Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Có nên cho trẻ nhỏ quy y?

Có nên cho trẻ nhỏ quy y?

Đăng lúc: 05:33 - 20/07/2016

HỎI: Hiện tôi thấy nhiều bậc cha mẹ cho con cái quy y Tam bảo rất sớm, mới 1 hoặc 2 tuổi đã quy y. Tôi nghĩ, người quy y Tam bảo thì phải hiểu ý nghĩa quy y, phải hiểu về ngũ giới, mà trẻ em làm sao hiểu được điều đó? Và những bé quy y từ nhỏ, khi lớn lên hiểu biết về quy y Tam bảo cùng ngũ giới thì có cần quy y và phát nguyện giữ giới lại không?

(PHẠM LONG, long_p97@yahoo.com.vn)

- Quy y mà không thọ giới được không?
- Quy y một lần là đủ
- Mẫu phái quy y Tam-bảo
ĐÁP: Bạn Phạm Long thân mến!
Vấn đề quy y Tam bảo cho trẻ nhỏ, thậm chí khi còn trong thai đã có từ thời Đức Phật. Kinh Trung bộ II (kinh Vương tử Bồ-đề, số 85) đã ghi lại chi tiết vấn đề này.

Theo kinh văn, lúc Thế Tôn sống giữa dân chúng Bhagga, tại Sunsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Bấy giờ, vương tử Bồ-đề (Bodhi) có một ngôi lâu đài tên Kokanada dựng lên không bao lâu và chưa được một Sa-môn, một Bà-la-môn hay một hạng người nào ở cả. Rồi vương tử Bodhi gọi thanh niên Sanjikaputta đi đến chỗ Thế Tôn, mời Ngài ngày mai dùng cơm cùng với chúng Tỷ-kheo tại lâu đài Kokanada.

Thế Tôn nhận lời và ngày mai đi đến lâu đài của vương tử Bồ-đề thọ trai. Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp, vương tử Bồ-đề đã nói: “Ôi, thật là Phật! Ôi, thật là Pháp! Ôi, thật là khéo thuyết pháp thay!” nhưng vương tử không nói thêm “Tôi quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng” như thông thường đối với những người khác.

Thanh niên Sanjikaputta đã nhắc lại điều này, nhân đó, vương tử Bồ-đề đã giải thích cho Sanjikaputta rõ: “Này Sanjikaputta, chớ có nói như vậy! Này Sanjikaputta, chớ có nói như vậy! Này Sanjikaputta, mặt trước mặt đối diện với mẫu thân của ta, ta tự nghe như sau: Một thời, này Sanjikaputta, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tu viện Ghosita. Mẫu thân ta đang mang thai, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, mẫu thân ta bạch với Thế Tôn: ‘Bạch Thế Tôn, đứa con này của con, dù là con trai hay con gái, cũng xin quy y với Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận nó làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, nó trọn đời quy ngưỡng’.

Lại một thời, này Sanjikaputta, Thế Tôn trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Rồi người vú của ta, ẵm ta bên hông, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, người vú của ta bạch Thế Tôn: ‘Bạch Thế Tôn, vương tử Bồ-đề nay xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận vương tử này làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, xin trọn đời quy ngưỡng’. Và nay, này Sanjikaputta, lần thứ ba ta quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng”.

Như vậy, quy y cho trẻ lúc còn mang thai hay khi còn thơ ấu là điều cần làm. Tuy bấy giờ trẻ chưa nhận thức mấy về ý nghĩa quy y nhưng gia đình đã gieo trồng được hạt giống lành vào tâm thức con trẻ đồng thời đứa trẻ cũng nhận được năng lượng bi mẫn gia hộ của Tam bảo. Sự kết nối và giao cảm tâm linh sơ khai ấy đã được Đức Phật chấp nhận.

Cần thấy rõ rằng, lễ quy y Tam bảo và trao truyền năm giới tuy được thực hiện chung nhưng kỳ thực đó là hai vấn đề khác biệt nhau. Người quy y Tam bảo có thể chưa thọ giới hay thọ từ một đến hết cả năm giới. Nên trong trường hợp quy y cho trẻ nhỏ thì chỉ có quy y mà không thọ giới. Và dĩ nhiên, sau khi đứa trẻ đó lớn lên trong sự gia hộ của Tam bảo, nhận thức được sự cao quý của giáo pháp, cần đối trước Tam bảo phát tâm quy y và nguyện giữ năm giới. Cũng giống như vương tử Bồ-đề, lúc còn trong bào thai đã được mẹ cho quy y, rồi tuổi thơ được cho quy y thêm lần nữa, khi trưởng thành nhận thức được giáo pháp, chính vương tử đã phát tâm quy y Tam bảo.

Chúc bạn tinh tấn!

Nhiên Như - Quảng Tánh

Phật giáo dạy người cách buông xả để an vui

Phật giáo dạy người cách buông xả để an vui

Đăng lúc: 08:06 - 06/07/2016

Cố chấp là nắm chặt, khác với nắm chặt là... buông bỏ, là “Xả”. Vậy đạo Phật coi chữ “Xả” như thế nào? Mỗi chúng ta phải “xả” những gì và “xả” như thế nào?.
Phật giáo dạy người cách buông xả để an vui
Biết buông xả sẽ có hạnh phúc, an lạc thực sự
Xét cho kỹ, mỗi Phật tử sẽ thấy tất cả chúng ta sống trên thế gian này, ai cũng than buồn than khổ, gốc tại cố chấp thôi chứ không có gì khác. Muốn hết buồn, hết khổ thì phải xả, phải buông bỏ. Buông bỏ thì hết khổ. Chỉ cần quý Phật tử thực hiện được thì sẽ bớt khổ ngay trong cuộc sống hiện tại này.
Chấp phải là khổ
Lâu nay chúng ta cố chấp những gì mà bây giờ phải buông xả? Trước hết là chúng ta cố chấp những điều phải, trái (quấy). Thường thường ở thế gian ai cũng nghĩ điều mình nói, mình làm là phải nhưng người khác nói ngược lại, làm ngược lại thì cho là người khác quấy. Mình phải họ quấy mà họ không chịu nghe, không chịu làm theo mình, nên mình giận.
Thường thấy nhất là trong gia đình, cha mẹ thấy điều đó phải mà bảo con cháu không chịu làm theo thì nhất định là giận, mà giận là buồn, buồn rồi khổ. Có một Phật tử nói với tôi thế này: “Con cháu của con bây giờ khó dạy quá!
Tôi hỏi: Sao đạo hữu nói khó dạy? -Thưa thầy, mình là cha nó mình hớt tóc ngắn. Mình thấy hớt tóc ngắn dễ chịu, mát mẻ. Bây giờ nó để tóc tới cổ mà rầy nó không chịu nghe. Nó còn nói: “Bây giờ thanh niên ai cũng để tóc dài mà ba biểu hớt ngắn, giống ông già quá, sao con làm được”.
Chúng nó còn nhỏ mười chín, hai mươi tuổi mà đeo kính trắng, mình rầy nó: “Bộ mày mù sao mà đeo kính?” Nó nói: “Ba không thấy sao, người trí thức họ đeo kính trắng. Con lớp mười hai rồi, con trí thức rồi, con đeo kính trắng có sao đâu”.
Đó, quý vị thấy thế nào? Bởi vì thường lúc nào chúng ta cũng có cái nhìn theo quan niệm của mình, quan niệm của mình như vậy là phải, con cháu không chịu nghe theo thì mình giận, cho nó là quấy, là con ngỗ nghịch, con bất hiếu…
Khi đã như vậy rồi thì gia đình còn đầm ấm không, còn vui không?. Tôi giải thích cho Phật tử đó nghe: “- Đạo hữu nhớ như ở lứa tuổi của tôi, ông thân tôi hồi xưa để tóc bới có một củ tỏi phía sau. Tới chừng lớp của tôi lớn lên thì hớt tóc, ông tôi không vui.
Ông nói bọn nhỏ văn minh quá, không có theo ông bà và dẫn sách Nho nói: “Thân thể phát phu thọ ư phụ mẫu, bất thương cảm hiếu chi thỉ giả”. Nghĩa là râu tóc da thịt này là nhận nơi cha mẹ, gìn giữ nó đừng cho thương tổn là cái hiếu đầu. Bây giờ mình cạo nó là bất hiếu rồi. Như vậy ông già nhìn lại mình hớt tóc thì ông già buồn, còn mình nhìn lại ông già thì thấy ông già lạc hậu phải không?
Thế thì ai đúng? Để tóc bới đúng hay hớt ngắn đúng? Nếu hai bên cứ cố chấp, ông già nghĩ ông già đúng, người con nghĩ người con đúng thì gia đình có bình an không ? Chắc là bất an”.
Buông nghĩa là xả
Chúng ta phải hiểu thời xưa học theo Nho giáo thì để râu để tóc là phải. Nhưng thời sau này khác hơn vì nước mình lệ thuộc Pháp, người Pháp đi làm việc hớt tóc ngắn cho sạch sẽ mà mình cứ bảo như ông già để tóc, vậy thì lạc hậu mất rồi. Ở lứa tuổi của mình ai chấp nhận như thế?
Cho nên người cha phải thông cảm hoàn cảnh của con, người con phải hiểu hoàn cảnh của cha, hai bên thông cảm nhau đừng cố chấp thì bớt khổ. Nếu cố chấp là nhất định khổ. Cha bất bình con, con bất mãn cha, cứ như vậy sinh ra chuyện rối rắm trong gia đình.

Cố chấp là khổ, là chưa biết tu
Rồi đến thời này mấy đứa nhỏ để tóc dài, có khi tới cổ thì mình không chấp nhận? Mình để tóc ngắn mát mẻ, còn nó để dài lù xù nhưng nó lại thấy đẹp. Nếu đem cái nhìn của người cha mà trách đứa con thì đứa con cũng nhìn lại người cha bằng cặp mắt lạc hậu. Bây giờ phải xử làm sao?
Thôi, ba muốn mát mẻ ba hớt ngắn, con thích để dài cho đẹp thì con cứ để dài. Chuyện tóc tai, mỗi người mỗi sở thích riêng, bắt nó giống mình sao được?
Quý Phật tử xin hãy nhớ, một lứa tuổi là qua một thế hệ khác nhau, không giống nhau được. Không giống mà mình đem ý của mình, cái phải của mình áp đặt cho nó thì nó không chịu. Mà không chịu thì sanh ra giận hờn, buồn trách, khổ sở. Vậy thì muốn cho hết khổ mình đừng cố chấp, phải buông bỏ. Buông nghĩa là xả.
Quan niệm của con thì con làm, quan niệm của ba thì ba giữ; phần ai nấy giữ, người này đừng áp đặt người kia, như thế chúng ta sống rất là thoải mái, nhẹ nhàng, còn nếu mình cố chấp thì sống bực hoài, lúc nào cũng bất như ý.
Nó thích mang kính trắng thì để nó mang, mình không thích thì thôi chứ mình không thích mà bắt nó theo mình sao được? Đó là quan niệm của mỗi người, miễn làm sao con biết kính trọng, thương cha, cha thương con là đủ. Tình thương mới là quan trọng, còn những cái bên ngoài đâu có quan trọng.
Xả bỏ, được... an vui
Vậy mà nhiều người vì cố chấp hình thức bên ngoài làm cho mất hết tình nghĩa trong gia đình, khiến cha con phiền muộn, vợ chồng không vui với nhau. Đó là tại cố chấp. Quý Phật tử nghĩ mình xả bỏ, đừng cố chấp có bớt khổ không? Còn cố chấp như câu chuyện tôi vừa kể khổ không, lúc nào cũng buồn bực.
Vì vậy cha mẹ nên thông cảm với con, con thông cảm với cha mẹ. Mà muốn được thông cảm thì hai bên đều xả, xả cái phải của mình thì thông cảm; ngược lại, nếu không chịu xả, tự nhiên là khổ.
Đó là nói về lứa tuổi giữa người lớn và người trẻ. Còn nếu vợ chồng mà cố chấp thì sao, có khổ không? Như bên phái nữ lâu nay quen rồi, nào là lọ tương, hũ tiêu, hũ ớt v.v… những cái nhỏ họ coi chừng từng chút để nấu nướng. Còn người đàn ông đâu có để ý đến những thứ đó, mà họ nghĩ chuyện xã giao bên ngoài người này người nọ. Cho nên người chồng vì xã giao bạn bè nhiều, thành ra chi phí hơi rộng.
Người phụ nữ chỉ lo chi tiết nhỏ trong nhà nên tiết kiệm, thấy chồng tiêu xài lớn một chút thì càm ràm. Còn chồng thấy vợ keo kiệt, nhỏ nhít quá cũng không bằng lòng. Như vậy vợ trách chồng lãng phí, chồng chê vợ keo kiệt thì gia đình có vui không? Không bên nào bằng lòng bên nào hết vì ai cũng nghĩ mình đúng.
Nếu người vợ bắt người chồng phải theo ý của mình, ngược lại người chồng bắt vợ phải theo ý của mình thì gia đình đó nhất định cãi lộn mãi. Nếu hai bên chồng và vợ cảm thông nhau, người chồng nghĩ rằng cô ấy lo chuyện bếp núc cho nên quen cái nhỏ nhặt, hũ tương, hũ ớt v.v… thành ra tiêu xài lớn cô không đồng ý cũng phải.
Còn vợ thông cảm cho chồng, bởi vì anh ấy làm bên ngoài, giao thiệp kẻ này người nọ thì phải rộng rãi một chút người ta mới vui. Nếu bắt chồng hẹp hòi quá thì bạn bè khi dễ, không chơi với mình, như vậy tội nghiệp.
Hai bên thông cảm thì gia đình sống sẽ vui, không chống chọi nhau. Đó là nói những việc nhỏ thôi, còn những việc lớn khác nữa, quý vị nghiệm xét rồi thông cảm, hiểu biết nhau đừng cố chấp, cố chấp thì khổ.
Tóm lại xả bỏ là tu, còn cố chấp là chưa biết tu. Thế gian do cố chấp nên người nào cũng thấy sống trong gia đình không có hạnh phúc. Đã cố chấp thì làm sao hạnh phúc được? Chồng chấp theo chồng, vợ chấp theo vợ, cha chấp theo cha, con chấp theo con, thành ra không ai thông cảm ai. Mà không thông cảm thì tự nhiên là phải buồn phải khổ.
Bây giờ mỗi người tự xả bỏ cố chấp của mình để thông cảm với những người thân thì tự nhiên gia đình an vui, hạnh phúc. Đó là bước thứ nhất xả chấp phải, chấp quấy theo quan niệm của mình.../.
(Mời xem tiếp trên Pháp luật 4 phương số 61, ngày 11/7/2016)
Bình luận 0 Thích Thanh Từ

Lắng nghe để hiểu & thương

Lắng nghe để hiểu & thương

Đăng lúc: 23:58 - 27/03/2016

Một con cú già khôn ngoan sống ở cây đa. Nó càng nhìn thấy sự đời thì càng ít nói. Mà nó càng ít nói thì lại lắng nghe nhiều. Tại sao mình lại không như con cú già khôn ngoan kia? (Khuyết danh).
bo-tat-QTa.jpg
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian...

Khi còn bé thơ, chúng ta được dạy ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’. Và càng nói nhiều thì đó là dấu hiệu phát triển bình thường. Nhưng ít khi nào chúng ta được dạy phải biết lắng nghe. Và phần nhiều, cha mẹ, thầy cô, các bậc phụ huynh, v.v… không để tâm nhiều đến chuyện dạy dỗ cách biết lắng nghe. Tất nhiên, cha mẹ hay các thầy cô có dạy mình phải biết nghe lời. Nhưng ít khi chúng ta được dạy cách biết lắng nghe cho đúng.

Thường khi trong một cuộc đối thoại, chúng ta muốn người đối diện nghe ý kiến của mình muốn phát biểu, hay diễn đạt hơn là mình nên lắng nghe ý tưởng của họ. Nếu đã là vậy, rõ ràng không có sự lắng nghe xảy ra. Mà hễ không có sự lắng nghe, hiểu và cảm thông sẽ không bao giờ được thiết lập. Vợ chồng thường hay gặp phải tình cảnh này, nên có câu nói chọc cười: ‘Ngày xưa chồng nói vợ nghe. Bây giờ chồng nói vợ chê lắm mồm’. Cho nên, biết lắng nghe là nhịp cầu nối đầu tiên cho sự hiểu biết, cảm thông.

Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Theo phẩm Phổ môn trong kinh Pháp hoa, sở dĩ Ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ cứu nạn, mỗi khi chúng sanh bị khổ ách, nguy cấp, nhất tâm niệm danh hiệu của Bồ-tát, Ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách.

Nhiều kinh điển nói về công hạnh của Bồ-tát, về sức uy thần diệu dụng của Ngài, thường hiện thân khắp nơi cứu giúp người đang đau khổ trên trần gian. Nhưng để tu tập theo hạnh nguyện từ bi, cứu khổ của Ngài, thiết nghĩ, chúng ta nên tìm hiểu thêm một số chi tiết về những hạnh nguyện đó.

Trong kinh Pháp hoa nói Ngài thường thị hiện 33 hóa thân. Nhưng theo thiển ý, chắc đây là con số tượng trưng. Ngài được mô tả là một vị Bồ-tát luôn hóa thân cứu khổ mọi loài chúng sinh. Ngài hóa thân là một hiện tượng đặc thù theo tinh thần ‘tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên’, biểu lộ tấm lòng đại từ bi, không phân biệt kẻ thân, người sơ, kẻ thâm tín, người hoài nghi, thậm chí người vô thần, ngoại đạo.

Hiện tượng hóa thân nói lên sự thấu hiểu và cảm thông thật sâu sắc nỗi sợ hãi, mối ưu lo của chúng sinh trong thế giới đảo điên, mộng tưởng. Để được tiếp cận với một chúng sinh đang đau khổ, Ngài hiểu rõ rằng một người xa lạ, dù là một Bồ-tát, sẽ khó có thể đến gần để chúng sinh kia được giãi bày nguồn cơn nỗi khổ của mình.

Theo kinh nghiệm đời thường cho thấy, khi chúng ta đang đau khổ hoặc phiền não mình chỉ muốn chia sẻ với ai biết lắng nghe, thông cảm, và không có ý phê phán, bình phẩm về những điều mình đã làm sai, hay tâm tình mình đang giãi bày, thổ lộ. Và thường mình muốn chia sẻ với người quen biết, dễ thương, hoặc người nào tôn trọng ý tưởng và tình cảnh của mình. Nếu hiểu được điều này, chúng ta có thể đóng vai sứ giả của Đức Quán Thế Âm, lắng nghe mà không phê bình, chỉ trích để giúp làm vơi nỗi khổ của người.

Thật ra, ai trong chúng ta cũng đều có khả năng làm sứ giả Quán Âm, và muốn thành tựu vai trò này đòi hỏi mình phải biết lắng nghe.

Nhưng biết lắng nghe là một nghệ thuật. Nghĩa là chúng ta phải quên mình đi mà chỉ biết nghe người kia đang nói gì. Biết lắng nghe đòi hỏi mình phải biết lắng đọng tâm tư để nghe rõ thông điệp của người mình đang đối diện. Cái bi kịch thường hay xảy ra cho chúng ta là khi mình muốn học hạnh lắng nghe nhưng cứ mỗi khi nghe xong câu chuyện mình lại diễn dịch nó qua lăng kính kinh nghiệm của bản thân, giống như mình nhìn thấy một sự kiện qua cặp kính màu của mình, nên thay vì hiểu và cảm thông, chúng ta lại chỉ trích hay phê phán người đối diện là dở cái này, thiếu cái nọ.

Do đó, hành động lắng nghe của mình bị thất bại. Nếu chúng ta biết lắng nghe qua tâm hạnh từ bi như Bồ-tát Quán Thế Âm, chúng ta biết tôn trọng ý tưởng của người nói và lắng nghe cho kỹ những nỗi khổ đau mà họ đang trải nghiệm, thì công sức lắng nghe của mình sẽ chắc chắn mang lại một kết quả tốt và có thể sẽ làm vơi đi nỗi khổ của người.

Ngoài việc hóa hiện các thân để cứu độ, Ngài còn có khả năng làm cho chúng sinh hết lo sợ (vô úy thí). Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn có nêu lên 14 hoàn cảnh, những trường hợp tượng trưng, mà Ngài đã vận dụng năng lực vô úy để cứu độ. Năng lực vô úy là một khả năng đặc thù mà chỉ có những ai thật định tĩnh, tự tin, và từ bi vô hạn mới có thể làm được. Như một bà mẹ thương con vô cùng mới có thể làm con mình yên tâm dù hoàn cảnh trước mặt đang xảy ra vô cùng bất lợi và nguy hiểm. Sở dĩ chúng ta cảm thấy an lòng, không hoảng sợ, kinh hoàng trước sự hiện diện của Bồ-tát Quán Thế Âm vì Ngài sẵn lòng hy sinh bản thân để cứu độ mọi người.

Chúng ta cũng đã từng nghe qua năng lực vô úy này được các thiền sư thể hiện, như trong câu chuyện sau: Trong thời nội chiến ở Triều Tiên, một vị tướng soái dẫn quân đánh chiếm hết vùng này đến vùng kia, hủy diệt hết những gì cản trở bước tiến của ông ta. Dân chúng trong thành biết đoàn quân của vị tướng đang đánh tới, và nghe tiếng tàn bạo của ông ta nên mọi người đều trốn lánh vào vùng núi cao.

Vị tướng tiến chiếm thành không người và ra lệnh quân lính tìm kiếm dân trong thành khắp nơi. Vài người lính trở về báo cáo chỉ có một thiền sư còn ở lại. Vị tướng quân liền vội vã đến chùa, đi thẳng vào bên trong, rút gươm ra, và nói: “Lão thầy chùa kia, ông không biết ta là ai sao? Ta là người có thể thản nhiên lấy mạng của ông không chớp mắt”. Vị thiền sư nhìn thẳng vào mặt ông tướng soái và bình thản trả lời: “Và tôi, thưa ngài, là người có thể để ngài lấy đầu mà cũng không chớp mắt”. Vị tướng quân nghe xong, liền cúi đầu và bỏ đi.

Sợ hãi là bản năng của con người, ai sinh ra cũng có. Nhưng các bậc thánh, hay như người căn tính yếu kém như chúng ta, nếu biết tu tập tinh chuyên và có lòng từ bi vô lượng, đều có khả năng, không những vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, mà còn khéo giúp người khác an tâm, không lo sợ. Tu tập hạnh từ bi có khả năng giúp mình vượt qua khổ hải và cũng giúp được người vơi bớt khổ đau. Vậy muốn có được năng lực vô úy thì chúng ta không thể thiếu hạnh từ bi.

Tuệ giác của pháp môn lắng nghe, không chỉ nằm trong việc lắng nghe âm thanh, lời nói, ngôn ngữ của người đối diện, mà còn vận dụng hết cả thân tâm mình từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và cả ý căn, để hiểu thấu và thấy rõ từ cử chỉ, hành vi, và sắc diện của họ đang nói lên những gì, mà lời nói, ngôn ngữ chưa diễn đạt, trình bày được hết ý của câu chuyện.

Chỉ cần vận dụng một phần ba (1/3) năng lượng của tuệ giác lắng nghe là chúng ta đã có thể giúp vơi đi nỗi khổ của người khác nhiều lắm rồi. Nhưng tiếc thay, đa số chúng ta thích nói hơn là thích nghe nên năng lượng của tuệ giác lắng nghe ít khi được sử dụng. Sở dĩ, mình thích nói hơn lắng nghe vì bản ngã, hay cái ta, đóng vai trò lớn trong việc thể hiện tầm quan trọng của bản thân, con người mình. Không ai muốn đóng vai trò ‘thấp cổ, bé miệng bao giờ!’. Hiểu rõ được điều này và phải vận dụng nhiều công phu tu tập mới có được chút khả năng lắng nghe vi diệu của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Nhân ngày lễ vía của Đức Bồ-tát, chúng ta hãy cùng nhau vận dụng hết năng lực của mình để nhất tâm tu tập nguyện noi theo công hạnh của Ngài và để xứng đáng làm một sứ giả của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Tháng 10-2015
Tuệ Nghiệp

Cấu trúc khổng lồ được phát hiện tại Angkor Wat

Cấu trúc khổng lồ được phát hiện tại Angkor Wat

Đăng lúc: 07:26 - 13/12/2015

Angkor Wat, di tích tôn giáo lớn nhất trên thế giới, phức tạp hơn nhiều so với những gì mà các nhà nghiên cứu ban đầu đã nghĩ.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một cấu trúc rất lớn ở phía nam của ngôi chùa Phật giáo, cũng như một loạt các nhà dân và các cấu trúc pháo đài bằng gỗ.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Sydney đã sử dụng radar xâm nhập mặt đất, công nghệ quét laser trong không khí (LiDAR), và khai quật có mục tiêu để khám phá sự thật về Angkor Wat ở Campuchia.


Một góc Angkor Wat

Là một phần của Dự án Angkor Vĩ đại hơn, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng các khoảng sân chùa lớn hơn nhiều so với tưởng tượng đầu tiên, và họ phát hiện ra một cấu trúc rộng lớn dài 1.500m ở phía nam của khu phức hợp. Nó thực sự là gì, hay mục đích của nó, vẫn chưa được phát hiện.

"Cấu trúc này, có kích thước hơn 1.500m x 600m, là phát hiện gây ấn tượng nhất liên quan đến Angkor Wat cho đến nay", Roland Fletcher, một trong những người đứng đầu của nhóm nghiên cứu cho biết. "Chức năng của nó vẫn chưa được biết và cho đến nay, không có gì tương đương với nó được biết đến trong thế giới Angkor".

Cấu trúc pháo đài cũng đã được tìm thấy. Các cấu trúc bằng gỗ bao quanh khu phức hợp Angkor Wat cung cấp những đầu mối cách thức mà ngôi chùa trong nỗ lực đối phó với người láng giềng Autthaya.

"Angkor Wat là điển hình đầu tiên và duy nhất được biết đến của một ngôi đền Angkor được sửa đổi một cách hệ thống để sử dụng trong một khả năng phòng thủ", Fletcher nói. Ông nói thêm: "Các bằng chứng cho thấy nó là một sự kiện muộn trong lịch sử của Angkor, hoặc giữa năm 1297 và 1585, hoặc có lẽ giữa 1585 và những năm 1630. Hoặc đây là công trình xây dựng lớn cuối cùng thuộc hệ thống phòng thủ của Angkor Wat hay có lẽ là biểu hiện của sự kết thúc của nó".

Những khám phá mới, được công bố trong Antiquity, nêu chi tiết các kết quả của những ngôi nhà nhỏ xung quanh các khu vực lân cận, cũng như một mạng lưới đường bộ và ao hồ. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây có thể đã là nơi sinh sống cho những người làm việc trong ngôi đền.

Fletcher cho biết: "Điều này thách thức sự hiểu biết truyền thống của chúng ta về hệ thống cấp bậc xã hội của cộng đồng Angkor Wat và cho thấy rằng khuôn viên ngôi đền, bao quanh bởi hào nước và tường, có thể không có được độc quyền bảo quản bởi những người giàu có hay tầng lớp tăng lữ".

Người ta cho rằng vua Suryavarman II đã xây dựng ngôi đền trong thế kỷ 12, và nó đã được xây dựng cho tang lễ của ông. Ngôi đền quay mặt về phía tây biểu thị cho ánh mặt trời và cái chết.

Văn Công Hưng

Nghệ An: khai mạc Hội nghị tập huấn cho Tăng, Ni, Phật tử trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: khai mạc Hội nghị tập huấn cho Tăng, Ni, Phật tử trên địa bàn tỉnh.

Đăng lúc: 12:01 - 16/10/2015

Sáng nay 16/10/2015, tại nhà hội trường nhà khách Nghệ An, số 4 Phan Đăng Lưu, Tp.Vinh, Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An khai mạc Hội nghị tập huấn chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về tôn giáo; hiến chương và các quy định của giáo hội cho Tăng, Ni, Phật tử trên địa bàn Thành phố Vinh năm 2015.


Về phía đại biểu tỉnh Nghệ An có ông Lê Xuân Đại, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Ông Lưu Công Vinh, Phó giám đốc sở nội vụ - Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh. TT.Thích Thọ Lạc, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An cùng Tăng,Ni trong BTS, các ông bà đại diện các ban ngành các cấp tham dự .

Tập huấn chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của giáo hội cho Tăng, Ni, và 800 Phật tử trên địa bàn Nghệ An, đợt này Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An tổ chức tập huấn từ ngày 16/10/2015 cho đến hết ngày 26/10/2015 tại bốn điểm trong tỉnh:
+ Điểm thứ nhất: từ ngày 16 và 17/10/2015 tại nhà khách Nghệ An,số 4 Phan Đăng Lưu,thành phố Vinh. (Bao gồm :Tp Vinh, Nghi Lộc, TX Cửa Lò)
+ Điểm thứ hai: từ ngày 19 và 20/10/2015 tại Khánh sạn Đại Dương,xã Diễn Thành,huyện Diễn Châu.
(Bao gồm các huyện : Diễn Châu ,TX Hoàng Mai)
+ Điểm thứ ba: từ ngày 23 và 24/10/2015 tại thị xã Thái Hòa.
(bao gồm: TX Thái Hòa, huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn,Tân Kỳ)
+ Điểm thứ hai: từ ngày 25 và 26/10/2015 tại nhà khách huyện ủy Đô Lương.
(Bao gồm các huyện :Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương)

Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 tôn giáo hợp pháp: Công giáo và Phật giáo, ngoài ra có một số tín đồ các tôn giáo khác, trong đó, có 46 ngôi chùa và 01 niệm Phật đường, số lượng chùa có sư trụ trì 24 chùa, với khoảng 30-45 ngàn phật tử, có một số cơ sở có nguồn gốc Phật giáo đang thực hiện các thủ tục để tiếp tục xin phục hồi.



ông Lê Xuân Đại, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu khai mạc hội nghị.
Thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, những năm qua cấp ủy chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An đã thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác tôn giáo, tạo điều kiện thuận lơi cho các tôn giáo hoạt động hợp pháp trên địa bàn.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Long, phó Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ đã phổ biến, trao đổi các nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm chính sách của Đảng ta về tôn giáo; Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo; Nghị định 92/2012/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lện Tín ngưỡng tôn giáo và một số văn bản liên quan hoạt động tôn giáo.Tình hình hoạt động Phật giáo;Công tác Quản lý Nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.
Đại diện BTS GHPG tỉnh Nghệ An,thầy Thích Định Tuệ giảng các chuyên đề “ Hiến chương sửa đổi lần V; Nội quy tăng sự Trung ương GHPG Việt Nam; Quy chế hoạt động BTS GHPG cấp tỉnh,cấp thành phố trực thuộc TW; Quy chế hoạt động và các văn bản quan trọng của BTS tỉnh hội.

Qua lớp tập huấn, các đại biểu nâng cao nhận thức về công tác tôn giáo nói chung và kỹ năng, nghiệp vụ trong quản lý Nhà nước đối với công tác tôn giáo Phật giáo nói riêng. Từ đó giải quyết tốt các vấn đề về tôn giáo, nêu cao tinh thần cảnh giác và lợi dụng tôn giáo với các hoạt động trái với luật pháp, gây mất ổn định an ninh chính trị ở địa phương.


Đại biểu tham dự hội nghị
Mục đích hội nghị sẽ giúp Tăng, Ni, Ban hộ tự, Phật tử trên địa bàn tỉnh hiểu đầy đủ về chính sách tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Trên cơ sở đó thực sự yên tâm, tin tưởng, nhất là chuyển biến về thái độ, trách nhiệm, tôn trọng chấp hành pháp luật, tôn trọng hợp tác với chính quyền trong công tác tôn giáo nhằm đảm bảo tốt nhất quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào có đạo và phát huy tích cực của các tôn giáo, đoàn kết với nhân dân xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, bình yên.
Vũ Thái Quảng.

Thư mời tham dự lễ Vu Lan Báo Hiếu 2015 chùa Phúc Thành – chùa Đức Hậu

Thư mời tham dự lễ Vu Lan Báo Hiếu 2015 chùa Phúc Thành – chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 01:00 - 04/08/2015

Một mùa Vu Lan nữa lại về,tiếp nối tấm gương hiếu đạo Mục Kiền Liên và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thưa quý Phật tử gần xa!
Mỗi năm, khi tháng 7 về không chỉ kéo theo những cơn mưa ngâu dai dẳng, mà còn là mùa âm dương giao cảm. Truyền thống Phật giáo Việt nam vốn đã hòa nhập với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân báo ân mà đỉnh cao là Hiếu đạo. Kinh Tâm Địa Quán có chép: “ Vào thời không có Phật, thờ cha kính mẹ chính là hai vị Phật hiện tiền”. Cho nên Cổ đức dạy: “ Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật.
Trong dòng chảy hơn 2500 năm của Phật giáo Việt Nam, tháng 7 được xem là mùa “Xá Tội Vong Nhân”, mùa Vu Lan, mùa hiếu hạnh, mùa con người tạm xa lánh những bon chen nơi phố thị để tìm về suối nguồn yêu thương, tâm lành hướng nguyện về ba ngôi Tam bảo cầu siêu Phả độ gia tiên. Cùng hòa quyện trong nền đạo lý hiếu thảo ngàn xưa của dân tộc, vâng theo lời Phật dạy, noi gương hiếu thảo của Ngài Mục Kiền Liên, và để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tạo công đức lành cho quý Phật tử.
- Chùa Phúc Thành : Tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2015 vào lúc 09h00 Ngày 23/8/2015 tức ngày 10/7/Ất Mùi
* Địa điểm: xã Hưng Châu - huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An.

- Chùa Đức Hậu: Tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2015 vào lúc 19h00 Ngày 30/8/2015 tức ngày 17/7/Ất Mùi.
* Địa điểm: xã Nghi Đức - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An.


Chương trình cụ thể chi tiết được dán tại mỗi chùa.
Kính mời toàn thể quý vị Phật tử gần xa cùng tề tựu về CHÙA PHÚC THÀNH và CHÙA ĐỨC HẬU tham dự ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 2015. Cùng nhất tâm cùng nhất tâm thành kính cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được bình an, mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc an vui, hồi hướng công đức lành cho cha mẹ quá vãng, cửu huyền thất tổ được siêu sanh Phật quốc.
Xin kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự cát tường.
Trụ trì
Đại đức Thích Định Tuệ

Tâm ta, tâm người

Tâm ta, tâm người

Đăng lúc: 18:35 - 13/07/2015

Người xưa rất hay, nói hơi bị thừa...- “tiên trách kỷ hệu trách nhân”, đừng vội vàng chụp mũ người, hãy soi lại bản thân mình, nói kiểu bây giờ: không được chủ quan. Nhân sinh thường gặp nhau ở chỗ: nhìn người thì rõ, nhìn mình thì...không rõ, thấy lỗi người thì dễ, lỗi ta thì…Đặc điểm này phổ biến lắm. Tâm ta tâm người có sự sai biệt là chuyện thường tình.
Tôi “mê” nữ Nhà văn nọ từ lúc cô chập chững bước chân lên văn đàn với những tác phẩm nhỏ đầu tay. Dõi theo ngòi bút nữ nhân tài hoa ấy, đến khi cô viết được chừng ..vài chục đầu sách, thì gặp.

Trong một dịp tình cờ, bắt tay người nữ thâm trầm, trẻ tuổi, có đôi mắt tinh anh, tôi ngỡ ngàng biết đấy là thần tượng của mình, nữ văn sĩ X. Vài câu nói xã giao. Lần thứ hai gặp trong một dịp, cũng tình cờ, nhận ra nhau, tôi chủ động chào và được “thưởng” một nụ cười biết nói. Và, với riêng tôi, như thế đã là...trực quan sinh động lắm rồi, sau khi đã đọc không sót đầu sách nào của cô văn sĩ ấy, thêm cả những sáng tác mới chỉ được giới thiệu trên báo. Văn chương, tâm hồn, nhân dáng nữ nhân tài hoa ấy, với tôi, rất hài hòa, mười phân ít ra vẹn…chín. Nếu cô ấy lập một câu lạc bộ những người hâm mộ ắt tên tôi ở hàng đầu vì sự ngưỡng mộ. Nhưng đấy chỉ là tâm tôi thôi.


Gáo nước lạnh đầu tiên tôi nhận được khi giao lưu văn nghệ tại một tòa soạn lớn, anh bạn biên tập là con mọt sách thứ thiệt đã không hề tế nhị (mà chắc chi anh biết tôi là fan của cô văn sĩ nọ?), nói thẳng: Bà đó viết không hay! Tôi bị sốc nặng, nín thinh. Bắt đầu có những suy nghĩ “tại sao” … Chú gần nhà, học ít song mê văn, mượn sách của tôi (tác phẩm của cô văn sĩ nọ) đọc miết, rồi buông một câu còn đau hơn: tao thấy cũng thường thôi! Chẳng thà chú đánh tôi còn dễ chịu hơn. Chưa hết đâu, lần nọ đi mua thuốc tây ở hiệu dược quen, cô dược sĩ trẻ măng mang kính trắng, đang lúc rảnh rỗi, bắt chuyện văn chương với tôi, và khi nghe tôi nhắc đến thần tượng, nữ văn sĩ X, cô gái xinh đẹp ấy đã đánh đòn đau điếng: nhà văn X là ai? Trời ạ, sao lại thế?

Bây giờ tôi ngộ rồi: cuộc sống là tập hợp những cá thể rất khác nhau, sự sai biệt tư tưởng là được nhiên, không có gì lạ. chẳng riêng gì chuyện văn chương, món rất chi trừu tượng, sự khác biệt thấy ở mọi nơi mọi lúc với đủ các đối tượng: chính trị, văn hóa, thể thao, ẩm thực… Người ta tranh luận, cãi vã, bất đồng...xoay quanh nhận thức về một đối bóng, một khuynh hướng, một giọng ca…

Có những cuộc tranh luận bất phân thắng bại vì chẳng ai chịu ai, song cũng có những khác biệt dung hòa giải quyết được do người trong cuộc nhận ra khác biệt là bình thường, và đấy rất hay, theo tôi, chính vũ trụ cũng tồn tại hài hòa trong sự khác biệt cơ mà?

Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả độc giả đều chỉ thích đúng một nhà văn duy nhất, hay một giọng ca? Các quán ăn phục vụ độc vị mỗi một món? Chán lắm… Vũ trụ mênh mông bao la với các hành tinh chuyển động với quỹ đạo khác nhau, cấu tạo hành tình cũng khác, và các vệ tinh quay quanh cũng chẳng giống nhau.

Những sự khác biệt ấy tồn tại trong trật tự hài hòa, chân phương, tuyệt mỹ, và nhờ đấy sự sống trên trái đất có nắng ấm, tuyết rơi, bốn mùa xuân hạ thu đông nhịp nhàng.

Trật tự ấy là hoàn mãn đến mức không ai ngốc đến mức đồ bỏ bớt chi tiết này hay chi tiết khác, cũng như bộ máy chiếc đồng hồ tự động, xê dịch một tí sự đo thời gian bị hỏng ngay. Tập hợp các khác biệt hợp thành sự hoàn mỹ.

Tâm ta khác tâm người do căn cơ và sự huân tập khác nhau, lòng từ, bi, hỉ, xả..sẽ dung hợp được sự khác biệt thay vì sân si từng câu nói, từng ánh mắt.

Sự thấy biết khác nhau là thường tình do duyên nghiệp và phước báu riêng. Đức Phật giác ngộ mỹ mãn mới thấu suốt lẽ thật, chúng ta phàm phu nhìn nhận sự vật hiện tượng tương đối là chuyện có gì phải bàn? Như mặt nước phản chiếu mây bay, trong thêm một chút, mây càng rõ, cố lắng lọc tâm ta cho thấu suốt sự thu cảm sẽ trong sáng hơn, ngày hôm nay thấy tốt hơn hôm qua, ngày mai lại tốt hơn nữa, rồi có ngày sẽ có diễm phúc thấy được lẽ thật, sự thật rốt ráo.

Tôi có duyên nghiệp gì đấy với nhà văn nọ, và rất nhiều người cũng đồng nghiệp như tôi, tìm thấy ở con chữ của cô cái hay cái đẹp, nói thay hồn mình.

Nhưng cũng phải thừa nhận cuộc sống mênh mông, nếu có người không chung nghiệp với ta, thấy con chữ nhà văn ấy lấn cấn chỗ nào đó, không mê, cũng nên cho là thường, đành rằng cũng lao xao buồn, việc gì phải một sống một chết “bảo vệ” nhà văn ấy, thực ra, dưới góc nhìn của đức Phật, - đấy là bảo vệ cái tâm ích kỷ của ta mà thôi, thỏa mãn tâm lý “cái gì mình cũng đúng”.

Rồi đến khi ngộ ra, biết rằng chính tâm ta cũng giả nốt, có đâu mà chấp.

Vậy thôi.

Nguyễn Thành CôngNgười xưa rất hay, nói hơi bị thừa...- “tiên trách kỷ hệu trách nhân”, đừng vội vàng chụp mũ người, hãy soi lại bản thân mình, nói kiểu bây giờ: không được chủ quan. Nhân sinh thường gặp nhau ở chỗ: nhìn người thì rõ, nhìn mình thì...không rõ, thấy lỗi người thì dễ, lỗi ta thì…Đặc điểm này phổ biến lắm. Tâm ta tâm người có sự sai biệt là chuyện thường tình.
Tôi “mê” nữ Nhà văn nọ từ lúc cô chập chững bước chân lên văn đàn với những tác phẩm nhỏ đầu tay. Dõi theo ngòi bút nữ nhân tài hoa ấy, đến khi cô viết được chừng ..vài chục đầu sách, thì gặp.

Trong một dịp tình cờ, bắt tay người nữ thâm trầm, trẻ tuổi, có đôi mắt tinh anh, tôi ngỡ ngàng biết đấy là thần tượng của mình, nữ văn sĩ X. Vài câu nói xã giao. Lần thứ hai gặp trong một dịp, cũng tình cờ, nhận ra nhau, tôi chủ động chào và được “thưởng” một nụ cười biết nói. Và, với riêng tôi, như thế đã là...trực quan sinh động lắm rồi, sau khi đã đọc không sót đầu sách nào của cô văn sĩ ấy, thêm cả những sáng tác mới chỉ được giới thiệu trên báo. Văn chương, tâm hồn, nhân dáng nữ nhân tài hoa ấy, với tôi, rất hài hòa, mười phân ít ra vẹn…chín. Nếu cô ấy lập một câu lạc bộ những người hâm mộ ắt tên tôi ở hàng đầu vì sự ngưỡng mộ. Nhưng đấy chỉ là tâm tôi thôi.


Gáo nước lạnh đầu tiên tôi nhận được khi giao lưu văn nghệ tại một tòa soạn lớn, anh bạn biên tập là con mọt sách thứ thiệt đã không hề tế nhị (mà chắc chi anh biết tôi là fan của cô văn sĩ nọ?), nói thẳng: Bà đó viết không hay! Tôi bị sốc nặng, nín thinh. Bắt đầu có những suy nghĩ “tại sao” … Chú gần nhà, học ít song mê văn, mượn sách của tôi (tác phẩm của cô văn sĩ nọ) đọc miết, rồi buông một câu còn đau hơn: tao thấy cũng thường thôi! Chẳng thà chú đánh tôi còn dễ chịu hơn. Chưa hết đâu, lần nọ đi mua thuốc tây ở hiệu dược quen, cô dược sĩ trẻ măng mang kính trắng, đang lúc rảnh rỗi, bắt chuyện văn chương với tôi, và khi nghe tôi nhắc đến thần tượng, nữ văn sĩ X, cô gái xinh đẹp ấy đã đánh đòn đau điếng: nhà văn X là ai? Trời ạ, sao lại thế?

Bây giờ tôi ngộ rồi: cuộc sống là tập hợp những cá thể rất khác nhau, sự sai biệt tư tưởng là được nhiên, không có gì lạ. chẳng riêng gì chuyện văn chương, món rất chi trừu tượng, sự khác biệt thấy ở mọi nơi mọi lúc với đủ các đối tượng: chính trị, văn hóa, thể thao, ẩm thực… Người ta tranh luận, cãi vã, bất đồng...xoay quanh nhận thức về một đối bóng, một khuynh hướng, một giọng ca…

Có những cuộc tranh luận bất phân thắng bại vì chẳng ai chịu ai, song cũng có những khác biệt dung hòa giải quyết được do người trong cuộc nhận ra khác biệt là bình thường, và đấy rất hay, theo tôi, chính vũ trụ cũng tồn tại hài hòa trong sự khác biệt cơ mà?

Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả độc giả đều chỉ thích đúng một nhà văn duy nhất, hay một giọng ca? Các quán ăn phục vụ độc vị mỗi một món? Chán lắm… Vũ trụ mênh mông bao la với các hành tinh chuyển động với quỹ đạo khác nhau, cấu tạo hành tình cũng khác, và các vệ tinh quay quanh cũng chẳng giống nhau.

Những sự khác biệt ấy tồn tại trong trật tự hài hòa, chân phương, tuyệt mỹ, và nhờ đấy sự sống trên trái đất có nắng ấm, tuyết rơi, bốn mùa xuân hạ thu đông nhịp nhàng.

Trật tự ấy là hoàn mãn đến mức không ai ngốc đến mức đồ bỏ bớt chi tiết này hay chi tiết khác, cũng như bộ máy chiếc đồng hồ tự động, xê dịch một tí sự đo thời gian bị hỏng ngay. Tập hợp các khác biệt hợp thành sự hoàn mỹ.

Tâm ta khác tâm người do căn cơ và sự huân tập khác nhau, lòng từ, bi, hỉ, xả..sẽ dung hợp được sự khác biệt thay vì sân si từng câu nói, từng ánh mắt.

Sự thấy biết khác nhau là thường tình do duyên nghiệp và phước báu riêng. Đức Phật giác ngộ mỹ mãn mới thấu suốt lẽ thật, chúng ta phàm phu nhìn nhận sự vật hiện tượng tương đối là chuyện có gì phải bàn? Như mặt nước phản chiếu mây bay, trong thêm một chút, mây càng rõ, cố lắng lọc tâm ta cho thấu suốt sự thu cảm sẽ trong sáng hơn, ngày hôm nay thấy tốt hơn hôm qua, ngày mai lại tốt hơn nữa, rồi có ngày sẽ có diễm phúc thấy được lẽ thật, sự thật rốt ráo.

Tôi có duyên nghiệp gì đấy với nhà văn nọ, và rất nhiều người cũng đồng nghiệp như tôi, tìm thấy ở con chữ của cô cái hay cái đẹp, nói thay hồn mình.

Nhưng cũng phải thừa nhận cuộc sống mênh mông, nếu có người không chung nghiệp với ta, thấy con chữ nhà văn ấy lấn cấn chỗ nào đó, không mê, cũng nên cho là thường, đành rằng cũng lao xao buồn, việc gì phải một sống một chết “bảo vệ” nhà văn ấy, thực ra, dưới góc nhìn của đức Phật, - đấy là bảo vệ cái tâm ích kỷ của ta mà thôi, thỏa mãn tâm lý “cái gì mình cũng đúng”.

Rồi đến khi ngộ ra, biết rằng chính tâm ta cũng giả nốt, có đâu mà chấp.

Vậy thôi.

Nguyễn Thành Công

Nghị quyết Hội nghị công tác Tăng sự toàn quốc 2015

Nghị quyết Hội nghị công tác Tăng sự toàn quốc 2015

Đăng lúc: 06:51 - 03/07/2015

Hội nghị công tác Tăng sự toàn quốc 2015 diễn ra từ ngày 26, 27-6-2015, được tổ chức tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình dưới sự chứng minh của Trưởng lão HT.Thích Thanh Dũng, Phó Thư ký Ban Thường trực HĐCM T.Ư GHPGVN, cùng chư tôn đức Ban Thường trực HĐCM: HT.Thích Thanh Đàm, HT.Thích Giác Tường, HT.Thích Thanh Dục và HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS T.Ư GHPGVN.
Hội nghị đặt dưới sự chủ tọa của HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Tăng sự T.Ư; HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Tăng sự T.Ư, cùng quý Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS.
Tại phiên khai mạc, hội nghị được vinh dự đón tiếp PGS.TS Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Lam, Phó trưởng ban Dân vận T.Ư; Thiếu tướng Hoàng Cao Tánh, Cục trưởng A88-Bộ Công an; ông Đinh Văn Điến, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đến dự, tặng hoa chúc mừng và phát biểu tại hội nghị.
hn tang su.JPG
Hội nghị Tăng sự toàn quốc năm 2015 - phiên bế mạc, chiều 27-6
Sau 2 ngày làm việc, hội nghị được nghe báo cáo tổng hợp công tác Tăng sự hiện nay của Ban Thư ký, các báo cáo tham luận của Ban Tăng sự các tỉnh, thành phố và các đại biểu tham dự hội nghị. Hội nghị đã thảo luận và nhất trí quyết nghị:
1. Hội nghị nhất trí với bản báo cáo tổng hợp công tác Tăng sự do Ban Thư ký trình bày, ghi nhận các đề xuất trong các báo cáo, tiếp thu các ý kiến phát biểu và ý kiến chỉ đạo của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN tại hội nghị.
2. Nhất trí nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động trong công tác phối hợp điều hành giữa Ban Tăng sự T.Ư với Ban Tăng sự các địa phương, với Ban Pháp chế T.Ư, Ban Kiểm soát T.Ư, Ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư, Ban Văn hóa T.Ư, các Ban chuyên môn của HĐTS và Sơn môn, Hệ phái trong lĩnh vực Tăng sự. Có thông tư hướng dẫn chi tiết để thể chế hóa việc thực hiện các quy định quản lý Tăng sự theo đúng Nội quy Ban Tăng sự T.Ư nhiệm kỳ VII (2012-2017).
3. Ban Tăng sự T.Ư thành lập Hội đồng biên soạn xây dựng một mẫu tiêu chuẩn thống nhất về tổ chức Giới đàn dựa trên cơ sở giới luật, Nội quy Ban Tăng sự T.Ư và phù hợp với truyền thống hệ phái, văn hóa Phật giáo của khu vực để làm tiêu chuẩn bắt buộc y cứ thực hiện.
4. Ban Tăng sự T.Ư thể chế hóa việc an cư, xuất gia, thọ giới, nghiệp sư, y chỉ sư, quản lý tự viện bằng một thông tư hướng dẫn chi tiết có cân nhắc yếu tố đặc thù của từng khu vực, hệ phái.
5. Ban Tăng sự các địa phương xây dựng bộ quy chuẩn đối với việc bổ nhiệm trụ trì dựa trên Nội quy Ban Tăng sự T.Ư và tình hình thực tế địa phương, đệ trình Ban Tăng sự T.Ư xem xét trình Ban Thường trực HĐTS phê chuẩn và phổ biến thực hiện.
6. Thống nhất việc tấn phong Giáo phẩm căn cứ vào hạ lạp theo đúng quy định của Hiến chương GHPGVN và Nội quy Ban Tăng sự T.Ư. Ban Tăng sự T.Ư sẽ xây dựng tiêu chuẩn được xét đặc cách tấn phong (đối tượng được đặc cách, thành tích đóng góp cho Giáo hội và đất nước; khung giới hạn hạ lạp được xét đặc cách tấn phong…).
7. Ban Tăng sự T.Ư xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện thiết lập phần mềm quản lý và cấp đổi Giấy chứng nhận Tăng Ni, Chứng điệp thọ giới, An cư kiết hạ mới (thiết lập phần mềm, mẫu Giấy chứng nhận Tăng Ni, Chứng điệp thọ giới, An cư kiết hạ, lộ trình thời gian thực hiện) và kế hoạch tổ chức tổng thống kê Tăng Ni, tự viện toàn quốc đệ trình Ban Thường trực HĐTS trong phiên họp gần nhất.
8. Ban Tăng sự T.Ư sẽ ban hành văn bản quy định để chấn chỉnh tệ nạn khất thực phi pháp, nạn giả danh hình thức tu sĩ Phật giáo.
9. Ban Tăng sự T.Ư sẽ tiếp tục làm việc với Ban Tăng sự, Ban Trị sự các tỉnh, thành phố để triển khai và thực hiện triệt để nghị quyết của Hội nghị Tăng sự này.
Hội nghị kết thúc vào hồi 16g30 ngày 27-6-2015 trong tinh thần hoan hỷ và quyết tâm cao.
CHỦ TỌA
(đã ký)
HT.THÍCH THIỆN PHÁP

Hoa Kỳ: Phật tử Campuchia vui mừng đón nhận ngôi chùa mới tại Utah

Hoa Kỳ: Phật tử Campuchia vui mừng đón nhận ngôi chùa mới tại Utah

Đăng lúc: 20:34 - 22/06/2015

Cuối tuần qua, khoảng 60 nhà sư từ khắp nơi trên thế giới đã có mặt tại bang Utah để chúc mọi điều an lành cho ngôi chùa Phật giáo Campuchia mới nhất và duy nhất tại tiểu bang này. Đó là một nghi lễ mà hầu hết các Phật tử hiếm khi được chứng kiến, vì những ngôi chùa mới đặc biệt tại Mỹ, hiếm khi được xây dựng và trụ vững đến hơn một thế kỷ.

Hoa-ky-phap-bao

Bên ngoài ngôi chùa Wat Buddhikaram

bai 113-2

Hơn 60 nhà sư từ khắp nơi trên thế giới đã về dự lễ khánh thành chùa Wat Buddhikaram

pb

Các Phật tử cầu nguyện trong buổi lễ

“Đây là một dịp đặc biệt đối với người dân địa phương”, trưởng ban trị sự chùa Wat Buddhikaram cho biết. Hơn 30 năm qua, giáo đoàn địa phương bao gồm khoảng 300 gia đình đã sử dụng một nhà để xe cũ để làm nơi thờ phượng và sinh hoạt tâm linh. Tuy nhiên, cộng đồng Phật tử Campuchia tại địa phương lại mong muốn có một ngôi chùa thật khang trang. Họ đã thực hiện các chiến dịch quyên góp, vận động các mối quan hệ, thời gian và công sức của mình để xây dựng được một ngôi chùa mới rộng hơn 1000 mét vuông dành cho các thế hệ Phật tử sau này tại Utah.

Một nhà sư Campuchia đến từ California cho biết: “Một ngôi chùa Campuchia tại Hoa Kỳ là rất cần thiết cho việc bảo tồn Phật giáo và các nền văn hóa tại đây”. Sau ba ngày của các nghi lễ tôn giáo, vào ngày thứ sáu, ngôi chùa sẽ chính thức đón nhận các nhà sư địa phương đến tu tập. Các nhà sư sống trong những ngôi nhà nhỏ giờ đây đã có thể yên tâm trì kinh và cầu nguyện trong một ngôi chùa khang trang.

Một thành viên trong cộng đồng Phật tử địa phương rất vui mừng và hy vọng ngôi chùa mới này sẽ nơi cho thanh niên tìm hiểu chi tiết hơn về Phật giáo cũng như tạo điều kiện để họ tỏ lòng tôn kính với các nhà sư. Ông cũng cho biết thêm “Tôi cảm thấy cộng đồng chúng tôi ở bên nhau ngay bây giờ, giữa chúng tôi có một sự liên kết rất mạnh mẽ. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được tham dự lễ khánh thành một ngôi chùa trong vòng 55 năm qua”. Một linh mục tại địa phương tham dự lễ khánh thành, cũng bày tỏ lòng tôn kính của mình với Phật giáo, vì theo ông Phật giáo đem đến cho mọi người cái nhìn trung thực và thực tế về cuộc sống, cái chết.

Một vài sợi vải được quấn quanh ngôi chùa và trên trần của điện thờ chính. Đây được xem như một nghi thức tâm linh để “lưu giữ” lại những lời chúc của các vị sư dành cho ngôi chùa.



Theo Pháp Bảo

Thiền định có thể làm chậm lão hóa não, phòng chống bệnh mất trí nhớ

Thiền định có thể làm chậm lão hóa não, phòng chống bệnh mất trí nhớ

Đăng lúc: 19:22 - 17/06/2015

Mọi người đều biết, ngồi thiền có thể làm giảm đau nhức, cải thiện sự tập trung và chức năng miễn dịch, hạ huyết áp, ức chế lo nghĩ và mất ngủ. Ngoài ra, Nghiên cứu khoa học phát hiện việc ngồi thiền có thể đề cao trí lực, giảm bớt lão hóa, giúp phòng ngừa sự lão hóa của não và bệnh mất trí nhớ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 356 triệu người trên thế giới mắc bệnh mất trí nhớ, và mỗi năm gia tăng thêm 7.7 triệu người. Trong đó bệnh Alzheimer chiếm 60-70% tổng số người có vấn trên.

Báo cáo của Viện Y tế quốc gia và Viện lão khoa quốc gia (Mỹ) cho thấy, Alzheimer là một loại rối loạn chức năng thần kinh kéo dài, cũng là nguyên nhân phổ biến nhất trong bệnh mất trí nhớ. Tuy hiện nay vẫn chưa có giải pháp trị liệu hoặc thuốc có thể phòng tránh hoặc trì hoãn Alzheimer, nhưng trong cuộc sống thường ngày lại có một số phương pháp giúp ích cho sức khỏe, đồng thời cũng có thể giảm nguy cơ bệnh phát sinh.

thien-dinh-phap-bao

Thiền định có thể đạt hiệu quả phòng ngừa lão hóa não

Theo trang tin tức sức khỏe Counsel & Heal, nghiên cứu mới nhất của Đại học Califorina (Los Angeles) phát hiện, ngồi thiền có thể phòng ngừa sự lão hóa của não, hoặc có thể giúp phòng tránh bệnh mất trí.

Nhìn chung, não lão hóa nhanh hơn những bộ phận khác trên cơ thể, khi đến tuổi 20 là đã quá trình này bắt đầu tăng tốc.
Trước đây ngồi thiền được chứng minh là có thể làm giảm teo tiểu não có liên quan đến tuổi tác. Trong nghiên cứu mới này, nhà nghiên cứu phát hiện, ngồi thiền rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa tổn thất chất xám của não. Phó giáo sư thần kinh học Eileen Luders chủ trì nghiên cứu này cho biết, lúc đầu họ cho rằng hiệu quả của ngồi thiền có thể không cao và tập trung vào một sỗ chỗ nào đó. Tuy nhiên, họ đã quan sát thấy toàn bộ não đều chịu ảnh hưởng rất lớn của thiền.

Những phát hiện này có thể giúp ích cho việc phòng ngừa các bệnh tâm lý và thoái hóa thần kinh, là những loại bệnh gia tăng theo tuổi thọ con người. TS. Luders nói, trước đây có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào sàng lọc nguyên nhân có thể gia tăng các bệnh tâm lý và chứng thoái hóa thần kinh, nhưng không quan tâm nhiều đến phương pháp có thể tăng cường sức khỏe của não bộ.

Luders chỉ ra, kết quả của họ rất có ý nghĩa. Tích lũy chứng cứ khoa học có liên quan đến việc ngồi thiền làm thay đổi trạng thái của não, cuối cùng đã có thể chuyển từ nghiên cứu thành ứng dụng thực tế. Nghiên cứu mới này được công bố trong kỳ báo mới nhất của tạp chí “ Thông tin tâm lý học.”

Thiền định giúp vùng não kiểm soát cảm xúc tích cực trở nên hoạt động hơn

Trong nghiên cứu từ trước đến nay, với công nghệ quét não, các nhà khoa học phát hiện người ngồi thiền trường kỳ có những vùng chịu trách nhiệm các cảm giác nhạy cảm trong cơ thể con người dày lên rõ rệt. Giáo sư Richard Davidson (Đại học Wisconsin, Mỹ) cho biết, dù là người mới ngồi thiền, vùng não kiểm soát cảm xúc tích cực trở nên hoạt động hơn, điều này tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh cảm cúm.

Giáo sư Davidson còn nghiên cứu sự ảnh hưởng của ngồi thiền đối với khả năng chú ý và độ nhạy cảm các giác quan của con người. Trong khi quan sát sự vật, con người thường bỏ lỡ chi tiết nào đó. Giống như khi hai hình ảnh hiển thị trên màn hình cách nhau nửa giây, người ta thường không nhìn thấy hình ảnh thứ hai. Những người trải qua tập luyện thiền định lại có thể nhìn thấy thứ mà người khác bỏ sót.

thien-dinh-suc-khoe

Thiền giúp tư duy nhanh nhẹn, kiểm soát cảm xúc

Tháng 8/2010, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ từng công bố một nghiên cứu, cho thấy thiền trong văn hóa phương Đông có thể thay đổi đường đi của thần kinh não bộ. Đề tài này do Đại học Oregon và Đại học Công nghệ Đại Liên hợp tác nghiên cứu, cho thấy thực hành thiền định có thể trợ giúp não bộ kiểm soát cảm xúc, giúp con người càng thêm thoải mái, giảm bớt lo nghĩ.

Nghiên cứu trước đây của Đại học Califorina cũng phát hiện, vùng phụ trách sự tập trung và điều tiết cảm xúc trong não của người ngồi thiền có dung tích lớn hơn, vả lại chất xám của não nhiều hơn, do đó cải thiện được trí lực hơn.

Bảo vệ não là điều kiện quan trọng để sống lâu

Trong cuốn sách “101 cách sống đến 100 tuổi không bị mất trí nhớ” của mình, Giáo sư Shirasawa Takuji (Đại học Juntendo, Nhật bản), một chuyên gia nghiên cứu chống lão hóa nổi tiếng, cho rằng thói quen sinh hoạt lành mạnh là một trong những nhân tố chủ yếu giữ cho não trẻ, cũng là điều kiện quan trọng của sống thọ.

Shirasawa Takuji căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhiều năm, phỏng vấn kỹ lưỡng nhiều người sống thọ của Nhật. Thông qua kiểm tra trạng thái sức khỏe, khả năng vận động, và các vấn đề hoóc-môn liên quan đến sống thọ trên cơ thể họ, ông đã phát hiện, những người không dễ mắc chứng bệnh mất trí sống lâu hơn.

Nếu như trong cuộc sống hàng ngày, ai có thể thực hành thói quen chống mất trí, chắc chắn có thể kéo dài tuổi thọ của mình.
Người sống lâu nhất nước Pháp Jeanne Calment, thọ 122 năm lẻ 5 tháng 14 ngày, đã phá kỷ lục guiness của Shigechiyo Izumi người Nhật Bản sống thọ 120 tuổi 37 ngày. Lúc Calment còn sống đã luôn nói, phải không ngừng sử dụng bộ não, muốn sống trường thọ cũng phải có đầu óc tỉnh táo.

Theo Đại Kỷ Nguyên Đài Loan

grab14345062184 Copy 298568082

Nepal: đang khắc phục Chùa Tháp Swayambhunath sau trận động đất

Đăng lúc: 19:21 - 17/06/2015

Một trong những ngôi Cổ tự và Bảo tháp được tôn kính và linh thiêng nhất ở Nepal đã bị thiệt hại trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Những nhà Bảo tồn hy vọng sẽ khắc phục Bảo Tháp trước mùa mưa.
Chùa Tháp Swayambhunath còn được gọi là chùa Khỉ (bởi nơi đây có nhiều khỉ cư trú, đặc biệt là ban đêm), ngôi Cổ tự tọa lạc trên một ngọn đồi được bao phủ bởi rặng cây xanh ở phía Tây thung lũng Kathmandu, nơi thu hút du khách thập phương hành hương trãi qua 1.400 năm qua. Đỉnh Bảo Tháp cao vút với sắc huỳnh kim lấp lánh và mái vòm màu trắng vươn lên trên ngọn đồi, hòa lẫn bầu trời mây bay bãng lãng, từ xa xa đã dễ dàng nhìn thấy.

Chùa Tháp Swayambhunath được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1979.

Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu, chia sẻ rằng: “Bảo Tháp Swayambhunath đã bị ảnh hưởng trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Chúng ta phải khẩn trương khắc phục những vết của Bảo Tháp trước mùa mưa”.

Dân Nepal và người nước ngoài cùng làm công việc dọn dẹp các mảnh vỡ của Thánh tích này sau trọng động đất vào ngày 25/04/2015 đã cướp đi hơn 8.500 người, bị thương 23.000 người và hàng trăm nghìn người vô gia cư, đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Các trận động đất kinh hoàng đã tàn phá các di sản cổ xưa của Nepal, đây là trung tâm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của nhiều người dân địa phương, bởi Thánh tích này là một hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, một nơi thu ngoại tệ, góp ngân sách cho địa phương.

Theo tài liệu của UNESCO, hơn 30 di tích trong thung lũng Kathmandu đã bị thiệt hại trong trận động đất, và đã phát hiện thêm 120 di tích khác bị một phần thiệt hại.

Ông Christian Manhart, Giám đốc UNESCO tại Kathmandu và đồng nghiệp ước tính sẽ mất ít nhất $ 160,000,000 để sửa chữa và khôi phục 1.000 di tích bị hư hỏng, và bị phá hủy bao gồm Tu viện, Đền miếu công trình văn hóa lịch sử trên khắp cả nước. Đối với quốc gia đa Tôn giáo sắc tộc này, việc phục dựng lại là một ưu tiên đặc biệt.

Ông David Andolfatto, Nhà khảo cổ học và sử học nghệ thuật, một chuyên gia tư vấn của UNESCO, cho biết: “Chúng tôi đang kiểm kê các di tích di sản làm từ đá, đất nung và cất giữ tạm trong ngôi Cổ Tự. Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi hiện nay là ngăn chặn để chúng không bị cướp đi.

Bình nhật mỗi buổi sáng cư dân địa phương và du khách hành hương đi nhiễu quanh Đại bảo tháp Swayambhu, nhưng bây giờ họ không thể đến Thánh tích này được bởi không an toàn”.

Sau trận động đất, Ông David Andolfatto vội vã ra đường, nhảy vọt lên xe đạp của mình để đi kiểm tra Bảo tháp Swayambhu, nằm ở phía tây của thành phố Kathmandu. Ông đã dành thời gian quý báu của mình cho việc bảo vệ Thánh tích này cho đến hôm nay.

Cùng với việc khắc phục sửa chữa các vết nứt của Bảo Tháp, Ông là người nỗ lực giám sát những bích họa có nguy cơ mất dạng tại một ngôi Cổ tự nhỏ có tên là Shantipur. Điều này đòi hỏi sự phối hợp cẩn thận với chư tôn đức Phật giáo địa phương, và chỉ có các vị Giáo phẩm Phật giáo mới hiểu rõ được những chi tiết nơi tôn nghiêm bên trong ngôi Cổ tự nhỏ này.

Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu nói: “Trong trận động đất kinh hoàng vừa qua, tại Trung tâm Thủ đô, Bảo tàng Hanuman Dhoka Palace cũng chịu chung số phận trong tình trạng thảm khốc. Các bức tường và mái nhà bị rã tan.

Quân đội và các công nhân đang bảo vệ các địa điểm di tích, họ đang củng cố các bức tường và việc tìm kiếm các bộ phận khác của để bảo vệ trước khi cơn mưa đến.

Theo UNESCO đánh giá thiệt hại của trận động đất được tập trung ở thung lũng Kathmandu, một vị trí đặc biệt trong lịch sử Nam Á. Trong khi Phật giáo Ấn Độ phần lớn bị biến mất vào khoảng thế kỷ 12, nhưng Phật giáo tại Kathmandu vẫn phát triển mạnh (Năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã dần dà bị tiêu hủy. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ). Chúng tôi đã nghiên cứu lịch sử Phật giáo và Ấn Độ giáo tuyệt vời.

Ví dụ, một số Tự viện Phật giáo có khả năng phát triển ở đó và lan rộng khắp châu Á, những truyền thống này vẫn sôi động cho đến khi trận động đất rung chuyển đã lật đổ hàng chục công trình.

Hằng ngày mọi người đến các Tự viện Phật giáo để chiêm bái, sinh hoạt Tín ngưỡng Chánh tín, thưởng thức nghệ thuật kiến trúc, một tách Trà đạo, màu xanh biếc của những ngọn đồi núi xum xuê hùng vĩ. . .

UNESCO và Bộ Văn hóa Nepal đang tập trung vào việc củng cố di tích bị hư hỏng và có nguy cơ sụp đổ trong mùa mưa sắp tới, mưa kéo dài suốt mùa hè. Sau đó, họ sẽ chuyển sang phục hồi cấu trúc sụp đổ, kể cả nhà lịch sử.

Có những bản vẽ kiến trúc rộng lớn, cung cấp một cơ sở vững chắc để xây dựng lại. May mắn thay, hiện số tài chính quyên góp lên đến 400.000 USD và tổng cộng $ 2.000.000 từ các quốc gia Sri Lanka, Đức, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác”.

Theo chuyên gia Andolfatto tự tin rằng: “Người Nepal sẽ vượt qua những bi kịch và phục hồi di tích lịch sử văn hóa Tôn giáo một cách nhanh chóng bởi nhu cầu tối cần thiết bởi yếu tố tâm linh và về tinh thần dân tộc của họ”.















Thích Vân Phong(Theo Geographic. Ảnh: Niranjan Shrestha)

công nghệ1

Hãy thận trọng với thông tin trong thời loạn thông tin

Đăng lúc: 20:43 - 12/06/2015

Gần đây chúng tôi đọc thấy một bài viết kinh hoàng. Những tình tiết mô tả trong bài viết hết sức ly kỳ và thậm chí có phần... kinh dị, để rồi đi đến kết quả cuối cùng là khám phá ra một "sự thật kinh hoàng" về các xe hủ tíu gõ.

Người đọc vô tư theo phản xạ tự nhiên khi đọc xong bài báo - hay bản tin thì đúng hơn, vì tuy trong bài tác giả dùng những chữ như "tác nghiệp", "đồng nghiệp" hàm ý tự nhận mình là phóng viên chuyên nghiệp, nhưng cuối bài lại ghi tên tác giả là"Bạn đọc Đại Lâm" (Xem nguồn) – hẳn phải lắc đầu ngao ngán cho cách làm ăn "man rợ" của những xe hủ tiếu gõ, và tất nhiên là sau đó sẽ "tẩy chay" không bao giờ ăn hủ tiếu gõ.

Thế nhưng, nếu bình tâm nghĩ lại một chút, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề qua bản tin giật gân rùng rợn này.

Thứ nhất, đọc hết cả bài viết chỉ thấy toàn những tình tiết, chi tiết "tự biên tự diễn", không thấy một chứng cứ rõ ràng "người thật việc thật" nào. Có 2 bức ảnh thì hoàn toàn không liên quan gì đến vụ việc, và người biên tập trang tin cũng thận trọng mở ngoặc ghi rõ là "ảnh minh họa", có nghĩa là không phải ảnh thực sự liên quan trong bài viết. Như vậy, độ tin cậy của bản tin này chỉ là con số không.

Thứ hai, người viết nếu thực sự là phóng viên hẳn phải là loại phóng viên dưới mức trung bình, không biết đăng bài ở đâu mới đưa vớ vẩn lên mạng... Vì nếu bài này mà chính thức đăng ở báo nào, chắc chắn tòa soạn báo đó sẽ phải bị... ném đá tới chết bởi câu nói "vơ đũa cả nắm" kiểu này ở cuối bài: "Người Việt mình sao lại có kiểu kinh doanh thế này, đồng tiền đã làm mờ mắt họ." Cứ cho là chuyện này có thật, liệu có thể thông qua một chuyện sai trái duy nhất này để "phán" về cả một dân tộc Việt được chăng?

Thứ ba, lại cứ cho rằng câu chuyện trong bài là có thật, liệu có nên suy rộng ra để giật tít là "sự thật kinh hoàng về những xe hủ tiếu gõ" được chăng? Rõ ràng trong bài chỉ kể ra một "khám phá" duy nhất, sao có thể cho là những xe khác cũng vậy? Cứ so sánh vui thế này, nhà nước khám phá được một vụ cán bộ tham nhũng, thế thì nên bỏ tù hết tất cả cán bộ hay sao? Logic của tác giả bài này cũng vậy thôi, chỉ một xe hủ tiếu gõ làm bậy, mà "kinh hoàng" với "những xe hủ tiếu gõ" hay "tất cả các xe hủ tíu gõ" thì cũng vô lý có khác gì? Nếu là một phóng viên có tài năng và lương tâm nghề nghiệp, thực sự muốn "làm sạch xã hội" thì lẽ ra anh ta cần phải tiếp tục làm một loạt phóng sự để khui ra nhiều chỗ làm ăn gian dối khác, với hình ảnh chứng cứ đầy đủ... Có như vậy mới thực sự thuyết phục được người đọc và mới có tác dụng xây dựng.

Đọc bài này xong, tôi bỗng dưng nhớ lại truyện ngắn "Bút máu"của nhà văn Vũ Hạnh từ thời 1958. Nhân vật chính trong truyện ngắn này cuối cùng đã ngộ ra một điều là ngòi bút tuy không phải vũ khí giết người như gươm giáo, súng đạn, nhưng nếu không thận trọng lại có thể gây ra những tác hại chết người, còn kinh khiếp hơn cả gươm giáo, súng đạn... Nói nôm na như tục ngữ thì đó thật là "giết người không gươm không dao".

Tác hại như thế nào ư? Chỉ cần thử làm một suy diễn nhỏ thôi là sẽ biết ngay. Ai là những người đi bán hủ tiếu gõ? Chắc chắn không phải các đại gia, những người giàu có sang trọng rồi, mà hầu hết - nếu không muốn nói là tất cả - đều là những người nghèo khó. Toàn bộ xe hủ tíu của họ còn chẳng đáng giá là bao, huống hồ gì món lời ba cọc ba đồng thu được mỗi ngày? Thế nhưng đó là sự sống của bản thân và gia đình họ, đó là phương tiện để con cái họ còn được cắp sách đến trường, nuôi nấng hy vọng về một ngày mai tươi sáng hơn... Vậy mà, khi một bản tin như thế này được tung ra, tránh sao khỏi sự nhẹ dạ cả tin của hàng trăm ngàn người qua lan truyền trên mạng internet, khiến cho sự sống của họ nhất thời phải bị đe dọa, suy sụp... Nếu là người có lương tâm, ngay cả khi biết được đây là câu chuyện thật, cũng không thể hồ đồ đưa tin lan rộng như thế này làm hại biết bao nhiêu xe hủ tíu lương thiện vô tội khác,mà chỉ cần nghiêm khắc xử phạt kẻ làm ăn sai trái là được rồi (có công an chứng kiến vào cuộc mà!).

Thành phố hiện có vô số những xe hủ tíu gõ ở khắp hang cùng ngõ hẽm; người bán cũng như người ăn hầu hết đều là dân lao động nghèo. Bản tin hồ đồ này đã gây hại đến tất cả những người ấy. Người bán thì ế ẩm hơn, người ăn thì không dám ăn nữa, đành phải bấm bụng vào những quán hủ tíu... không gõ để tránh thịt chuột (nhưng chắc gì tránh được?). Trong khi đầu dây mối nhợ chỉ từ một câu chuyện duy nhất, mà xem đi xem lại thì rõ ràng rất khó tin được là chuyện thật!

Suốt một ngày vùi đầu vào bản dịch, đã mệt nhoài muốn đóng máy ra sân đi dạo rồi, nhưng chợt nghĩ đến những người bán hủ tíu gõ, đến những gia đình nghèo khó chỉ biết bám víu vào đó làm phương tiện kiếm sống duy nhất, rồi lại miên man nghĩ đến những em học sinh nghèo có thể phải bỏ học nếu cha mẹ chúng không bán được hủ tíu gõ... bỗng dưng thấy mình cũng có chút trách nhiệm liên đới vì đã chọn nghề cầm bút. Nếu đã có kẻ cầm bút hại người theo kiểu bản tin này, mà không có những người cầm bút khác thẳng thắn chỉ ra để cảnh tỉnh người đọc, thì hóa ra những ngòi bút ngày nay chỉ toàn là "bút máu" cả thôi sao? Nghĩ như vậy mà phải nhanh chóng viết bài này để chia sẻ những suy nghĩ chân thành của mình, mong rằng người đọc có thể tỉnh táo để không bị lôi cuốn đi lệch hướng khi tiếp cận với những thông tin loại này trong thời đại... loạn thông tin.

Nguyên Minh

Điều kỳ diệu về nhục thân của Hòa thượng Thích Minh Đức

Điều kỳ diệu về nhục thân của Hòa thượng Thích Minh Đức

Đăng lúc: 19:19 - 07/06/2015

Nhận được tin báo từ TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, tôi được UBND tỉnh mời vào để nghiên cứu, đánh giá về chuyện “toàn thân xá lợi” của Hòa thượng Thích Minh Đức sau 26 năm viên tịch. Đồng thời phải tìm cách xử lý vì nhục thân của ngài đặt trong tháp đá bắt đầu có hiện tượng mối đùn… Thượng tọa Thích Hạnh Khương - trụ trì chùa Long Bửu, đội 11, thôn Xuân Vinh, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, niềm nở tiếp chúng tôi và thuật lại câu chuyện.
Hòa thượng Thích Minh Đức, thế danh Nguyễn Khắc Dần, sinh năm 1901 tại làng Hiệp Phổ, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành. Năm 17 tuổi, ngài xuất gia tu học tại chùa Phước Quang, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, dưới sự dìu dắt của Hòa thượng Tăng Cang Hoằng Tịnh và được ban pháp tự Đạo Thứ. Vốn là người thông minh, ham học hỏi, lại vô cùng đức độ, khiêm nhường, nên năm 1940, ngài được cử về trụ trì Tổ Đình Long Bửu và đảm nhận làm Hội trưởng Hội Phật giáo huyện Nghĩa Hành.

Năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ Ngài được cử làm Hội trưởng Hội Phật giáo cứu quốc huyện Nghĩa Hành. Ngài đã dốc sức hoàn thành mọi công việc để làm đẹp đạo, tốt đời… Bên cạnh việc tu tập, ngài còn nghiên cứu về đông y và trở thành một lương y nổi tiếng để cứu độ chúng sinh...

Cuối năm 1984, linh cảm thấy gần đến lúc phải ra đi, ngài rời chùa Linh Phước về lại tổ đình Long Bửu. Vào đêm 18 tháng Giêng năm Ất Sửu 1985, ngài gọi các đệ tử lại bên mình dặn dò lần cuối, nhắn nhủ 13 điều khuyên người niệm Phật… Đôi mắt ngài ngước lên nhìn bức ảnh tượng Adiđà, ngài bảo vị Trưởng tử đưa cho mình bức ảnh. Hai tay nâng bức ảnh phật Adiđà úp lên mặt, cũng là lúc ngài trút hơi thở cuối cùng. Lúc đó, kim đồng hồ chỉ 3h sáng 19 tháng Giêng năm Ất Sửu, tức 8/2/1985. Ngài trụ thế 84 năm và hạ lạp 51 năm. Môn đồ tứ chúng xây tháp để an trí nhục thân ngài ngay tại sát bên phải tổ đình Long Bửu.


Khai quật mộ của Hòa thượng Thích Minh Đức. Ảnh: Lê Văn Bình.
Thời gian trôi qua, ngôi tháp cũ bị xuống cấp trầm trọng vì mưa nắng, lũ lụt. Môn đồ chùa Linh Phước ở Đà Lạt, đã phát nguyện để xây dựng một ngôi bảo tháp mới, được đặt tên là Long Bửu tháp. Ngày 11/1/2011, trước sự chứng giám của 10 phương chư phật, chư tôn, tăng ni, phật tử gần xa…, lễ khai quật mộ phần ngài trong ngôi tháp cũ bắt đầu, để sau đó cải táng đưa vào tháp mới.

Mọi người thật sửng sốt khi chứng kiến quan tài của ngài đã bị mục nát nhưng chiếc áo ca sa và những dải băng vải bó thân xác ngài vẫn còn nguyên vẹn. Xương sọ của ngài có màu vàng. Hai xương bàn chân còn nguyên vẹn, các đốt xương bàn và cổ chân dính chặt vào nhau và dựng đứng lên theo như tư thế chôn ban đầu. Qua bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Lê Văn Bình, tôi thấy điều kỳ diệu là khung xương phần thân của ngài không bị sập xuống, mặc dầu khối đất đè trên mình là quá lớn khi quan tài đã mục nát.

Thượng tọa Thích Hạnh Khương còn kể lại cho tôi một chi tiết cũng rất lạ. Khi mới khai quật lên, thấy trên sọ Hòa Thượng có ba chấm màu hồng. Sau khi đưa nhục thân của ngài vào tháp thì 1 tuần sau ba chấm chuyển sang màu đen, 1 tuần sau nữa ba chấm chuyển thành màu trắng, còn hiện nay là màu vàng. Nhìn tháp mộ của ngài kiên cố như vậy mà không hiểu sao theo báo cáo lại bắt đầu có mối đùn lên ở bên trong.

Tôi hỏi Thượng tọa Thích Thanh Khương thì được biết: “Quan tài mới của Hòa Thượng được làm bằng loại gỗ quý kiền kiền, hay người ta còn gọi là gỗ xoay (tên khoa học là Hopea pierrei Hance, thuộc họ dầu Dipterocarpaceae), rất cứng, không bị mối mọt. Quan tài chỉ có 4 mặt bao quanh, dưới đáy là một tấm thất tinh (có 7 lỗ để thông thoáng với đất). Trên tấm tất tinh, người ta trải gạo nếp rang và đặt Hòa thượng lên trên”.

Theo tôi, có lẽ chính đây là nguyên nhân sơ xuất khi cải táng, vì mối đã dễ dàng đi qua 7 lỗ để vào ăn lớp gạo trải ở dưới. Không có lý do gì để ngăn cản bọn mối khi ăn hết gạo sẽ hủy hoại nhục thân của Hòa thượng.

Ngày 27/5, trong buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi – ông Lê Quang Thích và sau đó với ông Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh, chúng tôi đã nói rõ giá trị của nhục thân và đề nghị phải xử lý ngay chuyện mối. Lãnh đạo tỉnh rất quan tâm và đã đề nghị Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp với Ban Tôn giáo tỉnh, huyện, chùa Long Bửu và các cơ quan có liên quan để được phía Giáo hội Phật giáo đồng tình cho tiến hành chống mối và bảo quản nhục thân bằng phương pháp khoa học.

Về ý nghĩa của nhục thân Hòa thượng Thích Minh Đức, theo chúng tôi có những nét độc đáo. Như đã biết, ở Việt Nam hiện nay có 4 nhục thân mà chúng tôi đặt tên cho táng thức này là thiền táng, đó là các thiền sư: Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường (Chùa Đậu - Hà Nội), Như Trí, Chuyết Chuyết (Bắc Ninh). Nhưng cả 4 vị này đều dùng kỹ thuật sơn ta trộn với phụ gia: đất mối đùn, giấy dó, mạt cưa, vải màn rồi dát vàng, bạc, quang dầu… để phủ bọc lên cơ thể. Còn ở nhục thân của Hòa Thượng Thích Minh Đức, hoàn toàn chôn ngay trong đất, không hề có sơn ta. Vậy tại sao hài cốt và vải bọc bên ngoài còn nguyên vẹn?

Theo ý kiến của chúng tôi, có 2 lý do cơ bản đó là do Đại lão Hòa thượng Thích Minh Đức đã có một quá trình rất dài chứng nghiệm trong tu tập và đạt đến sự giác ngộ viên mãn. Điều đó thể hiện sự đắc đạo trong tu chứng mà chỉ có những vị cao tăng mới đạt được. Chỉ có làm chủ được tâm thức thì ngài mới tự điều khiển được ngày, giờ ngài ra đi để trở về với cõi vĩnh hằng. Bên cạnh đó cũng có thể do long mạch khi đặt huyệt mộ rất chính xác nên nhục thân được bảo toàn.

Chúng tôi được biết, ở Thái Lan, vào tháng 6/1973, tại ngôi chùa Kararam trên đảo Samui, vị sư trụ trì Luang Po Daeng linh cảm giờ phút từ bỏ cõi đời của mình đã đến. Ông nói với các sư trong chùa rằng ông sắp ra đi. Thế rồi ông lặng lẽ bước vào căn phòng nhỏ, thay chiếc áo vàng mới, ngồi xuống tấm chăn mỏng và cả người cứ bất động như thế cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Thi hài của ông sau này chỉ bị hỏng phần mắt, da dẻ còn nguyên, họ đặt ngài vào quan tài dựng đứng, lắp kính trong suốt để du khách thập phương tới chiêm ngưỡng…

Tại sao những di hài này không bị phân hủy theo thời gian? Có lẽ cũng do sự tu tập viên mãn, như Hòa thượng Thích Minh Đức. Trước đây, chúng ta cũng đã từng biết Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để chống lại chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp tôn giáo. Thịt nát, xương tan nhưng trái tim của Hòa thưởng vẫn còn nguyên vẹn, điều mà chúng tôi, những nhà khoa học không thể giải thích được, nhưng Phật giáo thì lại coi là chuyện đương nhiên.

Để khép lại bài báo này, chúng tôi chỉ mong muốn Bộ VH, TT& DL sẽ có kế hoạch xếp hạng chùa Long Bửu thành di tích Quốc gia, nơi còn lưu giữ nhục thân của Đại lão Hòa thượng Thích Minh Đức - đúng với giá trị của nó và sẽ là nơi cho khách thập phương được chiêm ngưỡng nhục thân của ngài, với ngôi bảo tháp bằng đá tuyệt đẹp, với chùa Long Bửu mà phía trước là cả một đầm sen rộng mênh mông, lộng gió.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường

Lớp Sơ cấp Phật học TP.Vũng Tàu chiêu sinh khóa IV

Lớp Sơ cấp Phật học TP.Vũng Tàu chiêu sinh khóa IV

Đăng lúc: 18:22 - 14/05/2015

Theo thông báo của Ban Chủ nhiệm, Lớp Sơ cấp Phật học khóa IV TP.Vũng Tàu - niên khóa 2015-2017 sẽ khai giảng vào ngày 7-8-Ất Mùi (19-9-2015) và đang chiêu sinh, dành cho tất cả Tăng Ni sinh, Phật tử các hệ phái.
Theo đó, Tăng Ni sinh và học viên ghi tên và nhận hồ sơ tại Linh Sơn cổ tự - VP BTS GHPGVN TP.Vũng Tàu (104 Hoàng Hoa Thám, P.2, TP.Vũng Tàu, tỉnh BR-VT) hoặc tải hồ sơ bên dưới bản tin này.

tong ket.jpg
Lớp Sơ cấp Phật học TP.Vũng Tàu khóa II làm lễ tổng kết

Tăng Ni sinh, học viên theo học 2 năm nội trú, hoàn toàn miễn phí; Tăng Ni sinh chưa tốt nghiệp văn hóa cấp 2, cấp 3 sẽ được Ban Chủ nhiệm bảo trợ đi học.

Hồ sơ được phát và nhận kể từ nay đến hết ngày 27-7-Ất Mùi (9-9-2015). Chi tiết liên hệ Linh Sơn cổ tự (104 Hoàng Hoa Thám, P.2, TP.Vũng Tàu, tỉnh BR-VT), Email: linhsoncotu_vt@yahoo.com.vn, ĐT: 0643855272 (văn phòng) hoặc 0903611727 (Tỳ-kheo Thích Minh Thường, Chủ nhiệm lớp) - 0908465646 (SC.Thích nữ Tâm Thảo, Chánh văn phòng).

download >> TẢI HỒ SƠ CHIÊU SINH KHÓA IV.doc(72,00KB)
An Lạc

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 14
  • Hôm nay 1,585
  • Tháng hiện tại 38,544
  • Tổng lượt truy cập 23,444,793