Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Buổi trưa bên chén trà

Buổi trưa bên chén trà

Buổi trưa có khi thiêng liêng lạ, im lặng lạ, im lặng đến có thể lắng nghe được tiếng nắng nổ trên nhà lá cọ, tiếng con sâu ăn lá bàng, tiếng ngáp của chú thạch sùng đâu đó!

Đăng lúc: 12/11/2018 10:35:24 AM | Đã xem: 1824 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Trà Thất , Bên chén trà
Con đường nào đưa ta tới hạnh phúc ?

Con đường nào đưa ta tới hạnh phúc ?

Hạnh phúc thì chỉ có một mà con đường (phương tiện) để đạt đến hạnh phúc thì nhiều vô kể.....

Đăng lúc: 11/09/2018 03:16:07 PM | Đã xem: 1695 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Trà Thất , Bên chén trà
Trụ Trì rồi !!!

Trụ Trì rồi !!!

Một người bình thường ngoài đời cứ học hành xong, có công việc, tự lo cho bản thân được rồi, bắt đầu kết hôn, có gia đình. Người ta nói là đã trưởng thành.
Còn người tu, cũng vẫn học, tùy theo khả năng mỗi người mà học. Có người thì học mỗi Trung cấp Phật học, xong rồi thôi, coi như có vốn kiến thức tạm đủ về mà tu, hay là xác định học xong về ở với Thầy tổ, không cần trụ trì, nên học nhiều cũng không làm gì.

Cũng có người học lên Đại học, xác định học xong phải đi trụ trì một ngôi chùa nào đó, rồi hoằng pháp, dạy học, tiếp Tăng độ chúng.

Cũng có người học lên Thạc sĩ, có thêm kiến thức, ít ra giá trị cũng nằm ở cái bằng so với mặt bằng chung dừng ở mức độ Đại học. Để có thể làm giáo thọ của một trường Phật học nào đấy, làm giảng sư, cũng để có vị trí nhất định trong Giáo Hội tiếp tục kế thừa những vị lãnh đạo trước.

Cũng có người lên tới Tiến sĩ, học về trụ trì một lần hai-ba cái ngôi chùa, đi giảng chỗ này chỗ kia, tổ chức khóa tu này khóa tu nọ, có vị trí đáng nể trong đội ngũ lãnh đạo Giáo Hội.

Nhưng rồi học tới đâu đi chăng nữa cũng tùy vào trình độ, hay đơn giản là nhu cầu của địa phương sinh hoạt. Quan trọng nhất, cũng là tu kiểu gì.
FB IMG 1515400368457
Vậy đó. Người tu đủ tuổi thọ Đại giới xong, học hành cũng mãn, về lại chùa xưa, Thầy Tổ hay Giáo Hội giao cho ngôi chùa nào đó về trụ trì, tự lập. Bắt đầu sứ mạng tuyên dương chánh pháp… người ta mới gọi là trưởng thành.

Ở trường Trung cấp Huế, tôi ở cùng phòng với một sư huynh người Hà Tĩnh, mới thọ Đại Giới năm ngoái, đang học Học viện năm thứ III. Thọ giới về xong, sư phụ giao cho cái chùa ngoài Hà Tĩnh, chùa quê, nhưng ấm áp.

Thật sự ở cùng liêu nhưng tôi với thầy ấy chẳng nói chuyện nhiều là mấy, ngoài mấy câu hỏi đáp bâng quơ, nhưng chắc cũng cả mấy ngày mới hỏi, có lẽ là không hợp cho lắm. Vậy mà cũng chung liêu được gần 4 năm rồi. Nghĩ lại thấy cái duyên nó ngộ.

Cứ mỗi tuần học xong, thầy ấy lại tất bật chạy về Hà Tĩnh, phần lo cho chùa, cửa nẻo ra sao, mùa mưa bão nước có tạt không, bà con tu tập kiểu gì. Mỗi tuần trước ngày về, lại lỉnh kỉnh đi mua một mớ đồ, sắm cho chùa từng chút, cái chuông, cái mõ, ông Phật… đủ thứ.

Tháng nữa chuẩn bị Tết, thầy đi in lịch, tặng bà con trong làng cho vui. Tết người ta vào nhà chúc Tết, thấy cái lịch trên tường có tên nhà chùa tặng, cũng nở mày nở mặt.

In lịch xong, lấy về. Thầy ấy mở ra coi, săm soi từng tờ, lật lật, nâng niu như sợ nó rơi số ra ngoài. Đếm, rồi lại lật. Tôi ngồi bên giường, thầy ấy không nói, nhưng chắc là thầy vui lắm.

Vui vì lần đầu tiên mình đi tặng lịch Tết. Lần đầu tiên cho người ta cái thứ mà hồi nhỏ cứ nghĩ là phải làm gì ghê gớm lắm mới có lịch đem đi tặng.

Vui vì trên tờ lịch đó in tên chùa mình, mặc dù hổng phải tên mình, nhưng cũng vui, bởi chùa đó, mình trụ trì chớ ai.

Vui vì rồi cũng có ngày đường đường chính chính cầm tờ lịch trên tay đi tặng bà con, bạn bè với danh xưng ông trụ trì. Nhất là, về nhà đưa mẹ, con trai mẹ làm trụ trì rồi. Mẹ cầm tờ lịch, tay rờ rờ trên cái tên chùa, hổng có quà Tết năm nào mẹ vui như năm nay.

Nghĩ cũng lạ, trụ trì rồi, người ta cứ tất bật, nhưng cũng hay vui, vui từ mấy cái nhỏ nhất.

Trụ trì rồi, không còn là công tử ở với sư phụ nữa. Bắt đầu tung cánh, bay đi, bay đến nơi nào cần. Đi mà ban rải chánh pháp. Cũng đồng nghĩa với việc không còn nhõng nhẽo với sư phụ nữa, bây giờ có gì phải tự lo, tự xử với bất trắc của cuộc đời.

Trụ trì rồi, nghĩa là thời gian dành cho sư phụ cũng ít đi. Phải lo cho Phật tử riêng, trăn trở với việc chùa. Nghĩa là bữa cơm với sư phụ cũng ít dần, lâu lâu cũng chỉ là bữa cơm hội ngộ ngày có giỗ. Nghĩa là không còn nói chuyện tâm sự nhiều với sư phụ, vài ba bữa một cú điện thoại xa, hỏi thầy có khỏe không, thầy ăn cơm có ngon miệng không, huynh đệ ở chùa có làm thầy vui không, hay lâu rồi con không về thầy có buồn không. Rồi cũng có những cuộc điện thoại ngây thơ về sư phụ, đòi chỉ cách xử lý mấy việc không tên mà ngày xưa, sư phụ làm có bao giờ chịu hỏi.

Trụ trì rồi, tự nhiên nhiều lúc thấy nhớ chùa xưa da diết. Nhớ tiếng mõ lốc cốc của chúng điệu chiều công phu, nhớ tiếng hồng chung giật mình ngáy ngủ lúc 4 giờ sáng. Nhớ cái nhà bếp thầy trò ngồi ăn cơm mà rôm rả, cũng nhớ luôn cái ghế ngồi bao nhiêu năm trời muốn chai đít, hổng biết mình đi rồi, đứa nào ngồi chỗ đó. Cũng nhớ luôn bà nhà bếp nấu ăn, vui thì cười ha hả, buồn thì bỏ muối cho đậm đà món ăn. Nhớ mấy cái la rầy của ông sư phụ, mà không biết, sư phụ cả đống chuyện phải lo. Nhớ cây chôm chôm sau hè, bữa có trái cả chùa cứ quấn quanh khen chê đủ kiểu, bây giờ hổng biết mùa này chôm chôm có ngọt hông. Vậy đó, đêm về nằm trong căn phòng mới, tự nhiên bao nhiêu kỷ niệm ùa về, chảy nước mắt, tự nhiên thèm nhỏ miết, đừng có lớn để đi trụ trì, xa chi rồi nhớ…

Trụ trì rồi, là bao nhiêu việc phải lo, toàn là mấy việc trước giờ thấy sư phụ làm tưởng dễ lắm, bây giờ một chút thôi cũng mệt, tự nhiên thấy thương sư phụ quá chừng.

Trụ trì rồi, có Phật tử riêng, bắt đầu dạy bảo, hướng dẫn đủ điều, mới thấy chúng sanh khó độ, tự nhiên thấy hối hận ngày xưa thấy Phật tử chùa người ta, cứ bảo Phật tử chùa đó gì kỳ vậy.

Trụ trì rồi, được người ta gọi làm sư phụ. Mới biết gọi thì dễ mà làm hông có dễ, sư phụ thì phải đàng hoàng, sư phụ thì phải nghiêm khắc, sư phụ thì phải quan tâm, sư phụ thì thương nhưng vẫn đánh, tự nhiên thấy từ sư phụ sao thiêng liêng quá, ngẫm lại thấy sư phụ mình ghê thiệt.

Trụ trì rồi, bắt đầu gánh những điều tiếng, lời ra tiếng vào, thị phi dư luận đủ trò. Lần đầu mới thấy bị tổn thương, mới biết cảnh làm dâu trăm họ, mới hiểu thế nào là ức chế. Bây giờ mới hiểu chữ Nhẫn ngày xưa thầy dạy.

Trụ trì rồi, là có đệ tử, bắt đầu có con rồi. Mới biết có con mệt ra sao, trời lạnh không biết nó lạnh không, lặng lẽ tạt qua phòng kéo chăn lên cho nó, thấy nó ăn cơm ít, tưởng bệnh, đem dĩa mãn cầu mới hái xuống cho nó, kêu thầy không thích ăn mấy cái này. Làm thầy mới biết thấy nó hư, phải đánh, phải la, mà trong lòng đau như đứt. Làm thầy rồi là tập không biết khen, nó làm gì cũng chê, để dạy nó đừng kiêu ngạo nghe con… làm thầy rồi mới biết, ngày xưa hiểu lầm sư phụ đủ thứ, tự nhiên thèm chạy về ôm thầy quá chừng.

Trụ trì rồi, Tết không còn cảnh huynh đệ quầy quanh sư phụ xin lì xì, không nghe sư phụ chúc từng đứa nữa mà đổi lại năm nay, mình phải chuẩn bị tiền đặng lì xì người ta, xung quanh toàn mấy gương mặt mới, lạ nhưng ấm áp, có cái gì đó vui trong lòng.

Trụ trì rồi, có tiền hơn rồi, nhưng không phải để mua quyển sách ngày xưa thích đọc, hay may bộ đồ màu mới. Mà lại đi sắm đồ để ở chùa, mua cái chén cho Phật tử về ăn cơm, sắm cái mền cho người ta đắp, hay bắt thêm mấy bóng đèn ngoài sân sợ tối về tụng kinh họ hổng thấy đường.

Trụ trì rồi, hình như mắt sáng hơn. Cái lá rụng sau cửa chùa cũng thấy, vết bụi nhỏ trên tượng Phật trong chánh điện cũng thấy, cây chổi quét nhà gãy cán nhét vội sau vườn cũng thấy, kể cả trái ổi nâng niu mấy ngày trời chờ ngày thơm để hái mà chiều nay đâu mất tiêu… thấy rồi lại tự tay mà làm, tự cầm cây chổi quét cái lá, thấy nhớ cái thời làm điệu ngày xưa, tự nhiên thương cái chùa mình vô cùng, như bản thân mình vậy, dơ một chút, chịu không nổi.

Lạ vậy đó.

Trụ trì rồi tự nhiên con người ta khác đi, thấy mình trưởng thành hơn, biết nhẫn, biết đau, biết tổn thương, biết ngã, biết tự đứng lên… nghĩ cũng lạ.

Nói gì nói, tôi viết bài này cũng chưa làm trụ trì, thấy sao kể vậy. Nhưng viết xong rồi mới thấy mình may mắn, bởi chưa có trụ trì, để có thời gian trân trọng những thứ đó hơn, để sau này không phải tiếc nuối, ngồi trước cổng chùa cầm cái nón ngó về chùa xưa, chảy nước mắt mới giật mình, trụ trì rồi…
Tác giả bài viết: Mộc Trầm

Đăng lúc: 26/01/2018 09:14:41 PM | Đã xem: 859 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bên chén trà
1

CẨN THẬN VỚI TÂM TƯỞNG

Ta tưởng mình ổn mà hoá ra bất ổn, ta tưởng mình giỏi mà hoá ra cũng bình thường, ta tưởng mình mạng mẽ mà hoá ra cũng dễ tổn thương, ta tưởng mình bao dung độ lượng mà hoá ra cũng còn nhiều toan tình thiệt hơn, ta tưởng mình thương yêu người ấy mà hoá ra ta chỉ đang cần người ấy

Đăng lúc: 24/12/2017 04:32:20 PM | Đã xem: 3281 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: HẠT GIỐNG LÀNH , Nuôi Dưỡng Tâm Từ , Trà Thất , Bên chén trà
mẹo đọc sách 2

Đọc sách có thể giúp tăng tuổi thọ

Việc đọc sách tốt cho não bộ đã được biết đến trong một thời gian dài, nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy việc đọc sách thường xuyên có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.

Đăng lúc: 19/12/2017 09:13:14 AM | Đã xem: 2092 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Trà Thất , Bên chén trà , Sổ Tay Cần Dùng
Chén trà chánh niệm

Chén trà chánh niệm

“Hãy ở đây và ngay bây giờ, và tận hưởng giây phút hiện tại chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta”. Hãy để cho hương thơm của trà lấp đầy khoảng không trong tâm của bạn cho đến khi không còn chỗ cho những suy nghĩ. Hãy để cho “cái tâm hay suy nghĩ” trở thành “cái tâm thưởng trà”.

Đăng lúc: 09/12/2017 07:14:17 PM | Đã xem: 1359 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Trà Thất , Bên chén trà
viết cho một người

viết cho một người

Viết cho một người !
Con đã cố níu kéo và ôm vào lòng một hình ảnh mong manh.
Con khóc vay cười mướn cho một xác bướm hồn tiên,

Đăng lúc: 11/07/2017 10:13:00 AM | Đã xem: 1631 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Trà Thất , Bên chén trà
Làm chủ thời gian của chính mình

Làm chủ thời gian của chính mình

Dzigar Kongtrul Rinpoche sinh ra ở miền Bắc Ấn Độ, nhưng hiện sống ở miền Nam Colorado, Hoa Kỳ. Ông là sáng lập viên của Mangala Shri Bhuti, tổ chức chuyên nghiên cứu và thực hành giáo lý của dòng truyền thừa Longchen Nyingthik thuộc Phật giáo Tây Tạng.
*

Biết nhìn nhận thực tại

Ngày nay, những người ở độ tuổi bảy mươi vẫn thấy mình còn thời giờ để tiêu pha. Tôi không biết do đâu mà họ được vậy. Có lẽ vì trong các xã hội tân tiến, người ta sống khỏe hơn, luôn hoạt động và di chuyển nhiều hơn, nhờ thực phẩm tốt hơn, có nhiều thuốc bổ và nhiều phương pháp chữa bệnh hơn. Người già cũng có nhiều thứ để giải trí, để bận rộn hơn như: các tour du thuyền, các hội thảo và nhiều loại hoạt động thể lực khác. Bạn sẽ nghe họ nói, “Những người bốn mươi là người ba mươi mới, và những người năm mươi là bốn mươi mới…”. Ai cũng cố gắng để giữ được sự trẻ trung hay cái nhìn trẻ trung. Cách suy nghĩ này đã thay đổi quan điểm và cách chúng ta liên tưởng đến tuổi già.

hourglass.jpg
Việc chúng ta sử dụng thời gian như thế nào tùy thuộc vào việc ta sắp xếp thời gian,
và việc đó lại tùy thuộc vào việc ta phác họa cuộc sống của mình như thế nào - Ảnh minh họa

Khi tôi mới đến phương Tây, phần đông đệ tử của tôi đều khá trẻ, chỉ trừ một nhóm phụ nữ rất chí thành ở độ tuổi bốn mươi hay lớn hơn. Họ lập nhóm để học pháp, mà họ vui vẻ gọi nhau là nhóm Các bà lão. Khi tôi hỏi một đệ tử khác, trong độ tuổi bảy mươi, có muốn gia nhập với nhóm Các bà lão không, thì người này nổi giận. Con người thường như thế, tưởng là mọi thứ đều vĩnh viễn.

Trong các nền văn hóa truyền thống, bảy mươi đã coi là già, và người ta không có vấn đề gì khi nói lên điều đó. Các nền văn hóa này xem tuổi già là lúc để ta sửa soạn cho cái chết. Nhiều người thời tuổi trẻ có những hành động ngông cuồng, bất thiện thường bắt đầu chỉnh sửa lại, và hướng đến việc thực hành tâm linh lúc tuổi xế chiều. Thay vì tiếp tục làm điều bất thiện, họ dốc hết những năm tháng còn lại trong đời để đọc kinh, lễ sám. Tôi thấy những điều này thường xảy ra, ngay nơi bản thân tôi.

Ở Tây Tạng, khi cha mẹ già đi, con cái sẽ nói, “Cha/mẹ già rồi, hãy lo trì tụng kinh kệ, đi chùa chiền!”. Điều này có hai lợi thế: con cái biết làm thế thì cha mẹ khỏi vướng bận họ, nhưng đó cũng là do áp lực của xã hội thúc đẩy người ta chuẩn bị cho cái chết. Khi người già chuẩn bị cho điều đó; nó giúp họ ở tư thế sẵn sàng.

Biết nhìn nhận thực tại tốt hơn là bắt nó phải theo ý mình. Biết chăm sóc thân là điều khôn ngoan; ta không muốn già, không muốn bất lực trước tuổi. Ta không muốn đánh mất lòng tin yêu cuộc sống, sự nhiệt tâm. Nhưng chăm chú lo kéo dài cuộc sống hơn là chấp nhận cái chết là vô vọng. Tuổi trẻ chóng qua, rồi đến tuổi trung niên, rồi tuổi già. Tóm gọn lại là thế. Rinpoche Patrul khuyên ta nhìn sự xoay vần của cuộc sống như thời gian của một ngày: trẻ con ở buổi bình minh, tuổi mới lớn là những giờ phút của buổi sáng, trưởng thành buổi trưa, và già nua buổi hoàng hôn. Nếu bạn muốn chuẩn bị tâm thức cho cái chết, thì việc quán sát thời gian là điều nên làm.

Lập thời dụng biểu

Bản tính tôi không phải là người có óc tổ chức, nhưng mấy năm trước đây tôi nhận thấy nếu tôi không biết làm chủ thời gian, thì nó sẽ làm chủ tôi. Vì thế, giờ tôi làm đầy thời gian biểu của mình với càng nhiều pháp hành càng tốt. Tôi lên kế hoạch cho cả năm - điền đầy cả cuốn lịch với quyết tâm, rồi tôi thực hành theo đó. Tôi biết mình có tất cả bao nhiêu giờ trong ngày và tôi dành thời gian để làm các việc đó. Tôi nhận định, đây là cuộc đời tôi, nếu tôi không làm chủ nó thì ai sẽ làm đây. Tôi thấy mình suy nghĩ nhiều về thời gian, quán sát mình còn bao nhiêu thời gian và mình muốn làm gì với chúng.

Thực tế ra mà nói, ta chỉ có hai mươi bốn giờ một ngày. Vậy ta muốn dùng chúng vào việc gì? Ta cần thời gian để ngủ. Nhưng thực sự ta cần ngủ bao nhiêu tiếng? Bảy hay tám tiếng không thích hợp với ta rồi, trừ khi ta đang ở tuổi mới lớn. Đa số đều có việc làm. Ta thường phải làm cơ bản tám, chín tiếng một ngày. Vậy là ta chỉ còn lại bảy hay tám giờ. Nhưng rồi ta còn những bổn phận đối với gia đình, ta cần dành thời gian với họ. Như thế với thời gian còn lại, ta làm thế nào để tu tập trong đời sống?

Tôi là người thuộc về đêm, nên tôi hành thiền vào đêm khuya. Có người lại thích bắt đầu trước bình minh. Đó là những giờ yên tĩnh - những giờ dễ tu tập - vì người khác đang yên giấc hay có thể cũng đang tu tập. Đôi khi thực hành vào ban đêm tôi cũng cảm thấy buồn ngủ, nhưng qua giai đoạn đó, tôi tìm được nguồn năng lực mới giúp tôi hoàn tất được việc thực hành của mình. Bất cứ điều gì có thể giúp ta tập trung sẽ tạo năng lực, đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của ta. Trước đây tôi thường bị mất ngủ, nhưng giờ khi đã có thời gian thực hành thường xuyên, tôi thường có giấc ngủ sâu.

Thiết lập mục tiêu rõ ràng

Nếu ta có nguyện vọng thực hành, ta cần thiết lập mục tiêu rõ ràng để thực hiện điều đó. Tâm lưỡng lự không giúp gì cho ta. Ở Tây Tạng có câu nói: Yi nyi te tsom. Yi nyi, có nghĩa là khi ta có hai tâm, sẽ có sự mâu thuẫn trong lựa chọn. Ta sẽ không chắc chắn nên phải làm gì. Ta có thể muốn tu tập nhưng không đủ ý chí để thực hiện điều đó.

Nhiều người muốn tu tập mà không tìm ra thời gian. Điều đó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của họ. Trong trường hợp đó, ta cần tự hỏi điều gì đã cản trở ta thực hiện ý nguyện của mình? Ta có sống tốt không, hay chỉ lây lất qua ngày? Ta sử dụng thời gian của mình như thế nào? Ta có biết đúng, sai? Ta có hướng tham vọng của mình đến một đời sống có ý nghĩa, hay tránh né nó? Nếu đúng, thì tại sao lại như vậy?

Việc chúng ta sử dụng thời gian như thế nào tùy thuộc vào việc ta sắp xếp thời gian, và việc đó lại tùy thuộc vào việc ta phác họa cuộc sống của mình như thế nào. Một khi ta đã trả lời được những câu hỏi này, và đã quyết định rõ ràng để có thời gian thực hành trong cuộc sống, thì ta phải cố gắng hết sức hơn là để tâm chạy rông, vô tổ chức, chỉ đợi điều gì đó xảy ra cho mình.

Đề phòng sự xao lãng

Sự xao lãng ngụy trang dưới nhiều hình thức. Đôi khi ta cảm thấy như mình phải gánh vác chuyện của người khác. Nếu ta có khuynh hướng hay làm việc đó thì thế nào cũng có người bằng cách này hay cách khác, níu áo ta. Họ cần một lời khuyên, nhưng họ không thực sự lắng nghe ta. Họ chỉ muốn có chỗ để giải tỏa, trút bầu tâm sự. Họ cảm thấy căng thẳng, rồi khiến ta bị căng thẳng lây, rốt cục không có ai được lợi lộc gì. Hoặc giả, trong công việc, nếu chúng ta quá chú trọng đến chi tiết và muốn mọi thứ phải hoàn hảo, thì có thể ta chẳng bao giờ làm xong chuyện gì, mà cũng không còn thời giờ để tu tập. Chúng ta cũng có thể cảm thấy mình là người duy nhất biết làm bất cứ việc gì, nên cuối cùng là ta phải gánh vác mọi việc. Có người lại không bao giờ biết từ chối. Các hình thức gây xao lãng này còn chưa kể đến nhu cầu phải được giải trí, được tiêu khiển không ngừng của ta, cũng như những thứ xa lạ, đòi hỏi nhiều sự quan tâm mà ta mang vào cuộc sống của mình như là thú nuôi, các hệ thống giải trí cá nhân và các loại máy vi tính cầu kỳ.

Ngay cả trong các khóa tu, người ta cũng tìm đủ cách để bận rộn, để lẩn tránh việc tu tập, như mỗi ngày bỏ ra hằng giờ để lên danh sách mua sắm. Ở Ấn Độ, người ta nói, “Bạn chỉ cần hai chiếc bánh mì mỗi ngày”. Tôi không nghĩ điều đó có nghĩa là ta phải qua ngày bằng hai chiếc bánh mì, như một nhà tu khổ hạnh. Đây chỉ là ám chỉ cho sự buông xả. Thực sự chúng ta cần gì? Đã bao lần ta bị xao lãng bởi các tham vọng, bởi sự tìm tòi phương cách để đạt được chúng? Chúng ta có thể giải phóng bản thân khỏi những xao lãng này bằng cách không cần đến chúng? Dầu với lý do gì, đổ lỗi cho người khác vì sự xao lãng của mình đều không hay ho gì. Kunchyen Longchenpa đã nói, “Các tham vọng thì vô hạn; chỉ khi ta buông chúng thì chúng mới biến mất”.

Tâm cởi mở - bình an

Nếu không có mục tiêu, ta chỉ loanh quanh như một con hổ bất an, không thể tìm thấy yên ổn trong bất cứ thứ gì. Ta lăn trở trên giường, vặn truyền hình, chuyển đổi các kênh, ăn khi không đói, rồi điện thoại liên miên. Ta định làm gì thế? Ta đang cố gắng để kết nối với thế giới vật chất bên ngoài. Nhưng làm sao ta có thể làm điều đó, khi ta còn chưa thể kết nối với nội tâm mình?

Những lúc ta không cảm thấy kết nối với nội tâm là lúc tốt nhất để tu tập. Khi tâm ta không bình ổn, cũng giống như khi bị đau răng. Ta bị hành hạ, chi phối bởi tư tưởng, tình cảm và sự sợ hãi. Ta cũng nghĩ ra đủ thứ cảm xúc vật lý. Tôi đau cổ, rồi nhảy qua đau lưng, đau chân. Rồi bỗng nhiên, ta nghe tiếng nói bên tai, hay mắt ta đang ngứa? Sự thật hơi đáng ngờ, phải không bạn?

Ta cần thời gian để năng lượng bất ổn, căng thẳng này hạ xuống nơi thân. Khi thân an, tâm an. Khi tâm an, các cảm xúc an, và ta cảm nhận sự tự tại, thư giãn, hay shenjong. Khi tâm thư giãn, nó có mặt cho ta, phục vụ ta hay ít nhất cũng giúp ta hiểu việc gì đang xảy ra. Không gian của shenjong ít có biến động, nên tư tưởng, cảm xúc không thể xô đẩy, làm tổn hại ta như chúng thường làm. Tất cả những nỗi mệt nhọc tan biến đi. Tâm ta trong sáng. Thân cảm thấy nhẹ nhàng như mảy lông.

Cần có sức mạnh và sự rõ ràng

Ta cần chút ít sức mạnh để chống lại thói quen chạy theo ngoại cảnh, ngay cả khi ta đã mất khá nhiều thời gian vào đó. Đừng như chú cá heo bơi theo dòng nước, dầu đã bơi nửa đường vào miệng gấu, thay vì thối lui ra, lại nghĩ, “Dầu gì, ta cũng đi được nửa chặng đường”. Thoát ra được sự xao lãng đòi hỏi ta phải có ý chí và sự rõ ràng.

Có nhiều người nói, “Tôi quá lười và quá yêu bản thân nên không thể bỏ thì giờ tu tập”. Loại người lười biếng và thiếu ý chí như vậy sẽ chẳng bao giờ được giải thoát. Đức Phật đã nói, loài ruồi, giòi, vi trùng, nếu chúng có khả năng khao khát được giác ngộ, chúng cũng sẽ làm được. Thật đáng xấu hổ nếu điều đó xảy ra, phải không? Giòi mà còn đạt được giác ngộ huống là ta. Trong kinh nói, “Vạn pháp do duyên khởi”. Các duyên mà ta cần được tạo ra do ý chí và sự rõ ràng của dự tính, và cách ta áp dụng chúng trong đời sống.

Không phải là ta không tinh tấn. Chuông báo thức reo, 4 giờ sáng. Nhiệt độ đã xuống hàng đơn vị. Chúng ta không muốn ngồi dậy, nhưng đó là ngày thứ hai và ta sẽ phải lãnh hậu quả, nếu không ngồi dậy. Phải dậy thôi. Rồi phải quét tuyết trên cửa xe, làm ấm xe, và thẳng tới chỗ làm, ở đó chín hay mười tiếng. Phải làm những việc này mỗi sáng cũng cần chút tầm nhìn, chút ý chí và sự sáng suốt. Nếu ta có thể làm tất cả những thứ đó, chắc chắn ta sẽ tìm ra được thời gian để thực hành.

Cánh đồng xoài hiện đại

Nếu ta có thể quán sát thời gian một cách thực tế, xếp đặt thời khóa biểu, tránh sự xao lãng với ý chí, tâm sáng suốt, và suy nghĩ về những gì khiến cuộc sống có ý nghĩa, chúng ta chắc chắn sẽ tìm ra thời gian để thực hành, để thư giãn tâm. Thông thường, khi thư giãn có nghĩa là đem tâm ra khỏi những công việc hàng ngày, nằm nghỉ ngơi, xem truyền hình hay ngủ nghỉ. Thường thư giãn có nghĩa là tách ra khỏi những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng dầu ta có bỏ ra nửa cuộc đời để ngủ vẫn chẳng bao giờ thấy thư giãn. Đó là vì ta không chú tâm vào việc thư giãn tâm.

Có gì giúp ta thư giãn hơn là sự buông bỏ những âu lo, những toan tính? Có cách gì tốt hơn là quan sát Bồ-đề tâm để giảm thiểu sự bám víu? Để giải phóng những hy vọng và sợ hãi, có gì tốt hơn là hãy để chúng khởi lên, rồi tự chúng hoại diệt một cách tự nhiên trong không gian của tâm cởi mở? Thiền tạo không gian cho mọi thứ: tất cả những hy vọng, sợ hãi, âu lo cũng như niềm vui và khát vọng. Không cần phải kiểm soát tư tưởng, vì khi thực hành, ta đã tự nguyện để chúng như chúng là - không phán xét chúng tốt hay xấu, có ích hay có hại, tâm linh hay vật chất. Có những hoạt động nào khác có thể hỗ trợ cho tâm và các phát khởi của nó theo cách này không? Chắc chắn là không.

Điều duy nhất ta cần để thực hành là tìm một nơi yên tĩnh để ngồi: một căn phòng, một ghế ngồi nơi công viên, hay chính chiếc giường của mình. Trong các kinh diễn tả một cánh đồng xoài yên tĩnh như là một nơi lý tưởng để thực hành. Đức Phật và các đệ tử của Ngài đã hành thiền ở những nơi như thế. Nếu bạn nghĩ về điều đó, đang giữa một ngày bận rộn, bất cứ một chỗ yên tĩnh nào để ngồi cũng có thể là cánh đồng xoài hiện đại.

DZIGAR KONGTRUL RINPOCHE
Diệu Liên Lý Thu Linh
(Chuyển ngữ từ Take charge of your practice, Tricycle, 5-5-2017)

Đăng lúc: 24/06/2017 09:18:55 PM | Đã xem: 1067 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bên chén trà
Năm Đinh Dậu gửi bạn đọc 3 câu chuyện về gà

Năm Đinh Dậu gửi bạn đọc 3 câu chuyện về gà

1. Gà rừng lúc gáy lúc không
Theo kinh Bổn sinh, ngày xưa, Bồ-tát chuyển sinh làm con trai gia đình quý tộc Bà-la-môn, khi trưởng thành, Bồ-tát tinh thông kinh điển, tri thức hơn người, trở thành thầy dạy của năm trăm học trò Bà-la-môn khác. Nhà thầy có nuôi một con gà trống báo giờ. Hễ gà trống gáy sáng thì học sinh thức dậy đi học, đi làm. Về sau gà trống ấy chết đi, các học trò để tâm tìm một con gà trống khác thay thế.

tanman ga.jpg
Chuyện gà nhân năm Dậu

Một hôm, một học trò đi lượm củi ở khu rừng bên cạnh bắt được một con gà trống rừng, mang về nuôi trong chuồng, muốn nhờ tiếng gáy của nó đánh thức mọi người. Nhưng gà trống rừng từ nhỏ đã sống trong rừng sâu, không biết lúc nào nên gáy, lúc nào nên không. Có khi nửa đêm nó cất tiếng gáy.

Các học trò nghe tiếng gáy của nó thì thức dậy học bài. Họ học đến sáng thì đã mỏi mệt, không còn tinh thần để làm việc gì nữa cả. Sự việc tiếp diễn trong mấy ngày, các học trò không còn chịu nổi nữa vì thời khóa bị xáo trộn loạn xạ, bèn lén bàn với nhau giết thịt con gà vô nguyên tắc đó.

Họ làm thịt gà trống, chuyện đến tai thầy, thầy liền trầm ngâm mấy câu kệ: “Không được dạy dỗ / Không biết theo thầy / Lúc gáy lúc không / Không hiểu biết gì!”.

(Lời bàn: Lúc nên gáy thì không gáy, lúc không nên gáy thì lại gáy, gà trống rừng cuối cùng bị chết vì tiếng gáy không đúng lúc của mình. Gà trống không được nuôi dưỡng dạy dỗ nên mới mang tai họa. Con người cũng vậy, nếu thiếu giáo dục, thiếu tu dưỡng… thì sẽ không biết nên làm việc thế nào, sống thế nào, đối nhân xử thế ra sao… rất dễ thất bại trên đường đời. Vì thế chúng ta phải không ngừng nâng cao tri thức và nhận thức của mình về con người, về cuộc sống).

2. Gà trống và côn trùng

Có một đứa trẻ, mới 7 tuổi, nhưng thường tìm Thiền sư Vô Đức (947-1024), cùng sư nói lung tung một trận các chuyện đông tây nam bắc. Thiền sư Vô Đức nhận thấy cậu bé này thông minh, ăn nói lưu loát, lại thường có một chút ý vị của đạo Phật nên cũng để tâm.

Một ngày nọ, Thiền sư Vô Đức nói với cậu bé: “Lão tăng mỗi ngày đều bề bộn công việc, không có thời gian để thỉnh thoảng ở đây tranh biện với con. Bây giờ ta cùng con hãy tiếp tục tranh biện một phen. Nếu con thua, con phải mua bánh mời ta; còn nếu ta thua, ta sẽ mua bánh cho con”.

Cậu bé nghe xong nói: “Vậy thỉnh sư phụ đưa tiền ra trước!”.

Thiền sư Vô Đức nói: “Tranh biện thua mới phải chịu mất tiền, còn biện thắng thì không mất gì. Thứ nhất, giả sử lão tăng ta là một con gà trống”.

Cậu bé nhanh nhẩu: “Vậy thì con là côn trùng nhỏ”.

Thiền sư Vô Đức được thế, bèn nói: “Nếu đúng con là con côn trùng nhỏ, thì con phải mua bánh cho ta, bởi vì gà trống ăn côn trùng!”.

Cậu bé không chịu thua, nói: “Không thể, thưa sư phụ! Thầy cần mua bánh cho con mới đúng. Thầy là gà trống lớn, con là côn trùng nhỏ, con vừa nhìn thấy thầy đã bay mất tiêu luôn rồi. Bởi vì giữa thầy trò không nên tranh luận, không hơn thua với nhau! Vì vậy thầy chẳng phải là đã thua rồi sao?”.

Thiền sư Vô Đức dắt tay cậu bé, dẫn cậu đến chỗ có nhiều người qua lại, sư nói:

“Chuyện này so với cuộc chiến và khuôn phép là giống nhau. Nay nhờ đến dân làng phán xét. Ở đây có ba trăm người dân, vì thế không thể ai cũng không đưa ra ý kiến. Mọi người à! Xin mọi người phán đoán một chút, giữa lão tăng và cậu bé đây, ai là người có lý?”. Rồi sư bắt đầu kể về cuộc tranh biện của hai người họ.

Nghe xong ai nấy cũng gật gù, nhưng cuối cùng cũng chẳng ai có thể phân định được thắng thua, thế là Thiền sư Vô Đức nghiêm túc nói: “Phải mở to mắt ra mới có thể phân định được”.

Ba ngày sau, tất cả mọi người đều thấy Thiền sư Vô Đức lặng lẽ đi mua bánh cho cậu bé 7 tuổi kia.

(Lạm bàn: Thiền sư Vô Đức vừa bắt đầu đã nghĩ thắng đồng tử 7 tuổi kia, nhưng cậu bé lại tự nguyện làm một kẻ yếu là con côn trùng nhỏ - miếng mồi ngon đối với con gà trống to lớn kia. Nhưng con côn trùng lại có lợi thế nhỏ, linh hoạt của mình, có thể bay đi, không để con gà trống có cơ hội tiếp cận. Cái to lớn nhiều lúc không uy hiếp được cái nhỏ bé. Và vấn đề càng không phải ở sự thắng thua, ẩn ý qua cách xử sự của vị thiền sư kia, mở to mắt - trí tuệ, chánh niệm mới là điều quan trọng, nhận chân thực tướng của cuộc đời).

3. Chỉ vì một con gà

Trong xóm nọ, có hai gia đình ở sát cạnh nhau. Gia đình anh Ba có một mảnh vườn nhỏ sau nhà chuyên trồng rau cải. Còn gia đình anh Năm có vườn rộng hơn nhưng không trồng trọt mà nuôi gà. Một hôm không biết làm sao mà một con gà của anh Năm lại nhảy qua được hàng rào vào vườn anh Ba mổ lung tung làm hư mấy bụi rau của chị Ba. Chị Ba tức tối chạy qua mắng vốn chị Năm nuôi gà làm sao mà để cho nó chạy qua nhà hàng xóm phá hoại. Nhưng chị Năm cũng không vừa, cãi lại ai biểu hàng rào nhà chị Ba làm không kỹ nên gà mới nhảy qua được. Hai chị lời qua tiếng lại, không ai nhận lỗi mình mà chỉ đổ lỗi cho người kia, nên thoáng chốc hai chị mắng chửi nhau thậm tệ.

Đến chiều, anh Ba đi làm về, chị Ba kể lể chuyện hồi sáng và muốn chồng mình phải đi qua hàng xóm mắng vốn và bắt đền mấy bụi rau. Anh Ba thương vợ nên đi qua nhà anh Năm mắng vốn. Trong khi đó bên kia, chị Năm cũng đang kể cho chồng nghe chuyện hồi sáng thì anh Ba sang tới nơi. Hai anh lời qua tiếng lại, anh nào cũng bênh vợ của mình. Người thì nói dai, còn người thì hay cộc tính nên chỉ vài câu là hai anh bắt đầu thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Anh Năm bị đấm trúng mặt té nhào xuống đất. Lồm cồm bò dậy, liếc thấy con dao phay của vợ thường dùng cắt thịt gà để trên bàn, anh nhào tới nắm con dao và chém anh Ba tới tấp. Trong cơn sân ngút trời, anh Năm đã chém chết anh Ba.

Chỉ vì một con gà mà anh Ba mất mạng, anh Năm ngồi tù chung thân, chị Ba góa chồng, chị Năm cũng mất chồng, mấy đứa con của anh Ba trở thành mồ côi cha, mấy đứa con của anh Năm tuy còn cha nhưng cũng như không. Xưa nay hai chị không đi làm, chỉ biết ở nhà làm nghề nội trợ, nay người thì chồng chết, người thì chồng ở tù, nên chị Ba phải đi bán bún riêu, còn chị Năm thì đi bán hủ tiếu kiếm tiền nuôi con.

(Lạm bàn: Kết cục kia sẽ không xảy ra nếu mọi người có sự chân thành, biết nhận lỗi và thể hiện sự xin lỗi. Đôi khi chỉ vì những nguyên nhân không đâu vào đâu mà dẫn tới những hậu quả khó lường!).

Nguyên Quân

Đăng lúc: 29/01/2017 10:36:50 AM | Đã xem: 881 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bên chén trà
suy nghiệm

suy nghiệm

Chiều hoàng hôn rơi nhẹ nghiêng trên mái chùa làng, bên tiếng chuông trầm vọng. Thanh âm huyền tịch, có một chút lắng đọng, có một chút gì đó thênh thang.
con đường đi, vốn không có con đường, chỉ là những bước chân của những kẻ du tử, lang thang, vết chân hắn tạo nên con đường.
mặt trời phía trước hay mặt trời sau lưng, cũng chỉ là cái nhìn- hướng đứng của hắn, còn mặt trời vẫn thế. Dòng sông chảy, có bao giờ không chảy, thời gian trôi có bao giờ ngừng trôi!

Đăng lúc: 07/10/2016 08:52:00 AM | Đã xem: 953 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bên chén trà
Trà xanh có thể ngăn ngừa chứng vỡ động mạch chủ gây chết người

Trà xanh có thể ngăn ngừa chứng vỡ động mạch chủ gây chết người

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một loạt các lợi ích sức khỏe từ việc uống trà xanh, bao gồm giúp phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, viêm và oxy hóa (oxy hóa gây ra các loại bệnh và nhiều tác hại trên cơ thể).


Sau đây là một lợi ích của trà xanh bạn không thể bỏ qua. Uống trà xanh có thể giúp ngăn chặn tình trạng động mạch chính của cơ thể trở nên căng thẳng và sưng phồng, một chứng bệnh rất nguy hiểm, một nghiên cứu mới đây đã cho biết.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto ở Nhật Bản nhận thấy chứng phình động mạch chủ bụng ít phát triển ở những con chuột được cho uống chất polyphenol, một thành phần chính của trà xanh.

Nếu không điều trị, chứng phình động mạch chủ bụng cuối cùng bị vỡ và gây tử vong, các nhà nghiên cứu cho biết. “chứng phình động mạch chủ bụng thường không được chú ý bởi vì chúng không có triệu chứng cho đến khi cơn bệnh bộc phát”, Kenji Minakata, tác giả của nghiên cứu cho biết.

“Nếu một bệnh nhân may mắn thì chỗ động mạch bị sưng phồng sẽ được tìm thấy trước khi vỡ. Các bác sỹ sẽ điều trị bằng cách phẫu thuật và cấy một mạch máu nhân tạo hoặc đặt stent để nong động mạch. Hiện nay, chứng bệnh này chưa có thuốc chữa,” Minakata nói.

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một loạt các lợi ích sức khỏe từ việc uống trà xanh, bao gồm cả việc giúp cơ thể chống ung thư, bệnh tim mạch, viêm và oxy hóa (oxy hóa gây ra các loại bệnh và nhiều tác hại trên cơ thể). “Gần đây, người ta khám phá ra chất polyphenol có trong trà xanh giúp cơ thể tái tạo elastin, một protein thiết yếu giúp các động mạch có độ đàn hồi tốt”, tác giả chính Shuji Setozaki nói.

“Chứng phình động mạch bụng là do tình trạng viêm và sự suy giảm chất elastin trong thành động mạch khiến chúng kém đàn hồi, chúng tôi cho rằng uống trà xanh sẽ rất tốt cho việc điều trị chứng bệnh này,” Setozaki nói.

Theo PTI Tokyo

Việt dịch: Hoa Nắng

BBT Website

Đăng lúc: 30/08/2016 09:02:22 AM | Đã xem: 869 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bên chén trà
Phật ở đâu?

Phật ở đâu?

Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân phải, guốc phải sang chân trái. Chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào: "Ôi Đức Phật yêu quí của con. "

Phật ở đâu?
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở... Chàng vẫn chưa gặp được Phật giống như hình dạng trong Kinh đã diễn tả.

"Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chói sáng. "

Một hôm tại một sườn non, chàng trai tình cờ gặp một cụ già râu tóc bạc phơ, cốt cách siêu phàm, mừng quá, chàng khẩn khoản:

- Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngụ ở đâu không... Xin chỉ dùm cho con với.

Ông lão mĩm cười:

- Ồ! Chỗ nào mà không có Phật... Trên quãng đường vừa qua, chả lẽ con không gặp được Ngài ư...

- Thưa cụ, trên đường đi con đã từng gặp vô số người, nhưng đều là hạng phàm phu tục tử cả. Con chưa từng thấy người nào có được vài tướng tốt như trong kinh đã mô tả về Phật cả.

Ông cụ cười ha hả:

- Cháu ngốc nghếch thật, cháu không biết rằng cái thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp đó người Ấn Độ đã đốt thành tro và chia nhau xây tháp thờ cúng cả rồi ư...

- Thưa, thế thì Phật chết rồi sao...

- Hiện giờ Đức Phật đang phân thân ở khắp mọi nơi. Ngài cũng mang thân tốt và xấu như chúng sinh vậy. Con có còn muốn gặp Ngài nữa không...

- Thưa, dù bất cứ với hình dáng nào, nếu đích thật là Ngài thì con vẫn vô cùng khát ngưỡng.

- Vậy thì, để ta mách nước cho con nhé... Con hãy quay về, trên đường về nếu con gặp người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì người đó chính là một hóa thân của Phật. Hãy thừa sự và cúng dường vị Phật ấy như trong kinh đã dạy.

Chàng trai hối hả quay về. Suốt quãng đường dài, chàng không gặp Đức Phật nào mà hình dạng như cụ già diễn tả. Chán nản, chàng đi luôn về nhà. Trời đã khuya, bà mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa bà mừng quá, quờ quạng tìm đôi guốc rồi chống gậy tất tả ra mở cửa.

Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân phải, guốc phải sang chân trái. Chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào: "Ôi Đức Phật yêu quí của con. "

Chuyện hay

Đăng lúc: 08/07/2016 08:38:29 AM | Đã xem: 967 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bên chén trà
Thân cây mọc nghiêng

Thân cây mọc nghiêng

Con người trên cõi dương gian
Nào ai tránh khỏi cái màn tử vong
Khi đời này chấm dứt xong
Thảy đều ước muốn về trong đất lành

Thân cây mọc nghiêng
Nơi sạch sẽ, miền tịnh thanh
Khắp vùng cực lạc, an bình mãi thôi.
Có người hỏi đức Như Lai:
"Lòng con luôn mãi hướng nơi đất lành
Hướng về 'tịnh thổ' tâm thành
Mong sau khi chết vãng sanh chốn này
Nhưng con e ngại lắm thay
Gặp khi đột ngột lìa ngay cõi đời
Làm sao niệm Phật kịp thời
Tâm đâu kịp hướng về nơi mong chờ
Lìa dương gian quá bất ngờ
Chẳng còn biết sẽ vật vờ về đâu?"
*
Phật nghe xong, khẽ gật đầu:
"Các con chớ có lo âu làm gì
Để ta kể chuyện cho nghe
Chuyện cây thông nọ bên lề rừng xanh.
Cây sinh ra, lớn lên nhanh
Nhưng không mọc thẳng, thân hình lại nghiêng
Mọc nghiêng qua mãi một bên
Có khuynh hướng ngả về miền phía Đông,
Một ngày trời nổi cơn giông
Nếu mà sét đánh cây thông đổ nhào
Cây này sẽ đổ hướng nào?"
Mọi người đều nói đổ vào hướng Đông.
Mỉm cười Phật dạy ung dung:
"Con người cũng giống cây thông vô ngần
Chúng sinh khi sống thành tâm
Hướng về cửa Phật nguyện thầm thiết tha
Hướng về 'tịnh thổ' thăng hoa
Thì khi mãn nghiệp lìa xa cõi trần
Dù bất chợt cũng an tâm
Sẽ đi về hướng mình thầm ước mơ
Tây phương cực lạc đón chờ!"

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO
(phỏng theo tập truyện văn xuôi
NHỮNG HẠT ĐẬU BIẾT NHẢY
của Lâm Thanh Huyền, Phạm Huê dịch)

Đăng lúc: 27/06/2016 08:55:58 PM | Đã xem: 1455 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bên chén trà
tải xuống

Lời nói sắc tựa như dao

Có những lúc tâm tư mang nhiều ưu tư, có những khi tâm hồn đi hoang cho kiếp lãng du, và rồi chợt đến như nhận ra sự vô nghĩa của chính những bước chân ấy.

Đăng lúc: 30/05/2016 03:52:52 AM | Đã xem: 4976 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: VƯỜN TUỆ , Nói với các Tuệ , Trà Thất , Bên chén trà
Đánh rơi hạnh phúc

Đánh rơi hạnh phúc

Khi mình còn cầm trong tay nhiều thứ thì mình không biết nên trân quý cái gì và nắm cầm cái gì, rồi nhiều khi quên rằng ta đang có nhiều thứ trong tay.

Đăng lúc: 30/05/2016 03:39:00 AM | Đã xem: 2257 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Trà Thất , Bên chén trà
THIENTRA

THIỀN TRÀ

Thiền trà là thiền tập trong khi uống trà. Có khi ta để ra hai tiếng đồng hồ để chỉ uống một chén trà và ăn một cái bánh nhỏ.

Đăng lúc: 20/05/2016 12:32:00 AM | Đã xem: 2343 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Trà Thất , Bên chén trà
BÚP SEN TẶNG NGƯỜI

BÚP SEN TẶNG NGƯỜI

Nét đẹp của Đạo Phật được thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực: Kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc ,... mà, theo tôi, đẹp nhất và gần gũi nhất là cách chào hỏi nhau trong giao tiếp. Hình ảnh hai người gặp nhau chấp tay sen búp nghiêng mình xá chào- là toàn bộ nét đẹp của phương Đông, của Phật giáo .

Đăng lúc: 24/04/2016 07:21:00 PM | Đã xem: 1082 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bên chén trà
Họa phước đến từ đâu?

Họa phước đến từ đâu?

Phước hay họa đều do nghiệp (hành động, tạo tác của con người thông qua suy nghĩ, lời nói, việc làm. Tạo nghiệp tốt thì gọi là thiện nghiệp. Tạo nghiệp xấu, ác thì gọi là bất thiện nghiệp hay ác nghiệp.


Có họa phước không?

Trong những tai nạn, hiểm họa như động đất, sóng thần, bão lụt, chiến tranh, dịch bệnh, hỏa hoạn… một số ít người may mắn được sống còn trong khi nhiều người khác không thoát khỏi cái chết. Sự may mắn đó người ta gọi là phước.

Có người vừa mới ra đời đã phải gánh chịu những bất hạnh khổ đau: bệnh hoạn, tật nguyền, bị vứt bỏ, hoặc sinh ra trong một gia đình khốn khổ, hoặc sinh ra trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc… Cuộc sống đang an lành bỗng dưng tai ương xảy đến cho gia đình khiến tan nhà nát cửa, mất người thân, mất gia tài sản nghiệp… Những hoàn cảnh khốn khổ, những tai ương hoạn nạn, những nỗi khổ niềm đau ấy, người ta gọi là họa.

Phước và họa đều do nghiệp

Phước và họa không phải tự nhiên sinh ra cũng không phải do ông trời (Phạm thiên hoặc Thượng đế) hay thần linh sắp đặt. Có đấng siêu nhiên nào lại bất công ban hạnh phúc cho người này nhưng lại gieo khổ đau cho kẻ khác? Những con người hiền lành lương thiện, họ có tội lỗi gì lại phải gánh chịu những thảm họa đớn đau? Những kẻ gian ác, bất lương có được ân phước gì mà lại bình an, sống trong hoàn cảnh tốt? Tất cả những hiện tượng sai biệt và những vấn đề dường như bất công, phi lý ấy đều có những nguyên nhân gần và xa mà chúng ta không thấy, không biết hết.

Kinh Phật có ghi: Một lần có người hỏi Đức Phật nguyên nhân tại sao trên thế gian có quá nhiều sự sai biệt bất đồng: người sống lâu, kẻ chết yểu; người ít bệnh, kẻ nhiều bệnh; người đẹp, kẻ xấu; người giàu, kẻ nghèo; người có nhiều uy quyền, kẻ không có thế lực; người cao quý, kẻ thấp hèn; người thông minh, kẻ ngu khờ v.v…

Đức Phật cho biết tất cả những hiện tượng đó đều do nghiệp. Con người là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Chính nghiệp đã phân chia các loài hữu tình có hơn kém như thế. Đức Phật cũng cho biết cụ thể rõ ràng một số nghiệp nhân và nghiệp quả tiêu biểu dẫn đến sự sai khác giữa con người với con người, giữa các loài hữu tình với nhau:

Chết yểu là do nghiệp giết hại các loài hữu tình, không có tâm từ bi. Sống lâu là do từ bỏ giết hại, có tâm từ bi. Nhiều bệnh là do đời trước thường não hại các loài hữu tình. Ít bệnh là do không não hại các loài hữu tình. Tướng mạo xấu xí là do thường hay phẫn nộ bất mãn, tâm sân hận. Tướng mạo xinh đẹp là do không phẫn nộ bất mãn, tâm nhu hòa, từ ái. Nghèo là do không bố thí, cúng dường. Giàu có là do đã bố thí, cúng dường. Ít uy quyền là do thói ganh tỵ, đố kỵ với người được quyền lợi, người được tôn kính. Nhiều uy quyền là do không ganh tỵ, đố kỵ.

Sinh vào gia đình hèn hạ là do tâm ngạo mạn, kiêu căng, thường khinh khi kẻ khác, không kính người đáng kính, không trọng người đáng trọng. Sinh vào gia đình cao quý là do tâm khiêm tốn, nhún nhường, thường tôn kính người đáng kính. Không có trí tuệ là do không thường đến các bậc tu hành để học hỏi. Có trí tuệ là do thường đến học hỏi các bậc tu hành (Kinh Tiểu nghiệp phân biệt, số 135, Trung bộ kinh III).

Phước hay họa đều do nghiệp (hành động, tạo tác của con người thông qua suy nghĩ, lời nói, việc làm. Tạo nghiệp tốt thì gọi là thiện nghiệp. Tạo nghiệp xấu, ác thì gọi là bất thiện nghiệp hay ác nghiệp.

Trong kiếp sống hiện tại và nhiều kiếp sống quá khứ, chúng sinh đã tạo ra vô số nghiệp thiện ác cho nên phải chịu thọ nhận niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên những ai tạo thiện nghiệp nhiều thì đời sống sẽ nhiều niềm vui, nhiều hạnh phúc hơn những chúng sinh tạo nhiều bất thiện nghiệp. Do đó có người giàu sang, uy quyền tột bực và có người nghèo hèn, khốn khổ vô cùng.

Chúng sinh không thể nào nhớ được những nghiệp mình đã tạo ra trong kiếp sống quá khứ. Ngay cả trong kiếp sống hiện tại, con người cũng không thể nào nhớ hết những nghiệp nhân của mình đã làm. Do đó khi nghiệp quả xảy ra, phần nhiều chúng ta không biết đó là kết quả của nguyên nhân gì. Chỉ các bậc Thánh xuất thế gian như Đức Phật và các vị Bồ-tát, A-la-hán mới thấy biết rõ hành nghiệp của chúng sinh, những nghiệp nhân đã gieo và những nghiệp quả phải nhận lãnh của họ.

Phước là yếu tố rất quan trọng để hình thành đời sống an vui, hạnh phúc. Người có nhiều phước báo sẽ dễ dàng thành công trong cuộc sống, dễ dàng vượt qua những trở ngại, khó khăn và có được những gì mà đời sống thế gian mong đợi (quyền uy, sức khỏe, giàu sang, nổi tiếng, may mắn, hạnh phúc).

Ngược lại, họa là yếu tố khiến cho đời sống con người điên đảo, khiến cho họ phải chịu bất hạnh, khổ đau. Đối với người có phước, cuộc sống nhiều sung sướng, mãn nguyện bao nhiêu thì đối với người vô phước, cuộc sống nhiều cực nhọc, bất mãn và khổ đau bấy nhiêu.

Đánh giá một cách tương đối thì thế gian này vui ít khổ nhiều trong mắt của người ít phước báo; vui nhiều khổ ít trong mắt của người nhiều phước báo; khổ vui lẫn lộn, đan xen đến rồi đi không ổn định đối với người có tội lẫn phước báo xấp xỉ với nhau.

Rất ít người tạo được những phước nghiệp cần và đủ để có một đời sống hạnh phúc, đa phần có phước báo này nhưng lại thiếu phước báo khác, vì thế nhân loại không có bao nhiêu người mãn nguyện với cuộc sống này. Mặt khác, những ai tạo được phước nghiệp quá lớn đủ để sinh về các cõi trời thì họ không xuất hiện ở cõi người, nên bản chất của cõi người là không có niềm vui, hạnh phúc lâu dài, viên mãn.

Phần lớn chúng sinh cõi người đều thiếu phước báo để có được một đời sống mãn nguyện. Có những người thành đạt, nổi tiếng từ khi tuổi còn trẻ, nhưng có những người sống đến hết cuộc đời cũng chẳng làm được sự nghiệp chi, thậm chí cuộc sống bấp bênh, phải chịu cảnh khốn khổ, bần hàn và gặp nhiều tai ương hoạn họa.

Không phải người nào giàu sang, thành đạt hoặc có quyền uy, đều là người có tài năng và đạo đức. Cũng không phải ai nghèo khổ, khốn khó cũng đều là những kẻ bất tài vô dụng. Tất cả đều do nghiệp mà họ đã tạo ra trong hiện tại và quá khứ gần hoặc lâu xa, dẫn đến sự nhận chịu phước và họa nhiều hay ít.

Người có phước giàu sang nhưng không có phước thọ mạng. Do quá khứ có làm phước bố thí nhưng tạo nghiệp giết hại chúng sinh, cho nên sinh ra đời thụ hưởng sự giàu sang sung túc nhưng lại chết sớm khi tuổi đời còn trẻ. Ngược lại, có người có phước sống thọ nhưng không có phước giàu sang nên sống cả đời trong hoàn cảnh bần hàn khốn khó.

Người có tài năng, trí tuệ nhờ đời trước siêng năng nghiên cứu, học hỏi, thường gần gũi cầu học nơi các bậc hiền trí nhưng nếu không tạo nghiệp bố thí, không biết chia sẻ với người khác thì không có được phước báo giàu sang và ít có người ủng hộ.

Trong kinh Phước đức (Tiểu bộ kinh), Đức Phật dạy 10 phương pháp tạo phước đức cho mình và người, đây chính là cách kiến tạo đời sống an vui, hạnh phúc bền vững:

1. Lánh xa kẻ xấu ác, luôn thân cận người hiền, tôn kính bậc đáng kính.
2. Sống trong môi trường tốt, được tạo tác nhân lành, được đi trên đường chánh.
3. Có học, có nghề hay, biết hành trì giới luật, biết nói lời ái ngữ.
4. Được cung phụng cha mẹ, yêu thương gia đình mình, được hành nghề thích hợp.
5. Sống ngay thẳng, bố thí, giúp quyến thuộc thân bằng, hành xử không tỳ vết.
6. Tránh không làm điều ác, không say sưa nghiện ngập, tinh cần làm việc lành.
7. Biết khiêm cung, lễ độ, biết đủ và nhớ ơn, không bỏ dịp học đạo.
8. Biết kiên trì phục thiện, thân cận giới xuất gia, dự pháp đàm học hỏi.
9. Sống tinh cần tỉnh thức, học chân lý nhiệm mầu, thực chứng được Niết-bàn.
10. Hành xử trong nhân gian, tâm không hề lay chuyển, phiền não hết, an nhiên. Ai sống được như thế, đi đâu cũng an toàn, tới đâu cũng vững mạnh, phước đức của tự thân (HT.Thích Nhất Hạnh dịch).

10 phương pháp trên chính là những thiện nghiệp sinh ra công đức, phước báo làm cho hữu tình (người, trời) được nhiều an vui, lợi lạc (Bởi loài người, trời mới có nhiều điều kiện thực hành những phương pháp này, còn chúng sinh ở các cõi khác như súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục bị nhiều khổ não bức bách nên rất khó tu tập).

Ngay khi sống theo những lời dạy trên chính là đang sống trong an lạc hạnh phúc (ở hiện tại) chứ không chỉ có hạnh phúc trong tương lai và đời sau. Càng thực hành được nhiều điều Đức Phật dạy thì hiện tại càng có hạnh phúc, và tương lai được sinh làm người có nhiều phước báo hoặc sinh về cõi trời. Chính vì thế mà 10 phương pháp trên còn được gọi là 10 phước đức hay 10 hạnh phúc, và bài kinh trên được gọi là kinh Phước đức hay kinh Hạnh phúc.

Đăng lúc: 09/11/2015 07:35:22 PM | Đã xem: 1178 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bên chén trà
vo thuong(2)

Những bài thơ hay về Phật Giáo

Bài 1: HƯ KHÔNG VÔ NGÃ
Quán thân bất tịnh
Quán tâm vô thường
Quán pháp vô ngã
Trí tuệ bát nhã
Giải thoát chúng sinh
Cứu khổ vô minh
Cứu nhân độ thế
Lòng trần dâu bể
Biển khổ không bờ
Trôi nổi mê mờ
Chấp bám khổ đau
Đi mãi nơi đâu?
Quay về bến giác.
Con đường giải thoát
Thanh, tĩnh, tịch, không
Buông xả trong lòng
Là bờ hạnh phúc.

Bài 2: LUÂN HỒI, VAY TRẢ
Ai sinh ra cũng một lần phải chết,
Chết đi rồi có hết được đâu
Sự sống mới rồi sẽ lại bắt đầu,
Hành tinh xanh mãi nuôi màu hi vọng.

Đi vào đời với hai bàn tay trắng
Lúc lìa đời lại trắng cả bàn tay.
Khi sống tham nhặt cho đầy,
Phải mang lấy nghiệp trả vay nợ đời.

Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.

Sống kiếp đời chớ nên gây nghiệp
Để tát sinh tạo kiếp luân hồi,
Bà Ta là cõi tạm thôi
Phước tu cực lạc, cõi trời Tây Thiên.

Bài 3: NHÂN QUẢ
Gieo tham lam, hái khổ đau,
Gieo lòng sân hận, hái sầu bi ai.
Trồng cây gai, chạm phải gai,
Hương thơm trồng huệ, trồng nhàu, trồng sen.
Gieo nhân lành, hái quả ngon,
Gieo thánh thiện, được quả tròn từ bi.
Gieo u mê, hái quả si,
Luật trời không thể biến suy lẽ đời.
Gieo nhân thánh, được lên trời,
Giác ngộ trí tuệ, rạng ngời tòa sen.

Bài 4: VÔ THƯỜNG
Khi là đứa trẻ sinh ra,
Cuối đời tất yếu, tuổi già hoại tan.
Hoa kia nở để rồi tàn,
Thành, tru, hoại, diệt, hợp tan vô thường,
Kiếp người chẳng phải vấn vương,
Tu được phước huệ rộng đường về thiên.

Bài 5: BẢN NGÃ DỤC VỌNG
Chúng sinh đắm đuối si mê,
Sống trong ảo vọng háo danh muộn phiền.
Ganh đua giành dật đồng tiền,
Tham lam sắc dục đảo điên mê mờ.
Biển khô mà không thấy bờ,
Trôi lăn muôn kiếp trông vô ngàn đời.
Vô minh, vọng tưởng xa vời,
Cái thân giả tạo một thời khổ đau.
Tham sân si muôn kiếp sầu,
Bến bờ giác ngộ hay mau quay về.
Xa lìa biển khổ, sông mê,
Con đường hạnh phúc tìm về thiên tai.

Bài 6: NGHIỆP CHƯỚNG
Nam mô nam mô tại TÂM
Biển khổ mênh mông bởi lỗi lầm
Chớ gieo tai vạ thành nghiệp chướng
Phúc họa trong đời kiếp hồi luân.

Bài 7: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ
Tôi yêu mến thủa ngày xưa,
Tuổi thơ đi học đến trưa tan trường.
Lang thang xếp lá ven đường,
Làm chiếc thuyền nhỏ thả niềm ước mơ.
Hồn nhiên với tuổi ngây thơ,
Êm đềm như tiếng chuông chùa ngân nga.
Yêu từng cây cỏ, khóm hoa,
Yêu thiên nhiên, tiếng chim ca hót mừng.
Tuổi thơ đi thật tưng bừng,
Hồn nhiên trong sáng chưa từng âu lo.
Thế rồi cái tuổi đã qua,
Con chim oanh đã bay xa vào đời.
Hoàng hôn ngả phía chân trời,
Tôi yêu về thủa thiếu thời của tôi.
Giờ đây thương mến con người,
Sống chung vũ trụ, bầu trời thân thương.
Từ trong cái lẽ vô thường,
An nhiên, tự tại, can trường bão giông.

Bài 8: Ở TRỌ
Lang thang trong cõi Ta Bà,
Tây Thiên là chốn quê nhà xa xăm.
Khéo tu sẽ được về thăm,
Quê hương ta đó ngàn năm vĩnh hằng.

Đăng lúc: 07/11/2015 08:25:49 PM | Đã xem: 1206 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bên chén trà
Lời nói yêu thương qua lời Phật dạy

Lời nói yêu thương qua lời Phật dạy

Lời nói là sự biểu lộ phẩm giá và nhân cách của một con người. Người ta có thể thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn và cũng có thể ghét nhau vì lời nói, vậy nói sao cho vừa lòng nhau. Lựa lời là chúng ta biết chọn lọc những từ ngữ diễn đạt thích hợp với vai vế của từng người, từng sắc thái hoàn cảnh khác nhau.

Đăng lúc: 08/08/2015 04:37:21 PM | Đã xem: 1360 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Bên chén trà
 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 12
  • Hôm nay 3,788
  • Tháng hiện tại 40,243
  • Tổng lượt truy cập 23,446,492