quan tâm dành cho người khác”.

Và một điều đáng ghi nhận là mỗi trường học ở Bhutan mỗi ngày đều dành ra 2 phút để thực hành thiền định.

Và bạn sẽ thấy những bảng chữ thế này tại khắp các con đường, các ngọn đồi ở Bhutan: Chúng ta hãy sống xanh và giữ cho địa cầu sạch đẹp. Tự nhiên là tấm gương phản ánh nội tâm bên trong của bạn. Ngay cả các graffiti cũng thể hiện tính đạo đức trong đó, như Con người cần nhiều thứ để đáp ứng nhu cầu của mình, chứ không phải để thỏa mãn lòng tham…

Và ở đây, con người thật sự hạnh phúc và “hạnh phúc một cách nghiêm túc”.

Với một vị Lama, hạnh phúc là sống ở một quốc gia hòa bình. Với một phụ nữ Bhutan, hạnh phúc là được sống ở một nơi mà tự nhiên và núi non được bảo vệ.

tuvien.jpg
Tu viện Tiger's Nest - nơi thu hút du lịch số một ở Bhutan

Theo Sonam Tshering, nền văn hóa của Bhutan vẫn còn nguyên vẹn. Nền văn hóa đó biểu hiện qua cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Và, “chúng tôi là văn hóa”.

Có lẽ, đây chính là bài học từ quốc gia Phật giáo nhỏ bé và hiền hòa này. Ở đó, hạnh phúc không phải là sống vội vội vàng vàng, không phải là thoải mái đến các trung tâm thương mại, không phải là tậu sắm chiếc xe hơi mới. Hạnh phúc chính là hài lòng với những gì cuộc sống mỗi ngày dâng tặng cho ta, mỗi ngày.

Phòng PA88 - Tỉnh Nghệ An cùng GĐ Vườn Tuệ chùa Phúc Thành - Đức Hậu, phát cháo tại BV. Ung Bướu.

Phòng PA88 - Tỉnh Nghệ An cùng GĐ Vườn Tuệ chùa Phúc Thành - Đức Hậu, phát cháo tại BV. Ung Bướu.

Đăng lúc: 20:03 - 14/04/2016

Sáng ngày 12,13,14 tháng 4 năm 2016 Thầy Đại Đức Thích Định Tuệ , trụ trì chùa Phúc Thành, chùa Đức Hậu, Nghi Đức, TP Vinh, Nghệ An, đã tổ chức cho các em trong gia đình Vườn Tuệ , phối hợp với các chiến sỹ Công An phòng PA88 phát cháo từ thiện “ Bát Cháo Từ Tâm “ đến với bệnh nhân đang điều trị nơi đây.
Đã hơn 4 năm nay nhiều bệnh nhân điều trị Ung thư tại bệnh viện Ung Bướu đã quen thuộc với những hình ảnh nồi cháo “ Từ Tâm “ của Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ do Đại Đức Thích Định Tuệ tổ chức. Đây là một trong những hoạt động hạnh nguyện cấp cô độc thường xuyên của nhà Chùa. Ngoài việc giúp đỡ các bệnh nhân , thầy còn giúp cho thế hệ trẻ và các Phật Tử biết thành tâm hướng thiện, biết làm việc lành, tránh đi điều ác giống như lời Phật dạy , để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội .



4 giờ sáng các Em trong gia đình Vườn Tuệ trong Đạo tràng Hương sen xứ Nghệ đã dậy sớm và cùng nhau chuẩn bị các thực phẩm để nấu cháo, nhìn các Em cần mẫn, tỉ mỉ chuẩn bị nguyên liệu sạch sẽ, chế biến cho phù hợp để có được nồi cháo đảm bảo chất dinh dưỡng cho người bệnh .





Nhìn nồi cháo sóng sánh tôi thầm cám ơn các Em đã mang lại cho người bệnh những bát cháo thật ngon và bổ dưỡng.





Đúng 10h sáng chuyến xe tải đã chở hàng nghìn bát cháo đến bệnh viện Ung Bướu, đã được Thầy, các đồng chí phòng PA88 và các em trong gia đình Vườn Tuệ, kịp thời mang bữa ăn trưa thơm ngon, bổ dưỡng, gửi gắm trong đó bao tình thương yêu của con người, bao tấm lòng thiện nguyện nơi cửa Phật.
Các bệnh nhân cũng đã có mặt đúng giờ và kịp thời xếp hàng để nhận xuất cháo từ thiện cùng những lời cám ơn chân thành nhất . Bởi họ biết , những bát cháo từ thiện ấy, không chỉ là Bát cháo bồi bổ cơ thể mà trong đó nó còn chứa đựng tình thương yêu, sự chia sẻ của con người.





Được sự nhất trí của Thầy Định Tuệ , nhân dịp này Công An Nghệ An phòng PA88 đã phối hợp với các em trong gia đình Vườn Tuệ phát cháo cho bệnh nhân nghèo, qua đây các chiến sĩ Công An thấy được sự đau đớn của bệnh tật để chia sẻ những khó khăn, và quý mến người dân nhiều hơn, chăm sóc cho họ như chính bản thân của mình, những việc làm ý nghĩa , thiết thực của CA Phòng PA88 đã góp phần mang lại niềm tin yêu của nhân dân.













Nhìn nụ cười của Thầy và các đồng chí công an và các Em trong gia đình Vườn Tuệ nở trên môi khi ấy chính là được góp một phần công sức của mình vào công tác xã hội , là sự chia sẻ , sưởi ấm những trái tim đang phải chịu nhiều tổn thương.





























Tác giả bài viết: Hồng Nga

grab1434673382Set Bo luc lac cho 02 nguoi tai True Cafe 37B Ly Thuong Kiet 550x356

Ăn thịt là nguồn gốc của tai kiếp

Đăng lúc: 08:26 - 20/06/2015

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều người thích việc sát sinh và có rất ít người tôn trọng sự sống. Đa số chỉ biết làm thế nào để giết, chứ hoàn toàn thờ ơ với việc phóng sinh. Khi bạn giết một sinh vật, sinh vật ấy cũng muốn giết bạn. Sự báo thù lẫn nhau dẫn đến sự tái sinh luân hồi trong đời ngũ trược ác thế. Sự báo oán lẫn nhau vậy đến khi nào mới chấm dứt? Người xưa từng nói:
“Thiên bách niên lai oản lý canh,
Oán thâm tự hải hận nan bình.
Dục tri thế thượng đao binh kiếp,
Thả thính đồ môn dạ bán thanh.”
Dịch là:
“Ngàn năm oán hận ngập bát canh,
Oán sâu như biển, hận khó tan.
Muốn biết vì sao có chiến tranh,
Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!”
Miếng thịt trong tô canh tuy nhỏ, nhưng thật sự trong đó chất chứa sự thù hằn sâu như biển cả vậy. Người đập lộn với người, nhà này đánh nhau với nhà kia, nước này xâu xé nước kia, địa cầu này tiêu hủy địa cầu khác; gây nên chiến tranh như vậy đều là do ăn thịt mà ra. Tất cả những tai nạn đao binh, thủy hỏa, tật dịch lưu hành, đều là do ăn thịt mà thành. Nếu muốn hiểu rõ đạo lý thì lúc nửa đêm hãy tới nhà người đồ tể mà lắng nghe: lắng nghe tiếng rống đau đớn của con heo bị thọc huyết, lắng nghe tiếng khóc uất ức của con trâu hay con dê bị giết.
Set-Bo-luc-lac-cho-02-nguoi-tai-True-Cafe-37B-Ly-Thuong-Kiet
Chúng ta nên đặt nền tảng đạo lý của cuộc sống chúng ta trên những lời của Khổng Phu Tử: “Đã thấy sự sống của nó rồi thì không nỡ nào thấy cái chết của nó. Đã nghe tiếng kêu của nó rồi thì không nỡ nào ăn thịt nó. Do vậy, người quân tử nên tránh xa nhà bếp”. (Kiến kỳ sinh bất nhẫn kiến kỳ tử. Văn kỳ thanh bất nhẫn thực kỳ nhục. Thị dĩ quân tử viễn bào trù dã). Dù hàng trăm ngàn năm nay, bát canh thịt còn đó. Quý vị đã ăn rồi, và tôi cũng thế. Bát canh này là thịt hầm, nó chứa đựng sự oán hận sâu hơn biển, rất khó làm tiêu trừ. Để chuyển hóa lòng oán hận này không phải dễ dàng gì.
Bạn có muốn biết tại sao trên thế giới lại có chiến tranh, lụt lội, hạn hán dịch bệnh? Nguyên nhân nào gây ra sự đau khổ, giết chóc, thảm sát đổ máu trong chiến tranh? Tại sao người ta lại tìm kiếm nhau mãi để trả thù. Bởi vì họ đã gieo quá nhiều việc chết chóc. Nếu bạn chưa hiểu, xin hãy đến gần lò sát sinh súc vật, và lắng nghe tiếng kêu thét của súc vật vào lúc nửa đêm ở đó. Tiếng heo kêu thét, tiếng dê cừu khóc, tiếng bò trâu rống. Tất cả đó là sự van xin: “Xin Ông tha mạng cho con!” nhưng ta giả vờ không nghe, không thấy lời kêu than ấy, chúng ta cứ tiến hành giết không cần 1 giây suy nghĩ. Khi ta vừa giết chúng thì một niềm sân hận từ những con heo, bò, dê bị giết khởi dậy, niệm ấy dẫn chúng tìm người giết để báo thù trong tương lai. Điều này dẫn đến những thảm trạng như chiến tranh trên thế giới, và mọi thứ tai ương, tử vong. Tất cả đều do việc sát hại sinh mạng mà tạo nên.
Tuy vậy, ngay nơi sự báo oán có khi còn chưa đủ. Hiện nay, tai họa lớn nhất là bệnh ung thư (cancer) là một loại bệnh tật quái dị. Tại sao bệnh này lại xuất hiện? Vì người ta ăn quá nhiều thịt. Hiện nay không khí bị ô nhiễm nặng nề, trái đất bị ô nhiễm và nước cũng bị ô nhiễm. Không khí ô nhiễm, nước ô nhiễm, đất ô nhiễm này tạo nên một thứ độc tố. Khi súc vật ăn những thực vật có độc tố. Chất độc ngấm dần vào cơ thể của nó. Mặc dù chất độc vẫn ở yên trong cơ thể chúng nó không gây tác hại gì, nhưng nếu ta ăn thịt chúng chất độc sẽ truyền sang cơ thể ta, khiến cho ta mắc phải vô số bệnh quái dị, khó trị liệu vô cùng.
Những bệnh khó trị liệu này không phải ngẫu nhiên mà có. Đằng sau nó là những oan hồn kêu than đòi trả mạng. Vậy nên bây giờ có rất nhiều oan hồn quanh quẩn khắp nơi, cố gắng tìm cách bắt người khác trả mạng hay làm cho họ khổ đau bằng cách gây ra vô số bệnh tật quái lạ. Những oan hồn vất vưởng này là những bào thai bị nạo, bị phá thai trước khi nó có được một cuộc sống hoàn chỉnh như người. Vì vậy, nó rất căm hận, nó có thể làm đóng nghẽn tim người, làm nát gan, thận, túi mật người. Nó có thể phá hủy ngũ tạng của bạn khiến bạn phải chết dù bạn chưa muốn chết.
Tại sao nó hiểm độc như thế? Vì bạn đã giết hại nó trước bây giờ nó muốn trả thù. Những căn bệnh gây nên bởi ma oán thì không thể chữa lành bởi bất kỳ bác sĩ nào cả. Dù bác sĩ Đông Y hay Tây Y đều chữa không được. Việc bạn có thể làm là không ăn uống gì cả rồi chờ chết. Sau khi bạn trút hơi thở cuối cùng, lại đến phiên bạn tìm báo thù. Những gì tôi nói là lời chân thành nhất.
Nếu tôi nói nữa có lẽ có người sẽ không muốn nghe. Tuy nhiên tôi có khuyết điểm là tôi muốn nói cho dù người ta thích nghe hay không thích nghe. Tôi đặc biệt thích nói những điều mà mọi người không muốn nghe. Do vậy, nên các bạn ở đây nên chuẩn bị tâm lý. Bạn nên nói với chính mình: “Ta chẳng muốn nghe nhưng ta sẽ kiên nhẫn một chút để nghe ông ta nói gì”.
Điều tôi muốn nói là tôi sẽ giải thích chữ “thịt” – Tiếng Hán là “Nhục” 肉 , có bộ “khẩu” 口 nhưng nét dưới bị mất đi, có nghĩa là mở miệng. Tại sao lại mở miệng? Là để ăn người. Cho nên trong chữ thịt “Nhục” 肉) có hai người – chữ “Nhân” 人 . Một người bên trong 人 và một người bên ngoài 人. Chữ này biểu thị ý niệm “thịt” là không thể tách rời được miệng người. Tuy nhiên Người không thể bị dính mắc, không tách rời ra khỏi “thịt” được. Chữ này biểu tượng con người ăn thịt và con người đang bị kẻ khác ăn thịt mình. Cái đầu của một người đi ra từ cái miệng và người khác thì đang ở trong miệng. Nhưng vì cái miệng không đóng, nên người ấy có thể đi ra. Có thể ra đi nên có thể làm người trở lại, khi làm người rồi, anh ta sẽ tìm và ăn thịt lại người đã ăn thịt mình. Ăn sống nuốt tươi lẫn nhau. Vì thế nên có hai chữ “Nhân” (người) trong chữ “Nhục” kế bên dưới chữ “Nhân” là người ở trong bao trùm người ở ngoài “Người bên trong, người bên ngoài che đậy bắt giữ lẫn nhau (lý biên tráo trước ngoại biên nhân) “Chúng sinh ăn thịt lẫn nhau”, nếu quan sát kỹ đó là người ăn thịt người. (Chúng sinh hoàn cật chúng sinh nhục – Tử tế tư lương thị nhân cật nhân)
Vì đó là người ăn thịt người, có lẽ nào người ấy là bạn ta. Ta chẳng biết! Có lẽ nào đó là bà con ruột thịt của ta. Ta chẳng biết! Có lẽ nào đó là cha ta, mẹ ta, tổ tiên ông bà mình. Ta chẳng hay. Cái không biết này làm nảy sinh vô số vấn đề. Do vậy tốt nhất là mọi người chẳng nên ăn thịt.
anthit
Mặc khác, không ăn thịt là một yếu tố tối quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật. Không sinh bệnh. Không nóng tính. Nếu bạn không nóng giận, thì tác nhân gây nghiệp muốn báo thù bằng cách làm cho bạn bị bệnh sẽ khó khăn khi tìm gặp bạn. Bởi vì ngay khi bạn nổi nóng, là có một lỗ hổng để ma oán chen vào. Mỗi khi ma oán kiếm được lối vào, bệnh tình của bạn càng lúc càng trở nên nghiêm trọng.
Nếu bạn muốn khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh hoạn, điều chủ yếu là không nên ăn thịt, không nóng giận, không hút thuốc, uống rượu. Đây là những cách để có được khỏe mạnh.
Chẳng nên rước vào mình một thứ bệnh tật để tự hủy hoại thân mạng mình. Nếu bạn làm thế là bạn sẽ phải tìm một bác sĩ để trao cho ông ta tiền, mà ông ta vẫn không thể chữa lành bệnh cho bạn. Đó phải chăng là nỗi phiền muộn lớn lao của chúng ta?
Hòa thượng Tuyên Hóa
Trích “Vạn Phật Thành”
Theo TGPG

Khi cha mẹ… nói dối

Khi cha mẹ… nói dối

Đăng lúc: 16:12 - 04/05/2015

Bất cứ người con nào khi xem video cũng phải xúc động, thậm chí rơi nước mắt khi biết sự thật đằng sau lời nói dối thường ngày của mẹ cha.
Mẹ nói dối vì không muốn con cái lo lắng cho sức khỏe của mình hay cha nói dối vì không muốn con gái bẽ mặt với bạn bè. Nghĩa cử cao cả của người làm cha, mẹ trong video khiến những đứa con phải suy ngẫm, thậm chí rơi nước mắt.
Nhưng câu nói giản đơn: “người lớn không ngủ”, “cha không khát”, “mẹ không mệt đâu”… ở đó chứa đựng tình yêu lớn lao của cha, mẹ. “Bạn chỉ có thể đền đáp tình thương của cha mẹ bằng tình yêu của chính mình”, đó là thông điệp mà video này muốn truyền tải đến mọi người xem.

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 19
  • Hôm nay 1,449
  • Tháng hiện tại 63,203
  • Tổng lượt truy cập 23,469,452