Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Lễ Hằng Thuận tại chùa Đức Hậu Nghi Đức TP Vinh

Lễ Hằng Thuận tại chùa Đức Hậu Nghi Đức TP Vinh

Đăng lúc: 15:56 - 27/09/2019

Tối ngày 26/09/2019, Chùa Đức Hậu long trọng tổ chức Lễ Hằng Thuận kết duyên cho hai đôi bạn trẻ: Chú rể Thanh Tùng ( PD Tuệ Quân ) - Cô dâu Hà Phương ( PD Tâm Thu ).

Lung Linh Đêm Thắp Nến Tri Ân Cha Mẹ tại Chùa Đức Hậu - TP. Vinh - Nghệ An

Lung Linh Đêm Thắp Nến Tri Ân Cha Mẹ tại Chùa Đức Hậu - TP. Vinh - Nghệ An

Đăng lúc: 21:34 - 10/08/2019

Tối hôm nay ( 10/7 Kỷ Hợi ) tại Chùa Đức Hậu, TP Vinh, Nghệ An linh thiêng tổ chức đêm Thắp Nến Tri Ân Cha Mẹ với hơn 1000 Phật tử, thiện nam tín nữ gần xa về tham dự

IMG 7329

Đạo tràng Hương Sen cúng dường trường hạ 2018

Đăng lúc: 15:51 - 19/08/2018

Nhân mùa An cư kiết hạ, mùa Vu Lan báo hiếu, noi gương hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên Bồ tát. Đạo tràng Hương Sen do Đại đức Thích Định Tuệ trưởng đoàn, đã tổ chức hành hương cúng dường trường hạ và các chùa nhằm tạo duyên lành và phước báo để hồi hướng cho Cha Mẹ Ông Bà Tổ Tiên trong mùa Vu Lan này

CÚNG BÁI CHO NGƯỜI CHẾT HỌ CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG?

CÚNG BÁI CHO NGƯỜI CHẾT HỌ CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG?

Đăng lúc: 09:12 - 13/08/2018

Cúng bái tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc bà con thân quyến là một trong những lễ tiết quan trọng của đời sống tinh thần, tâm linh có truyền thống lâu đời, nhằm thể hiện sự tri ân, báo ân, lòng thương kính đối với người đã chết. ...

IMG 9406

Trường tiểu học Nghi Đức tổ chức buổi học ngoại khóa tại chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 20:45 - 05/04/2018

Tại đây, các em học sinh và thầy cô giáo đã được ĐĐ.Thích Minh Lâm chia sẻ về đạo đức nhà Phật - Tứ trọng ân: Ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân quốc gia xã hội và ân chúng sanh vạn loài. Đồng thời, các em được học những bài hát, câu thơ ngắn về các ân trên và thư giãn bởi các trò chơi sôi động.
Buổi hoạt động ngoại khóa tại chùa đầy ý nghĩa đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng thầy cô giáo và các em học sinh. Đây là cơ hội cho các em được tiếp cận với giáo lý nhà Phật và áp dụng vào đời sống hàng ngày.

IMG 6776

LỄ HẰNG THUẬN VÀ KHÓA TU AN LẠC ĐẦU TIÊN NĂM MẬU TUẤT TẠI CHÙA ĐỨC HẬU

Đăng lúc: 22:01 - 18/03/2018

Trong khói trầm ngào ngạt, trước sự chứng kiến của tôn tượng Phật Ngọc được tạc từ khối đá ngọc thạch anh liên khối, trong lời kinh nhiệm mầu, trong sắc y vàng rực rỡ và lời khuyến nhủ của Đại Đức Thích Định Tuệ về đạo làm con đối với cha mẹ hai bên, đạo làm vợ chồng,....

IMG 6851

Đêm thiền trà - thắp nến “ Tri Ân Ơn Đức Bậc Thầy Khả Kính”

Đăng lúc: 22:42 - 20/11/2017

Tối ngày 19/11, Nhân ngày Hiến Chương Nhà Giáo Việt Nam – Ngày tri ân người lái đò vĩ đại, tại mái Già Lam- chùa Đức Hậu, đạo tràng HSXN cùng các em trong GDVT tổ chức.......

IMG 8627

Chùm ảnh đẹp nhất đêm thắp nến tri ân Cha Mẹ - Chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 09:53 - 06/10/2017

Tổng hợp những khoảnh khắc đẹp nhất, cảm động nhất vào đêm thắp nến tri ân Cha Mẹ ngày 12/07 Đinh Dậu tại chùa Đức Hậu - Nghi Đức - TP Vinh

Tịnh tín Tam bảo là cơ sở của hiếu thuận

Tịnh tín Tam bảo là cơ sở của hiếu thuận

Đăng lúc: 19:17 - 20/09/2017

Hiếu thuận với cha mẹ, biết ơn và đền ơn là những phẩm tính đạo đức rất quan trọng. Có thể nói, ai khiếm khuyết những phẩm tính trên thì què quặt, là ngợm chẳng nên người.

Dĩ nhiên bình sinh không ai phủ nhận hiếu thuận nhưng thực tiễn đời sống thì lại khác. Tùy nhân duyên mà mỗi người thể hiện chữ hiếu khác biệt nhau theo nghiệp của mình. Nghiệp ở đây là trình độ, nhận thức, quan điểm của cá nhân về hiếu thuận để ứng dụng thực hành. Ngoài ra còn có nghiệp duyên quá khứ đeo đẳng, vay trả, chi phối lên vấn đề hiếu thuận mà người thường rất khó nhận ra hay lý giải về chúng.
Theo Thế Tôn, đối với hàng Phật tử thì trọn niềm tin Tam bảo, tịnh tín Phật-Pháp-Tăng là cơ sở quan trọng để thiết lập và thực hành hiếu đạo. Thoạt nhìn, tịnh tín Tam bảo và hiếu đạo là hai vấn đề khác nhau, ít liên quan với nhau nhưng kỳ thực chúng có liên hệ mật thiết với nhau. Đoạn kinh văn dưới đây ‘chúng sinh muốn… vâng nhận phụng sự cha mẹ, anh em’, tức là có hiếu thuận thì cần giữ vững niềm tin trong sạch ‘không di động’ vào Tam bảo, rất đáng để chúng ta lưu tâm suy gẫm.

a tinhtin.jpg
Nhen nhóm niềm tin Tam bảo - Ảnh minh họa

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Nếu cho chúng sanh muốn khởi tâm từ, có lòng tin thuần thành, vâng nhận phụng sự cha mẹ, anh em, dòng họ, nhà cửa, bằng hữu, tri thức nên đặt ở ba nơi khiến không di động. Thế nào là ba? Nên phát tâm hoan hỷ đối với Như Lai, tâm không di động, bậc Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thuợng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư hiệu là Phật, Thế Tôn.

Lại nên phát ý ở trong Chánh pháp, pháp của Như Lai khéo thuyết, vô ngại, rất là vi diệu, do đây mà thành quả vị. Như thế người trí nên học để biết, cũng nên phát ý với Thánh chúng này, Thánh chúng của Như Lai thảy đều hòa hợp, không có lẫn lộn, pháp thành tựu, giới thành tựu, tam muội thành tựu, trí tuệ thành tựu, giải thoát thành tựu, giải thoát kiến tuệ thành tựu. Thánh chúng nghĩa là bốn đôi, tám bậc, mười hai Hiền Thánh. Đây là Thánh chúng của Như Lai, đáng kính, đáng quý. Đây là phước điền vô thượng của thế gian. Có các Tỳ-kheo học ba điều này thì thành tựu quả báo lớn. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 21. Tam bảo,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.362)

Tin Tam bảo là nấc thang đầu tiên trên đường đạo. Những tưởng chúng ta dễ dàng chinh phục bước căn bản này để vượt lên những thứ bậc cao hơn nhưng thực tiễn lại khác. Chúng ta đều tin Phật Thích Ca nhưng chư Phật quá khứ, vị lai thì chưa trọn (trong khi các truyền thống Phật giáo đều nói đến chư Phật trong ba đời). Chúng ta đều tin Pháp (theo truyền thống của mình, nhưng không hiểu và không chấp nhận các truyền thống khác) trong khi ‘Pháp của Như Lai khéo thuyết, vô ngại, rất là vi diệu, do đây mà thành quả vị’. Còn tin Tăng là điều khó hơn vì thánh hiền Tăng ngày càng hiếm hoi, trong khi phàm và tạp Tăng thì ngày càng nhiều. Nên việc giữ tâm ‘không di động’ với Tam bảo quả là khó khăn.

Tuy nhiên, dù khó khăn đến mấy thì ‘không di động’ với Tam bảo là thách thức mà hàng Phật tử tại gia lẫn xuất gia phải vượt qua. Vì tâm không tịnh tín (tin sâu, tin với trí tuệ), niềm tin Tam bảo mà ‘di động’ thì không thể tiến tu được. Tịnh tín rồi thì tự khắc chúng ta cảm nhận được tinh hoa, thánh thiện nơi Tam bảo, giống như nhìn đá thấy ngọc, nhìn quặng thấy vàng. Nhờ đó mà niềm tin Phật-Pháp-Tăng trong ta ngày càng sâu sắc và bất động. Từ nền tảng này, những thiện tâm như từ bi hỷ xả, tàm quý hổ thẹn sợ hãi với những đều xấu ác, tha thứ và bao dung, hiếu thuận với cha mẹ và anh chị em ngày một lớn dần thêm. Thế nên, để trọn niềm hiếu thuận với cha mẹ và anh em, người con Phật trước cần trau dồi đức tin, thâm tín Tam bảo.
Quảng Tánh

Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2017 Tại Chùa Đức Hậu

Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2017 Tại Chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 09:36 - 05/09/2017

Sáng ngày 13/7/Đinh Dậu, Chùa Đức Hậu – TP.Vinh long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu và cúng dường Trai Tăng nhân ngày Tự Tứ sau 3 tháng An Cư Kiết Hạ.



Chứng minh và tham dự đại lễ có sự hiện diện của: Đại đức Thích Định Tuệ - Ủy viên thường trực Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tỉnh Nghệ An, Trụ trì chùa Đức Hậu; Chư Tôn đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh. Cùng sự tham dự của hơn 2000 thiện nam tín nữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Cứ mỗi độ tháng 07AL hằng năm là hàng triệu người con Phật trên khắp năm châu lại hướng về ngày lễ Vu Lan – ngày mà tất cả những người con đều tưởng nhớ đến thâm ân sanh thành dưỡng dục của Cha và Mẹ.
Vu Lan từ lâu đã trở thành lễ hội văn hóa thiêng liêng của không chỉ những người con Phật mà còn của tất cả những người con muốn hướng tâm mình đến hai đấng sinh thành.
Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ Cha ơn dưỡng dục
Mùa Báo Hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao.
Cha Mẹ đã san sẻ một phần máu thịt để tạo nên hình hài cho chúng ta. Tình thương của người dành cho ta là thứ tình cảm tuyệt vời, không bút nào tả xiết, và không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được. Chính vì vậy, báo hiếu cha mẹ là nghĩa vụ cao quý, thiêng liêng nhất mà không nghĩa vụ nào có thể sánh bằng.
Sau thời tụng kinh Vu Lan, các Phật tử dâng những phẩm vật lên Chư Tôn Đức Tăng Ni để cúng dường Trai Tăng nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu để hồi hướng công đức cho Cha Mẹ. Đại đức Thích Quảng Văn thay mặt Chư Tăng thọ nhận vật phẩm cúng dường, đồng thời có đôi lời pháp nhủ quí báu nói về công ơn dưỡng dục của Cha Mẹ và ý nghĩa của việc cúng dường Trai Tăng.
Tiếp đến, những nắm cơm muối mè mang đậm tính hiếu hạnh của đức Mục Kiền Liên được chuyển đến cho bà con Phật tử để dâng lên cúng Chư Phật và Cha Mẹ của mình rồi dùng cơm trong chánh niệm.
Lễ Vu Lan Báo Hiếu tại chùa Đức Hậu diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mọi người.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận:























Hồng Nga

Đêm Thắp Nến Tri Ân Với Chủ Đề "Còn Mãi Lời Ru"

Đêm Thắp Nến Tri Ân Với Chủ Đề "Còn Mãi Lời Ru"

Đăng lúc: 09:28 - 05/09/2017

Đêm 12/07/Đinh Dậu, tại Chùa Đức Hậu - Nghi Đức - Tp Vinh đã long trọng tổ chức đêm thắp nến tri ân cha mẹ với chủ đề "Còn mãi lời ru" với sự tham dự của hơn 2000 thiện nam tín nữ tại TP.Vinh và các huyện lân cận

IMG 1291

Ngày Tu An Lạc mùa Hiếu Hạnh

Đăng lúc: 09:42 - 28/08/2017

Ngày Vu Lan ngày lễ báo hiếu, con tự hỏi mình đã làm được gì để báo hiếu cha mẹ? Cuối cùng thấy thật hổ thẹn khi mình chẳng làm được gì cả. Bởi lẽ không chỉ riêng con mà tất cả những người con đều không báo hiếu nổi cha mẹ mình vì dù có báo hiếu bao nhiêu cũng không thể trả được công dưỡng dục sinh thành.

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu

Đăng lúc: 08:08 - 23/08/2017

Nói đến Lễ Vu Lan, thì mỗi người trong chúng ta, ai cũng biết và cũng đã từng đến chùa tham dự đại lễ này. Lễ Vu Lan là một lễ lớn đối với tăng ni. Hầu hết các chùa hay tự viện đều tổ chức Lễ Vu Lan hằng năm.


Trong thời pháp đón mừng đại Lễ Vu Lan, chúng tôi xin chia sẻ cùng quý vị đề tài: "Ý Nghĩa Ngày Lễ Vu Lan". Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm. Năm nay lễ rơi vào ngày thứ Ba 05/9/2017 đúng vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch. Các chùa khắp nơi trên thế giới đều long trọng tổ chức đại lễ Vu Lan, tạo cơ hội cho các Phật tử về chùa dâng hương cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được khoẻ mạnh bình yên và cha mẹ bảy đời quá khứ được thoát khổ địa ngục, sanh về cõi Trời an vui. Cho nên hễ nói đến Lễ Vu Lan là người ta nghĩ ngay đó là ngày Lễ Báo Hiếu Cha Mẹ.



2) Lễ Vu Lan-Báo Hiếu

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu
Bồ tát Mục Kiền Liên, đại đệ tử của Đức Phật
Không phải tự dưng cứ đến ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm, Phật giáo long trọng tổ chức "đại lễ Vu Lan-Báo Hiếu" thật trang nghiêm, từ hình thức cho đến nội dung nhằm mang ý nghĩa nhân văn trên bình diện tâm linh và văn hoá của con người. Lễ hội này phát xuất từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn.

- Vu Lan: Danh từ gọi tắt của "Vu Lan Bồn", tiếng Phạn là "Ullambana". Ullam: dịch là "treo ngược" (đảo huyền), ví cho sự thống khổ của người chết như bị treo ngược. Chữ "bồn" tiếng Phạn là "bana" tạm dịch là "cứu giúp". Như vậy chúng ta có thể hiểu từ "Vu Lan Bồn" có nghĩa là giải cứu người bị tội treo ngược.

- Báo hiếu: Nghĩa là sự báo đáp, đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.

Theo trong kinh thì Lễ Vu Lan của Phật giáo phát xuất từ thời Đức Phật. Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên, Ngài là một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Thế Tôn.



3) Bồ Tát MỤC KIỀN LIÊN cứu Mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu
Bồ tát Mục Kiền Liên muốn cứu mẹ là bà Thanh Đề khỏi địa ngục

Theo kinh "Vu Lan Bồn" thì ngày xưa, khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, lúc tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề hãy còn quá sân tham và bởi ác nghiệp thọ báo còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. Tôn giả Mục Liên không có cách nào cứu được mẹ nên Ngài liền quay về hỏi Đức Thế Tôn.

Đức Phật dạy rằng: "Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ".

- Nhưng Bạch Thế Tôn, làm sao con thỉnh được chư Tăng khắp mười phương về để cúng dường cùng một lúc như vậy được?

Đức Phật dạy: "Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Ngày đó dù các vị ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hoá độ nhân gian, cũng tập trung lại để cùng Tự Tứ. Đây là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó."

Tôn giả Mục Kiền Liên y theo lời Phật mà làm. Sau đó mẹ của Ngài được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp) mà làm". Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.

Kể từ những năm tháng đầu tiên, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, các chùa đã tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày nay, Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành "lễ hội" mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với cả mẹ lẫn cha hiện tiền, hay ông bà cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp. Lòng trân trọng hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt.



4) Ý Nghĩa bông hồng cài trên ngực áo

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu
Kẻ mất cha hoa hồng trắng, người còn Mẹ hoa hồng đỏ
Một nét đẹp trong ngày Vu Lan sau này là trong buổi lễ, có kèm theo chương trình "bông hồng cài áo". Trong buổi lễ thiêng liêng ấy, ai còn cha mẹ sẽ được cài lên ngực áo một đoá hoa hồng, ai mất cha mẹ được cài lên ngực đoá hồng trắng. Ý nghĩa thì hay, nhưng nếu nhận xét một cách sâu sắc thì chúng ta thấy có chỗ lấn cấn. Nếu trường hợp người tham dự buổi lễ còn cha mà mất mẹ, hay còn mẹ mà mất cha, thì ban tổ chức gắn hoa màu gì cho những vị này? Chúng tôi đề nghị ban tổ chức nên gắn lên ngực mỗi người hai đoá hoa nhỏ. Ai còn đủ cha mẹ thì cài lên ngực hai đoá hoa hồng. Nếu mất cha còn mẹ, hay mất mẹ còn cha, thì gắn một hoa hồng và một hoa trắng, để người được gắn hoa được an ủi phần nào.

5) Tại sao làm con phải có hiếu?

Mỗi người chúng ta có mặt trên cõi đời này là nhờ vào tinh cha huyết mẹ. Mẹ cưu mang chín tháng mười ngày, nặng nhọc như đội núi, ngày đêm như bệnh nặng. Khi sanh nở thì gan ruột như bị xé rách đau đớn mê man, nên ơn sanh thành của cha mẹ kể sao cho xiết.

Người ta thường nói trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, và không có bất hạnh nào lớn hơn bất hạnh của kẻ mồ côi. Điều này khi ai đã trải qua mới thấy thấm thía. Không có mẹ bên cạnh ai lo bú mớm tắm rửa ẳm bồng chăm sóc chúng ta? Không có cha bên cạnh ai lo tảo tần làm việc kiếm tiền nuôi nấng dạy dỗ chúng ta? Lúc còn nhỏ chúng ta cần cha mẹ mỗi phút mỗi giây ngay lúc khoẻ mạnh cũng như lúc trái gió trở trời đau ốm. Khi lớn lên, ra đời, chúng ta chạy đua theo đời, mê say sự nghiệp, bận lo lắng tô bồi cho hạnh phúc lứa đôi, hay bận lo chăm sóc cho con cái của riêng mình quên bẳng đi cha mẹ. Vì bận rộn nên chúng ta không cảm nhận rõ sự cần thiết cha mẹ bên cạnh chúng ta. Chỉ khi nào gặp cảnh ngộ không may, làm ăn thất bại, vợ bỏ, chồng bỏ, con hư, khi tám ngọn gió đời quật chúng ta nghiêng ngã, vùi dập chúng ta đến nỗi chúng ta không còn niềm tin đối với người xung quanh. Lúc đó chúng ta mới chợt tỉnh ra rằng, chúng ta còn cha mẹ. Cha mẹ lúc nào cũng vẫn là chiếc nôi ấm áp cho chúng ta quay về nương tựa. Cha mẹ đón nhận chúng ta vô điều kiện dù chúng ta thành công hay thất bại, dù chúng ta hạnh phúc hay khổ đau. Ân sủng thiêng liêng ấy, tình cảm cho đi bao la bất tận ấy, ta có thể tìm được nơi đâu, ngoài cha mẹ của chúng ta?

Cho nên việc phụng dưỡng cha mẹ không phải chỉ là trách nhiệm và bổn phận của người làm con, mà đó là một sứ mệnh thiêng liêng. Dù nỗ lực để tận hiếu nhưng công ơn cha mẹ thật rất khó mà đáp đền. Trong kinh Tăng Chi I, Đức Phật dạy: "Có 2 hạng người, này các Tỷ kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt 100 năm cho đến khi các người 100 tuổi. Nếu đấm bóp, tắm rửa, và dẫu tại đấy họ có đại tiểu tiện, như vậy cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha!"

Hiếu đạo theo Phật giáo, không phải chỉ cung kính cha mẹ và phụng dưỡng cha mẹ về mặt vật chất là đủ, mà chúng ta còn cần phải khuyến hoá cha mẹ trở về Chánh pháp để giúp cha mẹ thoát khỏi cảnh bị đọa lạc sau khi lìa đời. Đó mới là cách báo hiếu trọn vẹn, bởi vì trong Kinh Hiếu Tử có nói: "Cúng dường tiền bạc vật chất cho cha mẹ không bằng khuyên cha mẹ làm việc lành, bỏ việc ác. Nếu không thể cải hoá cha mẹ phụng trì Tam Bảo thời tuy có hiếu dưỡng cha mẹ cũng gọi là bất hiếu. Cha mẹ hung ngược, dâm dật, tà ngụy, trái đạo... người con phải hết sức ngăn cản mới gọi là con có hiếu"

Con cái sống hiếu đạo với cha mẹ tạo phước đức vô lượng chừng nào thì tội bất hiếu là tội lớn chừng đó. Đức Phật xác định: "Điều ác nhất không gì hơn bất hiếu" (Kinh Nhẫn Nhục).

Tóm lại, Vu Lan Bồn là ngày Lễ báo hiếu vô cùng cao đẹp của Phật giáo nói riêng và là ngày lễ hội báo hiếu nói chung của mọi người con hiếu trên thế gian này. Lễ Vu Lan mang một ý nghĩa thật thiêng liêng cao cả, giúp cho con cái nghĩ nhớ đến công ơn cha mẹ, khơi dậy trong lòng họ tinh thần báo hiếu đáng quý, đang trân trọng. Riêng chúng ta là người con Phật nhận thức sâu sắc lời Phật dạy, đối với cha mẹ ngày nào cũng là ngày Vu Lan, vì cuộc đời vô thường, ai biết được một ngày nào đó chúng ta mồ côi cha mẹ, hay chính chúng ta lại là người ra đi trước cha mẹ. Cho nên báo hiếu mẹ cha chúng ta báo hiếu hằng ngày chứ không chờ đến ngày Lễ Vu Lan. Tuy nhiên hôm nay mùa Vu Lan lại về, thời gian này ghi đậm trong tâm chúng ta là mùa báo hiếu vì thế chúng ta cùng nhau nỗ lực tinh tấn thực hành hạnh hiếu, để báo đáp thâm ân của cha mẹ vậy./.

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 13
  • Hôm nay 2,956
  • Tháng hiện tại 39,411
  • Tổng lượt truy cập 23,445,660