Sự cố chấp của đàn ông vì quan niệm gia trưởng

Hỡi các em, các người trẻ, các em khi lớn khôn chuẩn bị bước vào đời hãy lắng nghe và suy ngẫm lại nhận thức của chính mình cho chín chắn. Thật ra người nữ có 5 cái khổ mà người đàn ông không thể nào giúp được. Cái khổ thứ nhất là lớn lên lấy chồng phải một mình về xứ lạ quê người làm dâu không người thân thuộc.


Cái khổ thứ hai khi có kinh nguyệt phải chịu nhọc nhằn, mệt mỏi trong ngày ấy. Cái khổ thứ ba phải chịu ốm nghén, nặng nề khi mang thai đứa con trong bụng. Cái khổ thứ tư là “vượt cạn” một mình trong đớn đau “banh da xẻ thịt”. Cái khổ thứ năm là hầu hạ đàn ông. Đó là 5 nỗi khổ thầm kín mà tất cả người nữ phải gánh chịu, những nỗi khổ này cánh đàn ông không thể nào thay thế được. Các em trai thanh niên trước khi lập gia đình cần phải quán chiếu sâu sắc về 5 nỗi khổ của phái đẹp để dễ bề thông cảm và yêu thương người bạn đời của mình nhiều hơn bằng trái tim hiểu biết.

Chuyện xưa kể có hai vợ chồng trẻ mới lấy nhau sống rất hạnh phúc thì đất nước bị chiến tranh, chàng trai phải lên đường nhập ngũ để lại người vợ với nỗi nhớ niềm thương cùng đứa con trong bụng. Chiến tranh đã làm ly tán đôi vợ chồng, kẻ ở người đi trong ngậm ngùi thương tiếc. Nàng giờ cô đơn lạc loài phải một mình làm lụng nuôi con trong âm thầm, lặng lẽ. Xưa nay ta thường nghe nói “gà trống nuôi con”, tức hàm ý khen ngợi đàn ông nuôi con một mình. Nhưng thật sự, người nữ có con và nuôi con một mình trong bối cảnh người chồng đi lính quả thật rất khó khăn. Việc nuôi con trong thời buổi chiến tranh loạn lạc không đơn giản và dễ dàng, vậy mà người phụ nữ ấy vẫn làm tròn sứ mệnh vừa làm mẹ, vừa làm cha.

Chiến tranh chấm dứt, 4 năm sau chàng được giải ngũ trở về, lòng tự nhủ thầm không biết con mình là trai hay gái, nếu nó là trai thì phải giống chàng như đúc, nếu là gái chắc giống nàng không sai. Về đến quê nhà chàng gặp lại vợ cùng đứa con trai kháu khỉnh lòng vô cùng sung sướng trong niềm hạnh phúc vô biên, chàng mừng thầm vì đã có con nối dõi tông đường. Hai người gặp lại trong xúc động nghẹn ngào đến nỗi vừa mừng vừa khóc. Người vợ sau đó đi chợ mua thức ăn để nấu cúng tổ tiên mừng gia đình đoàn tụ. Người chồng ở nhà gọi con lại bảo, “con của ba, con lại đây để ba hôn con nè!” Đứa con nghe vậy ngạc nhiên nói, “chú không phải là ba của con, ba của con ban đêm mới về, đêm nào ba cũng nói chuyện với mẹ rất lâu. Mẹ khóc ba cũng khóc theo, mẹ ngồi thì ba ngồi, mẹ nằm thì ba nằm, đêm nào ba và mẹ cũng vậy. Chú không phải là ba của con”.

Người cha trẻ nghe xong choáng váng cả mặt mày, sự thật quá phũ phàng, nàng đành thay lòng đổi dạ đến thế ư! Tim chàng bỗng nhiên chai cứng lại, lời trẻ thơ như gáo nước lạnh tạt vào mặt, bao nhiêu ước mơ được gặp lại vợ và con giờ tan thành mây khói. Chàng trai đau khổ tột cùng khi nghĩ vợ đã nằm trong vòng tay kẻ khác, đã ngoại tình và phản bội chàng. Chàng không thèm nhìn vợ, không thèm hỏi han, không thèm nói chuyện vì nghĩ vợ là người đàn bà mất nết. Khi dâng cơm cúng tổ tiên chàng vô cùng buồn bã mà quỳ lạy một mình, không cho vợ lạy chung. Người vợ đau khổ và xấu hổ vô cùng, nàng hỏi nguyên do nhưng chàng không nói, cúng xong chàng cũng không dùng cơm mà bỏ ra quán ngồi nhậu đến hai ba giờ sáng mới về.

Cứ như thế ngày nào cũng vậy, chàng bỏ mặc vợ và con côi cút, bơ vơ, thầm thương trộm nhớ. Chàng chỉ về nhà khi đã say mèm, chẳng thèm ăn cơm, chẳng chịu nói chuyện với vợ hay vui đùa cùng con. Ba ngày sau người vợ chịu không nổi cảnh tượng dửng dưng, khinh khỉnh, thầm lặng của chồng nên đâm đầu xuống sông tự tử. Đây là câu chuyện tình thuở xưa ông cha ta viết lại để khuyên người trẻ đừng vì thấy nghe sai lầm mà vội vàng ôm mối nghi ngờ, đành lòng kết án oan cho người bạn đời, để cuối cùng mình là nạn nhân của bao điều lầm lỗi, chưa vui sum họp đã sầu chia ly.

Hỡi các em, các người trẻ, các em khi lớn khôn chuẩn bị bước vào đời hãy lắng nghe và suy ngẫm lại nhận thức của chính mình cho chín chắn. Thật ra người nữ có 5 cái khổ mà người đàn ông không thể nào giúp được. Cái khổ thứ nhất là lớn lên lấy chồng phải một mình về xứ lạ quê người làm dâu không người thân thuộc. Cái khổ thứ hai khi có kinh nguyệt phải chịu nhọc nhằn, mệt mỏi trong ngày ấy. Cái khổ thứ ba phải chịu ốm nghén, nặng nề khi mang thai đứa con trong bụng. Cái khổ thứ tư là “vượt cạn” một mình trong đớn đau “banh da xẻ thịt”. Cái khổ thứ năm là hầu hạ đàn ông. Đó là 5 nỗi khổ thầm kín mà tất cả người nữ phải gánh chịu, những nỗi khổ này cánh đàn ông không thể nào thay thế được. Các em trai thanh niên trước khi lập gia đình cần phải quán chiếu sâu sắc về 5 nỗi khổ của phái đẹp để dễ bề thông cảm và yêu thương người bạn đời của mình nhiều hơn bằng trái tim hiểu biết.

Ngày xưa với quan niệm chồng chúa vợ tôi, vai trò người nữ bị khép kín trong phạm vi gia đình với bao điều phiền muộn, khổ đau. Họ phải chịu nhiều cay đắng, một mình đơn độc về làm dâu xứ lạ không người thân thích. Theo quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ một chồng”, người nữ thời ấy chỉ một mực thờ chồng, thậm chí nhiều người phải đi cưới vợ bé cho chồng, nên có câu “thân gái 12 bến nước, trong nhờ đục chịu”. Chế độ chồng chúa vợ tôi nên người đàn ông được quyền lấy nhiều vợ và người phụ nữ nếu dan díu cùng người khác sẽ bị xử tội rất nặng. Đó là luật pháp thời xưa khiến người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi mà không có quyền bào chữa. Họ phải chấp nhận thân gái 12 bến nước, trong nhờ đục chịu là vì vậy.

Nhưng thói đời đục thường nhiều hơn trong, chỉ một vấn đề làm dâu hầu hạ cha mẹ chồng đã là một nỗi khổ lớn và phải lệ thuộc anh chị em nhà chồng. Người xưa quan niệm “đàn bà đái không qua ngọn cỏ”, đàn bà là loại cỏ dại chỉ có nhiệm vụ hầu chồng, thờ chồng, phụng sự gia đình chồng, sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường nhà chồng. Họ phải chấp nhận luật Tam tòng, khi chưa xuất giá phải thờ cha, khi có chồng phải thờ chồng, đến khi chồng chết chỉ biết thờ con, không được quyền tái giá. Đó chính là những bất công buộc người nữ phải chịu nhiều hệ lụy khổ đau mà không nói được. Các em ngày nay chuẩn bị bước vào đời để được sống yêu thương và hiểu biết, bao dung và độ lượng, cảm thông và tha thứ cần phải biết những nỗi khổ thầm kín ấy.

Trở lại câu chuyện chàng trai đi chiến trận trở về gặp lại người vợ và đứa con thơ dại. Đúng ra người cha khi nghe con nói vậy phải tìm hiểu kỹ càng, xác đáng sự việc. Chàng cứ nghĩ trẻ thơ đâu bao giờ nói sai sự thật nên cứ một mực tin càn, chẳng cần tìm hiểu nguyên nhân. Thật ra, khi chàng đi lính, đứa bé ở nhà một hôm hỏi mẹ “ai trong xóm này cũng có cha, sao con lại không có?” Người mẹ khi ấy chỉ vào cái bóng trên vách nói “cha con đó”. Đứa bé nghe mẹ nói vậy tưởng thật nên tin đó là cha mình. Một buổi tối trời đang mưa tầm tã, người vợ trẻ bồng đứa con trên tay dưới ánh đèn leo lét chợt nhớ người chồng bao năm xa cách mà cất tiếng khóc nghẹn ngào. Đứa bé thấy vậy mới hỏi, “bộ cha đánh mẹ hả?”, trẻ thơ thật thà nào có biết gì đâu.

Người vợ trẻ trong thời loạn lạc tình yêu thương chưa trọn vẹn mà phải gánh lấy trách nhiệm nặng nề. Một mình ôm đứa con trong bụng và phải tự mình nuôi dưỡng. Đây là nỗi khổ, niềm đau lớn lao của người vợ trẻ một mình vượt cạn, vừa làm mẹ, vừa làm cha. Một người vợ cùng chồng nuôi con vất vả một thì người vợ đơn phương nhọc nhằn hơn chục lần như thế. Vậy mà sử sách ít bao giờ tán dương phụ nữ mà chỉ tán dương đàn ông bằng câu nói “gà trống nuôi con”. Người vợ trẻ một mình nuôi con đêm ngày mong ngóng, mỏi mòn chờ chồng, thậm chí rất nhiều người phải khóc hận nuôi con vì chiến tranh loạn lạc đến hai ba chục năm mới gặp lại. Ấy thế mà chưa vui sum họp đã sầu chia ly, chàng trai ấy chưa cảm thông nỗi khổ niềm đau thầm kín của vợ trong 4 năm qua.

Đứa con tuy không có cha trực tiếp chăm sóc từ khi mở mắt chào đời, nhưng nhờ sự yêu thương, bảo bọc của mẹ đứa bé vẫn được sống an vui, hạnh phúc. Ngày chồng trở về tưởng được thêm phần hạnh phúc, thêm ấm nồng tình vợ chồng cùng đứa con thơ, thật không ngờ giông bão lại kéo đến. Người vợ quyên sinh vì sầu thương, buồn tủi, người chồng ở lại liệu có thể “gà trống nuôi con”? Người vợ trẻ ấy đã rất bơ vơ, lạc loài ôm bào thai trong bụng khi người chồng đi chinh chiến phương xa. Xưa có chồng ở nhà thì chẳng lo cơm áo gạo tiền, chỉ lo chu toàn mọi việc trong nhà, giờ một mình gánh thêm gánh nặng, phải bảo bọc, che chở đứa con, lần bước vào đời tìm chén cơm manh áo.

Chàng trai trẻ không có cơ hội quán chiếu sâu sắc về sự khó khăn và khốn khổ của vợ khi mình đi chinh chiến, nàng ở nhà nhận lãnh vai trò vừa làm mẹ, vừa làm cha và phải sống cô đơn, hiu quạnh một mình. Đến ngày khai hoa nở nhụy cũng chỉ mình nàng phải vượt cạn một mình, chỗ này đàn ông không thể nào thay thế, nên mới có câu “đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình”. Không có chồng ở nhà để động viên, khuyên nhủ, chăm sóc khi cần thiết, vậy mà nàng vẫn cố gắng chịu đựng để vượt qua mà vươn lên nuôi dạy con khôn lớn. Bao nhiêu năm nhọc nhằn, cực khổ nuôi con, mỗi lúc nhớ chồng nàng khóc một mình trong cô đơn, buồn tủi. Lúc nào nàng cũng ngóng trông, mong đợi và thầm cầu nguyện chiến tranh mau chấm dứt để có ngày được cùng chàng đoàn tụ.

Rồi cái ngày ấy cũng đến, người vợ trẻ mừng đến rơi nước mắt, bao nhiêu ước mơ bây giờ đã thành sự thật. Trong lòng nàng cứ nghĩ chắc chắn chàng sẽ bù đắp hạnh phúc cho nàng sau bao năm xa cách, vừa đi chợ, vừa tưởng tượng chắc chàng sẽ yêu thương mình nhiều hơn. Không ngờ mọi việc thật tréo ngoe, vừa đi chợ về nàng đã thấy chàng mặt lạnh như tiền, nàng hỏi gì chàng cũng không trả lời, chẳng thèm nói năng, ngó ngàng đến nàng. Sự thật là chàng đã hiểu lầm nàng, đứa bé vì muốn có cha nên nàng đã chỉ cái bóng trên vách mà nói “đó là cha con”. Cứ như thế đêm nào cũng vậy, nàng nhớ chồng da diết và phải chỉ bóng mình mà nói “cha của con về đó”. Bây giờ thì nàng đã vĩnh viễn ra đi, đã ôm mối hận thiên thu không thể nào trở lại, thần thức nàng có lẽ vẫn còn lẩn quẩn bên mái nhà xưa để được nhìn con thơ bé bỏng và mong chồng sẽ hiểu được lòng mình hơn. Đứa con thơ dại sau bao năm sống thiếu tình cha, giờ cha đã có nhưng mẹ lại không còn. Chàng trai ấy giờ đã biết mình sai, đã nhận ra điều lầm lẫn lớn lao nhưng vợ đâu còn nữa, giờ thật sự có ăn năn hối tiếc thì cũng quá muộn màng.

Các em hiện giờ có đầy đủ phúc duyên còn có cha, có mẹ, các em đang được sống hạnh phúc bên mái ấm gia đình. Vậy các em ngay tại đây và bây giờ phải biết trân quý, phải biết gìn giữ khi được sống trong vòng tay âu yếm của mẹ cha. Các em biết không, tôi nhờ vậy mà được làm người trở lại, nhờ sự chịu đựng hy sinh và hết lòng thương yêu của mẹ mà tôi bây giờ mới có cơ hội tâm tình, trao đổi với các em bằng tất cả tấm lòng chân thành tha thiết. Khi con người đã có những hiểu biết sai lầm thì nghi ngờ, giận dỗi, tự ái phát sinh làm cho ta không làm chủ bản thân mà phán xét mọi việc sai sự thật. Chàng trai ấy không có sự cảm thông nỗi khổ, niềm đau của người vợ trẻ phải ở nhà một mình vượt cạn, nuôi con; do đó cứ nghĩ trẻ thơ không bao giờ nói dối mà đem lòng oán trách vợ không một lời tìm hiểu, hỏi han để rồi chính tri giác sai lầm mà làm chết đi người vợ thủy chung oan uổng. Này các em, các người trẻ, các em nên đọc kỹ câu chuyện trên để có thời gian suy ngẫm, tìm hiểu trước khi muốn phán xét hay kết luận một điều gì. Các em nên tìm hiểu cho chín chắn, kỹ càng, nếu không như vậy sẽ vô tình làm khổ cho mình và tha nhân khi bước vào đời với bao phiền muộn, khổ đau.

Tri giác sai lầm thường làm con người mất hết lý trí sáng suốt, do đó nhận định và quyết đoán mọi điều không đúng với sự thật mà dẫn đến nhiều tai hại. Là người thanh niên hay người đàn ông trước khi bước vào đời các em phải định hướng, phải tìm hiểu chân lý sống cho rõ ràng. Thường cái gì cứng thì dễ gãy, cái gì mềm dẻo lại dễ tồn tại. Cụ thể nhất là răng cứng nên dễ gãy, lưỡi mềm nên dễ uốn. Các em vào đời cũng phải như vậy! Bao nhiêu cuộc tình đã đổ vỡ vì hiểu biết sai lầm, vì cố chấp, vì không biết cảm thông và tha thứ cho nhau. Vì vậy các em phải cần tìm hiểu cho chín chắn những gì mắt thấy tai nghe trước khi kết luận hay tin tưởng bất cứ việc gì.

Chàng trai ấy lẽ ra phải hỏi vợ mình sự thật ra sao, nếu chàng hỏi rõ thì đâu có chuyện làm đau lòng nhân thế. Nếu giả sử vợ chàng có như thế, cô ấy thật sự đã phản bội chàng thì chàng cũng nên nghĩ lại mà tha thứ, cũng nên cảm thông, độ lượng mà bao dung cho nàng. Suốt thời gian chinh chiến ai nuôi dạy con chàng, ai bảo bọc vợ chàng để còn sống mà chờ chàng đoàn tụ. Nếu có chàng cũng nên can đảm mà mạnh dạn cám ơn người ấy, vì người ấy đã cho con và vợ chàng một sự sống ấm no, trọn vẹn, nhờ vậy có ngày hôm nay chàng có cơ hội gặp lại vợ và con. Ấy vậy mà, vợ chàng xứng đáng là một người vợ ngoan hiền, mẫu mực, đạo đức, thủy chung, dù chịu cô đơn một mình ngậm đắng nuốt cay nàng cũng chấp nhận đi biển một mình để “mẹ tròn con vuông”. Chàng đâu hề biết trong suốt 4 năm ròng chinh chiến phương xa, vợ của chàng phải chịu nhiều đắng cay, khổ sở khi chấp nhận làm thuê làm mướn, cực khổ nhọc nhằn miễn có tiền nuôi con, bất chấp tiếng đời dèm pha, chê trách. Chàng chưa phải là một người đàn ông đích thực, chàng chưa phải là một người đàn ông bản lĩnh, chưa phải là một người chồng lý tưởng vì chỉ biết nghĩ đến mình quá nhiều.

Thật ra chàng sống quá ích kỷ, quá nhỏ nhoi, quá hèn mọn, quá tự ti, quá cố chấp, chàng không xứng đáng là một đấng nam nhi đại trượng phu. Vợ chàng đã mang đứa con trong bụng là giọt máu của chàng, nàng phải một mình mang nặng đẻ đau, tần tảo sớm hôm nuôi con thơ dại, một mình gặm nhấm cô đơn, nhớ chồng da diết, lặng lẽ ngóng trông mòn mỏi, khát khao chờ đợi ngày chàng trở về. Đúng ra vợ chồng xa cách đã 4 năm, khi gặp lại chàng phải thầm cám ơn vợ sao quá đỗi tuyệt vời, một thân một mình thức khuya, dậy sớm tần tảo nuôi con không quản ngại gian lao, khó nhọc; để ngày hôm nay chàng được gặp con, được có con mà nối dỗi tông đường. Chàng thật sự quá ư diễm phúc khi có được một người vợ như vậy, tại sao chàng không biết trân quý, tìm cách bù đắp lại cho cô ấy?

Tôi ngày xưa còn tệ bạc hơn nhiều, tôi bỏ vợ khi mới sinh con chỉ vừa đầy tháng cùng đứa con trai mới tròn 3 tuổi. Vậy mà cô ấy không hề uất hận, vẫn lặng lẽ một mình nuôi con lao nhọc trăm bề. Nhưng vợ chàng phải một mình mang nặng đẻ đau, một mình nuôi con trong thời chiến tranh loạn lạc cùng tiếng đời thị phị còn khó khổ trăm bề hơn thế, vậy mà chàng nỡ dửng dưng, lạnh lùng, không thương tiếc. Nếu chàng biết cởi mở, bao dung, mở rộng tấm lòng một chút thì làm sao có chuyện phải tiếc hận ngàn thu. Chàng có dám bảo đảm sẽ ở vậy nuôi con để được người đời tán dương, khen ngợi? Hiện giờ con chàng còn quá nhỏ, nó đâu biết vì sao mẹ chết, khi lớn khôn rồi phải giải thích ra sao?

Nó sẽ nghĩ gì khi biết sự thật về cách cư xử thiếu hiểu biết của cha nó, sẽ chấp nhận mọi chuyện thế nào đây? Tôi ngày xưa vì đam mê hưởng thụ quá đáng nên sai lầm do quá ngu si, mê muội; còn chàng sai lầm do quá cố chấp vào tri giác của mình. Tôi và chàng cả hai đều sai, trong cuộc đời này vẫn có những cái sai tương tự như thế tràn ngập khắp thế gian. Vì thế ngày nay tình trạng bạo hành học đường, bạo hành gia đình hầu như tràn lan khắp mọi miền đất nước. Con người do đam mê hưởng thụ, do cố chấp và bảo vệ thành trì bản ngã của mình; cái gì của mình thì cho là đúng nên chấp chặt, ai làm khác đi thì không được, từ đó phát sinh tự ái, giận hờn, phá bỏ, gây khổ đau cho nhau.

Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡ và sửa chữa, cũng có những sai lầm sau khi biết được đã trở thành vết sẹo khổng lồ khó mà phai mờ trong tâm trí. Chàng trai trẻ giờ biết ra thì đã quá muộn màng, chồng vô tình giết chết vợ mình khiến con thơ phải lạc loài, mất mẹ. Liệu chàng có thể đứng vững mà “gà trống nuôi con”, hay sẽ rơi vào khủng hoảng, mất tự chủ để rồi dìm chết cuộc đời bằng những ly rượu đắng, sáng xỉn, chiều say, tối lai rai. Một thời trai trẻ tôi đã từng dìm mình dưới ao nước giữa ban đêm đến năm mười tiếng đồng hồ cũng vì chút hờn ghen bóng gió, tức quá nói không được nên đúng là khùng chẳng ra khùng, điên chẳng ra điên. Trong men say tình ái vì tri giác sai lầm mà không biết bao cuộc tình tan vỡ, tôi khi đó như con cú quạ lúc ban ngày. Giờ ngồi ngẫm lại cả một thời son trẻ không biết bao là lỗi lầm đáng tiếc.

Còn làm người, còn có sự sống là còn có sai lầm, khó có ai được hoàn hảo, ngoại trừ các bậc Thánh nhân, các bậc Bồ tát. Tôi ngày hôm nay có cơ hội làm lại cuộc đời nhờ gặp Phật pháp nên chỉ có đôi lời khuyên nhủ cùng các em, các em hãy nên chín chắn suy nghĩ kỹ càng khi bước vào dòng đời nghiệt ngã với muôn ngàn đắng cay. Các em đừng để tri giác sai lầm của mình làm chủ, sai sử như câu chuyện tôi đang kể cho các em nghe. Các em hãy tự hỏi mình từ đâu đến và sau khi chết đi về đâu? Các em hãy tự hỏi như vậy chứ không chỉ biết nam nữ lớn lên thì phải có vợ, có chồng rồi sinh con đẻ cái nối dõi tông đường. Nếu các em chỉ hiểu biết bấy nhiêu thôi thì chưa đủ, các em cần phải tiến xa thêm một bước nữa. Các em muốn duy trì giống nòi làm người để phục vụ nhân loại, đóng góp cho tha nhân là một điều tốt, nhưng các em cần phải biết làm thế nào để trở thành người tốt luôn sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Sự cố chấp của đàn ông vì quan niệm gia trưởng

Hỡi các em, các người trẻ, các em khi lớn khôn chuẩn bị bước vào đời hãy lắng nghe và suy ngẫm lại nhận thức của chính mình cho chín chắn. Thật ra người nữ có 5 cái khổ mà người đàn ông không thể nào giúp được. Cái khổ thứ nhất là lớn lên lấy chồng phải một mình về xứ lạ quê người làm dâu không người thân thuộc.


Cái khổ thứ hai khi có kinh nguyệt phải chịu nhọc nhằn, mệt mỏi trong ngày ấy. Cái khổ thứ ba phải chịu ốm nghén, nặng nề khi mang thai đứa con trong bụng. Cái khổ thứ tư là “vượt cạn” một mình trong đớn đau “banh da xẻ thịt”. Cái khổ thứ năm là hầu hạ đàn ông. Đó là 5 nỗi khổ thầm kín mà tất cả người nữ phải gánh chịu, những nỗi khổ này cánh đàn ông không thể nào thay thế được. Các em trai thanh niên trước khi lập gia đình cần phải quán chiếu sâu sắc về 5 nỗi khổ của phái đẹp để dễ bề thông cảm và yêu thương người bạn đời của mình nhiều hơn bằng trái tim hiểu biết.

Chuyện xưa kể có hai vợ chồng trẻ mới lấy nhau sống rất hạnh phúc thì đất nước bị chiến tranh, chàng trai phải lên đường nhập ngũ để lại người vợ với nỗi nhớ niềm thương cùng đứa con trong bụng. Chiến tranh đã làm ly tán đôi vợ chồng, kẻ ở người đi trong ngậm ngùi thương tiếc. Nàng giờ cô đơn lạc loài phải một mình làm lụng nuôi con trong âm thầm, lặng lẽ. Xưa nay ta thường nghe nói “gà trống nuôi con”, tức hàm ý khen ngợi đàn ông nuôi con một mình. Nhưng thật sự, người nữ có con và nuôi con một mình trong bối cảnh người chồng đi lính quả thật rất khó khăn. Việc nuôi con trong thời buổi chiến tranh loạn lạc không đơn giản và dễ dàng, vậy mà người phụ nữ ấy vẫn làm tròn sứ mệnh vừa làm mẹ, vừa làm cha.

Chiến tranh chấm dứt, 4 năm sau chàng được giải ngũ trở về, lòng tự nhủ thầm không biết con mình là trai hay gái, nếu nó là trai thì phải giống chàng như đúc, nếu là gái chắc giống nàng không sai. Về đến quê nhà chàng gặp lại vợ cùng đứa con trai kháu khỉnh lòng vô cùng sung sướng trong niềm hạnh phúc vô biên, chàng mừng thầm vì đã có con nối dõi tông đường. Hai người gặp lại trong xúc động nghẹn ngào đến nỗi vừa mừng vừa khóc. Người vợ sau đó đi chợ mua thức ăn để nấu cúng tổ tiên mừng gia đình đoàn tụ. Người chồng ở nhà gọi con lại bảo, “con của ba, con lại đây để ba hôn con nè!” Đứa con nghe vậy ngạc nhiên nói, “chú không phải là ba của con, ba của con ban đêm mới về, đêm nào ba cũng nói chuyện với mẹ rất lâu. Mẹ khóc ba cũng khóc theo, mẹ ngồi thì ba ngồi, mẹ nằm thì ba nằm, đêm nào ba và mẹ cũng vậy. Chú không phải là ba của con”.

Người cha trẻ nghe xong choáng váng cả mặt mày, sự thật quá phũ phàng, nàng đành thay lòng đổi dạ đến thế ư! Tim chàng bỗng nhiên chai cứng lại, lời trẻ thơ như gáo nước lạnh tạt vào mặt, bao nhiêu ước mơ được gặp lại vợ và con giờ tan thành mây khói. Chàng trai đau khổ tột cùng khi nghĩ vợ đã nằm trong vòng tay kẻ khác, đã ngoại tình và phản bội chàng. Chàng không thèm nhìn vợ, không thèm hỏi han, không thèm nói chuyện vì nghĩ vợ là người đàn bà mất nết. Khi dâng cơm cúng tổ tiên chàng vô cùng buồn bã mà quỳ lạy một mình, không cho vợ lạy chung. Người vợ đau khổ và xấu hổ vô cùng, nàng hỏi nguyên do nhưng chàng không nói, cúng xong chàng cũng không dùng cơm mà bỏ ra quán ngồi nhậu đến hai ba giờ sáng mới về.

Cứ như thế ngày nào cũng vậy, chàng bỏ mặc vợ và con côi cút, bơ vơ, thầm thương trộm nhớ. Chàng chỉ về nhà khi đã say mèm, chẳng thèm ăn cơm, chẳng chịu nói chuyện với vợ hay vui đùa cùng con. Ba ngày sau người vợ chịu không nổi cảnh tượng dửng dưng, khinh khỉnh, thầm lặng của chồng nên đâm đầu xuống sông tự tử. Đây là câu chuyện tình thuở xưa ông cha ta viết lại để khuyên người trẻ đừng vì thấy nghe sai lầm mà vội vàng ôm mối nghi ngờ, đành lòng kết án oan cho người bạn đời, để cuối cùng mình là nạn nhân của bao điều lầm lỗi, chưa vui sum họp đã sầu chia ly.

Hỡi các em, các người trẻ, các em khi lớn khôn chuẩn bị bước vào đời hãy lắng nghe và suy ngẫm lại nhận thức của chính mình cho chín chắn. Thật ra người nữ có 5 cái khổ mà người đàn ông không thể nào giúp được. Cái khổ thứ nhất là lớn lên lấy chồng phải một mình về xứ lạ quê người làm dâu không người thân thuộc. Cái khổ thứ hai khi có kinh nguyệt phải chịu nhọc nhằn, mệt mỏi trong ngày ấy. Cái khổ thứ ba phải chịu ốm nghén, nặng nề khi mang thai đứa con trong bụng. Cái khổ thứ tư là “vượt cạn” một mình trong đớn đau “banh da xẻ thịt”. Cái khổ thứ năm là hầu hạ đàn ông. Đó là 5 nỗi khổ thầm kín mà tất cả người nữ phải gánh chịu, những nỗi khổ này cánh đàn ông không thể nào thay thế được. Các em trai thanh niên trước khi lập gia đình cần phải quán chiếu sâu sắc về 5 nỗi khổ của phái đẹp để dễ bề thông cảm và yêu thương người bạn đời của mình nhiều hơn bằng trái tim hiểu biết.

Ngày xưa với quan niệm chồng chúa vợ tôi, vai trò người nữ bị khép kín trong phạm vi gia đình với bao điều phiền muộn, khổ đau. Họ phải chịu nhiều cay đắng, một mình đơn độc về làm dâu xứ lạ không người thân thích. Theo quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ một chồng”, người nữ thời ấy chỉ một mực thờ chồng, thậm chí nhiều người phải đi cưới vợ bé cho chồng, nên có câu “thân gái 12 bến nước, trong nhờ đục chịu”. Chế độ chồng chúa vợ tôi nên người đàn ông được quyền lấy nhiều vợ và người phụ nữ nếu dan díu cùng người khác sẽ bị xử tội rất nặng. Đó là luật pháp thời xưa khiến người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi mà không có quyền bào chữa. Họ phải chấp nhận thân gái 12 bến nước, trong nhờ đục chịu là vì vậy.

Nhưng thói đời đục thường nhiều hơn trong, chỉ một vấn đề làm dâu hầu hạ cha mẹ chồng đã là một nỗi khổ lớn và phải lệ thuộc anh chị em nhà chồng. Người xưa quan niệm “đàn bà đái không qua ngọn cỏ”, đàn bà là loại cỏ dại chỉ có nhiệm vụ hầu chồng, thờ chồng, phụng sự gia đình chồng, sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường nhà chồng. Họ phải chấp nhận luật Tam tòng, khi chưa xuất giá phải thờ cha, khi có chồng phải thờ chồng, đến khi chồng chết chỉ biết thờ con, không được quyền tái giá. Đó chính là những bất công buộc người nữ phải chịu nhiều hệ lụy khổ đau mà không nói được. Các em ngày nay chuẩn bị bước vào đời để được sống yêu thương và hiểu biết, bao dung và độ lượng, cảm thông và tha thứ cần phải biết những nỗi khổ thầm kín ấy.

Trở lại câu chuyện chàng trai đi chiến trận trở về gặp lại người vợ và đứa con thơ dại. Đúng ra người cha khi nghe con nói vậy phải tìm hiểu kỹ càng, xác đáng sự việc. Chàng cứ nghĩ trẻ thơ đâu bao giờ nói sai sự thật nên cứ một mực tin càn, chẳng cần tìm hiểu nguyên nhân. Thật ra, khi chàng đi lính, đứa bé ở nhà một hôm hỏi mẹ “ai trong xóm này cũng có cha, sao con lại không có?” Người mẹ khi ấy chỉ vào cái bóng trên vách nói “cha con đó”. Đứa bé nghe mẹ nói vậy tưởng thật nên tin đó là cha mình. Một buổi tối trời đang mưa tầm tã, người vợ trẻ bồng đứa con trên tay dưới ánh đèn leo lét chợt nhớ người chồng bao năm xa cách mà cất tiếng khóc nghẹn ngào. Đứa bé thấy vậy mới hỏi, “bộ cha đánh mẹ hả?”, trẻ thơ thật thà nào có biết gì đâu.

Người vợ trẻ trong thời loạn lạc tình yêu thương chưa trọn vẹn mà phải gánh lấy trách nhiệm nặng nề. Một mình ôm đứa con trong bụng và phải tự mình nuôi dưỡng. Đây là nỗi khổ, niềm đau lớn lao của người vợ trẻ một mình vượt cạn, vừa làm mẹ, vừa làm cha. Một người vợ cùng chồng nuôi con vất vả một thì người vợ đơn phương nhọc nhằn hơn chục lần như thế. Vậy mà sử sách ít bao giờ tán dương phụ nữ mà chỉ tán dương đàn ông bằng câu nói “gà trống nuôi con”. Người vợ trẻ một mình nuôi con đêm ngày mong ngóng, mỏi mòn chờ chồng, thậm chí rất nhiều người phải khóc hận nuôi con vì chiến tranh loạn lạc đến hai ba chục năm mới gặp lại. Ấy thế mà chưa vui sum họp đã sầu chia ly, chàng trai ấy chưa cảm thông nỗi khổ niềm đau thầm kín của vợ trong 4 năm qua.

Đứa con tuy không có cha trực tiếp chăm sóc từ khi mở mắt chào đời, nhưng nhờ sự yêu thương, bảo bọc của mẹ đứa bé vẫn được sống an vui, hạnh phúc. Ngày chồng trở về tưởng được thêm phần hạnh phúc, thêm ấm nồng tình vợ chồng cùng đứa con thơ, thật không ngờ giông bão lại kéo đến. Người vợ quyên sinh vì sầu thương, buồn tủi, người chồng ở lại liệu có thể “gà trống nuôi con”? Người vợ trẻ ấy đã rất bơ vơ, lạc loài ôm bào thai trong bụng khi người chồng đi chinh chiến phương xa. Xưa có chồng ở nhà thì chẳng lo cơm áo gạo tiền, chỉ lo chu toàn mọi việc trong nhà, giờ một mình gánh thêm gánh nặng, phải bảo bọc, che chở đứa con, lần bước vào đời tìm chén cơm manh áo.

Chàng trai trẻ không có cơ hội quán chiếu sâu sắc về sự khó khăn và khốn khổ của vợ khi mình đi chinh chiến, nàng ở nhà nhận lãnh vai trò vừa làm mẹ, vừa làm cha và phải sống cô đơn, hiu quạnh một mình. Đến ngày khai hoa nở nhụy cũng chỉ mình nàng phải vượt cạn một mình, chỗ này đàn ông không thể nào thay thế, nên mới có câu “đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình”. Không có chồng ở nhà để động viên, khuyên nhủ, chăm sóc khi cần thiết, vậy mà nàng vẫn cố gắng chịu đựng để vượt qua mà vươn lên nuôi dạy con khôn lớn. Bao nhiêu năm nhọc nhằn, cực khổ nuôi con, mỗi lúc nhớ chồng nàng khóc một mình trong cô đơn, buồn tủi. Lúc nào nàng cũng ngóng trông, mong đợi và thầm cầu nguyện chiến tranh mau chấm dứt để có ngày được cùng chàng đoàn tụ.

Rồi cái ngày ấy cũng đến, người vợ trẻ mừng đến rơi nước mắt, bao nhiêu ước mơ bây giờ đã thành sự thật. Trong lòng nàng cứ nghĩ chắc chắn chàng sẽ bù đắp hạnh phúc cho nàng sau bao năm xa cách, vừa đi chợ, vừa tưởng tượng chắc chàng sẽ yêu thương mình nhiều hơn. Không ngờ mọi việc thật tréo ngoe, vừa đi chợ về nàng đã thấy chàng mặt lạnh như tiền, nàng hỏi gì chàng cũng không trả lời, chẳng thèm nói năng, ngó ngàng đến nàng. Sự thật là chàng đã hiểu lầm nàng, đứa bé vì muốn có cha nên nàng đã chỉ cái bóng trên vách mà nói “đó là cha con”. Cứ như thế đêm nào cũng vậy, nàng nhớ chồng da diết và phải chỉ bóng mình mà nói “cha của con về đó”. Bây giờ thì nàng đã vĩnh viễn ra đi, đã ôm mối hận thiên thu không thể nào trở lại, thần thức nàng có lẽ vẫn còn lẩn quẩn bên mái nhà xưa để được nhìn con thơ bé bỏng và mong chồng sẽ hiểu được lòng mình hơn. Đứa con thơ dại sau bao năm sống thiếu tình cha, giờ cha đã có nhưng mẹ lại không còn. Chàng trai ấy giờ đã biết mình sai, đã nhận ra điều lầm lẫn lớn lao nhưng vợ đâu còn nữa, giờ thật sự có ăn năn hối tiếc thì cũng quá muộn màng.

Các em hiện giờ có đầy đủ phúc duyên còn có cha, có mẹ, các em đang được sống hạnh phúc bên mái ấm gia đình. Vậy các em ngay tại đây và bây giờ phải biết trân quý, phải biết gìn giữ khi được sống trong vòng tay âu yếm của mẹ cha. Các em biết không, tôi nhờ vậy mà được làm người trở lại, nhờ sự chịu đựng hy sinh và hết lòng thương yêu của mẹ mà tôi bây giờ mới có cơ hội tâm tình, trao đổi với các em bằng tất cả tấm lòng chân thành tha thiết. Khi con người đã có những hiểu biết sai lầm thì nghi ngờ, giận dỗi, tự ái phát sinh làm cho ta không làm chủ bản thân mà phán xét mọi việc sai sự thật. Chàng trai ấy không có sự cảm thông nỗi khổ, niềm đau của người vợ trẻ phải ở nhà một mình vượt cạn, nuôi con; do đó cứ nghĩ trẻ thơ không bao giờ nói dối mà đem lòng oán trách vợ không một lời tìm hiểu, hỏi han để rồi chính tri giác sai lầm mà làm chết đi người vợ thủy chung oan uổng. Này các em, các người trẻ, các em nên đọc kỹ câu chuyện trên để có thời gian suy ngẫm, tìm hiểu trước khi muốn phán xét hay kết luận một điều gì. Các em nên tìm hiểu cho chín chắn, kỹ càng, nếu không như vậy sẽ vô tình làm khổ cho mình và tha nhân khi bước vào đời với bao phiền muộn, khổ đau.

Tri giác sai lầm thường làm con người mất hết lý trí sáng suốt, do đó nhận định và quyết đoán mọi điều không đúng với sự thật mà dẫn đến nhiều tai hại. Là người thanh niên hay người đàn ông trước khi bước vào đời các em phải định hướng, phải tìm hiểu chân lý sống cho rõ ràng. Thường cái gì cứng thì dễ gãy, cái gì mềm dẻo lại dễ tồn tại. Cụ thể nhất là răng cứng nên dễ gãy, lưỡi mềm nên dễ uốn. Các em vào đời cũng phải như vậy! Bao nhiêu cuộc tình đã đổ vỡ vì hiểu biết sai lầm, vì cố chấp, vì không biết cảm thông và tha thứ cho nhau. Vì vậy các em phải cần tìm hiểu cho chín chắn những gì mắt thấy tai nghe trước khi kết luận hay tin tưởng bất cứ việc gì.

Chàng trai ấy lẽ ra phải hỏi vợ mình sự thật ra sao, nếu chàng hỏi rõ thì đâu có chuyện làm đau lòng nhân thế. Nếu giả sử vợ chàng có như thế, cô ấy thật sự đã phản bội chàng thì chàng cũng nên nghĩ lại mà tha thứ, cũng nên cảm thông, độ lượng mà bao dung cho nàng. Suốt thời gian chinh chiến ai nuôi dạy con chàng, ai bảo bọc vợ chàng để còn sống mà chờ chàng đoàn tụ. Nếu có chàng cũng nên can đảm mà mạnh dạn cám ơn người ấy, vì người ấy đã cho con và vợ chàng một sự sống ấm no, trọn vẹn, nhờ vậy có ngày hôm nay chàng có cơ hội gặp lại vợ và con. Ấy vậy mà, vợ chàng xứng đáng là một người vợ ngoan hiền, mẫu mực, đạo đức, thủy chung, dù chịu cô đơn một mình ngậm đắng nuốt cay nàng cũng chấp nhận đi biển một mình để “mẹ tròn con vuông”. Chàng đâu hề biết trong suốt 4 năm ròng chinh chiến phương xa, vợ của chàng phải chịu nhiều đắng cay, khổ sở khi chấp nhận làm thuê làm mướn, cực khổ nhọc nhằn miễn có tiền nuôi con, bất chấp tiếng đời dèm pha, chê trách. Chàng chưa phải là một người đàn ông đích thực, chàng chưa phải là một người đàn ông bản lĩnh, chưa phải là một người chồng lý tưởng vì chỉ biết nghĩ đến mình quá nhiều.

Thật ra chàng sống quá ích kỷ, quá nhỏ nhoi, quá hèn mọn, quá tự ti, quá cố chấp, chàng không xứng đáng là một đấng nam nhi đại trượng phu. Vợ chàng đã mang đứa con trong bụng là giọt máu của chàng, nàng phải một mình mang nặng đẻ đau, tần tảo sớm hôm nuôi con thơ dại, một mình gặm nhấm cô đơn, nhớ chồng da diết, lặng lẽ ngóng trông mòn mỏi, khát khao chờ đợi ngày chàng trở về. Đúng ra vợ chồng xa cách đã 4 năm, khi gặp lại chàng phải thầm cám ơn vợ sao quá đỗi tuyệt vời, một thân một mình thức khuya, dậy sớm tần tảo nuôi con không quản ngại gian lao, khó nhọc; để ngày hôm nay chàng được gặp con, được có con mà nối dỗi tông đường. Chàng thật sự quá ư diễm phúc khi có được một người vợ như vậy, tại sao chàng không biết trân quý, tìm cách bù đắp lại cho cô ấy?

Tôi ngày xưa còn tệ bạc hơn nhiều, tôi bỏ vợ khi mới sinh con chỉ vừa đầy tháng cùng đứa con trai mới tròn 3 tuổi. Vậy mà cô ấy không hề uất hận, vẫn lặng lẽ một mình nuôi con lao nhọc trăm bề. Nhưng vợ chàng phải một mình mang nặng đẻ đau, một mình nuôi con trong thời chiến tranh loạn lạc cùng tiếng đời thị phị còn khó khổ trăm bề hơn thế, vậy mà chàng nỡ dửng dưng, lạnh lùng, không thương tiếc. Nếu chàng biết cởi mở, bao dung, mở rộng tấm lòng một chút thì làm sao có chuyện phải tiếc hận ngàn thu. Chàng có dám bảo đảm sẽ ở vậy nuôi con để được người đời tán dương, khen ngợi? Hiện giờ con chàng còn quá nhỏ, nó đâu biết vì sao mẹ chết, khi lớn khôn rồi phải giải thích ra sao?

Nó sẽ nghĩ gì khi biết sự thật về cách cư xử thiếu hiểu biết của cha nó, sẽ chấp nhận mọi chuyện thế nào đây? Tôi ngày xưa vì đam mê hưởng thụ quá đáng nên sai lầm do quá ngu si, mê muội; còn chàng sai lầm do quá cố chấp vào tri giác của mình. Tôi và chàng cả hai đều sai, trong cuộc đời này vẫn có những cái sai tương tự như thế tràn ngập khắp thế gian. Vì thế ngày nay tình trạng bạo hành học đường, bạo hành gia đình hầu như tràn lan khắp mọi miền đất nước. Con người do đam mê hưởng thụ, do cố chấp và bảo vệ thành trì bản ngã của mình; cái gì của mình thì cho là đúng nên chấp chặt, ai làm khác đi thì không được, từ đó phát sinh tự ái, giận hờn, phá bỏ, gây khổ đau cho nhau.

Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡ và sửa chữa, cũng có những sai lầm sau khi biết được đã trở thành vết sẹo khổng lồ khó mà phai mờ trong tâm trí. Chàng trai trẻ giờ biết ra thì đã quá muộn màng, chồng vô tình giết chết vợ mình khiến con thơ phải lạc loài, mất mẹ. Liệu chàng có thể đứng vững mà “gà trống nuôi con”, hay sẽ rơi vào khủng hoảng, mất tự chủ để rồi dìm chết cuộc đời bằng những ly rượu đắng, sáng xỉn, chiều say, tối lai rai. Một thời trai trẻ tôi đã từng dìm mình dưới ao nước giữa ban đêm đến năm mười tiếng đồng hồ cũng vì chút hờn ghen bóng gió, tức quá nói không được nên đúng là khùng chẳng ra khùng, điên chẳng ra điên. Trong men say tình ái vì tri giác sai lầm mà không biết bao cuộc tình tan vỡ, tôi khi đó như con cú quạ lúc ban ngày. Giờ ngồi ngẫm lại cả một thời son trẻ không biết bao là lỗi lầm đáng tiếc.

Còn làm người, còn có sự sống là còn có sai lầm, khó có ai được hoàn hảo, ngoại trừ các bậc Thánh nhân, các bậc Bồ tát. Tôi ngày hôm nay có cơ hội làm lại cuộc đời nhờ gặp Phật pháp nên chỉ có đôi lời khuyên nhủ cùng các em, các em hãy nên chín chắn suy nghĩ kỹ càng khi bước vào dòng đời nghiệt ngã với muôn ngàn đắng cay. Các em đừng để tri giác sai lầm của mình làm chủ, sai sử như câu chuyện tôi đang kể cho các em nghe. Các em hãy tự hỏi mình từ đâu đến và sau khi chết đi về đâu? Các em hãy tự hỏi như vậy chứ không chỉ biết nam nữ lớn lên thì phải có vợ, có chồng rồi sinh con đẻ cái nối dõi tông đường. Nếu các em chỉ hiểu biết bấy nhiêu thôi thì chưa đủ, các em cần phải tiến xa thêm một bước nữa. Các em muốn duy trì giống nòi làm người để phục vụ nhân loại, đóng góp cho tha nhân là một điều tốt, nhưng các em cần phải biết làm thế nào để trở thành người tốt luôn sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.