Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Lễ Hằng Thuận tại chùa Đức Hậu Nghi Đức TP Vinh

Lễ Hằng Thuận tại chùa Đức Hậu Nghi Đức TP Vinh

Đăng lúc: 15:56 - 27/09/2019

Tối ngày 26/09/2019, Chùa Đức Hậu long trọng tổ chức Lễ Hằng Thuận kết duyên cho hai đôi bạn trẻ: Chú rể Thanh Tùng ( PD Tuệ Quân ) - Cô dâu Hà Phương ( PD Tâm Thu ).

HÃY LÀ CHÍNH MÌNH

HÃY LÀ CHÍNH MÌNH

Đăng lúc: 11:04 - 12/11/2018

Hãy là chính cái gì bạn đang có, đang có thể sở hữu, hãy là cái đang là của chính bạn, đừng ...

Buổi trưa bên chén trà

Buổi trưa bên chén trà

Đăng lúc: 10:35 - 12/11/2018

Buổi trưa có khi thiêng liêng lạ, im lặng lạ, im lặng đến có thể lắng nghe được tiếng nắng nổ trên nhà lá cọ, tiếng con sâu ăn lá bàng, tiếng ngáp của chú thạch sùng đâu đó!

IMG 5501

Sám hối như thế nào là đúng?

Đăng lúc: 07:52 - 29/06/2018

Đức Phật dạy “ Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Đã là người phàm thì ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác. Vì vậy trong đạo Phật có pháp Sám hối. Nhưng sám hối như thế nào là đúng?

Sử dụng ái ngữ và lắng nghe sâu

Sử dụng ái ngữ và lắng nghe sâu

Đăng lúc: 20:36 - 31/03/2018

Khi truyền thông bị cắt đứt hay bị bế tắc, chúng ta khổ đau. Khi không có ai lắng nghe và hiểu ta, ta sẽ trở thành trái bom sắp nổ. Lắng nghe với tâm từ bi mang đến cho ta nhiều trị liệu. Đôi khi, chỉ cần mười phút lắng nghe sâu là chúng ta có thể được chuyển hóa và có lại nụ cười trên môi

Trụ Trì rồi !!!

Trụ Trì rồi !!!

Đăng lúc: 21:14 - 26/01/2018

Một người bình thường ngoài đời cứ học hành xong, có công việc, tự lo cho bản thân được rồi, bắt đầu kết hôn, có gia đình. Người ta nói là đã trưởng thành.
Còn người tu, cũng vẫn học, tùy theo khả năng mỗi người mà học. Có người thì học mỗi Trung cấp Phật học, xong rồi thôi, coi như có vốn kiến thức tạm đủ về mà tu, hay là xác định học xong về ở với Thầy tổ, không cần trụ trì, nên học nhiều cũng không làm gì.

Cũng có người học lên Đại học, xác định học xong phải đi trụ trì một ngôi chùa nào đó, rồi hoằng pháp, dạy học, tiếp Tăng độ chúng.

Cũng có người học lên Thạc sĩ, có thêm kiến thức, ít ra giá trị cũng nằm ở cái bằng so với mặt bằng chung dừng ở mức độ Đại học. Để có thể làm giáo thọ của một trường Phật học nào đấy, làm giảng sư, cũng để có vị trí nhất định trong Giáo Hội tiếp tục kế thừa những vị lãnh đạo trước.

Cũng có người lên tới Tiến sĩ, học về trụ trì một lần hai-ba cái ngôi chùa, đi giảng chỗ này chỗ kia, tổ chức khóa tu này khóa tu nọ, có vị trí đáng nể trong đội ngũ lãnh đạo Giáo Hội.

Nhưng rồi học tới đâu đi chăng nữa cũng tùy vào trình độ, hay đơn giản là nhu cầu của địa phương sinh hoạt. Quan trọng nhất, cũng là tu kiểu gì.
FB IMG 1515400368457
Vậy đó. Người tu đủ tuổi thọ Đại giới xong, học hành cũng mãn, về lại chùa xưa, Thầy Tổ hay Giáo Hội giao cho ngôi chùa nào đó về trụ trì, tự lập. Bắt đầu sứ mạng tuyên dương chánh pháp… người ta mới gọi là trưởng thành.

Ở trường Trung cấp Huế, tôi ở cùng phòng với một sư huynh người Hà Tĩnh, mới thọ Đại Giới năm ngoái, đang học Học viện năm thứ III. Thọ giới về xong, sư phụ giao cho cái chùa ngoài Hà Tĩnh, chùa quê, nhưng ấm áp.

Thật sự ở cùng liêu nhưng tôi với thầy ấy chẳng nói chuyện nhiều là mấy, ngoài mấy câu hỏi đáp bâng quơ, nhưng chắc cũng cả mấy ngày mới hỏi, có lẽ là không hợp cho lắm. Vậy mà cũng chung liêu được gần 4 năm rồi. Nghĩ lại thấy cái duyên nó ngộ.

Cứ mỗi tuần học xong, thầy ấy lại tất bật chạy về Hà Tĩnh, phần lo cho chùa, cửa nẻo ra sao, mùa mưa bão nước có tạt không, bà con tu tập kiểu gì. Mỗi tuần trước ngày về, lại lỉnh kỉnh đi mua một mớ đồ, sắm cho chùa từng chút, cái chuông, cái mõ, ông Phật… đủ thứ.

Tháng nữa chuẩn bị Tết, thầy đi in lịch, tặng bà con trong làng cho vui. Tết người ta vào nhà chúc Tết, thấy cái lịch trên tường có tên nhà chùa tặng, cũng nở mày nở mặt.

In lịch xong, lấy về. Thầy ấy mở ra coi, săm soi từng tờ, lật lật, nâng niu như sợ nó rơi số ra ngoài. Đếm, rồi lại lật. Tôi ngồi bên giường, thầy ấy không nói, nhưng chắc là thầy vui lắm.

Vui vì lần đầu tiên mình đi tặng lịch Tết. Lần đầu tiên cho người ta cái thứ mà hồi nhỏ cứ nghĩ là phải làm gì ghê gớm lắm mới có lịch đem đi tặng.

Vui vì trên tờ lịch đó in tên chùa mình, mặc dù hổng phải tên mình, nhưng cũng vui, bởi chùa đó, mình trụ trì chớ ai.

Vui vì rồi cũng có ngày đường đường chính chính cầm tờ lịch trên tay đi tặng bà con, bạn bè với danh xưng ông trụ trì. Nhất là, về nhà đưa mẹ, con trai mẹ làm trụ trì rồi. Mẹ cầm tờ lịch, tay rờ rờ trên cái tên chùa, hổng có quà Tết năm nào mẹ vui như năm nay.

Nghĩ cũng lạ, trụ trì rồi, người ta cứ tất bật, nhưng cũng hay vui, vui từ mấy cái nhỏ nhất.

Trụ trì rồi, không còn là công tử ở với sư phụ nữa. Bắt đầu tung cánh, bay đi, bay đến nơi nào cần. Đi mà ban rải chánh pháp. Cũng đồng nghĩa với việc không còn nhõng nhẽo với sư phụ nữa, bây giờ có gì phải tự lo, tự xử với bất trắc của cuộc đời.

Trụ trì rồi, nghĩa là thời gian dành cho sư phụ cũng ít đi. Phải lo cho Phật tử riêng, trăn trở với việc chùa. Nghĩa là bữa cơm với sư phụ cũng ít dần, lâu lâu cũng chỉ là bữa cơm hội ngộ ngày có giỗ. Nghĩa là không còn nói chuyện tâm sự nhiều với sư phụ, vài ba bữa một cú điện thoại xa, hỏi thầy có khỏe không, thầy ăn cơm có ngon miệng không, huynh đệ ở chùa có làm thầy vui không, hay lâu rồi con không về thầy có buồn không. Rồi cũng có những cuộc điện thoại ngây thơ về sư phụ, đòi chỉ cách xử lý mấy việc không tên mà ngày xưa, sư phụ làm có bao giờ chịu hỏi.

Trụ trì rồi, tự nhiên nhiều lúc thấy nhớ chùa xưa da diết. Nhớ tiếng mõ lốc cốc của chúng điệu chiều công phu, nhớ tiếng hồng chung giật mình ngáy ngủ lúc 4 giờ sáng. Nhớ cái nhà bếp thầy trò ngồi ăn cơm mà rôm rả, cũng nhớ luôn cái ghế ngồi bao nhiêu năm trời muốn chai đít, hổng biết mình đi rồi, đứa nào ngồi chỗ đó. Cũng nhớ luôn bà nhà bếp nấu ăn, vui thì cười ha hả, buồn thì bỏ muối cho đậm đà món ăn. Nhớ mấy cái la rầy của ông sư phụ, mà không biết, sư phụ cả đống chuyện phải lo. Nhớ cây chôm chôm sau hè, bữa có trái cả chùa cứ quấn quanh khen chê đủ kiểu, bây giờ hổng biết mùa này chôm chôm có ngọt hông. Vậy đó, đêm về nằm trong căn phòng mới, tự nhiên bao nhiêu kỷ niệm ùa về, chảy nước mắt, tự nhiên thèm nhỏ miết, đừng có lớn để đi trụ trì, xa chi rồi nhớ…

Trụ trì rồi, là bao nhiêu việc phải lo, toàn là mấy việc trước giờ thấy sư phụ làm tưởng dễ lắm, bây giờ một chút thôi cũng mệt, tự nhiên thấy thương sư phụ quá chừng.

Trụ trì rồi, có Phật tử riêng, bắt đầu dạy bảo, hướng dẫn đủ điều, mới thấy chúng sanh khó độ, tự nhiên thấy hối hận ngày xưa thấy Phật tử chùa người ta, cứ bảo Phật tử chùa đó gì kỳ vậy.

Trụ trì rồi, được người ta gọi làm sư phụ. Mới biết gọi thì dễ mà làm hông có dễ, sư phụ thì phải đàng hoàng, sư phụ thì phải nghiêm khắc, sư phụ thì phải quan tâm, sư phụ thì thương nhưng vẫn đánh, tự nhiên thấy từ sư phụ sao thiêng liêng quá, ngẫm lại thấy sư phụ mình ghê thiệt.

Trụ trì rồi, bắt đầu gánh những điều tiếng, lời ra tiếng vào, thị phi dư luận đủ trò. Lần đầu mới thấy bị tổn thương, mới biết cảnh làm dâu trăm họ, mới hiểu thế nào là ức chế. Bây giờ mới hiểu chữ Nhẫn ngày xưa thầy dạy.

Trụ trì rồi, là có đệ tử, bắt đầu có con rồi. Mới biết có con mệt ra sao, trời lạnh không biết nó lạnh không, lặng lẽ tạt qua phòng kéo chăn lên cho nó, thấy nó ăn cơm ít, tưởng bệnh, đem dĩa mãn cầu mới hái xuống cho nó, kêu thầy không thích ăn mấy cái này. Làm thầy mới biết thấy nó hư, phải đánh, phải la, mà trong lòng đau như đứt. Làm thầy rồi là tập không biết khen, nó làm gì cũng chê, để dạy nó đừng kiêu ngạo nghe con… làm thầy rồi mới biết, ngày xưa hiểu lầm sư phụ đủ thứ, tự nhiên thèm chạy về ôm thầy quá chừng.

Trụ trì rồi, Tết không còn cảnh huynh đệ quầy quanh sư phụ xin lì xì, không nghe sư phụ chúc từng đứa nữa mà đổi lại năm nay, mình phải chuẩn bị tiền đặng lì xì người ta, xung quanh toàn mấy gương mặt mới, lạ nhưng ấm áp, có cái gì đó vui trong lòng.

Trụ trì rồi, có tiền hơn rồi, nhưng không phải để mua quyển sách ngày xưa thích đọc, hay may bộ đồ màu mới. Mà lại đi sắm đồ để ở chùa, mua cái chén cho Phật tử về ăn cơm, sắm cái mền cho người ta đắp, hay bắt thêm mấy bóng đèn ngoài sân sợ tối về tụng kinh họ hổng thấy đường.

Trụ trì rồi, hình như mắt sáng hơn. Cái lá rụng sau cửa chùa cũng thấy, vết bụi nhỏ trên tượng Phật trong chánh điện cũng thấy, cây chổi quét nhà gãy cán nhét vội sau vườn cũng thấy, kể cả trái ổi nâng niu mấy ngày trời chờ ngày thơm để hái mà chiều nay đâu mất tiêu… thấy rồi lại tự tay mà làm, tự cầm cây chổi quét cái lá, thấy nhớ cái thời làm điệu ngày xưa, tự nhiên thương cái chùa mình vô cùng, như bản thân mình vậy, dơ một chút, chịu không nổi.

Lạ vậy đó.

Trụ trì rồi tự nhiên con người ta khác đi, thấy mình trưởng thành hơn, biết nhẫn, biết đau, biết tổn thương, biết ngã, biết tự đứng lên… nghĩ cũng lạ.

Nói gì nói, tôi viết bài này cũng chưa làm trụ trì, thấy sao kể vậy. Nhưng viết xong rồi mới thấy mình may mắn, bởi chưa có trụ trì, để có thời gian trân trọng những thứ đó hơn, để sau này không phải tiếc nuối, ngồi trước cổng chùa cầm cái nón ngó về chùa xưa, chảy nước mắt mới giật mình, trụ trì rồi…
Tác giả bài viết: Mộc Trầm

mẹo đọc sách 2

Đọc sách có thể giúp tăng tuổi thọ

Đăng lúc: 09:13 - 19/12/2017

Việc đọc sách tốt cho não bộ đã được biết đến trong một thời gian dài, nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy việc đọc sách thường xuyên có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.

Cảm xúc khi xem phim, nghe hát về tình yêu

Cảm xúc khi xem phim, nghe hát về tình yêu

Đăng lúc: 17:26 - 29/11/2017

Bạn là một người trẻ, nhưng đã từng đến chùa, bạn có một chí nguyện, một ước mơ đẹp, lành, bạn có cái thấy rất rõ tình trạng của người trẻ hiện nay,… như vậy là đã nuôi dưỡng tôi rất nhiều.

1

Nỗi đau mất con cứ day dứt trong con

Đăng lúc: 20:13 - 28/11/2017

Tất cả chúng ta đều có khả năng quay về và trị liệu bản thân nhưng vì không quen và không có thì giờ nên chúng ta bỏ quên khả năng này. Nỗi đau dù lớn cách mấy nhưng nếu biết chăm sóc thì cũng sẽ vượt qua được vì con người luôn có thể thích ứng và thích nghi với môi trường, điều kiện và hoàn cảnh mới.

IMG 5212

Một ngày tu Bát Quan Trai Giới tại chùa Phúc Thành

Đăng lúc: 09:23 - 13/11/2017

Thọ trì Bát quan trai là chiến thắng chính mình để làm chủ được bản thân trong cuộc sống thường nhật, khi đó ta sẽ được an lạc và hạnh phúc.

00

Con phải làm gì khi con giận?

Đăng lúc: 09:20 - 21/10/2017

Thầy ơi, con không biết làm gì với cơn giận trong con. Khi cơn giận phát khởi, con có thể cảm nhận được sự có mặt của nó, cơ thể con nóng lên, mặt con đỏ bừng và đầu con thì rối bời…

IMG 0676

Chùa Đức Hậu - Lễ tưởng niệm Cố Hòa Thượng Thích Quang Đạo

Đăng lúc: 20:34 - 10/10/2017

Thầy, đối với chúng con vừa là người cha, vừa người mẹ, vừa là người thầy. Ba con ngưòi mà thế gian tôn thờ, ba nhân vật mà chúng ta khó có thể đền ơn, đó là ' Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy' đều hội đủ nơi Thầy.

Cứu người mà không sát vong

Cứu người mà không sát vong

Đăng lúc: 22:06 - 26/09/2017

Khóa tu chỉ có bảy người, trong đó có hai tu sĩ (đã xuất gia từ thuở nhỏ), còn lại là nam cư sĩ. Cả đoàn lặng lẽ lên núi, trú nhờ nơi gian nhà tổ của một ngôi chùa. Chùa xa và nghèo, nên chùa vắng; thuận tiện cho khóa tập; duy chỉ không có người “phục vụ” nên đoàn phải mang theo lương thực-thực phẩm đủ dùng cho hơn một tháng. Mỗi ngày, công việc chính của đoàn là bốn thời thiền tọa, mỗi thời khoảng hai giờ. Thời gian còn lại dành cho việc chẻ củi, lặt rau, bếp núc… Nghĩa là không có thời giờ trống…

aminhhoa.jpg
Ảnh minh họa
Khoảng giữa khóa thiền, một hôm có đôi vợ chồng đến gặp thầy, dắt theo người con gái để nhờ thầy trị bệnh. (Không biết do đâu mà dẫn đến việc nhờ trị bệnh này, vì khóa thiền diễn ra rất âm thầm!). Người con gái khoảng hơn hai mươi tuổi, sắc mặt hồng hào, không có vẻ gì là người có bệnh. Bệnh, theo lời đôi vợ chồng nói, là không hiểu sao, ngày nào người con gái cũng múa hát cười cợt lung tung…

Nhìn chăm chú người con gái giây lát, thầy hỏi: Có phải cháu thích ăn kẹo bánh và cứ chiều chiều, là cháu mới lên cơn, phải không? Đôi vợ chồng thưa: Quả thế thật. Cháu còn thích mặc áo quần đẹp nữa. Gia đình đã đi tìm thầy chữa hơn ba năm rồi mà thầy nào cũng… lắc đầu. Nhờ thầy làm ơn làm phước…

Thầy bảo hai vợ chồng đưa cháu về, vài hôm sau sẽ gặp lại.

Đêm ấy, thầy khó ngủ, cứ đi đi lại lại trước sân chùa…

Trong buổi uống trà sáng hôm sau, mấy huynh đệ được thầy cho biết, người con gái ấy bị một vong trẻ con đeo bám lâu ngày nên mới có những biểu hiện như thích ăn bánh kẹo, thích mặc áo quần mới… Thầy đang phân vân, chưa chọn được cách giải quyết chu toàn.

***

Mấy ngày sau, cả nhà người con gái ấy trở lên núi. Thầy cho bệnh nhân ngồi chính giữa bộ phản gỗ lớn đặt bên phải gian nhà Tổ, hai bên và phía sau bệnh nhân, thầy bảo ba huynh đệ cùng đặt tay lên lưng và hai vai người bệnh; thầy ngồi đối diện với người bệnh. Thầy bắt ấn, lâm râm trì chú rồi nói lớn: Đi, đi ra khỏi đây ngay, đi mà tìm nơi tu tập, nếu không ta sát! Vừa dứt lời, thầy đánh mạnh vào bệnh nhân…

***

Khi khóa thiền sắp kết thúc, gia đình bệnh nhân lại lên núi để báo tin, rằng sinh hoạt của con gái họ đang dần dần trở lại bình thường. Các huynh đệ đều chúc mừng, mong họ thêm vững lòng tin vào Phật pháp. Thầy cũng chân thành bày tỏ, rằng cái vong đeo bám cô gái là một vong hiền, nên thầy mới có thể “gọi” nó rời bỏ khỏi thân thể cô ấy. Và điều khiến thầy phải đắn đo khi trị bệnh, là làm sao vừa giúp được bệnh nhân mà vẫn không làm thương tổn đến cái vong ấy. Bởi vì nó cũng không có ác ý làm hại người bệnh, nó cũng chỉ là nạn nhân của chính những nghiệp quả đã gieo, đang trôi lăn trong dòng luân hồi u u minh minh bất tận. Thầy lưu ý cho tất cả huynh đệ hiểu-nhận sâu sắc rằng, mỗi một ấn quyết và thần chú đều có công năng riêng nhưng điều chủ yếu là phải dùng tâm từ để điều khiển khi sử dụng ấn chú vào những mục đích tốt đẹp nhằm cứu giúp người khác. Nếu đi lệch khỏi động cơ và mục đích ấy, mọi việc làm đều trở nên vô nghĩa, vô ích và có hại cho bản thân, vì nó chỉ làm tăng thêm cái “ngã” mà thôi. Và điều quan trọng nhất đối với mỗi người trong việc nhận thức về những thế giới tồn tại bên cạnh đời sống hàng ngày của con người, là sự tôn trọng đối với họ…

Buổi sớm mai, tiết trời se se. Còn lại mãi trong sâu xa của tất cả huynh đệ ngày ấy, là hình ảnh thầy vừa nâng tách trà nóng, vừa từ tốn: Đức Khổng phu tử đã từng dặn rằng: Kính quỷ thần nhi viễn chi! (Đối với quỷ thần thì kính trọng nhưng nên tránh xa). Ngài còn nói: Đạo thính nhi đồ thuyết, đức chi khí dã (Luận ngữ), có nghĩa là những kẻ vừa mới nghe giảng Đạo rồi đi thuật lại liền sau đó, thì xem như bỏ mất cái đức nơi mình, cũng có nghĩa là, người học Đạo cần phải có sự trải nghiệm chứ không chỉ nghe suông nói suông...
Nguyễn Đông Nhật

Tịnh tín Tam bảo là cơ sở của hiếu thuận

Tịnh tín Tam bảo là cơ sở của hiếu thuận

Đăng lúc: 19:17 - 20/09/2017

Hiếu thuận với cha mẹ, biết ơn và đền ơn là những phẩm tính đạo đức rất quan trọng. Có thể nói, ai khiếm khuyết những phẩm tính trên thì què quặt, là ngợm chẳng nên người.

Dĩ nhiên bình sinh không ai phủ nhận hiếu thuận nhưng thực tiễn đời sống thì lại khác. Tùy nhân duyên mà mỗi người thể hiện chữ hiếu khác biệt nhau theo nghiệp của mình. Nghiệp ở đây là trình độ, nhận thức, quan điểm của cá nhân về hiếu thuận để ứng dụng thực hành. Ngoài ra còn có nghiệp duyên quá khứ đeo đẳng, vay trả, chi phối lên vấn đề hiếu thuận mà người thường rất khó nhận ra hay lý giải về chúng.
Theo Thế Tôn, đối với hàng Phật tử thì trọn niềm tin Tam bảo, tịnh tín Phật-Pháp-Tăng là cơ sở quan trọng để thiết lập và thực hành hiếu đạo. Thoạt nhìn, tịnh tín Tam bảo và hiếu đạo là hai vấn đề khác nhau, ít liên quan với nhau nhưng kỳ thực chúng có liên hệ mật thiết với nhau. Đoạn kinh văn dưới đây ‘chúng sinh muốn… vâng nhận phụng sự cha mẹ, anh em’, tức là có hiếu thuận thì cần giữ vững niềm tin trong sạch ‘không di động’ vào Tam bảo, rất đáng để chúng ta lưu tâm suy gẫm.

a tinhtin.jpg
Nhen nhóm niềm tin Tam bảo - Ảnh minh họa

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Nếu cho chúng sanh muốn khởi tâm từ, có lòng tin thuần thành, vâng nhận phụng sự cha mẹ, anh em, dòng họ, nhà cửa, bằng hữu, tri thức nên đặt ở ba nơi khiến không di động. Thế nào là ba? Nên phát tâm hoan hỷ đối với Như Lai, tâm không di động, bậc Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thuợng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư hiệu là Phật, Thế Tôn.

Lại nên phát ý ở trong Chánh pháp, pháp của Như Lai khéo thuyết, vô ngại, rất là vi diệu, do đây mà thành quả vị. Như thế người trí nên học để biết, cũng nên phát ý với Thánh chúng này, Thánh chúng của Như Lai thảy đều hòa hợp, không có lẫn lộn, pháp thành tựu, giới thành tựu, tam muội thành tựu, trí tuệ thành tựu, giải thoát thành tựu, giải thoát kiến tuệ thành tựu. Thánh chúng nghĩa là bốn đôi, tám bậc, mười hai Hiền Thánh. Đây là Thánh chúng của Như Lai, đáng kính, đáng quý. Đây là phước điền vô thượng của thế gian. Có các Tỳ-kheo học ba điều này thì thành tựu quả báo lớn. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 21. Tam bảo,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.362)

Tin Tam bảo là nấc thang đầu tiên trên đường đạo. Những tưởng chúng ta dễ dàng chinh phục bước căn bản này để vượt lên những thứ bậc cao hơn nhưng thực tiễn lại khác. Chúng ta đều tin Phật Thích Ca nhưng chư Phật quá khứ, vị lai thì chưa trọn (trong khi các truyền thống Phật giáo đều nói đến chư Phật trong ba đời). Chúng ta đều tin Pháp (theo truyền thống của mình, nhưng không hiểu và không chấp nhận các truyền thống khác) trong khi ‘Pháp của Như Lai khéo thuyết, vô ngại, rất là vi diệu, do đây mà thành quả vị’. Còn tin Tăng là điều khó hơn vì thánh hiền Tăng ngày càng hiếm hoi, trong khi phàm và tạp Tăng thì ngày càng nhiều. Nên việc giữ tâm ‘không di động’ với Tam bảo quả là khó khăn.

Tuy nhiên, dù khó khăn đến mấy thì ‘không di động’ với Tam bảo là thách thức mà hàng Phật tử tại gia lẫn xuất gia phải vượt qua. Vì tâm không tịnh tín (tin sâu, tin với trí tuệ), niềm tin Tam bảo mà ‘di động’ thì không thể tiến tu được. Tịnh tín rồi thì tự khắc chúng ta cảm nhận được tinh hoa, thánh thiện nơi Tam bảo, giống như nhìn đá thấy ngọc, nhìn quặng thấy vàng. Nhờ đó mà niềm tin Phật-Pháp-Tăng trong ta ngày càng sâu sắc và bất động. Từ nền tảng này, những thiện tâm như từ bi hỷ xả, tàm quý hổ thẹn sợ hãi với những đều xấu ác, tha thứ và bao dung, hiếu thuận với cha mẹ và anh chị em ngày một lớn dần thêm. Thế nên, để trọn niềm hiếu thuận với cha mẹ và anh em, người con Phật trước cần trau dồi đức tin, thâm tín Tam bảo.
Quảng Tánh

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 14
  • Hôm nay 2,958
  • Tháng hiện tại 39,413
  • Tổng lượt truy cập 23,445,662