Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Đăng lúc: 11:58 - 19/07/2016

Sáng ngày 18/7/2016, tại chùa Đại Tuệ (Nam Đàn), BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai công tác Phật sự 6 tháng cuối năm 2016.
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TW GHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, Chư Tôn đức Tăng Ni các chùa trong tỉnh.
Lãnh đạo UBND, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh.
6 tháng đầu năm 2016, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác phật sự trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 35 vị Tăng Ni đang sinh hoạt hợp pháp trên địa bàn, có 47 cơ sở thờ tự (46 chùa và 01 Niệm Phật đường), 17/21 đơn vị hành chính có hoạt động của Phật giáo, tham gia Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổ chức thành công Tọa đàm: "Định hướng, phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An".

Ban Trị sự đã quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Lam Sơn( Quỳnh Lưu). Phê chuẩn nhân sự Ban Hộ tự chùa Đồng Tương.Tổ chức khóa an cư kết hạ cho 43 hành giả tại 2 địa điểm, trong đó: Hạ trường chùa Đại Tuệ (29 vị) dành cho Chư Tăng có 28 Tỷ khiêu, 01 Sa di. Hạ trường chùa Cần Linh (12 vị) dành cho Chư Ni có 6 Tỷ khiêu Ni, 1 Thức xoa ma na, 1 Sa di Ni và 4 hình đồng Ni. Giới thiệu 02 vị đi học hệ Cao đẳng tại Học viện Phật giáo Hà Nội , cử các thành viên Ban Hoằng Pháp về tại các chùa, các đạo tràng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa để gặp gỡ đồng bào Phật tử.
Lễ khai bút và trồng cây tại chùa Đại Tuệ nhân dịp đầu xuân. Tổ chức thành công Lễ hội Hương sen xứ Nghệ năm 2016, lễ Phật đản, kỷ niệm 5 năm thành lập Phật giáo Nghệ An, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, thành lập CLB Hương Từ Bi chùa Hồng Phúc, chùa Hà quy tụ trên 50 thành viên, tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, sơ bộ toàn tỉnh có trên 45 ngàn Phật tử đã Quy y. Tổ chức tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN vào ngày 17/4. Các hoạt động văn nghệ Phật giáo được duy trì và ngày càng phát triển ở nhiều nơi, đăng tải kịp thời các tin tức Phật sự tại địa phương

Vận động công tác từ thiện trên 300.000.000đ, tặng ngàn ngàn suất quà trong dịp tết, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Trong công tác bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp NK 2016 – 2021. Được sự hiệp thương của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Ban Trị sự đã tiến hành các cuộc họp giới thiệu Ni sư Thích Diệu Nhẫn - Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, tham gia đại biểu HĐND cấp tỉnh . Đại biểu HĐND cấp huyện có 2 vị, đó là: Đại đức Thích Đồng Tuệ - Trụ trì Chùa Hà, tham gia Đại biểu HĐND huyện Nam Đàn . Đại đức Thích Tuệ Quang - Trưởng Ban Quản lý dự án xây dựng Chùa Gám - TVTL Yên Thành, tham gia Đại biểu HĐND huyện Yên Thành.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, những khó khăn, thách thức và thống nhất một số lưu ý, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Phát biểu bế mạc tại hội nghị Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, chỉ rõ Phật giáo tỉnh nhà cần phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết hoà hợp, vượt qua khó khăn thử thách, khắc phục yếu kém tồn tại, phấn đấu vì sự xương minh của Phật pháp, vì hạnh phúc an lạc cho chúng sinh. Xây dựng mối quan hệ thống nhất về lãnh đạo và tổ chức giữa Ban Trị sự với Tăng Ni, Phật tử thành viên tạo ra một sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết hoà hợp, làm nền tảng cho các hoạt động Phật sự vì Đạo pháp Dân tộc, làm tốt đời đẹp đạo.
Tại hội nghị, Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã tặng hoa chúc mừng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trưởng Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An nhận bằng tiến sỹ Tôn giáo học.

Dịp này, hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư tôn đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo.
Sau đây là một số hình ảnh buổi lễ:











Chư tôn giáo phẩm niệm phật cầu gia hộ














Hội nghị dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An


Toàn cảnh Hội nghị sơ kết










Đại Đức Thích Tâm Thành đọc báo cáo tổng kết Phật Sự 6 tháng đầu năm















Ông : Nguyễn Văn Long -Phó Ban Tôn Giáo phát biểu.




Ban trị sự Phật giáo tỉnh tặng hoa chúc mừng HT . Thích Thanh Nhiễu


Ban tôn giáo cùng các ban ngành tặng hoa chúc mừng.














Thượng Tọa Thích Thọ Lạc - Phó Ban Văn Hóa TW GHPGVN, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An bế mạc buổi lễ tổng kết.







Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Nhẫn nhục thế nào cho chính đáng?

Nhẫn nhục thế nào cho chính đáng?

Đăng lúc: 10:19 - 09/06/2016

Theo lý giải của Phật giáo, nhẫn nhục bậc thấp nhất là những người có quyền thế bề trên, bậc trung là những người ngang hàng mình, bậc thượng là những kẻ dưới tay mình,
Nhẫn nhục thế nào cho chính đáng?
Hình ảnh minh họa
Theo quan niệm chung của Phật tử xưa nay, khi nói đến trách nhiệm truyền bá Phật giáo, đều công nhận “do tăng già đảm nhiệm”, hoặc tiến hơn lại bảo: “Hai giới xuất gia, tại gia chung gánh vác”, nhưng thực tế thì phải là “Truyền bá Phật giáo được phổ biến, linh động trong quần chúng do Phật tử tại gia thực hiện”.
Sống dậy tinh thần Phật giáo
Bởi vì mỗi cá nhân, mỗi gia đình Phật tử thực hiện đúng đường lối Phật dạy những cái hay đẹp ấy sẽ lây nhiễm sang những cá nhân và gia đình khác dần dần nhân gian biến thành Tịnh độ. Nếp sống của người xuất gia cao siêu cách biệt quần chúng quá, dù cố gắng cách mấy cũng khó ảnh hưởng lây.
Vì thế, Phật tử tại gia có trách nhiệm làm linh động và sống dậy tinh thần Phật giáo qua nếp sống cá nhân và gia đình mình.
Phật tử tại gia lâu nay có quan niệm sai lầm, khi nói đến Phật sự là đinh ninh cúng chùa, cất chùa, trai nguyện, công quả v.v... lãng quên yếu tố căn bản “Làm sống dậy lời Phật dạy”. Phật tử tại gia phải cố gắng thực hiện, lấy gia đình mình làm cứ điểm lợi ích thiết thực của Phật giáo để trả lời mọi nghi ngờ và phê bình của quần chúng.
Muốn cho quần chúng thấy cái hay, cái đẹp của Phật giáo, Phật tử tại gia trước hết lấy giáo lý điêu luyện cá nhân mình, chính bản thân mình là phản ảnh trung thành của Phật giáo, mà trước hết là Quy y và Thọ giới.
Quy y là đặt cho mình một lý tưởng, vạch một lối đi. Phật là mục tiêu cao cả để ta nhắm tới, Pháp là đường lối tiến đến mục tiêu ấy, Tăng là người hướng dẫn đi đúng đường lối tiến lên mục tiêu đã nhắm. Cho nên, Quy y là định hướng của người Phật tử, Quy y rồi cá nhân mình không còn cái khổ phiêu bạt linh đinh của con người vô lý tưởng.
Giữ 5 giới cấm, hành 5 hạnh Phật
Năm giới cấm là phần thiện tiêu cực của Phật tử. Giữ trọn năm giới là nhân cách con người được đầy đủ và bảo đảm một con người toàn vẹn ở tương lai. Sự thảm khốc của cảnh tương tàn tương xác, sự khổ đau cướp giựt lẫn nhau, sự xấu xa của gia đình thương luân bại lý, sự nghi ngờ trong xã hội điêu ngoa, sự say sưa ở trà đình tửu điếm… người Phật tử đều vượt khỏi những cái tủi nhục này.
Ngược lại, người Phật tử luôn luôn bảo vệ sinh mạng nhau, sẵn sàng tôn trọng tài sản của nhau, biết giữ gìn can thường đạo lý sống chân thành tự trọng và lúc nào cũng sáng suốt khôn ngoan. Chỉ giữ năm giới cá nhân đã khỏi sa vào hố trụy lạc, gia đình được êm ấm tin yêu; nếu toàn thể xã hội biết giữ năm giới thì hạnh phúc thay cho cuộc sống thanh bình!
Còn năm hạnh của Phật, Phật tử tại gia áp dụng vào đời sống thực tế để tạo cho mình một nếp sống đẹp đẽ và đem lại cho gia đình, cho xã hội an lạc, thuận hòa và mỹ lệ. Đó là: Từ bi, nhẫn nhục, hỷ xả, tinh tấn, trí tuệ.
Từ bi là tự tâm ta phát hiện lòng thương chân thật, biểu lộ trong hành động, ngôn ngữ chia vui sớt khổ cho nhau. Với Phật tử tại gia, đối tượng thực hiện lòng thương này là cha mẹ, anh em, vợ con, thân thuộc hàng xóm. Trong gia đình, lúc nào người Phật tử cũng đem lại sự an vui cho cha mẹ, anh em, vợ con, không bao giờ làm cho ai buồn khổ. Nếu cha mẹ, anh em, vợ con có điều gì đau khổ chính mình phải tìm cách giải cứu san sớt cho được vơi đi.
Đối với thân thuộc, hàng xóm chúng ta cũng thông cảm chia vui sớt khổ cho nhau. Những khi hoạn nạn, những lúc đau buồn của người thân thuộc nên coi như là hoạn nạn đau buồn của chính ta, cố gắng tìm cách giải cứu.
Đã thương nhau thì phải hòa thuận nhịn nhường nhau, nhất là đối với cha mẹ, dù mắng rầy quở phạt có phần quá đáng, người Phật tử vẫn nhẫn nhịn cam chịu, không bao giờ dám to tiếng chống đối, đợi khi nào cha mẹ nguôi cơn giận, ta mới nhỏ nhẹ thưa lại những nỗi hàm oan. Với anh em, ta cũng nhẫn nhịn nhau những khi buồn tức, không nên để cho cơn giận dữ nổi lên làm phân ly tình cốt nhục.
Vợ chồng phải nhường nhịn nhau, khi chồng giận vợ nhường, khi vợ tức chồng nhịn, đợi qua cơn tức giận sẽ nhã nhặn khuyên bảo nhau. Có khi nhường nhịn người ngoài dễ hơn nhường nhịn người trong nhà vì người ngoài coi nhau như là khách nhịn một chút cho qua, ít khi gặp lại nhau, người trong nhà ra vào gặp nhau nên có gì bực tức khó nhịn được.
Tập nhẫn nhục phải thực hiện ngay trong gia đình trước, khi ở gia đình đã thành công thì đối với người ngoài không khó. Có nhiều người đối đãi với bạn bè hàng xóm rất nhã nhặn vui vẻ, trái lại cư xử trong nhà thì thô bỉ cáu kỉnh. Đó là không biết thực hiện hạnh nhẫn nhục cho chính đáng.
Nhẫn nhục bậc thấp nhất là những người có quyền thế bề trên, bậc trung là những người ngang hàng mình, bậc thượng là những kẻ dưới tay mình, Phật tử chúng ta phải tiến từ bậc thấp đến bậc cao tột cùng.
Đã nhẫn nhịn được, cần phải hỷ xả, không nên ôm ấp buồn phiền trong lòng. Đã là phàm tục như nhau thì có ai tránh được sự lỗi lầm, khi người này phạm lỗi lầm người kia vui vẻ tha thứ, lúc người kia phạm lỗi lầm người này sẵn sàng hỷ xả.
Được vậy, trong gia đình sẽ giữ mãi được vẻ ấm êm tình hòa mục, bằng không thì khó thấy sự vui vầy. Cha mẹ luôn luôn có thái độ bao dung sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của con; anh em rộng lượng dung thứ nhau cho tình cốt nhục thêm nồng; vợ chồng vui vẻ tha thứ cho nhau để giữ một niềm thủy chung như nhất.
Cầu tiến, hướng thượng
Tuy nhiên, tinh thần Phật tử luôn luôn muốn xây dựng mọi người chung quanh mình được tốt đẹp, nếu thấy người có điều quấy liền nhắc nhở chỉ dạy, khi người nhận lỗi liền vui vẻ tha thứ; người phạm lỗi phải can đảm nhận lỗi, người chỉ lỗi vui vẻ thứ tha; không nên có tính cách thấy người tha lỗi mình cứ phạm lỗi mãi.
Chuyên cần cầu tiến là sự tất yếu của con người hướng thượng. Phật tử tại gia là người sống trong cảnh trần tục mà luôn luôn ôm ấp ý chí hướng thượng, lúc nào cũng cần cầu tiến.
Trước nhất, chuyên cần chuyển hóa tâm niệm, hành động, ngôn ngữ xấu xa của mình trở thành tốt đẹp. Giá trị tu tập là ở chỗ cố gắng cải hóa bản thân mình.
Thứ đến, Phật tử chuyên cần làm việc hằng ngày theo khả năng mình để đem lại cơm no áo ấm cho gia đình. Nếu cả ngày Phật tử bàn luận những lý thuyết cao siêu huyền diệu mà vợ con đói rách nheo nhóc, lý thuyết sẽ trở thành chất vị chua cay khiến vợ con chán sợ nó.
Hơn nữa, Phật tử tại gia còn phải chuyên cần mong có dư giả chút ít để giúp đỡ những người tàn tật, đói thiếu làm vơi phần nào đau khổ cho nhân loại.
Đạo Phật rất chú trọng phần trí tuệ, có trí tuệ con người mới khỏi lạc lầm, đau khổ. Dù gắng làm mọi việc lành, nếu thiếu trí tuệ phán đoán chưa hẳn việc làm ấy đã là lành. Phật tử chúng ta nếu thiếu trí tuệ không thể thành một Phật tử chân chính được. Muốn có trí tuệ, Phật tử trước phải phá những cái tin tưởng sai lầm, chớ tin đồng bóng, sâm quẻ, tướng số v.v... là những hiện tượng mê mờ.
Để được khai thông trí tuệ, người Phật tử phải học kinh điển Phật giáo, nhờ ngọn đuốc trí tuệ của Phật chiếu phá mê mờ rồi ta y cứ vào đó làm nền tảng khiến trí tuệ khai phát.
Nghiêm giữ 5 giới cấm, cần cù hành 5 hạnh lành, mỗi Phật tử không chỉ tiến tu cho mình mà còn góp phần cải thiện môi trường sống, tạo dựng hòa khí chung quanh mình cho một xã hội an lành hơn…
Bình luận 0 Thích Thanh Từ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Học viện Phật giáo tại TP HCM

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Học viện Phật giáo tại TP HCM

Đăng lúc: 19:19 - 07/05/2016

Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Viện trưởng Học viện thân mật tiếp đoàn.

Sáng nay (7/5), phái đoàn do ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam làm trưởng đoàn đã có chuyến viếng thăm chư tôn đức Hội đồng Điều hành (HĐĐH) Học viện và công trình học viện - cơ sở Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP HCM).

Hòa thượng Thích Trí Quảng, Viện trưởng Học viện cùng chư tôn đức HĐĐH tiếp đoàn.
Hòa thượng Thích Trí Quảng, Viện trưởng Học viện cùng chư tôn đức HĐĐH tiếp đoàn.
Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Viện trưởng Học viện thân mật tiếp đoàn. Tại buổi gặp gỡ, ông Trương Tấn Sang vấn an sức khỏe Hòa thượng Viện trưởng và chúc mừng GHPGVN, chư tôn đức Hội đồng Điều hành Học viện đã xây dựng công trình học viện thành tựu giai đoạn I.

Hai cây vạn niên tùng được nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang trồng trước tòa nhà Hành chính của Học viện.
Hai cây vạn niên tùng được nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang trồng trước tòa nhà Hành chính của Học viện.
Đáp từ, Hòa thượng Viện trưởng đã cảm ơn nguyên Chủ tịch nước và giới thiệu những nét chính về sự quy mô của công trình cũng như định hướng phát triển trong tương lai của Học viện.

Dịp này, Hòa thượng Viện trưởng cùng ông Trương Tấn Sang trồng 2 cây vạn niên tùng để đánh dấu sự thành tựu giai đoạn I của công trình Học viện PGVN cơ sở Lê Minh Xuân.

Bảo Toàn

Tọa đàm 'Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An

Tọa đàm 'Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An

Đăng lúc: 19:14 - 07/05/2016

sáng nay, ngày 07/05/2016, Tọa đàm 'Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An, tại Vinh Plazza, Trong khuôn khổ Lễ hội Phật giáo hương sen Xứ Nghệ năm 2016. Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức Tọa đàm : “Định hướng Phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An” Nội dung Tọa đàm sẽ tập trung các chuyên đề: 1. Phương pháp quản lý Tăng Ni Tự Viện; 2. Phương pháp Nâng cao nhận thức Phật học cho Tăng Ni, Phật tử; 3. Bảo tồn-kế thừa-phát huy văn hóa và nghi lễ Phật giáo Việt Nam.
Đúng 8h.00, Buổi tọa đàm sẽ diển ra, BBT sẽ cập nhật hình ảnh và nội dung buổi tọa đàm này:

Chuyên Đề 1: Phương Pháp quản lý Tăng ni, Tự viện:
- Các vấn đề cần quan tâm và thảo luận cho chuyên đề này như sau:
+ Thực trạng về Tăng Ni Tự viện tại Nghệ An?
+ Vấn đề Tăng ni ngoài tỉnh đến hoạt động tại Nghệ An?
+ Vấn đề giả sư?
+ Vấn đề thụ giới?
+ Vấn đề an cư kết hạ?
+ Vấn đề bổ nhiệm trụ trì?
+ Vấn đề Phục hồi chùa?
+ Vấn đề xây dựng chùa?
+ Vấn đề cải gia vi tự?
+ Vấn đề danh xưng tự viện
+ Vấn đề ban hộ tự?
+ Vấn đề khen thưởng và xử phạt?
+Vấn đề kiện toàn nhân sự và tổ chức Ban trị sự?
+ Vấn đề thờ hinh tượng Phật, bồ tát các nơi đình, đền, miếu thuộc tín ngưỡng dân gian?
+ Công tác quản lý các chùa là di tích lịch sử, văn hóa; các chùa trong khuôn viên có các công trình, di tích, các hoạt động tín ngưỡng dân gian.

Chuyên đề 2: Phương pháp nâng cao nhân thức Phật học cho Tăng ni - Phật tử:
- Các vấn đề cần quan tâm và thảo luận cho chuyên đề này như sau:
+ Thực trạng nhận thức của Tăng Ni, Phật tử về Phật học và thế học?
+ Vấn đề giảng đường và giảng sư?
+ Lựa chọn băng đĩa, website, sách báo, kinh điển sao cho phù hợp?
+ Vấn đề Phật hóa Gia đình?
+ Phương pháp hoằng pháp cho giới trẻ?
+ Phương pháp ứng xử của tổ chức Giáo hội Phật giáo, của tăng, ni và phật tử khi phát hiện các đạo lạ
+. Phương pháp ứng xử của tổ chức Giáo hội Phật giáo, của tăng, ni và phật tử đối với các tư tưởng, cách thức hoạt động không chính thống trong Giáo hội Phật giáo hoặc các tư tưởng, cách thức hoạt động mang màu sắc Phật giáo.
+ Phát huy tư tưởng triết học và khoa học của Phật giáo để truyền bá Phật giáo trong tầng lớp trí thức và thanh niên.
+ Phương pháp thống kê và quản lý tín đồ, Phật tử?
+ Định hướng Phát triển Phật giáo miền núi như thế nào?
+ Vấn đề mở trường đào tạo Tăng Ni và Phật tử?
Chuyên đề 3: Bảo tồn – Kế thừa – Phát huy Văn hóa và Nghi lễ Phật giáo Việt Nam:
- Các vấn đề cần quan tâm và thảo luận cho chuyên đề này như sau:
+ Thực trạng về văn hóa và nghi lễ tại Nghệ An.
+ Nên sử dụng ngôn ngữ, loại linh vật và họa tiết văn hoa như thế nào để phù hợp với cảnh quan, tinh thần Phật giáo và văn hóa Việt?
+ Quy hoạch kiến trúc tự viện và tính ứng dụng của nó theo xu thế hiện đại?
+ Phương pháp ứng xử với chùa di tích lịch sử và di tích kiến trúc văn hóa như thế nào?
+ Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của ban quản lý và Sư trụ trì tại các ngôi chùa di tích lịch sử?
+ Vấn đề pháp phục cho Tăng Ni và Phật tử?
+ Phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý nhà nước và giáo hội?
+ Thực hiện nghi lễ như thế nào để tiết kiệm và phù hợp với thời đại?
+ Phân biệt lễ vật và lễ nghi giữa Phật giáo với tín ngưỡng nhân gian? Như vàng mã, lẽ mạn, rượu bia,…
+ Vấn đề việt hóa và thống nhất nghi lễ như: nghi thức tụng niệm hàng ngày, cầu an, cầu siêu, đám tang, cúng tuần, khoa giáo, sớ sách… trên địa bàn Nghệ An như thế nào?
+ Phương thức bài trí, thờ tự tại tư gia như thế nào cho đúng?.

Tọa Đàm bắt đầu:






Quang lâm chứng minh và tham dự có: HT.Thích Thanh Đàm, UV HĐCM GHPGVN, HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch TT HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An; HT.Thích Chơn Không, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban HDPT T.Ư GHPGVN; TT.Thích Thanh Huân, UV TT HĐTS, Phó Chánh VP I GHPGVN; TT.Thích Thọ Lạc, UV TT HĐTS, Phó ban TT Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, Phó ban TT BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An; chư tôn đức Tăng ni và đông đảo quý Phật tử cùng về tham dự.






Về phía đại biểu khác mời có: TS Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Lê Đình Nghĩa, Vụ trưởng vụ Tôn giáo, ban Dân vận Trung ương; TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); ông Lê Minh Thông, Ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; ông Lưu Công Vinh, Phó giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Nghệ An; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương.






HT Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc buổi Tọa Đàm

GSTS Nguyễn Quốc Tuấn, viện nghiên cứu Tôn giáo viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phát biểu đề dẫn


TT Thích Thọ Lạc, Phó ban Văn Hóa TW GHPGVN, Phó Trưởng Ban BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An


ĐĐ Thích Châu Phong, trưởng ban Pháp Chế, GHPGVN tỉnh Nghệ An


Ban Thư Kí




ĐĐ Thích Đồng Tựu, Ủy Viên Ban Pháp Chế BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An phát biểu về vấn đề giả sư tại địa bàn tỉnh


Ông Nguyễn Văn Long, Phó ban tôn giáo tỉnh phát biểu về nội dung phục hồi và xây dựng chùa, thành lập ban hộ tự, v.v...



ĐĐ Thích Nhuận Hiển

Hội nghị chuyển sang chuyên đề 2


TT Thích Thông Kiên, Trưởng Ban Hướng Dẫn Phật Tử phát biểu về những kinh nghiệm tổ chức khóa tu cho tuổi trẻ và định hướng cho các khóa tu trong tương lai



TT Thích Nhuận Tâm phát biểu về các vấn đề hoằng pháp trong thời đại toàn cầu hóa đa phương tiện.



TT Huệ Vinh, phó ban trị sự, trưởng ban hoằng pháp tp Đà Nẵng, phát biểu về kinh nghiệm hoằng pháp đối với một ngôi chùa trong dòng phát triển mới



Cô Thúy Hồng, Giảng viên trường Đại Học Vinh phát biểu về vấn đề Tuổi trẻ với Phật giáo trong tỉnh Nghệ An



Bà Hoàng Thị Quỳnh Anh, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Nghệ An phát biểu



HT.Thích Chơn Không, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban HDPT T.Ư GHPGVN



Đại Đức Thích Quảng Nguyên, Phó Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Hà Tỉnh




Đại Đức Thích Tâm Hiếu



Đại Đức Thích Quảng Văn



TT Thích Thọ Lạc phát biểu kết luận bế mạc hội nghị



Chụp hình lưu niệm


Tác giả bài viết: BTT

TT-Huế: Thảo luận Phật sự Phân ban Ni giới T.Ư

TT-Huế: Thảo luận Phật sự Phân ban Ni giới T.Ư

Đăng lúc: 00:06 - 14/03/2016

Chiều 13-3, trong khuôn khổ chương trình lễ tưởng niệm Thánh tổ Kiều Đàm Di, Phân ban Ni giới T.Ư GHPGVN đã tổ chức buổi thảo luận Phật sự của Phân ban tại Ni viện Diệu Đức (P.Trường An, TP.Huế).

1.jpg
Chư vị giáo phẩm Ni chủ tọa

NT.Thích nữ Diệu Tấn, Chứng minh Phân ban Ni giới TT-Huế; NT.Thích nữ Chơn Hiền, Chứng minh Phân ban Ni Giới T.Ư; NT.Thích nữ Tịnh Nguyện, Phó ban Thường trực Phân ban Ni giới T.Ư; NT.Thích nữ Tân Liên, NT.Thích nữ Huệ Hương, NT.Thích nữ Như Châu, NT.Thích nữ Như Minh, đồng Phó phân ban Ni giới T.Ư chủ tọa; tham dự có đông đảo chư Ni, Phật tử 35 Phân ban Ni giới tỉnh thành trong cả nước.

3.jpg
NT.Thích nữ Như Châu đọc diễn văn khai mạc

Mở đầu buổi thảo luận, NT.Thích nữ Như Châu tuyên đọc diễn văn khai mạc. Theo đó, Ni trưởng nhấn mạnh: “Ni giới Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Phân ban Ni giới đã và đang tích cực hỗ trợ, sách tấn nhau, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục, hướng dẫn đàn hậu học theo đúng oai nghi Phật dạy để luôn khéo léo hoàn thành tốt các công tác Phật sự làm lợi ích cho số đông. Với sự quan tâm hướng dẫn đúng cách của các bậc trưởng thượng, các bậc thầy, chúng tôi tin tưởng rằng giới Ni trẻ sẽ thấy rõ phương hướng và mục đích tu tập, kịp thời điều chỉnh thân tâm để có thể tiếp nối theo bước chân của chư vị tiền bối, đóng góp một cách xứng đáng cho ngôi nhà Phật pháp ngày thêm kiên cố… Muốn đạt được điều này, Phân ban Ni giới cần phải nhờ vào sự đồng lòng hiệp sức của Ni giới, sự chiếu cố cao cả của chư tôn đức HĐTS GHPGVN”…

5.jpg
Đông đảo chư Ni các tỉnh thành về tham dự

Tại buổi thảo luận, chư Ni đã trình bày ba bài tham luận đại diện Ni giới ở ba miền Bắc-Trung-Nam, chú trọng vào vấn đề sinh hoặt và tham gia công tác Phật sự của Ni chúng. Ban điều phối nhận được những câu hỏi, thắc mắc của đại biểu các tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bạc Liêu, Quảng Trị, Cần Thơ, Cà Mau… về các Phật sự còn vướng mắc như: Một số Phân ban Ni giới các tỉnh chưa được cấp con dấu; Ni trẻ khi ở với Thầy và bỏ Thầy đi đến ở chùa khác không được sự chấp thuận của Thầy thì giải quyết như thế nào? Có chế tài gì khi Ni trẻ đi học xa sau khi hoàn thành không trở lại địa phương tham gia Phật sự… Ban điều phối đã có những trả lời thấu đáo và hướng dẫn cách giải quyết những vướng mắc mà các Phân ban Ni giới các tỉnh đặt ra. Trong đó, điều quan trọng nhất là lấy Giới luật làm đầu, có những việc ngoài tầm của Ni giới địa phương, T.Ư thì cần phải trình lên Trung ương Giáo hội để được chỉ đạo giải quyết.

Đạo từ buổi thảo luận, NT.Thích Nữ Huệ Hương đánh giá cao tinh thần của Ni chúng và Phật tử đã cùng nhau trở về Huế tham dự lễ tưởng niệm đức Thánh tổ. Đồng thời, niệm ân BTS PG TT-Huế đã tạo điều kiện Ni giới tại Huế tổ chức đại lễ một cách trang nghiêm, long trọng.

Qua buổi thảo luận đã có mười hai câu hỏi được đặc ra thể hiện tinh thần trăn trở của Ni chúng đối với việc xây dựng ngôi nhà Ni giới Việt Nam cũng như về định hướng cho Ni trẻ trong vấn đề tu tập trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp.

11.jpg
NT.Thích nữ Như Minh cảm tạ

NT.Thích nữ Như Minh đọc lời cảm tạ, thành kính đảnh lễ chư tôn đức, niệm ân sâu sắc chư Ni trưởng dù tuổi đã cao vẫn tham dự chứng minh buổi lễ. Ni trưởng cũng đã cảm tạ chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi, quý Phật tử phát tâm yểm trợ để buổi lễ thành công viên mãn.

2.jpg
Buổi thảo luận diễn ra tại Ni viện Diệu Đức

8.jpg
Nhiều câu hỏi được đại biểu nêu ra tại buổi thảo luận

9.jpg
Chủ tọa lần lượt trả lời các câu hỏi của chư Ni đại biểu

44.JPG

40.JPG
Quảng Điền

Khai mạc “Hội trại tập huấn Thanh niên phật tử toàn quốc” lần thứ nhất

Khai mạc “Hội trại tập huấn Thanh niên phật tử toàn quốc” lần thứ nhất

Đăng lúc: 10:41 - 17/10/2015

Được sự chấp thuận của Ban Tôn Giáo Chính Phủ, Sở Nội Vụ - Ban Tôn Giáo Thành Phố Hà Nội. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của Thường trực HĐTS T.Ư GHPG Việt Nam. Hôm nay ngày 04/ 09/Ất Mùi (16/10/2015) Ban Hướng Dẫn Phật tử Trung Ương phối hợp cùng Học viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội và Chùa Phật Quang (Bà Rịa Vũng Tàu)long trọng tổ chức lễ khai mạc "Hội trại tập huấn Thanh niên Phật tử toàn quốc 2015" lần thứ nhất tại Học viện Sóc Sơn Hà Nội.

Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT.Thích Thiện Duyên – Thành viên HĐCM- Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN kiêm trưởng Ban HDPT T.Ư; HT.Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thanh Hưng – Phó trưởng Ban HDPT T.Ư; TT.Thích Thanh Điện – Phó tổng thư ký HĐTS GHPGVN kiêm chánh văn phòng I ; Phó trưởng Ban TT Ban HDPT T.Ư- Trưởng Ban tổ chức Hội trại tập huấn Thanh niên Phật tử Việt Nam lần thứ nhất; TT.Thích Đức Thiện – Tổng thư ký HĐTS GHPGVN; TT.Thích Bửu Chánh - Ủy viên TT HĐTS GHPGVN- Phó ban Hoằng pháp T.Ư; HT.Thích Thanh Toàn – Phó trưởng Ban TT Ban HDPT T.Ư; TT.Thích Chân Quang – Phó trưởng Ban kinh tế T.Ư GHPGVN – Phó trưởng Ban Thường trực Ban tổ chức Hội trại cùng chư tôn đức HĐCM, HĐTS BTS các tỉnh thành phía Bắc cùng hơn 2000 thanh niên Phật tử trong toàn quốc cùng về tham dự.

Về phía chính quyền có ông Phạm Dũng – thứ trưởng Bộ nội vụ - Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ; ông Lê Minh Khánh - Phó vụ trưởng vụ Phật giáo Ban tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Phi Long – Bí thư Trung ương Đoàn – Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; ông Vũ Minh Lý – Giám đốc Trung tâm tình nguyện Quốc gia; ông Nguyễn Tuấn Bình – Phó trưởng phòng PA 88 Công an Thành phố Hà Nội cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành trung ương và địa phương cùng về tham dự.




Tại buổi lễ TT.Thích Thanh Điện –Trưởng Ban tổ chức Hội trại tập huấn Thanh niên Phật tử toàn quốc phát biểu khai mạc đã nhấn mạnh: Hội trại lần này nhằm xây dựng cho Thanh niên Phật tử sống có lý tưởng cao đẹp, nêu cao tinh thần yêu nước và phụng sự, cống hiến cho xã hội. Định hướng trong đường lối tu học cho Thanh niên Phật tử xã hội ngày nay. Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ về công tác tổ chức, tập hợp Thanh niên Phật tử của các cấp Giáo hội.

Qua chương trình Hội trại chư tôn đức mong muốn xây dựng cho lớp trẻ những kiến thức vững về đạo lý, khỏe về thể lực, rộng về kiến thức - trình độ, đủ năng lực đóng góp cho xã hội, biết chan hòa tình yêu dân tộc, đất nước, thiên nhiên và con người trong tấm lòng từ bi chan chứa mà sâu lắng.

Hội trại tập huấn thanh niên Phật tử toàn quốc 2015 là một nét mới thể hiện tinh thần – Tu – Hoằng pháp – Hộ đạo- Hộc quốc trong thời đại mới mà Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư lần đầu tiên thể nghiệm tổ chức giảng dạy cho các em. Ngoài ra các em còn được học thêm các chuyên đề như: Mưu sinh lập nghiệp; Đạo đức trong tình yêu hôn nhân giới tính xuất gia và tại gia; Đạo pháp Dân tộc CNXH; Những điều cần thiết cho một chúng Thanh niên Phật tử bao gồm đạo lý tu tập, nội dung những buổi sinh hoạt; công tác phụng sự cho Phật pháp tại các chùa và các cấp của Giáo hội. Hội trại được diễn ra trong ba ngày từ 16 đến 18/10/2015 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội)




Ông Phạm Dũng – Thứ trưởng Bộ nội vụ - Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ phát biểu tại buổi khai mạc bày tỏ niềm vui mừng được về tham dự buổi lễ. Việc tổ chức Hội trại tập huấn Thanh niên Phật tử toàn quốc là sự kiện tôn giáo mang tính xã hội quan trọng trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng của nhân dân theo đạo Phật nói chung và của thanh niên Phật tử, Gia đình Phật tử nói riêng. Sự hiện diện của đại biểu đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng đông đảo tăng ni, Phật tử trong lễ khai mạc đủ nói lên sự hòa quyện gắn bó giữa đạo với đời, sự gắn kết giữa Giáo hội và Dân tộc trong việc chung tay chăm lo cho thế hệ trẻ - tương lai của đất nước.

Ông hy vọng với trí tuệ Phật giáo, với tinh thần đoàn kết lục hòa của tăng ni, Phật tử với đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc và với truyền thống của Phật giáo Việt Nam, GHPGVN nói chung và Ban HDPT T.Ư Giáo hội nói riêng, sẽ tiếp tục hạnh nguyện nhập thế, hướng dẫn tín đồ, Phật tử lấy việc phục vụ chúng sinh, ích đạo lợi đời làm phương tiện tu tập thành tựu.




Tại buổi lễ ông Nguyễn Phi Long – Bí thư BCH Trung ương Đoàn- Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam phát biểu tại Hội trại tập huấn Thanh niên Phật tử toàn quốc. Ông đã chia sẻ Trong thời gian qua Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , Hội LHTN Việt Nam đã luôn xác định công tác đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên, chăm lo, đồng hành với thanh niên nói chung và thanh niên Phật giáo nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Đoàn, Hội. Trong thời gian tới rất mong GHPGVN sẽ tiếp tục đồng hành cùng Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong các hoạt động ý nghĩa này.

Hy vọng qua Hội trại tập huấn lần này các em sẽ có điều kiện giao lưu, trao đổi nhiều kiến thức về Phật pháp, nhưng điều căn bản là phải củng cố được lòng yêu nước trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sau hội trại các em sẽ là những nhân tố để khuyến dương tinh thần đạo Phật, xứng đáng là thế hệ tương lai đầy trí tuệ của Phật giáo Việt Nam.

Nhân dịp này Toàn thể hội chúng được nghe lời ban đạo từ của HT.Thích Thiện Duyên và HT.Thích Thanh Nhiễu sách tấn các trại sinh tham dự hội trại.




Hòa thượng Thích Thiện Duyên gửi lời cảm ơn tới các cơ quan ban ngành chính quyền đã giúp đỡ Ban HDPT T.Ư về việc tổ chức được Hội trại tập huấn Thanh niên phật tử toàn quốc 2015. Hòa thượng cũng đã nhấn mạnh “Thanh niên phật tử chúng ta luôn sống theo lời Phật dạy không ngừng tu tập trau dồi kiến thức và tham gia nhiều công tác hữu ích trong xã hội , cùng nhau xây dựng những ngôi nhà tình thương và có cuộc sống ổn định .

Đây là Hội trại tập huấn của thanh niên phật tử toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại thủ đô Hà Nội rất mong Ban HDPT trong tương lai sẽ tổ chức hội trại tập huấn Thanh niên phật tử toàn quốc mỗi năm một lần tạo cơ hội cho các bạn thanh niên phật tử có cơ hội giao lưu chia sẻ học hỏi các kiến thức bổ ích mang đến cuộc sống tốt đẹp cùng gieo cho nhau những việc làm hữu ích trong xã hội”.




HT.Thích Thanh Nhiễu Ban đạo từ ghi nhận và tán thán chương trình của Ban HDPT T.Ư . Hòa thượng nhấn mạnh Thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Thanh niên thanh niên Phật tử chúng ta là sức trẻ của tương lai đất nước chúng ta phải học tập rèn luyện để trở thành những người hữu ích của xã hội nhằm bảo tồn giữ vững bản sắc dân tộc.

Trong ba ngày với các hoạt động, đặc biệt trong ngày thứ nhất các em được học 5 đề tài, vừa là đạo lý vừa là quan điểm sống: thanh niên với việc học đời, học đạo, bí quyết làm thế nào để học giỏi trên quan điểm của đạo Phật; tu tập, bao gồm tu dưỡng đạo đức bản thân, tu tập về tâm linh đạo Phật; thanh niên với vấn đề hoằng pháp; thanh niên với vấn đề ngộ đạo; thanh niên với vấn đề phục quốc (bảo vệ danh dự đất nước, bảo vệ văn hóa đất nước, bảo vệ ổn định chính trị và an ninh quốc gia).
Xin giới thiệu chùm ảnh khai mạc tại buổi lễ






Cung nghinh chư tôn đức và đại biểu quang lâm









Niệm Phật cầu gia hộ







































TT.Thích Thanh Điện - Trưởng ban tổ chức hội trại tập huấn đón nhận lẵng hoa của chư tôn đức HĐTS và các ban ngành trao tặng





TT.Thích Chân Quang - Phó Ban TT Ban tổ chức Hôi trại đón nhận lẵng hoa của các ban ngành trao tặng









Đại diện cho hơn 2000 trại sinh tham dự Hội trại tập huấn Thanh niên phật tử toàn quốc lên tuyên hứa trước sự chứng minh của mười phương chư phật, chư tôn đức Giáo Phẩm Hoà Thượng, Thượng Toạ và toàn thể các vị đại biểu khách quý.













































Cũng ngay trong ngày đầu tiên tập huấn các trại sinh được nghe các bài giảng của chư tôn đức thuyết giảng với các nội dung : “ thanh niên với việc học – Thanh niên với việc hộ quốc”, “Thanh niên với việc tu” ; “Thanh niên với việc hoằng pháp” , “Thanh niên với việc hộ đạo”.




Buổi sáng các trại sinh được nghe TT.Thích Chân Quang - PHó trưởng ban TT Ban tổ chức Hội trại tập huấn giảng về “ Thanh niên với việc học – Thanh niên với việc hộ quốc”











Buổi chiều toàn thể trại sinh được nghe các bài giảng của chư tôn đức. TT.Thích Đức Thiện - Tổng thư ký HĐTS GHPGVN giảng về "Thanh niên với việc tu”











TT.Thích Bửu Chánh- Ủy viên TT HĐTS GHPGVN - Phó Ban hoằng pháp T.Ư với nội dung “thanh niên với việc hoằng pháp”



















TT Thích Minh Quang - Phó BTS kiêm Chánh thư ký GHPGVN tỉnh Ninh Bình với vấn đề “thanh niên với việc hộ đạo”

Vĩnh Phúc: Đêm hội Hoa đăng tri ân tôn sư Hải Triều Âm

Vĩnh Phúc: Đêm hội Hoa đăng tri ân tôn sư Hải Triều Âm

Đăng lúc: 05:39 - 08/08/2015

Tối ngày 05 tháng 08 năm 2015, nhằm ngày 21 tháng 06 năm Ất Mùi, toàn thể môn đồ Pháp quyến và nhân dân Phật tử chùa Linh Sơn – xã Lũng Hòa – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc đã long trọng tổ chức Đêm hội Hoa đăng dâng Phật nhân lễ Húy nhật Đại tường của cố Ni trưởng Thích Nữ Hải Triều Âm.
Đêm hội hoa đăng này nhằm mục đích hướng nguyện tâm thành đến mười phương chư Phật, và cũng là dịp để hàng đệ tử, môn đồ Pháp quyến, hàng Phật tử thể hiện lòng tôn kính đến cuộc đời và công hạnh của Cố Ni trưởng Thích Nữ Hải Triều Âm. Đồng thời cũng hy vọng rằng, ánh sáng của Từ Bi và Trí Tuệ của đêm hội hoa đăng này sẽ trải khắp lòng từ bi và bác ái, mang lại sự yêu thương và hiểu biết làm lợi lạc cho chúng sinh, nguyện cầu thế giới hòa bình, dân an quốc thái.
Chứng minh buổi lễ có: Hòa thượng Thích Thanh Đàm - Ủy viên thường trực HĐCM GHPGVN; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban hoằng pháp TW GHPGVN; Thượng tọa Thích Thọ Lạc – Ủy viên TT HĐTS TW GHPGVN, Phó thường trực Ban Văn hóa TW GHPGVN; Đại đức Thích Minh Nghiêm - Ủy viên HĐTS TW GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN Tỉnh Phú Thọ cùng chư tôn đức Tăng Ni đến từ các tự viện tịnh thất, chư tôn đức Tăng Ni môn đồ Pháp quyến cùng sự tham dự của đông đảo tín đồ Phật tử thập phương.
Mở đầu buổi lễ, sau lời phát biểu khai mạc của Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Đại đức Thích Minh Nghiêm - Ủy viên HĐTS TW GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN Tỉnh Phú Thọ đã đọc ý nghĩa hoa đăng.
Và trong giây phút thiêng liêng nhất, chư tôn đức chứng minh và toàn thể đại chúng đã làm lễ niêm hương, bạch Phật, khai trì Đại thừa Vô thượng Pháp Bảo Đại Bi Thần Chú và Bát Nhã tôn kinh để chú nguyện ánh sáng. Sau đó, Hòa thượng Thích Thanh Đàm và Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã đón nhận ánh sáng trí tuệ từ bàn thờ Phật, truyền trao cho chư tôn Thiền đức, như một biểu hiện của Tăng đoàn hòa hợp, của chính pháp rạng ngời.
Từ ngọn nến trên tay chư tôn đức, quý đại biểu chính quyền và Phật tử cũng tuần tự đón nhận nguồn ánh sáng của trí tuệ, soi chiếu vào dòng đời để phá tan vòng vô minh si ám. Ánh nến tiếp tục truyền đi, vùng sáng dần dần được lan tỏa. Đó là ngọn nến của hiểu biết, trang trải vào tất cả để cuộc sống tình người ngày càng một cảm thông hơn.
“Cung kính đỉnh lễ Đức Từ Phụ A Di Đà!
Cầm ngọn nến trên tay, ánh sáng truyền đến với nhau, chúng con thầm hiểu ra một điều rằng cõi đời này đêm tối vô minh vẫn còn dài lắm, bao nỗi thống khổ, những hệ lụy trần gian vẫn còn nhiều lắm. Bao phiền muộn trái ngang vẫn cứ quằn nặng lên đôi vai bé nhỏ. Nước mắt vẫn rơi, máu đào vẫn đổ. Trong khi đó, tất cả chúng con đang là những kẻ lạc lõng bơ vơ giữa dòng đời muôn lối. Không có ánh đuốc sáng soi đường, không tìm thấy một người chỉ nẻo. Vậy mà đường đến bờ lành đối với chúng con vẫn còn mờ xa thăm thẳm. Có ước mơ gì trong những cuộc viễn chinh mỏi mòn và lê thê ấy, có tìm thấy được gì sau bao tháng ngày rong ruổi bồng phiêu. Nhìn lại tất cả chỉ là bọt bèo hư huyễn.
Ngày vui vụt qua thoáng chốc, tuổi xanh thoắt đó hết rồi. Kiếp nhân sinh như phù du tù tánh, bả lợi danh như biển nước mây bay. Nhưng kính lạy Đức Từ Phụ: nhờ ánh quang minh và lòng từ mẫn của Người soi đến, chúng con đã định hướng được đường về. Có Tam Bảo để tựa nương, biết cầu vãng sanh nơi Phật cảnh.”
Buổi lễ đã kết thúc bằng phút mặc niệm thiêng liêng, lắng lòng tâm tư ngưỡng nguyện giác linh cố Ni trưởng Thích Nữ Hải Triều Âm cao đăng Phật quốc, thượng phẩm thượng sinh, không quên nguyện lực, tái hiện Sa bà, giáo nhân bất quyện.



































































Chùa Bằng

Nghệ An: Mời đăng ký tham dự lễ cầu nguyện và tư vấn mùa thi năm 2015

Nghệ An: Mời đăng ký tham dự lễ cầu nguyện và tư vấn mùa thi năm 2015

Đăng lúc: 05:01 - 25/04/2015

Mục đích của chương trình là nhằm giải tỏa những nỗi lo tâm lý của tất cả các học sinh về cách chọn ngành, định hướng tương lai, cách học và ôn bài thi, giữ gìn sức khỏe trong thời gian ôn thi và những kỹ năng để làm bài thi tốt.

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 15
  • Hôm nay 3,902
  • Tháng hiện tại 40,357
  • Tổng lượt truy cập 23,446,606