Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Năm Đinh Dậu gửi bạn đọc 3 câu chuyện về gà

Năm Đinh Dậu gửi bạn đọc 3 câu chuyện về gà

Đăng lúc: 10:36 - 29/01/2017

1. Gà rừng lúc gáy lúc không
Theo kinh Bổn sinh, ngày xưa, Bồ-tát chuyển sinh làm con trai gia đình quý tộc Bà-la-môn, khi trưởng thành, Bồ-tát tinh thông kinh điển, tri thức hơn người, trở thành thầy dạy của năm trăm học trò Bà-la-môn khác. Nhà thầy có nuôi một con gà trống báo giờ. Hễ gà trống gáy sáng thì học sinh thức dậy đi học, đi làm. Về sau gà trống ấy chết đi, các học trò để tâm tìm một con gà trống khác thay thế.

tanman ga.jpg
Chuyện gà nhân năm Dậu

Một hôm, một học trò đi lượm củi ở khu rừng bên cạnh bắt được một con gà trống rừng, mang về nuôi trong chuồng, muốn nhờ tiếng gáy của nó đánh thức mọi người. Nhưng gà trống rừng từ nhỏ đã sống trong rừng sâu, không biết lúc nào nên gáy, lúc nào nên không. Có khi nửa đêm nó cất tiếng gáy.

Các học trò nghe tiếng gáy của nó thì thức dậy học bài. Họ học đến sáng thì đã mỏi mệt, không còn tinh thần để làm việc gì nữa cả. Sự việc tiếp diễn trong mấy ngày, các học trò không còn chịu nổi nữa vì thời khóa bị xáo trộn loạn xạ, bèn lén bàn với nhau giết thịt con gà vô nguyên tắc đó.

Họ làm thịt gà trống, chuyện đến tai thầy, thầy liền trầm ngâm mấy câu kệ: “Không được dạy dỗ / Không biết theo thầy / Lúc gáy lúc không / Không hiểu biết gì!”.

(Lời bàn: Lúc nên gáy thì không gáy, lúc không nên gáy thì lại gáy, gà trống rừng cuối cùng bị chết vì tiếng gáy không đúng lúc của mình. Gà trống không được nuôi dưỡng dạy dỗ nên mới mang tai họa. Con người cũng vậy, nếu thiếu giáo dục, thiếu tu dưỡng… thì sẽ không biết nên làm việc thế nào, sống thế nào, đối nhân xử thế ra sao… rất dễ thất bại trên đường đời. Vì thế chúng ta phải không ngừng nâng cao tri thức và nhận thức của mình về con người, về cuộc sống).

2. Gà trống và côn trùng

Có một đứa trẻ, mới 7 tuổi, nhưng thường tìm Thiền sư Vô Đức (947-1024), cùng sư nói lung tung một trận các chuyện đông tây nam bắc. Thiền sư Vô Đức nhận thấy cậu bé này thông minh, ăn nói lưu loát, lại thường có một chút ý vị của đạo Phật nên cũng để tâm.

Một ngày nọ, Thiền sư Vô Đức nói với cậu bé: “Lão tăng mỗi ngày đều bề bộn công việc, không có thời gian để thỉnh thoảng ở đây tranh biện với con. Bây giờ ta cùng con hãy tiếp tục tranh biện một phen. Nếu con thua, con phải mua bánh mời ta; còn nếu ta thua, ta sẽ mua bánh cho con”.

Cậu bé nghe xong nói: “Vậy thỉnh sư phụ đưa tiền ra trước!”.

Thiền sư Vô Đức nói: “Tranh biện thua mới phải chịu mất tiền, còn biện thắng thì không mất gì. Thứ nhất, giả sử lão tăng ta là một con gà trống”.

Cậu bé nhanh nhẩu: “Vậy thì con là côn trùng nhỏ”.

Thiền sư Vô Đức được thế, bèn nói: “Nếu đúng con là con côn trùng nhỏ, thì con phải mua bánh cho ta, bởi vì gà trống ăn côn trùng!”.

Cậu bé không chịu thua, nói: “Không thể, thưa sư phụ! Thầy cần mua bánh cho con mới đúng. Thầy là gà trống lớn, con là côn trùng nhỏ, con vừa nhìn thấy thầy đã bay mất tiêu luôn rồi. Bởi vì giữa thầy trò không nên tranh luận, không hơn thua với nhau! Vì vậy thầy chẳng phải là đã thua rồi sao?”.

Thiền sư Vô Đức dắt tay cậu bé, dẫn cậu đến chỗ có nhiều người qua lại, sư nói:

“Chuyện này so với cuộc chiến và khuôn phép là giống nhau. Nay nhờ đến dân làng phán xét. Ở đây có ba trăm người dân, vì thế không thể ai cũng không đưa ra ý kiến. Mọi người à! Xin mọi người phán đoán một chút, giữa lão tăng và cậu bé đây, ai là người có lý?”. Rồi sư bắt đầu kể về cuộc tranh biện của hai người họ.

Nghe xong ai nấy cũng gật gù, nhưng cuối cùng cũng chẳng ai có thể phân định được thắng thua, thế là Thiền sư Vô Đức nghiêm túc nói: “Phải mở to mắt ra mới có thể phân định được”.

Ba ngày sau, tất cả mọi người đều thấy Thiền sư Vô Đức lặng lẽ đi mua bánh cho cậu bé 7 tuổi kia.

(Lạm bàn: Thiền sư Vô Đức vừa bắt đầu đã nghĩ thắng đồng tử 7 tuổi kia, nhưng cậu bé lại tự nguyện làm một kẻ yếu là con côn trùng nhỏ - miếng mồi ngon đối với con gà trống to lớn kia. Nhưng con côn trùng lại có lợi thế nhỏ, linh hoạt của mình, có thể bay đi, không để con gà trống có cơ hội tiếp cận. Cái to lớn nhiều lúc không uy hiếp được cái nhỏ bé. Và vấn đề càng không phải ở sự thắng thua, ẩn ý qua cách xử sự của vị thiền sư kia, mở to mắt - trí tuệ, chánh niệm mới là điều quan trọng, nhận chân thực tướng của cuộc đời).

3. Chỉ vì một con gà

Trong xóm nọ, có hai gia đình ở sát cạnh nhau. Gia đình anh Ba có một mảnh vườn nhỏ sau nhà chuyên trồng rau cải. Còn gia đình anh Năm có vườn rộng hơn nhưng không trồng trọt mà nuôi gà. Một hôm không biết làm sao mà một con gà của anh Năm lại nhảy qua được hàng rào vào vườn anh Ba mổ lung tung làm hư mấy bụi rau của chị Ba. Chị Ba tức tối chạy qua mắng vốn chị Năm nuôi gà làm sao mà để cho nó chạy qua nhà hàng xóm phá hoại. Nhưng chị Năm cũng không vừa, cãi lại ai biểu hàng rào nhà chị Ba làm không kỹ nên gà mới nhảy qua được. Hai chị lời qua tiếng lại, không ai nhận lỗi mình mà chỉ đổ lỗi cho người kia, nên thoáng chốc hai chị mắng chửi nhau thậm tệ.

Đến chiều, anh Ba đi làm về, chị Ba kể lể chuyện hồi sáng và muốn chồng mình phải đi qua hàng xóm mắng vốn và bắt đền mấy bụi rau. Anh Ba thương vợ nên đi qua nhà anh Năm mắng vốn. Trong khi đó bên kia, chị Năm cũng đang kể cho chồng nghe chuyện hồi sáng thì anh Ba sang tới nơi. Hai anh lời qua tiếng lại, anh nào cũng bênh vợ của mình. Người thì nói dai, còn người thì hay cộc tính nên chỉ vài câu là hai anh bắt đầu thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Anh Năm bị đấm trúng mặt té nhào xuống đất. Lồm cồm bò dậy, liếc thấy con dao phay của vợ thường dùng cắt thịt gà để trên bàn, anh nhào tới nắm con dao và chém anh Ba tới tấp. Trong cơn sân ngút trời, anh Năm đã chém chết anh Ba.

Chỉ vì một con gà mà anh Ba mất mạng, anh Năm ngồi tù chung thân, chị Ba góa chồng, chị Năm cũng mất chồng, mấy đứa con của anh Ba trở thành mồ côi cha, mấy đứa con của anh Năm tuy còn cha nhưng cũng như không. Xưa nay hai chị không đi làm, chỉ biết ở nhà làm nghề nội trợ, nay người thì chồng chết, người thì chồng ở tù, nên chị Ba phải đi bán bún riêu, còn chị Năm thì đi bán hủ tiếu kiếm tiền nuôi con.

(Lạm bàn: Kết cục kia sẽ không xảy ra nếu mọi người có sự chân thành, biết nhận lỗi và thể hiện sự xin lỗi. Đôi khi chỉ vì những nguyên nhân không đâu vào đâu mà dẫn tới những hậu quả khó lường!).

Nguyên Quân

Bí ẩn về hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Bí ẩn về hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đăng lúc: 22:02 - 23/05/2016

Theo các tài liệu nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng và nhất là cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng thì từ năm 1419 Tây Tạng đã có truyền thống về sự hóa thân khi Đại Sư Tsong Khapa qua đời.



Tây Tạng đã có truyền thống về sự hóa thân từ năm 1419.

Vị này đã chỉ định sư Gedum Truppa thay thế mình. Chính vị sư này đã nguyện rằng sau khi chết sẽ tái sinh trở lại để cứu độ chúng sinh. Để các đệ tử biết được mình sẽ hóa thân vào người nào, Đại sư đã chỉ rõ một vài thứ đồ dùng hàng ngày của mình và viết một bài kệ đặc biệt. Sau khi Đại sư Gedun Truppa viên tịch được 2 năm, các đệ tử đã thăm dò, theo dõi, tìm kiếm khắp nơi hóa thân của Đại Sư.

Lúc bấy giờ ở một vùng kế cận Thủ Đô, có một bé trai mới 2 tuổi nhưng ăn nói và hiểu biết thông thạo như người lớn. Nghe được tin này, các đệ tử của Đại Sư đã tìm đến tiếp xúc. Họ thấy cậu bé trả lời những câu hỏi do họ đưa ra rất trôi chảy. Sau đó là cuộc thử thách, họ đặt những di vật của Đại Sư Gedun Truppa lẫn lộn với nhiều đồ vật khác của những vị sư khác trong tu viện trước mặt cậu bé rồi hỏi như sau:

– Hãy cho biết những thứ nào người đã thường dùng ngày xưa?

Cậu bé nhìn tất cả các thứ rồi lựa chọn những di vật của Đại Sư Gedun Truppa để riêng ra một bên rồi nói:

– Đây là những thứ tôi thường dùng ngày trước.

Các đệ tử vô cùng kinh ngạc, một người nhớ lại bài kệ liền đưa cho cậu bé đọc thử. Không ngờ vào tuổi nhỏ như vậy mà cậu bé lại đọc được cả bài kệ và còn giải thích luôn những đoạn khó hiểu cho mọi người nghe.



Sau khi đã chắc chắn đó là vị Hóa Thân của Đại Sư Gedun Truppa. Các đệ tử đã rước cậu bé về tu viện và tôn lên làm Sư Trưởng với danh hiệu là Gedun Gyatso. Tại tu viện, cậu bé đã được huấn luyện rất kỹ về giáo lý quy luật và mọi thứ dành cho vị Sư Trưởng sau này. Gedun Gyatso rất thông minh, học một biết mười, có lần cậu bé thấy nhiều người trong tu viện kinh ngạc về trí thông minh của mình nên đã nói một câu như sau:

– Thế các người không biết ta chính là Đại Sư Gedun Truppa hay sao?

Về sau, cậu bé lớn lên trong tu viện cùng với các tài năng xuất chúng của mình. Lúc bấy giờ ông là một Sư trưởng nổi danh về tài đức, thông suốt mọi kinh điển Phật giáo và đã đi rao giảng, giúp đỡ mọi người từ những làng mạc xa xôi đến những nơi heo hút khiến mọi người dân ở Tây Tạng đều tôn sùng kính nể.

Sư trưởng có nhiều ước nguyện trong vấn đề cứu độ chúng sanh. Nhưng chưa thực hiện được bao nhiêu thì bệnh bất ngờ và qua đời. Trước khi tắt hơi, vị Sư trưởng này đã trăn trối lại mình sẽ tái sinh lần nữa để mong hoàn tất ý nguyện. Lần này, ông để lại một số di vật khác trước và một bài kệ mới để các đệ tử dùng trong việc tìm ra người mà Sư trưởng sẽ đầu thai vào.



Không đầy một năm rưỡi sau, người ta phát hiện được một ngôi làng ở rất xa thủ đô có một cậu bé ra đời trong một gia đình nghèo. Bé này có những cử chỉ và lời nói rất lạ lùng. luôn luôn tỏ vẻ nôn nóng và yêu cầu đến được tu viện để gặp mặt một số vị sư ở đó. Tu viện liền cử ba người đến ngôi làng ấy. Khi đi, họ đem theo các di vật của Sư trưởng cùng bài kệ.

Trước lúc phái đoàn đến nhà một ngày, cháu bé đã báo cho gia đình biết là: “Ngày mai sẽ có khách quý đến thăm, hãy chuẩn bị trà nước đón khách”. Quả nhiên ngày hôm sau phái đoàn tu sĩ của tu viện chính đến, cháu bé đã nhận ra một người trong đoàn, đó là một vị sư già. Các vị sư lại bày ra các di vật của sư trưởng chen lẫn với những thứ khác vào và yêu cầu cháu bé chọn ra hai đồ vật mà trước đây sư trưởng đã sử dụng. Cậu bé không chỉ chọn đúng đồ vật mà còn đọc cả bài kệ.

Cháu bé được tôn vinh sau đó làm vị Đại Sư tên là Sonaw Gyatso. Vị Đại Sư tài ba lỗi lạc còn hơn cả vị Sư trưởng trước. Điều này được các vị Trưởng Lão giải thích rằng: qua nhiều lần tái sinh và học hỏi, lần tái sinh sau bao giờ cũng đặc sắc hơn vì đây là một sự tiến hóa, trong đó có sự tiến hóa rõ ràng về kiến thức. Hơn nữa vì sự Hóa thân nên các vị này luôn luôn tu bồi thêm công quả và sự học hỏi của mình.

Năm 1588, Đại Sư Sonaw Gyatso qua đời, lần này vị Đại Sư căn dặn các đệ tử trước khi xuôi tay là mình sẽ lại tái sinh một lần nữa để cứu độ người Mông Cổ. Vị Đại Sư đã để lại một số di vật và một bài kệ ngắn để các đệ tử đối chiếu và tìm kiếm người hóa thân.

Đến khoảng năm 1593, các đệ tử mới tìm gặp một bé trai 5 tuổi có những điều rất phù hợp với cuộc thử nghiệm. Bé trai này được đưa về tu viện và phong danh hiệu là Yonsten Gyatso. Về sau, bé trai này trở thành Đạt Lai Lạt Ma.

Khi Yonsten Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 4 này qua đời, các đệ tử lại theo truyền thống như trình bày từ trước để tìm người kế vị. Đó là Hóa thân của chính Yonsten Gyatso. Đây là vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 danh hiệu là Lobsang Gyatso.

Các vị Đạt Lai Lạt Ma tuần tự nối tiếp theo phương thức Hóa thân đã cố gắng chăm sóc nhân dân và gìn giữ đất nước được độc lập lâu dài trong suốt mấy trăm năm.



Đạt Lai Lạt Ma lần thứ 14.

Tục truyền rằng khi vị Đạt Lai Lạt Ma Thupten Gyatso qua đời, nhục thân ngài ở vị thế ngồi tĩnh tọa và được ướp xác theo phương pháp cổ truyền. Nhưng sau đó các tu sĩ thấy mặt ngài đã chuyển về hướng Đông Bắc. Vị sư già nhiều kinh nghiệm đã suy ra rằng đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ hướng, nơi mà ngài lại tái sinh.

Từ đó cuộc tìm kiếm vị Hóa thân của ngài được tiến hành. Một hôm họ nghe đồn về một cháu độ 3 tuổi rất thông minh và thường nhắc đến các vị sư cũng như thích kinh điển. Cháu bé rất vui mừng khi thấy các nhà sư vào nhà mình nên chạy vội đến mà ngồi lên đùi một vị trưởng lão hòa thượng vì vị này có đeo một chuỗi hạt rất đẹp vị sư hỏi:

– Tên ngươi là gì?

Cháu bé đáp:

– Tôi là Lhamo

Vị sư lại chỉ một nhà sư đứng bên cạnh và hỏi:

– Đây là ai?

Cháu bé đáp:

– Đây là Lạt Ma Scra.

Các cuộc trắc nghiệm kế tiếp đều được Lhamo làm đúng hoàn toàn. Do đó phái đoàn quyết định đưa Lhamo về kinh đô. Đến năm gần 5 tuổi. Bé Lhamo chính thức được tôn vinh là Đạt Lai Lạt Ma lần thứ 14.

Xuân Thu (Tổng hợp)

Tọa đàm 'Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An

Tọa đàm 'Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An

Đăng lúc: 06:14 - 08/05/2016

sáng nay, ngày 07/05/2016, Tọa đàm 'Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An, tại Vinh Plazza, Trong khuôn khổ Lễ hội Phật giáo hương sen Xứ Nghệ năm 2016. Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức Tọa đàm : “Định hướng Phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An” Nội dung Tọa đàm sẽ tập trung các chuyên đề: 1. Phương pháp quản lý Tăng Ni Tự Viện; 2. Phương pháp Nâng cao nhận thức Phật học cho Tăng Ni, Phật tử; 3. Bảo tồn-kế thừa-phát huy văn hóa và nghi lễ Phật giáo Việt Nam.
Đúng 8h.00, Buổi tọa đàm sẽ diển ra, BBT sẽ cập nhật hình ảnh và nội dung buổi tọa đàm này:

Chuyên Đề 1: Phương Pháp quản lý Tăng ni, Tự viện:
- Các vấn đề cần quan tâm và thảo luận cho chuyên đề này như sau:
+ Thực trạng về Tăng Ni Tự viện tại Nghệ An?
+ Vấn đề Tăng ni ngoài tỉnh đến hoạt động tại Nghệ An?
+ Vấn đề giả sư?
+ Vấn đề thụ giới?
+ Vấn đề an cư kết hạ?
+ Vấn đề bổ nhiệm trụ trì?
+ Vấn đề Phục hồi chùa?
+ Vấn đề xây dựng chùa?
+ Vấn đề cải gia vi tự?
+ Vấn đề danh xưng tự viện
+ Vấn đề ban hộ tự?
+ Vấn đề khen thưởng và xử phạt?
+Vấn đề kiện toàn nhân sự và tổ chức Ban trị sự?
+ Vấn đề thờ hinh tượng Phật, bồ tát các nơi đình, đền, miếu thuộc tín ngưỡng dân gian?
+ Công tác quản lý các chùa là di tích lịch sử, văn hóa; các chùa trong khuôn viên có các công trình, di tích, các hoạt động tín ngưỡng dân gian.

Chuyên đề 2: Phương pháp nâng cao nhân thức Phật học cho Tăng ni - Phật tử:
- Các vấn đề cần quan tâm và thảo luận cho chuyên đề này như sau:
+ Thực trạng nhận thức của Tăng Ni, Phật tử về Phật học và thế học?
+ Vấn đề giảng đường và giảng sư?
+ Lựa chọn băng đĩa, website, sách báo, kinh điển sao cho phù hợp?
+ Vấn đề Phật hóa Gia đình?
+ Phương pháp hoằng pháp cho giới trẻ?
+ Phương pháp ứng xử của tổ chức Giáo hội Phật giáo, của tăng, ni và phật tử khi phát hiện các đạo lạ
+. Phương pháp ứng xử của tổ chức Giáo hội Phật giáo, của tăng, ni và phật tử đối với các tư tưởng, cách thức hoạt động không chính thống trong Giáo hội Phật giáo hoặc các tư tưởng, cách thức hoạt động mang màu sắc Phật giáo.
+ Phát huy tư tưởng triết học và khoa học của Phật giáo để truyền bá Phật giáo trong tầng lớp trí thức và thanh niên.
+ Phương pháp thống kê và quản lý tín đồ, Phật tử?
+ Định hướng Phát triển Phật giáo miền núi như thế nào?
+ Vấn đề mở trường đào tạo Tăng Ni và Phật tử?
Chuyên đề 3: Bảo tồn – Kế thừa – Phát huy Văn hóa và Nghi lễ Phật giáo Việt Nam:
- Các vấn đề cần quan tâm và thảo luận cho chuyên đề này như sau:
+ Thực trạng về văn hóa và nghi lễ tại Nghệ An.
+ Nên sử dụng ngôn ngữ, loại linh vật và họa tiết văn hoa như thế nào để phù hợp với cảnh quan, tinh thần Phật giáo và văn hóa Việt?
+ Quy hoạch kiến trúc tự viện và tính ứng dụng của nó theo xu thế hiện đại?
+ Phương pháp ứng xử với chùa di tích lịch sử và di tích kiến trúc văn hóa như thế nào?
+ Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của ban quản lý và Sư trụ trì tại các ngôi chùa di tích lịch sử?
+ Vấn đề pháp phục cho Tăng Ni và Phật tử?
+ Phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý nhà nước và giáo hội?
+ Thực hiện nghi lễ như thế nào để tiết kiệm và phù hợp với thời đại?
+ Phân biệt lễ vật và lễ nghi giữa Phật giáo với tín ngưỡng nhân gian? Như vàng mã, lẽ mạn, rượu bia,…
+ Vấn đề việt hóa và thống nhất nghi lễ như: nghi thức tụng niệm hàng ngày, cầu an, cầu siêu, đám tang, cúng tuần, khoa giáo, sớ sách… trên địa bàn Nghệ An như thế nào?
+ Phương thức bài trí, thờ tự tại tư gia như thế nào cho đúng?.

Tọa Đàm bắt đầu:






Quang lâm chứng minh và tham dự có: HT.Thích Thanh Đàm, UV HĐCM GHPGVN, HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch TT HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An; HT.Thích Chơn Không, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban HDPT T.Ư GHPGVN; TT.Thích Thanh Huân, UV TT HĐTS, Phó Chánh VP I GHPGVN; TT.Thích Thọ Lạc, UV TT HĐTS, Phó ban TT Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, Phó ban TT BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An; chư tôn đức Tăng ni và đông đảo quý Phật tử cùng về tham dự.






Về phía đại biểu khác mời có: TS Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Lê Đình Nghĩa, Vụ trưởng vụ Tôn giáo, ban Dân vận Trung ương; TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); ông Lê Minh Thông, Ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; ông Lưu Công Vinh, Phó giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Nghệ An; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương.






HT Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc buổi Tọa Đàm

GSTS Nguyễn Quốc Tuấn, viện nghiên cứu Tôn giáo viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phát biểu đề dẫn


TT Thích Thọ Lạc, Phó ban Văn Hóa TW GHPGVN, Phó Trưởng Ban BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An


ĐĐ Thích Châu Phong, trưởng ban Pháp Chế, GHPGVN tỉnh Nghệ An


Ban Thư Kí




ĐĐ Thích Đồng Tựu, Ủy Viên Ban Pháp Chế BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An phát biểu về vấn đề giả sư tại địa bàn tỉnh


Ông Nguyễn Văn Long, Phó ban tôn giáo tỉnh phát biểu về nội dung phục hồi và xây dựng chùa, thành lập ban hộ tự, v.v...



ĐĐ Thích Nhuận Hiển

Hội nghị chuyển sang chuyên đề 2


TT Thích Thông Kiên, Trưởng Ban Hướng Dẫn Phật Tử phát biểu về những kinh nghiệm tổ chức khóa tu cho tuổi trẻ và định hướng cho các khóa tu trong tương lai



TT Thích Nhuận Tâm phát biểu về các vấn đề hoằng pháp trong thời đại toàn cầu hóa đa phương tiện.



TT Huệ Vinh, phó ban trị sự, trưởng ban hoằng pháp tp Đà Nẵng, phát biểu về kinh nghiệm hoằng pháp đối với một ngôi chùa trong dòng phát triển mới



Cô Thúy Hồng, Giảng viên trường Đại Học Vinh phát biểu về vấn đề Tuổi trẻ với Phật giáo trong tỉnh Nghệ An



Bà Hoàng Thị Quỳnh Anh, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Nghệ An phát biểu



HT.Thích Chơn Không, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban HDPT T.Ư GHPGVN



Đại Đức Thích Quảng Nguyên, Phó Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Hà Tỉnh




Đại Đức Thích Tâm Hiếu



Đại Đức Thích Quảng Văn



TT Thích Thọ Lạc phát biểu kết luận bế mạc hội nghị



Chụp hình lưu niệm


Tác giả bài viết: BTT

Nét Chữ Của Mẹ Tôi

Nét Chữ Của Mẹ Tôi

Đăng lúc: 07:49 - 11/07/2015

Mẹ tôi xuất thân làm nghề ruộng, từ nhỏ đã rành sáu câu việc cấy gặt hơn là thuê thùa may vá. Tản cư tránh bom đạn, mẹ đã nhiều lần bồng bế tôi về quê ngoại, chứng kiến công việc của mấy dì tôi thấy hình bóng chính người mẹ tần tảo của mình ngày trước trên đồng lúa. Cắm cúi với đồng lúa, mẹ học hành đâu có mấy chữ cỡ vỡ lòng hay lớp 1, 2 bây giờ thôi. Ở chợ bán buôn lặt vặt xôi chè đẵm đổi, cân đường, ký đậu mẹ nhẩm tính rất lâu, ăn nói thì vụng về, ti vi cũng không xem được vì mắt yếu bẩm sinh. Vậy đó, mẹ quê mùa giữa chợ đời, thua thiệt.


Tôi siêng học lắm, và đấy hầu như là thú vui duy nhất của một trẻ nghèo. Nhà lá dột nát mà tủ sách hàng top trong thị trấn, đủ sách đông tây kim cổ mua từ tiền mò cua bắt cá, nhiều lần tủ bị tạt nước mưa, phơi sách trên chiếu ngoài sân đầy một khoảnh!

Nhưng mẹ tôi không biết xem sách, và đọc – khi cần, như giấy tờ hành chính- chật vật lắm, đánh vần từng chữ cái một theo cách xưa- nên tôi tôi không thể sẻ chai với mẹ tinh hoa văn hóa từ những trang sách, dù rất muốn. Điều ấy sau này có điều kiện tôi đã làm theo cách khác: mua thật nhiều đĩa VCD theo lớp lang nhất định để cho mẹ xem dần, hàng ngày, như học “hàm thụ” vậy: Tây Thi, Lưu Bình – Dương Lễ, Phạm Công Cúc Hoa, Bên cầu dệt lụa, Thoại Khanh Châu Tuấn.. Mấy trăm đĩa, và mẹ hạnh phúc theo cách có thể thấy được: người nói nhiều hơn, trong bữa cơm hay lúc rảnh việc, về các nhân vật trong tuồng tích cổ với lời bình phẩm, cảm xúc. Đấy, mẹ tôi học “bổ túc” như thế đấy.

Đời học sinh của tôi ngay cấp II đã nếm mùi vị hạnh phúc: liên tiếp đạt giải học sinh giỏi. Khi lên tỉnh tập trung luyện thi vòng toàn quốc, tôi xúc động nghĩ nhiều về người mẹ vụng về của mình. Trong quyển vở trắng tinh được thưởng, hàng viện trợ của Unicef, tôi cẩn trọng xin vài chữ lưu niệm từ thầy cô, bạn bè. Ở trang đầu tiên, tôi giành cho mẹ. Mẹ xúc động, lúng túng mãi, cây viết trật vuột trong tay, ngoằn nghèo trên trang giấy trắng. Tôi ..đã đọc cho mẹ mình viết: “Mẹ rất vui, mong con đi xa giữ gìn sức khỏe, đừng lo cho mẹ ở nhà…”. Chỉ có mấy chữ loằng ngoằn mà mẹ viết khá lâu, tôi nhìn trong làn nước mắt nhòe nhoẹt… Đấy là lần đầu tiên mẹ tôi viết. Quyển vở ấy sau bao biến đổi bể dâu, nay không còn nữa, song tôi nhớ rất rõ từng dòng lưu bút của thầy cô bạn bè, trước nhất là nét bút của mẹ mình.

Mẹ viết như thế, mấy chữ đã khó khăn, vậy mà Người nâng bước cho tôi vào đời, mua gánh bán bưng cho tôi có khoảng trống mà học hành, đọc nghìn vạn chữ. Bây giờ tôi gõ máy tính như nghệ sỹ dương cầm, có thể viết thẳng suy nghĩ của mình rất nhanh, gửi đi cộng tác các báo, chính là khởi đầu từ nét bút vụng về của mẹ. Mẹ tôi không viết bằng mực trên giấy- ngoài lần duy nhất như đã kể qua- mẹ viết bằng mồ hôi, ý chí trên chính cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn nắng gió.

Mẹ già rồi, trên bảy mươi, dáng còng, giấc ngủ nhọc nhằn. Người chỉ viết có một lần trong đời, theo lời đọc của con mình, mấy mươi năm trước. Mẹ ơi!

Nguyễn Thành Công

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 12
  • Hôm nay 263
  • Tháng hiện tại 62,017
  • Tổng lượt truy cập 23,468,266